Báo cáo môn hoa thảo cây đô thị

Trong nông nghiệp - Trong trồng trọt: Cúc vạn thọ được sử dụng để đẩy lùi giun tròn, nó có hiệu quả nhất chống lại các loài tuyến trùng Pratylenchus penetrans gây bệnh cho cây trồng. Trong các tài liệu của Thái Lan đã chứng minh được cúc vạn thọ có khả năng hấp thụ thạch tính (asen) tích lũy khoảng 41% trong lá, đây là loài có thể cải thiện đất ô nhiễm bởi chất trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Cúc vạn thọ chứa α-Tertienyl là một trong những thành phần quan trọng của hoạt tính sinh học giúp cải thiện đất. - Trong chăn nuôi: Nó được sử dụng làm thực phẩm cho gà, giúp tăng lòng đỏ trứng và màu sắc của vỏ tươi sáng, đậm hơn. Trong công nghiệp thực phẩm - Tinh đầu hoa cúc vạn thọ màu vàng/màu cam là màu thực phẩm phổ biến(E161b). Nó được chấp thuận cho sử dụng ở các nước châu Á trong khối EU, Úc và New Zealand. Tuy nhiên bị cấm ở Mỹ. - Màu sắc vàng ngô trong các món ăn Ấn độ chính là màu sắc phụ gia được chiết xuất từ cúc vạn thọ. Tại Campuchia, lá  non của cúc vạn thọ đươc sử dụng như một loại rau gia vị.

pptx34 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo môn hoa thảo cây đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO MÔN HOA THẢO CÂY ĐÔ THỊNguyễn Quang VinhMSV:1253112051GVHD: Đào Thanh Mai2Nội dung bài thuyết trình gồm:Kỹ thuật trồng hoa cắt – HOA CÁT TƯỜNGKỹ thuật trồng hoa trong chậu – HOA HỒNG MÔNKỹ thuật trồng cây bụi – ĐỖ QUYÊnKỹ thuật trồng cây dây leo – SỬ QUÂN TỬKỹ thuật trồng hoa thảm – CÚC VẠN THỌKỹ thuật trồng hoa cắt:1.Bón lót:-Cách bón lót:1/Phân trộn đều với đất ở độ dày 20cm, từ mặt luống2/Phân lót trải thành 1 lớp dày rồi phủ đất trồng 15-20 cm ở trên3/Bón theo hốc trồng cây2. Làm đất:3. Lên luống:4. Trồng cây:Hoa cát tường hay hoa lan tường ( Eustoma russellianum )Họ: GentianaceaeChi: EustomaBộ: Gentianales1. Đặc điểm sinh trưởng     Hoa cát tường là loài hoa dại có nguồn gốc từ Bắc mỹ. Là loài cây có khả năng chịu rét tương đối trên đồng cỏ     Màu nguyên thủy là màu xanh     Hoa Cát tường phát triển tốt ở điều kiện 70 – 80 Klux (ánh sáng tự nhiên. Hoa cát tường thích hợp với vụ dài ngày, có số giờ chiếu sáng trong ngày tối ưu là 16 giờ trong ngày thì sẽ cho chất lượng bông cao nhất.     Nhiệt độ tối thích cho hoa cát tường sinh trưởng và phát triển là từ 18 – 20 độ C vào ban ngày và 15 – 18 độ C vào ban đêm.    Độ ẩm khoảng 70% được xem là lý tưởng.     Tính cả thời gian từ lúc gieo hạt cho đến khi cây ra hoa là từ 20 – 23 tuần.2. Kỹ thuật trồng hoa Cát tường        Ươm giống     Hạt giống hoa cát tường tương đối nhỏ (khoảng 19.000 hạt/gam) nên khó gieo trực tiếp ra đồng. Thường gieo vào vỉ xốp loại 200 lỗ. Gía thể dùng ươm thường là 30% xơ dừa + 30% đất mùn + 25% đất Feralit đỏ (đất mới) + 5% super lân và 10% phân chuồng ủ hoai mục. pH của giá thể vào khoảng 6 – 6,5. Sau khi gieo vào giá thể cần giữ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt là 20 – 22 độ C. Quá trình nảy mầm diễn ra trong vòng từ 10 – 20 ngày. 3 tháng sau khi gieo, cây có 2 - 3 bộ lá thì có thể xuất vườn ươm để trồng ra ngoài đồng    Cát tường là cây ưa sáng nhưng cũng chỉ cần ánh sáng vừa phải vì vậy khi mùa hè chậu hoa cát tường cần được đưa vào chỗ râm mát.  Với nhiệt độ ban ngày cao hơn 28 độ cây sẽ bị rút ngắn thời gian sinh trưởng, chất lượng hoa xấu và hoa sẽ nở sớm.       Đất trồng     Cát tường sẽ sinh trưởng tốt nếu đất trồng có hàm lượng chất hữu cơ cao. Tưới nước     Sau khi trồng xong cần tưới 2-3 lần một ngày. Nên tưới vào lúc 5 giờ sáng, 10 giờ sáng và 2 giờ chiều để cây nhanh bén rễ vào đất. Sau 10-15 ngày, khi cây đã bén rễ các bạn giảm lượng tưới nước xuống 1-2 lần/ ngày tùy vào điều kiện thời tiết.       Bón phân     Trong tám tuần đầu các bạn cần kết hợp tưới nước và bón phân vào chậu hoa để cây chóng lớn, phát triển mạnh.Tỉa nụ hoa     Sau khi trồng từ 10-13 tuần chậu hoa cát tường sẽ cho nụ hoa đầu tiên. Các bạn cắt bỏ nụ hoa đầu tiên này để các chồi bên cho hoa đồng loạt. Sau một đợt hoa như vậy thì khoảng 6-8 tuần cây sẽ ra hoa đợt thứ hai.     Các bạn cũng nên tiến hành bấm ngọn để cây có thể đâm chồi từ nách lá. Bấm ngọn lần thứ nhấ khi cây được một lóng thân. Tiến hành bấm ngọn lần thứ hai cách lần bấm ngọn thứ nhất 15 ngày.     Các bạn cũng cần chú ý đến các loại sâu ăn lá, nhện đỏ và các bệnh thường gặp khi trồng hoa cát tường.3. Ứng dụng:Hoa cát tường mang ý nghĩa với đúng tên gọi của nó là sự may mắn nên rất được coi trọng để làm vật biếu hay tặngKỹ thuật trồng hoa trong chậuChuẩn bị đất: khi phối trộn giá thể, tính theo tỷ lệ thể tích:Trộn đất phù sa, xỉ than, trẩu hun, phân bón ( 15kg phân chuồng hoai mục + 15 kg phân chuồng hoai + 2kg vôi bột) theo tỷ lệ 3:3:3:1Có thể bổ sung thêm xơ dừaChuẩn bị chậu:1.Lựa chọn chậu sao cho đáy bầu cây cách đáy chậu ít nhất là 5 cm, đường kính bầu cây nhỏ hơn đường kính chậu ít nhất là 5 cm để cây đủ không gian phát triển2. Cọ chậu sạch sẽ3. Chậu có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Che lỗ thoát nước, tấm đan kim loại, xỉ thanKỹ thuật trồng cây trong chậu:1.Cho vào chậu khoảng 2/3 đất2. Cắt bỏ túi bầu của cây. Chú ý không làm vỡ bầu3. Đặt cây vào chậu ở chiều sâu đã chọn4. Lấp đất ( thấp hơn miệng chậu 1cm)5. Tưới nướcHồng Môn (Anthurium andraeanum)Chi: AnthuriumHọ: AraceaeBộ: AlismatalesLoài cây này có thân ngắn, thường mọc thành bụi, sống lâu năm, sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Lá mọc tập trung trên mặt đất, lớn, dạng bầu dục thuôn nhọn đầu, gốc tim, cuống dài cong, rũ xuống. Lá mùa xanh bóng dài, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Mo dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân xanh. Cụm hoa cong màu vàng nhạt, nạc. Quả mọng.I. Yêu cầu ngoại cảnh: Hồng môn là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa mát, chịu được bóng râm và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp từ 70 - 80%, nhiệt độ từ 18 - 20oC. - Đất trồng: Đất cần tươi xốp, giữ độ ẩm tốt,  có thể sử dụng Đất sạch trộn sẵn đang có mặt trên thị trường. II. Kỹ thuật trồng, chăm sóc 1. Thời vụ trồngTrồng Hồng Môn chậu trong nhà có mái che, thời vụ trồng thích hợp nhất là vào vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu lúc nhiệt độ mát mẻ: tháng 9-10.2. Chuẩn bị nhà cheCó thể trồng trong nhà đơn giản hoặc nhà hiện đại. Tuy nhiên, Hồng Môn là cây ưa bóng, với điều kiện mùa hè nước ta cần chuẩn bị 1-2 lớp lưới đen để giảm cường độ chiếu sáng cho cây.3. Chuẩn bị giá thể, chậu trồng cây- Giá thể đảm bảo độ thông thoáng, tơi xốp. Giá thể trồng là ½ xơ dừa + ¼ trấu hun + ¼ phân chuồng.- Chậu trồng: Tùy từng tuổi cây chọn chậu trồng có kích thước khác nhau Cây mới xuất vườn: chậu có đường kính 5 cm. Cây 6 tháng 10 cm. Cây 1 năm 15 cm4. Kỹ thuật trồng và chăm sóca. Kỹ thuật trồng- Chọn cây giống: cây invitro sau 2 tháng ra ngôi, cao 10-15cm, 5-6 lá, 5-7 rễ, dài 3-5 cm, không có vết sâu bệnh.- Xử lý nấm bệnh giá thể trồng: dùng Daconil 75WP hoặc Rhidomil Gold 68%WP (pha tỷ lệ 20-25g/10 lít nước) phun đều trên mặt giá thể đã được tãi mỏng.- Cách trồng: Lấy cây con ra khỏi bâu cũ, đặt vào chậu mới, đường kính tùy theo tuổi cây dùng giá thể đã trộn sẵn và xử lý nấm bệnh  thêm đều vào xung quanh, ấn nhẹ tay, đảm bảo cây không bị vỡ bầu, sau đó tưới nước nhẹ, trong vòng 7 - 10 ngày không được tưới NPK nhưng cần giữ ẩm. Sau khi cây ổn định rễ, không bị héo, tiến hành tưới phân cho cây. Hòa loãng phân để tưới, kết hợp khi tưới nước.b.. Kỹ thuật tưới nướcTùy từng thời vụ và tình trạng của cây mà có chế độ tưới nước khác nhau nhưng cần đảm bảo chậu không bị khô quá, cũng không bị úng nước. Có thể dùng phương pháp tưới phun lên toàn cây hoặc tưới vào từng gốc. c. Kỹ thuật bón phânBón phân nên kết hợp với tưới nước. Cách 7 - 10 ngày tưới một đợt phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng với nồng độ 1 kg/300 lít nước. Ngoài việc tưới phân NPK cho cây cần phun thêm phân bón lá Plant soul 3 với nồng độ 1/800, định kỳ 7 ngày phun/lần.d. Kỹ thuật che giảm ánh sáng  Vào mùa hè dùng 2 lớp lưới đen (dệt kim), che cao 2,0– 2,5 m để đảm bảo giảm bớt được 70% cường độ ánh sáng. Vào mùa đông tùy vào điều kiện thời tiết có thể để 2 lớp, 1 lớp lưới hay kéo cả 2 lớp lưới vào. III. Thu hoạch và bảo quản hoa- Thời điểm thu hoạch: tùy theo nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Hồng Môn là cây lâu năm nên cho thể bán khi cây được 1-2 năm tuổi.- Vận chuyển: cho từng chậu vào túi ni lông, sau đó xếp chặt các chậu trong thùng cattong với kích thước 40 x 60 x 70 cm.- Chăm sóc trong quá trình sử dụng: để chậu hoa ra ngoài ánh sáng 1-2h (8-10h) mỗi ngày. Tùy vào độ ẩm của chậu có thể 3-4 ngày tưới nước/1 lần và định kỳ 10-15 ngày dùng phân Plant soul (20-20-20+Te) phun 1 lần với nồng độ pha loãng là 1/800. IV. Phòng trừ sâu bệnh1. Sâu hại: Nhện, Rệp2. Bệnh hại:a. Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng: gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũnb. Bệnh thối cây do vi khuẩn (Xanthomonas): Bệnh do trung gian truyền bệnh là bọ trĩ chích hút. V. Ứng dụng:Cây hồng môn dùng làm cây thủy sinh để bàn, cây hoa để bàn, cây trang trí nội thất.Kỹ thuật trồng cây bụi-Xác định vị trí trồng cây- Đào hố trồng: hố trồng cây phải có kích tước lớn hơn bầu cây 20- 25 cm ( cả chiều ngang và chiều sâu ). Bổ sung lớp đất mỏng tơi xốp, giàu dinh dưỡng xuống đáy hố- Đặt cây trồng vào giữa hố, cắt bỏ dây buộc bầu-Lấp đất; không nên ấn, nện để làm chặt gốc. Lưu ý: cây trồng không bị lộ rễ- Đóng cọc nếu cần thiết- Tạo một mép gờ cao khoảng 10cm- Dùng nước tưới để làm chặt gốcĐỗ Quyên (Rhododendron simsii)Chi: RhododendronHọ: EricaceaeBộ: EricalesCây bụi thường xanh, lá mọc lệch, hoa ở đỉnh. Hoa đỗ quyên bỉ là loại hoa đẹp nhất, nhiều kiểu và nhiều màu nhất trong c ác loại hoa đỗ quyên. Thân thấp, tán dày, lá dày; hoa đơn sắc, xen kẽ màu,chấm hồng,đốm, ánh kimđơn tràng và nhiều tràng.1.Đặc điểm: Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp.Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C. Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên. Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%. Phân bón: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Đỗ quyên cần được đáp ứng đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng2.Kỹ thuật trồng: a. Kỹ thuật làm đất- Đất trồng hoa đỗ quyên phải có đủ các yếu tố sau: đất phải tơi xốp, thoát nước tốt, thông thoáng , nhiều mùn chất dinh dưỡng, đủ phân bón. Độ pH khoảng từ 4 – 5 là tốt nhất.- Cách pha trộn đất dùng để trồng hoa đỗ quyên: dùng 2 phần đất mặt trên núi phong hoá + thêm 1 phần lá rụng + thêm 1 phần phân động vật ăn cỏ, trộn ủ khoảng 1 năm. Ngoài ra cũng có thể trộn đất theo công thức: 3 phần đất tầng mặt trên + thêm 3 phần phân ngựa + 3 phần lá mục + thêm 1 phần nước giải, trộn đều, phân thành lớp, ủ trong khoảng 1 đến 2 năm.b. Kỹ thuật chăm sóc- Kỹ thuật tưới nước: Cây hoa đỗ quyên có bộ rễ khỏe mạnh nó không chịu hạn tốt cũng như ngập úng lâu. Nếu hạn hoặc úng nhiều quá đều khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, lá vàng, hoa rủ. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.- Nước tưới cho đỗ quyên là nước tự nhiên hay nước sông, ao hồ và cuối cùng là nước máy. Muốn tăng độ PH cho nước tưới ta cần cho thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn.- Kỹ thuật bón phân: Cây Đỗ quyên không phải là loại cây phàm ăn, nên cần chú ý khi bón phân. Nếu ta bón nhiều phân, hay bón phân quá đặc còn ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của cây. Muốn  có hoa to và đẹp nhất thiết phải bón một lượng phân thật phù hợp, theo kinh nghiệm của nhà vườn là: Phân khô thì bón ít, phân nước nên pha loãng. c. Một số chú ý khi bón phân:-Vào Mùa hè Không nên bón nhiều phân để tránh vàng lá, rụng lá.-Vào Mùa hè cây đỗ quyên sinh trưởng bình thường và đang trong vào giai đoạn sinh trưởng có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) kich thích ra nụ hoa. Lưu ý sau mỗi lần bón phần cần phải tăng cường tưới nước và xới đất. Sau khi kết thúc mùa đông không cần bón phân.3. Phòng trừ sâu hại- Loài Nhện đỏ chủ yếu gây hại trên hoa.- Rệp ống thường gây hại trên lá cây, cành non và hoa. - Nhện râu ngắn gây hại chủ yếu trên lá và cành non chúng phát sinh mạnh nhất vào mùa hè. Nên dùng Sumithion 0,2% phun diệt.- Bệnh thối rễ: Bệnh này làm cho cây bị khô héo hoặc chết- Để có những cây đỗ quyên làm cây cảnh đẹp nên chú ý một số bệnh trên cây như : bệnh đốm nâu , bệnh lá vàng do thiếu sắt4. Ứng dụng:Đỗ quyên dùng làm cây để bàn, cây hoa để bàn ra rất nhiều hoa và thời gian kéo dài, trong thời gian ra hoa có thể để cây cảnh ở trong nhà để thưởng thức, còn bình thường thì nên để bên ngoài. Đỗ quyên thân thấp nên đặt nhiều chậu cạnh nhau ở cạnh cửa sổ, tạo cảm giác rậm rạp, tươi tốt, giúp bạn có cảm giác như đang ở giữa thiên nhiên.Kỹ thuật trồng cây dây leoKỹ thuật trồng: Vị trí trồng dựa trên nhu cầu của dây leo về giá đỡ. Thông thường từ vị trí trồng cây đến giá đỡ là khoảng 20 -40 cm-Đào hố trồng: hố trồng cây phải có kích thước lớn hơn bầu cây 15 -20 cm ( cả chiều ngang lẫn chiều sâu )- Bổ sung lớp đất mỏng tơi xốp, giàu dinh dưỡng xuống đáy hố- Đặt cây, buộc thân cây vào cọc giữ cây thẳng đứng-Lấp đất: không nên ấn, nện để làm chặt gốc- Cây trồng không bị lộ rễ- Dùng nước tưới để làm chặt gốcCây Sử Quân Tử ( Quisqualis indica)Chi: CombretumHọ: họ bàng CombretaceaeBộ: MyrtalesSử quân tử là một loại dây leo, hay nói cho đúng là loại cây mọc tựa vào cây khác hoặc hàng rào. Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, phía cuống hơi tròn hình tim, dài 7-9cm, rộng 4-5cm, cuống ngắn. Hoa hình ống, lúc đầu màu trắng, sau chuyển hồng và đỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài 4-10cm. Quả khô, hình trứng nhọn, dài 35mm, dày 20mm, có 5 cạnh dọc hình 3 cạnh, chứa một hạt dài phía dưới hơi rộng, phía đầu hơi mỏng, có 5 đường sống chạy dọc.1.Đặc Tính:Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.Phù hợp với: Cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình. Nhân giống từ hạt và giâm cànhCây sử quân tử là cây công trình, cây dây leo giàn thường được trồng trên những vỉa hè hẹp hoặc trên hành lang của những cây cầu, theo những giàn sắt uốn lượn đủ kiểu, 2. Cách nhân giống:Để nhân giống cây Sử Quân Tử có thể sử dụng 2 phương pháp là giâm cành và gieo hạt.Phương pháp gieo hạt nên lựa chọn những quả Sử Quân Tử to, phơi khô để lấy hạt. Ngâm 6 – 8 tiếng hạt trong nước ấm rồi mang ra gieo, thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho hạt. Phương pháp gieo hạt rất dễ thực hiện nhưng phải 1 – 2 tháng sau cây mới nảy mầm và phải 2 năm sau cây mới có hoa.Phương pháp giâm cành được sử dụng phổ biến hơn bởi chỉ cần cắt cành giâm xuống đất thì sau 15 – 20 ngày cây đã ra rễ và khoảng 1 năm sau là cây có hoa.3. Kỹ thuật chăm sóc:- Cũng như các loại cây hoa leo khác, Sử Quân Tử ưa nắng nên thích hợp trồng ở nơi có ánh nắng tự nhiên nhiều, thoáng đãng để có đủ điều kiện sinh trưởng tốt và cho nhiều hoa.- Cây Sử Quân Tử khỏe, trồng được trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát - Hàng ngày cần tưới nước cho cây nhưng Sử Quân Tử không chịu được.- Không cần bón quá nhiều phân cho cây Sử Quân Tử đặc biệt là trong giai đoạn cây đang nở nhiều hoa. - Cây Sử Quân Tử khỏe, ít sâu bệnh nên chỉ cần cắt tỉa các lá vàng, lá héo, cành khô để cho cây phát triển.Sử Quân Tử là loài hoa leo đẹp, rất thích hợp cho nhà phố để gia tăng tính thẩm mỹ và chống nóng cho ngôi nhà.Ứng dụng:Sử quân tử là một vị thuốc được dùng từ lâu đời. Sách địa chí (cổ) chép: Quách sứ quân ở Phiên Châu chữa trẻ em phần nhiều chỉ dùng một vị này, từ đó về sau các nhà làm thuốc mới gọi là sử quân tử.Trên thực tế, sử quân tử thường được dùng chữa giun đũa với liều 3-5 nhân cho trẻ em, 10 nhân cho người lớn, tối đa 20g, 3 giờ sau khi uống, nên uống một liều thuốc tẩy, có thể dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc giun khác như binh lang (hạt cau) và thuốc tẩy (đại hoàng).Còn được dùng dưới dạng thuốc sắc ngậm chữa đau nhức răng, ngày ngậm nhiều lần không kể liều lượngHoa Sử Quân Tử thường được trồng làm hàng rào, cổng vòm hoặc các giàn hoa ở ban công cực kỳ đẹp mắt.Kỹ thuật trồng hoa thảm-Xác định sơ đồ hình dạng thảm hoa ( hình tròn, luống dạng lượn sóng, trồng thành bồn ) Đánh dấu địa điểm lựa chọn- Làm đất theo sơ đồ đã lựa chọn. Loại bỏ rễ cây, tàn dư thực vật,-Làm đất tơi xốp đến chiều sâu từ 15 -25cm. Bổ sung đất, phân bón nếu cần thiết-San phẳng hoặc tạo độ dốc-Tạo cạnh- Trồng cây+Tạo lỗ trồng: đào lỗ, dùng que nhọn đầu+Đặt cây: cây thẳng đứng gốc cây chặt, cây không bị lỗ rễ, cổ rễ nằm ngang với mặt đất+Đặt cây theo hình vuông, hình chữ nhật, nanh sấu, tam giác đều+Mật độ: 10 cm x 10 cm hoặc 15 cm x 15 cm-Tưới nước sau trồng- Che phủ: đóng các cọc, che phủ bằng lưới đenCúc vạn thọ ( Tagetes patula )Chi: TagetesHọ: AsteraceaeBộ: Asteralescây cao 30-50cm, mọc cụm, nhiều nhánh lá, lá nứt sâu, có răng cưa. Hoa tự dạng đầu, đường kính 4cm, hoa dạng lưới màu vàng, vàng da cam, hoặc vàng tím, và đỏ tím, hoa đơn tràng, hoặc trùng tràng một nửa. Cúc vạn thọ lùn ưa sang, nhưng nửa bóng cũng có thể ra hoa, yêu cầu nước và phân vừa phải, có thể trồng trong vườn.I. Chuẩn bị đất trồng 1. Làm đất - Chọn đất trồng  cao ráo, có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nư­ớc. - Đất phải đư­ợc cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại.Chú ý không nên làm đất quá nhỏ vì khi mưa, đất sẽ bị đóng váng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con. - Sau trồng một hai vụ, nên luân canh với một số cây trồng khác họ và tiến hành phơi ải đất khoảng 15 - 20 ngày để giảm sâu bệnh phát sinh trên cây hoa. - Lên luống: Chân luống rộng 1,1-1,2m, mặt luống rộng 80- 90 cm, cao 20 - 30 cm. 2. Bón lót - Thời gian thực hiện: Trước khi trồng 10-15 ngày - Liều lượng: 2 tấn phân chuồng+ 30-35 kg super lân+ 3 kg kali/ 1 sào Bắc Bộ - Cách bón: phối trộn các phân lại với nhau, rắc một lớp phân trên mặt luống trồng. Sau đó, dùng quốc đảo lại một lần.II. Kỹ thuật trồng 1. Thời vụ trồng - Vụ Xuân hè: Trồng tháng 3, 4, 5 để có hoa vào tháng 6, 7, 8 (Trồng giống Vàng hè, Trắng hè, Tím hè...) - Vụ Hè thu: Trồng tháng 5, 6, 7 để có hoa vào tháng 9, 10, 11(Trồng giống Vàng hè, Vàng hoè, Tím hè...) - Vụ Thu đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa vào tháng 12, 1 (Trồng giống tím sen, Vàng hoè...) - Vụ Đông xuân: Trồng tháng 10, 11 để cúc ra hoa vào tháng 1, 2 (Trồng giống Vàng Đài Loan, trắng sứ, chi đỏ, chi trắng, chi vàng, vàng pha lê, vàng mai, thọ đỏ...) 2.  Kỹ thuật trồng - Cây đạt tiêu chuẩn trồng có chiều dài đạt 10-12cm, có 3-4 lá thật, bộ rễ phát  triển đồng đều và dài khoảng 1,5 -2cm mọc xung quanh thân. - Trước khi trồng cây phải tưới ẩm, đạt 60-65%: đất có độ nâu vừa phải; khi nắm đất, không bị vón.  - Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ theo khoảng cách phù hợp. - Mật độ trồng: + Với những giống hoa to, đường kính hoa 8 - 12 cm, thân mập thẳng, có bộ lá gọn và để 1 bông trên cây: khoảng cách trồng 10x12 cm hoặc 15 x 15cm, mật độ 40 cây/m2. + Với những giống hoa nhỏ, đường kinh 2 - 5 cm, để nhiều bông trên cây: khoảng cách trồng 16 x 18 cm hoặc 18 x 18 cm, mật độ từ 30-  35 cây/m2. - Để không bị ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, chúng ta dùng một que hoặc dùng dầm nhỏ chọc sẵn một lỗ với khoảng cách theo quy định, sau đó tiến hành trồng.III. Chăm sóc 1. T­ưới nư­ớc - Cúc là cây trồng cạn, không chịu đ­ược úng. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là thích hợp cho hoa cúc. Thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng, gây thối hoa. - Có 2 phương pháp tưới: tưới rãnh và tưới mặt. Tưới bằng tưới rãnh có thể duy trì độ ẩm được 7-10 ngày. Còn vào những ngày độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp, ta có thể dùng phương pháp tưới mặt, bằng vòi phun +Tưới rãnh: Xả nước 2/3 rảnh trong 1-2h, sau đó rút kiệt nước. +Tưới mặt: Bằng vòi phun 2. Bón phân - Lư­ợng phân bón thúc cho 1 sào Bắc Bộ 360m2 như sau: + Phân lân super 12 kg + Phân đạm urê: 10kg + Phân Kali sunphat: 6-7kg - Bón thúc chia làm 4 lần: - Lần 1 sau trồng 2 - 3 tuần, dùng 2 kg đạm + 3 kg lân. Hòa lẫn vào nhau và tiến hành tưới cho cây. - Lư­ợng phân còn lại chia đều làm 3 lần, cứ 15 – 20 ngày t­ới một lần, cho đến khi cây cúc bắt đầu hình thành nụ thì dừng lại. - Cách bón : hòa tan với nước rồi tưới.3. Làm giàn và tỉa nhánh - Tiến hành làm giàn khi cây cao 15-20 cm. - Dùng giàn có lưới đan sẵn hoặc dùng dây cước, đây nilon để làm giàn. - Tiến hành tỉa nhánh cho cây đến khi hoa nở to: Khi cây đạt chiều cao trung bình 50 - 60cm và bắt đầu xuất hiện chồi nụ.Đối với cúc 1 bông phải tỉa bỏ các cành nhánh phụ và nụ con, chỉ để 1 nụ to trên thân chính. Còn đối với cúc nhiều bông, để chồi cho phù hợp như 5,6, 7 bông. IV. Phòng trừ sâu bệnh Trong thời kỳ cây con, cây dễ bị mắc bệnh thối cổ rễ. Cây lớn hay bị sâu và rệp hại. Rệp chích hút nhựa cây, còn sâu ăn lá ảnh hưởng đến diện tích quang hợp, ảnh hưởng thẩm mỹ của cây. Để hạn chế sâu bệnh, nên luân canh với cây trồng khác họ, tốt nhất là cây lúa nước trước khi trồng. Đối với ruộng bị đồng thời sâu ăn lá và rệp hại, dùng những thuốc phổ rộng, có tác dụng đồng thời cả sâu lẫn rệp như thuốc: Suprathion, Score, Vibaba.V. Ứng dụng:Cúc vạn thọ mang ý nghĩa của sự đau buồn, nổi thất vọng, lòng ghen ghét. Ngoài ra nó còn tượng trung cho sự trường tồn vĩnh cửuTrong y học- Y học cổ truyền: Cúc vạn thọ được khuyến cáo có công dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng, làm mát dạ dày, gan, mật, trị nôn mửa,  kiểm soát ký sinh trùng trong ruột (V. giun) và chữa chứng đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra nó còn là một vị thuốc chữa đau răng ở trẻ em.- Y học hiện đại: Ngày nay, cúc vạn thọ sử dụng để trích xuất lutein, một chất chống oxy hóa. Nó có công dụng cải thiện thị giác, chữa trị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, bệnh sợ ánh sáng Trong nông nghiệp- Trong trồng trọt: Cúc vạn thọ được sử dụng để đẩy lùi giun tròn, nó có hiệu quả nhất chống lại các loài tuyến trùng Pratylenchus penetrans gây bệnh cho cây trồng. Trong các tài liệu của Thái Lan đã chứng minh được cúc vạn thọ có khả năng hấp thụ thạch tính (asen) tích lũy khoảng 41% trong lá, đây là loài có thể cải thiện đất ô nhiễm bởi chất trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Cúc vạn thọ chứa α-Tertienyl là một trong những thành phần quan trọng của hoạt tính sinh học giúp cải thiện đất.- Trong chăn nuôi: Nó được sử dụng làm thực phẩm cho gà, giúp tăng lòng đỏ trứng và màu sắc của vỏ tươi sáng, đậm hơn. Trong công nghiệp thực phẩm- Tinh đầu hoa cúc vạn thọ màu vàng/màu cam là màu thực phẩm phổ biến(E161b). Nó được chấp thuận cho sử dụng ở các nước châu Á trong khối EU, Úc và New Zealand. Tuy nhiên bị cấm ở Mỹ. - Màu sắc vàng ngô trong các món ăn Ấn độ chính là màu sắc phụ gia được chiết xuất từ cúc vạn thọ. Tại Campuchia, lá  non của cúc vạn thọ đươc sử dụng như một loại rau gia vị.Chân thành cảm ơn thầy côvà các bạn đã theo dõi57-KTCQ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxnguyen_quang_vinh_1253112051_hoa_thao_0276.pptx
Tài liệu liên quan