Bộ câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Võ Mạnh Lân

Câu 2: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào là nguyên tắc hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất? A. Tự phê bình và phê bình. B. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. C. Hiệp thương dân chủ. D. Tập trung dân chủ. Dẫn giải: Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững. Mọi vấn đề của Mặt trận dân tộc thống nhất đều phải được đem ra để tất cả các thành viên cùng bàn bạc công khai và đi đến nhất trí.

pdf49 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Võ Mạnh Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội ... công bằng, văn minh”. A. Tiến bộ. B. Dân chủ. C. Bình đẳng. D. Phát triển. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 21 Dẫn giải: Trong nội dung cương lĩnh của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1-2011), đã nêu lên các đặc trưng của Chủ nghĩa Xã hội mà Việt Nam đang xây dựng: 1. Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; 2. Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ; 3. Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; 4. Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 5. Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; 6. Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; 7. Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; 8. Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Câu 51: Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là gì? A. Lòng nhân ái. B. Chủ nghĩa yêu nước. C. Tinh thần hiếu học. D. Cần cù lao động. Dẫn giải: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã kết tinh được những gì tinh túy nhất của văn hóa Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là chủ nghĩa yêu nước. Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy tâm huyết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Yêu nước gắn liền với thương dân là đạo lý truyền thống của dân tộc. Đạo lý này đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy. Trước cảnh nước mất, người dân lầm than nô lệ, Hồ Chí Minh đã quyết tâm đi theo con đường cứu nước và trở thành nhà ái quốc vĩ đại với “một sự ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ra đi tìm đường cứu nước, Người đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Câu 52: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân? A. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenine (7-1920). (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 22 B. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Versailles (6-1919). C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930). D. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). Dẫn giải: Tháng 7-1920, sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đến được với Người. Từ bản luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam, “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Câu 53: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đoạn văn trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh? A. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa. B. Tuyên ngôn độc lập. C. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. D. Thư gửi đồng bào Nam bộ. Dẫn giải: Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trong Bản tuyên ngôn độc lập có đoạn: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Câu 54: Động lực quan trọng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Hồ Chí Minh là: A. Nhà nước. B. Con người. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Kinh tế. Dẫn giải: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 23 Để thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần phát hiện những động lực và những điều kiện đảm bảo cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực bên trong, nguồn nội lực của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người. Câu 55: Thực chất của vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề: A. Dân tộc nói chung. B. Dân tộc học. C. Dân tộc thuộc địa. D. Bản sắc văn hóa dân tộc. Dẫn giải: Hồ Chí Minh không bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập Nhà nước dân tộc độc lập. Câu 56: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa: A. Độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. B. Dân tộc với giai cấp. C. Chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. D. Cả A, B, C. Dẫn giải: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng mà cong đường cứu nước của Người là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đúng như F.Engels từng nói: “Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính”. Câu 57: Hồ Chí Minh là người đấu tranh đồi quyền độc lập cho: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 24 A. Dân tộc Việt Nam. B. Các dân tộc thuộc địa ở phương Đông. C. Dân tộc Việt Nam và tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. D. Các nước Đông Dương. Dẫn giải: Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Câu 58: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của tôn giáo Jesus là: A. Đức hy sinh. B. Lòng nhân ái cao cả. C. Lòng cao thượng. D. Lòng vị tha. Dẫn giải: Ngay từ rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức tôn giáo là có giá trị nhân bản, phù hợp với đạo đức của xã hội. Hơn nữa, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa học thuyết tôn giáo và cách mạng trong một đoạn văn nổi tiếng: “...Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả...” Câu 59: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố nào của Phật giáo? A. Lòng thương người. B. Tinh thần từ bi, bát ái. C. Tinh thần cứu khổ, cứu nạn. D. Cả A, B, C. Dẫn giải: Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện; là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười biếng “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”; là chủ trương sống không xã lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc... (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 25 Câu 60: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn là: A. Tinh thần chống phong kiến. B. Tinh thần đấu tranh vì tự do, dân chủ. C. Phù hợp với điều kiện thực tế nước ta. D. Tư tưởng hòa bình. Dẫn giải: Ngay từ rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức tôn giáo là có giá trị nhân bản, phù hợp với đạo đức của xã hội. Hơn nữa, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa học thuyết tôn giáo và cách mạng trong một đoạn văn nổi tiếng: “...Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta...” Câu 61: Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản: A. Con bạch tuộc. B. Chim đại bàng. B. Con đỉa. D. Cả A, B, C đều sai. Dẫn giải: Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, "Bản án chế độ thực dân Pháp" được xuất bản vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số báo, tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những người thật việc thật Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra". Câu 62: Ham muốn tốt bậc của Hồ Chí Minh là gì? A. Nước được độc lập. B. Dân được tự do. C. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 26 D. Cả A, B, C. Dẫn giải: Năm 1946, khi đã là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã trả lời các nhà báo: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Câu 63: Theo Hồ Chí Minh, đối tượng của cách mạng giải phóng dân tộc là: A. Giai cấp địa chủ phong kiến. B. Chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. C. Chủ nghĩa đế quốc. D. Giai cấp tư sản bản xứ. Dẫn giải: Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Câu 64: Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền vào thời gian nào? A. Sau khi ra đời 2-1930. B. Sau Cách mạng tháng 8-1945. C. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi 5-1954. D. Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi 4-1975. Dẫn giải: Đảng Cộng sản Việt Nam được sự tổ chức, rèn luyện, giáo dục của Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, đã lãnh đạo toàn dân tộc chiến đấu oanh liệt, giành được chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (sau cách mạng tháng 8-1945). Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền. Câu 65: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Muôn việc thành công hay thất bại là do ... tốt hay ...” A. Cán bộ, xấu. B. Đảng viên, không tốt. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 27 C. Đảng viên, kém. D. Cán bộ, kém. Dẫn giải: Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta. Câu 66: Theo Hồ Chí Minh, chính trị được giải phóng sẽ... A. Mở đường cho văn hóa phát triển. B. Kìm hãm văn hóa phát triển. C. Không ảnh hưởng đến văn hóa. D. Cả A, B, C đều sai. Dẫn giải: Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy...Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lêk, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Câu 67: Văn hóa có vai trò gì với chính trị và kinh tế? A. Phục vụ nhiệm vụ chính trị. B. Không có vai trò gì. C. Thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. D. Cả A và C. Dẫn giải: Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Quan điểm này không chỉ định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn dịnh hướng cho mọi hoạt động văn hóa. Câu 68: Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 28 A. Tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc. B. Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội. C. Tư tưởng về Đảng cầm quyền. D. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dẫn giải: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Câu 69: Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có quan hệ: A. Lệ thuộc. B. Bình đẳng. C. Chính phụ. D. Không có quan hệ. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đâu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính - phụ. Câu 70: Theo Hồ Chí Minh, nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội quan trọng nhất trong lĩnh vực chính trị là: A. Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. B. Xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa. C. Xây dựng nền chuyên chính vô sản. D. Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Dẫn giải: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 29 Câu 71: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là: A. Giải phóng giai cấp. B. Giải phóng dân tộc. C. Giải phóng xã hội. D. Giải phóng con người. Dẫn giải: Mẫu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc. Câu 72: Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: A. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột. B. Xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. C. Xây dựng mới và cải tạo xã hội cũ. D. Quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà nhân dân ta hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tế đã có những biến đổi. Câu 73: Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh là: A. Nhu cầu phát triển cao với thực trạng kinh tế - xã hội thấp kém của đất nước. B. Toàn thể dân tộc với thực dân Pháp và tay sai phản động. C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc chống phá của kẻ thù. D. Giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 30 chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của Việt Nam. Câu 74: Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong ... nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc”. Hãy chọn đáp án đúng điền vào dấu 3 chấm: A. Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam. B. Mặt trận Việt Minh. C. Mặt trận Liên Việt. D. Mặt trận dân tộc thống nhất. Dẫn giải: Về nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc”. Câu 75: Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và dân tộc là: A. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. B. Đại đoàn kết dân tộc. C. Xây dựng, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuât. D. Giữ gìn độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Đó là mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: “Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. Câu 76: Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh? A. Biểu quyết tán thành Quốc tế III (12-1920). (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 31 B. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). C. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenine (7-1920). D. Cả A và B đều đúng. Dẫn giải: Việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III), tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12-1920), trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiền, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lenine, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Câu 77: Hồ Chí Minh cho rằng “Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một bước thuộc địa nửa phong kiến, ...” A. Bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. B. Không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. C. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. D. Xuyên qua chủ nghĩa tư bản. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Câu 78: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Câu nói trên ở trong văn kiện nào? A. Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (3-9-1969). B. Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-91969). C. Bản Thông cáo Đặc biệt ngày (4-9-1969). D. Nghị quyết Khóa họp lần thứ 24 Đại hội đồng UNESCO (11-1987). Dẫn giải: Trong điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969 có đoạn: “Dân tộc ta, nhân (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 32 dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Câu 79: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. Câu nói đó của Hồ Chí Minh được phát biểu trong thời điểm nào? A. Tháng 8-1945. B. Tháng 12-1946. C. Tháng 9-1945. D. Tháng 5-1954. Dẫn giải: Ở trong nước, cuối tháng 7-1945, Bác Hồ bệnh rất nặng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại, một hôm, thấy Bác mệt, đồng chí xin nghỉ lại với Bác. Đêm ấy khi tỉnh lại, Bác dặn rằng: “Lúc này là thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Câu 80: Nguyễn Ái Quốc viết: “Cách mệnh trước hết phải có gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi ...”. Câu nói đó được viết trong tác phẩm nào? A. Bản án Chế độ thực dân Pháp. B. Con rồng tre. C. Đường Cách mệnh. D. Chính cương vắn tắt. Dẫn giải: Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu được bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách với tên gọi là Đường cách mệnh. Trong tác phẩm này, Người viết: “Cách mệnh trước hết phải có gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi ...” Câu 81: Lực lượng nào được Hồ Chí Minh xác định là gốc của cách mạng? A. Công nhân – Nông dân. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 33 B. Trí thức. C. Tư sản dân tộc. D. Nông dân. Dẫn giải: Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Người khẳng định: Công nông “là gốc cách mệnh”. Câu 82: Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào vào tháng 6-1925 để chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. Mặt trận Việt Minh. B. Cộng sản Đoàn. C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. D. Tâm tâm xã. Dẫn giải: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6 năm 1925 từ 9 thành viên của Tâm Tâm xã đã được ông giác ngộ. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Phong, Lâm Đức Thụ. Trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu. Câu 83: Trong các giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí minh, giai đoạn nào Nguyễn Ái Quốc phải vượt qua thử thách. giữ vững lập trường cách mạng? A. Giai đoạn 1911 – 1920. B. Giai đoạn 1921 – 1930. C. Giai đoạn 1930 – 1945. D. Giai đoạn 1945 – 1969. Dẫn giải: Thời kỳ 1930 – 1945 là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc phải vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng. Chính thắng lợi của cách mạng Tháng 8-1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thắng lợi của chủ nghĩa Marx-Lenine được vận dụng, phát triển sát đụng với hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 34 Câu 84: Sự kiện nào khiến Nguyễn Ái Quốc “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng... vui mừng đến phát khóc...” A. Lần đầu tiên ra nước ngoài để tìm đường cứu nước (6-1911). B. Đọc luận cương của Lenine về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). C. Tham gia Đại hội Tua (12-1920). D. Trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). Dẫn giải: Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc Luận cương của V.I.Lenine về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Luận cương của V. I.Lenine làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Câu 85: Hồ Chí Minh ví điều gì “như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời”? A. Văn hóa phong kiến. B. Triết học Hegel. C. Đạo đức cũ. D. Giáo dục thực dân. Dẫn giải: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. Đạo đức cũ là đạo đức của giai cấp tư sản, của phong kiến, đạo đức áp bức và bóc lột. Còn đạo đức mới là đạo đức cách mạng, đạo đức hướng tới giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, tự do cho tất cả mọi người. Câu 86: Hồ chí Minh coi phẩm chất nào sau đây là gốc của người cách mạng? A. Đạo đức. B. Tài năng. C. Lòng khoan dung. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 35 D. Sự trung thành tuyệt đối. Dẫn giải: Hồ Chí Minh cho rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tẳng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Câu 87: Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục nào là “ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát”? A, Giáo dục phong kiến. B. Giáo dục thực dân. C. Giáo dục lạc hậu. D. Cả A và B. Dẫn giải: Một trong những nhận thức thể hiện tầm mắt đại bàng của tư duy là Người đã sớm nhìn thấy bản chất thật sự của nền giáo dục thực dân, chỉ rõ bộ mặt thật của cái gọi là "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp: những người đến trường được "đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp", những người không đến trường thì bị đầu độc bằng các thói hư, tật xấu như rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện; tố cáo đanh thép nền giáo dục thực dân trong việc "làm cho dân ngu để trị", "gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát". Câu 88: Nguyễn Ái Quốc nhận xét con đường cứu nước của nhà cách mạng nào sau đây “chẳng khác gì xin Pháp rủ lòng thương”. A. Phan Chu Trinh. B. Phan Bội Châu. C. Hoàng Hoa Thám. D. Phan Đình Phùng. Dẫn giải: Nguyễn Ái Quốc khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 36 Câu 89: Hồ Chí Minh cho rằng “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ (---) là những cuộc...”. Chọn cụm từ thích hợp điền vào dấu 3 chấm. A. Triệt để nhất. B. Cách mệnh không triệt để. C. Dân chủ tư sản. D. Cách mệnh không đến nơi. Dẫn giải: Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc phân tích kỹ Cách mạng tư sản Pháp 1789, Cách mạng tư sản Mỹ 1776, Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 và chỉ ra kinh nghiệm lịch sử của các cuộc cách mạng này: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”. Câu 90: Điền vào dấu 3 chấm cụm từ thích hợp đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh “... là vấn đề trên hết, trước hết”. A. Người cày có ruộng. B. Giải phóng dân tộc. C. Cách mạng ruộng đất. D. Giải phóng giai cấp. Dẫn giải: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, Người cho rằng giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết. Câu 91: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm của học thuyết Khổng Tử là gì? A. Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. B. Phù hợp với nước ta. C. Tư tưởng về một xã hội đại đồng. D. Tư tưởng đức trị. Dẫn giải: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 37 Ngay từ rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức tôn giáo là có giá trị nhân bản, phù hợp với đạo đức của xã hội. Hơn nữa, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa học thuyết tôn giáo và cách mạng trong một đoạn văn nổi tiếng: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân...” Câu 92: Hồ Chí Minh ví người có đức mà không có tài giống như ...? A. Người làm kinh tế tài chính giỏi nhưng lại đi thụt két. B. Ông bụt không làm hại ai, nhưng cũng không lợi gì cho con người. C. Người có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe thấu. D. Tàu không có bàn chỉ nam. Dẫn giải: Trong Bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai, ngày 7-5-1958, Hồ Chí Minh đã dặn dò đối thanh niên sinh viên rằng: “thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người” Câu 93: Điều gì được Hồ Chí Minh coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng? A. Dân chủ. B. Cán bộ. C. Con người. D. Tri thức. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh: “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Nguười cho rằng, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Câu 94: Điều kiện nào sau đây KHÔNG quyết định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam mới? A. Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 38 B. Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm cơ bản. C. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ. D. Định hướng của Nhà nước về sự phát triển của đất nước là chủ nghĩa xã hội. Dẫn giải: Nhà nước Việt Nam mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là một Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, vì:  Một là, Nhà nước do Đảng Cộng sản Lãnh đạo.  Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.  Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Câu 95: Căn bệnh nào sau đây được Hồ Chí Minh coi là bệnh gốc sinh ra các bệnh tham ô, lãng phí? A. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. B. Quan liêu. C. Đặc quyền, đặc lợi. D. Cửa quyền. Dẫn giải: Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra tệ nạn tham ô, lãng phí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Có tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu. Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính... Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm”... Câu 96: Trong các nội dung công tác xây dựng Đảng, nội dung nào là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh? A. Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận. B. Xây dựng Đảng về chính trị. C. Xây dựng Đảng về đạo đức. D. Xây dựng Đảng về tổ chức, công tác cán bộ. Dẫn giải: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 39 Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, gắn đạo đức với tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh đã góp phần bổ sung, mở rộng, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenine về nội dung công tác xây dụng Đảng phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Câu 97: Luận điểm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” phán ánh quan điểm nào của Bác về đại đoàn kết dân tộc? A. Đại đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế. B. Đoàn kết dân tộc là đoàn kết toàn dân. C. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu... D. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. Dẫn giải: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Đoàn kết làm ra sức mạnh, Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này. Người viết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!”. Câu 98: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, điều gì tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân và cũng là tư cách số một của đảng cầm quyền? A. Tinh thần hy sinh của cán bộ, đảng viên. B. Đạo đức. C. Đường lối chính trị đúng đắn. D. Tất cả đều đúng. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh, đức là cái gốc giúp người cán bộ cách mạng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Người nói: “cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức cách mạng tạo nên uy tín của cán bộ, đảng viên. Đó là cơ sở để giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng nhân dân, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Bên cạnh đó, người còn cho rằng, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền có vai trò định hướng phát triển cho toàn xã hội. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 40 Câu 99: Theo Hồ Chí Minh, nội dung nào trong các nội dung xây dựng Đảng về chính trị sau đây được coi là vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng? A. Xây dựng đường lối chính trị. B. Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị. C. Nâng cao bản lĩnh chính trị cho đảng viên. D. Bảo vệ chính trị. Dẫn giải: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, bao gồm: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị... Trong đó, theo Hồ Chí Minh, đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tài và phát triển của Đảng. Câu 100: Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chí Minh được xuất bản năm nào? A. 1920. B. 1922. C. 1925. D.1927. Dẫn giải: Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925 – 1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor. Câu 101: Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta chính thức sử dụng từ bao giờ? A. Từ năm 1945. B. Từ năm 1969. C. Từ năm 1986. D. Từ năm 1991. Dẫn giải: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 41 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đã khẳng đinh, Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenine và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Văn kiện của Đại hội định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenine trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quy báu của Đảng và của cả dân tộc”. Câu 102: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? A. 3-6-1911. B. 4-6-1911. C. 5-6-1911. D. 6-6-1911. Dẫn giải: Ngày 5-6-1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Người. Câu 103: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản thời gian nào? A. Năm 1920. B. Năm 1925. C. Năm 1930. D. Năm 1945. Dẫn giải: Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa bàn nước Pháp (1921 – 1923), Liên Xô (1923 – 1294), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 – 1929). Trong khoảng thời gian này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản. Câu 104: Hồ Chí Minh vĩnh biệt chúng ta vào ngày tháng năm nào? A. 9 giờ 45 phút ngày 2-9-1969. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 42 B. 9 giờ 47 phút ngày 2-9-1969. C. 9 giờ 45 phút ngày 3-9-1969. D. 9 giờ ngày 1-9-1969. Dẫn giải: Hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2-9-1969, sau một cơn đau tim đột ngột rất nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại vô cùng kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc qua đời. Câu 105: Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của tôn giáo Jesus là gì? A. Đức hy sinh. B. Lòng cao thượng. C. Lòng nhân ái cao cả. D. Lòng vị tha. Dẫn giải: Ngay từ rất lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức tôn giáo là có giá trị nhân bản, phù hợp với đạo đức của xã hội. Hơn nữa, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa học thuyết tôn giáo và cách mạng trong một đoạn văn nổi tiếng: “...Tôn giáo Jesus có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả...” Câu 106: Hồ Chí Minh được UNESCO ra nghị quyết công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và danh nhân văn hóa kiệt xuất vào năm nào? A. 1969. B. 1975. C. 1987. D. 1990. Dẫn giải: Năm 1987, tổ chức khoa học, giáo dục, văn hóa của Liên hiệp quốc, UNESCO trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 24 (tại Paris từ 20/10 đến 20/11) đã ra Nghị quyết phong tặng Hồ Chí Minh danh hiệu kép: “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất” (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 43 Câu 107: Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải đi theo con đường nào? A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Dẫn giải: Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, “...chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Câu 108: Cuối tháng 7-1945, tại lán Nà Lừa, Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”. Ai đã được Bác truyền đạt chỉ thị này: A. Phạm Văn Đồng. B. Đặng Văn Cáp. C. Võ Nguyên Giáp. D. Hoàng Quốc Việt. Dẫn giải: Ở trong nước, cuối tháng 7-1945, Bác Hồ bệnh rất nặng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại, một hôm, thấy Bác mệt, đồng chí xin nghỉ lại với Bác. Đêm ấy khi tỉnh lại, Bác dặn rằng: “Lúc này là thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Câu 109: Những ngành kinh tế nào sau đây được Hồ Chí Minh coi là hai chân của nền kinh tế? A. Công nghiệp – Thương nghiệp. B. Công nghiệp – Dịch vụ. C. Công nghiệp – Nông nghiệp. D. Nông nghiệp – Thương nghiệp. Dẫn giải: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 44 Theo Hồ Chí Minh: “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông nghiệp, hai chân không đều nhau, không thể lớn mạnh được”. Người giải thích rất rõ: “Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè...) cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản (như lạc, đỗ, đay...) để xuất khẩu đổi lấy máy mới. Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu... để đẩy mạnh nông nghiệp; và cung cấp dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thực hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân”. Câu 110: Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là: A. Chiến lược cách mạng. B. Sách lược cách mạng. C. Biện pháp tập hợp lực lượng. D. Thủ đoạn tập hợp lực lượng. Dẫn giải: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kế dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Câu 111: Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ra đời năm: A. 1941. B. 1945. C. 1946. D. 1947. Dẫn giải: Việt Nam độc lập đồng minh (tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), còn gọi là Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập vào ngày 19-5-1941 với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 45 Câu 112: Hồ Chí Minh ví đoàn kết là gì? A. Điểm mẹ. B. Nhân tố hỗ trợ cho thắng lợi của cách mạng. C. “Con cháu”. D. Ông bà. Dẫn giải: Khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại càng quan tâm đến đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Qua những bài viết, bài nói chuyện và nhất là những việc làm cụ thể của Người, đã thể hiện rõ điều đó. Người viết: “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”. Câu 113: Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Marx-Lenine và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam vào thời gian nào? A. Năm 1919. B. Năm 1920. C. Năm 1925. D. Năm 1930. Dẫn giải: Luận cương của V.I.Lenine được đăng trên báo L’Humanité ngày 16 và 17-7-1920 đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho đồng bào. Việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III) tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920), trở thành ngời cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc. Câu 114: Hồ Chí Minh đã đặt tên cho Đảng ta khi mới thành lập là gì? A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Đảng Cộng sản Đông Dương. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 46 Dẫn giải: Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6-1-1930 đến ngày 8-2-1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6-1 đến ngày 8-2-1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 115: Theo Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng là gì? A. Công tác tư tưởng chính trị. B. Công tác lý luận. C. Công tác cán bộ. D. Công tác giáo dục. Dẫn giải: Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng. Nội dung của nó bao hàm các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ; đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ; thực hiện các chính sách đối với cán bộ. Câu 116: Phương thức lãnh đạo nào sau đây KHÔNG phải là phương thức lãnh đạo Nhà nước của Đảng ta, theo Hồ Chí Minh? A. Đường lối, chủ trương, chính sách. B. Qua các tổ chức đảng, Đảng viên trong bộ máy Nhà nước. C. Bằng công tác kiểm tra. D. Điều hành trực tiếp công việc của Nhà nước. Dẫn giải: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có những vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của Đảng chung cho các thời kỳ. Đó là: (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 47  Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch.  Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức Đản và Đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan Nhà nước.  Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra. Câu 117: Chọn cụm từ đúng điền vào dấu 3 chấm. “Cách mệnh rồi thì quyền trao cho ..., chớ để trong tay một bọn ít người”. A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Dân chúng số nhiều. D. Giai cấp tư sản dân tộc. Dẫn giải: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1927) Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mạng thì làm cho đến nơi đến chốn nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Câu 118: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, con người: A. Là mục tiêu của cách mạng. B. Là động lực của cách mạng. C. Vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. D. Là lực lượng của cách mạng. Dẫn giải: Theo Hồ Chí Minh: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người”. Câu 119: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa văn nghệ được Người coi là: A. Một mặt trận. B. Lĩnh vực của đời sống xã hội. C. Nghệ thuật. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 48 D. Đời sống tinh thần của xã hội. Dẫn giải: Năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quan điểm: “Văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Câu 120: Chọn luận điểm đúng với tư tưởng Hô Chí Minh: A. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. B. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển văn hóa và kinh tế. C. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế. D. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển văn hóa. Dẫn giải: Khi đất nước đã được giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, vì vậy phải xây dựng kinh tế làm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển văn hóa “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta”. Câu 121: Theo Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc...” như thế nào? A. Chậm phát triển. B. Lạc hậu. C. Yếu. D. Hèn. Dẫn giải: Nhận thức được tác hại của dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng thành quan điểm: dốt cũng là một thứ giặc; thói quen, tập tục lạc hậu cũng là một loại kẻ thù. Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 3-9-1945 khi đề cập đến những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Chính phủ nhân dân lâm thời Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu vần đề, trong đó có: "Nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ''. (Tư Tưởng Hồ Chí Minh) Ôn Tập Trắc Nghiệm Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 49 Câu 122: Trong mối quan hệ đức – tài, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đức là: A. Gốc. B. Ngọn. C. Quan trọng. D. Ngang bằng. Dẫn giải: Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó “đức là gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực”. Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động. Câu 123: Hồ Chí Minh coi cuộc cách mạng nào sau đây là thành công và thành công đến nơi: A. Cách mạng tư sản Pháp. B. Cách mạng Mỹ. C. Cách mạng tháng Mười Nga. D. Cách mạng tư sản Anh. Dẫn giải: Nguyễn Ái Quốc viết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phuc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf_123doc_vn_bo_cau_hoi_on_tap_trac_nghiem_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_1_1079_1820319.pdf