Chương III Các thủ tục trong vận tải bằng xe ô tô

3.2.5.5. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm 1. Thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm là 1 năm. 2.Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 3.2.6. Thực hiện các chính sách thuế Các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải nghiêm chỉnh thực hiện các chính sách về thuế mà Nhà nước ban hành.

ppt15 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương III Các thủ tục trong vận tải bằng xe ô tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ VẬN TẢI Giáo viên: CHƯƠNG III CÁC THỦ TỤC TRONG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ I- MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được công việc có liên quan đến người lái xe vận tải. - Hiểu và phân tích được chất lượng phục vụ hành khách trong hoạt động kinh doanh vận tải hiện nay. - Có ý thức tự giác, tinh thần học tập tốt. CHƯƠNG III CÁC THỦ TỤC TRONG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ II- NỘI DUNG: 3.1. Ý nghĩa của các thủ tục giấy tờ trong vận tải bằng ô tô. 3.2. Các thủ tục trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 3.3. Các thủ tục giấy tờ cần thiết để thực hiện vận tải bằng ô tô. 3.1. Ý NGHĨA CỦA CÁC THỦ TỤC GIẤY TỜ TRONG VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia vận tải bằng xe ô tô. 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.1. Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 3.2.1.1. Đối tượng cấp giấy phép Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ 3.2.1.2. Nội dung giấy phép 3.2.1.3. Thời hạn có hiệu lực của giấy phép Giấy phép có giá trị 7 năm 3.2.1.4. Thẩm quyền cấp giấy phép Sở GTVT cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ trên địa bàn theo quy định của Bộ GTVT 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.2. Thu hồi giấy phép 3.2.2.1. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép Đơn vị kinh doanh bị thu hồi giấy phép khi vi phạm một trong số các trường hợp sau đây: a, Vi phạm điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải. b, Khi bị phát hiện có sự cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ xin cấp Giấy phép c, Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép. d, Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy phép đ, Phá sản, giải thể. 3.2.2.2. Cơ qun thu hồi giấy phép Cơ quan cấp giấy phép được thu hồi giấy phép do cơ quan mình cấp. 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.3. Giấy đăng ký và biển số phương tiện vận tải Các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải, phải có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật GT đường bộ, được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số. 3.2.4. Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường Các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải phải thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng chu kỳ kiểm định. 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.5. Tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 3.2.5.1. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm 1. Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ và quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định. 2. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng 1 xe cơ giới. 3. Ngoài ra chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.5. Tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 3.2.5.2. Phạm vi bồi thường thiệt hại 1. Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ 3 do xe cơ giới gây ra. 2. Thiệt hại về thân thể, tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách do xe cơ giới gây ra. 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.5. Tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 3.2.5.3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. 2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới , chủ xe cơ giới được doah nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. 3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mầu Giấy chứng nhận bảo hiểm. 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.5. Tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 3.2.5.4. Phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm 1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ 3 và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. 3. Bộ Tài chính quy định mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm. 3.2. CÁC THỦ TỤC TRONG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 3.2.5. Tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 3.2.5.5. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm 1. Thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm là 1 năm. 2.Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 3.2.6. Thực hiện các chính sách thuế Các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải nghiêm chỉnh thực hiện các chính sách về thuế mà Nhà nước ban hành. 3.3. CÁC THỦ TỤC GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ. 3.3.1. Giấy tờ xe 3.3.2. Giấy tờ của chủ doanh nghiệp 3.3.3. Giấy tờ của người điều khiển phương tiện 3.3.4. Các loại giấy tờ khác. 2.3.1.8. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng 1. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại mục 2.3.1.1. và 2.3.1.3. 2. Điều kiện riêng đối với kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải hành khách có lộ trình và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản. 2.3.1.9. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô 1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải bảo đảm các điều kiện quy định tại mục 2.3.1.1. và 2.3.1.3 2. Điều kiện riêng đối với kinh doanh vận chuyển khách du lịch Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch. a, Yêu cầu đối với xe ô tô hoạt động vận chuyển hành khách b, Văn bản hợp đồng vận chuyển khách du lịch phải có ít nhất các nội dung sau: Thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ nơi đi, địa chỉ nơi đến... 2.3. VẬN TẢI HÀNH KHÁCH 2.3.2.1. Hành khách đi lại thường xuyên Số lượng hành khách đi lại thường xuyên có tính chất cố định , tương đối ổn định, có quy luật. 2.3.2.2. Hành khách đi lại không thường xuyên Hành khách đi lại không thường xuyên là loại hành khách đi lại xuất phát từ nhu cầu nhất thời. 2.3.2. Phân loại hành khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_chuong_3_mon_nghiep_vu_van_tai_1921.ppt