Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa

Đội tàu khai thác vịnh Vân Phong có 1564 tàu đánh bắt bằng nhiều nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, lặn.Trong đó có những nghề tác động xấu đến môi trường và nguồn lợi hải sản trong vịnh như nghề lưới kéo, cào sò, lặn kết hợp với chất cấm sử dụng. Hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh Vân Phong vi phạm Nghị định 33/2010-NĐ. Thực tế vẫn có 680 tàu lắp máy công suất từ 20CV trở lên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh và 378 tàu lưới kéo đang ngày đêm hoạt động trong vịnh (trong đó có 214 tàu lắp máy dưới 20CV). Sản lượng hải sản khai thác được của năm 2013 cao hơn so với năm 2008, nhưng tốc độ tăng bình quân của sản lượng giai đoạn từ năm 2011 - 2013 giảm dần so với giai đoạn từ năm 2008 - 2010

pdf4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 32 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI VỊNH VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA REAL SITUATION OF CAPTURE FISHERIES AT VAN PHONG BAY, KHANH HOA PROVINCE Vũ Kế Nghiệp1, Phan Trọng Huyến2, Trần Đức Phú3 Ngày nhận bài: 24/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 05/6/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ 2008 đến 2013 trong tổng số 1564 tàu khai thác thủy sản tại vịnh Vân Phong, nhóm tàu công suất ≥ 20CV chiếm tỷ lệ 43,47%; đội tàu nghề lưới kéo chiếm tỷ lệ cao nhất (24,17%), nghề lưới rê thấp nhất là (11,32 %). Có 680 tàu lắp máy công suất từ 20CV trở lên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vùng nước của vịnh - vi phạm Nghị định 33/2010-NĐ của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản. Tốc độ tăng bình quân về sản lượng khai thác của đội tàu giai đoạn từ năm 2011-2013 giảm dần so với giai đoạn từ năm 2008-2010. Từ khóa: khai thác thủy sản, nguồn lợi thủy sản, thực trạng, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa ABSTRACT The results of the study show that in the period from 2008 to 2013, among 1564 fishing vessels in Van Phong Bay, those with a capacity of ≥ 20CV account for 43.47%; and trawlers account for the highest percentage (24.17%), whereas gillnets comprise the lowest (11.32%). There are 680 vessels with capacity higher than 20CV frequently fishing in the waters of the bay - violating Decree No. 33/2010-ND of the government on management of fishing activities. The average growth rate of catches of the fleet in the 2011-2013 period has decreased gradually in comparison with that of the period from 2008 to 2010. Key words: fish exploitation, fishery resources, real situation, Van Phong Bay, Khanh Hoa 1 ThS. Vũ Kế Nghiệp: Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Khai thác thủy sản năm 2010 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Phan Trọng Huyến, TS. Trần Đức Phú: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vịnh Vân Phong được bao bọc bởi 8 xã của huyện Vạn Ninh và 3 xã thuộc huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa. Hệ sinh thái vịnh Vân Phong đa dạng như hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn; nguồn lợi thủy sản vùng biển vịnh Vân Phong khá phong phú [2]. Vịnh Vân Phong là ngư trường hoạt động của 1564 tàu cá thuộc các xã nằm ven bờ vịnh và một số địa phương khác như Phú Yên, Bình Định, Nha Trang. Các nghề chính được sử dụng ở vịnh Vân Phong là lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, lưới vây, lưới rê, câu... Ngoài ra còn có các nghề te, xiệp, xiết sử dụng kích điện và nghề lặn sử dụng hoá chất độc hại. Hoạt động khai thác của các nghề đã ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và nguồn lợi hải sản trong vịnh. Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác thủy sản vịnh Vân Phong nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về quy mô, cơ cấu đội tàu khai thác, nghề khai thác, lao động và sản lượng khai thác; đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái trong vịnh. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm cơ sở khoa học để cơ quan quản lý nghề cá địa phương hoạch định chính sách và tổ chức khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trong vịnh, nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản theo hướng bền vững, ổn định cuộc sống cho cộng đồng cư dân sống quanh vịnh. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 33 Hình 1. Cơ cấu tàu thuyền theo nghề Hình 2. Cơ cấu tàu thuyền theo công suất Từ số liệu ở bảng 1 và hình 1, hình 2 cho thấy: năm 2013, tàu thuyền hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh Vân Phong chủ yếu lắp máy công suất dưới 45CV. Trong đó, tàu công suất máy dưới 20CV chỉ được phép khai thác ở vùng biển ven bờ có II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu thứ cấp: dựa vào các tài liệu của các cơ quan quản lý nghề cá của tỉnh Khánh Hòa, các công trình khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm ngư trường, môi trường, nguồn lợi tại vịnh Vân Phong. Số liệu sơ cấp được khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra gồm những thông tin tàu thuyền, trang thiết bị, ngư cụ, thuyền viên, ngư trường, mùa vụ và sản lượng khai thác. Tổng số mẫu điều tra là 319 phiếu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và tính toán theo phương pháp của FAO [4]. Số liệu điều tra xử theo phương pháp thống kê toán, được thực hiện trên phần mềm SPSS 14.0 và MS. Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Cơ cấu đội tàu theo nghề và công suất Kết quả điều tra năm 2013 cho thấy, có 1564 tàu thuyền thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh Vân Phong. Cơ cấu đội tàu theo nghề và nhóm công suất được thể hiện ở bảng 1 và biểu đồ trên hình 1, hình 2. Bảng 1. Cơ cấu tàu thuyền theo nghề và công suất Đơn vị tính: Chiếc Nghề Theo nhóm công suất (CV) Tổng (chiếc)<20 20 ÷<45 45 ÷<75 75 ÷< 90 90÷150 ≥150 Lưới kéo 214 142 16 1 3 2 378 Lưới vây 175 117 14 1 2 2 311 Lưới rê 100 66 8 0 2 1 177 Câu 158 104 12 1 2 1 278 Khác 237 157 19 1 4 2 420 Tổng cộng 884 586 69 4 13 8 1564 884 chiếc (chiếm 56,52%), tàu công suất máy từ 20CV đến dưới 45CV có 586 chiếc (chiếm 37,47%); số tàu lắp máy công suất từ 45CV trở lên chỉ chiếm 6,01%. Khả năng vươn khơi khai thác xa bờ của đội tàu này là hạn chế. Như vậy áp lực khai thác tại vịnh sẽ còn rất lớn và ảnh hưởng đến nguồn lợi, các hệ sinh thái trong vịnh, nhất là tác động của nghề lưới kéo. Thực trạng hoạt động khai thác thủy sản ở trong vịnh Vân Phong vi phạm nghị định 33/2010/NĐ-CP [1] và quyết định số 05/2014/QĐ-UBND [3] về vùng khai thác. Cụ thể: - Thứ nhất, đội tàu có công suất từ 20CV trở lên đang hoạt động trong vịnh có 680 chiếc, chiếm 43,47%. - Thứ hai, mặc dù bị cấm triệt để nhưng nghề lưới kéo vẫn hoạt động mạnh trong vùng nước của vịnh. Từ bảng 1 cho thấy nghề lưới kéo có 378 chiếc hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh Vân Phong, chiếm tỉ lệ cao nhất (24,17% trong tất cả các nghề hoạt động trong vịnh). - Thứ hai, đội tàu lưới kéo (378 tàu, chiếm tỷ lệ 24,17%) đang khai thác trong vịnh. Theo [1,3] về quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản thì đội tàu này không được phép hoạt động. 2. Vỏ tàu và máy tàu Kết quả điều tra về đặc điểm vỏ tàu được thể hiện ở bảng 2. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Số liệu ở bảng 3 cho thấy: máy chính của đội tàu khai thác ở vịnh Vân Phong do nhiều hãng của nhiều nước chế tạo, chủ yếu sử dụng loại máy YUCHAI - Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 92,14%) với khối tàu có công suất dưới 45CV, tàu có công suất từ 45CV trở lên thường lắp máy loại YAMAR (chiếm tỷ lệ 4,03%) hoặc MITSUBISHI (chiếm tỷ lệ 1,98%) - Nhật Bản. Nguyên nhân chính là do ngư dân tự đầu tư dựa vào kinh nghiệm và nguồn vốn tự có. 3. Trình độ học vấn của thuyền viên Kết quả điều tra trình độ học vấn của thuyền viên được thể hiện ở bảng 4. Bảng 2. Đặc điểm vỏ tàu Nhóm công suất (CV) Vật liệu Hình dáng vỏ tàu Số lượng tàu theo chiều dài (chiếc) 4,5 - < 7m 7 - < 10m 10 – < 12,5m 12,5 – 15m < 20 Gỗ Kiểu truyền thống 823 61 0 0 20 ÷<45 Gỗ Kiểu truyền thống 211 375 0 0 ≥ 45 Gỗ Kiểu truyền thống 0 31 42 21 Từ bảng 2 cho thấy: 100% tàu điều tra đều đóng bằng gỗ, hình dáng vỏ tàu đóng theo kiểu truyền thống của địa phương, chiều dài từ 4,5-15m. Kích thước vỏ tàu không hoàn toàn tỷ lệ với công suất máy tàu. Kết quả điều tra về đặc điểm máy chính của các tàu khai thác thuỷ sản tại vịnh được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Đặc điểm máy tàu Đơn vị tính: Chiếc Nhóm công suất (CV) Chủng loại máy tàu YUCHAI (Trung Quốc) YAMAR (Nhật Bản) MITSUBISHI (Nhật Bản) Không rõ < 20 657 0 0 29 20 ÷<45 784 0 0 0 ≥ 45 0 63 31 0 Bảng 4. Trình độ học vấn thuyền viên Đơn vị tính: Người Trình độ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Số người điều tra 417 320 86 Tỷ lệ (%) 50,06 39,62 10,32 Kết quả khảo sát (833 người) về trình độ học vấn cho thấy thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác tại vịnh Vân Phong có trình độ tiểu học: 50,06% (417 người), trung học cơ sở: 39,62% (330 người) và trung học phổ thông trở lên: 10,32% (86 người). Bảng 4 cho thấy: Phần lớn thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác tại vịnh Vân Phong có trình độ học vấn thấp chủ yếu là trình độ tiểu học (chiếm tỉ lệ 50,06%). Thực trạng này dẫn đến việc đào tạo để cấp các chứng chỉ chuyên môn theo quy định cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nghề cá biển, đưa pháp luật vào cuộc sống của ngư dân... gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động rất lớn tới nhận thức của người dân đối với các hoạt động khai thác thủy sản gây hại đối với môi trường, nguồn lợi thủy sản. 4. Sản lượng khai thác Sản lượng khai thác của đội tàu tại vịnh Vân Phong từ năm 2008 đến năm 2013 được thể hiện ở bảng 5 và hình 3. Bảng 5. Sản lượng khai thác khai thác tại vịnh Vân Phong giai đoạn 2008-2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sản lượng khai thác (Tấn) 3502 4052 4341 4315 4460 4519 Tổng số tàu (chiếc) 1605 1521 1572 1583 1591 1564 Tấn/Tàu 2,18 2,66 2,76 2,73 2,80 2,89 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35 Hình 3. Sản lượng khai thác tại vịnh Vân Phong giai đoạn 2008÷2013 Số liệu ở bảng 5 và hình 3 cho thấy: giai đoạn 2008-2013 sản lượng hải sản khai thác được trong vịnh Vân Phong có xu hướng tăng dần hàng năm. Sản lượng bình quân của đội tàu tăng 105%/năm và biến đổi không theo quy luật, tăng từ năm 2008- 2010, sau đó giảm ở năm 2011 và tiếp tục tăng từ năm 2012-2013. Mức độ tăng sản lượng bình quân của đội tàu giai đoạn 2008-2010 cao hơn giai đoạn 2012-2013. Điều này thể hiện đã có báo động bước đầu về sự suy giảm nguồn lợi của vịnh Vân Phong. 5. Một vài ý kiến đề xuất Không phát triển thêm các tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ (tàu có công suất nhỏ hơn 20CV), từng bước tiến tới giảm dần tàu thuyền loại này, nhằm giảm áp lực khai thác trong vịnh, bảo vệ nguồn lợi, duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững. Ngoài số lượng nghề đang hoạt động, không cấp phép khai thác thêm cho những tàu thuyền khác, dần dần sẽ giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong khu vực. Không cấp phép cho những tàu làm nghề lưới kéo tham gia hoạt động khai thác trong vịnh. Xây dựng các dự án gắn liền với mục đích của việc giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản trong vịnh, loại bỏ các phương pháp khai thác mang tính hủy diệt. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các tàu công suất từ 20CV trở lên, tàu thuyền làm nghề lưới kéo khai thác trong vịnh. Nghiên cứu phân vùng khai thác thủy sản trên cơ sở sắp xếp lại các loại nghề phù hợp đảm bảo khai thác có hiệu quả, bền vững trong khai thác thủy sản tại vịnh. IV. KẾT LUẬN Đội tàu khai thác vịnh Vân Phong có 1564 tàu đánh bắt bằng nhiều nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, lặn...Trong đó có những nghề tác động xấu đến môi trường và nguồn lợi hải sản trong vịnh như nghề lưới kéo, cào sò, lặn kết hợp với chất cấm sử dụng. Hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh Vân Phong vi phạm Nghị định 33/2010-NĐ. Thực tế vẫn có 680 tàu lắp máy công suất từ 20CV trở lên thường xuyên hoạt động khai thác thủy sản trong vịnh và 378 tàu lưới kéo đang ngày đêm hoạt động trong vịnh (trong đó có 214 tàu lắp máy dưới 20CV). Sản lượng hải sản khai thác được của năm 2013 cao hơn so với năm 2008, nhưng tốc độ tăng bình quân của sản lượng giai đoạn từ năm 2011 - 2013 giảm dần so với giai đoạn từ năm 2008 - 2010. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2010), Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, Hà Nội. 2. Nguyễn Kỳ Phùng (2009), Đánh giá sơ bộ rủi ro môi trường khu vực vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh, Nha Trang, Khánh Hòa. 3. Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2014), Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 về ban hành quy định Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa. 4. Taro Yamane (1967), Statistics: An Introductory Analysis, 2nd Ed., New York: Harper and Row.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_khai_thac_thuy_san_tai_vinh_van_phong_t.pdf
Tài liệu liên quan