Bước đầu, NLNN miền núi Nghệ An đã phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, tính chất hàng hóa chưa
nhiều, sản xuất vẫn manh mún, tự phát,. . . Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh
tế - xã hội của vùng còn khó khăn. Vì vậy, muốn phát triển NLNN theo hướng sản
xuất hàng hóa cũng như phát triển và hội nhập kinh tế đòi hỏi miền núi Nghệ An
phải đầu tư mạnh hơn nữa cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật
của lực lượng lao động. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo ra sự khai
thông, kết nối với Lào và vùng đồng bằng giáp biển. Từ đó, thúc đẩy NLNN vùng
núi Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững
11 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng núi Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 142-152
PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VÙNG NÚI NGHỆ AN
Nguyễn Thị Trang Thanh
Trường Đại học Vinh
1. Mở đầu
Miền núi Nghệ An bao gồm 10 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông,
Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và
thị xã Thái Hoà, có tổng diện tích 13.749,17 km2, chiếm 83,3% diện tích toàn tỉnh.
Dân số 1153,933 nghìn người, chiếm 36,9% dân số toàn tỉnh.
Miền núi Nghệ An có diện tích đất rộng lớn, nhiều tiềm năng để phát triển
nông - lâm - ngư nghiệp. Thực tế, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế
chính của các huyện miền núi Nghệ An. Vì vậy, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng núi Nghệ An.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các nguồn lực phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
2.1.1. Các nguồn lực tự nhiên
- Địa hình
Các huyện miền núi Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn. Đây là vùng
có địa hình đa dạng, từ địa hình đồi núi cao đến các vùng đồng bằng ven các sông
suối. Độ cao dưới 500m chiếm 61% diện tích toàn miền, độ cao từ 500m - 1000m
chiếm 29%, còn lại là độ cao trên 1000m. Độ dốc < 150 chiếm 29,4% diện tích toàn
vùng. Đây cũng là một trong các lợi thế của vùng, tạo ra sự đa dạng trong sử dụng
đất đai. Đặc biệt vùng gò đồi và vùng núi thấp có diện tích lớn và tập trung, rất
thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
- Khí hậu
Miền núi Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động
trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô nóng và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt. Lượng
mưa trung bình hàng năm 1670mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10.
142
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa...
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,20C, được phân thành hai mùa khá rõ và
ít biến động.
Chính sự đa dạng về địa hình đó đã tạo ra sự phong phú về các tiểu vùng khí
hậu của toàn vùng miền núi Nghệ An, từ vùng khí hậu ôn đới trên các vùng núi
cao của các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông đến các vùng khí
hậu nhiệt đới, khô hạn ở các vùng gò đồi và núi thấp. Điều này đã tạo ra sự đa dạng
cây trồng của vùng. Tuy nhiên, khí hậu cũng gây ra nhiều bất lợi cho nông nghiệp:
gió Lào khô nóng, bão, lốc xoáy diễn biến phức tạp, mưa tập trung theo mùa,...
Với hệ thống sông suối nhiều, lượng mưa hàng năm tương đối cao (1670mm),
miền núi Nghệ An có nguồn nước dồi dào, phục vụ phát triển nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
- Đất đai
Vùng núi Nghệ An có diện tích đất tự nhiên lớn nhất trong 3 vùng, chiếm 83,4%
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 144.190,37
ha, chiếm 57,76% đất nông nghiệp toàn tỉnh; đất lâm nghiệp 846.942,55 ha chiếm
95,4% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Nhìn chung, tài nguyên đất của vùng khá
phong phú và đa dạng, đặc biệt vùng đất đỏ bazan màu mỡ với diện tích khoảng
13.000 ha là thế mạnh để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả với quy
mô lớn, tạo điều kiện cho vùng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá.
Đất lâm nghiệp của vùng chiếm 81,9% diện tích toàn vùng, trong đó diện tích
rừng của vùng là 722308,3 ha, chiếm 92,9% diện tích rừng toàn tỉnh. Trong vùng có
2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt và vườn quốc gia Pù Mát [5].
2.1.2. Các nguồn lực kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động.
Dân số vùng núi Nghệ An là 1.400.000 người, chiếm 45% dân số toàn tỉnh,
trong đó đồng bào các dân tộc ít người có 41 vạn, chiếm 28,4%.
Nhìn chung, trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Một
bộ phận đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa có tập quán lạc hậu, tư tưởng bảo
thủ, trì trệ theo nếp nghĩ và cách làm ăn cũ. Người dân chưa có ý thức vươn lên để
thoát đói nghèo. Đại đa số dân cư chưa trực tiếp tham gia vào sản xuất hàng hoá,
thậm chí vẫn có tới 25.216 hộ và 151.623 nhân khẩu đang sống du canh [4;3].
Vùng núi Nghệ An có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào. Tuy nhiên, chủ yếu
là lao động chưa qua đào tạo. Tỉ lệ lao động được đào tạo rất thấp. Những huyện
có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao là những huyện miền núi như: huyện Kỳ
Sơn lao động chưa qua đào tạo chiếm 98,92% tổng số lao động nông nghiệp, Tương
Dương 98,74%, Quế Phong 98,14%, Con Cuông 98,55%... [6].
- Cơ sở hạ tầng.
Hệ thống thuỷ lợi và nước sinh hoạt đã được quan tâm đầu tư, làm tăng nhanh
143
Nguyễn Thị Trang Thanh
diện tích canh tác tưới tiêu và tỷ lệ dùng nước sạch. Về điện, đến nay có 219/244 xã
của 10 huyện miền núi đã có điện lưới quốc gia, chiếm tỷ lệ 85%, riêng các huyện
miền núi thấp chiếm 100%.
Trên địa bàn miền núi Nghệ An hiện nay có hai cửa khẩu sang Lào và 8 tuyến
đường chính đó là: Đường 7A, đường Hồ Chí Minh, đường 7B, đường từ Cây Chanh
đi Lạt, đường 48, đường quốc lộ 46, đường 545. Tuy nhiên, vẫn còn 7 xã chưa có
đường ô tô đến trung tâm xã, có xã đường ô tô cũng chỉ đi được mùa khô. Đặc biệt,
các đường xương cá vào các bản làng, nhất là các bản làng các huyện vùng cao biên
giới còn cực kỳ khó khăn. Đây chính là yếu tố làm cho các bản xa với trung tâm,
với những tiến bộ văn minh trong xã hội.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của miền núi Nghệ An thuận lợi để phát triển
nông - lâm - ngư nghiệp: diện tích đất rộng lớn, có nhiều loại đất tốt, địa hình, khí
hậu đa dạng cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên, điều
kiện dân cư, kinh tế - xã hội của vùng còn gặp nhiều khó khăn: nhiều hộ còn nghèo
đói, trình độ lao động thấp, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khó khăn... điều đó làm
cản trở quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
2.2. Thực trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp vùng núi
Nghệ An
2.2.1. Khái quát chung về kinh tế vùng núi Nghệ An
Các huyện miền núi Nghệ An từ một nền kinh tế cơ bản và chủ yếu là tự cung,
tự cấp, những năm gần đây, miền núi cũng đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng
hóa.
Cơ cấu kinh tế của các huyện miền núi chủ yếu là khu vực I (nông - lâm - ngư
nghiệp). Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp của vùng chiếm 42,3% giá trị tăng
thêm của toàn vùng, bước đầu có xu hướng giảm. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây
dựng tăng từ 25,3% năm 2005 lên 27,9% năm 2009, còn tỉ trọng của khu vực dịch
vụ hầu như không thay đổi.
Bảng 1. Cơ cấu kinh tế của vùng núi Nghệ An
phân theo ngành năm 2005 và 2009 [3]
Đơn vị tính: %; Khu vực (KV)
Năm 2005 Năm 2009
KV I KV II KV III KV I KV II KV III
Tỉnh Nghệ An 34,4 29,3 36,3 30,5 32,1 37,4
Vùng miền núi 46,4 25,3 28,3 42,3 27,9 29,8
2.2.2. Thực trạng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp vùng núi Nghệ An
Nông - lâm - ngư nghiệp (NLNN) là ngành kinh tế chính của vùng. Năm 2005,
giá trị sản xuất NLNN theo giá hiện hành của vùng là 3797791 triệu đồng, năm 2009
144
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa...
tăng lên 7346764 triệu đồng, chiếm 40,3% giá trị sản xuất NLNN toàn tỉnh. Giá
trị tăng thêm ngành NLNN tính theo giá hiện hành là 2463016 triệu đồng, chiếm
41,6% giá trị tăng thêm ngành NLNN tỉnh Nghệ An (2005). Năm 2009, giá trị này
tăng lên 4274543 triệu đồng và chiếm 40,0% giá trị tăng thêm ngành NLNN toàn
tỉnh. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của toàn vùng năm 2009 là 2,3%, còn tốc độ tăng
giá trị tăng thêm là 1,7%, thấp hơn nhiều so với trung bình toàn tỉnh (chỉ số tương
ứng là 3,5% và 3,1%). [3]
Trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn
nhất và đang có xu hướng tăng lên, trong khi đó, tỉ trọng của ngành lâm nghiệp
thấp nhất và có xu hướng giảm.
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế NLNN vùng núi Nghệ An
phân theo ngành năm 2005 và 2009 [3]
Đơn vị tính: %
Năm 2005 Năm 2009
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Ngư
nghiệp
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Ngư
nghiệp
Tỉnh Nghệ An 79,4 12,3 8,3 82,9 8,1 9,0
Vùng miền núi 76,2 21,7 2,1 82,4 15,3 2,3
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của các huyện miền núi Nghệ An. Năm
2009, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp vùng miền núi Nghệ An là 3523886 triệu
đồng, chiếm 82,4% GDP toàn vùng và chiếm 39,7% giá trị tăng thêm ngành nông
nghiệp toàn tỉnh. Nông nghiệp vùng miền núi bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu
theo hướng sản xuất hàng hóa.
Bảng 3. Diện tích và sản lượng, số lượng
một số cây trồng, vật nuôi chính của vùng núi Nghệ An [1]
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008
Số lượng So với toàntỉnh (%)
Cây lúa Diện tích (ha) 60788 63385 63670 34,8Sản lượng (tấn) 196241 234687 267780 28,7
Cây ngô Diện tích (ha) 20396 30545 28076 45,7Sản lượng (tấn) 42173 91983 122423 55,0
Cây sắn Diện tích (ha) 10295 11170 15348 79,5Sản lượng (tấn) 62933 193872 288236 77,0
Cây mía Diện tích (ha) 16299,5 21485 28520 95,5Sản lượng (tấn) 839800 1086393 1631619 95,7
Cây lạc Diện tích (ha) 11026 7928 5807 24,8Sản lượng (tấn) 12816 8805 10814 20,7
Cây chè Diện tích (ha) 3678 4740 6364 99,9Sản lượng (tấn) 13722 24947 39882 99,9
145
Nguyễn Thị Trang Thanh
Cây cà phê Diện tích (ha) 2999 2466 1269 100,0Sản lượng (tấn) 1180 1215 1516 100,0
Cây cao su Diện tích (ha) 2674 3383 5678 100,0Sản lượng mủ
tươi (tấn) 250 1320 3125 100,0
Cây cam Diện tích (ha) 1539 1978 2389 75,5Sản lượng (tấn) 10116 14305 21111 77,0
Cây dứa Diện tích (ha) 1026 1051 326 21,1Sản lượng (tấn) 11458 15145 2488 12,3
Trâu Số lượng (con) 184318 202744 209519 70,7
Bò Số lượng (con) 141113 194273 218135 53,3
Trong cơ cấu ngành trồng trọt, diện tích cây lương thực có xu hướng giảm
(chủ yếu là cây lúa và cây khoai lang), diện tích một số cây công nghiệp tăng nhanh
như: cây sắn tăng thêm 5053 ha từ năm 2000 đến 2008 và chiếm 79,5% diện tích
trồng sắn toàn tỉnh; cây mía tăng thêm 12220 ha và chiếm 95,5% diện tích toàn
tỉnh; cây chè tương ứng là 2686 ha và 99,9%; cây cao su tăng thêm 3004 ha và chiếm
100% diện tích trồng toàn tỉnh;... Tuy nhiên, diện tích cây cà phê và cây dứa lại
giảm nhanh trong thời gian gần đây.
Chăn nuôi đại gia súc là lợi thế của các huyện miền núi Nghệ An. Số lượng
đàn trâu, bò tăng trong thời gian qua. Trong đó, tăng nhanh nhất là đàn bò, trong
vòng 8 năm, số lượng đàn bò tăng thêm 77022 con, với xu hướng chăn nuôi bò thịt
và bò sữa.
Ngoài ra, các huyện miền núi Nghệ An còn chăn nuôi các sản phẩm đặc sản
khác như: Vịt bầu ở vùng Phủ Quỳ (Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong...), lợn địa
phương miền núi (lợn níp), gà ác (chân đen ) ở Kỳ Sơn, Tương Dương...
- Lâm nghiệp
Rừng là lợi thế của vùng núi Nghệ An, diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm
81,9% diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Tuy nhiên, giá trị tăng thêm từ lâm nghiệp
không cao và có xu hướng giảm. Năm 2005, giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp của
vùng là 534035 triệu đồng, chiếm 21,7% giá trị tăng thêm của NLNN vùng miền
núi. Đến năm 2009, giá trị này là 651833 triệu đồng, chiếm 15,3% giá trị tăng thêm
ngành NLNN vùng miền núi và chiếm 74,8% giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp
toàn tỉnh Nghệ An [3].
Số lượng gỗ khai thác từ rừng trồng cũng tăng trong những năm qua. Gỗ khai
thác chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm làm nguyên liệu giấy.
- Ngư nghiệp
Với đặc trưng là vùng miền núi, hoạt động ngư nghiệp của vùng hầu như chưa
phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, với chủ trương đa dạng hóa hoạt động
sản xuất nông nghiệp, tận dụng các mặt nước ao hồ, vùng miền núi đã đẩy mạnh
146
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa...
việc nuôi trồng thủy hải sản. Sản lượng thủy sản vùng miền núi năm 2000 là 4287,5
tấn, chiếm 10,1% sản lượng thủy sản toàn tỉnh. Năm 2008 là 8267 triệu tấn, chiếm
9,6% sản lượng thủy sản toàn tỉnh, trong đó, chủ yếu là nuôi trồng, sản lượng nuôi
trồng đạt 7644 triệu tấn. Giá trị tăng thêm ngành ngư nghiệp của vùng tăng từ
52801 triệu đồng năm 2005 lên 98824 triệu đồng năm 2009, chiếm 2,3% giá trị tăng
thêm ngành NLNN vùng miền núi và 10,3% giá trị tăng thêm ngành ngư nghiệp
toàn tỉnh [3]. Sản phẩm chủ yếu là nuôi cá và tiêu thụ nội vùng.
2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu ở vùng núi
Nghệ An
Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vùng miền núi Nghệ An đã có
nhiều thay đổi, các nông trường quốc doanh đang chuyển đổi hình thức sang các
doanh nghiệp nông nghiệp, các hợp tác xã chuyển sang hợp tác xã kiểu mới, kinh
tế trang trại, các vùng chuyên canh bước đầu phát triển và đang phát huy lợi thế
sản xuất hàng hóa.
- Trang trại
Với lợi thế sẵn có về diện tích đất đai rộng lớn, số lượng trang trại của các
huyện miền núi Nghệ An tăng nhanh trong thời gian qua. Tính đến năm 2008, toàn
miền có 641 trang trại, trong tổng số 1133 trang trại của tỉnh, chiếm 56,6% tổng số
trang trại của tỉnh. Trong các loại hình trang trại, trang trại trồng cây hàng năm
có số lượng lớn nhất, chiếm 50,8% tổng số trang trại và có xu hướng tăng nhanh.
Loại hình trang trại này chủ yếu là các trang trại trồng mía tập trung ở các huyện
Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ. . . do quy mô trồng mía nguyên liệu tập trung của
các hộ nông dân khá cao.
Tổng diện tích đất đai của các trang trại ở miền núi Nghệ An năm 2008 là
5.563,09 ha (kể cả diện tích mặt nước), bình quân 8,7 ha/ trang trại, cao hơn so
với bình quân của tỉnh (8,5 ha/ trang trại) và cả nước (cả nước là 7,1 ha/trang trại
năm 2006) [2].
Tổng số lao động của các trang trại là 5.999 người tính đến năm 2008, trong
đó lao động thường xuyên là 2.170 người, còn lại là lao động theo thời vụ, bình quân
là 3,38 lao động thường xuyên/trang trại ở miền núi Nghệ An, trong khi đó mức
bình quân của tỉnh là 4,1 lao động/trang trại. So với cả nước thì lao động bình quân
1 trang trại ở miền núi Nghệ An thấp hơn nhiều (cả nước là 5,6 lao động/trang
trại). Các trang trại chủ yếu thuê lao động thời vụ, giải quyết việc làm cho hàng
nghìn lao động trên địa bàn. Nhìn chung lao động của các trang trại trình độ chưa
cao, số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng rất ít, chủ yếu là lao động chưa
qua đào tạo.
Tổng số vốn đầu tư của các trang trại ở miền núi Nghệ An là 157.244,6 triệu
đồng tính đến 2008. Vốn đầu tư bình quân của 1 trang trại đạt 245,3 triệu đồng/TT
(trung bình của toàn tỉnh là 248,08 triệu đồng), cao hơn mức bình quân của cả nước
147
Nguyễn Thị Trang Thanh
(trung bình cả nước là 189 triệu đồng/TT).
Tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ của các trang trại là 54.832,58 triệu đồng
năm 2008, chiếm 46,1% tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ của các trang trại trong
tỉnh. Bình quân một trang trại đạt 85,5 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của
cả tỉnh (giá trị hàng hóa và dịch vụ trang trại bình quân của tỉnh là 105,1 triệu
đồng/ trang trại). Tổng thu nhập của các trang trại trong năm 2008 là 39.874,07
triệu đồng, bình quân mỗi trang trại là 62,2 triệu đồng. Tuy thu nhập chưa cao,
nhưng phần lớn các trang trại đó bù đắp đủ chi phí và có lãi. Đặc biệt một số trang
trại chăn nuôi đó có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Trang trại phát triển góp phần đưa nền nông nghiệp miền núi Nghệ An phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá; góp phần khai thác những tiềm năng lợi thế
của địa phương, khai thác diện tích đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc... đưa
vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra những vùng sản xuất tập trung
với khối lượng hàng hoá lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi. Trang trại phát triển tạo ra được nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng,
cũng như tạo điều kiện cho miền núi thu hút đầu tư về công nghiệp chế biến nông,
lâm, thuỷ sản như: công nghiệp chế biến chè, cà phê, tinh bột sắn, mía đường,....
Các trang trại phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế khu vực miền núi của Nghệ An phát
triển, giảm thiểu sự chênh lệch vùng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm hàng hoá của các trang trại chưa cao, chủ
yếu dưới dạng thô, giá trị kinh tế thấp, phần lớn các chủ trang trại chưa nắm bắt
được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụ động, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó,
số lượng trang trại tăng, nhưng quy mô bình quân diện tích 1 trang trại lại thấp,
vì vậy, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến là rất khó khăn, làm hạn chế khả
năng chuyên môn hoá, cũng như việc sản xuất ra những sản phẩm có khối lượng
lớn, có khả năng cạnh tranh cao.
Trang trại phát triển chủ yếu ở các huyện miền núi thấp, còn các huyện có
diện tích đất rộng lớn (Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong) chưa có
một trang trại nào đủ xếp loại theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, trong khi đó các huyện này có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển trang
trại. Vì vậy, việc xóa đói, giảm nghèo chưa có hiệu quả thực sự đối với các huyện
miền núi cao.
- Các vùng chuyên canh.
Với lợi thế về đất đai rộng lớn, vùng miền núi Nghệ An đã hình thành một
số vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, đạt khối lượng xuất khẩu
như: vùng trồng mía, chè, cà phê, cao su, sắn, dứa, nguyên liệu giấy,... Đó cũng là
những vùng cây nguyên liệu lớn nhất của tỉnh.
+ Vùng chuyên canh mía.
Vùng chuyên canh mía chủ yếu tập trung ở huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân
Kì và một phần ở Quỳ Châu, Anh Sơn. Tổng diện tích trồng mía của vùng là 28520
148
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa...
ha, chiếm 95,5% diện tích mía toàn tỉnh. Trong vùng chuyên canh có 3 nhà máy
chế biến đường mía. Các Công ty Mía đường đã tích cực đầu tư cải tạo, nâng công
suất, gắn với vùng nguyên liệu khá ổn định như: Công ty Liên doanh Mía đường
NAT&L từ 6.000 tấn/ngày lên 9.000 tấn/ngày (2010), công ty Mía đường Sông Con
được nâng công suất từ 1.250 tấn/ ngày lên 2.500 tấn/ngày. Công ty Đường Sông
Lam sẽ nâng công suất từ 500 tấn/ ngày lên 750 tấn/ngày nên đã xây dựng được
vùng nguyên liệu, đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Tổng công suất của các nhà máy
Đường đạt 14.000 tấn/ngày, đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm mía cho nông dân. Sản
lượng mía cây năm 2008 là 1631619 tấn, chiếm 95,7% sản lượng mía toàn tỉnh. Sản
lượng đường đạt 140.000 tấn.
+ Vùng chuyên canh chè.
Vùng chuyên canh chè tập trung ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con
Cuông và Quỳ Hợp, trong đó Thanh Chương là huyện có diện tích lớn nhất. Tổng
diện tích trồng chè của vùng miền núi là 6363 ha, chiếm 99,9% diện tích chè toàn
tỉnh. Diện tích thu hoạch chè năm 2008 là 4632 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện
Thanh Chương và Anh Sơn. Sản lượng chè búp tươi năm 2008 là 39882 tấn, chiếm
99,9% sản lượng chè toàn tỉnh. Hàng năm, chế biến khoảng 7,5 - 8,5 nghìn tấn chè
khô. Chè được tập trung sản xuất và chế biến tại các huyện: Thanh Chương, Anh
Sơn, Con Cuông và một số ở ba huyện: Quỳ Hợp ( Các Công ty NN Xuân thành và
Công ty NCN 3/2 ), Quế Phong (Tổng đội TNXP7 - XDKT ) và Kỳ Sơn (Tổng đội
TNXP 8- XDKT). Hiện nay, hầu hết các đơn vị sản xuất xuất chè búp tươi đều xây
dựng cơ sở chế biến. Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An đã đầu tư xây dựng
Nhà máy chè CTC tại Hạnh Lâm (Thanh Chương), một số xưởng chế biến chè xanh
ở Hùng Sơn, Con Cuông. . . Các nhà máy chè của Công ty TNHH Trường Thịnh,
của các Tổng đội TNXP được xây dựng và đi vào hoạt động... Sản phẩm chè của
Nghệ An được xuất khẩu trực tiếp các nước Đông Âu, Đông Á, Trung Cận Đông...
+ Vùng chuyên canh cao su.
Diện tích trồng cao su của vùng năm 2008 là 5678 ha, trong đó diện tích cho
thu hoạch là 2820 ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện Nghĩa Đàn, Tân Kì, Quỳ Hợp và
thị xã Thái Hòa. Sản lượng mủ cao su hàng năm khoảng 11-12 nghìn tấn mủ tươi,
để chế biến 3,5 - 4,0 ngàn tấn mủ khô (năm 2008 sản lượng mủ khô là 3125 tấn).
Công ty Cây ăn quả Nghệ An đã đầu tư nâng cấp, đổi mới thiết bị, công nghệ đảm
bảo chế biến sản phẩm mủ cốm, giá bán cao hơn mủ khối nên đã mua giá mủ tươi
cao hơn các đơn vị khác đã thu hút được nhiều hộ dân bán mủ tươi cho công ty.
+ Vùng chuyên canh cam.
Diện tích trồng cam của vùng năm 2008 là 2389 ha, chiếm 75,5% diện tích
trồng cam toàn tỉnh. Cam chủ yếu được trồng tại các huyện: Nghĩa Đàn, Thị xã
Thái Hòa, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Con Cuông... Hầu hết cam đều do các Đơn vị sản
xuất và hộ dân tự tiêu thụ. Thị trường chủ yếu của cam Nghệ An là Thanh Hóa,
Hà Nội và trong nội bộ tỉnh. Thị trường cam của Nghệ An là tiêu thụ trong nước,
149
Nguyễn Thị Trang Thanh
không có xuất khẩu. Vì vậy, khi cam chính vụ, lượng cam nhiều nên rất khó tiêu
thụ, giá chỉ bằng 20% lúc không chính vụ. Hiện nay, Nghệ An chưa có nhà máy chế
biến nước hoa quả (trừ Nhà máy chế biến dứa cô đặc Quỳnh Châu mới lắp thêm
dây chuyền sản xuất nước hoa quả, trong đó có cam nhưng chưa thu mua chế biến)
nên việc tiêu thụ cam tiếp tục gặp khó khăn và người trồng cam sẽ ít có hiệu quả.
+ Vùng chuyên canh nguyên liệu giấy.
Vùng trồng nguyên liệu giấy chủ yếu tập trung ở các huyện: Quỳ Châu, Quỳ
Hợp, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn... Các cây trồng
chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm. Phần lớn sản lượng nguyên liệu giấy được bán
cho Nhà máy bột giấy Sông Lam (Hưng Nguyên), Nhà máy bột giấy Tân Hồng (Con
Cuông),. . .
Việc phát triển vùng chuyên canh đã phát huy được những lợi thế của vùng
miền núi Nghệ An, tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn để xuất khẩu. Các
vùng chuyên canh đã có sự kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh cao. Phát triển các vùng chuyên canh đã xóa
bỏ được tình trạng sản xuất manh mún trong nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo cho
những vùng thuần nông ở miền núi Nghệ An.
Tuy nhiên, các vùng chuyên canh còn gặp nhiều khó khăn do sự không đồng
bộ giữa các nhà máy chế biến với các vùng chuyên canh: diện tích trồng dứa năm
2005 của vùng miền núi là 1051 ha đến năm 2008 chỉ còn 326 ha do Nhà máy chế
biến nước dứa cô đặc Quỳnh Châu (Quỳnh Lưu) không bán được sản phẩm, nên
diện tích dứa giảm nhiều. Hay diện tích vùng nguyên liệu mía mặc dù có tăng lên,
nhưng vẫn bấp bênh do giá thu mua mía cây của các Nhà máy chế biến đường ở
Nghệ An luôn thấp hơn các nhà máy đường trong vùng (Thanh Hóa) nên có hiện
tượng mía của Nghệ An bán ra Thanh Hóa với số lượng khoảng 2% Sản lượng của
Tỉnh và càng thấp nhiều so với giá mua mía của các Nhà máy đường phía Nam nên
không khuyến khích được người trồng mía. Vụ ép 2007 - 2008, giá đường thế giới
thấp nên giá mua nguyên liệu của cả 3 nhà máy đều thấp dẫn đến nhiều hộ đã hủy
mía để trồng cây khác. Hay cao su là lợi thế của vùng miền núi, nhưng Nghệ An
chủ yếu sơ chế mủ tươi, làm giảm giá trị sản phẩm, ảnh hưởng đến người sản xuất.
Mặt khác, lợi thế vùng miền núi là rừng. Diện tích đất rừng lớn, các huyện
miền núi đã đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy. Nhưng do trồng vùng sâu, vùng
xa, chưa có đường vào vận chuyển bằng cơ giới nên chi phí cho việc vận chuyển thủ
công lớn đã làm cho thu nhập của người trồng rừng hạn chế, nhiều khi chi phí vận
chuyển còn lớn hơn cả giá thu mua của nhà máy, nên khó thúc đẩy vùng nguyên
liệu phát triển.
150
Phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa...
2.2.4. Một số giải pháp phát triển NLNN theo hướng sản xuất hàng hóa
ở vùng núi Nghệ An
Để thúc đẩy nông - lâm - ngư nghiệp vùng núi Nghệ An phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa, chúng tôi xin đưa ra những giải pháp sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành NLNN theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng những cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao và chăn nuôi các loại đặc
sản là những lợi thế của vùng miền núi như: chè, mía, cà phê, cao su, bò sữa,. . . bằng
cách đầu tư vốn, kết hợp với công nghiệp chế biến để tạo ra những sản phẩm có
chất lượng.
- Đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi các loại đặc sản như: vịt bầu, gà ác,
nhím,. . . kết hợp với xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và có phương thức
thu mua hợp lý.... tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có nhiều tiềm năng và có
khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực.
- Đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu giấy nhằm mục đích bảo vệ rừng và
tạo việc làm cho người dân sống gần rừng. Cần xây dựng một số cơ sở chế biến
nguyên liệu giấy tại vùng miền núi nhằm giảm chi phí vận chuyển cũng như phát
triển vùng nguyên liệu bền vững hơn.
- Tăng cường tập trung phát triển công nghiệp chế biến và hoạt động kinh
doanh dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp. Cần có giải pháp chia sẻ rủi ro về tiếp
thị và tiêu thụ trong sản xuất chế biến cho các công ty, nhà máy, doanh nghiệp,
tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ nhằm hạn chế thấp
nhất những rủi ro trong nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng dài
hạn với người nông dân, với các hợp tác xã để cung ứng vật tư, nguyên liệu và bao
tiêu sản phẩm, tạo mối liên kết ổn định lâu dài với người nông dân. Đẩy mạnh phát
triển dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ thủy nông - thủy lợi, dịch vụ điện,
dịch vụ giống, phân bón, bao tiêu sản phẩm. . .
- Ưu tiên phát triển kinh tế trang trại ở những huyện miền núi cao, tăng quy
mô diện tích các trang trại đã có, nhằm thúc đẩy nông nghiệp các huyện vùng cao
theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Chính sách đầu tư nghiên cứu thị trường: Các vùng chuyên canh cây công
nghiệp diện tích không ổn định, do việc phát triển các vùng chuyên canh vẫn mang
tính tự phát, nhiều khi theo “phong trào”, gây thiệt hại nhiều cho người nông dân
và gây lãng phí tài nguyên đất. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những chính sách
đầu tư nghiên cứu thị trường, cũng như tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận,
nắm bắt nhu cầu thị trường và kết hợp với công nghiệp chế biến để có những định
hướng sản xuất lâu dài hơn.
- Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, coi trọng việc
ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi, thủy nông nhằm đảm bảo
nhu cầu tưới tiêu; phương pháp nuôi trồng mới tới hộ nông dân. . .
151
Nguyễn Thị Trang Thanh
3. Kết luận
Bước đầu, NLNN miền núi Nghệ An đã phát triển theo hướng sản xuất hàng
hóa và đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, tính chất hàng hóa chưa
nhiều, sản xuất vẫn manh mún, tự phát,. . . Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh
tế - xã hội của vùng còn khó khăn. Vì vậy, muốn phát triển NLNN theo hướng sản
xuất hàng hóa cũng như phát triển và hội nhập kinh tế đòi hỏi miền núi Nghệ An
phải đầu tư mạnh hơn nữa cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật
của lực lượng lao động. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo ra sự khai
thông, kết nối với Lào và vùng đồng bằng giáp biển. Từ đó, thúc đẩy NLNN vùng
núi Nghệ An phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa một cách bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục thống kê tỉnh Nghệ An, 2009. Niên giám thống kê Nghệ An năm 2009.
[2] Cục thống kê tỉnh Nghệ An, 2008. Số liệu thống kê về trang trại Nghệ An phân
theo các huyện tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2008.
[3] Cục Thống kê Nghệ An, 2009. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ
yếu qua các năm 2005 - 2008 và ước năm 2009 phân theo huyện, thành phố, thị xã.
[4] Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, 2008. Những giải pháp thực hiện có hiệu
quả đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An. Kỉ yếu Hội thảo khoa học.
[5] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, 2008. Báo cáo quy hoạch phát
triển và bảo vệ rừng giai đoạn 2008 - 2020 tỉnh Nghệ An.
[6] Tổng cục Thống kê, 2006. Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2006. Phiên bản CD Rom.
ABSTRACT
Development of Agriculture - Forestry - Fishery in the direction
of commodity production in mountainous areas of Nghe An
Mountainous areas of Nghe An has many advantages in developing agriculture
- forestry - fishery: large areas of land, various climates, large tracts of forest. Ini-
tially, agriculture, forestry and fishery of Nghe An mountainous areas has developed
in the direction of commodity production: increasing the area, the crop- livestock
production with valuation in goods, developed farm economy, established intensive
farming regions. However, agricultural production in mountainous areas is still of a
fragmented spontaneous nature. So to boost agriculture - forestry - fishery upland
development towards production of goods there must be investment in infrastruc-
ture, human resources training, development of processing industries, expansion of
farms.
152
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_nong_lam_ngu_nghiep_theo_huong_san_xuat_hang_hoa.pdf