Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng, hiệu quả kinh tế và môi trường trong ương cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) giai đoạn cá giống

Cá ở nghiệm thức BCA sử dụng chi phí thức ăn 44.364 ± 4.143 đồng/kg, thấp hơn nghiệm thức TM2 (57.470 ± 8.679 đồng/kg) (P<0,05), nhưng sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức TM1 (46.251 ± 1.724 đồng/kg) (P>0,05). Cá sử dụng thức ăn BCA có tổng lượng nitơ phát thải là 18, 2 ± 1,9 kg, sai khác không có ý nghĩa so với các thức ăn DTU, TM1 và TM2 (P>0,05); ttrong khi TAN (3,00 ± 0,46 mg/l) thấp hơn thức ăn DTU và TM1 (P<0,05) và PO 4 3- (0,70 ± 0,11 mg/l) thấp hơn thức ăn DTU và TM2 (P<0,05). Hàm lượng NO2-sai khác không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05).

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng, hiệu quả kinh tế và môi trường trong ương cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) giai đoạn cá giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG ƯƠNG CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG EFFECT OF DIETS ON GROWTH PERFORMANCE, ECONOMIC AND ENVIRONMENT EFFICIENCY FOR NURSING JUVENILE PERMIT (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) Chu Chí Thiết1, Nguyễn Quang Huy1, Ivar Lund2 Ngày nhận bài: 07/02/2017; Ngày phản biện thông qua: 01/3/2017; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẮT Thí nghiệm tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả thức ăn nghiên cứu (BCA) với thức ăn thí nghiệm được sản xuất bởi Biomar, Đan Mạch (DTU) và 2 loại thức ăn thương mại nuôi cá biển tại Việt Nam (TM1 và TM2) trong ương cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus) cỡ ban đầu 63,96 ± 0,86 g/con. Thức ăn BCA và DTU được thiết lập dựa trên kết quả nghiên cứu trước cũng trên đối tượng này, có hàm lượng protein thô là 49,1% và năng lượng thô là 23,2 MJ/kg. Nhưng thức ăn BCA có 50% protein bột cá được thay thế bằng protein bột đậu nành và 50% dầu cá được thay thế bằng dầu đậu nành. Thí nghiệm được bố trí trong 12 bể tròn 500 L, mật độ 15 con/bể, trong 9 tuần, tháng 8-10/2015, tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Cửa Lò, Nghệ An. Kết quả cho thấy, cá ở nghiệm thức BCA có tốc độ tăng trưởng (1,82 ± 0,11%/ngày), hiệu quả sử dụng protein (1,28 ± 0,12%) và tỷ lệ sống (100%) tương đương với nghiệm thức DTU, TM1 và TM2; hệ số chuyển đổi thức ăn (1,75 ± 0,16) sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức DTU và TM1 (P>0,05), nhưng thấp hơn TM2 (P<0,05). Thịt cá ở nghiệm thức BCA có độ ẩm (63,83 ± 1,04%) cao hơn và lipit thô (14,63 ± 0,86%) thấp hơn DTU (P<0,05), nhưng protein thô (18,01 ± 1,20%), tro thô (3,57 ± 0,73%) sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức TM1 và TM2 (P>0,05). Chi phí thức ăn cho cá ở nghiệm thức BCA (44.364 ± 4.143 đồng/kg) thấp hơn TM2 (57.470 ± 8.679 đồng/kg)(P<0,05), nhưng sai khác không có ý nghĩa so với TM1 (46.251 ± 1.724 đồng/ kg) (P>0,05). Tổng lượng ni tơ phát thải (18,2 ± 1,9 kg) ở nghiệm thức BCA sai khác không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P>0,05). Trong khi tổng amonia nitơ (TAN) ở nghiệm thức BCA (3,00 ± 0,46 mg/l) thấp hơn nghiệm thức DTU và TM1; Phosphate (PO 4 3-) ở nghiệm thức BCA (0,70 ± 0,11 mg/l) thấp hơn DTU và TM2 (P<0,05), sai khác không có ý nghĩa so với TM1. Nitrite (NO 2 -) sai khác không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05). Từ khóa: BCA, cá chim vây vàng, DTU, tăng trưởng, thức ăn cá biển, Trachinotus falcatus ABSTRACT The experiment was to evaluate the effect of experimental formulated diet (BCA) and DTU diet, which are produced by Biomar, Denmark, and two commercial marine fi sh diets in Vietnam (TM1 and TM2) for feeding juvenile permit (Trachinotus falcatus) with initial sizes of 63.96 ± 0.86 g. The BCA and DTU diets were formulated based on the previous results for permit consisting 49.1% of crude protein and 23.2 MJ/kg of gross energy. Howerver, the BCA diet with 50% fi sh meal protein was replaced with soybean meal protein, and 50% lipid was replaced with soybean oil. The experiment was carried out in twelve 500 L tanks in 9 weeks from August to October, 2015 at the Aquaculture Research Sub-Institute for the North Central, Cua Lo Town, Nghe An Province. 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (RIA 1). Email: chithiet@ria1.org. Di động: 0989139246 2 Khoa Thủy sản - Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU) THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề nuôi cá biển đang lệ thuộc vào nguồn dinh dưỡng chính trong thức ăn là bột cá và dầu cá được khai thác tự nhiên. Theo Allen & Steeby (2011), thức ăn thường chiếm hơn 50% chi phí nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng, giá trị dinh dưỡng, hiệu quả sản xuất. Thức ăn kém chất lượng, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên (Cao và cs, 2015). Năm 2012, đã có 16,3 triệu tấn cá tạp được sử dụng để sản xuất bột cá và dầu cá làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản (FAOSTAT, 2014). Tuy nhiên, nguồn cung bột cá và dầu cá dần đạt ngưỡng tới hạn là trở ngại lớn đối với nghề nuôi thủy sản. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, sử dụng các nguồn nguyên liệu thay thế dầu cá, bột cá trong thức ăn ngày càng được quan tâm (Ferreira và cs, 2014). Cá chim vây vàng được di nhập, nuôi tại Vũng Tàu từ đầu những năm 2000. Đến nay, sản lượng cá chim vây vàng (loài vây dài T. blochii, loài vây ngắn T. falcatus) nuôi trong lồng quy mô công nghiệp ở Việt Nam ước đạt khoảng 700 tấn/năm (FAO, 2015). Tuy nhiên, do chưa có thức ăn công nghiệp riêng, cá tạp hoặc một số loại thức ăn công nghiệp cho cá biển khác (cá vược, cá song) đang được sử dụng để nuôi cá chim vây vàng, nên hệ số thức ăn cao, hiệu quả đầu tư đối với đối tượng này còn thấp (Trần Thế Mưu và cs, 2016). Thời gian gần đây, dinh dưỡng và thức ăn công nghiệp cho cá chim vây vàng (loài vây ngắn) bắt đầu được nghiên cứu. Nguyễn Quang Huy và cs (số liệu chưa công bố) sử dụng nguồn protein và lipid chủ yếu từ bột cá và dầu cá chất lượng cao để sản thức ăn thí nghiệm và đã xác định được hàm lượng protein thô và năng lượng thô phù hợp cho cá giống tương ứng là 49,1% và 23,2 MJ/kg. Chu Chí Thiết và cs (2016) và Chu Chí Thiết và cs (số liệu chưa công bố) cho biết có thể thay thế 50% protein bột cá bằng protein bột đậu nành và 50% dầu cá bằng dầu đậu nành trong thức ăn nhưng vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về tăng trưởng, tỷ lệ sống, hiệu quả sử dụng thức ăn ở giai đoạn cá giống. Tuy nhiên, cần đánh giá hiệu của thức ăn nghiên cứu so với một số loại thức ăn cho cá biển khác trên thị trường đối với cá chim vây vàng T. falcatus làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và sản xuất thức ăn viên cho đối tượng này trong thời gian tới. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu và thời gian nghiên cứu Cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnaeus, 1758) cỡ trung bình 63,96 ± 0,86g/ con, có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 9 tuần (63 ngày), từ tháng 8 đến tháng 10/2015, The results showed indicating that, fi sh fed BCA diet had a SGR of 1.82 ± 0.11 %day-1, PER of 1.28 ± 0.12 % and survival rate 100% no signifi cant difference compared with fi sh fed with DTU, TM1 and TM2 diets (P>0.05); FCR (1.75 ± 0.16) was also no signifi cantly different with DTU, TM1 diets (P>0.05), but lower than fi sh fed with TM2 (P<0,05). Fishfl esh fed with BCA diet had crude protein of 18.01 ± 1.20%, crude ash of 3.57 ± 0.73% which showed no signifi cant difference among the diet treatments (P>0.05), but the moisture (63.83 ± 1.04%) was higher and crude lipid (14.63 ± 0.86%) lower than fi sh fed with DTU diet (P<0.05). The cost of fi sh fed BCA diet (44,364 ± 4,143 VND kg-1) lower than fi sh fed with TM2 diet (57,470 ± 8,679 VND kg-1) (P<0.05), but no signifi cantly difference with fi sh fed with TM1 (46,251 ± 1,724 VND kg-1) (P>0.05). Total excreted nitrogen (18.2 ± 1.9kg) in BCA treatment was no signifi cant different compared with the remaining treatments (P>0.05). While total amonia nitrogen (TAN) in BCA treatment (3.00 ± 0.46 mg L-1) was lower than in DTU and TM1; and phosphate (PO 4 3-) in BCA treatment (0.70 ± 0.11 mg L-1) was lower than in DTU and TM2 (P<0.05), but no signifi cantly with TM1 treatment. Nitrite (NO 2 -) level was no signifi cant different among the treatments (P>0.05). Keywords: BCA, DTU, growth rate, marine feed, permit, Trachinotus falcatus 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ, Cửa Lò, Nghệ An. 2. Thức ăn thí nghiệm Công thức ăn BCA được thiết lập dựa trên một số kết quả nghiên cứu trên cá chim vây vàng T. falcatus gồm: i) hàm lượng protein thô là 49,1% và năng lượng thô là 23,2 MJ/kg (Nguyễn Quang Huy và cs, số liệu chưa công bố); ii) 50% protein từ bột cá được thay thế bằng protein từ bột đậu nành (Chu Chí Thiết và cs, 2016) và iii) 50% dầu cá được thay thế bằng dầu đậu nành (Chu Chí Thiết và cs, số liệu chưa công bố). Công thức thức ăn BCA được lập bởi phần mềm WUDUFFA có thành phần nguyên liệu tại Bảng 1. Thức ăn được sản xuất cỡ viên 3 mm bởi hệ thống máy sản xuất thức ăn, sử dụng nồi hơi và đùn ép viên, sau đó được sấy ở 35oC trong 5 giờ tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung bộ. Thức ăn sau đó được bảo quản trong thùng bảo ôn -18oC cho cá ăn dần trong thời gian thí nghiệm. Bảng 1. Thành phần nguyên liệu trong thức ăn BCA Thành phần nguyên liệu (g/100 g) Thức ăn BCA Bột cá Chi Lê (65% CP)a 32,00 Bột đậu nành (46% CP)a 42,40 Dầu cáa 6,00 Dầu đậu nànhb 6,00 Bột mỳ 7,00 Gluten mỳ 5,00 Lecithin đậu nànhc 1,00 Choline chloridec 0,25 Premixc 0,30 Chất chống mốcc 0,07 Tổng 100 ađược cung cấp bởi công ty Evonik; bdầu đậu nành Simply (Việt Nam), cđược cung cấp bởi Bayer Thức ăn DTU cũng đã được xác định phù hợp với cá chim vây vàng T. falcatus có hàm lượng protein thô là 49,1% và năng lượng thô là 23,2 MJ/kg (Nguyễn Quang Huy và cs, số liệu chưa công bố) có thành phần nguyên liệu chất lượng cao gồm bột cá Pêru, bột mỳ, dầu cá, premix, được phối trộn, sản xuất bởi Biomar tại Đan Mạch. Thức ăn TM1 có thành phần nguyên liệu công bố gồm bột cá, khô đậu nành, bột mì, dầu cá, các loại vitamin, engym, axit amin và khoáng. Thức ăn TM2 có thành phần nguyên liệu gồm bột cá, bột mì, bột đậu nành, dầu cá, vitamin và khoáng. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn thí nghiệm được mô tả tại Bảng 2. Bảng 2. Thành dinh dưỡng trong các loại thức ăn thí nghiệm (tính theo % vật chất khô) Thành phần dinh dưỡng (%) Thức ăn thí nghiệm BCA DTU TM1 TM2 Vật chất khô (DM, %) 90,1 94,9 93,7 90,8 Protein thô (% DM) 49,8 49,1 55,5 48,6 Lipit thô (% DM) 17,4 21,8 16,0 10,8 Tro thô (% DM) 9,7 11,3 10,2 14,4 NFE (% DM) 23,0 17,8 18,3 26,2 Năng lượng thô (MJ/kg) 22,6 23,2 22,6 20,3 NEF (%) là dẫn xuất không chứa nitơ = 100 - protein thô (%) - lipit thô (%) - tro thô (%) Năng lượng thô (MJ/kg) trong thức ăn = protein thô x 23,7 + lipit thô x 39,5 + NFE x 17,2 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 3. Bố trí và theo dõi thí nghiệm Cá thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong 12 bể 500 L (3 bể cho mỗi loại thức ăn), mật độ 15 con/bể, cho ăn đến no mỗi ngày 2 lần vào lúc 7 giờ 30 và 16 giờ. Thức ăn dư thừa được thu lại 1 giờ sau khi cho ăn, sấy trong lò ở 105oC trong 12 giờ để xác định chính xác lượng thức ăn cá đã sử dụng. Nước trong các bể thí nghiệm được thay mới 300% mỗi ngàyvào lúc 6 giờ, 14 giờ và 18 giờ. Cùng thời gian này, đáy bể, dây khí, đá tạo bọt khí cũng được vệ sinh bằng nước ngọt. Các bể thí nghiệm được cấp cùng một nguồn nước biển sạch đã lắng 7 ngày, lọc qua hệ thống lọc cát áp lực.Trước khi cấp nước mới, bể được vệ sinh sạch bằng nước ngọt. Các yếu tố môi trường nước: độ mặn được xác định bằng Khúc xạ kế LH-Y100, nhiệt độ xác định bằng Nhiệt kế thủy ngân, pH xác định bằng máy đo pH cầm tay HI8314–04/Hanna - Italia, hàm lượng ôxy hoà tan xác định bằng Máy đo Oxy hòa tan HANNA HI9146-04 vào lúc 7 giờ và 14 giờ hàng ngày. Trong thời gian thí nghiệm, nhiệt độ nước trong các bể dao động: 25,0 - 26,3oC, độ mặn: 25,6 - 29,2‰, pH: 8,2 - 8,7 và ô xy hòa tan: 4,8 - 5,5mg/l. 4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Các chỉ tiêu thí nghiệm được thu thập và đánh giá tại thời điểm kết thúc, như tỷ lệ sống của cá (SR, %) = 100 x (số cá còn lại/số cá thí nghiệm). Tốc độ tăng tưởng tương đối theo ngày của cá (SGR, %/ngày) = 100 x (LnWf–LnWi)/Dt. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = Khối lượng thức ăn cá sử dụng (g)/Khối lượng cá tăng thêm (g). Hệ số hiệu quả sử dụng protein (PER, %) = 100 x [Khối lượng cá tăng thêm (g)/ Khối lượng protein trong thức ăn cá sử dụng (g)]. Trong đó: Wi là khối lượng cá ban đầu (g); Wf là khối lượng cá tại thời điểm kết thúc (g), Dt là số ngày thí nghiệm. Tổng lượng thức ăn cá sử dụng (FI, g) = tổng lượng thức ăn cho cá ăn (g) - tổng lượng thức ăn dư thừa (g). Mẫu cá trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (ngẫu nhiên 3 con/bể) được bảo quản ở -20oC cho đến khi phân tích. Cá nguyên con được xay nhuyễn, trộn đều, lấy mẫu phân tích thành phần dinh dưỡng. Hàm lượng protein thô được xác định theo phương pháp AOAC 940.25, tro thô theo AOAC 938.08, đô ẩm theo AOAC 952.08, lipit thô theo ISO 6492:1999, tại Phòng thí nghiệm INVIVO LABS Việt Nam, số 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương. Khố i lượ ng nitơ phát thả i (Nitơ thải, g) = Tổ ng nitơ đã sử dụ ng (TN, g) - Nitơ tí ch lũ y trong cơ thể cá (RN, g). Trong đó, TN = Khố i lượ ng thứ c ăn đã sử dụ ng x % protein có trong thứ c ăn x 16/1 00 và RN = Khố i lượ ng cá tăng thêm x % protein tích lũy trong cơ thể cá (theo khố i lượ ng tươi) x 16/100 (Lại Văn Hùng, 2004). Mẫu môi trường nước được thu vào lúc 7 giờ, 12 giờ: tổng ammonia nitơ (TAN), nitrit (NO2 -), được xác định bằng máy so màu Hach 890; phosphate (PO4 3-) được xác định bằng máy đo nồng độ phosphorus Hanna HI 736. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS for Windows Version 16.0. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One-way ANOVA), kiểm định Duncan, mức tin cậy 95% để đánh giá sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng Bảng 3. Khối lượng, tốc độ tăng trưởng tương đối, hiệu quả sử dụng protein, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng theo thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu Thức ăn thí nghiệm BCA DTU TM1 TM2 Wf (g) 196,32 ± 14,85 ab 238,00 ± 17,68c 210,00 ± 14,53b 176,00 ± 9,33a SGR (%/ngày) 1,82 ± 0,11ab 2,07 ± 0,16b 1,86 ± 0,12ab 1,64 ± 0,13a PER (%) 1,28 ± 0,12ab 1,46 ± 0,17b 1,17 ± 0,04a 1,08 ± 0,18a FCR 1,75 ± 0,16a 1,48 ± 0,16a 1,65 ± 0,06a 2,13 ± 0,32b Tỷ lệ sống (%) 100 100 100 100 Giá trị trong bảng được biểu diễn dưới dạng Mean ± SD, n=3 Số liệu cùng hàng biểu diễn ký tự chữ mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 Khối lượng cá (Wf) ở nghiệm thức BCA sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức TM1 và TM2 (P>0,05). Wf cao nhất ở nghiệm thức DTU (P<0,05).Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) của cá ở nghiệm thức BCA sai khác không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P>0,05), nhưng SGR ở nghiệm thức DTU cao hơn nghiệm thức TM2 (P<0,05). Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá ở nghiệm thức BCA sai khác không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P>0,05), nhưng PER ở nghiệm thức DTU cao hơn nghiệm thức TM1 và TM2 (P<0,05). Trong khi đó, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở nghiệm thức BCA cũng sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức DTU, TM1 (P>0,05), nhưng thấp hơn nghiệm thức TM2 (P<0,05). Tỷ lệ sống của cá đạt 100% ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05). 2. Ảnh hưởng của thức ăn tới thành phần dinh dưỡng thịt cá chim vây vàng Bảng 4. Thành phần dinh dưỡng thịt cá chim vây vàng theo thức ăn thí nghiệm Chỉ tiêu Trước thí nghiệm Thức ăn thí nghiệm BCA DTU TM1 TM2 Độ ẩm (%) 64,68 63,83 ± 1,04b 60,50 ± 1,23a 63,37 ± 1,39b 64,33 ± 0,96b Protein thô (%) 18,79 18,01 ± 1,20 18,18 ± 0,97 18,30 ± 0,19 18,17 ± 0,50 Tro thô (%) 2,98 3,57 ± 0,73 3,92 ± 0,06 3,92 ± 0,30 3,82 ± 0,46 Lipit thô (%) 13,87 14,63 ± 0,86a 18,02 ± 0,48b 14,71 ± 1,15a 13,82 ± 1,65a Giá trị trong bảng được biểu diễn dưới dạng Mean ± SD, n=3. Số liệu cùng hàng biểu diễn ký tự chữ mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) Kết quả tại Bảng 3 cho thấy, thành phần protein thô và tro thô trong thịt cá sai khác không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05). Trong khi đó, hàm lượng độ ẩm và lipit thô trong thịt cá giữa các nghiệm thức BCA, TM1 và TM2 sai khác không có ý nghĩa (P>0,05). Nhưng thịt cá ở nghiệm thức DTU có độ ẩm thấp hơn, lipit thô cao hơn ở nghiệm thức BCA, TM1 và TM2 (P<0,05). 3. Hiệu quả kinh tế của thức ăn nghiên cứu so với thức ăn thương mại Bảng 5. Tổng khối lượng thức ăn cá sử dụng và chi phí thức ăn cho 1 kg cá thí nghiệm Chỉ tiêu Thức ăn thí nghiệm BCA DTU TM1 TM2 FI (g) 3109 ± 66 3433 ± 47 3205 ± 251 3180 ± 199 Giá thức ăn (đồng/kg) 25.393 - 28.000 27.000 Chi phí thức ăn cho cá (đồng/kg cá) 44.364 ± 4.143a - 46.251 ± 1.724ab 57.470 ± 8.679b Giá trị trong bảng được biểu diễn dưới dạng Mean ± SD, n=3. Số liệu cùng hàng biểu diễn ký tự chữ mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). FI (g) là tổng khối lượng thức ăn cá sử dụng. Thức ăn TM1 và TM2 được mua tại đại lý cấp 2; Giá thành thức ăn BCA được tính = chi phí nguyên liệu (mua lẻ) + chi phí nhân công+ chi phí điện năng Tổng lượng thức ăn cá sử dụng sai khác không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05). Chi phí thức ăn cho cá ở nghiệm thức BCA thấp hơn TM2 (P<0,05), nhưng sai khác không có ý nghĩa so nghiệm thức TM1 (P>0,05). Chi phí thức ăn cho cá giữa nghiệm thức TM1 và TM2 cũng sai khác không có ý nghĩa (P>0,05). 4. Hiệu quả môi trường của thức ăn nghiên cứu so với thức ăn thương mại Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73 Tổng lượng nitơ phát thải ra môi trường trong thí nghiệm ở nghiệm thức BCA sai khác không có ý nghĩa so với các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05). Lượng nitơ phát thải ở nghiệm thức DTU thấp nhất, sai khác có ý nghĩa so với nghiệm thức TM1 (P<0,05), nhưng sai khác không có ý nghĩa so với TM2 (P>0,05). Sau thời gian cho ăn 6 giờ, TAN ở nghiệm thức BCA và TM2 sai khác không có ý nghĩa (P>0,05), nhưng thấp hơn so với nghiệm thức DTU và TM1 (P<0,05). TAN cũng sai khác không có ý nghĩa giữa nghiệm thức DTU và TM1 (P>0,05). Hàm lượng NO2- mặc dù tăng mạnh sau thời gian cho cá ăn, nhưng sai khác không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05). Trong khi đó, PO43- thấp nhất ở nghiệm thức BCA, sai khác có ý nghĩa so với nghiệm thức DTU và TM2 (P<0,05), nhưng không có ý nghĩa so với nghiệm thức TM1 (P>0,05); giữa các nghiệm thức DTU, TM1 và TM2 cũng sai khác không có ý nghĩa (P>0,05). 5. Thảo luận Tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống, chất lượng thịt của cá, lượng nitơ phát thải của cá chim vây vàng T. falcatus sử dụng thức ăn BCA sai khác không có ý nghĩa so với thức ăn thương mại tại Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng (SGR), hiệu quả sử dụng protein (PER), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) đối với cá ở nghiệm thức BCA thấp hơn nghiệm thức DTU có thể do thức ăn DTU được phối trộn bởi các loại nguyên liệu chất lượng cao tại Đa Mạch. Kết quả thí nghiệm phù hợp với nghiên cứu trên cá chim Florida T. carolinus cho thấy SGR, PER và tỷ lệ sống cao nhất khi sử dụng thức ăn có hàm lượng protein tối thiểu 45% mà nguồn cung cấp chính từ bột cá (FMP) và bột đậu nành (SBP) (Lazo và cs, 1998). Cá hồng Mỹ (Reigh và Ellis, 1992), cá bơn Nhật Bản (Kikuchi, 1999) cũng không ảnh hưởng về SGR, PER và tỷ lệ sống khi sử dụng thức ăn chứa 50% FMP và 50% SBP. Kết quả tương tự trên cá bơn Psetta maxima (Regost và cs, 2003), cá tráp Diplodus puntazzo (Piedecausa và cs, 2007), cá nhụ 6 râu Polydactylus sexfi lis (Deng và cs, 2014), cá mú chuột Cromileptes altivelis (Lin và Shiau, 2007) khi thay thế hoàn toàn FO bằng SO trong thức ăn. FCR ở cá sử dụng thức ăn BCA là 1,75, thấp hơn thức ăn thương mại TM2 (2,13). Cá chim vây vàng T. blochii có hệ số thức ăn 2, 10- 2,23 khi sử dụng thức ăn có 40% và 45% protein (Nguyễn Văn Quyền và cs, 2014); sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi cá chim vây vàng cho FCR 2,4-2,9 (Trần Thế Mưu và cs, 2016). Hệ số thức ăn và giá của thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của cá nuôi vì thức ăn chiếm đến 50% chi phí đầu tư (Allen & Steeby, 2011). Trong thí nghiệm này, chi phí thức ăn để nuôi được 1 kg cá thấp nhất ở nghiệm thức BCA (44.364 ± 4.143 đồng/kg), tiếp đến là thức ăn TM1 (46.251 ± 1.724 đồng/kg) và TM2 (57.470 ± 8.679 đồng/kg). Việc thay thế 50% protein bột cá và 50% dầu cá bằng protein đậu nành và dầu đậu nành trong Bảng 6. Một số yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm Thức ăn thí nghiệm BCA DTU TM1 TM2 Trước khi cho cá ăn: TAN (mg/l) 0,05 ± 0,01 0,06 ± 0,04 0,05 ± 0,02 0,04 ± 0,00 NO2 - (mg/l) 0,05 ± 0,01 0,14 ± 0,13 0,05 ± 0,01 0,10 ± 0,09 Sau khi cho cá ăn: TAN (mg/l) 3,00 ± 0,46a 4,00 ± 0,44b 4,17 ± 0,50b 2,93 ± 0,45a NO2 - (mg/l) 0,52 ± 0,37 0,48 ± 0,10 0,42 ± 0,09 0,54 ± 0,19 PO4 3- (mg/l) 0,70 ± 0,11a 1,78 ± 0,66b 1,20 ± 0,31ab 1,49 ± 0,25b Tổng nitơ thải (kg) 18,2 ± 1,9ab 17,1 ± 2,0a 21,9 ± 1,4b 20,1 ± 2,6ab Giá trị trong bảng được biểu diễn dưới dạng Mean ± SD, n=3. Số liệu cùng hàng biểu diễn ký tự chữ mũ khác nhau là khác nhau có ý nghĩa (P<0,05). TAN là tổng ammonia 74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 thức ăn là nguyên nhân làm giảm giá thành thức ăn và chi phí sản xuất. Hàm lượng lipit trong thịt cá chim Florida tăng khi tỷ lệ DP/DE trong thức ăn giảm (Riche, 2009). Hàm lượng lipit trong thức ăn tăng có thể làm tăng hàm lượng lipit trong thịt cá nuôi (Williams và cs, 2003; Tibaldi và cs, 1996) nhưng xu hướng không rõ ràng. Kết quả thí nghiệm này cho thấy, hàm lượng lipit thô trong thức ăn cao (21,8%) thì làm lượng lipit trong thịt cá (18,02%) sử dụng thức ăn BCA cũng cao hơn hẳn so với cá sử dụng thức ăn DTU, TM1 và TM2, dao động từ 13,82% - 14,71%. Chất lượng thịt cá không thay đổi khi sử dụng thức ăn chứa 40% FMP và 60% SBP đối với cá bơn Nhật Bản (Kikuchi, 1999) và 100% SBP đối với cá chim T. ovatus (Wu và cs, 2015). Lượng nitơ phát thải của cá hồi vân tỷ lệ thuận tới hàm lượng protein thô có trong thức ăn (Cheng và cs, 2003). Hàm lượng phosphorus thải ra môi trường thấp hơn ở cá hồi vân sử dụng thức ăn chứa protein thực vật so với protin bột cá (Cheng và cs, 2003; Brinker và Reiter, 2011). Kết quả thí nghiệm cho thấy, thức ăn BCA có thành phần nguyên liệu 50% protein bột cá được thay thế bằng protein bột đậu nành và 50% dầu cá được thay thế bằng dầu đậu nành, lượng nitơ và phosphate giải phóng ra môi trường thấp, tương tự với các kết quả nghiên cứu đã công bố. IV. KẾT LUẬN Cá chim vây vàng sử dụng thức ăn BCA có tốc độ tăng trưởng (1,82 ± 0,11 %/ngày), hiệu quả sử dụng protein (1,28 ± 0,12 %), hệ số chuyển đổi thức ăn (1,75 ± 0,16) và tỷ lệ sống (100%), sai khác không có ý nghĩa so với thức ăn thương mại tại Việt Nam và thức ăn sản xuất tại Đan Mạch (P>0,05). Cá sử dụng thức ăn BCA có chất lượng thịt gồm: hàm lượng độ ẩm (63,83 ± 1,04 %), protein thô (18,01 ± 1,20 %), tro thô (3,57 ± 0,73 %) và lipit thô (14,63 ± 0,86 %) sai khác không có ý nghĩa so với cá sử dụng thức ăn thương mại TM1 và TM2 (P>0,05). Hàm lượng protein và tro thô trong thịt cá sử dụng thức ăn BCA cũng tương đương (P>0,05), nhưng hàm lượng độ ẩm và lipit thô thấp hơn so với cá sử dụng thức ăn DTU (P<0,05). Cá ở nghiệm thức BCA sử dụng chi phí thức ăn 44.364 ± 4.143 đồng/kg, thấp hơn nghiệm thức TM2 (57.470 ± 8.679 đồng/kg) (P<0,05), nhưng sai khác không có ý nghĩa so với nghiệm thức TM1 (46.251 ± 1.724 đồng/kg) (P>0,05). Cá sử dụng thức ăn BCA có tổng lượng nitơ phát thải là 18, 2 ± 1,9 kg, sai khác không có ý nghĩa so với các thức ăn DTU, TM1 và TM2 (P>0,05); ttrong khi TAN (3,00 ± 0,46 mg/l) thấp hơn thức ăn DTU và TM1 (P<0,05) và PO4 3- (0,70 ± 0,11 mg/l) thấp hơn thức ăn DTU và TM2 (P<0,05). Hàm lượng NO2-sai khác không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm (P>0,05). Lời cảm ơn Trân trọng cảm ơn Bộ ngoại giao Đan Mạch đã tài trợ Dự án “Sử dụng hiệu quả nguồn dinh dưỡng phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở miền trung Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu”- BCA để chúng tôi thức hiện nghiên cứu này. Chân thành cảm cảm ơn Ban quản lý dự án BCA, các đồng nghiệp công tác tại Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ đã hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, p.123. 2. Trần Thế Mưu, Lê Văn Toàn, Đặng Thị Dịu, Phạm Đức Phương, Trần Thị Nắng Thu, 2016. Ảnh hưởng của một số loại thức ăn công nghiệp tới tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây ngắn và vây dài nuôi trong lồng biển. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14): 41–48. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75 3. Nguyễn Văn Quyền, Vũ Văn Được, Nguyễn Hồng Thắng, Thái Thanh Bình, Nguyễn Thị Quỳnh, Đỗ Đăng Khoa, Tống Hoài Nam, 2014. Ảnh hưởng của protein trong khẩu phần thức ăn đến tăng trưởng của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede 1801) nuôi trong ao thương phẩm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, I (9): 87-92. 4. Chu Chí Thiết, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phạm Quốc Hùng, Ivar Lund, 2016. Nghiên cứu thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong thức ăn cho cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus Linnnaeus, 1758) giai đoạn giống. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 4: 125–132. Tiếng Anh 5. Allen, P.J. & Steeby J.A, 2011. Aquaculture: Challenges and Promise. Nature Education Knowledge, 3(10). 6. Brinker, A. & Reiter, R., 2011. Fishmeal replacement by plant protein substitution and guar gum addition in trout feed. Part 1: effects on feed utilization and fi sh quality. Aquaculture, 310 :350–360. 7. Cao, L. et al., 2015. China’s aquaculture and the world’s wild fi sheries. Science, 347(6218): 133–135. 8. Cheng, Z.J., Hardy, R.W. & Usry, J., 2003. Plant protein ingredients with lysine supplementation reduce dietary protein level in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) diets, and reduce ammonia nitrogen and soluble phosphorus excretion. Aquaculture, 218: 553–565. 9. Deng, D.F. et al., 2014. Effect of replacing dietary menhaden oil with pollock or soybean oil on muscle fatty acid composition and growth performance of juvenile Pacifi c threadfi n (Polydactylus sexfi lis). Aquaculture, 422–423:91–97. 10. FAO, 2015. FAO Global Aquaculture Production statistics database updated to 2013: Summary information. Food and Agriculture Oraganization of the United Nations, 2013 (March 2015). 11. FAOSTAT, 2014. Food and Agricultural Organization of the United Nations. 12. Ferreira, J.G. et al., 2014. Modelling of interactions between inshore and offshore aquaculture. Aquaculture, 426–427:154–164. 13. Kikuchi, K., 1999. Use of defatted soybean meal as a substitute for fi sh meal in diets of Japanese fl ounder (Paralichthys olivaceus). Aquaculture, 179 (1–4): 3–11. 14. Lazo, P.J., Davis, A.L. & Arnodl, R.C., 1998. The effects of dieary protein level on growth, feed effeciece and survival rate of juvenline Florida pompano (Trachinotus carolinus). Aquaculture, 169: 225–232. 15. Lin Y.H & Shiau S.Y, 2007. Effects of dietary blend of fi sh oil with corn oil on growth and non-specifi c immune responses of grouper, Epinephelus malabaricus. Aquaculture Nutrition, 13: 137–144. 16. Piedecausa, M.A. et al., 2007. Effects of total replacement of fi sh oil by vegetable oils in the diets of sharpsnout seabream (Diplodus puntazzo). Aquaculture, 263(1–4), pp.211–219. 17. Regost, C. et al., 2003. Total replacement of fi sh oil by soybean or linseed oil with a return to fi sh oil in turbot (Psetta maxima) 1. Growth performance, fl esh fatty acid profi le, and lipid metabolism. Aquaculture, 217(1–4): 465–482. 18. Reigh, R.C. & Ellis, S.C., 1992. Effects of dietary soybean and fi sh-protein ratios on growth and body composition of red drum (Sciaenops ocellatus) fed isonitrogenous diets. Aquaculture, 104(4) :279–292. 19. Riche, M., 2009. Evaluation of digestible energy and protein for growth and nitrogen retention in juvenile Florida pompano, Trachinotus carolinus. Journal of the World Aquaculture Society, 40 (1): 45–57. 20. Tibaldi, E et al., 1996. Growth response of juvenile dentex (Dentex dentex L.) to varying protein level and protein to lipid ratio in practical diets. Aquaculture, 139: 91–99. 21. Williams, K.C. et al., 2003. Asian seabass, Lates calcarifer perform well when fed pelleted diets high in protein and lipid. Aquaculture, 225: 191–206. 22. Wu, Y. et al., 2015. Replacement of fi shmeal by soy protein concentrate with taurine supplementation in diets for golden pompano (Trachinotus ovatus). Aquaculture Nutrition, 21 (2): 214–222.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_thuc_an_den_tang_truong_hieu_qua_kinh_te_va_mo.pdf