Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” từ kết quả nghiên cứu, đánh giá tôi rút ra một số kết luận sau: + Hiện trạng tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng là 49.416.79 ha, trong đó 42.631,09 ha rừng tự nhiên, 6.785,70 ha rừng trồng. + Từ năm 2006 – 2016 trên địa bàn huyện xảy ra 13 vụ cháy rừng trên trạng thái rừng trồng với diện tích cháy rừng là 172.4 ha. + Xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng:Mùa cháy rừng: tháng 2 đến tháng 5. Đặc biệt lưu ý tháng 5 là tháng có số giờ nắng nhiều và nhiệt độ cao, nguy cơ cháy rừng cao. + Phân vùng trọng điểm cháy rừng dựa vào các khu vực rừng tự nhiên, tổ thành tầng cây cao, cây bụi thảm tươi, vật liệu cháy, căn cứ vào điêu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các xã trong huyện đề tài đã đưa ra các thôn, xã có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô tập trung ở Vùng 1, đặc biệt nơi đây còn xuất hiện rải rác phế liệu chiến tranh (mìn, chất lân tinh.) rất nguy hiểm cho công tác chữa cháy rừng. + Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR là tương đối tốt, đa số các chủ rừng đều chú trọng, quan tâm đến công tác PCCCR, khi cháy rừng xảy ra người dân tham gia chữa cháy với tỉ lệ cao. + Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt với 100% người dân, chủ rừng được kí cam kết PCCCR, nhiều lớp tập huấn, diễn tập về PCCCR được tổ chức cho nhân dân trong các xã của huyện. + Xác định được khu vực trọng điểm cháy dựa trên bản đồ trọng điểm cháy của địa bàn huyện. + Đề tài đã đề xuất các biện pháp PCCCR hiệu quả cho khu vực nghiên cứu.

pdf52 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng - Kiểm tra theo dỏi hướng dẫn các cơ sở trại nuôi động vật hoang dã. - Sơ cứu, chăm sóc động vật rừng là tang vật vi phạm trước khi thã về môi trường tự nhiên - Kiểm tra ấn chỉ, vũ khí công cụ hỗ trợ. - Phối hợp thực hiện kiểm tra chủ rừng, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản. - Hội nghị, phổ biến pháp luật cho các cơ sở kiểm dịch, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện. - Quản lý ấn chỉ trích liệu pháp chế, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ. Giải quyết khiếu nại tố cáo. - Tham mưu cho hạt trưởng xử lý các vụ vi phạm về luật bảo vệ và phát triển rừng - Tổng hợp, thống kê báo cáo đột xuất định kỳ các vụ vi phạm trên địa bàn huyện và thực hiện công tác tổng hợp báo cáo của hạt. - Kiểm tra xác nhận nguồn gốc lâm sản xuất bán, tạm nhập tái xuất theo thông tư 01. - Tổng hợp hồ sơ đấu giá và bán lâm sản. - Phụ trách địa bàn trạm Kiểm lâm Hướng Tân Phó Hạt trưởng 2: - Giúp việc cho Hạt trưởng thực hiện nhiệm vụ theo quy chế phân công nhiệm vụ của Hạt: - Được Hạt trưởng uỷ quyền giải quyết một số công việc khi Hạt trưởng vắng mặt. - Rà soát đánh giá thực hiện nhiệm vụ trong năm, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm sau. - Giúp Hạt trưởng kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ Kiểm lâm địa bàn. - Trực tiếp phụ trách công tác quản lý bảo vệ rừng. + Cập nhật theo dỏi diễn biến rừng + Giao rừng, quy vùng sản xuất nương rẫy + Sâu bệnh hại rừng, + Tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng - Tổ chức đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và quản lý lâm sản. - Tổng hợp báo cáo các lĩnh vực được phân công phụ trách. - Kiểm tra, thanh tra chủ rừng, chủ cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản. - Phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn trong đấu tranh ngăn chặn và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. - Trực tiếp chỉ đạo chấn chỉnh phẩm chất, đạo đức, tác phong và lề lối làm việc của cán bộ công chức theo Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của Bộ NN&PTNT; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Kiểm tra xác nhận nguồn gốc lâm sản xuất bán, tạm nhập tái xuất theo thông tư 01( khi Hạt trưởng giao). - Phụ trách địa bàn trạm Kiểm lâm Hướng Lập. 4.2.3. Cơ sở vật chất - Nhà làm việc của hạt và các trạm Kiểm lâm Hướng Tân, Hướng Lập, Tân Long được xây dựng kiên cố 2 tầng. Hạt được trang bị các thiết bị, máy tính bảng, máy tính để bàn để phục vụ cho công tác lưu trữ hồ sơ và cập nhật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. - Về phương diện hoạt động: Toàn đơn vị có 01 xe ôtô 4 chỗ ngồi, 02 xe gắn máy công vụ, còn các hoạt động phục vụ cho công tác chủ yếu là các phương tiện cá nhân. Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức PCCCR Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Trong đó: Các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện tham gia vào các tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng gồm có: UBND huyện, công an huyện, huyện đội, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa. - Các ban chỉ đạo PCCR xã bao gồm: Xã Tân Hợp, xã Tân Long, xã Hướng Phùng, thị trấn Khe Sanh, thị trấn Lao Bảo. - Lực lượng PCCCR trên địa bàn: Bộ đội, công an huyện. - Lực lượng quần chúng bảo vệ rừng gồm: Nhân dân của các xã có rừng và vùng lân cận. BCĐ PCCCR huyện, Hạt Kiểm lâm Các cơ quan, ban ngành trên địa bàn Lực lượng quần chúng BVR Chủ rừng UBND các xã, BCĐ PCCCR xã Các đơn vị vũ trang trên địa bàn Tổ, đội bảo vệ rừng tại chỗ 4.3. Tìm hiểu hiện trạng rừng và tình hình cháy rừng tại huyện Hướng Hóa 4.3.1. Hiện trạng rừng Nhờ công tác giao đất, giao rừng ở huyện đã tiến hành tốt, số diện tích rừng đã giao khoán được người dân chăm sóc và bảo vệ, kết hợp với công tác tuyên truyền nên cháy rừng ở diện tích này ít xảy ra. Tuy nhiên cần phải chú ý đến diện tích này, vì cùng với thời gian VLC nhiều hơn và nguy cơ cháy sẽ lớn hơn. Mặt khác diện tích rừng thường lại nằm gần khu đồi chè và cây ăn quả, cây cafe, nếu xảy ra cháy rừng sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho nhân dân. Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hướng Hóa STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích tự nhiên 115.086,73 100 2 I. Tổng diện tích đất nông nghiệp 42.982,82 37,35 3 1. Đất sản xuất nổng nghiệp 13.640,46 11,85 4 2. Đất sản xuất lâm nghiệp 29.106,26 25,29 5 3.Đất nuôi trồng thủy sản 67,83 0,06 6 4. Đất nông nghiệp khác 168.27 0,15 7 II. Đất phi nông nghiệp 2.557,49 2,22 8 1. Đất ở 593,73 0,52 9 Trong đó : + Đất ở đô thị 253,88 0,22 10 + Đất ở nông thôn 339,85 0,30 11 2. Đất chuyên dụng 863,31 0,75 12 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 5,19 0,01 13 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 50,26 0,04 14 5. Đất sông suối 994,67 0,86 15 6. Đất phi nông nghiệp khác. 50,33 0,04 16 III. Đất chưa sử dụng 69.546,42 60,43 ( Nguồn : Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa ) - Tài nguyên rừng: Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên: 115.283,06 ha. - Diện tích đất lâm nghiệp: 94.557,93 ha. Trong đó: + Đất có rừng: 49.416,79 ha + Đất chưa có rừng: 45.141.31 ha + Các loại đất khác: 20.724,96 ha Hình 4.3: Diện tích đất có rừng - Quy mô diện tích rừng huyện Hướng Hóa: Tính đến cuối năm 2016 theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa thì hiện trạng tài nguyên rừng được thống kê cụ thể như sau: Bảng 4.4. Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Hướng Hóa năm 2016 Loại đất loại rừng Tổng cộng Phân theo chủ quản lý BQL rừng Đơn vị vũ trang Hộ gia đình Cộng đồng thôn bản T/ thể & t/chức khác UBND xã Tổng diện tích 115.283,06 37.941,70 1.629.20 666,60 2.2661,90 253,60 71.975,36 A. Đất có rừng 49.416,79 30.239,50 1.014,70 633,60 2.432,90 25,10 15.020,89 I . Rừng tự nhiên 42.631,09 26.369,00 406,10 2.432.90 13.423,09 1. Rừng gỗ 39.961,35 24.915,80 406,10 2.432,90 12.206,55 Giàu 2.208,40 1.924,40 104,00 Trung bình 23.405,05 16.993,10 81,50 696,60 5.633,85 Nghèo 6.212,00 2.407,30 324,60 1.077,60 2.402,50 Phục hồi 8.315,90 3.591,00 554,70 4.170,20 6.785,70 ha 30.239,50 ha 12.391,59 ha Diện tích Rừng sản xuất Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Các tổ chức cá nhân khác 2. Rừng trên núi đá 2.669,74 1481,30 1.188,44 II. Rừng trồng 6.785,70 3.870,50 1.014,70 227,50 25,10 1.597,80 1. Rừng có trữ lượng 5.302,40 2.973,00 862,50 129,70 25,10 1.312,10 2. Rừng chưa có trữ lượng 1.483,30 897,50 152,20 97,80 285,70 B. Đất chưa có rừng 45.141.31 7.354,10 614,50 33,00 229,50 228,50 36.682,21 1. Không có cây gỗ tái sinh (Ia,Ib) 31.647,76 3.536,90 614,50 87,40 28,50 27.380,46 2. Có gỗ tái sinh(lc) 12.725,05 3.191,30 33,00 141,60 200,00 9159,15 3. Núi đá không có rừng 768,50 625,90 142,60 C. Đất khác 20.724,96 348,10 20.272,26 ( Nguồn : Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa ) Qua bảng số liệu trên cho thấy: Rừng tự nhiên chiếm hơn 70% trong tổng diện tích có rừng của huyện Hướng Hóa. Rừng trồng chỉ chiếm chưa đầy 15 % trong tổng số diện tích đất có rừng. 4.3.2. Tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa Hiện nay huyện Hướng Hóa đang bắt đầu bước mùa khô năm 2017, thời tiết hanh khô kéo dài kèm gió Tây Nam thổi mạnh khiến nhiều diện tích rừng đứng trước nguy cơ xảy ra các vụ cháy rất cao. Tại huyện Hướng Hóa, mùa khô thường trùng với thời điểm đồng bào Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn tiến hành đốt dọn thực bì chuẩn bị cho mùa làm nương rẫy trong năm dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Hằng năm, ở địa bàn huyện vẫn xãy ra cháy rừng, có vụ tới hàng chục hecta rừng và đất rừng. Theo số liệu kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa được thể hiện rỏ nét qua biểu 2: Biểu thống kê tình hình cháy rừng năm 2006-2016 ( phụ lục). Và được cụ thể hóa theo bảng 4.5 và sơ đồ 4.3 như sau: Bảng 4.5. Thống kê diện tích cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa Năm Số vụ Diện tích (ha) Loài Nguyên nhân 2006 2 23.8 Trẩu, Bời Lời, Keo, Thông Khả nghi người dân đốt tìm phế liệu chiến tranh 2007 1 9.8 Keo, Thông Khả nghi người dân đốt tìm phế liệu chiến tranh 2008 2 32.8 Thông, Trẩu Khả nghi người dân đốt tìm phế liệu chiến tranh 2009 1 11.0 Thông, Trẩu Bom đạn kích nổ gây cháy. 2010 5 66.3 Thông, Trẩu, Keo Do con người đốt nương làm rẫy 2011 1 7.8 Thông, Trẩu Khả nghi người dân đốt bắt động vật 2012 0 0 - - 2013 0 0 - - 2014 0 0 - - 2015 1 20.9 Trẩu Do con người đốt nương làm rẫy 2016 0 0 - - Tổng 13 172.4 ( Nguồn : Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa ) Sơ dồ 4.3: Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa. 23.8 9.8 32.8 11 66.3 7.8 0 0 0 20.9 0 0 10 20 30 40 50 60 70 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ha Diện tích Qua sơ đồ trên có nhận xét như sau: Từ năm 2006 đến 2016 trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã xãy ra 13 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại là 172.4 ha. Trong đó: -Từ năm 2006-2008 đã xãy ra 05 vụ cháy rừng; Diện tích thiệt hại 66.4 ha. Nguyên nhân do khả nghi người dân đốt tìm phế liệu chiến tranh. - Trong 03 năm 2009-2011 đã xãy ra 07 vụ, diện tích thiệt hại 85,1 ha, diện tích rừng bị cháy là rừng trồng; nguyên nhân là do con người đốt nương làm rẫy gây cháy lan. Bom đạn sót lại sau chiến tranh kích nổ gây cháy và người dân đốt ong lấy mật, sử dụng lữa bất cẩn trong rừng. Qua số liệu về tình hình cháy rừng trong hai giai đoạn trên cho thấy: Số vụ cháy trong giai đoạn 2009-2011 đã tăng lên. Qua đó cho thấy ý thức của người dân trong PCCCR trên địa bàn huyện là chưa tốt. Để làm tốt công tác PCCCR cần phải tập trung vào tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR cho người dân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân từ đó giảm thiểu các vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng. Khi người dân chưa chấp hành các quy định về PCCCR thì sẽ hạn chế cháy rừng xãy ra. Trong 05 năm 2012-2016 chỉ xãy ra 01 vụ, diện tích thiệt hại là 20,9ha và chỉ xãy ra trong năm 2015, nguyên nhân là do con người đốt nương làm rẫy. Từ đó thấy rõ được số vụ cháy đã giảm rỏ rệt, do ý thức của người dân đang được từng bước nâng cao. Các vụ cháy thường xãy ra lúc 13h-17h (giờ cao điểm dễ cháy rừng trong ngày), cháy ở nhiều loài nhưng chủ yếu là ở loài Thông nhựa thuần loài, thuộc kiểu cháy tán. Sau vụ cháy cây thường bị thiêu rụi, đổ gãy, rừng còn lại đất trống. 4.3.3. Nguyên nhân gây cháy rừng - Cháy rừng do tự nhiên: + Do các vũ khí, bom, đạn chiến tranh còn sót lại trong lòng đất, khi gặp nhiệt độ cao, trời nắng nóng tự bốc cháy hoặc phát nổ gây cháy rừng. Trong thực tế nguyên nhân này là rất ít. + Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng: Thời tiết và các nhân tố khí tượng là một tác nhân cho sự phát sinh, phát triển của một đám cháy rừng. Khi nhiệt độ tăng cao, thảm thực bì như Lau, Lếch rất dễ cháy và có thể cháy lan vào rừng. Các nhân tố ảnh hưởng gây cháy rừng gồm: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, độ ẩm VLC, gió, điều kiện địa hình, độ dốc, kiểu rừng và loại thực bì - Cháy do con người gây ra: + Do các hành vi cố ý như: Đối rừng để tìm kiếm phế liệu chiến tranh, đốt tổ ong để lấy mật, đốt rừng để tạo đồng cỏ chăn nuôi nhưng không kiểm soát được nguồn lửa gây nên cháy rừng. + Do hành vi cố ý, thiếu ý thức của con người như: Hút thuốc và xã tàn thuốc và khu vực dễ cháy, đốt hương cúng; vàng mã không dập tắt hết tàn lửa. + Do người dân đốt rừng làm nương rẫy ở miền núi cháy lan vào rừng. + Đốt đồng cỏ để chăn nuôi, săn bắt chim thú, đốt để đánh bắt cá, rắn, đốt để thu nhặt kim loại, đốt để dọn ven đường giao thông gây cháy rừng. + Vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý gây cháy rừng. + Trẻ em chăn trâu, sưởi ấm, đốt hương tảo mộ tết thanh minh. + Một số người do có thù hằn cá nhân đã đốt rừng để trả thù. + Các hoạt động dã ngoại và bắn đạn thật trong quân đội gây cháy rừng + Các nguyên nhân về quản lý và điều hành trong công tác PCCCR, việc kiểm soát cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Theo thống kê thì nguyên nhân cháy rừng từ năm 2006-2016 chủ yếu là do con người gây ra, trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã xãy ra 07 vụ cháy rừng do con người đốt rừng để săn bắt động vật và đốt nương làm rẫy gây cháy lan, có 02 vụ cháy là do hiện tượng tự nhiên (bom đạn phát nổ), 04 vụ cháy còn lại là do con người đốt tìm phế liệu chiến tranh gây nên. 4.3.4. Điều tra đặc điểm cơ bản của khu vực liên quan vùng trọng điểm cháy  Đặc điểm trạng thái rừng trên địa bàn huyện - Rừng trồng ở huyện Hướng Hóa có tổng diện tích 6.890,3 ha, chủ yếu là các loài cây Thông, Keo, Trẩuvẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. - Theo điều tra cho thấy: Rừng Thông trên địa bàn huyện chủ yếu là cấu trúc thuần loài, thường là những cây có chiều cao tương đối đồng đều 7-10 m, tán tròn, có độ che phủ cao đạt tới 40-60%. Cây gỗ có đường kính trung bình 15- 20 cm; được trồng 4-5 năm. Thông có đặc điểm là loài có nhựa, chứa tinh dầu, lá rụng nhiều dễ bắt cháy. - Thành phần cây bụi gồm một số cây thân gỗ chiều cao không quá 5m và chiếm ưu thế là các loài Sim, Mua...Vì vậy, rừng Thông vào mùa cháy rừng cần phải được đặc biệt quan tâm và cần phải có biện pháp làm giảm VLC hiệu quả. Từ đó giảm nguy cơ cháy rừng.  Điều tra vật liệu cháy dưới tán rừng tại khu vực dể cháy Bằng phương pháp mục trắc tôi tiến hành điều tra nghiên cứu vật liệu cháy dưới tán rừng ở các trạng thái rừng khác nhau để kiểm tra độ ẩm VLC. * Kết quả điều tra hiện kết cấu VLC dưới tán rừng Bảng 4.7: Biểu điều tra kết cấu VLC dưới tán rừng Loài Cấp tuổi Tổng diện tích ( ha) Vật liệu cháy Địa điểm phân bố Thành phần VLC chủ yếu Thành phần thực bì Thông III 2.168,5 Lá Thông khô, cành cây đổ gãy. Chủ yếu là Dương Xỉ, Sim. Cỏ và cây bụi tươi Khe Sanh, Húc, Tân Thành, Tân Lập Keo III 1.788,7 Lá khô rụng, cành; ngọn; Gổ sau khai thác. Mua, Dương Xỉ, Cỏ và cây bụi tươi. Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng Việt, Hướng Phùng Trẩu II 242,0 Lá khô rụng, Chủ yếu là Lau, Cỏ tranh,Cây bụi tươi Tân Hợp, Lao Bảo (Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2017) Nhìn vào bảng ta thấy rằng ở trạng thái rừng trồng, thành phần VLC dưới tán rừng là cành lá khô, cành cây đổ gãy và thảm thực bì phần lớn là cỏ, lau lách và cây bụi, là các loài Dương Xỉ, Simvào mùa nắng nóng rất dễ khô kiệt làm cho các đám cháy lan tràn rất nhanh và rất nguy hiểm. Theo điều tra VCL của cùng một trạng thái rừng Thông cho thấy: VLC khô có độ ẩm thấp, khi dùng tay vò sát thì bị đứt vụn ra từng mãnh nhỏ, giòn rụm; còn VLC tươi thì có độ ẩm cao, khi dùng tay vò sát thì không bị đứt vụn ra như VLC khô. Qua đó thấy được độ ẩm VLC có liên quan đến khả năng bén lửa, khi gặp nhiệt độ cao VLC khô rất dễ gây nên cháy rừng. Hình 4.4: Thảm thực bì dưới tán rừng Hình 4.5: Vật liệu cháy dưới tán rừng Thông * Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi: Bảng 4.8: Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi Vị trí Các loài cây bụi, thảm tươi Chân Cỏ tranh, Dương xỉ, Cỏ lau, Cơm nguội và 1 số loài rải rác khác Sườn Cỏ lau, Guột, Dương xỉ, Cỏ tranh, Mua, Sim, Găng và 1 số loài khác Đỉnh Cỏ tranh, Guột, Cơm nguội, Đơn, Sim và 1 số loài khác (Nguồn: Theo số liệu điều tra năm 2017) Các loài cây chiếm ưu thế dể cháy tại các khu rừng trồng của huyện Hướng Hóa chủ yếu là loài Thông, Keo, Trẩu.. cùng với các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu là các loài guột, cỏ tranh. dương xỉ, sim, mua phát triển tốt vào mùa mưa. Khi mùa khô đến, phần lớn chúng bị khô tạo nên nguồn VLC lớn, nếu gặp nguồn lửa dễ bốc cháy và lan tràn nhanh thành những đám cháy lớn. - Kết cấu VLC dưới tán rừng thay đổi theo từng trạng thái, tuổi rừng, chủ yếu là các cành lá rụng; cành cây đổ của loài, bề dày lớn. - Thành phần cây bụi: gồm một số cây thân gỗ, chiều cao không quá 5m, một số loại cỏ, dây leo bụi rậm. Phổ biến là các loài họ Mua, lớp hành - Thực bì, thảm thực bì: Gồm các lá Thông khô, cành lá khô rơi rụng, cành ngọn và gốc sau khai thác. Nên rất dễ cháy thực bì lan rộng ra tán rừng.  Đặc điểm khí tượng ảnh hưởng cháy rừng. Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Hướng Hóa theo dõi trong nhiều năm qua nhiệt độ, khí hậu huyện Hướng Hóa được thể hiện rõ trong bảng sau: Bảng 4.9. Nhiệt độ, khí hậu huyện Hướng Hóa Tháng Nhiệt độ TB ( oC) Nhiệt độ tối cao ( cC) Nhiệt độ tối thấp (oC) Số giờ nắng ( giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm không khí TB 1 17,2 30,1 9,7 151 8,2 86 2 18,9 32,0 10,5 148 0,3 89 3 22,1 36,7 14,6 146 2,2 90 4 25,8 35,5 20,3 189 121,2 85 5 27,5 36,3 21,2 267 87,8 75 6 26,4 34,8 21,9 119 302,4 85 7 25,5 32,5 21,3 146 238,6 89 8 25,4 33,3 20,8 133 183,5 88 9 25,6 33 20,8 187 146,3 88 10 23,8 32,2 18,8 184 149,9 90 11 22,8 29,6 18,5 156 121,5 92 12 17,8 24,4 21,2 42 124,4 90 Bình quân 19,2 27,3 15,0 127,1 101,5 72,3 (Nguồn : Trạm khí tượng Khe Sanh – Hướng Hóa) Từ bảng trên cho thấy: Nhiệt độ của địa bàn huyện Hướng Hóa khá cao, số giờ nắng nhiều, lượng mưa thấp, là khu vực chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam (gió Lào) khô, hanh từ tháng 2 đến tháng 5. Trong những tháng này lượng mưa ít, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao, tốc độ gió lớn nên nguy cơ xãy ra cháy rừng rất cao. Qua đó ta xác định mùa cháy rừng của huyện Hướng Hóa là 4 tháng từ tháng 2 đến tháng 5 trong đó cao điểm cháy tập trung vào tháng 5 là tháng có số giờ nắng và nhiệt độ cao nhất. 4.3.5. Phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng tại địa bàn huyện Hướng Hóa. Vùng 1: - Phạm vi ranh giới: gồm các xã: Hướng Tân, Hướng Phùng, Tân Thành, Lao Bảo và Hướng Linh. - Diện tích rừng: Rừng tự nhiên: 7.758 ha, rừng trồng: 3.594,4 ha (chủ yếu Keo, Thông và Trẩu của BQL RPH Hướng Hoá- Đakrông) - Các công trình bảo vệ rừng: 04 chòi canh lửa, 06 bảng quy ước bảo vệ rừng. - Điểm lấy nước: Thuỷ lợi- Thuỷ điện Rào Quán - Có khoảng 30km đường ranh cảng lửa (băng trắng) - Có đường giao thông nội vùng (đi từ đường 14- xã Hướng Tân đến đường Quốc phòng- thị trấn Lao Bảo) - Diện tích chữa cháy bằng cơ giới: khoảng 1000ha - Điều kiện địa hình: địa hình chủ yếu là đồi dốc trên 150 - Thực bì chủ yếu là lau lách, khu vực này còn xuất hiện rải rác phế liệu chiến tranh (mìn, chất lân tinh...) rất nguy hiểm cho công tác chữa cháy rừng. Vùng 2: - Phạm vi ranh giới: gồm các xã: Húc, Khe Sanh, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long và Tân Hợp. - Diện tích rừng: Rừng tự nhiên: 3.041,8 ha, rừng trồng: 1.690,5 ha (chủ yếu Thông của BQL RPH Hướng Hoá- Đakrông) - Các công trình bảo vệ rừng: 01 chòi canh lửa (chòi phòng không của Quân sự huyện kết hợp với PCCCR), 09 bảng quy ước bảo vệ rừng. - Điểm lấy nước: Hồ Khe Sanh - Có khoảng 42km đường ranh cảng lửa (băng trắng) - Có đường giao thông nội vùng thuận lợi cho công tác chữa cháy rừng. - Diện tích chữa cháy bằng cơ giới: khoảng 1200 ha - Điều kiện địa hình: địa hình tương đối bằng rất thuận lợi cho công tác chữa cháy bằng cơ giới. - Thực bì: khu vực này đa số là loài thông ở cấp tuổi 3 và 4 nên thực bì dưới tán ít và chủ yếu là sim mua. Vùng 3: - Phạm vi ranh giới: gồm các xã: Hướng Lộc, Thuận, A Dơi, Ba Tầng, Xy, A Xing. - Diện tích rừng: Rừng tự nhiên: 2.252,2 ha, rừng trồng: 433 ha (chủ yếu Keo của các doanh nghiệp và hộ gia đình) - Các công trình bảo vệ rừng: 04 bảng quy ước bảo vệ rừng. - Điểm lấy nước: Hồ Lìa, suối La La - Đường ranh cản lửa: không. - Có đường giao thông nội vùng phát triển (đặc biệt là hệ thống giao thông liên thôn) rất thuận lợi cho công tác chữa cháy rừng bằng cơ giới. - Diện tích chữa cháy bằng cơ giới: khoảng 400 ha - Điều kiện địa hình: tương đối bằng - Thực bì chủ yếu: rừng trồng ở khu vực này chủ yếu là của doanh nghiệp kinh doanh lâm nghiệp và hộ gia đình (rừng trồng bằng nguồn vốn vay và vốn tự có), nên công tác chăm sóc bảo vệ rừng trồng được thực hiện tốt. Vùng 4: - Phạm vi ranh giới: gồm các xã: Hướng Sơn, Hướng Việt và Hướng Lập. - Diện tích rừng: Rừng tự nhiên: 29.803,5 ha, rừng trồng: 1.455,7 ha (chủ yếu Keo của Đoàn KT-QP 337 và một số của hộ gia đình) - Các công trình bảo vệ rừng: 11 bảng quy ước bảo vệ rừng. - Điểm lấy nước: sông Sen Bụt - Có khoảng 20km đường ranh cảng lửa (băng trắng) - Có đường quốc lộ 14 đi qua và hệ thống giông thông nông thôn phát triển. - Diện tích chữa cháy bằng cơ giới: khoảng 500 ha - Điều kiện địa hình: địa hình chủ yếu là đồi núi bị chia cắt mạnh trên 200 - Thực bì chủ yếu là lau lách, nhưng nhờ có Đoàn KT QP 337 đóng quân trên địa bàn nên công tác bảo vệ rừng nói chung cũng như công tác PCCCR nói riêng được thực hiện tốt. 4.4. Thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở huyện Hướng Hóa. 4.4.1. Tình hình quản lý, công tác chỉ đạo trong công tác PCCCR Trong thời gian qua, BCH BV&PTR huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR, tổ chức lực lượng BVR-PCCCR hoạt động có hiệu quả. Tổ chức tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý BVR-PCCCR bằng nhiều hình thức. Tăng cường kiểm tra, nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo các xã, các chủ rừng, các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện tốt công tác BVR-PCCCR. Khi có cháy rừng xảy ra đã huy động lực lượng cứu chữa kịp thời, Hạt Kiểm lâm phối hợp các ngành chức năng, UBND xã truy tìm, xác định thủ phạm gây ra cháy lập hồ sơ xử lý theo quy định. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCCR, hằng năm Ban chỉ đạo PCCCR của huyện đã tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau: + Vào đầu mùa khô, huyện đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCCCR năm trước và thảo luận để xây dựng phương án PCCCR cho năm nay; + Chỉ đạo các địa phương, chủ rừng trên địa bàn triển khai xây dựng phương án PCCCR của đơn vị mình; + Giao cho lực lượng Kiểm Lâm phối hợp với Phòng Thông Tin Văn hóa tổ chức tuyên truyền các văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước quy định về PCCCR và công an, quân đội, lực lượng dân quân của xã vùng gò đồi trong mùa nắng tăng cường kiểm tra, chốt chặn tại các vùng trọng điểm, các trục đường vào rừng để kiểm tra ngăn chặn lượng người vào rừng tìm kiếm phế liệu chiến tranh và cắt tranh, đốt than lấy củinhằm giảm sức ép con người lên rừng; + Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCCR cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở và diễn tập tình huống đễ xữ lý đối phó. + Chỉ đạo các đơn vị Phòng Thông Tin Văn hóa, đài Phát thanh huyện thường xuyên đưa tin về tình hình cháy rừng xãy ra trên địa bàn huyện, dự báo cấp cháy rừng trong ngày để nhân dân, chủ rừng biết nhằm chủ động phòng cháy. 4.4.2. Các hoạt động trong PCCCR * Xây dựng lực lượng PCCCR: - Hạt Kiểm lâm chủ trì tham mưu cho huyện làm việc với các cơ quan đơn vị, lực lượng vũ trang và các chủ rừng lớn trên địa bàn. - UBND các xã có rừng thành lập, cũng cố các tổ đội bảo vệ rừng- PCCCR ở các thôn. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Kiểm lâm địa bàn, Công an xã và Dân quân tự vệ xã để thực hiện công tác BVR-PCCCR trên địa bàn xă theo Nghị định 133/2016/NĐ-CP và Thông tư liên tịch 144/2002/TTLT. - Các chủ rừng chủ động xây dựng phương án BVR-PCCCR trên diện tích rừng của mình. - Lực lượng chữa cháy rừng được phân bổ như sau: Bảng 4.10. Lực lượng chữa cháy rừng TT Tên đơn vị Số người tham gia I Lực lượng cấp huyện 54 1 Hạt Kiểm lâm 10 2 Quân sự huyện 20 3 Công an PCCC huyện 10 4 Phòng NN&PTNT 4 5 Phòng TN&MT 4 6 Phòng Tài chính 2 7 TT Y tế huyện 4 II Lực lượng của chủ rừng 74 1 Đoàn KT-QP 337 50 2 BQL RPH Hướng Hoá- Đakrông 20 3 BQL KBTTN Bắc Hướng Hoá 5 III Lực lượng cấp xã 370 (Nguồn Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa) * Phương tiện chữa cháy: Bảng 4.11. Phương tiện chữa cháy rừng TT Chủng loại Số lượng Đơn vị quản lý Người vận hành 1 Xe chữa cháy 01 Hạt Kiểm lâm Hạt Kiểm lâm 2 Máy thổi gió 10 Đoàn 33, BQL Hướng Hoá- Đakrông, Hạt Kiểm lâm Đoàn 337 và BQL Hướng Hoá - Đakrông, Hạt Kiểm lâm 3 Máy cắt thực bì 14 Đoàn 337 và BQL Hướng Hoá- Đakrông, Hạt Kiểm lâm Đoàn 337 và BQL Hướng Hoá - Đakrông, Hạt Kiểm lâm 4 Xe UAZ 1 Hạt Kiểm lâm Hạt Kiểm lâm 5 Xe máy 4 Hạt Kiểm lâm Hạt Kiểm lâm 6 Máy cưa xăng 1 Hạt Kiểm lâm Hạt Kiểm lâm (Nguồn Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa) Phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng một phần được đầu tư mua sắm trong nguồn kinh phí sự nghiệp Kiểm lâm và kinh phí hỗ trợ của huyện; các chủ rừng bố trí kinh phí để mua sắm, trang cấp các phương tiện, dụng cụ chửa cháy rừng của đơn vị mình. * Cơ sở hạ tầng phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng + Hệ thống đường ranh cản lửa. Nhận thức được tác dụng của đường băng cản lửa trong công tác phòng cháy chữa cháy của rừng, trong lúc thiết kế trồng rừng đơn vị trồng rừng đã xây dựng đường băng cản lửa. Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo các ban xã địa phương chủ rừng làm mới và nâng cấp 106,7 km đường ranh cản lửa. Hệ thống đường ranh hiện có là 105,7 km đường ranh chính và 1km đường ranh phụ, đường ranh chính được bố trí tại vùng trọng điểm cháy. Tuy nhiên, hầu hết hệ thống đường ranh trên địa bàn chỉ phát huy tác dụng ngăn lửa lan tràn đối với trường hợp gió không lớn. Ngoài ra, do không tu sửa hàng năm nên một số hệ thống đường ranh ít còn phát huy tác dụng. Các đường ranh hiện tại do chưa có quy hoạch tổng thể nên chưa tạo ra một hệ thống liên hoàn có khả năng bổ trợ cho nhau mà chỉ mới bảo vệ cho từng lô, từng khoảnh cụ thể. Hàng năm vào đầu mùa khô huyện chỉ đạo các chủ rừng chặt trắng thu dọn cây thảm mục nhằm ngăn lửa cháy lan trên bề mặt đất rừng. Đồng thời cũng là chổ dựa để tiến hành vận chuyển lực lượng và các phương tiện dập tắt đám cháy, vận chuyển giống, phân bónphục vụ kinh doanh rừng, tuần tra phát hiện cháy rừng. Tuy nhiên so với tổng diện tích rừng trồng là 6.890,3 số đường ranh còn ít, chưa phát huy hiệu quả. Mặt khác đường ranh chưa quy hoạch tập trung, chưa tạo hệ thống liên hoàn hổ trợ nhau. + Hệ thống chòi canh lửa: Toàn huyện có 5 chòi canh lửa, trong đó: - Thị trấn Khe Sanh: Có 1 chòi canh do BQL RPH quản lý - Xã Hướng Tân: Có 2 chòi canh do BQL RPH quản lý - Xã Hướng Phùng: Có 2 chòi canh do Đoàn 337 quản lý Trên chòi có kẻng và cờ hiệu và có người trực 24/24h để phát hiện lửa rừng sớm báo cho lực lượng chữa cháy rừng ứng cứu kịp thời. Tuy nhiên chòi bố trí rời rạc tại các đơn vị. Bảng 4.6. Thống kê số lượng chòi canh lửa rừng hiện có Loại công trình Đơn vị tính SL Địa điểm xây dựng (xã) Năm xây dựng Chủ quản lý, sử dụng Nguồn vốn (Triệu đồng) Tình trạng sử dụng Chòi canh lửa Cái 1 Hướng Tân 2004 BQL RPH 45.000.000 Tốt 1 Hướng Tân 2005 BQL RPH 120.000.000 Tốt 1 Khe Sanh 1998 BQL RPH 20.000.000 T/bình 1 Hướng Phùng 2002 Đoàn 337 24.000.000 T/bình 1 Hướng Phùng 2003 Đoàn 337 24.000.000 T/bình ( Nguồn : Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa ) Hệ thống chòi canh của huyện còn ít, còn nằm rãi rác, khoảng cách giữa các chòi còn chưa hợp lý, không có chòi trung tâm, tầm nhìn giữa các chòi bị che khuất, chiều cao so chòi mới 9m, một số chòi không đảm bảo an toàn khi lên xuống. Xung quanh chòi không dọn vệ sinh sạch sẽ với phạm vi bán kính 30-50m, đây là điều kiện giúp lửa sẽ lan ra đến chòi khi xãy ra cháy rừng. Có những khu rừng diện tích lớn không có chòi canh, một số chòi canh chưa có hệ thống chống sét và chưa trang bị đủ các dụng cụ phát hiện lửa rừng như ống nhòm nên tầm nhìn còn hạn chế + Nguồn nước và tiếp điểm nước: Hệ thống sông ngòi trên địa bàn của huyện Hướng Hóa để lấy nước phục vụ cho công tác PCCCR chủ yếu là: - Sông Rào Quán bắt nguồn từ động Voi Mẹp, Sông Sê Băng Hiêng: bắt nguồn từ động Chàm (xã Hướng Lập), chảy theo hướng Đông Bắc- Tây Nam đổ về Trung Lào. Sông Nguồn Rào (thượng nguồn sông Hiếu) và sông Rào Thanh (thượng nguồn sông Bến Hải) - Ngoài ra còn có một số hồ đập thủy điện đổ lấy nước như: thủy điện Khe Giông, thủy điện Khe Nghi; hồ thủy điện Khe Sanh, hồ Tân Độ..rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cũng là nguồn nước cung cấp cho chữa cháy rừng khi cháy rừng xãy ra. * Tăng cường công tác tuyên truyền về BVR-PCCCR: Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền ngắn gọn, dể hiểu, dể thực hiện phù hợp với mọi đối tượng, thông qua tuyên truyền để nâng cao ý thức, nhận thức trong cộng đồng về công tác PCCCR. - Hình thức tuyên truyền: Hạt Kiểm lâm phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của huyện, các xã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Tuyên truyền lưu động; tổ chức họp dân ở thôn; xây dựng mới, chỉnh sửa bổ sung quy ước BV&PTR ở các thôn; ký cam kết bảo vệ rừng với hộ gia đình sống gần rừng, viết tin, bài phản ánh các hoạt động bảo vệ rừng-PCCCR ở bản tin Chi cục Kiểm lâm. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng: Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh- Truyền thanh huyện, hệ thống truyền thanh các xã để đưa các tin về công tác PCCCR, cấp dự báo cháy rừng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng.... - Nội dung tuyên truyền: Tập trung vào các quy định của Nhà nước về BVR-PCCCR như: Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định 09/NĐ-CP của Chính phủ quy định về PCCCR, các văn bản của Nhà nước về quản lý, sử dụng, phát triển rừng, quản lý lâm sản; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị của UBND tỉnh, huyện về tăng cường công tác BVR-PCCCR, giao rừng, quy vùng sản xuất nương rẫy... * Tuần tra, kiểm tra phát hiện cháy rừng: - Các thành viên BCH BV&PTR huyện được phân công phụ trách địa bàn phải tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác BVR-PCCCR tại các xã, các chủ rừng từ 1-2 lần/tháng để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh thực hiện công tác BVR- PCCCR. - BCH BVR các xã phân công các thành viên theo dõi, giám sát các thôn trong việc thực hiện công tác PCCCR, tổ chức trực PCCCR từ tháng 2 đến tháng 9 tại trụ sở UBND xã để tiếp nhận và xử lý thông tin về cháy rừng, chỉ đạo Công an xã, Dân quân tự vệ xã và các ban ngành liên quan thường xuyên tuần tra, kiểm tra ở các vùng trọng điểm cháy vào thời kỳ cao điểm của mùa cháy rừng. - Các hợp đồng khoán bảo vệ rừng, lực lượng BVR của các chủ rừng Nhà nước thường xuyên tuần tra, canh gác ở các chòi canh lửa để sớm phát hiện khi có cháy rừng xảy ra. * Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ PCCCR: Bằng nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế của Chi cục Kiểm lâm, kinh phí hỗ trợ của huyện, Hạt Kiểm lâm tu sửa các bảng quy ước BVR đã bị hư hỏng, xây dựng mới các bảng chỉ dẩn khu vực rừng dể cháy, điểm tiếp nước, bảo dưởng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy khác phục vụ cho công tác PCCCR. * Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, thực hiện các biện pháp lâm sinh: - Tiếp tục quản lý, kiểm tra công tác sản xuất nương rẫy, hướng dẫn vận động người dân thực hiện canh tác nương rẫy trên đất đã quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy để ổn định sản xuất, không lấn chiếm đốt rừng làm nương rẫy; - Giảm vật liệu cháy: Đối với rừng trồng còn non các chủ rừng cần tiến hành chăm sóc vào thời điểm thích hợp kết hợp vệ sinh rừng để làm giảm vật liệu cháy. Đối với rừng trồng tuổi lớn tiến hành luống phát thực bì làm giảm vật liệu cháy; - Yêu cầu bà con nhân dân khi xử lý thực bì làm nương rẫy, các chủ rừng khi xử lý đốt thực bì để trồng rừng phải tuân thủ các biện pháp PCCCR, không được đốt thực bì vào thời điểm nắng nóng. Trước khi đốt xử lý thực bì phải báo cáo với BCH BVR xã biết và được sự đồng ý đồng thời phải có các biện pháp không để lửa cháy lan vào rừng; khi được phép đốt, phải vun thực bì thành từng băng, băng sát bìa rừng phải xa rừng từ 8-10m; đốt lúc gió nhẹ vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm, đốt lần lượt từng băng, thứ tự từ trên sườn đồi xuống chân đồi; phải bố trí lực lượng ngăn cháy lan; đốt xong, phải kiểm tra toàn bộ cho tới khi lửa tắt hẳn mới ra về. * Thực hiện các biện pháp phòng cháy khác: - Quản lý các nguồn sinh lửa: Kiểm soát, hạn chế người vào rừng trong thời kỳ cao điểm nắng nóng. Nhắc nhở mọi người khi có nhiệm vụ, công việc hoạt động trong rừng không được dùng lửa tùy tiện để cháy lan vào rừng. - Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm rừng dễ bị cháy: Căn cứ vào số liệu thống kê nhiều năm về tình trạng cháy rừng, xác định được tần suất xuất hiện các vụ cháy phân bố trên thực địa và trạng thái rừng thường xảy ra cháy và các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng (khí hậu, hoạt động sản xuất, sinh hoạt) các xã, chủ rừng xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng xác định được các khu vực có nguy cơ cháy cao để tập trung chỉ đạo công tác PCCCR. - Ứng dụng thông tin trong quản lý lửa rừng: Thường xuyên cập nhật thông tin trên phần mềm phát hiện cháy rừng của Cục kiểm lâm, cập nhật theo dõi thông tin về cảnh báo nguy cơ cháy rừng theo cấp dự báo của Chi cục Kiểm lâm, cấp dự báo cháy rừng của Bộ NN&PTNT đã ban hành (5 cấp). Duy trì hoạt động hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng ở các bảng quy định cấp dự báo cháy rừng. 4.4.3. Công tác PCCCR trong thời gian qua và kết quả đạt được. Trên cơ sở thực tế của địa phương và các vùng rừng trọng điểm, huyện đã tiến hành xây dựng phương án chữa cháy rừng cho từng vùng, khu vực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Thời gian qua, UBND huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với tổ Kiểm lâm cơ động PCCC của huyện tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo phòng chống cháy trong và ngoài khu vực trọng điểm cháy. Xây dựng lực lượng bảo vệ và PCCC tại chỗ; trang bị hệ thống trang thiết bị PCCC đồng bộ, đáp ứng yêu cầu xử lý khi có sự cố cháy xảy ra. Đồng thời tiến hành triễn khai các buổi diễn tập chữa cháy rừng. Qua thực tế cho thấy: năm 2015 vụ cháy rừng Trẩu ở xã Hướng Phùng. Sau khi nhận được thông tin cháy rừng, mặc dù đường xá giao thông đi lại khó khăn, địa bàn xa xôi nhưng Huyện đã điều động 65 người gồm lực lượng tại chỗ của nhân dân xã Hướng Phùng và Hướng Tân cùng lực lượng ban ngành trên địa bàn huyện để tổ chức chữa cháy kịp thời, nên đã dập tắt lửa, hạn chế được phạm vi đám cháy và thiệt hại về rừng. Công tác PCCC được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt trong quá trình thực hiện, vừa qua hạt Kiểm lâm Hướng Hóa đã tiến hành thực hiện một số công trình PCCCR, các công trình bảo vệ rừng Bảng 4.12. Một số hoạt động trong công tác bảo vệ rừng năm 2015-2017 STT Nội dung 1 Tuyên truyền, họp thôn: 88 lần với 3.550 người họp 2 Theo dỏi diễn biến rừng : 4.303,8 ha 3 Khoanh nuôi bảo vệ rừng: 110 ha 4 Số vụ vi phạm: 115 vụ 5 Giao rừng tự nhiên: 3.500 ha 6 Lập một số bảng tuyên truyền ở một số khu vực: 15 bảng 7 Sữa chữa các biển báo, bảng tuyên truyền: 20 bảng 8 Công tác tuyên truyền: - Phát lịch 2.000 tờ - Đưa tin truyền thông : 37 bài (Nguồn Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa) Công tác tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt. Kết quả, mùa khô năm 2015 - 2017 đã thực hiện 88 cuộc tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn với 3.550 lượt người tham gia; duy trì thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với Đài phát thanh-truyền hình tổ chức phát sóng, đăng tin, bài, ảnh về các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn đảm bảo mức độ phát sóng, đầu tư sửa chữa 15 bảng tuyên truyền và 20 bảng cấp dự báo cháy rừng nhằm kịp thời tuyên truyền cảnh báo và cấp độ cảnh báo cháy rừng để người dân và chủ rừng được biết, từ đó sẵn sàng có phương án PCCCR khi cấp độ cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm). - Công tác tuần tra, canh gác lửa rừng: + Ban chỉ đạo bảo vệ rừng PCCCR của thị trấn, Kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra đôn đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, người dân nâng cao ý thức trách nhiệm PCCCR. + Vào các tháng cao điểm mùa nắng nóng: Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông trực thường xuyên tại chòi canh. Bảng 4.13. Kế hoạch PCCCR của Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa Lịch trực PCCCR Tháng Công việc 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Kiện toàn lực lượng PCCCR 2 Tuyên truyền, giáo dục PCCCR 3 Chuẩn bị phương tiện 4 Tập huấn PCCCR 5 Tu sữa công trình PCCCR 6 Trực cảnh báo lữa rừng 7 Dự báo lữa rừng 8 Trực PCCCR 9 Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc 10 Tổng kết rút kinh nghiệm ( Nguồn: Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa) Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đã có kế hoạch phân công nhiệm vụ phụ trách địa bàn, bố trí lịch PCCCR, thực hiện ký cam kết bảo vệ rừng và xây dựng quy ước bảo vệ rừng cho những xã có rừng. Nhìn chung trong những năm qua huyện Hướng Hóa đã quan tâm tốt công tác PCCCR, nên đã hạn chế được thấp nhất các vục háy rừng xảy ra trên địa bàn, xu hướng cháy rừng ngày càng giảm ( từ năm 2012-2014 và trong năm 2016 không xảy ra vụ cháy, riêng năm 2015 chỉ xãy ra 1 vụ cháy, giảm đáng kể so với những năm trước), một phần do ý thức của cộng đồng ngày càng được nâng cao, một phần do công tác bảo vệ rừng ngày được tăng cường chặt chẽ. Đặc biệt, hằng năm Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa phối hợp với Ban chỉ huy PCCCR huyện và các đơn vị tổ chức các cuộc diễn tập chữa cháy rừng, đây là điều kiện thuận lợi cho người dân hiểu biết thêm về công tác chữa cháy. 4.4.4. Tồn tại trong công tác PCCCR Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song tình hình cháy rừng ở huyện vẫn có nguy cơ xảy ra. Đặc biệt là vào những năm nắng hạn bất thường và vào thời kỳ cao điểm của hiện tượng El-Nino thì tình hình cháy rừng xảy ra rất nguy hiểm. Trong công tác PCCCR trên địa bàn nói chung vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập, đó là: - Chưa có quy hoạch thống nhất từ xã đến huyện về công tác PCCCR. - Các công trình PCCCR còn nhiều thiếu thốn, chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc PCCCR hiện nay. - Chưa có đủ trang bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác PCCCR. - Chủ rừng thực hiện chế độ chăm sóc rừng trồng chưa hợp lý, hệ thống đường lâm nghiệp để phục vụ cho phát triển sản xuất lâm nghiệp và đường ranh cản lửa còn thiếu và chưa được quan tâm tu bổ. - Việc huy động lực lượng tham gia chữa cháy còn hạn chế vì một số bộ phận người dân còn có nhận thức “ỷ lại” kết hợp với việc chế độ cho người tham gia chữa cháy còn thấp. - Công tác quản lý sản xuất nương rẫy chưa được tốt, việc quản lý nguồn lửa ở các khu vực có nguy cơ cháy cao không thật sự tốt. 4.4.5. Ý thức chấp hành về công tác phòng cháy, chữa cháy  Nhận thức của người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy Trình độ dân trí và ý thức của người dân là yếu tố quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Hướng Hóa là một huyện miền núi, thành phần dân số chiếm đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số (Vân Kiều, Pa Kô), với phương thức sản xuất chủ yếu là phát, trĩa, đốt nương làm rẫy trong mùa nắng nóng nên nguy cơ gây ra cháy rừng là rất cao. Trong thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nên nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng nói chung cũng như công tác PCCCR nói riêng được nâng cao một cách rõ rệt, nhưng còn một số bộ phận nhỏ người dân với điều kiện kinh tế khó khăn, đời sống phụ thuộc vào rừng, ý thức còn hạn chế trong công tác PCCCR nên việc quản lý về PCCCR vẫn còn hạn chế, đặc biệt vào mùa nắng nóng lại là mùa đốt nương làm rẫy nên dễ gây ra tình trạng đốt rẫy cháy lây làn vào rừng. Ngoài ra còn có một số hoạt động như rà tìm phế liệu chiến tranh, đốt ong tìm mật, đốt thực bì để tạo đồng cỏ chăn nuôi gia súccũng làm ảnh hưởng đến công tác PCCCR của địa phương.  Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR Khi tiến hành phỏng vấn một số người dân ở một số thôn, bản trên địa bàn huyện kết quả cho thấy: Trong quá trình điều tra tôi đã đi phỏng vấn 15 người dân và 5 cán bộ xã và thu được kết quả như sau: Bảng 4.14. Kết quả điều tra phỏng vấn STT Tiêu chí Số lượng người dân tham gia (người) Tỷ lệ (%) 1 Được tuyên truyền và tập huấn công tác bảo vệ rừng 25 100 2 Tham gia chữa cháy rừng 25 100 3 Tham gia tổ đội PCCCR của thôn, bản 11 73,3 Qua quá trình phỏng vấn, tiếp xúc với người dân thì được biết có khoảng: - Có 100% người dân phòng đều được tuyên truyền về công tác PCCCR. Một số người dân có ý kiến cho rằng: Bên cạnh đó còn có một số người có ý thức không tốt về chấp hành các quy định về PCCCR. - Có 73,3% người dân khi được huy động tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra đều chấp hành nghiêm túc. - Người dân cũng đưa ra những biện pháp mà họ thực hiện khi tham gia chữa cháy rừng như: sử dụng phương pháp thủ công, dung cành cây, cuốc xẻng để dập lửa, sử dụng phương pháp tạo đường băng trước đám cháy phát dọn hết cành cây, dây leo, làm giảm tối đa vật liệu cháy để đám cháy không tiếp tục lan tràn sang diện tích khác. 4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả điều tra về phương pháp tổ chức thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn huyện Hướng Hóa; căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Những mặt thuận lợi và khó khăn hạn chế trong công tác PCCCR. Tôi đưa ra một số giải pháp như sau: 4.5.1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân trong PCCCR - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 09/CP của Chính phủ, Chỉ thị về PCCCR của UBND huyện. - Ban chỉ huy BVR xã tham mưu cho UBND xã ban hành Chỉ thị, công văn về công tác PCCCR, biên soạn và hướng dẫn nội dung tuyên truyền về công tác PCCCR. - Huyện Hướng Hóa nên xem biện pháp tuyên truyền là cấp bách hiện nay, phải giáo dục phổ cập, thi đua bảo vệ rừng một cách thường xuyên. Ngay từ đầu mùa khô huyện chỉ đạo cho Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa tổ chức cho nhân dân học tập quán triệt các chủ trương, chính sách, luật pháp, các chỉ thị về bảo vệ rừng. Hạt Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với thông tin văn hóa, nghệ thuật để tiến hành mở các đợt tuyên truyền tập trung, tổ chức gọn nhẹ và tổ chức họp dân, họp thôn để phổ biến luật bảo vệ và phát triển rừng, tuyên truyền về việc PCCCR. Ở xung quanh khu rừng dể cháy phải xây dựng các bảng biểu, biển báo, quy ước PCCCR để nhắc nhở mọi người cảnh giác. - Nội dung tuyên truyền bao gồm: + Tác hại và nguyên nhân gây ra cháy rừng và tầm quan trọng của công tác PCCCR. + Tuyên truyền chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý bảo vệ rừng. + Tuyên truyền và hướng dẫn một số kỹ thuật đơn giản, dể áp dụng trong phòng chống cháy rừng. + Đề nghị, khuyến khích các hương ước thôn bản về bảo vệ rừng. Song song với công tác tuyên truyền giáo dục phổ cập trong cộng đồng dân cư, Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa còn phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện luật lệ về rừng và luật an toàn về lửa ở các vùng rừng dễ cháy. - Biên tập và in ấn áp phích, tờ rơi với các nội dung về bảo vệ rừng và PCCCR, những quy trình về sản xuất nương rẫy, những quy định sử dụng lửa...phát đến các hộ gia đình đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa ở các vùng trọng điểm cháy rừng. 4.5.2. Về cơ chế chính sách và tài chính - Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức của người dân hỗ trợ người dân trong huyện, xã, xoá đói giảm nghèo bằng việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đến những thôn, bản vùng sâu, vùng xa. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao khoản bảo vệ rừng, để rừng thực sự có chủ. Gắn trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. - Cần có những chính sách đãi ngộ thoả đáng với những người làm nhiệm vụ PCCCR, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Khuyển khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR. 4.5.3. Các giải pháp kỹ thuật - Đối với những trạng thái rừng có nguy cơ cháy rất cao: Rừng thông non, rừng Thông lớn tuổi. Vào trước mùa cháy rừng, tầm khoảng tháng 8-9 cần phải tiến hành các biện pháp làm giảm VLC, phát dọn cây bụi thảm tươi dưới tán rừng. Đối với trạng thái rừng Thông non cần dọn sạch cây bụi thảm tươi, vì trong giai đoạn này chiều cao cây vượt quá chiều cao lớp cây bụi tươi là không nhiều, như vậy vừa làm cho cây sinh trưởng vừa làm giảm được nguồn VLC, hạn chế cháy tán rừng. - Nghiêm cấm việc sử dụng lửa vô ý, quy hoạch hợp lý vùng sản xuất nương rẫy cho bà con dân tộc miền núi tránh hiện tượng đốt nương làm rẫy bừa bãi dề dẫn tới cháy lan sang các trạng thái rừng khác. - Đặc biệt đối với loại hình trảng cỏ, cây bụi đây là trạng thái luôn tiềm ẩn cháy rừng xãy ra. Vào mùa khô, cây bụi, cỏ thường chết khô để lại nguồn vật liệu khô dễ cháy, chỉ cần vô ý có tàn lửa, làm xuất hiện ngọn lửa như hành vi hút thuốc là có thể gây cháy. Vì vậy, cần có biện pháp làm giảm VLC bằng cách phải đốt có kiểm soát, chăn thả gia súc và các biện pháp khác như xây dựng đường băng cản lửa, cần có kế hoạch, dự án trồng rừng hổn giao vào diện tích phân bố của trạng thái rừng này. - Khi sản xuất nương rẫy, trồng rừng phải tuyệt đối tuân theo đúng quy hoạch được phê duyệt. 4.5.4. Tổ chức lực lượng - Lực lượng Kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa, tham mưu cho UBND huyện thành lập các ban PCCCR từ huyện đến xã, các tổ đội PCCCR tới tận cơ sở và thường xuyên bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ PCCCR cho tổ đội, quần chúng bảo vệ rừng để cùng phối hợp. Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác bảo vệ rừng. Tổ chức lực lượng PCCCR các thôn trọng điểm, lực lượng PCCCR xã, thôn, lực lượng PCCCR của các chủ rừng lớn. - Lực lượng quần chúng: Để chỉ đạo phối hợp với hạt Kiểm lâm trong công tác PCCCR cần có tổ chức lực lượng quần chúng đông đảo rộng khắp để tham gia tích cực PCCCR tại chổ, một đội bảo vệ rừng tình nguyện 15-20 người. Vào những thời điểm dể cháy rừng ở các vùng trọng điểm các chủ rừng cần bố trí người trực 24/24h nhằm phát hiện lửa rừng sớm huy động lực lượng dập tắt kịp thời. Huyện Hướng Hóa cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng nhằm động viên kịp thời mọi người tham gia lực lượng PCCCR. 4.5.5. Xây dựng chòi canh, bảng quy ước, niêm yết PCCCR Trên địa bàn huyện Hướng Hóa hiện có 5 cái chòi canh nằm rãi rác. Vì vậy, Hạt Kiểm lâm cùng với UBND huyện và các đơn vị liên quan cần xây dựng thêm một số chòi canh ở các vùng trọng điểm. Ở xung quanh khu vực dễ cháy thì Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa cần bố trí xây dựng thêm các bảng biểu, nội quy, quy ước phòng cháy chữa cháy rừng để giúp người dân nhận thức rỏ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc PCCCR. 4.5.6. Các giải pháp khác - Hướng dẫn các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho người dân sống ven rừng ổn định cuộc sống từ đó họ sẽ tham gia tích cực hơn vào việc bảo vệ rừng. Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con dân tộc để hạn chế cháy rừng do phát nương làm rẫy. - Tăng cường công tác giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình, cộng đồng để rừng thực sự có chủ. Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” từ kết quả nghiên cứu, đánh giá tôi rút ra một số kết luận sau: + Hiện trạng tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng là 49.416.79 ha, trong đó 42.631,09 ha rừng tự nhiên, 6.785,70 ha rừng trồng. + Từ năm 2006 – 2016 trên địa bàn huyện xảy ra 13 vụ cháy rừng trên trạng thái rừng trồng với diện tích cháy rừng là 172.4 ha. + Xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng:Mùa cháy rừng: tháng 2 đến tháng 5. Đặc biệt lưu ý tháng 5 là tháng có số giờ nắng nhiều và nhiệt độ cao, nguy cơ cháy rừng cao. + Phân vùng trọng điểm cháy rừng dựa vào các khu vực rừng tự nhiên, tổ thành tầng cây cao, cây bụi thảm tươi, vật liệu cháy, căn cứ vào điêu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội các xã trong huyện đề tài đã đưa ra các thôn, xã có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô tập trung ở Vùng 1, đặc biệt nơi đây còn xuất hiện rải rác phế liệu chiến tranh (mìn, chất lân tinh...) rất nguy hiểm cho công tác chữa cháy rừng. + Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR là tương đối tốt, đa số các chủ rừng đều chú trọng, quan tâm đến công tác PCCCR, khi cháy rừng xảy ra người dân tham gia chữa cháy với tỉ lệ cao. + Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt với 100% người dân, chủ rừng được kí cam kết PCCCR, nhiều lớp tập huấn, diễn tập về PCCCR được tổ chức cho nhân dân trong các xã của huyện. + Xác định được khu vực trọng điểm cháy dựa trên bản đồ trọng điểm cháy của địa bàn huyện. + Đề tài đã đề xuất các biện pháp PCCCR hiệu quả cho khu vực nghiên cứu. 5.2. Kiến nghị Cần có những nghiên cứu tiếp về PCCCR để có giải pháp hoàn thiện và đầy đủ hơn nữa cho toàn bộ các loại rừng ( trạng thái rừng) Mở rộng địa bàn nghiên cứu đi đến từng thôn bản, tìm hiểu cụ thể hơn nữa phong tục tập quán sinh hoạt của người dân có liên quan đến công tác PCCCR trên địa bàn xã, huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hạt kiểm lâm Hướng Hóa, một số bản báo cáo sơ kết, tổng kết, triển khai công tác QLBVR và PCCCR ở huyện Hướng Hóa. 2. Trạm khí tượng Hướng Hóa, bảng thống kê nhiệt độ, khí hậu huyện Hướng Hóa 3. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương trình hổ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác năm 2004. 4. Phạm Ngọc Hưng (1994), Phòng cháy, chữa cháy rừng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 5. Phạm Ngọc Hưng, Quản Lý Cháy Rừng Ở Việt Nam, NXB Nghệ An 2004. 6. Phạm Ngọc Hưng (1988). Xây dựng phương pháp dự báo cháy rừng thông nhựa (Pinus merkusii J.) ở Quảng Ninh, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội. 7. Lê Sỹ Trung , Giáo Trình Quản Lý Và Phòng Chống Cháy Rừng, NXB Nông Nghiệp 2003. 8. Trang Phan, Thứ sáu, ngày 06/05/2016. Điểm lại những vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn trên thế giới, Trung tâm tin tức VTV24. 9. Cháy rừng dữ dội tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Theo BBC, Express, năm 2016, 10. Quyết tâm giữ rừng khỏi “ giặc lửa”, Theo tổng cục lâm nghiệp, năm 2014, 11. Độ che phủ rừng Việt Nam, Theo báo điện tử - Đài truyền hình Việt Nam, năm 2016, 12. Tình hình kinh tế- xã hội tháng 6 năm 2016, Theo cục thống kê Quảng Trị năm 2016,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_quan_ly_ch.pdf