1. Kết luận
Hoạt độ của linamarase từ nhựa lá sắn non là
1,87 U/ml. Sử dụng một lượng linamarase lớn hơn
1,5 đơn vị/10 g khối lượng tươi (1,7 g khối lượng khô)/
15 phút/30 ± 2oC để thủy phân trong sắn và bã sắn.
Sắn tươi và bã sắn tươi có hàm lượng cyanua
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể là, hàm
lượng cyanua trong sắn tươi, bã sắn tươi từ
nhà máy, bã sắn tươi ở các hộ chế biến sắn thủ
công lần lượt là 331 ± 2,60 mg/kg khối lượng
khô, 241 ± 9,7 mg/kg khối lượng khô và
270,18 ± 32,943 mg /kg khối lượng khô. Đối với bã
sắn khô có hàm lượng cyanua là 77,9 ± 5,24 mg/kg
khối lượng khô.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định hàm lượng cyanua tổng trong sắn và bã sắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 195
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CYANUA TỔNG TRONG SẮN VÀ BÃ SẮN
DETERMINATION OF TOTAL CYANIDE CONTENT IN CASSAVA
AND CASSAVA RESIDUE
Hồ Diễm Thúy 1, Phạm Thị Mai 2, Nguyễn Minh Trí 3
Ngày nhận bài: 15/5/20 13; Ngày phản biện thông qua: 03/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Sắn là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu ở hơn 80 quốc gia ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, sắn là cây
lương thực đóng vai trò kinh tế xã hội quan trọng đứng sau lúa và ngô. Trong sắn và bã sắn tồn tại một hợp chất gây độc
cho cơ thể có tên gọi là cyanua, gồm cyanua tự do và hợp chất chứa cyanua chủ yếu ở dạng linamarin. Do vậy, cần phải
xác định hàm lượng cyanua tổng trong sắn và bã sắn bằng cách sử dụng linamarase để thủy phân linamarin giải phóng
cyanua tự do. Linamarase từ nhựa lá sắn non có hoạt độ là 1,87 U/ml. Hàm lượng cyanua tổng trong 40 mẫu sắn tươi, bã
sắn tươi và bã sắn khô được xác định bằng cách thủy phân mẫu khi sử dụng linamarase lớn hơn 1,5 đơn vị/10 g bã sắn tươi
(1,7 g khô) ở 30 ± 2 oC trong 15 phút. Acid cyanhydric được xác định theo 10 TCN 604:2004. Kết quả cho thấy, đối với sắn
tươi hàm lượng HCN tổng là 331mg/kg khối lượng khô. Hàm lượng HCN tổng của bã sắn tươi từ nhà máy là 241 mg/kg
khối lượng khô. Hàm lượng HCN tổng của bã sắn tươi từ các hộ chế biến thủ công là 270,18 mg/kg khối lượng khô. Hàm
lượng HCN tổng của bã sắn khô là 77,9 mg/kg khối lượng khô. Hàm lượng HCN tổng của sắn tươi và bã sắn tươi vượt quy
định sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
Từ khóa: sắn, bã sắn, linamarase, cyanua, cyanua tổng
ABSTRACT
Cassava is a primary food source rich of calories in more than 80 tropical countries. In Vietnam, cassava is a
food crop which plays a socio-economically important role after rice and maize. In cassava and cassava residue exists a
compound toxic to human which is called cyanide, including free cyanide and cyanide compounds mainly linamarin. It is
therefore important to determine total cyanide content of cassava and cassava residue by using linamarase to hydrolyse
linamarin and release free cyanide. Linamarase from young cassava leaves latex has activity of 1.87 U/ml. Total cyanide
contents in 40 samples of fresh cassava, fresh cassava residue and dry cassava residue were determined by hydrolysing
the materials at 30 ± 2°C during 15 minutes using linamarase of more than 1.5 units/10 g fresh weight (1.7 g dry weight,
following an quantifi cation of free cyanhydric acid according to 10 TCN 604:2004. The results showed that the total HCN
contents in fresh cassava residue, fresh cassava residue from factory, fresh cassava from household process and in dry
cassava residue were respectively 331 mg/kg dry weight; 241 mg/kg dry weight; 270.18 mg/kg dry weight and 77.9 mg/kg
dry weight. These contents in fresh cassava and fresh cassava residue were over the limit for breeding.
Keywords: cassava, cassava residue, linamarase, cyanide, total cyanide
1 Hồ Diễm Thúy: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 – Trường Đại học Nha Trang
2 ThS. Phạm Thị Mai: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang
3 TS. Nguyễn Minh Trí: Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sắn là một trong những cây lương thực chính
góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân của Việt
Nam cũng như các quốc gia khác ở vùng nhiệt đới [9].
Tính đến đầu năm 2013 diện tích sắn trên cả nước
là 510 nghìn ha, sản lượng sắn là 9,21 triệu tấn,
kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn
đạt 3,12 triệu tấn, giá trị đạt 131 triệu USD, tăng về
lượng 26,9% và 71,6% về giá trị so cùng kỳ năm
2012 [2]. Hiện nay, sắn được sử dụng làm nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột, bột ngọt,
bánh kẹo, phụ gia thực phẩm và cũng là nguồn
nguyên liệu chính làm thức ăn gia súc. Bã sắn công
nghiệp là phụ phẩm của quá trình sản xuất các
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
196 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
sản phẩm sắn, chiếm 45% so với khối lượng nguyên
củ [3]. Đây chính là nguồn liệu dồi dào cho ngành
chăn nuôi mà giá thành lại rẻ.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ sắn và các sản phẩm
sắn gắn liền với nguy cơ ngộ độc thực phẩm do
sự hiện diện của cyanua tổng bao gồm cyanua tự
do và hợp chất chứa cyanua. Dạng tồn tại chủ yếu
của hợp chất chứa cyanua là linamarin, chiếm một
lượng lớn từ 80 đến 96% [7]. Sự thủy phân linamarin
bởi linamarase (β – glucosidase (một enzyme nội
sinh hoặc sinh ra từ các vi sinh vật ) giải phóng acid
cyanhyric, là hợp chất độc [7] (hình 1).
Độc tính gây ra bởi gốc cyanua (CN ¯) [14].
Cyanua sinh ra nhanh chóng chuyển sang thiocyanate,
được phân phối rộng rãi trong cơ thể con người, với
nồng độ cao nhất là ở gan và thận. Thiocyanate cản
trở khả năng sử dụng iốt của cơ thể [17].
Độc tính cao hơn khi gốc cyanua liên kết chặt
chẽ với hemoglobin, ức chế quá trình vận chuyển
oxy làm cho cơ thể thiếu oxy. Việc bắt giữ CN ¯ của
hemoglobin là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm
ngăn chặn CN ¯đi vào bên trong các tế bào, liên
kết chặt chẽ với nhân Fe2+ và Cu2+ trong hệ thống
enzyme hô hấp cytochrome, thực hiện chức năng
vận chuyển điện tử trong chuỗi phản ứng hô hấp tế
bào. Nhưng chính phản ứng tự vệ này đã làm cho
hemoglobin mất khả năng vận chuyển oxy, dẫn đến
ngạt thở, da bầm tím, suy nhược thần kinh, tê liệt
toàn bộ hệ thống thần kinh và gây chết nhanh do bị
ngộ độc. Vấn đề lớn đối với thực vật bậc cao và các
vi sinh vật là cyanua cản trở con đường phosphoril
hóa, oxy hóa bằng cách kết hợp với cytochrome –
oxidate và ức chế sự vận chuyển điện tử, do đó ức
chế sự hình thành ATP [12].
Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa linamarin và acid cyanhydric trong cơ thể người và động vật [6], [17]
Ngoài ra, sự thủy phân linamarin còn diễn ra trong
môi trường acid và môi trường kiềm, nên khi đi vào
cơ thể người thì linamarin sẽ nhanh chóng chuyển
thành cyanua. Mặt khác, linamarin đi vào cơ thể
người chỉ một phần được bài tiết qua nước tiểu [10].
Linamarin cũng đã được cho là yếu tố nguy cơ gây
suy yếu khả năng dung nạp glucose dẫn đến bệnh
đái đường [19], gây bướu cổ, đần độn, liệt hai chi
dưới và rối loạn hệ thần kinh [17].
Do vậy việc định lượng cyanua tổng (cyanua tự
do và linamarin) trong sắn và bã sắn là cần thiết. Để
phản ánh nguy cơ nhiễm độc khi sử dụng làm thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi, chúng tôi tiến hành
thực hiện nghiên cứu này.
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu
Sắn tươi (giống sắn KM98-5) được thu mua ở
cùng thời điểm thu hoạch trong năm từ các huyện
Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa
(tỉnh Khánh Hòa). Sắn tươi được rửa sạch, bổ
dọc từng củ thành tám phần bằng nhau, cắt lát
mỏng, trộn đều và cho vào hộp đựng mẫu có nắp
đậy kín. Bã sắn tươi và bã sắn khô được lấy từ
các hộ chế biến sắn thủ công và Nhà máy Chế
biến sắn Ánh Tuyết, Cam Hải Tây, Cam Ranh
(Khánh Hòa).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 197
Hóa chất sử dụng trong phân tích là các hóa
chất chuẩn, tinh khiết.
2. Thu linamarin
Linamarin được sử dụng để xác định khả năng
thủy phân của enzyme linamarase. 5 g lá sắn non
được cắt nhỏ, giã với 5 ml HCl 0,1 M bằng cối chày
thủy tinh, lọc thu dịch đục màu hồng. Tiến hành li
tâm, thu được dịch trong nổi lên trên. Khoảng 7 ml
chất dịch này được lấy ra bằng pipet Pasteur. Dịch
này có chứa linamarin và linamarase (bất hoạt trong
HCl 0,1M), được bảo quản ở - 20oC [15].
3. Thu linamarase từ nhựa sắn
Thu linamarase từ nhựa sắn (nhựa cây). Nhựa
được thu trực tiếp trên cây sắn ở cuối thân của
cuống lá sắn, sau đó trộn với nước cất trên cơ sở 10
ml cho 0,1 g nhựa sắn, dịch lọc này chứa enzyme
thô, bảo quản ở nhiệt độ đông sâu [16].
4. Xác định hoạt độ của linamarase
Hoạt độ của linamarase được xác định theo
phương pháp của Rezaul Haque M. [16]. Hoạt độ
linamarase là lượng linamarase xúc tác để thủy phân
1 ml linamarin tạo thành 1µmol HCN trong thời gian 1 phút.
5. Xác định hàm lượng ẩm của sắn và bã sắn
Hàm lượng ẩm của sắn tươi, bã sắn tươi và
bã sắn khô được xác định theo tiêu chuẩn TCVN
4326:2001 [5].
6. Xác định lượng linamarase thích hợp nhằm
thủy phân hoàn toàn linamarin
Một lượng (0; 0,09; 0,37; 0,75; 1,12; 0,025;
1,31; 1,5 đơn vị) linamarase thu từ nhựa lá sắn non
được thêm vào trong bình kín chứa 10 g bã sắn tươi
(ứng với 1,7g khối lượng khô), phản ứng thủy phân
diễn ra ở 30 ± 2oC trong 15 phút. Tiến hành xác định
hàm lượng HCN được giải phóng.
7. Xác định hàm lượng cyanua tổng số trong sắn
và bã sắn
Acid cyanhydric tự do trong sắn và bã sắn
được định lượng bằng cách ngâm 10 – 20g mẫu
trong nước và dùng hơi nước chưng cất lôi cuốn
chuyển acid cyanhydric vào dung dịch NaOH 2,5%.
Sau đó chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung
dịch AgNO3 0,02 N với sự có mặt của KI 5% [1].
Tuy nhiên, phương pháp này không thể định lượng
linamarin tồn tại bên trong tế bào. Do đó, sử dụng
linamarase có nguồn gốc từ nhựa lá sắn non ở pH
tự nhiên để thủy phân linamarin giải phóng acid
cyanhydric, phản ứng diễn ra ở 30 ± 20C trong 15
phút, sau đó tiến hành định lượng acid này.
8. Xử lý thống kê
Số liệu trong báo cáo là kết quả trung bình của
ba lần phân tích trình bày ở dạng trung bình ± SD.
Kết quả được phân tích thống kê và vẽ đồ thị bằng
phần mềm Excel. Giá trị của p < 0,05 được coi là có
ý nghĩa về mặt thống kê.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Xác định hoạt độ của linamarase thu được từ
nhựa lá sắn non
Việc xác định hoạt độ linamarase thu được từ
nhựa lá sắn non cho thấy: với 0,1 ml linamarase
được thêm vào trong một ống chứa 1 ml linamarin ở
30 ± 20C trong 15 phút thì giải phóng 75,6 µg cyanua
tự do và giải phóng 156,2 µg cyanua tổng. Như vậy,
hoạt độ linamarinase thu được từ nhựa và lá sắn
trong nghiên cứu này là 1,87 U/ml. Giá trị này lớn
hơn so với kết quả nghiên cứu của Rezaul Haque
(1999) (1,2 U/ml [16]) và lớn hơn trong báo cáo của
Ogbonnaya (2011) – trong đó hoạt độ linamarase
thu được từ vi sinh vật là 1,41 U/ml [13].
Hình 2. Hàm lượng HCN giải phóng khi sử dụng linamarase
2. Xác định lượng linamarase thích hợp thủy phân hoàn toàn linamarin trong cơ chất
Kết quả xác định lượng linamarase thủy phân linamarin có trong cơ chất dư được thể hiện ở hình 2.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
198 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 4. Hàm lượng cyanua trong bã sắn tươi
từ nhà máy chế biến sắn
Hình 5. Hàm lượng cyanua trong bã sắn tươi
từ các hộ chế biến sắn thủ công
Sử dụng linamarase thủy phân linamarin trong
bã sắn tươi cho thấy: hàm lượng cyanua tự do
trong mẫu bã sắn tươi là 103,18 mg/kg khối lượng
khô. Hàm lượng cyanua tổng được giải phóng là
249,92 mg/kg khối lượng khô. Như vậy, lượng
cyanua tổng gấp 2,4 lần so với lượng cyanua tự
do. Kết quả trên cũng đã chỉ ra rằng trên 1,3 đơn
vị hoạt độ linamarase thì cyanua tổng được giải
phóng trong quá trình thủy phân không đổi. Vì thế,
trong nghiên cứu này tiến hành chọn một lượng
linamarase lớn hơn 1,5 đơn vị/10 g khối lượng tươi
(1,7g khối lượng khô) để định lượng cyanua tổng
trong sắn và bã sắn.
3. Hàm lượng cyanua tổng trong sắn tươi ở tỉnh
Khánh Hòa
Hàm lượng cyanua tổng trong sắn tươi ở tỉnh
Khánh Hòa được thể hiện ở hình 3. Sắn tươi sử
dụng làm thức ăn cho người và gia súc có hàm
lượng cyanua cao, điều này dẫn đến khả năng ngộ
độc cao khi dung nạp vào cơ thể một lượng quá lớn.
Sắn tươi trồng ở huyện E có hàm lượng cyanua tự
do và cyanua tổng cao nhất là 137 mg/kg khối lượng
khô và 331 mg/kg khối lượng khô. Sắn tươi trồng
ở huyện A có hàm lượng cyanua tự do và cyanua
tổng thấp nhất là 65 mg/kg khối lượng khô và
161,1 mg/kg khối lượng khô. Kết quả này phù hợp
với kết quả của Cereda (1996), hàm lượng HCN
trong sắn dao động từ 30 – 150 mg/kg khối lượng
khô [7]; kết quả của Eric Mantey Obilie (2004), hàm
lượng HCN từ 63 – 110 mg/kg khối lượng khô [8];
kết quả của Trần Thị Hoan (2012), hàm lượng HCN
từ 30 – 400 mg/kg khối lượng khô [6].
Hình 3. Hàm lượng cyanua trong sắn tươi tại các huyện ở tỉnh Khánh Hòa
Nhìn vào biểu đồ cũng cho ta thấy, hàm lượng cyanua tự do dao động từ 41 – 50% lượng cyanua tổng/trọng
lượng khô. Kết quả này phù hợp với báo cáo của Kobawila (2005), hàm lượng cyanua tự do chiếm 43% lượng
cyanua tổng/trọng lượng khô [10]. Điều đó chứng tỏ rằng nếu chỉ ngâm mẫu có mặt cyanua trong nước và dùng
nhiệt để lôi cuốn HCN theo hơi nước thì chỉ có thể xác định được cyanua ở dạng tự do mà không thể xác định
được cyanua ở dạng hợp chất. Do đó, không thể xác định được hàm lượng cyanua tổng.
3. Hàm lượng cyanua tổng trong bã sắn tươi
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 199
Để sử dụng bã sắn tươi qua quá trình chế biến
tinh bột sắn làm thức ăn chăn nuôi thì hàm lượng
acid cyanhydric phải nằm trong tiêu chuẩn cho phép
100 mg/kg khối lượng khô [4]. Nhìn vào biểu đồ ta
thấy: chỉ có hàm lượng cyanua tự do trong bã sắn
tươi từ nhà máy chế biến và từ hai hộ chế biến sắn
thủ công thấp hơn 100 mg/kg khối lượng khô. Bã
sắn tươi từ nhà máy chế biến sắn có hàm lượng
cyanua tự do HCN cao nhất là 100 mg/kg khối lượng
khô, thấp nhất là 57 mg/kg khối lượng khô. Bã sắn
tươi từ hộ chế biến sắn thủ công có hàm lượng
HCN tự do cao nhất 111,9 mg/kg khối lượng khô,
thấp nhất là 61,3 mg/kg khối lượng khô hàm lượng
cyanua của. Hàm lượng cyanua tổng của bã sắn tươi
từ nhà máy chế biến sắn cao nhất là 241 mg/kg khối
lượng khô, thấp nhất là 126 mg/kg khối lượng khô.
Hàm lượng cyanua tổng của bã sắn tươi từ các hộ
chế biến sắn thủ công cao nhất là 270,18 mg/kg khối
lượng khô, thấp nhất là 142,6 mg/kg khối lượng khô.
Kết quả này lớn hơn kết quả trong báo cáo của
Bùi Quang Tuấn (2008), trong đó hàm lượng HCN
trong bã sắn tươi 200,35 mg/kg [18]. Nhìn chung,
bã sắn tươi từ nhà máy có hàm lượng cyanua tổng
thấp hơn so với bã sắn tươi từ các hộ chế biến
thủ công và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này
có thể do quá trình sản xuất tinh bột sắn ở nhà máy
được xử lí qua nhiều công đoạn như: băm, mài,
nghiền, tẩy màu, ép tách bã, cô đặc, li tâm tách nước,
sấy khô nên hàm lượng HCN tổng đã được loại bỏ
trong các công đoạn đó. Như vậy, hàm lượng cyanua
tổng của bã sắn tươi từ nhà máy chế biến sắn hay từ
các hộ chế biến thủ công đều vượt quá giới hạn cho
phép khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
4. Hàm lượng cyanua tổng trong bã sắn khô
Kết quả định lượng cyanua tổng trong bã sắn
khô từ nhà máy chế biến sắn được thể hiện ở hình 6.
Hình 6. Hàm lượng cyanua trong bã sắn khô từ nhà máy chế biến sắn
Do quá trình phơi nắng dài ngày, hàm lượng
cyanua tổng và cyanua tự do trong bã sắn khô
giảm đi đáng kể nhưng độc tố cyanua vẫn còn tồn
tại bên trong bã sắn. Cụ thể là, hàm lượng cyanua
tổng cao nhất là 77,9 mg/kg khối lượng khô, thấp
nhất là 40,44 mg/kg khối lượng khô. Hàm lượng
cyanua tự do cao nhất là 38,6 mg/kg khối lượng
khô, thấp nhất là 26,3 mg/kg khối lượng khô. Kết
quả này phù hợp với báo cáo của Bùi Quang Tuấn
(2008), hàm lượng cyanua trong bã sắn khô là
78 mg/kg khối lượng khô [18] và được chứng minh
bởi Muzanila (1999) [11].
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt độ của linamarase từ nhựa lá sắn non là
1,87 U/ml. Sử dụng một lượng linamarase lớn hơn
1,5 đơn vị/10 g khối lượng tươi (1,7 g khối lượng khô)/
15 phút/30 ± 2oC để thủy phân trong sắn và bã sắn.
Sắn tươi và bã sắn tươi có hàm lượng cyanua
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể là, hàm
lượng cyanua trong sắn tươi, bã sắn tươi từ
nhà máy, bã sắn tươi ở các hộ chế biến sắn thủ
công lần lượt là 331 ± 2,60 mg/kg khối lượng
khô, 241 ± 9,7 mg/kg khối lượng khô và
270,18 ± 32,943 mg /kg khối lượng khô. Đối với bã
sắn khô có hàm lượng cyanua là 77,9 ± 5,24 mg/kg
khối lượng khô.
2. Kiến nghị
Khi sử dụng sắn và bã sắn tươi làm thực phẩm
cho người và thức ăn chăn nuôi cần lưu ý đến nguy
cơ nhiễm độc cyanua.
Nghiên cứu khử cyanua tổng trong sắn và bã
sắn để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
200 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch quý I năm 2013 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2. Trần Thị Hoan, 2012. Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ lương phượng.
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Đại học Thái Nguyên.
3. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả, Bùi Văn Lợi, 2008. Đánh giá giá trị dinh dưỡng của bã sắn công nghiệp ủ chua với các
phụ gia để làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Tạp chí Khoa học. Đại học Huế. Số 46.
4. 10 TCN 604:2004. Nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng acid cyanhydric.
5. QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT: 7.
6. TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999). Thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.
Tiếng Anh
7. Cereda, M.P., Mattos, M.C.Y., Venom Anim, J., 1996. Linamarin - The toxic compound of cassava. Journal of Venomous
Animals and Toxins, 2: 6-12.
8. Eric, M.O., Kwaku, T.D., Amoa, A., Wisdom K., 2004. Souring and breakdown of cyanogenic glucosides during the
processing of cassava into akyeke. International Journal of Food Microbiology, 93: 115-121.
9. Food outlook 2012.
10. Kobawila, S.C., Louembe, D.,Keleke, S., Hounhouigan J., Gamba, C., 2005. Reduction of the cyanide content during
fermentation of cassava roots and leaves to produce bikedi and ntoba mbodi, two food products from Congo. African Journal
of Biotechnology, 4 (7): 689-696.
11. Muzanila, Y.C., Brennan, J.G. and King., R.D., 1999. Residual cyanogens, chemical composition and afl atoxins in cassava
four from Tanzanian villages. Food Chemistry, 70: 45-49.
12. Nartey, F., 1981. Cyanogenesis in tropical feeds and feedstuffs. Cyanide in Biology London: Academic Press: 115-132.
13. Ogbonnaya, N. and Florence Onyebuchi, A., 2011. Linamarase Enzyme from Lactobacillus delbrueckii NRRL B-763:
Purifi cation and Some Properties of a β-Glucosidase. J. Mex. Chem. Soc. 55 (4): 246-250.
14. Oke, OL., 1969. The role of hydrocyanic acid in nutrition. World Rev. Nutr. Dietetics, 11: 170-198.
15. Rezaul Haque and Bradbury, M., Howard, J., 2004. Preparation of linamarin from cassava leaves for use in a cassava cyanide
kit. Food Chemistry, 85: 27-29.
16. Rezaul Haque M., Bradbury, 1999. Preparation of linamarase solution from cassava latex for use in the cassava cyanide kit.
Food Chemistry, 67: 305-309.
17. Tchango Tchango, J., Bikoï, A., Achard, R., Escalant, J.V., Ngalani, J. A., 1999. Cassva: Post-harvest Operations. Centre de
Recherches Regionales sur Bananiers et Plantains Cameroon (CRBP): 1-126.
18. Tuan Bui Quang, 2008. A study on cassava residue preservation for dairy cattle feeding. Hanoi Agricultural University.
19. Yessoufou, A., Ategbo, JM., Girard, A., Prost, J., Dramane, KL., Moutairou, K., Hichami, A., Han, NA., 2002.
Cassava-enriched diet is not diabetogenic rather it aggravates diabetes in rat. Fundam Clin Pharmacol, 20 (6): 579 - 586.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_ham_luong_cyanua_tong_trong_san_va_ba_san.pdf