Giá trị chính trị Hồ Chí Minh

Cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn xoay quanh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh mà không nhận ra rằng cái tạo ra chất lượng của nhà chính trị Hồ Chí Minh chính là các giá trị chính trị và các giá trị văn hoá của ông. Tôi cho rằng cần phải nghiên cứu các giá trị Hồ Chí Minh chứ không phải là tư tưởng Hồ Chí Minh . I. ĐI TÌM GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA HỒ CHÍ MINH Hồ Chí Minh là một nhà chính trị có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Có lẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không có nhân vật nào được nhiều người nghiên cứu, giải thích và mô phỏng như Hồ Chí Minh. Sự mô phỏng và giải thích với nhiều mục đích khác nhau dẫn đến nhiều cách hiểu về Hồ Chí Minh khác nhau nhưng nhìn chung những gì mà Hồ Chí Minh để lại lớn hơn nhiều, phong phú hơn nhiều so với tất cả những gì mà người ta vẫn nói. Cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu vẫn xoay quanh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh mà không nhận ra rằng cái tạo ra chất lượng của nhà chính trị Hồ Chí Minh chính là các giá trị chính trị và các giá trị văn hoá của ông. Tôi cho rằng cần phải nghiên cứu các giá trị Hồ Chí Minh chứ không phải là tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá trình nghiên cứu các giá trị của Hồ Chí Minh giúp tôi đi đến kết luận rằng giá trị chính trị của Hồ Chí Minh là giá trị hành vi, văn hoá chính trị của Hồ Chí Minh là văn hoá hành vi. Nếu xem người sáng tạo ra các lý thuyết là nhà tư tưởng thì Hồ Chí Minh không hoàn toàn là nhà tư tưởng. Hồ Chí Minh là một người hành động có chất lượng tư tưởng. Hồ Chí Minh không có hành động ngẫu nhiên, tất cả hành động của ông đều có khuynh hướng rất rõ ràng. Nghiên cứu các hành động của ông chúng ta sẽ thấy ông hành động có tiêu chuẩn và hành động trên trên nhiều nền tảng, nhiều phong cách, nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau chứ không phải chỉ trên một khuynh hướng tư tưởng. Do mật độ các hành vi lên trên nhiều khuynh hướng khác nhau mà đôi lúc các khuynh hướng của Hồ Chí Minh có chất lượng tư tưởng. Chủ nghĩa yêu nước ở Hồ Chí Minh là một ví dụ. Nghiên cứu Hồ Chí Minh chúng ta có thể thấy chất lượng yêu nước có mặt trong rất nhiều hành động của ông. Thông qua mật độ của các hành vi yêu nước chúng ta có thể thấy rằng Hồ Chí Minh là một người theo chủ nghĩa yêu nước. Và đó chỉ là một trong số các khuynh hướng đa dạng được thể hiện thông qua hành động của ông. Nhưng những người sau Hồ Chí Minh và cả những người nghiên cứu Hồ Chí Minh dường như không nhận ra điều đó. Họ không diễn dịch các hành vi của Hồ Chí Minh mà đi tìm những lời nói rành mạch rõ ràng và xếp nó vào kho tư tưởng. Chính vì thế các giá trị Hồ Chí Minh luôn nằm ngoài tầm tay của họ. Kết quả là các giá trị Hồ Chí Minh vẫn có thể bị ai đó lợi dụng nhằm bảo vệ lợi ích riêng. Có thể nói rằng sự nhận thức một cách không khoa học về các giá trị của Hồ Chí Minh khiến cho những giá trị ấy trượt ra bên ngoài sự kiểm soát cả chính trị lẫn văn hoá và do đó chúng không được sử dụng một cách tiết kiệm và thận trọng đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam.

docx15 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị chính trị Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í Minh hiểu rất rõ về giới trí thức Việt Nam, ông biết phác thảo ra những bức tranh chính trị, những chân dung tương lai chính trị cho giới trí thức Việt Nam và do đó ông hấp dẫn giới trí thức Việt Nam. Có thể nói Hồ Chí Minh phát hiện ra nhân dân trước khi nhân dân phát hiện ra ông. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu động lực để tạo ra sự thành công của cuộc cách mạng chính là những người lao động, chính là những người nông dân, chính là cái hơi ngun ngút của lòng căm thù chủ nghĩa thực dân. Hồ Chí Minh nhìn thấy điều ấy trong Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin. Ông đi tìm con đường để giải phóng nhân dân mình và nhìn thấy ở trong chủ nghĩa cộng sản khả năng ấy. Ông nhìn thấy khả năng được nhân dân ủng hộ nếu sử dụng các nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, bởi vì đại bộ phận nhân dân chúng ta là lao khổ, là lam lũ, cho nên họ là những người dễ cảm thông nhất với các nguyên lý của những người cộng sản. Nhưng những con người lam lũ ấy không phải là những người vô sản, họ là những người nông dân nghèo khổ đang có khát vọng thoát ra khỏi trạng thái nghèo khổ của mình để làm tiểu chủ. Có thể thấy rằng Hồ Chí Minh chỉ là một người cộng sản về mặt phương pháp chứ không phải về mặt tâm hồn. Hồ Chí Minh khoác áo cộng sản để tìm kiếm lực lượng từ bên ngoài, khoác áo nông dân để huy động lực lượng từ bên trong. Tâm hồn của Hồ Chí Minh thuộc về nông dân, còn trí khôn của ông thuộc về người cộng sản. Hay nói cách khác, cộng sản là bộ phận trí tuệ của Hồ Chí Minh chứ không phải là tâm hồn của ông. Qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Hồ Chí Minh là một ngã năm chính trị, tức là ở ông luôn có sự kết hợp của nhiều khuynh hướng nhận thức, khuynh hướng văn hoá và khuynh hướng chính trị khác nhau. Sự đa dạng ấy, như đã nói, là kết quả của sự đa dạng các giá trị văn hóa mà ông tiếp thu được từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong số đó, tư tưởng văn hóa quan có ảnh hưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa nhân văn Pháp. Chủ nghĩa nhân văn là một khái niệm không hề xa lạ với chúng ta bởi vì nguồn gốc sự phát triển của hệ thống tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa nhân văn. Bản chất của chủ nghĩa nhân văn chân chính chính là sự hiểu và tôn trọng các giá trị con người và do đó nó ngăn cản mọi sự cực đoan. Chính chủ nghĩa nhân văn Pháp đã tạo tiền đề văn hoá cho tính phải chăng về chính trị, tính phải chăng về văn hoá của Hồ Chí Minh. Chính vì thế mà các giá trị Hồ Chí Minh có sức tồn tại bền vững. Nếu Hồ Chí Minh xây dựng sự phải chăng chính trị của mình dựa trên lý luận chứ không phải trên các quan điểm văn hoá, trên sự đa dạng văn hóa thì chưa chắc đã có sự bền vững như vậy. Sự phải chăng về mặt chính trị phải dựa trên nền tảng sự phải chăng về văn hóa. Nếu con người không được giáo dục sự phải chăng về mặt văn hoá thì không thể phải chăng về mặt chính trị. Chính sự phải chăng chính trị làm Hồ Chí Minh hấp dẫn cả phương Đông lẫn phương Tây.  Người có sự đa dạng tinh thần là người mà tại mỗi thời điểm có nhiều phương án tâm hồn, phương án tinh thần khác nhau. Sự đa dạng tinh thần đó giúp con người cảm thông với nhiều loại hình khác nhau của đời sống hay hiểu rõ và tiếp cận được với nhiều giá trị khác nhau của đời sống. Ở đâu có con người thì những giá trị ở đấy tôi đều cảm thông được, Hồ Chí Minh là con người như thế. Cảm thông với những ý thích khác nhau, với nhiều nền văn hoá khác nhau, với những đặc điểm khác nhau của con người chính là tính đa dạng, là sự phải chăng chính trị của ông. Nói cách khác, sự phải chăng chính trị của Hồ Chí Minh chính là sự tôn trọng tính đa dạng của đời sống tinh thần của con người.  Nghiên cứu Hồ Chí Minh và giá trị chính trị của Hồ Chí Minh là một công việc khó cũng chính bởi ông là ngã năm chính trị, ngã năm văn hóa, có Đông, có Tây, có Nam, có Bắc và có cả chiều sâu của quá khứ. Nhưng cũng chính điều đó làm nên một Hồ Chí Minh hấp dẫn và thành đạt và cũng bởi thế mà có sự phân biệt giữa giá trị chính trị Hồ Chí Minh với các giá trị chính trị khác.  2. Tài năng tạo ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến  Hồ Chí Minh là một nhà chính trị có những địa vị không thể nào so sánh được, có những giá trị không thể nào nhầm lẫn được. Một trong các giá trị quan trọng nhất tạo ra tính không thể nhầm lẫn đó là tài năng tạo ra tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến. Khi Johnson đưa nửa triệu quân Mỹ sang Việt Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã đưa ra một thông điệp cứu quốc trong đó có đoạn: "Này Tổng thống Johnson, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ..."Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ." Lời tuyên chiến ấy giống như phản ứng của một con người đang cày dở thửa ruộng, đang dở dang một công việc rất thông thường của đời sống con người, tức là ông không dập tắt tâm lý hoà bình ngay cả khi viết lời tuyên chiến. Hồ Chí Minh đủ tầm nhìn để hình dung ra kết cục của cuộc kháng chiến từ khi nó chưa kết thúc. "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc..." Ông xếp súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc với nhau tức là xếp những công cụ lao động hòa bình cùng với các công cụ chiến tranh hiện đại, làm cho ngôn ngữ chiến tranh dù rất mạnh mẽ, thôi thúc nhưng giọng điệu lại rất hòa bình. Đấy chính là thiên tài. Một con người trong tâm tưởng phải hình dung ra kết cục của cuộc chiến tranh khi nó chưa kết thúc thì mới có đủ trí tuệ để tổ chức ra tâm lý hoà bình. Và đó chính là tầm nhìn chính trị, là sự trung dung vĩ đại của Hồ Chí Minh. Có một thời trong chiến tranh chúng ta cấm hát những bài hát về tình yêu vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý nhất quán của chiến tranh mà không hiểu rằng đó là những nhu cầu tinh thần không thể thiếu của con người. Người ta quên mất rằng nếu những nhu cầu tinh thần như vậy bị tiêu diệt thì con người chỉ còn tình yêu đối với chiến tranh. Vậy chiến tranh kết thúc thì con người sẽ quay về cuộc sống bình thường như thế nào khi con người đã đánh mất các giá trị tinh thần đối với đời sống bình thường ấy? Hơn ai hết, nhà lãnh đạo, nhà chính trị là người cần phải biết chăm sóc những giá trị hòa bình của con người để dẫn dắt con người đi qua một cuộc chiến tranh mà vẫn còn là con người. Hồ Chí Minh nhìn thấy con người trong chiến tranh, sau chiến tranh và hình dung cuộc sống một cách liên tục. Tầm nhìn con người và tầm nhìn chính trị hợp nhất với nhau tạo ra giá trị có ý nghĩa thời đại của Hồ Chí Minh. Nếu nhận thức được điều ấy thì chúng ta sẽ hiểu tại sao Hồ Chí Minh ngay cả sau khi mất vẫn tiếp tục có giá trị.  Nếu không nghiên cứu Hồ Chí Minh bằng tâm hồn của con người Hồ Chí Minh mà bằng tâm hồn chiến tranh thì không thể tìm ra giá trị Hồ Chí Minh đích thực được. Tài năng tổ chức tâm lý thời bình ngay cả trong thời chiến thể hiện sâu sắc sự phải chăng chính trị hay sự đa dạng của đời sống tinh thần Hồ Chí Minh. Sở dĩ Hồ Chí Minh có được tài năng ấy là do ông tuân thủ phép biện chứng về sự đa dạng của đời sống tinh thần con người. Có thể nói, giá trị chính trị sau khi chết của Hồ Chí Minh là tầm nhìn chính trị của Hồ Chí Minh về thân phận của con người, về cơ cấu tâm lý của con người, về phép biện chứng tâm hồn của con người. Chúng ta còn thấy cả điều này trong chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. 3. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh Chủ nghĩa yêu nước cũng là một giá trị của Hồ Chí Minh, nó không chỉ là một giá trị nhân văn mà còn là một giá trị chính trị. Thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám và của cả mấy cuộc chiến tranh trong nửa thế kỷ XX ở Việt Nam chính là kết quả của chủ nghĩa yêu nước mà Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu. Có thể nói, giá trị yêu nước là một trong các giá trị quan trọng nhất và phổ biến nhất của Hồ Chí Minh. Chúng ta có nhiều nhà chính trị yêu nước hay nói cách khác chủ nghĩa yêu nước không phải là độc quyền của Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh trở thành nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là bởi vì ông là nhà chính trị thành công nhất ở Việt Nam. Phần lớn những phẩm chất trong các giá trị được gọi là thiên tài của Hồ Chí Minh là kết quả của sự chung thủy với các sứ mệnh chứ không phải là sự kiên nhẫn thông thường. Hồ Chí Minh là người có mục tiêu chính trị rõ ràng và suốt cả cuộc đời ông đi tìm mục tiêu ấy. "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Đối với Hồ Chí Minh, nhân dân là tất cả nội dung cuộc sống của ông, nội dung chính trị của ông. Nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa vì ông luôn luôn đặt giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu. Một nhà dân tộc chủ nghĩa có thể là người không phải chăng về chính trị, một người dân tộc chủ nghĩa có thể không phải là một người có trình độ văn hoá và sự phát triển văn hoá cao, nhưng Hồ Chí Minh lại là người có trình độ văn hoá phát triển ở mức rất cao. Hồ Chí Minh là một người yêu nước chủ nghĩa chứ không thuần túy là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Hồ Chí Minh tôn thờ độc lập dân tộc chứ không phải tôn thờ dân tộc bởi vì hơn ai hết, Hồ Chí Minh biết rõ những nhược điểm của dân tộc mình. Một kẻ dân tộc chủ nghĩa thì chỉ nhìn thấy dân tộc của mình còn người yêu nước là một người nhìn thấy dân tộc của mình trong mối tương quan với những dân tộc khác. Vì theo chủ nghĩa yêu nước cho nên Hồ Chí Minh không trở thành một người theo chủ nghĩa Marxist cực đoan được. Ở đây ranh giới giữa yêu nước chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa cũng phản ánh sự phải chăng chính trị của Hồ Chí Minh. Sự phải chăng chính trị đã ngăn con người Hồ Chí Minh không trở thành một người cộng sản cực đoan hay một người dân tộc chủ nghĩa cực đoan và bảo tồn nguyên vẹn tính đa dạng tinh thần của Hồ Chí Minh. Chúng ta vẫn nói về việc Hồ Chí Minh kêu gọi đoàn kết nhưng dường như không mấy ai nghiên cứu xem ông làm thế nào để kêu gọi đoàn kết. Hồ Chí Minh kêu gọi đoàn kết bằng sự phải chăng chính trị của mình chứ không chỉ thuần túy xem đoàn kết là quan trọng. Theo tôi, nhận định rằng Hồ Chí Minh tổ chức đoàn kết chính trị bằng sự phải chăng của các phương pháp chính trị là một phát hiện lý luận quan trọng trong lịch sử chính trị hiện đại Việt Nam. Hồ Chí Minh có lẽ là người hiểu rõ nhất nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám là do sự có mặt của cơ cấu lực lượng đông đảo và đa dạng với rất nhiều trường phái, phong cách và mức độ tự giác về chính trị. Cơ sở của chủ nghĩa đoàn kết Hồ Chí Minh chính là tính phải chăng chính trị của ông. Sự phải chăng chính trị ấy thể hiện ở chỗ ông tôn trọng tất cả các lực lượng, các lợi ích và tính đa dạng tinh thần của đời sống chính trị. Cách tiếp cận này mang tính bản năng nhưng có giá trị khoa học bởi trên thực tế nó xúc tiến được sự đồng thuận. Đối với Hồ Chí Minh, đoàn kết dân tộc là để phấn đấu vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, tức là đoàn kết có mục đích, đoàn kết cho các mục tiêu cụ thể. Điều này giải thích sự hẫp dẫn của Hồ Chí Minh với tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội và tạo ra sự thành công của nhà chính trị Hồ Chí Minh.  4. Giá trị nhận thức về tự do, dân chủ Một giá trị chính trị quan trọng nữa của Hồ Chí Minh là giá trị nhận thức về tự do, dân chủ. Hồ Chí Minh là người dịch chuyển nhiều, ông tắm trong các nền văn hóa khác nhau, tắm trong những dòng nước khác nhau của đời sống con người, đặc biệt là tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn Pháp nên Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc giá trị của tự do, dân chủ. Ông hiểu rất rõ giá trị của con người và chính vì thế trong ông luôn có khát vọng về nhân quyền. Hồ Chí Minh là nhà chính trị duy nhất và sớm nhất ở Việt Nam nói về nhân quyền "Con người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..." Đó là nhà chính trị đầu tiên trong lịch sử chính trị của dân tộc chúng ta nói về nhân quyền một cách công khai, rõ ràng trong tuyên ngôn độc lập do chính ông soạn thảo.  Hồ Chí Minh khi viết "Tuyên ngôn độc lập" đã hình dung rất rõ ràng nội dung của độc lập và tự do. Không có sự hình dung mập mờ về độc lập, tự do trong nhận thức của Hồ Chí Minh, trong cảm nhận tinh thần của Hồ Chí Minh. Trong mỗi con người đều có cái gọi là tinh thần dân tộc, danh dự dân tộc cho nên ai cũng có khát vọng độc lập dân tộc. Con người mất nước thì con người đi tìm độc lập dân tộc, tìm độc lập dân tộc thực chất là tìm tự do cho dân tộc. Trong khái niệm độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh luôn bao hàm cả khái niệm tự do, tự do cho dân tộc của mình, cho nhân dân của mình. Điều đó có nghĩa là nếu kết quả của cách mạng là mang về một gói tự do cho dân tộc thì cần phải chia gói tự do ấy, phải phân phối gói tự do ấy cho từng con người, phải biến tự do ấy trở thành quyền con người. Độc lập dân tộc là quyền của các dân tộc mà dân tộc đã tự do thì con người phải tự do, con người phải được hưởng cả cái tự do công cộng và cái tự do riêng. Một con người sống trong một cộng đồng độc lập thì con người ấy phải có hạnh phúc. Hạnh phúc của mỗi người tạo ra hạnh phúc của dân tộc. Hơn ai hết Hồ Chí Minh là người thấu hiểu điều đó. Nhiều người không hiểu rằng nỗi bức xúc của ông về độc lập dân tộc không phải là sự sĩ diện của công dân một nước không có độc lập, mà là sự bức xúc của một con người khi thấy dân tộc mình bị cùm kẹp và nhân dân mình thiếu tự do. Hai trạng thái tâm lý đó rất khác nhau. Bởi nếu như ông không có khát vọng tự do cho con người mà chỉ có khát vọng độc lập dân tộc thì ông sẽ làm vua. Ông sẽ được hoan nghênh hơn nhiều bởi các đế quốc nếu ông làm vua, nhưng ông đã không làm như thế vì khát vọng tự do con người, cho dân tộc của ông lớn hơn. Trong cương lĩnh chính trị của mình, Hồ Chí Minh phấn đấu vì một nước Việt Nam "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc". Hồ Chí Minh đã trở thành một người cộng sản bởi vì vào giai đoạn ấy trạng thái chính trị của thế giới hỗ trợ những người cộng sản.  Như vậy, cuộc cách mạng của Hồ Chí Minh là cuộc cách mạng về con người, trong đó độc lập dân tộc chỉ là một chặng. "Nếu độc lập mà không đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân thì độc lập ấy cũng không có ý nghĩa gì". Hồ Chí Minh trở thành một thủ lĩnh của phong trào giải phóng dân tộc thế giới bởi vì ở trong ông có sự cảm thông với thân phận con người, với sự mất nước hay mất tự do của con người. Hồ Chí Minh hiểu rằng tự do là nguồn sống của con người. Nếu là một nhà dân tộc chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh chỉ nghĩ đến Việt Nam và nếu là một người chỉ nghĩ đến sự nghèo khổ của con người thì ông chỉ trở thành một thủ lĩnh của giai cấp vô sản thế giới. Ngay cả với những dân tộc không được lãnh đạo bởi chủ nghĩa cộng sản thì Hồ Chí Minh cũng trở thành tấm gương. Đóng góp của Hồ Chí Minh là sự đóng góp tinh thần vô giá đối với tiến trình phát triển chính trị thế giới thông qua việc khích lệ sự đòi độc lập dân tộc. Càng ngày, thế giới càng hiểu ra rằng họ đã may mắn như thế nào khi thoát khỏi chủ nghĩa thực dân. Ngay cả các nước thực dân, các nước đế quốc cũng thấy rằng họ đã có cơ may thoát ra khỏi chủ nghĩa thực dân như thế nào để trở về nguyên trạng là các quốc gia lương thiện, và họ càng hiểu được giá trị của Hồ Chí Minh, càng cảm ơn những con người như Hồ Chí Minh. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Ai ngăn cản tự do, từ chối tạo điều kiện để con người tự do, từ chối hỗ trợ con người hình thành khát vọng tự do thì đó là kẻ chống lại con người. Một trong những cái vĩ đại của Hồ Chí Minh là ông không định làm cho mình giống với nhân dân. Ông là người tiên phong trong việc làm cho mình giống với lý tưởng về một người lãnh tụ nhân dân, tức là, ông trở thành vẻ đẹp lý tưởng của nhân dân chứ không phải nhân dân. Đấy là điều mà hầu như các thế hệ sau không phát hiện ra. Khi xem các bộ phim tài liệu về Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ông đi dọc đường, ông tắm, rồi ông vác cái sào trên vai để phơi áo... Những hình ảnh đó thật đẹp và lúc nào cũng gây ra sự xúc động ở người xem. Một con người thênh thang giữa trời, giữa đất, tự do mà gần gũi biết bao. Trong phong thái Hồ Chí Minh vừa có chất lượng của một nghệ sỹ, vừa có chất lượng của tự do. Đó không phải là tự do của một người thông thường mà là tự do của một người nghệ sỹ. Đối với người nông dân, người lao động Việt Nam thì thái độ tự do ấy là một trong những vẻ đẹp vĩ đại nhất mà họ tôn thờ. Chưa có ai hiểu nhân dân và tự tạo mình thành hình ảnh, thành lý tưởng của nhân dân một cách vừa hấp dẫn, vừa khôn ngoan như Hồ Chí Minh. Ông mặc chiếc áo bà ba rất Việt Nam, nhưng tác phong của ông cùng với điếu thuốc lá trên tay và chiếc khăn len Pháp buộc ở cổ thì như là thủ lĩnh của một nước phương Tây. Hồ Chí Minh đã hiện đại hoá các vẻ đẹp chính trị của mình trở thành hình mẫu về lý tưởng, về thẩm mỹ con người của nhân dân.  Hồ Chí Minh đã mất từ cách đây gần 40 năm nhưng rõ ràng chúng ta vẫn thấy ông hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Đó là sự tồn tại không phải của con người Hồ Chí Minh mà là tinh thần Hồ Chí Minh hay là tinh thần tự do Hồ Chí Minh. Mỗi một lúc chúng ta nói, chúng ta hành động, bỗng nhiên chúng ta lại nhớ đến Hồ Chí Minh bởi đấy là sự bất tử của tinh thần Hồ Chí Minh. Tinh thần Hồ Chí Minh vẫn đang hiện hữu trong các quy tắc hành xử của con người bởi vì con người còn tồn tại dưới dạng các giá trị văn hóa nữa. Con người Hồ Chí Minh với tư cách là một thực thể vật lý thì không còn nhưng con người Hồ Chí Minh với tư cách là các giá trị tinh thần được cô lại dưới hình thức của những giá trị văn hóa thì vẫn có sức sống mãnh liệt. Đấy là sự vĩ đại của Hồ Chí Minh. Trí tuệ của Hồ Chí Minh chính là đã phát hiện ra nhân dân Việt Nam, phát hiện ra giới trí thức Việt Nam, phát hiện ra đội ngũ các nhà chính trị tương lai của Việt Nam, và tạo ra ở mình những hình ảnh khác nhau phù hợp với thẩm mỹ chính trị hoặc thẩm mỹ cuộc sống của từng lớp người một. Ông cực kỳ khôn khéo đối với tầng lớp giàu có, khi ứng xử với giới trí thức để tập hợp họ. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh có thể huy động tất cả các tầng lớp xã hội Việt Nam, tạo ra đội ngũ những người tiến hành các cuộc cách mạng xã hội Việt Nam để giải phóng nhân dân Việt Nam, giải phóng tầng lớp nghèo khổ Việt Nam. Mục tiêu của ông, nơi mà tâm hồn ông hướng vào là những người lao động, những người nông dân, những người thuộc tầng lớp nghèo khổ. Chính vì thế, những tình cảm chính trị của ông gần với những người vô sản và do đó ông cũng gần với những người cộng sản chứ không hoàn toàn là một người cộng sản. Nhiều người cho rằng nông dân là những người vô sản nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi cho rằng, nông dân là tiểu chủ, nông dân chỉ gần vô sản mà không bao giờ là vô sản cả, bởi vì lý tưởng của người nông dân không phải là sự vô sản của mình mà là sự hữu sản, tức là có ruộng đất. Người ta còn gọi những người như Hồ Chí Minh là những người dân tộc chủ nghĩa, nhưng nói cho đúng thì ông là người nông dân chủ nghĩa. Phần lớn các nhà chính trị khác chỉ nhìn thấy nông dân là một lực lượng xã hội chứ chưa thấy được đấy là lực lượng xã hội đông nhất và sự đông nhất ấy còn kéo dài. Chính tầm nhìn về lực lượng nông dân tạo ra nhãn quan chính trị Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh gọi tên kẻ thù mà như không có sự phân biệt nào cả. Tôi nghe không chỉ ngôn từ mà cả lời nói của Hồ Chí Minh và nhận thấy sự khôn ngoan và phải chăng chính trị của ông, sự phải chăng không đạt đến được đối với những người khác. Hay trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giọng điệu của Hồ Chí Minh vẫn rất hoà bình: " Chủ nghĩa Marx đem lại cho Hồ Chí Minh khả năng thành công lớn nhất chứ không phải khả năng thành công duy nhất. Hồ Chí Minh thành công là nhờ lý tưởng yêu nước của mình cùng với nhận thức đúng đắn về độc lập, tự do, tiếp nữa là biết huy động sức mạnh của cả dân tộc bằng sự phải chăng chính trị của mình.  III. TẤM ĐỆM CỦA TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ HÓA Tất cả sự vĩ đại của Hồ Chí Minh, không thể phủ nhận, nằm ở các giá trị chính trị và giá trị văn hoá của ông. Đó là tiền đề tốt nhất để chúng ta nghiên cứu xây dựng nền văn hóa chính trị Việt Nam. Nền văn hóa chính trị bao giờ cũng phải được xây dựng trên những tiêu chuẩn rất căn bản và phổ biến của con người. Hồ Chí Minh là người đã để cả cuộc đời xây dựng những tiêu chuẩn văn hóa chính trị như thế. Hồ Chí Minh gần như là nhà chính trị duy nhất ở Việt Nam hiểu rõ nguồn gốc của mọi sự phát triển là sự đa dạng tinh thần. Những người sau Hồ Chí Minh không hiểu điều đó. Đó là lý do giải thích vì sao các giá trị chính trị Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng đối với nền văn hóa chính trị Việt Nam, đặc biệt là đối với tương lai chính trị của dân tộc Việt Nam. Một người không có khả năng tương thích với các quá trình chính trị khác nhau hay không có sự đa dạng tinh thần thì không thể trở thành đầu vào của một quá trình chính trị mới sau khi kết thúc quá trình chính trị cũ. Hồ Chí Minh là một ngã năm chính trị hay như một cái hộp chia điện mà ở đấy người ta có thể nối với các khuynh hướng khác nhau được. Các điểm chờ khác nhau tại đầu ra của quá trình chính trị trước của Hồ Chí Minh sẽ là những điểm xuất phát của một quá trình chính trị mới. Có thể kết luận rằng, sự đa dạng tinh thần của Hồ Chí Minh là điều kiện tự nhiên của tính tương thích với nhiều quá trình chính trị khác nhau. Hay nói cách khác, sự đa dạng tinh thần của Hồ Chí Minh là một đại lượng có thật và có thể tham gia vào các quá trình chính trị mới ngay cả khi ông không còn nữa. Rất nhiều người mặc dù đang còn sống nhưng không thể trở thành đầu vào của một quá trình chính trị khác vì quá trình chính trị mà họ ra khỏi không tạo được những thành tựu và họ cũng không có được sự đa dạng tinh thần để tạo ra những điểm chờ khác nhau ở đầu ra của nó. Kết luận rằng con người là đầu vào của quá trình chính trị này và là đầu ra của quá trình chính trị khác là chúng ta nói đến những người đang sống, còn người đã mất rồi rất khó trở thành đầu vào của quá trình chính trị khác trừ các vĩ nhân, những người để lại những giá trị chính trị vượt thời gian. Hồ Chí Minh là một vĩ nhân như vậy. Nhiệm vụ của chúng ta, những người đang sống, những người có khát vọng đi tìm con đường phát triển của dân tộc là nghiên cứu các giá trị chính trị mang tính đương đại của Hồ Chí Minh, những giá trị có ích cho đời sống chính trị Việt Nam. Tôi cho rằng, thành công của Hồ Chí Minh không phải là thành lập được Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng không chỉ là độc lập dân tộc mà chính là để lại những giá trị có ích trong thời bình với nguyên lý phải chăng. Thậm chí, đó là những giá trị chính trị phải chăng nhất của nền chính trị Việt Nam, do đó, nó chính là tấm đệm để các nhà chính trị đương nhiệm hạ cánh xuống trước khi xây dựng nền dân chủ. Nghiên cứu một cách đa dạng các giá trị Hồ Chí Minh là cách tốt nhất để các nhà chính trị đương nhiệm nắm được quyền lãnh đạo trong tương lai của nền dân chủ Việt Nam. Nói cách khác, cần phải triệt để Hồ Chí Minh hoá nền chính trị Việt Nam vì lợi ích của dân tộc và của cả hệ thống chính trị. Kết luận này sẽ được làm rõ trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, dân chủ hóa là xu thế chính trị tất yếu của thời đại; Thứ hai, các giá trị Hồ Chí Minh có tính duy nhất đối với tiến trình dân chủ hoá xã hội Việt Nam; Và cuối cùng là sự cần thiết phải hạ cánh xuống các giá trị Hồ Chí Minh của toàn bộ nền chính trị Việt Nam. 1. Dân chủ hóa xã hội - Con đường phát triển duy nhất Trong thời đại hiện nay, dân chủ hoá là khuynh hướng chính trị chủ yếu không chỉ của xã hội Việt Nam mà của toàn nhân loại. Quá trình tương tác giữa các nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã khiến cho các giá trị cá nhân càng ngày trở nên cực kỳ quan trọng. Đó là nhân tố chủ yếu tạo ra sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Giải phóng các năng lực cá nhân, huy động các năng lực cá nhân một cách tối đa để tạo ra sức cạnh tranh trở thành nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của tất cả các cộng đồng dân tộc. Trong lịch sử nhân loại, chỉ có tự do mới có thể tổ chức triệt để lực lượng này và dân chủ là thể chế duy nhất tạo ra sự ổn định của tự do hay trạng thái pháp chế hoá của các quyền tự do. Có tự do thì con người mới phát huy được năng lực sáng tạo và chỉ có năng lực sáng tạo của con người mới có thể làm cho các cộng đồng, các quốc gia có sức cạnh tranh để tồn tại. Các nhà nước dân chủ hay các chế độ chính trị dân chủ là phương thức chính trị quan trọng nhất để nâng cao sức cạnh tranh của các dân tộc. Trong thời đại của chúng ta con người là một tài nguyên, nếu không phát huy được năng lực của loại tài nguyên đặc biệt này thì chúng ta không những không phát triển mà thậm chí khó mà có thể tồn tại. Xưa nay, người ta thường nói đến sức mạnh của những nước đông dân như Ấn Độ hay Trung Quốc, nhưng đã đến lúc con người phải nhận ra rằng, sự đông dân sẽ không còn là ưu thế mà trở thành một gánh nặng nếu chế độ lãnh đạo, chế độ chính trị không hợp lý. Chế độ chính trị giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết bài toán nhân lực. Đối với Việt Nam cũng vậy, nếu không xây dựng chế độ dân chủ để tự do trở thành cảm hứng cơ bản khích lệ con người tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cạnh tranh toàn cầu thì không thể phát triển được. Khi dân chủ không phải là khuynh hướng chính trị chủ yếu thì việc khất lần dân chủ không tạo ra hậu quả rõ rệt. Nhưng trong thời đại mà dân chủ trở thành khuynh hướng thắng thế thì việc khất lần tiến trình dân chủ hóa sẽ làm đất nước thua kém trong quá trình cạnh tranh và đẩy nhân dân đến chỗ bần cùng trong con mắt của thiên hạ. Sức ép phát triển khiến chúng ta phải khẳng định một cách dứt khoát rằng trong thời đại của chúng ta, không phải một chính phủ có thể muốn hoặc không muốn nền dân chủ mà nếu một chính phủ muốn dân chủ thì chính phủ đó phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại, còn một chính phủ mà không muốn dân chủ thì nhân loại sẽ bắt ép nó, sẽ cưỡng bức nó tạo ra nền dân chủ. Đấy chính là đặc trưng chính trị quan trọng nhất của thời đại toàn cầu hoá. Do đó, dân chủ hóa xã hội Việt Nam là một sự bắt buộc có chất lượng toàn cầu đối với hệ thống chính trị Việt Nam. Để đi đến nền dân chủ chúng ta phải tỉnh táo để nhận thức được giá trị của nó, phải tìm ra nguyên lý để đi đến đó. Chúng ta nghiên cứu Hồ Chí Minh không phải vì Hồ Chí Minh mà vì dân tộc Việt Nam, vì tương lai của dân tộc, bởi dân tộc chúng ta cần một tấm đệm chính trị, cần một nền tảng phải chăng của đời sống chính trị để các nhà chính trị đương nhiệm hạ cánh xuống nhằm tạo ra tiền đề cho tiến trình dân chủ hóa xã hội. Cần phải tạo ra một tầng trung gian như vậy cho quá trình chuyển đổi của hệ thống chính trị là bởi vì tính phải chăng về chính trị sẽ làm cho các nhà chính trị trở nên linh hoạt, dễ tiếp cận với nhiều khuynh hướng tư tưởng và do đó tạo điều kiện thuận lợi để họ trở thành đầu vào của một tiến trình chính trị mới. 2. Tính duy nhất của các giá trị Hồ Chí Minh Có thể khẳng định rằng ngoài Hồ Chí Minh, không còn ai và không có giá trị nào khác có thể trở thành tấm đệm hạ cánh của các nhà chính trị Việt Nam hiện nay để tiến hành quá trình dân chủ hóa. Giá trị Hồ Chí Minh trở thành giá trị duy nhất để thực hiện tiến trình dân chủ hoá xã hội Việt Nam một cách thành công và một cách an toàn vì rất nhiều yếu tố. Thứ nhất, Hồ Chí Minh là đồng minh tự nhiên về chính trị của các nhà chính trị đang cầm quyền, vì vậy các nhà chính trị đang cầm quyền mới có thể sử dụng các giá trị chính trị Hồ Chí Minh và chỉ có Hồ Chí Minh mới là giá trị phải chăng mà họ đủ sức hạ cánh xuống. Hơn nữa, trong khuôn khổ của các giá trị chính trị toàn cầu thì giá trị Hồ Chí Minh là giá trị đáng kể nhất trong những giá trị chính trị mà Việt Nam có, bởi Hồ Chí Minh là nhà chính trị duy nhất thành công ở Việt Nam, trước Hồ Chí Minh không có nhà chính trị nào thành công như là một thủ lĩnh chính trị. Chứng minh tính duy nhất của các giá trị chính trị Hồ Chí Minh cho quá trình dân chủ hóa xã hội Việt Nam chính là chứng minh vai trò lịch sử của Hồ Chí Minh đối với quá trình này. Có thể nói, điểm khởi đầu của toàn bộ tiến trình chính trị của xã hội Việt Nam trong thế kỷ XX là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng tháng Tám không phải là thành tựu của duy nhất những người cộng sản mà là kết quả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với rất nhiều lực lượng khác nhau, với trường phái, phong cách và mức độ tự giác về chính trị khác nhau. Nhưng cùng với thời gian, vai trò của những người cộng sản ngày càng quan trọng bởi họ nhận ra vai trò của nông dân trong việc tổ chức ra cuộc kháng chiến lần thứ nhất và chính vì vậy mà những người cộng sản trở thành những người đúng đắn về chính trị hay đúng đắn về mục tiêu chính trị là giải phóng dân tộc. Nói cách khác, trong việc đi tìm lại nền độc lập dân tộc những người cộng sản là những người đúng đắn nhất, cho nên những người cộng sản có địa vị chủ đạo trong toàn bộ tiến trình chính trị của người Việt từ những năm 40 của thế kỷ XX. Vậy Hồ Chí Minh có địa vị như thế nào trong sự thành công của những người cộng sản và trong sự thành công của đời sống chính trị Việt Nam? Có thể nói từ khi Hồ Chí Minh mất đi thì dường như trong đời sống chính trị của chúng ta cũng chấm dứt giai đoạn huy động một cách trọn vẹn và đầy đủ các lực lượng xã hội hay chấm dứt trạng thái đa dạng của đời sống chính trị. Sau Hồ Chí Minh, dường như tính đa dạng tinh thần của đời sống chính trị không còn được tôn trọng nữa. Điều đó làm cho Việt Nam càng ngày càng mất đi sự hấp dẫn ngay cả đối với các đồng minh hoặc chỗ dựa chính trị của mình và không những thế chúng ta còn mất đi cả năng lực phát triển. Thứ hai, thực tế xã hội Việt Nam không còn giá trị nào khác có thể điều khiển quá trình hạ cánh chính trị của những nhà chính trị đương nhiệm ngoài những giá trị Hồ Chí Minh. Ở đây, cần phải nhắc lại một luận điểm rất quan trọng là không nhà chính trị nào sau Hồ Chí Minh có được sự đa dạng về tinh thần như Hồ Chí Minh. Sự đa dạng tinh thần của Hồ Chí Minh là giá trị chính trị duy nhất mà các nhà chính trị Việt Nam ngẫu nhiên có được. Quá trình chính trị tiếp theo của Việt Nam là quá trình dân chủ hoá và bất kỳ quá trình dân chủ hoá nào cũng phải bắt đầu bằng sự thừa nhận sự đa dạng của đời sống chính trị. Do đó, cần phải nghiên cứu sự đa dạng về tinh thần như là xuất phát điểm của tiến trình chính trị tiếp theo của đất nước. Hồ Chí Minh là nhà chính trị thành đạt ở đỉnh cao nhất đó là tìm lại độc lập dân tộc. Không có một nhà chính trị nào khác trong thế kỷ XX làm được như vậy. Mặt khác, Hồ Chí Minh lại có địa vị của một người còn giữ nguyên sự đa dạng về tinh thần. Cho nên, nghiên cứu Hồ Chí Minh giống như là nghiên cứu đầu vào của một quá trình chính trị khác – quá trình dân chủ hoá xã hội Việt Nam. Hầu hết những thế hệ sau Hồ Chí Minh không có nhiều kinh nghiệm về những nền văn hoá chính trị khác nhau. Hồ Chí Minh có được kinh nghiệm phong phú về các nền văn hóa khác nhau nên ông hiểu rõ nguồn gốc của mọi sự phát triển là sự đa dạng tinh thần. Hồ Chí Minh đã từng tham gia Đảng Xã hội và sinh hoạt với những người cánh tả trong Đảng Xã hội trước khi những người cộng sản ly khai khỏi Đảng Xã hội và tạo ra Đảng Cộng sản Pháp. Hồ Chí Minh có kinh nghiệm của nền văn hoá chính trị phương Tây trong khi hầu hết những người sau Hồ Chí Minh không có kinh nghiệm đó. Họ lớn lên và trở thành những nhà chính trị trong sự phát triển của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Marx, tức là chủ nghĩa Marx là con đường duy nhất hay cách thức duy nhất đem lại cho họ sự thành đạt về chính trị. Nhưng Hồ Chí Minh không phải người như vậy. Chủ nghĩa Marx đem lại cho Hồ Chí Minh khả năng thành công lớn nhất chứ không phải khả năng thành công duy nhất. Do đó, tính đa dạng tinh thần của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên vẹn ngay cả khi Hồ Chí Minh đi theo khuynh hướng này. Nghiên cứu các giá trị Hồ Chí Minh cần phải làm rõ sự còn lại nguyên vẹn của sự đa dạng về chính trị và về tinh thần của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chứng minh nó như là nguyên liệu ban đầu hay tiền đề của quá trình dân chủ hoá ở Việt Nam. Một câu hỏi đặt ra là, thực tế khách quan của xã hội Việt Nam tại thời điểm đó và xã hội Việt Nam tại thời điểm này đã có một sự dịch chuyển rồi, vậy tại sao Hồ Chí Minh vẫn còn giá trị? Tôi cho rằng, sự ngẫu nhiên chính trị hay thực tế chính trị biến Hồ Chí Minh thành một giá trị không thay thế được và bởi những người theo Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục cầm quyền, tức là ông vẫn còn có giá trị đương đại. Chính sự đương đại của các giá trị Hồ Chí Minh quy định sự tồn tại của các nhà chính trị Việt Nam đương nhiệm. Giá trị Hồ Chí Minh như một quả tim chính trị trên cơ thể chính trị Việt Nam, chính nó đảm bảo sự tiếp tục tồn tại của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Những người lãnh đạo khôn ngoan, sáng suốt cần phải biết cách sử dụng sự phải chăng chính trị của các giá trị Hồ Chí Minh để biến mình thành đối tượng có thể tương thích với tất cả các khuynh hướng có thể có, nhất là khi đất nước đang tham gia vào quá trình hội nhập toàn diện như hiện nay. Hiểu được các giá trị của thủ lĩnh của mình là một phần thuộc về bản lĩnh nhận thức của con người. Tất cả các nhà chính trị Việt Nam từ trước đến nay chưa có một ai có đầy đủ bằng chứng cũng như thành tựu để tạo ra tấm đệm chính trị cho một dân tộc đi tìm lại trạng thái bình thường của cuộc sống. Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam, các nhà chính trị phải hiểu rằng tấm đệm chính trị duy nhất chỉ có thể được tạo ra bởi những kinh nghiệm văn hoá chính trị của Hồ Chí Minh, đó là chỗ dựa chính trị duy nhất để họ có thể tiếp tục cầm quyền trong tương lai. Theo cách lý giải như thế, chúng ta có thể tiếp cận giá trị Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam. Có thể có nhà chính trị có giá trị không kém Hồ Chí Minh nhưng họ không có địa vị trong lịch sử chính trị của dân tộc như Hồ Chí Minh, vì thế họ không có những giá trị chính trị. Có nhà chính trị có giá trị đạo đức như Hồ Chí Minh nhưng giá trị đạo đức không có nhiều lợi ích chính trị, nó không biến được thành các giá trị chính trị. Có những những giá trị biến thành các giá trị chính trị, nhưng có những giá trị không biến được thành các giá trị chính trị sau cái chết và có những giá trị chính trị không biến được thành giá trị chính trị tương lai. Trong lịch sử chính trị Việt Nam, Hồ Chí Minh gần như là nhà chính trị duy nhất sau khi mất để lại các giá trị chính trị, hơn nữa là những giá trị phải chăng nhất về mặt chính trị. Chính điều đó biến Hồ Chí Minh trở thành một trong những nhân vật chính trị kỳ lạ trên thế giới. Trong bài "Hồ Chí Minh - Cuộc đời như một thông điệp" tôi có nói rằng rất nhiều nhà chính trị khi về già trở nên lỗi thời và suy thoái, có những người ngay cả khi còn sống các giá trị chính trị đã lạc hậu, nhưng Hồ Chí Minh là một trường hợp hiếm hoi cầm quyền lâu như thế mà không suy thoái chính trị cho đến lúc mất. Và bây giờ có thể kết luận, ngay cả sau khi mất Hồ Chí Minh cũng vẫn chưa suy thoái. Tôi cho rằng, tất cả cái thú vị, cái phong phú của các giá trị Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đó. Không nghi ngờ gì nữa, ngoài Hồ Chí Minh không còn một nhà chính trị Việt Nam nào có được những giá trị chính trị có thể làm tấm đệm, có thể gắn kết xã hội Việt Nam trong quá trình dân chủ hóa. Không có cá nhân nào có hoàn cảnh lịch sử như thế, không có cá nhân nào được nhiều lực lượng xã hội thừa nhận như thế. Đó chính là giá trị duy nhất, cần thiết nhất cho sự khởi đầu của tiến trình dân chủ hoá ở Việt Nam. 3. Sự cần thiết phải hạ cánh xuống những giá trị Hồ Chí Minh Phải nhấn mạnh rằng, trong thời đại toàn cầu hóa, các nhà chính trị Việt Nam không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài dân chủ hóa đời sống xã hội. Một sự lựa chọn khác chỉ có thể xảy ra trong thời đại mà các quan hệ toàn cầu chưa được xác lập hay chưa được cưỡng bức xác lập nên người ta có thể trốn tránh, tức là người ta có thể ngủ yên không phát triển hoặc không cần phát triển. Chính sự không thể trốn tránh sự phát triển làm cho chúng ta không có cách thức nào khác để trốn tránh nền dân chủ. Dân chủ hóa xã hội Việt Nam vừa là sứ mệnh, vừa là nghĩa vụ của các nhà chính trị Việt Nam đối với dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà nghiên cứu này chỉ ra sự cần thiết phải phải hạ cánh xuống trạng thái Hồ Chí Minh. Thực ra Hồ Chí Minh là người đã đi những bước đầu tiên trong việc tổ chức và rèn luyện nền dân chủ Việt Nam và thiết kế ra mô hình của nền dân chủ Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn những tiền đề để trả lại cho xã hội tính đa dạng tinh thần của nó sau chiến tranh. Hồ Chí Minh đã thiết kế ra lộ trình dân chủ của xã hội Việt Nam. Thông qua cấu trúc mặt trận, Hồ Chí Minh đã tạo lập những nền tảng cho việc trả lại cho xã hội tính đa dạng tinh thần vốn có của nó. Nhưng Hồ Chí Minh không kịp làm những việc như vậy, chiến tranh đã làm cho mô hình đó không triển khai được. Sự tự mãn và thiếu nhân văn của những khuynh hướng cực đoan về sau đã tạo ra trạng thái phá vỡ nền tảng Hồ Chí Minh của đời sống chính trị Việt Nam. Ngay cả cho đến bây giờ, các giá trị Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục bị sử dụng một cách rất lãng phí. Giá trị chính trị Hồ Chí Minh là những giá trị phải chăng nhất mà các nhà chính trị Việt Nam có được cho đến nay, chính vì thế, nhiệm vụ của họ hiện nay là lui về trạng thái Hồ Chí Minh để chuẩn bị thay đổi phương hướng. Khi lui về đó thì nhân dân sẽ nhận ra anh, nhận ra giá trị cũ của anh và chấp nhận anh. Sự chấp nhận của nhân dân đối với các giá trị Hồ Chí Minh và những người trung thành với các giá trị Hồ Chí Minh là một thực tế chính trị ở Việt Nam. Khi lui về các giá trị chính trị phải chăng Hồ Chí Minh thì những người lãnh đạo hiện nay không phải thuyết phục nhân dân về các giá trị mới mà có ngay sự chấp nhận của nhân dân trên quy mô rộng. Những kinh nghiệm và sự tháo vát về chính trị của Hồ Chí Minh đã được phổ biến khá rộng rãi và lâu dài trong đời sống chính trị Việt Nam, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng chúng để bắt đầu tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Cơ sở của việc tổ chức và rèn luyện nền dân chủ trên nền tảng các giá trị chính trị phải chăng chính là ở chỗ giúp xã hội tránh được những nguy cơ của một cuộc cách mạng. Đó cũng chính là tinh thần của cải cách, tức là các dân tộc cần phải phi cách mạng hoá các hoạt động chính trị, biến cách mạng thành các cuộc cải cách hay là chia nhỏ quá trình cách mạng thành các quá trình cải tổ xã hội. Cải cách là sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị của xã hội. Muốn có những cuộc điều chỉnh như vậy thì những người cầm quyền phải tham gia một cách chủ động vào quá trình này và họ phải xuất phát từ những giá trị chính trị phải chăng nhất mà họ đã có kinh nghiệm. Bởi vì những yếu tố phải chăng nhất của nền chính trị quá khứ sẽ dễ dàng tập hợp nhân dân và tạo ra sự đồng thuận xã hội cho mục tiêu cải tổ. Nếu làm khác đi, nhân dân sẽ không ủng hộ và sẽ đi tìm một cuộc cách mạng. Vấn đề là phải tìm xem giá trị chính trị phải chăng nằm ở đâu, thuộc về sự sáng tạo của ai, thuộc về giai đoạn nào, ai hiểu nó và ai là người có quyền lực trước xã hội để sử dụng giá trị phải chăng ấy? Như đã phân tích Hồ Chí Minh là hiện thân của khát vọng tự do và độc lập của nhân dân Việt Nam.Giá trị chính trị Hồ Chí Minh có địa vị của những giá trị tinh thần có chất lượng hướng dẫn chính trị cho xã hội Việt Nam. Những giá trị chính trị của Hồ Chí Minh đã từng tạo ra sự đồng thuận xã hội và chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra sự đồng thuận xã hội nếu nhà lãnh đạo biết sử dụng sức mạnh của chúng. Hạ cánh xuống điểm đứng phải chăng về mặt chính trị như là điểm bắt đầu của quá trình dân chủ hóa làm cho các nhà lãnh đạo đủ yên tĩnh để nhận ra đâu là điểm tới của mình, đâu là cách thức để đi đến điểm tiếp theo và cuối cùng là đủ yên tĩnh để hiểu rằng phải tập hợp những lực lượng nào và bằng cách nào để thực hiện nhiệm vụ chính trị đó. Như vậy, để thực hiện tiến trình dân chủ hoá xã hội mà không cần đến những cuộc cách mạng, những nhà lãnh đạo cần phải điều chỉnh mình để quay trở về những giá trị chính trị phải chăng, những giá trị mà xã hội ủng hộ thì mới có thể thành công được. Giá trị vĩ đại của Hồ Chí Minh hay ý nghĩa vĩ đại của các giá trị chính trị Hồ Chí Minh là ở chỗ nó là điểm xuất phát hợp lý nhất và an toàn nhất của tiến trình dân chủ hóa xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, với tư cách là một thủ lĩnh chính trị, Hồ Chí Minh có lẽ là người đầu tiên có những hoạt động mang chất lượng quốc tế, chính vì thế, Hồ Chí Minh có giá trị để tương thích với thời đại hội nhập, thời đại toàn cầu. Những giải pháp, cách thức mà Hồ Chí Minh sử dụng ở quá khứ vẫn có ý nghĩa trong việc hướng dẫn tổ chức các sinh hoạt quốc tế của người Việt Nam. Mặc dù chỉ thể hiện chất lượng quốc tế của mình trong khi liên lạc với các tổ chức cộng sản, nhưng là một nhà chính trị phải chăng, nên các phương pháp của Hồ Chí Minh có thể ứng dụng cho cả những quan hệ quốc tế phi cộng sản và do đó có thể ứng dụng cho các quan hệ quốc tế thời bình. Điều cần phê phán nhất đối với những thế hệ sau Hồ Chí Minh là họ nghĩ rằng Hồ Chí Minh chỉ có giá trị giải phóng dân tộc. Ai đó từng nghĩ rằng, để hiện đại hoá xã hội Việt Nam thì Hồ Chí Minh không còn giá trị nữa, thậm chí trong cuộc chiến tranh chống Mỹ thì Hồ Chí Minh cũng không có bao nhiêu giá trị hay Hồ Chí Minh chỉ có giá trị lịch sử chứ không có giá trị ứng dụng thì đó là sai lầm. Họ không hiểu rằng, sau năm 1975, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục có những giá trị bởi sự phải chăng về chính trị của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị trong thời chiến mà nó chính là các tiêu chuẩn chính trị để xây dựng xã hội thời bình. Những khía cạnh cực đoan có thể dùng trong thời chiến, nhưng khi con người trở lại trạng thái hoà bình thì con người cần sự phải chăng. Cảm hứng chiến tranh có thể làm con người trệch bánh ra khỏi quỹ đạo thông thường của đời sống. Trong chiến tranh, con người yêu cũng khác thời bình, ghét cũng khác thời bình, nhận thức cũng khác, tất cả mọi thứ đều khác. Do đó, lãnh đạo đất nước trong thời kỳ chiến tranh cũng có những cái khác với lãnh đạo trong thời bình. Tuy nhiên, sau chiến tranh người ta phải quay trở lại trạng thái thông thường của cuộc sống. Tính đa dạng tinh thần là trạng thái thông thường của đời sống chính trị, do đó, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là phải bảo tồn tính đa dạng tinh thần của đời sống chính trị. Nếu không giữ gìn được tính đa dạng tinh thần trong đời sống chính trị thì không thể xây dựng tính đa dạng về chính trị một cách chuyên nghiệp được. Nếu không biết được điều này thì chúng ta không biết khắc phục hậu quả của tính cực đoan chính trị bằng cách nào. Các nhà chính trị vẫn mơ hồ rằng, Hồ Chí Minh là một hình tượng có thể giúp duy trì chế độ chính trị này nhưng họ không biết được rằng Hồ Chí Minh có thể cứu sống cả dân tộc này chứ không chỉ có chế độ chính trị. Phát hiện này cho thấy vai trò quan trọng của giá trị chính trị Hồ Chí Minh, của tấm đệm văn hoá Hồ Chí Minh mà quy mô của nó là chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, hạt nhân của nó là tinh thần tự do mà Hồ Chí Minh nhận thức được khi xây dựng cương lĩnh chính trị ban đầu của mình. Sự cần thiết phải hạ cánh xuống tấm đệm giá trị Hồ Chí Minh chính là vì như thế. Chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá về tính khả thi của việc ứng dụng các giá trị Hồ Chí Minh trong tiến trình dân chủ hoá xã hội Việt Nam. Hãy hình dung lại một chút về lịch sử. Vào cuối những năm 80 không ai có thể tưởng tượng sẽ có một sự thay đổi nào đó, nhưng lịch sử đã buộc các nhà chính trị phải hạ cánh bằng chính sách đổi mới và mở cửa. Đó là bằng chứng có chất lượng lịch sử để chứng minh hệ thống chính trị Việt Nam hoàn toàn có thể tiệm cận đến sự phải chăng về chính trị, bởi chính sách đổi mới và chính sách mở cửa là một trong những chính sách thể hiện tính phải chăng của đời sống chính trị và của các nhà chính trị Việt Nam. Năm 1986, nếu chúng ta không mở cửa và đổi mới, nếu chúng ta cứ tiếp tục chế độ tem phiếu, nếu lạm phát vẫn là mấy nghìn phần trăm thì đất nước chúng ta sẽ ra sao? Chính sách mở cửa và đổi mới ở Việt Nam năm 1986, rõ ràng, là một bước lùi về những giá trị chính trị phải chăng trong lĩnh vực kinh tế. Bây giờ, chúng ta đã đi hết năng lực đổi mới về kinh tế và không thể đi tiếp được nữa nếu không có sự đổi mới về chính trị hay không đổi mới một cách toàn diện thể chế chính trị. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hạ cánh xuống những giá trị phải chăng về chính trị trong cách hiểu toàn diện, tức là phải tìm ra khái niệm phải chăng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Những người lãnh đạo lúc này cần phải xuất phát từ những giá trị chính trị phải chăng của nền chính trị quá khứ để tập hợp quần chúng vì nếu không họ sẽ tiếp tục đánh mất uy tín và tạo ra những sai lầm lịch sử.  Chúng ta không mất hy vọng đối với tương lai của nền dân chủ Việt Nam bởi vì khát vọng tự do, dân chủ của người dân, của xã hội và của cả những nhà lãnh đạo Việt Nam là khát vọng có thật. Dân tộc chúng ta cũng không đủ khả năng để trả giá đắt nên chúng ta cần phải động viên một cách quyết liệt sự đổi mới của những người lãnh đạo đất nước. Tôi tin rằng, những nhà chính trị chân chính, những nhà chính trị cấp tiến sẽ là những người phát hiện và biết hạ cánh hệ thống chính trị xuống nền dân chủ. Sự thức tỉnh do nhu cầu tự thân về việc gìn giữ các giá trị, các kết quả của các tiến trình của mình chính là động lực cơ bản tạo ra một hệ thống chính trị mới. Đó cũng là con đường hiệu quả nhất để chống tham nhũng. Chống tham nhũng là chống lại sự tích tụ các sở hữu để dẫn đến một động cơ thay đổi thể chế chính trị, hay chống tham nhũng chính là khôi phục lại các giá trị chính trị uy tín truyền thống của một đảng cầm quyền. Tham nhũng không chỉ thuần tuý là vấn đề đạo đức. Để chống tham nhũng nếu chỉ bằng những biện pháp như hiện nay thì không thành công. Muốn chống tham nhũng từ gốc thì chúng ta buộc phải khôi phục lại tính phải chăng trong đời sống chính trị, đời sống văn hóa.  Điểm gắn kết tinh thần cho dân tộc chúng ta trong quá trình cải cách và chuyển đổi chính cũng chính là chủ nghĩa yêu nước mà Hồ Chí Minh là đại diện, bởi vì không có chủ nghĩa yêu nước thì không có cách gì để tập hợp con người trong thời bình sau khi họ đã đi qua một quá trình chính trị. Đã có lúc chúng ta nhầm lẫn giữa chủ nghĩa yêu nước và lòng căm thù địch. Trong chiến tranh, chúng ta sử dụng lòng căm thù địch như là chất gắn kết tinh thần của dân tộc và tưởng rằng đó là chủ nghĩa yêu nước. Nhưng, trong thời bình, chúng ta không có quân địch và do đó, không có cơ sở tồn tại cho lòng căm thù, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá lại càng khó đi tìm kẻ thù. Trong bối cảnh hiện nay của đất nước cần phải sử dụng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để tạo ra sức mạnh đoàn kết dân tộc như nó đã từng tạo ra trong quá khứ. Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ là điểm gắn kết tinh thần cho dân tộc Việt Nam. Một quốc gia không thể phát triển được nếu công dân của nó không có khát vọng đòi thêm tự do, bởi vì như thế có nghĩa là con người không bức xúc về sự phát triển. Con người phải có sự bức xúc về bản thân, về tự do vì đó là phẩm hạnh của con người. Đối với những quốc gia chậm phát triển, sự bức xúc của con người càng phải lớn. Do đó, cần phải quay về các giá trị tự nhiên của đời sống chính trị của Hồ Chí Minh, tức là nhân dân, là giải phóng con người để mỗi người đều có tự do, hiểu giá trị của tự do. Khi có tự do thì con người mới có nhu cầu phát triển và càng phát triển thì con người mới có khát vọng để đòi thêm tự do. Như vậy, bài toán của các nhà lãnh đạo của chúng ta hiện nay là xây dựng một xã hội dân chủ thực sự. Để giải bài toán ấy một cách chính xác nhất, họ phải dựa trên cơ sở các giá trị chính trị của Hồ Chí Minh. Chỉ có các giá trị chính trị của Hồ Chí Minh là giá trị phải chăng và lùi về tình trạng phải chăng ấy là lùi về vị trí tốt nhất để những nhà chính trị cầm quyền hiện nay có địa vị như những người lãnh đạo tiến trình dân chủ hoá xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh là một nhà chính trị đa dạng cho nên khuynh hướng chính trị nào tiếp cận với ông cũng đều được và chính sự phải chăng ấy là điểm xuất phát rất tốt, tuy nhiên, nó lại không quán xuyến tất cả các quá trình chính trị tương lai. Bởi vì Hồ Chí Minh không phải là nhà lý luận chuyên nghiệp, do đó, tính phải chăng về chính trị của ông chưa đủ để tạo ra được sự nhất quán theo thời gian của lý thuyết phát triển Việt Nam. Đó chính là cả ưu điểm lẫn nhược điểm của Hồ Chí Minh. Cho nên, cần phải lưu ý rằng các giá trị chính trị của Hồ Chí Minh chỉ có thể là tấm đệm cho điểm xuất phát của một quá trình chính trị mới, hay giá trị Hồ Chí Minh là giá trị ban đầu của một quá trình chính trị mới chứ không phải là giá trị xuyên suốt của quá trình chính trị ấy trong tương lai. Để vận hành quá trình chính trị tương lai, các nhà chính trị cần phải luôn tự nâng cao năng lực của mình và biết sử dụng những phương thức hiệu quả để lãnh đạo xã hội. Ở đây, vai trò của giới trí thức cần phải được nhắc đến. Giới trí thức phải là người nghĩ hộ và nói hộ nhân dân, trí thức phải thuộc về nhân dân và đi cùng nhân dân. Nếu trí thức chỉ đi cùng nhà cầm quyền, phụ họa với nhà cầm quyền thì không còn là trí thức nữa. Cần phải khích lệ giới trí thức để họ tham gia một cách chủ động vào các tiến trình chính trị. Nếu giới trí thức không đủ dũng cảm để tham gia vào các tiến trình chính trị thì đất nước sẽ thiếu những người lái một cách phải chăng con tàu chính trị Việt Nam đến nền dân chủ. KẾT LUẬN Trong xu thế phát triển chung của thời đại, vấn đề tổ chức và rèn luyện nền dân chủ đã trở thành nhiệm vụ sống còn đối với các quốc gia chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ chính là một cách thức di chuyển toàn bộ trạng thái chính trị của các nước chậm phát triển hiện nay trở thành một trạng thái chính trị khác để có năng lực thích ứng với thời đại. Để tiến hành quá trình này, chúng ta cần phải có một tầng trung gian về chính trị để các nhà chính trị đương nhiệm tập kết lên đó và chuẩn bị cho quá trình dịch chuyển đến trạng thái chính trị mới. Hệ giá trị trung gian thích hợp nhất cho quá trình chuyển đổi này chỉ có thể là các giá trị Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chính là phương án duy nhất của dân tộc chúng ta trong việc tiệm cận đến trạng thái phải chăng về chính trị để từ đó bắt đầu một tiến trình chính trị được gọi là dân chủ hoá. Và đấy chính là một trong những chìa khóa quan trọng nhất của vấn đề tổ chức và rèn luyện nền dân chủ ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiá trị chính trị Hồ Chí Minh.docx