Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh

- Diện tích nuôi của tỉnh là 46,44 ha, tổng sản lượng đạt được 298,29 tấn/ha dao động từ 0,79±0,14 tấn đến 4,07±0,39 tấn; - Mật độ thả 2-3 con/m2, trung bình là 1,84±0,03 con/m2. Thức ăn sử dụng đa số là thức ăn tự chế biến kết hợp với thức ăn công nghiệp tỷ lệ thấp. Năng suất dao động từ 4,54±0,48 tấn/ha đến 8,56±0,48 tấn/ha. Lợi nhuận bình quân mỗi hộ thu được khoảng 35-45 triệu đồng/ha; - Để phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cả về mặt nguồn vốn lẫn kỹ thuật cho người nuôi; - Cần tăng cường quản lý cũng như kiểm soát các vấn đề như: dịch bệnh, diện tích nuôi, hình thức nuôi. - Áp dụng mô hình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ RÔ PHI Ở TỈNH QUẢNG NINH ASSESSMENT OF CURRENT STATUS AND PROPOSED SOLUTIONS DEVELOPMENT TILAPIA AQUACULTURE IN QUANG NINH PROVINCE Vương Văn Oanh1, Phạm Anh Tuấn2 Ngày nhận bài: 17/8/2012; Ngày phản biện thông qua: 27/9/2012; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013 TÓM TẮT Cá rô phi là đối tượng được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên phát triển theo định hướng tạo sản phẩm cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong giai đoạn 2012 - 2020. Do vậy, vấn đề đẩy mạnh nuôi bán thâm canh và thâm canh, tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cấp thiết hiện nay. Tổng số 120 hộ nuôi cá rô phi tại 4 huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng và Đầm Hà được tiến hành khảo sát từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011, kết quả cho thấy rằng diện tích nuôi cá rô phi trung bình 1590,00±207,02 m2/hộ đến 6611,00±838,38 m2/hộ. Tổng sản lượng cá nuôi trung bình 298,29 tấn/hộ, năng suất nuôi 4,54±0,48 tấn/ha đến 8,56±0,48 tấn/ha. Mật độ nuôi giống thả dao động từ 1,48±0,09 con/m2 đến 2,27±0,07 con/m2. Điều này có thể do việc sản xuất con giống cá rô phi trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi, sản lượng con giống còn thấp. Thức ăn sử dụng trong nuôi cá rô phi chủ yếu là thức ăn tự chế biến. Thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi cá rô phi chiếm tỷ lệ thấp. Từ khóa: cá rô phi, diện tích, sản lượng, năng suất, mật độ, giống, thức ăn, tiêu thụ ABSTRACT Tilapia is an aquaculture species which is prior to develop in Quang Ninh province under furture direction of the province to create products providing for domestic consumption and export demand between 2012 and 2020. This survey was carried out on the total of 120 households in 4 districts, Dong Trieu, Uong Bi, Yen Hung and Đam Ha from May, 2010 to March, 2011. The results showed that the average cultured areas of Tilapia were 0.16±0.02 ha/household to 0.66±0.08 ha/household. Total yield was 298.29 tons/household. The average productivity of ponds was 4.54±0.48 tons/ha to 8.56±0.48 tons/ha. Stocking density ranges from 1.48±0.09 individuals/m2 to 2.27±0.07 individuals/m2. This result may be due to the production of seed tilapia in province hasn’t supplied for demand of farms and seed production is low. The artifi cial feed is mainly used to culture tilapia and commercial feed accounts low proportion. Keywords: tilapia, area, yield, productivity, density, seed, food, consumption 1 Vương Văn Oanh: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Phạm Anh Tuấn: Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã xác định phát triển thủy sản như một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong đó đối với nuôi trồng thủy sản, cá rô phi được xác định là đối tượng kinh tế chủ lực đưa vào nuôi trong các vùng nước ngọt và một phần nước lợ. Nhiều mô hình và dự án nuôi cá rô phi đã được thực hiện để nhân rộng và cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất nuôi đạt 10-15 tấn/ha, lợi nhuận 40-60 triệu đồng/ha. Hiện nay, phong trào nuôi cá rô phi đơn tính đang có chiều hướng phát triển mạnh ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, khi sản xuất đại trà do khả năng sản xuất và cung ứng con giống còn hạn chế, chất lượng con giống chưa đảm bảo, công nghệ nuôi chưa hoàn thiện, dịch vụ hậu cần còn hạn chế dẫn đến cá nuôi chậm lớn, kích cỡ thương phẩm nhỏ, dịch bệnh phát sinh, giá thành sản xuất cao dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, chưa thúc đẩy được sản xuất. Do đó, vấn đề đặt ra là Quảng Ninh nên phát triển nuôi cá rô phi như thế nào cho hợp lý và mang tính bền vững. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi ở tỉnh Quảng Ninh” đã được thực hiện. Kết quả của đề tài này sẽ cung cấp nguồn dữ liệu quan trọng làm cơ sở định hướng phát triển nuôi cá rô phi của tỉnh Quảng Ninh. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài tiến hành nghiên cứu về nghề nuôi cá rô phi ở 4 huyện Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng và Đầm Hà của tỉnh Quảng Ninh từ tháng 5/2010 đến hết tháng 3/2011. Số liệu thứ cấp được thu thập tìm hiểu các thông tin về đặc điểm sinh học, tình hình phát triển nuôi cá rô phi trên thế giới và Việt Nam được kế thừa và cập nhật thông tin từ các tài liệu sách, báo cáo đề tài, dự án, các chương trình phát triển, quy hoạch nuôi cá rô phi của ngành và tỉnh. Các số liệu sơ cấp có được qua điều tra: tình hình nuôi cá rô phi trong những năm gần đây được khảo sát từ người nuôi thông qua hình thức phỏng vấn bằng những bộ câu hỏi; số liệu tình hình sản xuất, cung ứng giống được thu thập tại trại sản xuất giống nước ngọt của tỉnh, các cơ sở dịch vụ giống và người dân nuôi cá rô phi tại 4 huyện, tình hình sử dụng thức ăn; thuốc, hoá chất tại vùng nuôi, tình hình tiêu thụ được khảo sát tại 4 công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Quảng Ninh, các hộ nuôi (120 mẫu), người thu mua cá rô phi thương phẩm, các chợ tiêu thụ cá. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Hiện trạng nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh 1.1. Diện tích ao nuôi Cá rô phi hiện được nuôi chủ yếu ở vùng nước ngọt, vùng chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi cá rô phi trong nước lợ ít. Theo khảo sát trên 120 hộ được điều tra tại 4 huyện của tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổng diện tích nuôi cá rô phi là 46,44 ha. Diện tích nuôi cá rô phi trung bình/hộ từ 0,16±0,02 ha đến 0,66±0,08 ha trong đó diện tích nuôi cá rô phi trung bình/hộ nhỏ nhất tại Đầm Hà là 0,04 ha và lớn nhất ở Yên Hưng là 2 ha (bảng 1). Bảng 1. Ao nuôi cá rô phi quy mô hộ ở Quảng Ninh Huyện Chỉ tiêu Uông Bí (N=30) Đầm Hà (N=30) Đông Triều (N=30) Yên Hưng (N=30) Diện tích (ha/hộ) Trung bình 0,24 ± 0,02 0,16 ± 0,02 0,49 ± 0,04 0,66 ± 0,08 Dao động 0,10 - 0,50 0,04 - 0,50 0,18 -1,30 0,72 - 2,00 Độ sâu (m) Trung bình 1,48 ± 0,01 1,33 ± 0,02 1,59 ± 0,02 1,48 ± 0,03 Dao động 1,40 - 1,70 1,00 - 1,50 1,50 - 2,00 1,20 - 2,00 1.2. Sản lượng nuôi cá rô phi Theo số liệu tổng kết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tổng sản lượng nuôi cá nước ngọt toàn tỉnh Quảng Ninh năm 2010 là 6.277 tấn trong đó sản lượng nuôi rô phi ước tính 4.700 tấn chiếm khoảng 74,88% sản lượng nuôi cá nước ngọt. Bảng 2. Sản lượng nuôi cá rô phi được điều tra năm 2010 Huyện Chỉ tiêu Uông Bí (N=30) Đầm Hà (N=30) Đông Triều (N=30) Yên Hưng (N=30) Tổng Tổng sản lượng (tấn) 45,05 23,56 122,23 107,45 298,29 Sản lượng trung bình/hộ (tấn) 1,50 ± 0,17 0,79 ± 0,14 4,07 ± 0,39 3,59 ± 0,46 Sản lượng lớn nhất (tấn/hộ) 4,00 3,50 13,00 10,40 30,9 Sản lượng nhỏ nhất (tấn/hộ) 0,3 0,1 2,0 0,5 2,9 Trong khi khảo sát trên tổng số 120 hộ được điều tra tại 4 huyện của tỉnh Quảng Ninh cho thấy tổng sản lượng của các hộ đạt 298,29 tấn, trong đó sản lượng trung bình/hộ từ 0,79±0,14 tấn ở Đầm Hà đến 4,07±0,39 tấn ở Đông Triều. Sản lượng/hộ thấp nhất ở Đầm Hà là 0,1 tấn và cao nhất ở Đông Triều là 13 tấn (bảng 2). Bảng 2 đã phản ánh được phần nào phong trào nuôi cá rô phi tại các huyện, thị được điều tra, tại 2 huyện Đông Triều và Yên Hưng có sản lượng nuôi cá rô phi lớn. Đây là các vùng nuôi tập trung được chuyển đổi diện tích từ đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Trong nhiều năm gần đây tỉnh đã quan tâm đầu tư kinh phí và công nghệ nuôi vào các vùng này. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75 a. Mật độ thả Theo kết quả điều tra, mật độ thả tại các ao nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh từ 1-3 con/m2, trung bình 1,84 ± 0,03con/m2. Trong đó, mật độ thả giống cao nhất ở huyện Đông Triều với 2,27 ± 0,07 con/m2, tiếp đến là huyện Uông Bí, 1,88 ± 0,05con/m2 và thấp nhất là ở 2 huyện Đầm Hà (1,48 ± 0,09con/m2) và Yên Hưng (1,71 ± 0,05con/m2). Thông qua mật độ thả giống cá rô phi tại các huyện, thị điều tra phần nào đánh giá công nghệ nuôi tại các huyện, thị. b. Kích cỡ giống thả Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ nuôi cá rô phi thả giống cỡ từ 3-7cm/con, phổ biến từ 4-6cm/con, kích cỡ thả trung bình là 5,21±0,42cm/con. Qua so sánh trung bình kích cỡ giống thả ở các huyện nghiên cứu cho thấy kích cỡ giống thả ở huyện Đầm Hà lớn nhất (6,20±0,37cm/con) khác biệt so với kích cỡ giống thả ở huyện Yên Hưng (4,93±0,28cm/con), Uông Bí (4,47 ±1,16cm/con) và Đông Triều (5,24 ±0,15cm/con) ở mức ý nghĩa 0,05. c. Hình thức nuôi Tại huyện Đông Triều, hình thức nuôi cá rô phi đơn chiếm đa số đạt tỷ lệ 66,67% số hộ được phỏng vấn, ngược lại ở các huyện thị Yên Hưng, Đầm Hà và Uông Bí hình thức nuôi ghép với các loài cá truyền thống là chủ yếu. Hình thức nuôi cá rô phi đơn chiếm tỉ lệ cao hơn ở huyện Đông Triều gợi ý về mức độ nuôi thâm canh cá rô phi cao hơn. d. Năng suất nuôi Năng suất nuôi cá rô phi tại các huyện nghiên cứu dao động từ 4,54 ± 0,48 đến 8,56 ± 0,48 tấn/ha. Trong khi đó, năng suất nuôi cá truyền thống tại Quảng Ninh chỉ đạt xấp xỉ 2 tấn/ha. Qua đây cho thấy, năng suất trong ao nuôi cá rô phi cao hơn nhiều so với ao nuôi cá truyền thống. e. Vụ nuôi trong năm Phần lớn các hộ chỉ nuôi một vụ trong năm, chiếm 80% số mẫu điều tra, nuôi 2 vụ trong năm chiếm 20%. Vụ nuôi 1 thường bắt đầu từ tháng 3 (chiếm 18,4% tổng số mẫu điều tra) và tháng 4 (chiếm 39.2%), tháng kết thúc vụ 1 là tháng 10 (chiếm 20%) và tháng 11 (chiếm 21,6%), có nhiều hộ do yếu tố giá cả thị trường nên thường để đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới thu hoạch. Như vậy, mùa vụ nuôi cá rô phi chính vụ ở Quảng Ninh tập trung từ tháng 4 đến tháng 11, đây là thời gian có nhiều yếu tố thuận lợi cho cá rô phi phát triển. 1.4. Nguồn giống cá rô phi tại Quảng Ninh Kết quả điều tra trên 120 hộ nuôi ở 4 huyện thị cho thấy có 4 hình thức cung cấp giống cho người nuôi cá rô phi như tự cung cấp (bằng việc ương nuôi tại nhà), mua giống tại trại giống nhà nước, mua giống tại trại giống tư nhân và mua của thương lái. 1.3. Một số thông số kỹ thuật nuôi Bảng 3. Một số thông số kỹ thuật nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh Thông số Uông Bí(N=30) Đầm Hà (N=30) Đông Triều (N=30) Yên Hưng (N=30) Mật độ thả (con/m2) 1,88b ± 0,05 1,48a ± 0,09 2,27c ± 0,07 1,71a ± 0,05 Kích cỡ giống thả (cm) 4,47a ± 1,16 6,20b ± 0,37 5,24a ± 0,15 4,93a ± 0,28 Năng suất (tấn/ha) 5,63a ± 0,48 4,54a ± 0,48 8,56b ± 0,48 5,85a ± 0,48 Hình thức nuôi đơn (%) 6,25 10,44 66,67 33,33 Số liệu được trình bày dưới dạng TB ± S.E; Các chữ cái trong cùng một hàng khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 4. Tỉ lệ nguồn cung cấp giống cho các hộ nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh Uông Bí Đầm Hà Đông Triều Yên Hưng Trung bình Tại nhà (%) 0 0 0 0 0 Trại Nhà nước (%) 13,33 23,33 20,00 56,67 28,33 Trại tư nhân (%) 20,00 33,33 80,00 10,00 35,83 Lái buôn (%) 66,67 43,33 0,00 33,33 35,83 Kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ được phỏng vấn đều không ương giống tại nhà mà hầu hết là mua giống cỡ lớn về nuôi, mặt khác tỷ lệ mua cá giống của các lái buôn vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao như Uông Bí lên tới 66,67%, nguồn giống này trong thực tế rất khó kiểm soát chất lượng con giống, vì vậy khả năng mua giống kém chất lượng và nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Thức ăn cho cá là các loại phụ phẩm từ nông nghiệp như cám gạo, bột ngô và rau cỏ. Thường những sản phẩm này được cho trực tiếp xuống ao, một số ít gia đình nấu chín các loại thức ăn trên trước khi cho ăn. Việc cho các phụ phẩm như cám gạo, cám ngô trực tiếp xuống ao nuôi cá là hết sức hao phí thức ăn do lượng thức ăn bị chìm lắng xuống đáy và cá không sử dụng được chiếm tỷ lệ rất lớn. Mặt khác, do thiếu hiểu biết về cơ sở khoa học và quy trình chế biến thức ăn cho cá nên việc phối chế các chất dinh dưỡng không phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cá nuôi dẫn đến năng suất và hiệu quả nuôi thấp. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 26,67% số hộ nuôi cá rô phi sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp cho cá ăn, đó là những hộ nuôi thâm canh; 26,67% số hộ kết hợp cả 2 loại thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp, thường ở giai đoạn cá nhỏ người ta cho cá ăn thức ăn tự chế như cám gạo, cám ngô, bột đậu tương, vào giữa và cuối chu kỳ nuôi hoặc xen kẽ sử dụng thức ăn công nghiệp với thức ăn tự chế; và 46,67% số hộ dùng thức ăn tự chế hoàn toàn. 1.6. Bệnh và công tác phòng trị bệnh trên cá rô phi Nguyên nhân phát sinh dịch bệnh là do thời tiết nắng nóng thất thường, môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, hệ thống cấp thoát nước còn nhiều bất cập, việc sử dụng chất thải chăn nuôi để nuôi cá còn khá phổ biến do đó đã tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển gây bệnh hàng loạt cho cá nuôi. 1.5. Thức ăn và sử dụng thức ăn Bảng 5. Tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh Loại thức ăn Uông Bí Đầm Hà Đông Triều Yên Hưng Trung bình Số lượng (hộ) Tỉ lệ % Số lượng (hộ) Tỉ lệ % Số lượng (hộ) Tỉ lệ % Số lượng (hộ) Tỉ lệ % Tự chế 13 43,33 26 86,67 2 6,67 15 50,00 46,67 Công nghiệp 6 20,00 0 0,00 24 80,00 2 6,67 26.67 Tự chế + công nghiệp 11 36,67 4 13.33 4 13.33 13 43.33 27,67 Bảng 6. Kết quả điều tra về dịch bệnh và biện pháp phòng trừ Địa phương Không bệnh Phòng Phiếu Tỷ lệ % Không ý kiến (%) Phiếu Tỷ lệ % Đầm Hà (N=30) 29 96,7 3,3 14 46,7 Yên Hưng (N=30) 27 90 10 5 16,7 Đông triều (N=20) 6 30 70 2 10 Tính chung (N= 80) 62 77,5 22,5 21 26,3 Kết quả phỏng vấn cho thấy 96,7% số hộ ở Đầm Hà cho biết cá không bị bệnh. Ở Yên Hưng số phiếu này chiếm 90%. Ở Đông Triều có 30% trong tổng số hộ được phỏng vấn cho biết chưa thấy cá rô phi bị bệnh. Số hộ thực hiện phòng bệnh định kỳ hàng tháng cho cá rô phi nuôi ở Quảng Ninh chỉ chiếm 26,3% trong tổng số hộ được hỏi, cách phòng hiện nay dùng vôi bón định kỳ xuống ao. 1.7. Hiệu quả nuôi cá rô phi thương phẩm Ở Quảng Ninh cá rô phi chủ yếu được nuôi ở hình thức nuôi bán thâm canh trong ao nuôi ghép với cá truyền thống. Mật độ thả các loài cá 2 - 3 con/m2, thức ăn cho cá chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp với thức ăn công nghiệp, năng suất nuôi đạt 5 - 7 tấn/ha, phù hợp với khả năng đầu tư của nhiều nông hộ, lợi nhuận bình quân 35 - 45 triệu đồng/ha. Bảng 7. Hạch toán mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm/vụ (5000m2) Các khoản đầu tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Cải tạo ao m2 5000 100 500.000 Cá giống con 15000 500 7.500.000 Thức ăn Kg 7500 8.000 60.000.000 Nhân công Người x tháng 1x6 800.000 4.800.000 Điện 1.000.000 Thuốc phòng bệnh 2.000.000 Chi khác 5.000.000 Khấu hao xây dựng 10.000.000 Mật độ nuôi con/m2 2-3 Năng suất tấn/ha Tổng chi (A) 90.800.000 Giá thành đ/kg 18.000 Cỡ thu > 400 g/con kg 5.000 22.000 110.000.000 Tổng thu (B) 110.000.000 Lãi 19.200.000 Lợi nhuận bình quân triệu/ha 35-45.000.000 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77 2. Giải pháp phát triển nghề nuôi cá rô phi tại Quảng Ninh 2.1. Giải pháp vốn đầu tư Ưu tiên vốn cho các dự án thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung, các dự án áp dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân có thể được vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. 2.2. Giải pháp sản xuất và cung ứng giống Cải tạo chất lượng đàn cá bố mẹ, có kế hoạch thay thế dần và thay thế toàn bộ đàn cá bố mẹ nhằm đảm bảo chất lượng con giống; Nhập công nghệ sản xuất giống tiên tiến để sản xuất cung cấp cho thị trường; Hình thành những hộ chuyên ương cá giống trong các nhóm sản xuất tại vùng nuôi tạo ra hệ thống ương cá giống và cung cấp cá giống ngay tại vùng nuôi; Tổ chức theo dõi xuất xứ, nguồn gốc cá giống để đánh giá chất lượng. 2.3. Giải pháp khoa học công nghệ Tiếp thu các công nghệ nuôi tiên tiến trong và ngoài nước, cải tiến quy trình cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh; Đẩy mạnh diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh; Nuôi luân canh cá rô phi sau vụ nuôi tôm, nhằm cải tạo môi trường ao nuôi tôm; Áp dụng VietGAP vào nuôi cá rô phi. 2.4. Giải pháp thị trường Cần thực hiện tốt các khâu dịch vụ thu mua, chế biến, lấy thị trường làm cơ sở định hướng sản xuất. 2.5. Giải pháp quản lý Tăng cường cán bộ chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản cho các cấp huyện, xã để đáp ứng các yêu cầu quản lý hành chính, tăng cường quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc, hoá chất, quản lý vùng nuôi tập trung. Hình thành các hợp tác xã, các tổ nhóm nuôi trồng thuỷ sản, để hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và mua vật tư phục vụ sản xuất, quản lý môi trường vùng nuôi; Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá rô phi, đề nghị bổ sung hỗ trợ rủi ro bệnh chết hàng loạt trên cá rô phi vào quyết định 3600/QĐ-UBND ngày 02/12/2010 của UBND tỉnh. IV. KẾT LUẬN - Diện tích nuôi của tỉnh là 46,44 ha, tổng sản lượng đạt được 298,29 tấn/ha dao động từ 0,79±0,14 tấn đến 4,07±0,39 tấn; - Mật độ thả 2-3 con/m2, trung bình là 1,84±0,03 con/m2. Thức ăn sử dụng đa số là thức ăn tự chế biến kết hợp với thức ăn công nghiệp tỷ lệ thấp. Năng suất dao động từ 4,54±0,48 tấn/ha đến 8,56±0,48 tấn/ha. Lợi nhuận bình quân mỗi hộ thu được khoảng 35-45 triệu đồng/ha; - Để phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cả về mặt nguồn vốn lẫn kỹ thuật cho người nuôi; - Cần tăng cường quản lý cũng như kiểm soát các vấn đề như: dịch bệnh, diện tích nuôi, hình thức nuôi... - Áp dụng mô hình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thủy sản (2002), Đề án phát triển triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2003 - 2010, Hà Nội. 2. Nguyễn Công Dân, Đinh Văn Trung, Nguyễn Thị An (1998), Đánh giá kết quả thuần hóa một số dòng cá rô phi chọn giống (Oreochromis niloticus) nhập nội ở miền Bắc Việt Nam, Tuyển tập báo cáo tại hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, tháng 9/1998, Bắc Ninh. 3. Nguyễn Công Dân, Đinh Văn Trung, Nguyễn Thị An (2000), Đánh giá kết quả thuần hóa một số dòng cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhập nội ở miền Bắc Việt Nam, Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, 29-30/09/1998, Bắc Ninh, trang 168-171. 4. Nguyễn Công Dân, Trần Đình Luân, Phan Minh Quý, Nguyễn Thị Hoa (2003), Chọn giống cá rô phi Oreochromis niloticus (dòng GIFT) nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh, Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi trồng thủy sản tại hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2, 24-25/11/2003, Bắc Ninh. 5. Nguyễn Công Dân, Nguyễn Văn Tiến, Phạm Văn Bằng (2005), Kết quả nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá rô phi ở Việt Nam trong thời gian qua, định hướng nghiên cứu và sản xuất trong những năm tới, Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, 22-23/12/2004, Vũng Tàu, trang 449-507. 6. Fistenet (2006), Giá trị sản lượng cá rô phi Trung Quốc tăng mạnh, 7. Hội Nghề cá Việt Nam (2003), Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Hữu Khánh (2005), Tổng quan tình hình nuôi và tiêu thụ cá rô phi trên thế giới, một số giải pháp triển nuôi cá rô phi ở Việt Nam, Thông tin khoa học công nghệ và kinh tế thủy sản, số 10, tháng 10/2005, trang 4 - 7. 9. Phạm Anh Tuấn, Bạch Thị Tuyết, Đinh Văn Thành, Trần Trọng Trí, Lê Minh Toán, Trần Xuân Học (2006), Quy hoạch phát triển cá rô phi giai đoạn 2006 - 2015, Bắc Ninh. 10. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (2006), Dự thảo quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2006 - 2015.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_ky_thuat_va_de_xuat_giai_phap_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan