Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá
Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và các hình thức tổ chức
của nó theo lãnh thổ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực về
tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương.
Trên thực tế, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã làm mất dần một số hình thức
tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũ, cũng như xuất hiện những hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Việc nhận thức và
đánh giá hiệu quả của các hình thức tổ chức lãnh thổ một cách đúng đắn là chìa khóa để
sử dụng hợp lí hơn các điều kiện hiện có của đất nước.
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 161-168
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Nguyễn Thị Trang Thanh
Trường Đại học Vinh
E-mail: trangthanhdl@gmail.com
Tóm tắt. Để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của các hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh, trong bài viết này bước đầu chúng tôi xây dựng
các chỉ tiêu đánh giá cho một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tiêu biểu
cấp tỉnh. Cụ thể đó là 3 hình thức: trang trại, vùng chuyên canh và tiểu vùng nông
nghiệp.
Từ khóa: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, kinh tế - xã hội, chỉ tiêu đánh giá, trang
trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp.
1. Mở đầu
Trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, việc cần thiết là phải xây dựng các
chỉ tiêu nhằm đánh giá chính xác hiệu quả của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
các cấp quốc gia, vùng, tỉnh,... để thấy được tầm quan trọng và mức độ đóng góp của mỗi
hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
Từ đó có những giải pháp phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phù hợp
với từng địa phương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hình thức trang trại
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Trang trại là hình thức tổ chức lãnh thổ trong nông – lâm – ngư nghiệp (NLNN), có
mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố
sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lí tiến bộ và trình độ kĩ
thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường [1].
Hoạt động của kinh tế trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân
theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao
gồm:
- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của
thị trường. Vì vậy, quy mô sản xuất hàng hóa của trang trại phải đạt mức độ tương đối lớn.
161
Nguyễn Thị Trang Thanh
- Tư liệu sản xuất (đất) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (như ở Việt Nam)
của một người chủ độc lập. Vì vậy, trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Chủ trang trại thường là người trực tiếp quản lí trang trại.
- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa (chứ không sản
xuất đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao
hơn và vào việc thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ, lao động... trên một
đơn vị diện tích).
- Các trang trại thường thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và lao động
thời vụ).
- Sự hoạt động của trang trại đòi hỏi phải tiếp cận với thị trường liên tục.
Trang trại ở Việt Nam trong những năm gần đây được phát triển mạnh ở hầu khắp
các địa phương gắn liền với quá trình đổi mới nông thôn, nông nghiệp. Năm 1995 cả nước
chỉ có hơn 17.000 trang trại (riêng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm
77% số trang trại cả nước). Năm 2010, số lượng trang trại đạt 145.880, gấp 2,6 lần so với
năm 2000. Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 47,9% tổng số trang trại,
vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 16,1%,...
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại
a. Nhóm các chỉ tiêu về đất đai
- Tỉ lệ diện tích đất của trang trại: chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ phần trăm diện
tích đất của các trang trại so với diện tích đất sản xuất NLNN của tỉnh.
Công thức tính:
Tdttt =
∑
DTtt∑
DTnn
× 100 (%)
Trong đó: Tdttt: Tỉ lệ diện tích đất của trang trại so với diện tích đất sản xuất NLNN;∑
DTtt: Diện tích đất của các trang trại;
∑
DTnn: Diện tích đất sản xuất NLNN của tỉnh
Tỉ lệ diện tích đất của trang trại so với diện tích đất sản xuất NLNN của tỉnh là chỉ
tiêu phản ánh sự phát triển của hình thức trang trại. Diện tích đất của trang trại chiếm tỉ
trọng lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp thể hiện vai trò, ưu thế của trang trại, là
hình thức đang được chú trọng phát triển. Mặt khác, quy mô diện tích đất bình quân cũng
phản ánh sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn hay chưa cũng như có khả năng ứng dụng
các tiến bộ khoa học kĩ thuật hay không.
- Quy mô diện tích đất bình quân của mỗi trang trại (từng loại hình trang trại): là
bình quân diện tích đất của trang trại (hoặc một loại hình trang trại) được tính bằng chênh
lệch giữa tổng diện tích của các trang trại (hoặc một loại hình trang trại) so với số lượng
trang trại của tỉnh (hoặc một loại hình trang trại đó).
Công thức tính:
QBQtt =
∑
DTtt∑
SLtt
(ha/ 1 trang trại)
Trong đó:QBQtt: Quy mô diện tích đất bình quân của trang trại;
∑
DTtt: Tổng diện
162
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá
tích đất của các trang trại;
∑
SLtt: Số lượng các trang trại của tỉnh.
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô sản xuất của trang trại hoặc mỗi loại hình trang trại.
Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại càng lớn, thể hiện tính chất sản xuất
hàng hóa của các trang trại càng nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cần so sánh với những năm
trước đây và với bình quân của cả nước hoặc của vùng khác.
b. Nhóm chỉ tiêu về lao động
- Bình quân lao động của trang trại: chỉ tiêu này được tính bằng tổng số lao động
của trang trại (mỗi loại hình trang trại) trên tổng số trang trại của tỉnh (hoặc số lượng mỗi
loại hình trang trại).
Công thức tính:
LDBQtt =
∑
LDtt∑
SLtt
(người/ trang trại)
Trong đó: LDBQtt: Lao động bình quân của trang trại;
∑
LDtt: Tổng số lao động
của trang trại;
∑
SLtt: Số lượng trang trại của tỉnh.
Lao động bình quân mỗi trang trại thể hiện quy mô sản xuất của các trang trại và
từng loại hình trang trại. Số lượng lao động mỗi trang trại càng nhiều thể hiện quy mô sản
xuất của trang trại càng lớn và ngược lại. Giống chỉ tiêu về bình quân diện tích đất của
trang trại, chỉ tiêu này cần so sánh với cả nước hoặc các vùng khác.
- Tỉ lệ lao động của trang trại: được tính bằng tỉ lệ giữa tổng số lao động của trang
trại so với tổng số lao động NLNN tỉnh trong một thời gian nhất định.
Công thức tính:
TLD =
∑
LDtt∑
LDnn
× 100 (%)
Trong đó: TLD : Tỉ lệ lao động của trang trại;
∑
LDtt : Tổng số lao động của trang
trại;
∑
LDnn : Tổng số lao động NLNN của tỉnh.
Chỉ tiêu này phản ánh vai trò của trang trại trong vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động. Tỉ lệ lao động của các trang trại càng cao thể hiện mức độ đóng góp trong
phát triển xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.
- Năng suất lao động của trang trại: được tính bằng tổng giá trị hàng hóa và dịch
vụ của trang trại trên tổng số lao động trang trại trong thời gian một năm.
Công thức tính:
Nldtt =
∑
GSXtt∑
LDtt
(triệu đồng/ người)
Trong đó:Nldtt: Năng suất của một lao động trang trại;
∑
GSXtt: Tổng giá trị hàng
hóa và dịch vụ của trang trại trong 1 năm;
∑
LDtt: Tổng lao động của các trang trại.
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động và khả năng áp dụng
khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều
sức lao động của con người nhưng giá trị tạo ra lại không cao nên năng suất nông nghiệp
163
Nguyễn Thị Trang Thanh
thường thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Mặt khác, tỉ lệ sử dụng thời gian
trong lao động nông nghiệp cũng thấp hơn so với trong công nghiệp và dịch vụ do tính
chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Mức độ áp dụng khoa học kĩ thuật càng cao thì
giá trị sản xuất nông nghiệp càng tăng lên, lao động nông nghiệp ngày càng giảm, năng
suất lao động nông nghiệp tăng lên.
- Thu nhập của lao động: được tính bằng tổng thu nhập của các trang trại trên tổng
số lao động của trang trại trong thời gian một năm.
Công thức tính:
TNldtt =
∑
TNtt∑
LDtt
(triệu đồng/ người)
Trong đó: TNldtt: Thu nhập bình quân của một lao động trang trại;
∑
TNtt: Tổng
thu nhập của các trang trại trong một năm;
∑
LDtt: Tổng lao động của các trang trại.
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả trong sản xuất của các trang trại. Thu
nhập của người lao động ngày càng tăng cao và ít chênh lệch so với năng suất lao động
của trang trại, thể hiện bước phát triển theo chiều sâu của hình thức tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp này.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, vốn đầu tư
- Hiệu quả sử dụng đất: được tính bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ (hoặc thu nhập)
của trang trại) so với tổng diện tích đất của trang trại.
Công thức tính:
Hsdd =
∑
GSXtt∑
DTtt
hoặc
Hsdd =
∑
TNtt∑
DTtt
(triệu đồng/ người)
Trong đó: Hsdd: Hiệu quả sử dụng đất;
∑
GSXtt (hoặc
∑
TNtt): tổng giá trị hàng
hóa và dịch vụ (hoặc thu nhập) của trang trại trong 1 năm;
∑
DTtt: Tổng diện tích đất của
trang trại.
Hiệu quả sử dụng đất là chỉ tiêu cụ thể nhất phản ánh hiệu quả của sản xuất nông
nghiệp, phản ánh việc khai thác lợi thế về đất đai của vùng. Chỉ tiêu này thể hiện rõ và
chính xác đối với các trang trại trồng trọt. Còn đối với các loại hình trang trại khác khác,
nó chỉ mang tính chất tương đối. Xu hướng chung là giá trị thu được trên một ha đất canh
tác ngày càng tăng do ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Chỉ tiêu này được tính bằng tỉ lệ tổng thu nhập của
trang trại so với vốn đầu tư cho các trang trại đó trong thời gian nhất định.
Công thức tính:
Hvdt =
∑
TNtt∑
V DTtt
Trong đó:Hvdt: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của trang trại;
∑
TNtt: Tổng thu nhập
của các trang trại;
∑
V DTtt: Tổng vốn đầu tư của các trang trại.
164
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá
Đây là chỉ tiêu thể hiện chất lượng tăng trưởng kinh tế của trang trại. Chỉ tiêu này
thể hiện đầu tư một đơn vị đồng vốn thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị đồng lãi.
d. Tỉ lệ đóng góp của trang trại vào giá trị sản xuất của NLNN: là tỉ lệ phần trăm
giữa giá trị sản xuất của các trang trại so với giá trị sản xuất NLNN của tỉnh trong một
thời kì nhất định.
Công thức tính:
Ttt =
∑
GSXtt∑
GSXnn
× 100 (%)
Trong đó: Ttt : Tỉ lệ đóng góp của trang trại vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp của
tỉnh;
∑
GSXtt : Giá trị sản xuất của trang trại;
∑
GSXnn : Giá trị sản xuất của nông lâm
ngư nghiệp của tỉnh.
Tỉ lệ đóng góp của trang trại là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá vai trò, vị trí của
hình thức trang trại trong sản xuất NLNN. Tỉ trọng giá trị sản xuất của trang trại càng cao
càng thể hiện rõ hiệu quả sản xuất của hình thức tổ chức lãnh thổ này so với các hình thức
khác.
2.2. Vùng chuyên canh
2.2.1. Khái niệm và đặc trưng
Vùng chuyên canh là hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất tương đối phổ biến ở các
nước cũng như ở Việt Nam. Trên một lãnh thổ xác định có ranh giới ước lệ các hoạt động
nông, lâm, ngư nghiệp được tổ chức một cách hợp lí, có sự tập trung cao và có quy mô
lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quả cao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt và gắn
vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến có tính tới sức chứa của lãnh thổ [5].
- Từ quan niệm trên, ta có thể thấy những đặc trưng chủ yếu của vùng chuyên canh:
+ Là các vùng sản xuất tập trung, cung cấp nguyên liệu cho chế biến hoặc xuất
khẩu, tập trung diện tích đất đai tương đối lớn, thuận lợi cho phát triển một cây trồng, vật
nuôi nào đó.
+ Sản xuất của các vùng chuyên canh phải cho năng suất cao, áp dụng các tiến bộ
khoa học kĩ thuật.
+ Tại các vùng chuyên canh mối liên kết kinh tế được thể hiện rõ giữa vùng nguyên
liệu với các nhà máy chế biến.
- Hình thức sản xuất tại các vùng chuyên canh có thể là hộ gia đình, trang trại,...
Tuy nhiên, khác với trang trại, các chủ trang trại phải tự lo từ đầu vào đến đầu ra. Còn tại
các vùng chuyên canh, nhà máy chế biến, tùy theo các hợp đồng có thể có các liên kết sau:
+ Liên kết kinh tế đối với các yếu tố đầu vào sản xuất: các doanh nghiệp, nhà máy
chế biến hỗ trợ về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kĩ
thuật, công nghệ, thông tin thị trường, trợ giúp nâng cao năng lực thị trường cho người sản
xuất.
+ Đối với đầu ra: Các doanh nghiệp làm dịch vụ đảm bảo thu mua hết nông sản với
giá cả hợp lí, tìm đầu ra cho sản xuất, làm tốt công tác thông tin, dự báo thị trường; Đối
với doanh nghiệp chế biến: đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nông
165
Nguyễn Thị Trang Thanh
nghiệp đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao, gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu; Còn các
doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo cung cấp hàng hóa đầy đủ, có chất lượng cho các
doanh nghiệp nông nghiệp.
Ở Việt Nam đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh cao su, cà phê, chè,
mía đường, dứa, điều, nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ hay vùng chăn nuôi bò sữa, vùng nuôi
tôm,. . . Các vùng chuyên canh tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, giá trị xuất
khẩu lớn, phát huy tác dụng đối với quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đất
nước.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá
- Tỉ lệ diện tích đất của vùng chuyên canh: là tỉ lệ giữa diện tích đất của vùng chuyên
canh so với diện tích đất NLNN của tỉnh. Tỉ lệ diện tích đất của vùng chuyên canh thể
hiện mức độ sản xuất chuyên môn hoá của 1 lãnh thổ nông nghiệp.
Công thức tính:
Tvcc =
∑
DTvcc∑
DTnn
× 100 (%)
Trong đó: Tvcc : Tỉ lệ diện tích đất của vùng chuyên canh;
∑
DTvcc : Diện tích đất
của vùng chuyên canh;
∑
DTnn : Diện tích đất sản xuất NLNN của tỉnh.
- Tỉ lệ sản phẩm chuyên môn hoá của vùng chuyên canh: được tính bằng tỉ lệ giữa
sản lượng sản phẩm chuyên môn hóa của vùng so với sản lượng sản phẩm đó của tỉnh.
Đây là chỉ tiêu thể hiện mức độ sản xuất chuyên môn hoá và vai trò của vùng chuyên canh
đối với phát triển NLNN của tỉnh.
Công thức tính:
Tsp =
∑
SLvcc∑
SLt
× 100 (%)
Trong đó: Tsp : Tỉ suất sản phẩm chuyên môn hóa của vùng;
∑
SLvcc: Sản lượng
sản phẩm chuyên môn hóa của vùng;
∑
SLt: Sản lượng sản phẩm đó của tỉnh.
- Mức độ liên kết với công nghiệp chế biến:Mối quan hệ giữa vùng chuyên canh với
các cơ sở chế biến chặt chẽ hay lỏng lẻo (từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ).... thể hiện
qua chỉ tiêu khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến Khả năng cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến được tính bằng tỉ lệ giữa sản lượng sản phẩm của vùng chuyên
canh cung cấp cho nhà máy với công suất thiết kế của nhà máy. Chỉ tiêu này thể hiện thực
tế quy hoạch vùng chuyên canh cũng như mối liên kết giữa nhà máy chế biến với người
sản xuất.
Công thức tính:
Kvcc =
∑
SLvcc∑
CSnm
× 100 (%)
Trong đó:Ksp : Khả năng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy;
∑
SLvcc: Sản lượng
sản phẩm của vùng chuyên canh;
∑
CSnm: Tổng công suất thiết kế của các nhà máy.
166
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh và các chỉ tiêu đánh giá
2.3. Tiểu vùng nông nghiệp
2.3.1. Khái niệm và đặc trưng
Đối với phạm vi cấp tỉnh, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng tỉnh mà có thể
có một vài tiểu vùng nông nghiệp. Trong mỗi tiểu vùng nông nghiệp, có các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội tương đối giống nhau và có một vài sản phẩm chuyên môn hóa đặc
trưng cho tiểu vùng đó.
Từ quan niệm trên, ta có thể thấy đặc trưng của tiểu vùng nông nghiệp là:
- Là lãnh thổ có quy mô tương đối lớn có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
tương đồng nhau.
- Có một vài sản phẩm chuyên môn hóa đặc trưng cho tiểu vùng.
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá
- Tỉ lệ diện tích đất NLNN của tiểu vùng nông nghiệp: được tính bằng tỉ lệ diện tích
đất NLNN của tiểu vùng so với diện tích đất NLNN toàn tỉnh. Chỉ tiêu này thể hiện quy
mô sản xuất của tiểu vùng so với cả tỉnh.
Công thức tính:
Qtv =
∑
DTtv∑
DTt
× 100 (%)
Trong đó: Qtv: Tỉ lệ diện tích đất NLNN của tiểu vùng;
∑
DTtv: Diện tích đất
NLNN của tiểu vùng;
∑
DTt: Diện tích đất NLNN của tỉnh.
- Tỉ lệ giá trị sản xuất của tiểu vùng: được tính bằng giá trị sản xuất NLNN của tiểu
vùng so với giá trị sản xuất NLNN toàn tỉnh.
Công thức tính:
Tsxtv =
∑
SXtv∑
SXt
× 100 (%)
Trong đó: Tsxtv: Tỉ lệ giá trị sản xuất NLNN của tiểu vùng;
∑
SXtv: Giá trị sản
xuất NLNN của tiểu vùng;
∑
SXt:Tổng giá trị sản xuất NLNN của tỉnh.
Chỉ tiêu này thể hiện vai trò, vị trí của tiểu vùng nông nghiệp trong sự phát triển
kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng của toàn tỉnh.
- Năng suất lao động: bằng giá trị sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng so với tổng
số lao động nông nghiệp của tiểu vùng đó.
Công thức tính:
Ntv =
∑
SXtv∑
LDtv
(triệu đồng/ người)
Trong đó: Ttv: Năng suất lao động của tiểu vùng;
∑
SXtv: Giá trị sản xuất nông
nghiệp của tiểu vùng;
∑
LDtv: Tổng số lao động nông nghiệp của tiểu vùng.
- Hiệu quả sử dụng đất: được tính bằng tỉ lệ giữa giá trị sản xuất nông nghiệp của
tiểu vùng so với diện tích đất nông nghiệp tiểu vùng (triệu đồng/ ha).
167
Nguyễn Thị Trang Thanh
Công thức tính:
Hdtv =
∑
SXtv∑
DTtv
× 100 (%)
Trong đó: Hdtv: Hiệu quả sử dụng đất của tiểu vùng;
∑
SXtv: Giá trị sản xuất
NLNN của tiểu vùng;
∑
DTtv: Diện tích đất NLNN của tiểu vùng.
Ngoài ra, ta còn có thể đưa thêm những chỉ tiêu khác, những chỉ tiêu này chỉ mang
tính chất định tính là chủ yếu, đó là:
+ Những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tiểu vùng.
+ Mối liên hệ giữa các tiểu vùng nông nghiệp và giữa các tiểu vùng nông nghiệp
với các lãnh thổ khác.....
3. Kết luận
Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và các hình thức tổ chức
của nó theo lãnh thổ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực về
tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương.
Trên thực tế, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã làm mất dần một số hình thức
tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũ, cũng như xuất hiện những hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Việc nhận thức và
đánh giá hiệu quả của các hình thức tổ chức lãnh thổ một cách đúng đắn là chìa khóa để
sử dụng hợp lí hơn các điều kiện hiện có của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Quốc Khánh (chủ biên), 2005. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp.Nxb
Lao động Xã hội.
[2] Lê Thông, 1996. Nhập môn địa lý nhân văn (giáo trình dành cho hệ thạc sĩ chuyên
ngành địa lí kinh tế - giáo dục dân số). Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, 2005. Địa lý kinh tế -
xã hội đại cương. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Lê Trọng, 2000. Phát triển và quản lí trang trại trong kinh tế thị trường. Nxb Văn hóa
– Dân tộc.
[5] Ngô Doãn Vịnh (chủ biên), 2005. Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường
dẫn tới giàu sang). Nxb Chính trị Quốc gia.
ABSTRACT
Some forms of provincial agriculture organization and evaluation targets
During the process of development, organization of agricultural land areas changes
to match the phase of socioeconomic development. Research into this organization is use-
ful to access the natural resources and economic state of the country and each locality. To
evaluate the organizational forms of agriculture, we first create criteria. There are three:
farms, growing areas and agricultural subregions.
168
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_hinh_thuc_to_chuc_lanh_tho_nong_nghiep_cap_tinh_va_ca.pdf