Nghiên cứu tích hợp giữa GIS và GPS thành lập bản đồ 1/10.000 và 1/5.000 trong quan lý đất đai và quy hoach tổng thể

Công nghệ viễn thám (Remote sensing), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và định vị vệ tinh (GPS) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực có liên quan đến xác định vị trí không gian đối tượng trong các chuyên ngành như an ninh, kinh tế, du lịch, . ở các nước trên thế giới. Ngày nay trong các ứng dụng vệ tinh, công nghệ số chiếm ưu thế và các thông tin viễn thám được sử dụng kết hợp chặt chẽ với hệ thống thông tin địa lý và hệ thống định vị toàn cầu đã đem lại hiệu quả cao. Công nghệ viễn thám càng thực sự đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đa tích hợp công nghệ viễn thám sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao, công nghệ GIS và công nghệ GPS để thu nhận và cập nhật thông tin, quản lý, tra cứu và giao diện người sử dụng phục vụ công tác thành lập bản đồ địa chính cơ sở là hướng nghiên cứu cần thiết đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường. Bài báo giới thiệu tóm tắt những kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ về tích hợp ba công nghệ trên để thành lập bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 và 1/5.000, thực nghiệm được tiến hành trên 2 tờ bản đồ thuộc khu vực ngoại thành, thành phố Hà Nội.

pdf68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu tích hợp giữa GIS và GPS thành lập bản đồ 1/10.000 và 1/5.000 trong quan lý đất đai và quy hoach tổng thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin häc Có thể nói trong lĩnh vực chuyên đề, viễn thám vệ tinh thể hiện vai trò to lớn của mình vào các ngành ứng dụng thực tế. Những nội dung nêu trên đã được đưa vào ứng dụng ở các nước phát triển từ ba mươi năm nay. Song, ở Việt Nam vai trò của viễn thám trong lĩnh vực chuyên đề còn nhiều khiêm tốn. Vậy nguyên nhân do đâu? Ngoài các nguyên nhân khách quan, cũng cần kể đến những nguyên nhân do chính ngành viễn thám ở nước ta. Những đề tài nghiên cứu về phổ của ảnh vệ tinh ứng dụng vào chuyên đề chưa nhiều. Hơn thế nữa, chúng ta thiếu bộ thư viện phổ của các đối tượng địa hình, địa vật, mặc dù ở đâu đó đã được trang bị thiết bị đo phổ kế đắt tiền. Cũng như trong lĩnh vực đo vẽ bản đồ địa hình, chúng ta phải có lưới điểm khống chế cần thiết. Trong lĩnh vực chuyên đề áp dụng tư liệu viễn thám, thư viện phổ của các đối tượng địa hình, địa vật cũng được coi như là những tư liệu “khống chế” để quy chiếu từ các đại lượng vật lý của ảnh về các đại lượng thuộc tính của đối tượng. Có như vậy, độ tin cậy của sản phẩm chuyên đề mới cao. Việc xây dựng bộ thư viện phổ của các đối tượng không phải một sớm một chiều là xây dựng xong, mà cần phải tiến hành qua nhiều năm trên các vùng miền ở các điều kiện thời tiết khác nhau, đòi hỏi sự hợp tác sâu rộng giữa các ngành. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần bắt tay vào làm việc đó. 3. Bức xạ phổ của ảnh viễn thám vệ tinh Ánh sáng bức xạ mặt trời, sau khi đi vào khí quyển, một phần ánh sáng bị tán xạ; một phần đi tới đập vào đối tượng trên bề mặt quả đất và phản xạ đi về đầu thu ảnh vệ tinh; một phần ánh sáng tán xạ trong khí quyển cũng đi về đầu thu (hình 1) [2]. Hình 1: Quá trình truyền bức xạ trong khí quyển Sè 6 - 6/200942 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Có thể mô tả năm đường đi và các tham số xác định bức xạ tới đầu thu ảnh vệ tinh như sau: Đường đi thứ nhất chứa năng lượng điện từ của mặt trời đập trực tiếp vào đối tượng địa hình trên bề mặt trái đất rồi phản xạ đi thẳng tới đầu thu ảnh, Đường đi thứ hai của các tia tán xạ trong khí quyển đi về đầu thu ảnh, Đường đi thứ ba của các tia tán xạ sau khi đập vào đối tượng, theo đường đi thứ nhất trở về đầu thu ảnh, Đường đi thứ tư của các tia phản xạ của vật bên cạnh của vật cần nghiên cứu trở về đầu thu, Đường đi thứ năm là kết quả của các tia sau khi đập vào vật bên cạnh lại đập vào vật cần nghiên cứu rồi đi về đầu thu ảnh. Năng lượng ánh sáng mặt trời trong dải phổ từ λ1 – λ2 tới bề mặt trái đất hay còn gọi là bức xạ tới toàn phần Eg trên bề mặt trái đất (đơn vị W/m2) mang giá trị: (1) Trong đó: E0λ - Bức xạ phổ mặt trời tại đỉnh khí quyển, - Hàm truyền bức xạ mặt trời tại góc thiên đỉnh θo, Ed λ - Bức xạ khuyếch tán của bầu trời ở bước sóng λ. Giả sử bề mặt trái đất là bề mặt Lambert, lượng bức xạ từ mặt đất về đầu thu có giá trị: (2) Với: R - Hệ số phản xạ trung bình của vật (đối tượng) cần nghiên cứu, - Hàm truyền bức xạ phản xạ từ bề mặt đối tượng về đầu thu có góc lệch trục quang của sensor so với pháp tuyến là θv, Lượng bức xạ mà đầu thu thu được LS là tổng lượng bức xạ phản xạ của đối tượng LT và lượng bức xạ khác trong khí quyển LP: LS = LT + LP (3) Như vậy, bức xạ của đối tượng mà đầu thu nhận được sẽ bị nhiễu do: - Bản thân đầu thu ảnh: sai lệch các bộ cảm quang điện CCD so với thiết kế, - Môi trường khí quyển: bức xạ LP cần phải loại bỏ. ♦ Giả sử bề mặt đối tượng địa hình là bề mặt Lambert đồng nhất, hệ số phản xạ bề mặt tại đỉnh khí quyển ρTOA được xác định bằng biểu thức sau [8]: (4) Với: ρp - hệ số phản xạ khí quyển do phản xạ Rayleigh và sol khí, ρus - hệ số phản xạ bề mặt địa hình Lambert, T(µs), T(µv) - hàm truyền khí quyển từ mặt trời tới mặt đất và từ mặt đất về đầu thu ảnh, µs, µv - hàm cosin góc thượng đỉnh mặt trời và góc nhìn của đầu thu ảnh vệ tinh, S - albedo hình cầu của khí quyển. Sè 6 - 6/2009 43 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Nếu chúng ta lưu ý tới ảnh hưởng phản xạ của đối tượng bên cạnh của đối tượng mà chúng ta đang xét (hình 1), công thức (4) sẽ có dạng: (5) Trong đó: ρs - phản xạ của pixel ảnh, τ - độ dày quang học lớp khí quyển, td(µv) - hệ số tán xạ của tia phản xạ từ đối tượng về đầu thu, ρst - thành phần phản xạ của pixel thực địa ở đỉnh khí quyển xác định bằng: (6) với X, Y – tọa độ thực địa tại tâm của đối tựơng, f(r) – hàm biến đổi điểm khí quyển. Chúng ta nhận 1/(1- ρstS) ≈ 1/(1- ρusS). Giữa ρs trong biểu thức (5) và ρus tính từ biểu thức (4) có mối quan hệ: (7) Từ (7) suy ra: (8) Trong thực tế ứng dụng, giá trị ρst từ (5), (6) được tính từ vùng ảnh con có kích thước (2n+1)(2n+1) pixel của ảnh gốc. Công thức (6) có dạng: (9) Với: (i, j) – là chỉ số pixel, n – là số tự nhiên, r(i, j) – độ dài giữa pixel (i, j) so với tâm của vùng ảnh con. Nếu bề mặt của đối tượng không phải là bề mặt Lambert, giá trị ρTOA sẽ phức tạp rất nhiều [9]. ♦ Để loại bỏ nhiễu, chúng ta cần sử dụng các thông số kiểm định của đầu thu và sử dụng các phương pháp (tuyệt đối hay tương đối) để hiệu chỉnh khí quyển. Trong nhiều trường hợp ứng dụng ảnh viễn thám vệ tinh vào lĩnh vực chuyên đề, chúng ta cần thiết tính đổi bức xạ tại đầu thu của đối tượng (sau khi đã hiệu chỉnh) về giá trị phản xạ của đối tượng ở bề mặt đất . Có thể mô tả theo sơ đồ hình 2 sau: Hình 2: Biến đổi cấp độ sáng pixel ảnh DN về trị phản xạ tại bề mặt đối tượng Sè 6 - 6/200944 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Trong đó: DN - chỉ số cấp độ sáng các pixel ảnh (Digital Number); R - bức xạ tại đầu thu ảnh (at-sensor), - giá trị phản xạ của pixel tại bề mặt thực địa (at-surface). Quá trình biến đổi từ DN sang là bài toán cơ bản về xử lý, hiệu chỉnh phổ cho mục đích ứng dụng chuyên đề. Ngay từ những năm 80 của kỷ nguyên trước, người ta đã đưa ra các phương pháp công nghệ khác nhau để biến đổi từ DN sang . Trước hết sử dụng các tham số kiểm định của đầu thu “gain” và “offset”, sau đó là hiệu chỉnh bức xạ mặt trời, góc thượng đỉnh mặt trời để thu được R tại đầu thu. Sau khi hiệu chỉnh khí quyển (đại lượng LP trên hình 1) chúng ta sẽ nhận được ở mặt đất. Mô hình biến đổi từ R về biểu diễn bằng công thức sau: (10) Trong đó: R - bức xạ sau khi đã hiệu chỉnh dựa vào các tham số kiểm định của đầu thu, LP - từ hình 1, Tv - hàm truyền bức xạ qua khí quyển từ bề mặt trái đất về đầu thu, Tz - hàm truyền bức xạ qua khí quyển từ mặt trời về bề mặt quả đất, θo - góc thiên đỉnh mặt trời, Eos - bức xạ phổ mặt trời ở mặt phẳng đối tượng vuông góc với tia sáng, Ed - bức xạ phổ khuyếch tán của bầu trời đi tới mặt phẳng của vật (đối tượng). Mô hình (10) là mô hình chặt chẽ tổng quát. Trong thực tế ứng dụng mô hình (10) sẽ được đơn giản hóa, phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các thông số. Năng lượng điện từ trường (bức xạ) tại đầu thu ảnh chịu tác động của khí quyển. Tác động của khí quyển làm thay đổi độ dài bước sóng λ của ánh sáng mặt trời mang tính chất cộng dồn (additive) và tính chất đa bội (multiplicative). Một số phương pháp đã được đề cập để loại bỏ tác động thành phần phản xạ cộng dồn như phương pháp DOS (Dark Object Subtraction) nhưng không loại bỏ được tác động đa bội. Để hiệu chỉnh chính xác hiệu ứng đa bội của khí quyển đòi hỏi chúng ta cần phải có số liệu phản xạ “thực” của đối tượng ở thực địa. Đây chính là vấn đề mà chúng ta còn thiếu vì chưa có được thư viện phổ của các đối tượng thực địa, hoặc sự kết hợp công nghệ viễn thám với số đo phổ thực địa chưa tiến hành đồng bộ để giải quyết những ứng dụng chuyên đề, cho độ tin cậy cao. 4. Kết luận và kiến nghị Ứng dụng viễn thám chuyên đề ở nước ta còn ở mức độ khiêm tốn. Để đẩy mạnh ứng dụng viễn thám chuyên đề, đáp ứng kịp thời ngày càng gia tăng của nền kinh tế, gây tác động mạnh tới tài nguyên và môi trường ĐẤT - NƯỚC - KHÔNG KHÍ, phải thúc đẩy: - Nhận thức tính đa ngành của viễn thám, không chỉ trong công tác đo vẽ bản Sè 6 - 6/2009 45 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc đồ, - Nâng cao năng lực chuyên môn kể cả trong công tác đào tạo và sản xuất về xử lý phổ ảnh viễn thám cho lĩnh vực chuyên đề, - Xây dựng dự án, hợp tác sâu rộng với các ngành về thiết lập thư viện phổ của các đối tượng thực địa, - Kết hợp giữa các ngành đưa ra giải pháp công nghệ đồng bộ sử dụng tư liệu ảnh viễn thám phục vụ các lĩnh vực chuyên đề. Với sự hợp tác sâu rộng, Trung tâm Viễn thám quốc gia có khả năng thực thi các nhiệm vụ chuyên đề như đã trình bầy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chavez J., 1989: Radiometric Calibration of Landsat TM multispectral images. PE&RS, vol. 55, No. 9, pp. 1285- 1294. 2. Jensen J. R., 1996: Introductory Digital Image processing - A remote sens- ing perspective. 2nd edition. Prentice Hall. New Jersey, pp. 107 - 124. 3. Norjamaki I., Tokola T., 2007: Comparison of atmospheric correction methods in mapping Timber volume with multitemporal Landsat images in Kainuu, Finland. PE&RS, vol. 73, No. 2, pp. 155 - 163. 4. Price J. C., 1987: Calibration of satel- lite radiometers and the comparison of veg- etation indices. Remote sensing of Environment 21, pp. 15 - 27. 5. Sifakis N. I., Soulakellis N. A., Paronis D. K., 1998: Quantitative mapping of air pol- lution density using Earth observation: A new processing method and application to an urban area. Int. J. Remote sensing, vol. 19, No. 17, pp. 3289 - 3300. 6. Ritchie J. C., Zimba P. V., Everitt J. H., 2003: Remote Sensing Techniques to Assess water quality. PE&RS, vol. 69, No. 6, pp. 695 - 704. 7. Sutan Alsutan, Wong C. J., Lim H. S., Mat Jafri M. Z., Abdullah K., Hashim S. A., Salleh N. M., 2006: Remote Sensing of PM10 concentration measurement by Internet protocol camera. ISPRS commis- sion VII, Symposium “From pixel to processes”, Enschede, Netherlands, 8 - 11 May 2006. 8. Vermote E.F., El Saleous N., Justice C. O., Kaufman Y. J., Privett J. L., Remer L., Roger J. C., Tanre’ D., 1997: Atmospheric correction of visible to middle-infrared EOS- MODIS data over land : Background, oper- ational algorithm and validation. Journal of Geophysical research, Vol.102, No. D14, pp. 17131-17141. 9. Vermote E.F., Tanre’ D., Dueze J. L., Herman M., Morcrette J.J., 1997: second simulation of the satellite signal in the solar spectrum: An overview. IEEE Transaction on Geoscience and Remote Sensing, in press. 10. Xian G., 2007: Analysis of Impacts of urban land use and land cover on air quali- ty in the Las Vegas region using remote sensing information and ground observa- tions. Int. J. Remote Sensing, vol. 28, No. 24, pp. 5427 - 5445.m Sè 6 - 6/200946 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Abstract: REMOTE SENSING WITH THEMATIC APPLICATION MSc. Ho Thi Van Trang(1) BSc. Nguyen Le Đang (1) Dr. Doan Ha Phong(2) Dr.Sc. Luong Chinh Ke(1) (1)National Remote Sensing Center (2)Institute of Physics and electronic Vietnamese Academy of Science and Technology One of the major advantages of multitemporal remotely sensed images is their applica- bility to detect the terrain changes such as vegetation cover, land use changes, monitoring soil moisture and others... For realizing those tasks the problem of spectral radiance correction and processing of remotely sensed images is very necessary in order to derive the most approximately true values of on-ground reflectance. There are two groups of methods for spectral radiance correction and processing: the absolute and relative. In practice the relative methods have more significant meanings because of (1) converting all the multitemporal remotely sensed images to one of their defined as a reference image and (2) using their physical parame- ters to image-based atmospheric corrections without necessity of on-ground radiance measurements. The paper presents an outline of converting Digital Number DN values of pixel image to on-ground reflectance r through corrected at-sensor radiance R.m _________________*******_________________ (...tiếp theo trang 36) Abstract: EVALUATING OF CHANGES IN AGRICULTURAL LAND’S SUITABILITY IN SONG BE BASIN Dr. Le Van Trung, MSc. Nguyen Truong Ngan Department of Geomatics Engineering, Ho Chi Minh City University of Technology E-mail: lvtrung@hcmut.edu.vn , lvtrungs@yahoo.com This paper applied the ALES (Automated Land Evaluation System) software and GIS to build the Model of Agricultural Land Suitability and Variation Evaluation used FAO land evaluation method. The studied area was located in Song Be basin. This paper was based on the results of the land evaluation in the studied area, and the results of installating the model of hydrographic and hydraulic variation used the Hec-HMS and Hec-RAS softwares. As a result, it could predict the changes in flooding and irrigation conditions in the studied basin when the hydroelectric and irrigation damps were built and operated. From then, the author came to rebuild the map of Agricultural Land Suitability, and then compared to the previous results. Thence, the proposed recommendations for sustainable exploiting, and using lands were given to the local authorities.m Sè 6 - 6/2009 47 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) TRONG PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG (MARKETING) TS. Lê Văn Trung(1), ThS. Nguyễn Văn Hiệp (1) Bộ môn Địa tin học, Đại học Bách khoa, Tp. Hồ Chí Minh E-mail: lvtrung@hcmut.edu.vn , lvtrungs@yahoo.com Tóm tắt: Các cơ sở thương mại quản lý một hệ thống thông tin về bán hàng, khách hàng, hàng hóa tồn kho, danh sách thư từ và rất nhiều thông tin khác. Ước tính khoảng 80% dữ liệu trong số đó có liên quan đến địa điểm, có thể thông qua địa chỉ, điện thoại, fax,... Dù doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề nào, để đảm bảo thành công thì doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định khôn ngoan sớm hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Có thể nắm bắt được thông tin trên thị trường sớm nhất, đi đến hành động kịp thời chính là chiếc chìa khóa dành cho doanh nghiệp. Sức mạnh trực quan của bản đồ thường tiết lộ những xu hướng, những mô hình và những cơ hội trong kinh doanh mà thường không nhận thấy từ các bảng biểu đơn thuần. Bản đồ là chìa khóa để thành công trong thương mại. Trong nội dung bài viết này sẽ tìm hiểu GIS có vai trò như thế nào trong hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường. 1. Đặt vấn đề Marketing là gì? Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Marketing có thể được định nghĩa là một hệ thống các hoạt động kinh doanh để hoạch định, định giá, chiêu mại và phân phối hàng hóa và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận từ thị trường, thị trường này bao gồm cả khách hàng công nghiệp, hộ tiêu dùng hiện tại và trong tương lai. Quản trị marketing Quản trị marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành những biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được chọn để đạt được những nhiệm vụ xác định của doanh nghiệp như lợi nhuận, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, mở rộng thị trường,... Marketing không chỉ đơn thuần là quảng cáo và hoạt động của người bán hàng. Chính xác hơn marketing là một quá trình thích nghi toàn diện với việc tận dụng những khả năng có lợi đang mở ra của thị trường. Quá trình quản trị marketing bao gồm: 1. phân tích khả năng của thị trường, 2. lựa chọn những thị trường mục tiêu, 3. xây dựng chương trình marketing mix, 4. thực hiện các phương pháp marketing. Sè 6 - 6/200948 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Để xem xét vai trò của GIS trong market- ing, chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau: - Một công ty quản lý các nhà hàng, muốn phân tích thế mạnh cạnh tranh sẽ phân tích nhiều góc độ khác nhau: từ các thông tin như thu nhập, dân số, hộ gia đình, thói quen , khẩu vị,... đến vị trí các đối thủ cạnh tranh, khoảng cách giữa nhà hàng và khách hàng, cơ sở hạ tầng xung quanh vị trí nhà hàng,... - Một ngân hàng muốn mở một chi nhánh hoặc đặt một ví trí ATM mới, trưởng phòng phân tích thông tin sẽ kết hợp rất nhiều thông tin về cơ sở hạ tầng, hành vi khách hàng,...để khoanh vùng thị trường tiềm năng và quyết định vị trí tối ưu nhất. - Bộ phận bán hàng của một công ty sản xuất – thương mại sẽ lên kế hoạch giao hàng từ nhà máy đến các điểm phân phối, các cửa hàng bán lẻ,… cần lập ra một lộ trình giao hàng sao cho tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển. Trước khi đến với GIS, các nhà quản trị tiếp thị sẽ dựa trên hàng ngàn thông tin từ các hàng cột được lưu trong cơ sở dữ liệu để phân tích. Điều này có nghĩa rằng việc phân tích và lập quyết định sẽ rất khó khăn, nhiều lúc vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra còn các câu hỏi không giải quyết được như vị trí khách hàng, khoảng cách giữa các cửa hàng,... Đến với GIS, các nhà quản trị marketing sẽ dễ dàng hiện thực được toàn bộ khối lượng dữ liệu thông tin đó trên bản đồ bằng việc gắn kết địa lý (geocode) cho các đối tượng có quan hệ về mặt không gian và vận dụng các phương pháp phân tích không gian để phân tích và dự báo thị trường một cách hiệu quả nhất. GIS tham gia vào hầu hết các giai đoạn của quá trình quản trị marketing từ việc phân tích thông tin, dự báo nhu cầu, phân khúc thị trường và định vị thị trường mục tiêu, đến xây dựng các chiến lược market- ing lúc sản phẩm và dịch vụ của công ty đi vào thị trường. GIS giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và hạn chế các rủi ro và kiểm soát hiệu quả trong quá trình thực hiện quyết định của mình. 2. GIS và nghiên cứu động thái của người tiêu dùng Tất cả mọi nỗ lực marketing đều nhắm tới mục tiêu là người tiêu dùng. Bởi vậy, điều rất quan trọng là nhà quản trị tiếp thị phải hiểu các đặc điểm và động thái của người mua. Đặc biệt phải trả lời các câu hỏi như Who, What, When, Why, Where, How,… Để có hiểu biết kỹ lưỡng hơn về người tiêu dùng, nhà quản trị tiếp thị phải tiến hành một số hình thức, công cụ hỗ trợ nghiên cứu và GIS đặc biệt hữu dụng để tích hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau hỗ trợ trả lời được tất cả các câu hỏi trên. (xem hình 1) 3. GIS và phân khúc thị trường Thị trường bao gồm rất nhiều loại người tiêu dùng, nhiều loại hàng hóa và nhiều nhu cầu. Các nhóm người tiêu dùng có thể hình thành theo các đặc điểm địa lý (khu vực, thành phố), đặc điểm nhân khẩu (giới tính, tuổi tác, thu nhập, trình độ học vấn), đặc điểm xã hội học (tầng lớp xã hội, lối sống) và đặc điểm hành vi (lý do mua, lợi ích tìm kiếm, cường độ tiêu dùng). Cùng với GIS, là sự kết hợp giữa yếu tố về địa lý (không gian) và các tham biến Sè 6 - 6/2009 49 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 1: Mối quan hệ giữa GIS và nghiên cứu động thái khách hàng được dùng để phân khúc thị trường như nhân khẩu học, tâm lý, hành vi của người tiêu dùng để tạo ra hệ thống các bản đồ phân loại thị trường. Điều này làm tăng sự hiểu biết nhiều hơn của các nhà quản lý tiếp thị về khách hàng của mình và nhanh chóng định vị được thị trường mục tiêu để xây dựng chương trình quảng cáo, tiếp thị thích hợp đến thị trường mục tiêu, đồng thời cung cấp sản phẩm và dịch vụ thích hợp tại vị trí thích hợp. (xem hình2) Kết hợp với số liệu bán hàng, số liệu điều tra nghiên cứu thị trường, chúng ta có thể tạo ra những bản đồ phân khúc thị trường dựa vào các chỉ tiêu thống kê như tổng doanh thu, doanh thu trung bình, lợi nhuận, loại hình kinh doanh,.. theo từng vùng bán hàng, theo từng điểm bán hàng. Như Hình 2 là bản đồ doanh thu bán thuốc bảo vệ thực vật của công ty Syngenta Việt Nam khu vực tỉnh Đồng Nai, bản đồ được phân loại (tô màu) doanh thu theo từng vùng bán hàng (huyện thị) và theo doanh thu từng cửa hàng trong mạng lưới bán hàng của Syngenta. 4. GIS và phân tích thị trường cạnh tranh Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trên thương trường và đưa ra các chiến lược marketing hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, thông thường doanh nghiệp có thể thông qua một bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty, thông qua các kênh phân phối của công ty, phản ứng từ người tiêu dùng hoặc thông qua một công ty nghiên cứu thị trường độc lập. Thông tin thu thập được có thể là quy mô, thị phần Sè 6 - 6/200950 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 3: Bản đồ thị phần tiêu thụ bia Hình 2: Bản đồ doanh thu thuốc bảo vệ thực vật - Tỉnh Đồng Nai Sè 6 - 6/2009 51 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 4: Mối quan hệ giữa GIS và Marketing Mix kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật công nghệ, lợi thế cạnh tranh, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp,... (xem hình 3) Phân tích thị trường cạnh tranh là một lĩnh vực đầy hứa hẹn của ứng dụng GIS, trong đó nhân tố về địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của môi trường cạnh tranh. Đây là lý do tại sao lúc một doanh nghiệp quyết định vị trí cho một cửa hàng, một trung tâm dịch vụ, một trung tâm thương mại hay vị trí cho một chi nhánh của ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn bởi vị trí của đối thủ cạnh tranh trong khu vực, lúc đi vào hoạt động sẽ làm thay đổi thị trường cạnh tranh tại khu vực đó. Thông qua GIS, chúng ta nhanh chóng xác định vị trí của đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ rất hữu dụng lúc nhà quản lý thấy được bản đồ tổng quan về các đối thủ cạnh tranh chính của mình trên những vị trí địa lý khác nhau. Trên bản đồ này, chúng ta có thể chồng nhiều lớp thông tin về đối thủ cạnh tranh như thị phần của từng sản phẩm, vùng bán hàng mà đối thủ đang chiếm lĩnh thị trường cũng như phạm vi mở rộng thị trường trong tương lai, mật độ phân phối,...trong những vùng địa lý khác nhau. Phương pháp phân tích này giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định được bản chất của thị trường cạnh tranh tại mỗi vị trí, mỗi vùng bán hàng riêng biệt và doanh nghiệp sẽ thực hiện những chiến lược marketing đặc biệt cho mỗi vùng này, ví dụ như có thể tăng quảng cáo khuyến mãi cho vùng 1 để chống lại đối thủ cạnh tranh A trong khi tăng mật độ phân phối trên vùng 2 để chống lại đối thủ cạnh tranh B. 5. GIS và Marketing Mix Marketing Mix là tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ phía thị trường Sè 6 - 6/200952 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 5: Bản đồ nhân khẩu học mục tiêu. Marketing Mix bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác động lên nhu cầu về hàng hóa của mình. Có thể hợp nhất rất nhiều khả năng thành 4 nhóm cơ bản (4Ps): hàng hóa (Product), giá cả (Price), phân phối (Place or Distribution) và xúc tiến thương mại (Promotion). Để đạt được thành công, nhà quản trị tiếp thị phải có khả năng thiết kế một tổng thể các yếu tố marketing mix để có thể tối đa hóa được doanh số và lợi nhuận. Có nghĩa là phải áp dụng 4Ps để đạt được doanh số và lợi nhuận cao nhất. Mặt khác, nhà quản trị tiếp thị cũng phải đảm bảo đưa ra thị trường đúng sản phẩm, vào đúng thời điểm, đúng nơi cần, sử dụng đúng các biện pháp cổ động và kênh phân phối phù hợp. GIS được xem như công cụ tích hợp các thành phần của marketing mix để hỗ trợ ra quyết định, thực hiện các chính sách 4Ps của các nhà quản trị tiếp thị, có thể xem GIS như là thành phần thứ 5 của Marketing Mix. Việc tích hợp GIS với 4Ps được miêu tả dưới đây: GIS và Hàng hóa (Product) Hàng hóa là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống marketing mix. Xác định đúng hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ và khai thác cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyết định liên quan đến hàng hóa như chủng loại, nhãn hiệu, dịch vụ, cách thức bán Sè 6 - 6/2009 53 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 6: Bản đồ so sánh doanh thu 2 kỳ của xi măng Hà Tiên 1 hàng,...ngoài ảnh hưởng bởi các yếu tố như năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố như thời gian, địa điểm sẽ phát triển sản phẩm, đặc điểm nhân khẩu học (dân số, giới tính, độ tuổi, thu nhập,...) của vùng bán hàng mục tiêu. Như vậy, GIS sẽ rất hữu dụng trong chiến lược liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp như công cụ hỗ trợ dự báo nhu cầu, hoạch định chiến lược để đưa sản phẩm mới ra thị trường, theo sát chu kỳ sống của sản phẩm. Nghiên cứu đặc điểm kinh tế xã hội, nhân khẩu học có tác động rất lớn đến các giai đoạn xây dựng và phát triển sản phẩm mới. GIS, với khả năng phân tích không gian thông qua các bản đồ phân tích về kinh tế xã hội, nhân khẩu học giúp nhà quản lý dự báo được thị trường mục tiêu, xác định được loại hàng hóa nào mà thị trường đó cần. Dưới đây là ví dụ về bản đồ kết quả điều tra tình trạng kết cấu nhà ở năm 2004 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bản đồ này sẽ rất hữu ích cho các công ty chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng, trang trí nội thất lên kế hoạch để phát triển sản phẩm ở những khu vực tiềm năng. Ngoài ra, địa lý có ảnh hưởng lớn đến việc phân loại người tiêu dùng, thường các người sử dụng sống trong một vùng lân cận có những hành vi tiêu dùng tương tự nhau và những hành vi này chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng lân cận đó. Như vậy, nghiên cứu về mặt địa lý sẽ giúp các nhà quản trị tiếp thị hiểu được khách hàng Sè 6 - 6/200954 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc và dự báo được phản ứng của người tiêu dùng lúc đưa sản phẩm mới vào tiêu thụ. GIS được dùng để bản đồ hóa sự phổ biến của sản phẩm mới theo không gian và thời gian, giúp nhà tiếp thị thấy được sự phát triển hay chấp nhận của sản phẩm mới rõ ràng hơn và có thể dùng để dự báo hướng đi của sản phẩm trong tương lai. Hình 6 là bản đồ tiêu thụ xi măng Hà Tiên qua 2 kỳ liên tiếp nhau trong phạm vi 3 quận (Thủ Đức, quận 9 và quận 2), bản đồ này giúp chúng ta thấy rõ ràng những khu vực nào tiêu thụ xi măng nhiều và sự tiêu thụ xi măng cũng tăng dần và mở rộng qua 2 thời kỳ. Chu kỳ sống của sản phẩm là sự thay đổi trạng thái tồn tại của sản phẩm qua 4 giai đoạn khác nhau: tung ra thị trường, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ, nhà marketing cần nhận biết sản phẩm mình đang kinh doanh nằm ở giai đoạn nào của chu kỳ sản phẩm để có những chiến lược và chương trình marketing phù hợp. Mặt khác, chu kỳ của sản phẩm giữa các vùng địa lý cũng không phải hoàn toàn giống nhau, có những sản phẩm mới ở thị trường này nhưng lại cũ ở thị trường khác và các trạng thái tồn tại của sản phẩm tại mỗi thị trường cũng khác nhau, có thể cùng một sản phẩm A tại cùng một thời điểm nhưng ở quốc gia này là đang trong giai đoạn suy thoái nhưng ở quốc gia khác là đang trong giai đoạn trưởng thành. GIS đặc biệt hữu dụng để theo dõi sự tăng dần và mở rộng của hàng hóa tại mỗi vị trí địa lý khác nhau, giúp các nhà quản trị marketing nhận biết được sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sản phẩm tại mỗi vùng địa lý. Dựa vào đó sẽ đưa ra các chiến lược marketing thích hợp cho mỗi vùng. GIS và Giá (Price) Giá là một trong 4 tham số cơ bản của marketing hỗn hợp. Trong kinh doanh, giá là một trong các công cụ có thể kiểm soát mà doanh nghiệp có thể và cần sử dụng một cách khoa học để thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Các quyết định về giá có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc đặt kế hoạch kinh doanh đến mua sắm, bán hàng, chi phí và lợi nhuận. Xác định mức giá cho các sản phẩm, dịch vụ cụ thể trong kinh doanh không thể tùy ý. Việc định giá phải đáp ứng các mục tiêu đã đặt ra của doanh nghiệp (đảm bảo mức thu nhập được xác định trước, tối ưu hóa lợi nhuận, mục tiêu doanh thu bán hàng, mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường, cạnh tranh đối đầu). Sau khi xác định được rõ ràng các mục tiêu định giá, bước tiếp theo là doanh nghiệp quyết định rõ ràng về chính sách giá của mình. Trong các chính sách về giá, thì chính sách giá theo chi phí vận chuyển sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thông tin về địa điểm (giao hàng theo địa điểm, giao hàng theo vùng). Đối với một số sản phẩm, chi phí vận chuyển có thể chiếm đến 50-60% giá trị được giao của hàng hóa. Do đó, việc định vị được địa điểm, vùng giao hàng và tuyến đường vận chuyển sẽ rất quan trọng trong việc xác định chi phí vận chuyển. Như vậy, GIS là một công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ tính toán chi phí vận chuyển. Hiện nay có rất nhiều phần mềm GIS đã hỗ trợ các chức năng ước tính chi phí, thời gian vận chuyển từ 1 vị trí kho hàng đến các điểm giao hàng và các vùng bán hàng. Hình 7 là một ví dụ dùng GIS để xác định Sè 6 - 6/2009 55 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 7: Bản đồ chi phí vận tải chi phí vận chuyển xi măng Holcim. Về cơ bản, yếu tố quyết định giá là dựa trên cung và cầu của hàng hóa đó. Cung cầu của hàng hóa thay đổi theo thời gian và thay đổi từ vùng này sang vùng khác và chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi nhân tố nhân khẩu học. Như vậy GIS sẽ rất tiện lợi để giúp các nhà marketing hiểu hơn phản ứng của khách hàng tại mỗi thị trường lúc có các quyết định liên quan đến giá. Chúng ta cũng có thể xem xét thành phần Price trong 4Ps mà không cần dùng GIS. Tuy nhiên nếu dùng GIS sẽ hữu ích hơn lúc xem xét về giá. Thứ nhất, việc hiển thị vị trí giá và các thông tin về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng làm sáng tỏ những gì đang xảy ra trên thị trường. Trước đây, một nhà quản lý marketing tìm hiểu thông tin thông qua một bảng với hàng ngàn hàng (record) với mỗi hàng miêu tả thông tin về giá và đối thủ cạnh tranh tại các điểm bán, tại các block hay tại các vùng địa lý và hiện nay các thông tin trên đều có thể được miêu tả, hiển thị thông qua các bản đồ dưới dạng các bản đồ chuyên đề. Thứ hai, kết hợp thông tin về giá, đối thủ cạnh tranh với các thông tin về đặc điểm vị trí địa lý giúp nhà quản lý tiếp thị hiểu rõ được thị trường và phản ứng của người tiêu dùng về giá tại thị trường mình quản lý. Cùng một sản phẩm nhưng tại hai vị trí địa lý khác nhau có thể có những phản ứng khác nhau, khách hàng ở vùng L1 quan tâm đến dịch vụ nhiều hơn trong khi khách hàng tại vùng L2 lại quan tâm đến giá nhiều hơn. Sè 6 - 6/200956 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 8: Bản đồ mạng lưới phân phối GIS và Địa điểm, phân phối (Place) Địa điểm là một nội dung rất quan trọng mà hệ thống marketing của doanh nghiệp, vì nó liên quan đến các quyết định về phân phối hàng hóa và khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Trong các thành phần của marketing mix thì thành phần thứ 3 này (Place) thể hiện rõ nét nhất và dễ nhận biết nhất lợi ích của ứng dụng GIS. Khi ứng dụng GIS chọn địa điểm theo yếu tố địa lý có thể được nghiên cứu và phân tích một cách độc lập để làm sáng rõ các vấn đề về khoảng cách vận chuyển và chi phí bán hàng. Để xây dựng chiến lược phân phối có hiệu quả, cần được hoàn thiện bằng các quyết định lựa chọn địa điểm theo yếu tố khách hàng. Lựa chọn địa điểm theo yếu tố khách hàng giữa các khu vực hay ngay bên trong khu vực thông qua các thông tin về nhân khẩu học như: dân số, mật độ dân số, mức độ tập trung và phân tán của dân cư, thu nhập , nghề nghiệp, văn hóa,... GIS tích hợp các thông tin về nhân khẩu học (khách hàng) cùng với các phương pháp phân tích không gian, chồng lớp thông tin, các công cụ phân tích và ước tính chi phí, thời gian vận chuyển giúp nhà quản lý marketing định vị được địa điểm phân phối của mình. Sau khi xác định vị trí điểm phân phối, dạng kênh phân phối và các phương tiện giao thông để chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến người sử dụng. Vấn đề đặt ra của người quản lý là tổ chức, vận hành và điều khiển hoạt động kênh phân phối như thế nào. GIS giúp lập kế hoạch phân phối, xác định tuyến vận chuyển tối ưu nhất (ngắn nhất, nhanh nhất, chi phí thấp nhất) nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Sự phát triển của hệ thống quản lý và giám sát phương tiện vận tải ứng dụng hệ thống Sè 6 - 6/2009 57 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Hình 9: Bản đồ nhân khẩu học định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý và giám sát chặt chẽ, hiệu quả hoạt động giao hàng, hiệu suất làm việc của nhân viên, phương tiện. Ngoài ra, GIS còn giúp nhà quản lý thấy được thị trường mà các điểm phân phối quản lý và xem xét việc có hay không việc chồng chéo thị trường giữa các điểm phân phối. Và đánh giá được điểm phân phối mới mở có thực sự hợp lý hay chưa như miêu tả ở hình 8. GIS và Xúc tiến thương mại (Promotion) Xúc tiến thương mại bao gồm cả quảng cáo là thành phần thứ 4 trong marketing mix. Mục đích nhằm gia tăng doanh số bán và tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì vậy khuyến mãi và quảng cáo là những nỗ lực của một công ty để thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm của họ. Những hình thức chủ yếu của truyền thông market- ing là bán hàng trực tiếp, quảng cáo, cổ động bán hàng, tiếp thị trực tiếp, khuyến mãi, thư giới thiệu sản phẩm, quảng cáo trực tuyến,… Trong bán hàng trực tiếp, GIS giúp nhân viên bán hàng lập kế hoạch xây dựng lộ trình bán hàng sao cho tiết kiện được thời gian, chi phí và đạt hiệu quả cao nhất; thông quan phần mềm GIS Giám đốc bán hàng sẽ dựa vào các bản đồ phân tích thị trường kết hợp với yếu tố nhân khẩu học sẽ phân công nhân viên của mình đến đúng thị trường theo đúng sở trường của người đó. Hình 9 là Bản đồ miêu tả sự phân bố chủng tộc xung quanh một chi nhánh của ngân hàng TD ở Canada, sẽ hỗ trợ việc phân công nhân viên tín dụng đến đúng thị trường, theo đúng sở trường của từng người như ngoại ngữ, sự am hiểu xã hội,... Kết hợp thông tin thị trường, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, thói quen tiêu dùng tại từng vùng địa lý, GIS giúp công ty Sè 6 - 6/200958 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Abstract: GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM APPLICATION IN MARKETING Le Van Trung(1), Nguyen Van Hiep (1) Department of Geomatics Engineering, Ho Chi Minh City University of Technology E-mail: lvtrung@hcmut.edu.vn , lvtrungs@yahoo.com Business manage a world of information about sales, customers, inventory, demo- graphic profiles, mailing lists, and so much more. Approximately 80 percent of all business data are related to location by address, telephone, fax,... No matter what industry you are in, business success means making wiser decisions faster than your competition. Being able to understand the market and obtain information quickly so you can take fast action is key. The intuitive power of maps often reveals trends, patterns, and opportunities that may not be detected in tabular data alone. Maps are the key to success in business. This writing is about the role of GIS in reseaching and market analysis.m khoanh vùng thị trường và xây dựng các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại đúng khách hàng tiềm năng, đúng vị trí, đúng phương thức như: ở đâu sẽ quảng cáo bằng truyền hình, truyền thanh, ở đâu quảng cáo thông qua báo chí hoặc gửi email,... Sự phát triển của WebGIS, đã cho ra đời rất nhiều website cung cấp dịch vụ bản đồ trực tuyến như: google map, yahoo map, mapquest, diadiem.com, basao.com,... và có rất nhiều công ty đã sử dụng những trang bản đồ này để giới thiệu và quảng cáo thương hiệu của mình. Một ngân hàng thông qua google map để hiển thị vị trí các chi nhánh và các điểm ATM, một công ty kinh doanh bất động sản sẽ hiển thị vị trí và thông tin về tất cả thông tin liên quan như: nhà bán, nhà cho thuê, những khu bất động sản mới,... Sự phát triển của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đã cho ra đời những phần mềm, thiết bị dẫn đường cầm tay hoặc gắn trên xe hơi sẽ giúp khách hàng định vị được vị trí của mình trên bản đồ và tìm kiếm những vị trí mà họ quan tâm nhanh nhất. Thông qua các thiết bị này cũng là một hình thức quảng cáo để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình. Kết luận Nghiên cứu và ứng dụng GIS ở Việt Nam đã bắt đầu từ rất sớm nhưng chủ yếu phục vụ công tác quản lý cho các cơ quan, tổ chức nhà nước trên các lĩnh vực: giao thông, môi trường, địa chính, quy hoạch, cấp thoát nước,…trong khi vẫn chưa có một nghiên cứu nào về ứng dụng GIS trong lĩnh vực thương mại. Với nội dung bài viết này, đã chứng tỏ một điều rằng GIS đã có tiềm năng ứng dụng vào mọi hoạt động của đời sống xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng những công cụ hỗ trợ trong phân tích địa lý như GIS là sự lựa chọn thông minh trong kinh doanh của các doanh nghiệp và có thể trở thành hệ thống phổ biến trong thương mại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Philip Kotler, Marketing Management, 2001. 2. Philip Kotler, Marketing Insights from A to Z, 2003.m Sè 6 - 6/2009 59 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRÌNH BÀY KÝ HIỆU TỰ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH Ths. Nguyễn Thị Lan Phương Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu Tóm tắt: Nhằm mục đích kết hợp chặt chẽ giữa công tác chuẩn hoá dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa lí quân sự (CSDLĐLQS) và biên tập bản đồ, việc nghiên cứu một số giải pháp trình bày ký hiệu tự động đến nay đã đạt được một số kết quả : - Trải toàn bộ ký hiệu dạng mảng, đặt ký hiệu đại diện cho mỗi vùng, tạo các vùng có hoặc không tô mầu nền từ các Topology đã được gán mã theo một hệ thống mã thiết kế phù hợp với từng loại bản đồ. - Tự động tạo hệ thống nền, mặt nạ cho các đối tượng dạng tuyến và dạng điểm phục vụ công tác biên tập và in ấn bản đồ. - Dữ liệu số đảm bảo chuẩn không gian phục vụ công tác xây dựng CSDLĐLQS. 1. Đặt vấn đề Công tác biên tập bản đồ luôn đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức của các tác nghiệp viên. Do đó, các hướng nghiên cứu nhằm tối thiểu hoá thời gian, tăng năng suất lao động luôn được hướng tới. Cùng với sự phát triển công nghệ GIS, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa lí quân sự từ bản đồ địa hình đã, đang và sẽ được thực hiện tại Cục Bản đồ/BTTM, đòi hỏi mức độ chuẩn hoá dữ liệu bản đồ số ngày càng chặt chẽ. Vì vậy công tác biên tập và chuẩn hoá dữ liệu phải được tiến hành một cách đồng bộ, khoa học. Một trong những khâu chiếm nhiều thời gian trong biên tập, trình bày bản đồ đó là công đoạn trải ký hiệu cho tệp thực vật, tô mầu nền và làm mặt nạ cho các đối tượng. Mặt khác, các dữ liệu bản đồ số nói trên không chỉ phục vụ cho mục đích in bản đồ mà còn phải đạt các chuẩn dữ liệu để xây dựng CSDLĐLQS. Nhằm giải quyết hài hoà giữa hai mục đích nêu trên, tác giả đề xuất giải pháp trình bày tự động một số ký hiệu bản đồ trên cơ sở xây dựng hệ thống mã trình bày, các tệp nhận dạng và chuyển đổi thuộc tính đồ hoạ. Giải pháp được thực hiện nhờ ứng dụng và phát triển một số tính năng mở của eTMaGIS, một phần mềm được tích hợp chạy trong môi trường MicroStation. 2. Giải pháp trình bày ký hiệu tự động 2.1. Giới thiệu phần mềm eTMaGIS và Samco_M là hai phần mềm chính, hiện đang được sử dụng trong công tác biên tập và chuẩn hoá dữ liệu bản đồ địa hình tại Cục Bản đồ/BTTM. 2.1.1. eTMaGIS eTMaGIS là một trong số các phần mềm do Công ty TNHH tin học EK sản xuất phục §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc 60 Sè 6 - 6/2009 vụ dự án xây dựng CSDLĐLQS tại Cục Bản đồ/BTTM. eTMaGIS có tính năng mở cho phép soạn các tệp mở rộng. Các tệp này có khả năng nhận dạng các đối tượng đồ hoạ trên bản vẽ theo mã và các thuộc tính hình học. Đây là các tính năng cơ bản của phần mềm giúp việc tách lọc dữ liệu bản đồ thành các dữ liệu theo phân loại đối tượng địa lý thuận tiện và chính xác. Ứng dụng tính năng trên tác giả đã thiết kế hệ thống mã trình bày và các tệp chuyển đổi thuộc tính, kết hợp với tiện ích “Tạo thể hiện”, “Tách lọc dữ liệu” của phần mềm để đưa ra phương pháp trình bày tự động một số đối tượng bản đồ. 2.1.2. Samco_M Samco_M là phần mềm số hoá, biên tập và kiểm tra chuẩn hoá dữ liệu bản đồ số của Công ty Trắc địa, Cục Bản đồ /BTTM. Phần mềm này cũng được tích hợp chạy trong môI trường MicroStation. Phần mềm quản lý các đối tượng theo hệ thống mã, mỗi đối tượng được gán theo một mã nhất định (Mslink). Phần mềm đã tối thiểu hoá các thao tác khi số hoá các đối tượng đồ hoạ. Đồng thời cung cấp một gói giải pháp kiểm tra dữ liệu số đảm bảo chuẩn hoá các thuộc tính đồ hoạ theo qui định trình bày bản đồ. Mặt khác, một số chuẩn dữ liệu về không gian cũng đã và đang được bổ sung, nhằm mục đích giải quyết đồng bộ khâu chuẩn hoá dữ liệu số phục vụ xây dựng CSDLĐLQS. 2.2. Hệ thống mã trình bày và các tệp chuyển đổi thuộc tính Hệ thống mã trình bày được thiết kế phảI phù hợp với bộ ký hiệu số và lược đồ ứng dụng cho việc xây dựng CSDLĐLQS đối với từng loại tỷ lệ bản đồ nhất định. Các mã phảI ngắn gọn, dễ nhớ, dễ gợi liên tưởng đến các đối tượng bản đồ, cũng như đối tượng địa lý để tác nghiệp viên sử dụng dễ dàng. Ví dụ: một số mã trong hệ thống mã trình bày thiết kế cho đối tượng trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000: Sè 6 - 6/2009 61 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Các tệp nhận dạng theo mã và chuyển đổi các thuộc tính đồ hoạ phải phù hợp với chuẩn dữ liệu số phục vụ xây dựng CSDLĐLQS. Phương án trình bày, chiết tách các đối tượng ra các tệp theo chủ đề qui định đối với bản đồ số (07 file tương ứng với 07 chủ đề: cơ sở, địa hình, thuỷ hệ, giao thông, dân cư, ranh giới, thực vật) phải đơn giản, dễ sử dụng. Ví dụ một trong số các tệp mở phục vụ trình bày ký hiệu tự động cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000 như sau: 2.3. Một số kết quả trình bày tự động ký hiệu bản đồ Việc ứng dụng thiết kế trình bày tự động một số ký hiệu cho bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250 000, nhằm phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng năm 2009 đã đạt được một số kết quả cụ thể sau: Thứ nhất: trải tự động toàn bộ các ký hiệu ở dạng cell nguyên vẹn, không có ký hiệu bị vỡ, thiếu nét, chồng đè lên biên của vùng được trải và mang đầy đủ thuộc tính đồ hoạ của đối tượng (về mầu sắc, lực nét, phân lớp, kiểu đường). Thứ hai: các đối tượng dạng vùng mới tạo ra theo mã có thể tự động được trải mầu nền (nền rừng, ao hồ…) hoặc ở chế độ không trải mầu nền (vùng thực vật, ranh giới các bãi…). Thứ ba: các đối tượng dạng đường chỉ cần chuẩn hoá lớp đường viền, tệp đổi thuộc tính sẽ hỗ trợ tạo thêm các lớp ruột đường, mặt nạ (mầu nâu, trắng) theo đúng thuộc tính đồ hoạ, trùng khít theo lớp viền đường. Thứ tư: các ký hiệu dạng cell rỗng ruột có thể kết hợp với việc thiết kế mặt nạ dạng cell, sau đó tách trình bày tự động từ cell gốc thành cell mặt nạ (trắng) để rút bớt công đoạn làm mặt nạ cho các đối tượng này. Để tiến hành trải tự động các ký hiệu theo vùng, trải nền mầu hoặc không trải nền mầu cho các vùng (dạng Polygon) mới được sinh ra, theo mã trình bày qui định cho từng đối tượng bản đồ, cần phải chuẩn hoá vùng và đặt đúng mã qui định. Sau đó sử dụng các tệp nhận dạng để chiết tách và trải ký hiệu theo chủ đề. Các ký hiệu tượng trưng cho một vùng sẽ được đặt ở tâm vùng (ví dụ rừng cây lá rộng, lá kim)… tác nghiệp viên sẽ xê dịch hoặc đặt thêm các ký hiệu này theo mật độ qui định khi biên tập bản đồ biên tập chế in. Dưới đây là ví dụ một số mẫu trải ký hiệu tự động theo các nhóm lớp bản đồ: Sè 6 - 6/200962 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc c) Nhóm lớp Dân cư: d) Nhóm lớp Địa hình: b) Nhóm lớp Thuỷ hệ: a) Nhóm lớp Thực vật: Sè 6 - 6/2009 63 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Các đối tượng dạng đường cần chuẩn hoá đường viền theo đúng qui định đối với bản đồ gốc số, sau đó dùng các tệp đổi và chiết tách đối tượng để tạo ra các đối tượng liên quan theo qui định trình bày bản đồ (mặt nạ, ruột đường). Ví dụ nhóm lớp Giao thông và ký hiệu dân cư nửa tỷ lệ được chiết tách thêm các đối tượng liên quan như sau: Các ký hiệu rỗng chỉ cần dùng tệp chiết tách và đổi thuộc tính để tạo ra các mặt nạ (dạng cell) trùng khít với nó. Ví dụ các Cell rỗng trong file dân cư được chiết tách thêm lớp mặt nạ từ Cell gốc ban đầu: Sè 6 - 6/200964 §Æc san ViÔn th¸m vμ §Þa tin häc Abstract: SOME SOLUTIONS FOR AUTOMATICALLY SYMBOLIZATION IN COMPILATION OF TOPOGRAPHIC MAP MSc. Nguyen Thi Lan Phuong Army Cartographic Department For the purpose of combining the standardization of data in the military geographical database and map editing, the study of automatic symbolizing has achieved the following outcomes: - Stretching all of the symbols for each area, coloring some areas and sorting uncolored ones from topology which was coded according to a suitably designed coding system. - Automatically creating the foundation system, the masks of object in point and linear shapes for editing and printing map. - The data are in ensure of the space standards for building up military geographical database.m Với phương pháp làm như trên các đối tượng bản đồ gốc số đủ điều kiện để chuyển sang công đoạn xây dựng CSDLĐLQS mà không cần phải chuẩn hoá không gian lại như đối với các bản đồ gốc số thành lập trước đây. Bên cạnh những kết quả đạt được như trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do cách thức nhận dạng của phần mềm eTMaGIS theo thuộc tính đồ hoạ nên các đối tượng mới sinh ra chưa được gán đúng mã theo qui định của phần mềm kiểm tra biên tập bản đồ Samco_M. Khi đó các tác nghiệp viên cần gán lại mã cho các đối tượng. 3. Kết luận Việc áp dụng cách làm trên đã rút ngắn một phần thời gian làm việc, đồng thời góp phần hoàn chỉnh các công đoạn sản xuất. Đặc biệt cách làm này đã phối hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ thành lập bản đồ với xây dựng CSDLĐLQS. Hướng nghiên cứu trong thời gian tới của đề tài là cách nhận dạng các đối tượng cần chuyển đổi theo mã (Mslink) qui định trong bảng phân lớp (Feature) và xây dựng đồng bộ gói giải pháp trình bày ký hiệu tự động cho tất cả các tỷ lệ bản đồ địa hình quân sự. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Bản đồ/BTTM (2009). Quy định kỹ thuật dữ liệu địa lý quân sự 1:50.000, Hà nội. 2. Cục Bản đồ/BTTM (2009). Quy trình xây dựng dữ liệu địa lý quân sự 1:50.000 từ bản đồ trực ảnh địa hình, Hà nội. 3. Cục Bản đồ/BTTM (2009). Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000, Hà nội.m CONTENTS REMOTE SENSING TECHNOLOGY AND GEOMATICS Pages : Research on integration of satlelite image, GIS technology and GPS technology for basic cadastral mapping at scale 1/10 000 and 1/5000 1 The perfectness of optical system in high resolution satellite sensor 10 Inestigating of the use of satellite images and gis for monitoring the actual state of forest resources, experiment done for concrete local area 17 Evaluating of changes in agricultural land's suitability in Song Be basin 26 Remote Sensing with Thematic Application 37 : Geographic information system application in marketing 47 Some solutions for automatically symbolization in compilation of topographic Map 59 1. Dr. Bui Quang Trung, BSc. Vu Huu Liem 2. 3. Eng 4. Dr. Le Van Trung, MSc. Nguyen Truong Ngan: 5. 6. Dr. Le Van Trung, MSc. Nguyen Van Hiep 7. MSc. Nguyen Thi Lan Phuong: Dr. Sc. Luong Chinh Ke, MSc. Tran Tuan Ngoc, Eng. Nguyen Van Hung: . Nguyen Truong Son MSc. Ho Thi Van Trang, BSc. Nguyen Le Dang, Dr. Doan Ha Phong, Dr. Sc. Luong Chinh Ke : : Trung tâmCơsởdữ liệu vàHệ thống thông tin là đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộcTrung tâmViễn thám quốc gia, có chức năng xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu viễn thám và cơ sở dữ liệu địa l ưu trữ, phân phối dữ liệu viễn thám và các sản phẩm gia tăng từ ảnh viễn thám phục vụ công tác quản l ước, giámsát tài nguyên thiên nhiênmôi trường và phát triển kinh tế quốc dân. ý; xử lý, l ý nhà n TRUNG TÂM VIỄN THÁM QUỐC GIA TRUNG TÂM CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN Database and Information System Center ị ỉ ị 108 phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội Trụ sở làm việc: ệ ạ : (04) Email: - Website: Đ a ch giao d ch: Đi n tho i Vân Trì - Từ Liêm - Hà Nội 37 683 848 - Fax: (04) 37 638 838 phongdh@rsc.gov.vn www.vilis.vn Tổ chức bộ máy và tiềm lực cán bộ: Năng l c khoa h c công nghự ọ ệ:       Trung tâm có một theo tiêu chuẩn quốc tế cho công tác xử lý ảnh, thành lập bản ý và c . - Hệ thống dây chuyền xử lý ảnh củaEADS (Pháp). - Hệ ên công nghệArcGIS (ESRI-Mỹ). - Cácứngdụng tự phát triển: FAMIS, ViLIS, LusMap. ình . ã tham gia thực hiện các dự án n Trung tâm thực hiện các dịch vụ: thành lập bình ình số à các dịch vụ chuyển giao công nghệ. ã thực hiện nhiề T C hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại thống dây chuyền xây dựng CSDL địa lý, CSDL đất đai tr Trung tâm có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có tr Trung tâm đ ý, hệ thống thông tin đất đai v Trung tâm đ Với các đối tác, rung tâm luôn thực hiện đồ, xây dựng cơ sởdữ liệu địa l ơ sởdữ liệu đất đai độ chyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực đo đạc bản đồ, viễn thám, cơ sởdữ liệu vàCNTT đo đạc bản đồ cấp nhà nước, là đơn vị thực hiện chính các hạngmục liên quan đế chuẩn hóa và xây dựng cơ sởdữ liệu. đồ ảnh vệ tinh, thành lập mô h độ cao, thành lập bản đồ chuyên đề từ tư liệu viễn thám, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa l u dự án với các địa phương trên toàn quốc trong lĩnh vực xây dựng CSDLGIS, CSDL LIS. Trung tâm có bộ phận thường trực tại TP. HồChíMinh để trực tiếp triển khai dựán và hỗ trợ các địa phương khu vực phía nam. theo phương châm “ ùng phát triển, cộng tác lâu dài”. Trung tâm được nhiều các đơn vị trong và ngoài ngành tín nhiệm. Giám ố Phó Giám ố đ c: đ c: Phó Giám ốđ c: KS. ồ ThS. Cao Xuân Triều CN. Nguyễn Xuân Trường Đinh H ng Phong Tel: 0903 205 178 Tel: 0912 571 465 Tel: 0903 004 882   Tổ chức của Trung tâm gồm có Ban Giám ố sáu phòng chuyênmôn vàmột bộ phận phíaNam. Tổng số cán bộ công nhân viên của Trung tâm là 65 cán bộ, gồm 4 Thạc sỹ và 61 Kỹ sư trong các lĩnh vực khác nhau: Trắc ị ả ồ Ả ị ệ ả ấ . đ c, đ a - B n Đ a lý, Công ngh thông tin,Qu n lý đaiđ , nh, đ t Hệ thống xử lý ảnh viễn thám Hệ thống quản trị và xây dựng CSDL Hệ thống sản xuất và hỗ trợ khách hàng Hệ thống máy chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu tích hợp giữa GIS và GPS thành lập bản đồ 1-10000 và 1-5000 trong quan lý đất đai và quy hoach tổng thể.pdf
Tài liệu liên quan