Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Kinh tế hộ sản xuất hàng hoá ở Đồng Hỷ chủ yếu phát triển theo hướng thuần nông và nông lâm kết hợp, thu nhập chủ yếu vẫn từ trồng trọt. Trồng trọt chiếm 65% tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, trong khi chăn nuôi chiếm 31,6%, và lâm nghiệp chỉ chiếm 3,4%. Trình độ học vấn của các chủ hộ vẫn còn rất thấp, chủ hộ có trình độ đại học và trung cấp chỉ chiếm 8,46%. Quy mô đất đai bình quân của một hộ là 1,5 ha và có sự chênh lệch đáng kể giữa các hộ. Nguồn thu nhập của các hộ chủ yếu từ nông lâm nghiệp chiếm 79,96%, từ dịch vụ là 20,04%. Thu nhập từ rừng chưa cao, người dân chưa chú trọng đến việc trồng rừng, đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96 91 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thu Hằng* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm có 17 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 47.377,94 ha trong đó đất nông nghiệp là 12.488,92 ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là 21.402,61 ha chiếm 45,5% diện tích đất tự nhiên còn lại là các loại đất khác. Đây là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc Từ khoá: Hộ nông dân, xản xuất, hàng hoá, phân tích, Đồng Hỷ ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây vùng miền núi đã được chú trọng đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chương trình dự án như: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, (dự án 661, dự án 327...), mở rộng giao thông miền núi, xây dựng các cơ sở hạ tầng (dự án 135)... được dành riêng ưu tiên cho miền núi, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân dần dần được cải thiện. Tuy nhiên những thay đổi đó mới chỉ là bước đầu, về cơ bản miền núi vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu. Do đó để đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, đưa miền núi hoà nhập với miền xuôi, ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chúng ta còn phải tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi nói riêng trong tổng thể phát triển kinh tế hộ nông dân cả nước nói chung, lấy kinh tế hộ làm khởi điểm cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất mà nền sản xuất xã hội chuyển từ sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp thành sản xuất kinh tế hàng hoá, hộ gia đình nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, là nhân vật trung tâm trong quá trình chuyển nền nông nghiệp tự nhiên hiện vật sang nền nông nghiệp hàng hoá. * Tel: 0912 108 538; Email: thuhangdhkh@yahoo.com THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Trong tổng số 90 hộ điều tra có 86,7% chủ hộ là nam giới và 13,3% chủ hộ là nữ, xã Hoá Thượng có chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ cao nhất 16,7%, xã Hoà Bình có chủ hộ là nữ thấp nhất chiếm 10%. Nguồn gốc của các chủ hộ cũng khác nhau, chủ hộ là người dân bản địa chiếm 88,9%, dân di dời lòng hồ 10%, dân khai hoang 1,1%. Dân bản địa chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã Hóa Thượng 93,3%, dân khai hoang chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có ở xã Hòa Bình chiếm 3,3%. Nếu phân theo tộc người thì chủ hộ là người Kinh vẫn chiếm đa số, chiếm 73,3% thấp nhất là chủ hộ là người Sán dìu chiếm 5,6%. Chủ hộ là người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã Hoá Thượng 83,3%; thấp nhất là dân tộc Sán dìu cũng ở xã Hoá Thượng 0%. Như vậy là ở xã Hoà Bình xã vùng cao của huyện thì ở đây tỷ lệ chủ hộ là người dân tộc thiểu số cao hơn các xã khác, tỷ lệ chủ hộ là người Kinh ở xã này thấp nhất 66,7%. * Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp của hộ nông dân. Nếu phân tích theo loại đất sử dụng thì đất nông nghiệp chung cả 3 loại hộ thì đất nông nghiệp chiếm 45% trong đó hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất 53,35%, thấp nhất là hộ nông lâm kết hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96 92 30,06%. Đất lâm nghiệp, đất ở và làm vườn ở các loại hộ chiếm tỷ lệ tương đối ngang nhau, đất lâm nghiệp 27,14%, đất ở và làm vườn 27,85%. Nếu phân theo từng loại đất ở các hộ thì đất lâm nghiệp lại tập trung khá nhiều ở hộ nông lâm kết hợp 50,10%, thấp nhất là ở hộ thuần nông 14,28%; đất ở và làm vườn tập trung nhiều ở hộ thuần nông 32,37%, thấp nhất ở hộ nông lâm kết hợp 19,84%. * Nhân khẩu và lao động của hộ: Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân sản xuất hàng hoá đó là lao động, bao gồm số lượng và chất lượng lao động. Nhân khẩu bình quân lớn nhất là ở xã Hoà Bình 4,54 người/ hộ cao hơn so với bình quân chung của toàn huyện là 4,34 người, còn ở các xã Hoá Thượng và Khe Mo số nhân khẩu bình quân trên một hộ thấp hơn nhưng không đáng kể. Số lao động bình quân ở xã Hoà Bình cũng cao hơn 2,78 lao động/ hộ so với mức lao động bình quân chung của huyện là 2,6 lao động/ hộ. Trình độ văn hoá của chủ hộ phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của hộ. Ở 3 xã điều tra thì phần lớn lao động có trình độ văn hoá thấp, phần lớn là trình độ cấp II, xã Hoá Thượng trình độ chủ hộ hết cấp II là 35,29%, Khe Mo là 45,25%, Hoà Bình là 48,16%. Chủ hộ có trình độ trung cấp, đại học chiếm tỷ lệ rất ít và chủ yếu tập trung ở hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ. Cho thấy rằng các hộ phát triển sản xuất của mình chủ yếu dựa vào lao động giản đơn và những kinh nghiệm tích luỹ được qua các năm sản xuất, những khoa học kỹ thuật chủ yếu tiếp thu qua phương tiện thông tin đại chúng. Độ tuổi bình quân của chủ hộ ở các xã đều từ 40 - 45 tuổi. Như vậy là nhân khẩu và lao động của hộ nông dân sản xuất hàng hoá còn sử dụng phần lớn là lao động thủ công, các hộ chưa thực sự cơ giới hoá trong sản xuất. * Vốn sản xuất: Vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ. Vốn bình quân cho hộ nông dân ở các xã là 15,903 triệu đồng, trong đó cao nhất là xã Hoá Thượng 17,577 triệu đồng thấp nhất là xã Hoà Bình 14,747 triệu đồng. Đa số các hộ ở các xã đều có số vốn tích luỹ cao chiếm tỷ lệ khoảng 73,46% cơ cấu vốn của gia đình. Điều nay cho thấy việc chủ động vốn của hộ đều phải dựa vào nguồn vốn tự có do tích luỹ đem lại qua các năm kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy các hộ cũng biết tận dụng các nguồn vốn như vay Nhà nước, vay tư nhân, vay qua dự án và các nguồn tài trợ khác, để giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất. Các hộ nông dân đều trang bị cho mình những tư liệu sản xuất tối thiểu và cần thiết phục vụ sản xuất như: Máy bơm, máy phát điện, máy tuốt lúa, xay sát, xe cải tiến Nhìn chung tài sản và tư liệu sản xuất giữa các vùng không thể hiện rõ sự chênh lệch, nhiều tư liệu sản xuất có giá trị cao được các hộ chú trọng và đầu tư để đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh. Tóm lại: Do mục tiêu sản xuất hàng hoá của mình mà các hộ nông dân từng bước mua sắm tư liệu sản xuất hiện đại để khắc phục tình trạng lao động thủ công chân tay kém hiệu quả nhằm mục đích tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn hơn, để có thể cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên do yếu tố về vốn, khả năng quản lý và sử dụng lao động công hạn chế mà việc trang bị tư liệu sản xuất còn tiến hành chậm chạp dẫn đến hiệu quả lao động chưa cao. Phần lớn nhà cửa của các hộ là bán kiên cố: Xã Hoá Thượng là 58,85%, Khe Mo là 58,75%, Hoà Bình 65,87%. Nhà kiên cố ở xã Hoá Thượng chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là xã giáp với trung tâm huyện nên các hộ gia đình ở đây có số tiền tích luỹ cao hơn các xã khác. Xã Hoà Bình có tỷ lệ nhà tạm cao nhất (13,37%) bởi đây là một xã vùng cao của huyện; đời sống nông dân ở khu vực này thấp hơn so với các nơi khác. Về tư liệu sinh hoạt ta thấy hầu hết các hộ đã trang bị cho gia đình những tài sản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt bình thường ở nông thôn như: giường, tủ, ti vi, đài.... Bình quân mỗi hộ đã trang bị cho hộ mình 1 tivi, 1 đài, 1-2 xe đạp, 3-4 cái giường, đã trang bị cả tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96 93 liệu đắt giá như xe máy để phục vụ cho việc đi lại thuận tiện hơn, đặc biệt trong việc vận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ vừa nhanh lại cơ động hơn. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN LỰC ĐẾN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ Nhóm các yếu tố chủ quan bên trong nội bộ hộ nông dân, nhóm này bao gồm: Đất đai, lao động, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ hiểu biết của chủ hộ. Nhóm các yếu tố khách quan từ bên ngoài như: Cơ chế, chính sách của Nhà nước, thị trường. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các hộ xác định sự tác động nhân tố nào là chủ yếu để đưa ra được những biện pháp giải quyết thật hợp lý (xem bảng 1). - Về nguồn lực đất đai: Đất đai trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng. Độ phì của đất, đặc điểm tính chất của đất đều ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ nông dân. Nguồn lực đất đai có sự biến động khác nhau. Nếu thay đổi 1% diện tích đất đai toàn vùng sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm của hộ là 0,2% trong đó cao nhất là xã Hoà Bình 0,25%, xã Khe Mo 0,1%, thấp nhất là xã Hoá Thượng 0,02%. Như vậy là ở xã Hòa Bình sản xuất còn đang ở trong tình trạng quảng canh, đất trống đồi núi trọc còn nhiều thì vấn đề mở rộng thêm đất canh tác là quan trọng. - Về nguồn lực lao động: Nếu thay đổi 1% só lượng lao động của toàn vùng sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ là 0,47%, trong đó cao nhất là xã Khe Mo 0,3%, xã Hoà Bình 0,2%; thấp nhất là xã Hoá Thượng 0,1%. Giải pháp cho xã Khe Mo về lao động để tiếp tục phát huy tiềm năng về đất và vốn. Các hộ phát triển sản xuất hàng hoá, đã bước đầu thu hút một bộ phận lao động sang ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp. Tuy vậy đó mới chỉ là về số lượng lao động, vấn đề quan trọng còn là năng suất, chất lượng lao động. - Về nguồn lực vốn sản xuất: Mọi quá trình sản xuất đều cần có vốn đầu tư. Lượng vốn nhiều hay ít ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của hộ và tác động đến kết quả sản xuất. Những hộ không có điều kiện về vốn thì việc đầu tư cho sản xuất thấp, làm cho chất lượng sản xuất thấp và hiệu quả thu được cũng thấp. Những hộ có điều kiện thì đầu tư cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm các ngành nghề để mang lại thu nhập cao hơn. Họ có điều kiện để tích luỹ nhiều hơn lên phần lớn vốn đầu tư cho sản xuất là vốn tự có, bên cạnh đó họ cũng lợi dụng triệt để các nguồn vốn khác vào mục đích sản xuất của mình. Những hộ nghèo thiếu vốn thì lại sợ vay vốn không trả được do hiệu quả sản xuất thấp. Bảng 1: Kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas ở vùng nghiên cứu Tên biến Chung 3 xã Xã Hóa Thượng Xã Khe Mo Xã Hòa Bình Hệ số Giá trị t Hệ số Giá trị t Hệ số Giá trị t Hệ số Giá trị t Mẫu quan sát 90 30 30 30 Ao 1,204 3,36 1,167 1,26 1,268 1,08 0,877 1,67 Ln Đất đai 0,202 2.21** 0,023 0,70** 0,100 1,02** 0,251 0,30** Ln Lao động 0,475 4,21** 0,109 2,25** 0,300 4,2** 0,214 1,38** Ln Vốn 0,219 5,61*** 0,220 1,13*** 0,174 0,80*** 0,107 0,47*** Adjusted 2R 0,969 0,953 0,945 0,952 Giá trị F 13,639 5,892 7,417 10,509 (Nguồn số liệu tính toán từ phiếu điều tra) Ghi chú: * Có ý nghĩa thống kê tại mức tin cậy là 90% ** Có ý nghĩa thống kê tại mức tin cậy là 95% *** Có ý nghĩa thống kê tại mức tin cậy là 99% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96 94 Tính chung toàn vùng, nếu thay đổi 1% vốn sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ là 0,22%. Vốn tác động manh nhất đến xã Hoá Thượng 0,22% , xã Khe Mo 0,17%, thấp nhất là xã Hoá Bình 0,10%. Như vậy là xã Khe Mo rất cần vốn để phát triển sản xuất hàng hoá. Việc tìm ra giải pháp nhằm tạo ra nguồn vốn cho các hộ nông dân có một ý nghĩa hết sức to lớn, nhằm khai thác những tiềm năng của vùng về lao động và đất đai để sản xuất theo hướng hàng hoá. Mỗi vùng, mỗi xã đều có thế mạnh và tiềm năng riêng. Vì vậy các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất cũng khác nhau. Bảng 2: Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài đến sản xuất hàng hoá của hộ nông dân ở vùng điều tra năm 2010 Đơn vị tính: % Các ý kiến được hỏi Chỉ tiêu BQ chung 3 xã Xã Hóa Thượng Xã Khe Mo Xã Hòa Bình 1. Vị trí địa lý thuận lợi 82,3 85,6 82,1 79,3 2. Đất đai ổn định lâu dài 99,1 98,7 99,1 99,5 3. Vốn sản xuất 94,7 95,8 91,1 97,4 4. Công cụ sản xuất 84,2 85,6 86,7 80,3 5. Kết cấu hạ tầng 67,8 67,8 76,9 58,9 6. Kỹ thuật canh tác 89,9 87,6 92,4 89,9 7. Thị trường tiêu thị sản phẩm 93,6 96,7 95,2 88,9 8. Ảnh hưởng của liên kết 60,9 62,3 55,7 64,9 9. Trợ giá nông nghiệp 50,8 45,7 51,0 55,7 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra) NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN TRONG VÙNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, mỗi vùng sinh thái, mỗi hộ nông dân có những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau, thể hiện tính đa dạng phong phú của các mô hình kinh tế hộ sản xuất hàng hoá. Sự tác động của các quy luật phát triển không đồng đều sẽ tạo ra sự chênh lệch về mức độ sản xuất hàng hoá giữa các vùng và giữa các hộ nông dân là không thể tránh khỏi. Xã Hoà Bình (Vùng núi phía Bắc): Có địa hình đồi núi dốc, cánh đồng xen kẽ. Ở đây rất thích hợp cho việc phát triển trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hoà Bình là 1658.97 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1043.47 ha và đất lâm nghiệp là 615.50 ha. Hộ nông dân ở đây cũng chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Sản xuất chủ yếu theo hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp. Sản phẩm chính của các hộ sản xuất kinh doanh tổng hợp ở đây là cây chè và cây ăn quả. Để tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm đầu ra với chất lượng tốt, chi phí sản xuất rẻ. Để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cần phải thực hiện tốt các nội dung sau: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc cho các loại cây trồng để tạo sản phẩm an toàn. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân. Thì cần phải đầu tư vào hệ thống giao thông và thuỷ lợi. Chính vì vậy mà Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đến từng thôn, bản nhằm kích thích sự phát triển sản xuất hàng hoá ở các hộ nông dân phát triển. Xã Hóa Thượng (Vùng trung tâm): Địa hình bằng phẳng hơn, các hộ nông dân ở đây chủ yếu phát triển và mở rộng ngành chăn nuôi hơn cả, bên cạnh đó trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong vùng. Để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm cây trồng và vật nuôi thì các xã trong vùng vẫn không thể không áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất của hộ mình. Những vấn đề về đất đai, việc làm, vốn và năng suất cây trồng vật nuôi đang là vấn đề được các hộ nông dân hết sức quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96 95 - Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá trên đơn vị diện tích đất canh tác trong các hộ nông dân. - Cần huy động vốn đầu tư cho các hộ chăn nuôi bằng cách phối hợp với các công ty thức ăn gia súc, nơi cấp giống vật nuôi theo phương thức mua trả chậm... - Nhà nước cần phải có những biện pháp và chính sách nhằm bảo hộ những rủi ro mà các hộ nông dân chẳng may gặp phải. - Tạo thêm việc làm nhằm cải thiện đời sống người nông dân, ở vùng này thường có lao động dư thừa. Chính vì vậy cần phải kết hợp phát triển nông nghiệp toàn diện với việc phát triển các ngành nghề và dịch vụ nông thôn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cơ bản và hàng loạt các dịch vụ khác rất cần cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Như vậy sự vận động này sẽ tạo ra thị trường lao động rộng lớn ngay trên địa bàn nông thôn. Xã Khe Mo (Vùng núi phía Nam) có địa hình đồi núi dốc cao, thích hợp cho phát triển rừng nên cần tập trung phát triển cây lâm nghiệp bản địa ở những khu rừng khoanh nuôi như cây ăn quả (vải, na...), cây công nghiệp (chè); ngoài ra có thể phát triển chăn nuôi như trâu, bò, lợn... Cần thực hiện triệt để và nhất quán việc bảo vệ rừng. Tăng cường đưa giống mới năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với nhu cầu thị trường đến với hộ nông dân. Nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh cho chủ hộ, giúp hộ nông dân nắm được những yêu cầu của thị trường một cách kịp thời. Hướng dẫn cho các hộ nông dân kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. KẾT LUẬN Khẳng định tính tất yếu khách quan kinh tế hộ trong thực trạng cơ chế thị trường và các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển hộ sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ. Kinh tế hộ sản xuất hàng hoá đã và đang phát triển rộng khắp ở các xã trong huyện. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đã đem lại hiệu quả, tạo sức cuốn hút cho người nông dân. Phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá kéo theo sự thay đổi về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, góp phần từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Kinh tế hộ sản xuất hàng hoá ở Đồng Hỷ chủ yếu phát triển theo hướng thuần nông và nông lâm kết hợp, thu nhập chủ yếu vẫn từ trồng trọt. Trồng trọt chiếm 65% tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, trong khi chăn nuôi chiếm 31,6%, và lâm nghiệp chỉ chiếm 3,4%. Trình độ học vấn của các chủ hộ vẫn còn rất thấp, chủ hộ có trình độ đại học và trung cấp chỉ chiếm 8,46%. Quy mô đất đai bình quân của một hộ là 1,5 ha và có sự chênh lệch đáng kể giữa các hộ. Nguồn thu nhập của các hộ chủ yếu từ nông lâm nghiệp chiếm 79,96%, từ dịch vụ là 20,04%. Thu nhập từ rừng chưa cao, người dân chưa chú trọng đến việc trồng rừng, đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của Uỷ ban Nhân dân huyện Đồng Hỷ. 2. Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2008, năm 2009 và năm 2010. 3. Lê Đình Thắng (1993)- Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 4. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Thực trang kinh tế hộ nông dân Việt nam (1991), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96 96 SUMMARY THE STUDY OF THE HOUSEHOLD ECONOMIC DEVELOPMENT TOWARDS GOODS PRODUCTION IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Nguyen Thu Hang* College of Sciences – TNU Dong Hy is a mountainous and midland district in the North of Thai Nguyen province, including 17 communes and 03 towns. The total area of the district’s natural land is 47,377.94 ha in which agricultural land is 12,488.92 ha accounting for 26.55% of natural land, forest land is 21,402.61 ha accounting for 45.5% of natural land and the rest is other land. In this district, a lot of agricultural and forestrial potentials has been unexploited and household economy is still limited. One of the important reasons is that the household economy still faces to many obstacles and is not really interested in production of goods. Therefore, the study on the household economic development towards goods production is absolutely necessary in each region, each locality and in the whole country. Key words: Households, production, goods, analysis, Dong Hy Ngày nhận: 07/05/2012; Ngày phản biện:22/05/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012 * Tel: 0912 108 538; Email: thuhangdhkh@yahoo.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_phat_trien_kinh_te_ho_nong_dan_theo_huong_san_xua.pdf