Kinh tế tài nguyên và môi trường

CÂU HỎI 1-Hãy nêu các giải pháp đểcác doanh nghiệp quan tâm đến môi trường. 2-Tại sao chính sách môi trường có tính quốc tế? 3-Tại sao các nước công nghiệp phát triển có trách nhiệm chính trong vấn đềhiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên? HƯỚNG DẪN TRẢLỜI 1-Giải pháp đểcác doanh nghiệp quan tâm đến môi trường: • Đối thoại giữa chính phủ, các ngành công nghiệp và xây dựng phong trào bảo vệmôi trường. • Khuyến khích kinh tế đểthực hiện các tiêu chuẩn nghiêm ngặt vềmôi trường. • Lôi kéo tất cảcác ngành kinh doanh tham gia tích cực vào việc bảo vệtính bền vững và chất lượng môi trường. • Phân biệt xác định những nhà máy nguy hiểm, vận hành các nhà máy an toàn tuyệt đối. • Xây dựng một hệthống quốc gia và quốc tếcó hiệu quảcao để quản lý chất thải. • Yêu cầu các nhà máy sửdụng tiết kiệm tài nguyên thiên thiên.

pdf153 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế tài nguyên và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết, khí hậu và địa hình cảnh quan. Địa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới với đất đai, rừng xanh, động thực vật, nước và không khí hợp thành nguồn tài nguyên môi trường thống nhất. Nó không những là nền tảng để phát triển công nghiệp du lịch mà còn đem lại sự hưởng thụ về tinh thần và tâm lí cho con người, duy trì trạng thái cân bằng, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất. Đặc điểm của tài nguyên theo phương thức và khả năng tái tạo Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, chẳng hạn như tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên có thể tái tạo nhưng phải nhờ vào hoạt động của con người là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh và ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lí, quản lí tốt như tài nguyên đất, nước, rừng, biển… 120 Tài nguyên có khả năng tái tạo vô hạn như năng lượng mặt trời, sức nước, sức gió... Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội • Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế: Theo lí thuyết tăng trưởng kinh tế của Cob – Douglass thì hàm sản xuất có dạng: Y = f (K, L, R, T) Với Y là tổng mức cung của nền kinh tế (GDP) phụ thuộc vào 4 yếu tố đầu vào là vốn đầu tư (K), nguồn lao động (L), tài nguyên thiên nhiên (R) và khoa học công nghệ (T). Như vậy tài nguyên thiên nhiên là một trong bốn nguồn lực để phát triển kinh tế. • Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển: tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Điều này thực sự quan trọng với các nước đang phát triển, tuy nhiên cần đề phòng tình trạng khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu nguyên liệu thô. • Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển: ở các nước kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên được khai thác để xuất khẩu lấy vốn tích lũy ban đầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần phát triển đất nước. Việc phát triển hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp ổn định nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế 121 biến và sản xuất trong nước, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu từ bên ngoài. Nguyên tắc xây dựng chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phát triển bền vững Quản lí tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi sự tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm khai thác và sử dụng hợp lí về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia. Chính sách quản lí tài nguyên thiên nhiên cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: 1. Các nguồn tài nguyên phải được phát triển và sử dụng một cách tổng hợp cho chiến lược phát triển lâu bền. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng những chiến lược phát triển bền vững, cần đảm bảo rằng một chiến lược phát triển đưa ra không được mâu thuẫn với chiến lược của những lĩnh vực khác, ngành khác. Đồng thời, các chiến lược về phát triển phải củng cố lẫn nhau và là bộ phận của một chương trình phát triển bền vững tổng hợp. 2. Phân bố dân số sao cho cân bằng với khả năng sản xuất lâu dài của tài nguyên. Nguyên tắc này đảm bảo tài nguyên thiên nhiên không bị sức ép nặng nề do dân số tăng vượt quá khả năng sản xuất của tài nguyên. Vì đại bộ phận dân số đang phải dựa vào các tài nguyên làm nguồn sinh kế, trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên khác có xu thế suy giảm, tạo ra sức ép to lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc. 3. Người sử dụng phải trả tiền 122 Nguyên tắc này dựa trên cơ sở yêu cầu phải trả chi phí cho lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên. Nguyên tắc này cũng giống như nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền mà các bạn đã học ở bài 4. 4. Huy động sự tham gia của cộng đồng Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan quản lí tài nguyên phải được sự trợ giúp của một mạng lưới được liên kết chặt chẽ đó là người dân địa phương. Việc lập kế hoạch quản lí sử dụng tài nguyên phải qua quá trình thảo luận lấy ý kiến của người dân địa phương để huy động được sức mạnh của cộng đồng địa phương vào quá trình quản lí. Quản lí sử dụng tài nguyên thiên nhiên Sự tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao sẽ tạo điều kiện để nâng cao mức sống của dân cư. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là một khối lượng lớn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và đồng thời một khối lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng được thải vào tự nhiên. Các nguồn tài nguyên không phải đều vô tận. Vì vậy, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện tại phải bảo đảm yêu cầu không thiếu hụt tài nguyên trong tương lai, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là vấn đề cần quan tâm. Để thực hiện được điều này cần chú ý những vấn đề sau: • Ưu tiên cho việc xây dựng các chính sách và pháp luật về tài nguyên thiên nhiên: việc xây dựng các chính sách và pháp luật đòi hỏi phải cân nhắc đến các yếu tố môi trường. Cần thành lập các khu bảo tồn tài nguyên. Cần xây dựng các chính sách về kinh tế − xã hội cho những vùng còn kém phát triển về kinh tế để tạo điều kiện cho các vùng này thực hiện việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. • Kế hoạch phát triển phải đồng bộ: việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải dựa trên các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. 123 Kế hoạch phải đảm bảo sự đồng bộ, cân đối giữa các mục tiêu và nguồn lực. Việc lập kế hoạch các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực như giao thông, khai mỏ, năng lượng, ngư nghiệp, phát triển khu dân cư mới và du lịch phải hợp lí và đồng bộ. • Dự báo diễn biến tình trạng tài nguyên thiên nhiên: trên cơ sở quan sát, đo đạc, thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu về tài nguyên thiên nhiên để tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này xác định hiện trạng, và cho phép dự báo diễn biến tình trạng tài nguyên thiên nhiên. • Công cụ kế toán: cần đo đạc số lượng và chất lượng của tài nguyên, việc này không dễ dàng, nhưng nếu có phương tiện kĩ thuật tốt thì có thể làm được. Thêm vào đó, là quy đổi giá trị của tài nguyên thành “tiền tệ”, để đánh giá “lợi ích, chi phí” nếu sử dụng tài nguyên cho phương án này và so sánh với “lợi ích, chi phí” nếu sử dụng tài nguyên cho phương án khác để có sự lựa chọn tối ưu. Việc này gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên nhiều nước đã áp dụng hiệu quả phương pháp này. Các nước như Na Uy, Pháp trên cơ sở những dữ liệu quan trắc tốt về tài nguyên môi trường đã đưa ra phương pháp tính toán đối với một số dạng tài nguyên; Trung Quốc, Philippin, và Thái Lan cũng đã có những thí điểm về phương pháp này. • Chú trọng yếu tố con người: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững chỉ có thể thành công nếu huy động được đông đảo nhân dân tham gia một cách tự giác. Vì vậy, cần có chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục nhà trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, phát triển bền vững cho mọi người dân. Thêm vào đó, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lí am hiểu về tài nguyên và phát triển bền vững. 124 • Ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững được tiến hành trên cơ sở khoa học và công nghệ tiên tiến. Ở các nước phát triển thì khoa học và công nghệ đã được ứng dụng vào hoạt động bảo vệ tài nguyên với trình độ cao. Các nước đang phát triển cần nghiên cứu các kinh nghiệm của các nước phát triển và sáng tạo những giải pháp khoa học, công nghệ để giải quyết các vấn đề đặc thù tuỳ điều kiện thiên nhiên và xã hội cụ thể. Tóm lại, chính sách, luật pháp là tiêu chuẩn để đánh giá, cơ sở dữ liệu là tư liệu gốc cho phân tích và dự báo tình hình tài nguyên thiên nhiên. Giáo dục, đào tạo cung cấp nguồn chuyên viên cho đánh giá tài nguyên, nghiên cứu khoa học và công nghệ là cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực đến quá trình khai thác, sử dụng và quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc sử dụng kết hợp các công cụ này đảm bảo quản lí sử dụng tài nguyên thiên nhiên phát triển bền vững. CÂU HỎI 1. Nếu phân loại theo bản chất tự nhiên thì tài nguyên thiên nhiên gồm những loại nào? 2. Người ta phân loại đất theo tiêu chuẩn nào? 3. Công thức Y = f (K, L, R, T) cho biết điều gì? 4. Trong các loại tài nguyên, tài nguyên nào quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Theo bản chất tự nhiên tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất, rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu và cảnh quan. 125 2. Trên thế giới, đất của các hệ sinh thái có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, độ dày, độ chua. Từ các khác biệt đó người ta chia thành nhiều loại nhóm đất khác nhau tương ứng với các đại hệ sinh thái đất liền khác nhau. Năm loại đất chính tiêu biểu là: đất rừng tùng bách, đất rừng ôn đới thay lá, đất đồng cỏ, đất sa mạc và đất rừng mưa nhiệt đới. 3. Công thức Y = f (K, L, R, T) biểu thị sự phụ thuộc của yếu tố Y vào các yếu tố K, L, R, T. Có nghĩa là sự tăng giảm GDP phụ thuộc vào sự tăng giảm của các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, lao động, tài nguyên và kĩ thuật. 4. Tài nguyên năng lượng và khoáng sản là 2 nguồn tài nguyên quan trọng. Tài nguyên năng lượng và khoáng sản góp phần lớn cho sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp, tăng tổng sản phẩm quốc dân và đồng thời phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. 126 BÀI 8 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế là chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển, nhiều vấn đề môi trường đã và đang nảy sinh. Môi trường nước, không khí, đất đang ngày càng bị suy thoái do ô nhiễm chất thải của các nhà máy, các khu công nghiệp. Nồng độ các chất độc hại có trong môi trường vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Bài này giới thiệu về vai trò của kinh tế chất thải, các phương pháp xử lí và quản lí chất thải, các nguyên tắc xây dựng các công cụ, chính sách để quản lí ô nhiễm môi trường. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ: ƒ Biết được chất thải là gì và nó có tác động đến môi trường như thế nào. ƒ Các phương pháp xử lí chất thải. ƒ Nguyên tắc xây dựng các công cụ, chính sách quản lí ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG CHÍNH Chất thải và quản lí chất thải Chất thải là toàn bộ các vật chất không sử dụng được nữa được con người thải ra môi trường. Chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất, trong các hoạt động sống của con người. 127 Chất thải có thể được phân loại theo các tiêu chí sau: – Theo nguồn chất thải: gồm có chất thải nông nghiệp, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. – Theo loại chất thải: gồm có chất thải có khả năng phân hủy sinh học, chất thải độc hại, chất thải xây dựng, bùn thải… Trong lĩnh vực chính sách môi trường, vấn đề quản lí chất thải được quan tâm hàng đầu. Quản lí chất thải không những đã trở thành vấn đề bức xúc của nền kinh tế, của cộng đồng xã hội mà còn là đối tượng thường xuyên được quan tâm của từng đơn vị kinh tế, của từng kế hoạch phát triển, của từng luật lệ và quy chế đã và đang được ban hành. Quản lí chất thải, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đã có truyền thống hàng trăm năm. Năm 1560, ở Hamburg (Đức) đã ra đời quy chế đầu tiên về việc giải quyết các vật phế thải. Quy chế quy định tất cả mọi người dân trong thành phố có trách nhiệm phải thu dọn rác, xác chết súc vật trong khu đất và đường sá vùng lân cận nơi mình ở ít nhất 4 lần trong 1 năm. Năm 1893 Hamburg đã có lò đốt rác đầu tiên và năm 1897 New York đã đưa trang thiết bị xử lí chất thải vào hoạt động. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khối lượng vật phế thải đã tăng lên gấp nhiều lần. Những núi rác cứ liên tiếp mọc lên và trở thành gánh nặng cho nhiều vùng dân cư. Để giải quyết hậu quả đó, nhà nước phải tiêu tốn tới hàng tỉ đồng. Nhiệm vụ chủ yếu của ngành kinh tế chất thải là thống kê và phân tích chất thải. Trên cơ sở đó xây dựng phương án nhằm tránh và thay đổi bản chất của chất thải thông qua việc loại bỏ nguyên liệu gây ô nhiễm hoặc thay bằng các loại nguyên liệu khác hay thay đổi công nghệ sản xuất. Việc tận dụng lại nguyên liệu, hay chuyển hóa sẽ được 128 thực hiện theo danh mục có thứ tự ưu tiên. Theo đó, việc tận dụng về nguyên liệu được đặt lên trên việc tận dụng về năng lượng. Phương pháp xử lí chất thải • Sử dụng lại về nguyên liệu Trong việc sử dụng lại nguyên liệu một cách chính thống thì chất thải đó được chuyển hóa và xử lí để tạo lại được nguyên liệu có tính chất gần đúng với nguyên bản. Qua đó có thể đưa nó vào chu trình sản xuất và chu trình tiêu dùng. Nó có thể đạt lại chức năng ban đầu của sản phẩm. Ví dụ như: thủy tinh, kim loại, giấy đã sử dụng qua quá trình xử lí có thể sử dụng lại. • Sử dụng lại về năng lượng Hình thái sử dụng lại về năng lượng một cách trực tiếp là việc đốt cháy và tận dụng nhiệt để sưởi ấm hay để sản xuất điện. Về cơ bản thì đây là việc sử dụng chất thải để đốt trong các trang thiết bị đốt rác. Hình thức sử dụng lại về mặt năng lượng một cách gián tiếp là khả năng khí hoá phế thải lên men. Song, điều này lại cần đến điều kiện tiên quyết là phải có chất thải sinh vật và phải có loại vi khuẩn để tạo nên quá trình phân hủy. Đốt chất thải để tận dụng nhiệt năng được tạo ra là một biện pháp hoàn toàn đáp ứng yêu cầu giảm thể tích của khối lượng phế thải và thông qua quá trình đốt cháy để chuyển hóa các phế thải độc hại. Phần còn lại của chất thải (tro, xỉ) được mang đi chôn lấp. Nhưng cần phải xử lí sơ bộ chất thải này trước khi chôn lấp tại bãi rác theo hướng dẫn kỹ thuật quản lí chất thải đô thị. • Chôn lấp tại bãi rác 129 Chôn lấp chất thải tại bãi rác cho đến nay vẫn là cách xử lí phổ biến nhất. Bên cạnh việc chôn lấp chất thải nổi trên mặt đất, còn có thể chôn lấp chất thải trong các mỏ đã kết thúc khai thác. Việc chôn lấp chất thải được thực hiện sao cho vấn đề giải quyết chất thải ngày nay không phải là gánh nặng cho các thế hệ mai sau. Trong tương lai thì chỉ có những chất thải không còn hoạt tính mới được đưa đi chôn lấp ở các bãi chất thải. Như vậy, bãi chôn lấp chất thải sẽ là địa chỉ cuối cùng của phương án giải quyết chất thải. Có một số hướng để giải quyết vấn đề chất thải như sau: – Mở rộng việc phân loại chất thải. – Trách nhiệm nhận lại chất thải của nhà sản xuất và kinh doanh để tận dụng lại nguyên liệu hoặc năng lượng. – Tăng cường tận dụng chất thải về mặt năng lượng. – Tăng cường ủ phân vi sinh từ chất thải sinh vật. – Xử lí chất thải bằng phương pháp sinh học thay cho phương pháp cơ học. Quản lí chất thải theo nguyên lí 3R • Tái sử dụng chất thải (Reuse) Ngay từ khi thiết kế quy trình công nghệ, ta phải đặt vấn đề là chất thải được tạo ra từ quy trình công nghệ này có thể tái sử dụng các chất thải của nó hay không? Ví dụ: thiết kế nhà máy sản xuất bao bì sao cho sản phẩm của nó có thể sử dụng được nhiều lần, vừa giảm giá thành sản phẩm, vừa giảm được lượng phế thải bao bì. • Tái chế chất thải (Recycling) Tái chế chất thải là biến đổi tính chất của chất thải đó để chúng không còn là chất thải, mà được coi như một loại nguyên liệu cho một 130 quá trình công nghệ khác. Như vậy, ta vừa loại được chất thải vừa tạo ra được sản phẩm cho xã hội, làm tăng thu nhập cho nhà máy hay cơ sở sản xuất. • Giảm thiểu chất thải (Reduce) Giảm thiểu chất thải ở các khu vực dân cư hay các cơ sở sản xuất có liên quan không chỉ đến công nghệ mà còn liên quan đến việc quản lí, ở tầm vi mô và vĩ mô. Nhiều khi chỉ cần đưa ra một quy định, hoặc một chính sách khuyến khích nào đó, cũng làm giảm một khối lượng rất lớn chất thải vào môi trường. Các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải có thể triển khai tại các bộ phận thực hiện như sau: – Những chất thải có vấn đề định tính độc hại thì có thể chuyển hoá để trở nên ít độc hại hơn. – Những chất thải có vấn đề về định lượng thì sẽ tìm cách giảm về khối lượng bằng cách giảm về thể tích, hay giảm về trọng lượng hoặc chuẩn bị cho nó có khả năng tái sinh. Cả ba vấn đề trên phải được thực hiện đồng bộ, nhiều quốc gia cho đây là một trong những nội dung cơ bản của quản lí môi trường. Nguyên lí 3R không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết của các nhà quản lí mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về mọi kiến thức liên quan đến môi trường của các nhà kỹ thuật. Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường Quản lí môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cũng như chính sách bảo vệ môi trường nói chung cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau: • Người gây ô nhiễm phải chịu chi phí 131 Nguyên tắc này được quy định trong Luật bảo vệ môi trường (điều 7 và 10). Nguyên tắc này đòi hỏi người gây ô nhiễm phải chi trả chi phí cho việc khống chế ô nhiễm và làm sạch, hoặc bồi thường thiệt hại cho các công dân phải chịu ô nhiễm. Về thực chất, đây là sự kết hợp biện pháp quản lí với biện pháp kinh tế, nhằm giải quyết những mâu thuẫn và những kiện cáo thường xảy ra giữa người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm. Nguyên tắc này các bạn đã được học kỹ ở bài 4. • Người sử dụng phải trả tiền Nguyên tắc này dựa trên cơ sở yêu cầu phải trả chi phí cho lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên. Chi phí đó bao gồm: chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí kiểm soát thiệt hại và chi phí cho người sử dụng trong tương lai (chi phí trách nhiệm do người tiêu dùng hiện tại để lại cho người sử dụng trong tương lai). • Huy động sự tham gia của cộng đồng Các nhân tố cơ bản cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam là phải có một hệ thống xã hội phát huy hợp tác, tương trợ trong các cộng đồng, nhằm huy động một cách có hiệu quả nguồn nhân lực để cùng giải quyết những vấn đề môi trường nói chung. Các bằng chứng gần đây ở Châu Á, Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ cho thấy, người dân sống gần nhà máy công nghiệp có thể ảnh hưởng mạnh đến việc thực hiện giảm ô nhiễm môi trường của nhà máy. Các cộng đồng tìm nhiều cách ép buộc các chủ thể doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu môi trường. Ðể từng bước cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường cần có các biện pháp sau đây: 132 – Nâng cao dân trí, làm cho mọi người thấy rằng việc gìn giữ môi trường xung quanh và các công trình công cộng là trách nhiệm của từng cá nhân chứ không phải của riêng một ai. – Ðưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học chính khóa và ngoại khóa (du khảo, tham quan). – Các tiêu chuẩn quốc gia và địa phương về chất thải phải được mọi người tuân thủ. Do đó, nhà máy, xí nghiệp phải tự giảm thiểu chất thải bằng quy trình công nghệ và xây dựng hệ thống xử lí chất thải của cơ sở. – Khuyến khích công nghệ sạch (sử dụng phân hữu cơ thay thế một phần phân hóa học, công nghệ ít chất ô nhiễm trong công nghiệp...). – Xây dựng nhà máy xử lí chất thải sinh hoạt. – Xây dựng hệ thống quan trắc quốc gia. – Đẩy mạnh nghiên cứu về môi trường nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách, đồng thời hướng tới việc phát triển bền vững. – Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc bảo vệ và quy hoạch môi trường. Hầu hết các chuyên gia bảo vệ môi trường trong và ngoài nước đều cho rằng trong bối cảnh không ngừng hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, đặc biệt khi nước ta chuẩn bị các lộ trình gia nhập WTO, việc đẩy mạnh hơn nữa sử dụng các công cụ kinh tế cho quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là tất yếu khách quan hướng tới phát triển bền vững môi trường. Tất cả chương trình hành động trên có thể làm cơ sở để chúng ta phát triển, đồng thời sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường của mỗi địa phương, quốc gia và góp phần bảo vệ trái đất, cái nôi của sự sống. 133 CÂU HỎI 1. Tại sao lại có thể nói trong tương lai có thể không cần đến không gian để chôn lấp chất thải? 2. Bạn biết những hình thức xử lí chất thải nào? 3. Quản lí chất thải theo nguyên lí 3R là gì? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1. Với sự ứng dụng các phương pháp xử lí chất thải như thiêu đốt vừa có thể tận dụng được năng lượng vừa làm giảm chi phí cho việc chôn lấp chất thải, tránh được ô nhiễm đất và mạch nước ngầm. Vì vậy, trong tương lai có thể không cần đến không gian để chôn lấp. 2. Các hình thức xử lí chất thải như: tận dụng lại nguyên liệu qua quá trình xử lí, đốt cháy, khí hóa chất thải lên men, chôn lấp tại bãi rác. Quản lí chất thải theo nguyên lí 3R là: tái sử dụng chất thải (Reuse), tái chế chất thải (Recycling) và giảm thiểu chất thải (Reduce). Tái sử dụng chất thải là việc thiết kế quy trình công nghệ sao cho chất thải được tạo ra từ quá trình công nghệ này có thể tái sử dụng được. Tái chế chất thải là biến đổi tính chất của chất thải đó để chúng trở thành một loại nguyên liệu cho một quá trình công nghệ khác. Giảm thiểu chất thải có liên quan không chỉ đến công nghệ mà còn liên quan đến việc quản lí, ở tầm vi mô và vĩ mô. Để giảm khối lượng chất thải vào môi trường cần có những quy định, hoặc chính sách khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp và dân cư thực hiện. Để quản lí môi trường tốt hơn cần thực hiện đồng bộ cả ba vấn đề trên. 134 PHẦN KẾT BÀI 9 Hiện nay, có những vấn đề môi trường mà hậu quả của nó không chỉ có tác hại trong phạm vi một nước, một khu vực riêng lẻ mà tác động trên phạm vi toàn cầu và vượt quá khả năng giải quyết của một nước. Điều đó đòi hỏi các nước, các khu vực trên thế giới cần phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết có hiệu quả vấn đề môi trường, tránh những thảm họa môi trường có thể xảy ra. Bài này giới thiệu với các bạn những vấn đề môi trường toàn cầu. MỤC TIÊU Bài này giúp cho các bạn: ƒ Biết được con người đang phải đối mặt với những vấn đề gì về môi trường ở phạm vi toàn cầu. ƒ Hiểu được những tác hại của mưa axít, hiệu ứng nhà kính, nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật… ƒ Biết được những cách có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề môi trường toàn cầu. 135 NỘI DUNG CHÍNH Kinh doanh và môi trường • Ô nhiễm do sản xuất: Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành gây ô nhiễm chủ yếu. Tuy nhiên các cư dân đô thị cũng làm ô nhiễm môi trường đáng kể do việc thải các chất thải rắn và gây ô nhiễm do sử dụng các phương tiện giao thông. Các ngành công nghiệp như giấy (nước thải xả từ công đoạn nấu bột giấy có độ Ph cao 12 − 13 và sử dụng nhiều sút 12kg/tấn bột giấy thải ra nhiều chất hữu cơ); ngành dệt nhuộm (chất thải chứa nhiều hóa chất độc hại dạng ion, kim loại nặng, thải nhiều chất thải hữu cơ); ngành công nghiệp hóa chất (thải nước thải, khí thải, chất thải rắn); công nghiệp sơ chế mủ cao su, bột giặt, dầu mỏ, diêm, pin accu…; ngành chế biến thủy hải sản, thực phẩm… Ngành nông nghiệp gây ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, phân súc vật. Trường hợp tưới nước quá nhiều gây úng, nấm phát triển; độ bẩn cao trong ao nuôi tôm, cá dẫn đến dịch bệnh, làm giảm năng suất; chặt phá quá nhiều rừng ngập mặn để nuôi tôm; nhập khẩu những sinh vật mà sự phát triển quá mức của nó gây mất cân bằng sinh thái (ốc bươu vàng, bèo Nhật Bản…); khai thác thuỷ sản không đúng tuổi, đúng mùa làm giảm trữ lượng; hay chỉ quan tâm đến cá mà không chú ý đến môi trường nước; khai thác rừng quá mức làm mất nguồn nước… • Ô nhiễm do giao thông vận tải: xăng, dầu diezen thải ra các chất ô nhiễm như CO, NO2, SO2, CH, bụi chì và các hạt rắn lơ lững làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe (gây những bệnh về đường hô hấp, thần kinh, mắt, giảm chỉ số thông minh ở trẻ em)… và góp phần thay đổi khí hậu toàn cầu… Khi tắt nghẽn giao thông, lượng 136 khí thải tăng gấp 2,3 lần. Hệ thống xe cộ còn gây ồn. Hệ thống cảng biển thường rò rỉ dầu, rác thải ảnh hưởng đến môi trường biển ven bờ làm suy giảm các nguồn lợi hải sản, việc mở rộng bến đậu tàu sẽ chiếm dụng mặt đất ngập triều nhất định làm giảm diện tích cư trú của thủy hải sản. Nếu người dân có ý thức bảo vệ môi trường họ có thể tác động đến các hệ thống sản xuất và phân phối để làm cho các hệ thống này thân thiện hơn với môi trường xung quanh. Giới kinh doanh thường có thái độ dè dặt trong việc tán thành các chính sách môi trường vì việc chấp hành các chính sách này thường làm cho chi phí của họ tăng lên. Các lí do ngành công nghiệp quan tâm đến môi trường • Môi trường và hiệu quả: Các ngành công nghiệp có động cơ cắt giảm lượng nguyên liệu, năng lượng vì như thế sẽ giảm được chi phí, nhất là những ngành có tỉ lệ chi phí nguyên liệu, năng lượng cao trong tổng chi phí. • Khi người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường, nếu các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay công nghệ không gây ô nhiễm sẽ tạo nên một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng nên được người tiêu dùng ủng hộ và do đó tăng được thị phần. • Môi trường và cơ hội thị trường: các chi tiêu cho môi trường tạo thu nhập cho các nhà sản xuất thiết bị chống ô nhiễm, các công nghệ sạch, người tái chế, ngành công nghệ làm sạch… Việc giảm ô nhiễm diễn ra theo 2 cách: − Bằng các công nghệ “cuối đường ống” tức làm giảm ô nhiễm từ quá trình công nghệ và nguyên liệu thô đã có. 137 − Bằng cách “giảm ở nguồn” tức là thiết kế lại sản phẩm từ gốc để nó chứa ít nguyên liệu và năng lượng mà sau này biến thành chất thải. Nhìn chung, chính sách môi trường hiện nay dựa trên công nghệ cuối đường ống. Trong tương lai, chính việc giảm ô nhiễm ở gốc mới quan trọng hơn vì sản xuất những sản phẩm có chất thải thấp sẽ hiệu quả hơn so với việc tìm kiếm các giải pháp để đối phó về sau. Nói cách khác, các chính sách nên hướng vào việc dự đoán và ngăn ngừa hơn là phản ứng đối phó và dọn dẹp. Giới kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi từ các giải pháp “cuối đường ống” đến các giải pháp” giảm chất thải ở nguồn”. – Sự tuân thủ các luật lệ về môi trường: Các ngành công nghiệp có nhu cầu phải phân tích các vấn đề môi trường sẽ xảy ra và suy nghĩ xem các chính quyền, các tổ chức quốc tế và thế giới nói chung sẽ phản ứng với những vấn đề này như thế nào để có thể làm giảm tối đa sự ngưng trệ sản xuất do phải tuân theo các yêu cầu mới về môi trường và có thể nắm bắt các cơ hội thị trường có thể có. Một số vấn đề môi trường toàn cầu Thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng là dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Cả 5 cuộc khủng hoảng đều liên quan chặt chẽ đến vấn đề môi trường. Khủng hoảng môi trường là các suy thoái chất lượng môi trường sống ở quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất. Nhiều vấn đề môi trường hiện nay mang tính quốc tế hoặc toàn cầu có tác động đến việc kinh doanh như: mưa axít, ô nhiễm đại dương, thủng tầng ozon, trái đất nóng lên… 138 • Mưa axít Mưa axit là một thuật ngữ chung chỉ sự lắng đọng, tích lũy (dưới dạng khô hoặc ẩm) của chất gây ô nhiễm được hình thành chủ yếu từ di-oxít sunphua SO2 và axít nitrogen NOx và gốc clorít Cl − dưới dạng axít. Một khi thải vào không khí, các chất gây ô nhiễm này có thể bị hấp thụ trong trạng thái khô bởi mặt nước, mặt đất và sinh vật nhất là cây cỏ; hay dưới dạng ẩm khi chất gây ô nhiễm hòa lẫn với nước mưa hình thành các đám mây axít. Sự chuyển đổi thành axít xảy ra trong bầu khí quyển. Mưa thường độ pH = 5,6; mưa axít pH < 4,3. Tác hại của mưa axít: – Ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người. – Làm giảm khả năng hỗ trợ sự sống các loại thủy hải sản trong sông ngòi, ao hồ. – Phá hoại trực tiếp bề mặt của lá cây và suy thoái sự tăng trưởng, ảnh hưởng đến mùa màng, làm cho rừng rụng lá và tăng trưởng chậm. – Xói mòn dần bề mặt của các công trình kiến trúc. – Làm axít hóa, giảm độ pH trong nước sông hồ. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do trong các nền kinh tế thị trường thiếu các quy định buộc người gây ô nhiễm phải trả chi phí. Tuy nhiên mưa axit có thể do một nước gây ra và một nước khác phải gánh chịu một phần hậu quả. Để khắc phục tình trạng này nên: – Sử dụng các nhiên liệu hóa thạch ít sunphua hơn, lắp đặt các thiết bị làm giảm ô nhiễm ở các nhà máy điện chạy bằng than và các nhà máy lớn khác. – Tiết kiệm chi phí nguyên liệu và năng lượng để giảm ô nhiễm. – Tính đầy đủ chi phí môi trường. 139 Hành động quốc tế về mưa axít: Các chất ô nhiễm này di chuyển vì từ điểm thải ra chúng được mang trong không khí và lắng đọng cách nguồn thải vài trăm cây số và có thể xuyên biên giới quốc gia. Ví dụ: các nhà máy ở Canada gây mưa axít ở Mỹ; các nhà máy ở Anh, Bắc Âu gây mưa axít ở Đức, Na Uy, Thụy Điển… Do đó việc kiểm soát mưa axít là một vấn đề quốc tế. Điều đó giải thích tại sao các nước Tây Âu giúp đỡ các nước Đông Âu làm sạch ô nhiễm. Hiện nay ở Đông Nam Trung Quốc, Đông Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Nam Nhật Bản, Tây nam bộ của Việt Nam cũng có mưa axít. Các nước OECD đã ký Nghị định thư cam kết năm 1987 sẽ giảm dioxit sunphua 30% so với mức thải năm 1980, năm 1988 ký cam kết giảm dioxit nitrozen không được tăng hơn so với mức năm 1987 và sau đó phấn đấu giảm xuống nữa… Ở Mỹ năm 1990 ban hành Đạo Luật Không khí sạch yêu cầu giảm 10 triệu tấn chất thải sun phua xuất phát từ nhu cầu của nước Mỹ cũng như của nước láng giềng Canada. Nghị định thư thứ nhất yêu cầu tất cả các nước ký kết giảm thải sunphua khoảng 30% năm 1980 vào năm 1993. Anh và Mỹ không ký hiệp định này. Các nước Châu Âu, kể cả các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ đang trong thời kỳ chuyển đổi. Tất cả các nước kể cả Anh, Mỹ đã bị áp lực buộc phải ký kết Nghị định thư thứ 2 năm 1992 đàm phán về giảm thải sun-phua. Chỉ tiêu về lâu dài sẽ ngày càng gắt gao do phải đáp ứng các ngưỡng gây hại. Ngưỡng gây hại là một mức lắng đọng của chất ô nhiễm, dưới mức độ này không có sự tổn hại nào đáng kể phải quan tâm. 140 Các ngưỡng gây hại có thể không đạt được vì có ít nhất 2 lí do: 1- Chúng không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật, tức là chúng có thể yêu cầu giảm thải khí ngoài khả năng của công nghệ hiện có. 2- Chúng cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế, vì sẽ đặt ra chi phí quá cao không thể chấp nhận được đối với ngành công nghiệp. Những chi phí đó là: − Chi phí sửa chữa bảo quản các tòa nhà. − Chi phí y tế do thiệt hại về sức khỏe. − Tổn hại mùa màng. − Tổn hại nước. − Tổn hại đối với các khu rừng. • Sự phá rừng nhiệt đới Hàng năm rừng nhiệt đới giảm 2%, điều này dẫn đến những thiệt hại như: – Việc đốn gỗ, khai hoang lấy đất trồng trọt không phải là một cách sử dụng rừng một cách hiệu quả nhất về kinh tế. – Sự phá rừng làm xáo trộn cuộc sống của các dân tộc địa phương. – Gây ô nhiễm sông ngòi do đất rừng bị cuốn trôi. – Làm cạn kiệt các nguồn nước. – Làm giảm sự đa dạng của hệ động, thực vật. Nguyên nhân của việc phá rừng là do: – Bùng nổ dân số, nhu cầu lương thực thực phẩm, chất đốt gia tăng. – Nghèo đói. 141 – Chính sách miễn, giảm thuế đã khuyến khích việc biến đất rừng thành đất nông nghiệp hay khai thác gỗ. – Cơ sở hạ tầng phát triển người ta vào rừng dễ dàng hơn nên tăng cường khai thác. – Thị trường và chính quyền chỉ tính giá trị bằng tiền của rừng mà không tính đến những lợi ích quan trọng về kinh tế, ví dụ: sự bảo vệ các dòng nước. – Các chính quyền thường thiên vị cho nhà kinh doanh, người nước ngoài hơn là cho người bản xứ. Để hạn chế việc phá rừng cần thực hiện các giải pháp sau: – Giảm tốc độ tăng dân số. – Xóa đói giảm nghèo. – Tìm những nguồn chất đốt thay thế. – Tăng năng suất đất bằng các hoạt động công nghiệp. – Các nước giàu nên hỗ trợ nhiều hơn cho các nước nghèo trong việc trồng lại và trồng mới rừng. – Giao đất giao rừng cho dân: theo NĐ 02/CP, 163/1999/NĐ-CP giao đất rừng 50 năm cho tổ chức, hộ nông dân sử dụng lâu dài. – Tổ chức kiểm tra, truy quét, phạt nặng những kẻ phá hoại rừng… – Vệ tinh theo dõi phòng chống, phát hiện cháy rừng. • Trái đất đang nóng lên Những công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trong vòng 30 – 50 năm qua cho thấy rõ rằng khí hậu toàn cầu đang tăng lên. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay cao hơn 0,7 độ C so với năm 1860. Đó là do có một khối lượng lớn các chất carbonic, metan, CFC… được thải vào bầu khí quyển gây hiệu ứng nhà kính. 142 Những chất này hoạt động như một mặt phẳng, giữ lại một phần các tia nắng đã được địa cầu phản chiếu lên làm trái đất nóng lên. Nhờ hiệu ứng nhà kính tự nhiên như thế nhiệt độ trung bình của trái đất giữ ở mức 150C thay vì là –180C. Nhưng từ một thế kỷ nay, do lượng khí thải tăng quá mức kiểm soát từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, phát điện thải các chất khí như dioxit carbon (sinh ra khi đốt các nhiên liệu hóa thạch), CFC (được dùng cho chất nổ, các dung dịch hòa tan và các chất tạo bọt, chất làm lạnh…; metan (sinh ra từ quặng than, loài vật nuôi như trâu, bò… trấu, khí rò rỉ…) và oxit nitric (nguồn sinh ra chưa rõ nhưng liên quan đến sự đốt các nguyên liệu hóa thạch, phân bón)... Hầu hết chất khí gây bức xạ được thải ra từ khu vực tiêu thụ năng lượng đốt các nguyên liệu hóa thạch (kể cả giao thông vận tải) làm nhiệt độ trái đất tăng lên 50%. Nông nghiệp tạo ra khoảng 15% tổng số chất khí thải ra bức xạ thông qua những hoạt động như đốt rừng, đốt đồng cỏ lấy đất trồng. Các nguồn phóng thích mêtan trong nông nghiệp là các đồng lúa, khu nuôi gia súc, sinh vật bị đốt, những bãi rác chôn dưới đất. Các chất khí thải ra do phá rừng nhiệt đới tạo 15% hiệu ứng nhà kính cộng với nạn phá rừng làm thủng tầng ozon, ở những chỗ thủng đó mặt trời chiếu thẳng xuống trái đất, làm cho trái đất nóng lên… Nhiệt độ bề mặt đại dương vùng nhiệt đới tăng 0,5 độ C, khối lượng hơi nước tích tụ trên tầng đối lưu ở khí quyển vùng nhiệt đới tăng lên, sức nóng giới hạn ở lớp giữa của tầng đối lưu đang tăng lên, chênh lệch nhiệt giữa xích đạo và vùng cực, vận tốc gió trung bình cũng đang tăng lên, những vùng áp suất thấp hầu như đứng yên. Trong cùng thời gian ấy, khối nước của các sông băng trong đất liền ở vùng núi Alpes đã giảm xuống 50%. Dự đoán đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình trên bề mặt mặt đất sẽ tăng thêm từ 2 – 6 độ C, nước biển sẽ dâng cao từ 0,5 đến 1,5m. 143 • Bầu khí quyển bị phá hủy Bầu khí quyển (tầng ozone) bao quanh trái đất hấp thụ bức xạ hồng ngoại và có tác dụng như một tấm phủ giúp giữ lại nhiệt và phát xạ trở lại khí quyển từ bề mặt trái đất. Ozone là một loại khí sinh ra tự nhiên ở tầng bình lưu và đối lưu của khí quyển. Ở tầng bình lưu nó tích tụ thành một vành đai bao quanh trái đất gọi là tầng ozone bảo vệ trái đất khỏi bức xạ cực tím từ mặt trời, loại trừ 90% số lượng tia cực tím cho nên sự tích tụ cao ozone ở tầng bình lưu là tốt; trong khi ở tầng đối lưu ozone tác động với oxit nitrogen, oxygen và những hợp chất hữu cơ dễ bốc hơi gây hại cho sức khỏe con người và thực vật, liên quan đến việc hình thành mưa axit… Do đó sự tích tụ cao ozone ở tầng đối lưu là có hại cho con người. Từ những năm 20 của thế kỷ 20 người ta đã thường xuyên đo đạc tầng ozone. Từ năm 1926 đến năm 1970 không có vấn đề gì xảy ra, nhưng từ sau năm 1970 tầng ozone bắt đầu bị mỏng đi. Đến năm 1986, Cơ quan khí tượng thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo xác nhận rằng chất CFC tồn tại trong bầu khí quyển giải phóng chlorine hủy hoại tầng ozone trên phạm vi toàn thế giới, tạo những lỗ hổng gây hiệu ứng nhà kính, mưa axit… Lỗ thủng tầng ozon năm 1998 là 27,24 triệu km2. Ngày 10/10/2000 các chuyên gia nghiên cứu tầng ozon của Cơ quan khí tượng Úc cho biết, theo những hình ảnh do NASA chụp được từ vệ tinh lỗ hổng tầng ozon đã trải dài từ các thành phố ở Nam Mỹ sang tận khu vực phía Nam bang Tasmania Australia. Theo các nhà khoa học thuộc Cục khí tượng Nhật Bản, lỗ thủng của tầng ozon ở Nam cực hiện nay đã lên tới 29,18 triệu km2, bằng hơn 2 lần diện tích Nam cực. 144 Khi tầng ozone bị phá hủy sẽ có nhiều tác hại như: − Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: bệnh tật và tử vong gia tăng do cháy nắng dẫn đến ung thư da, tổn hại hệ thống miễn dịch của con người, làm tăng những bệnh truyền nhiễm và làm giảm tác dụng của các chương trình chủng ngừa, tăng bệnh đục nhãn cầu. Hàng ngàn người chết vì không khí bị ô nhiễm, trong đó khoảng 50% là do khí thải xe hơi gây ra bệnh viêm phổi, hen cấp tính. − Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: bức xạ tia cực tím làm giảm khả năng sinh trưởng của tảo đơn bào (một loại tảo làm thức ăn cho các loài giáp xác nhỏ và những loài này lại là thức ăn cho các loại sinh vật biển lớn hơn), làm giảm trữ lượng cá; tảo này cũng tạo ra 40 − 50% oxy trên hành tinh; làm hoạt động quang hợp kém đi, giảm sự tăng trưởng của thực vật do đó ảnh hưởng đến mùa màng. − Nhiệt độ trái đất tăng lên làm thay đổi lượng gió: dẫn đến việc phân bố lượng mưa theo không gian và thời gian bị thay đổi, sẽ gây ra các trận mưa bất thường, kéo dài và lụt. − Tăng tần suất và mức độ phá hoại của các cơn bão. − Gây nên hiện tượng Elnino (Elnino là hiện tượng thời tiết thay đổi bất thường chu kỳ 4 − 5 năm dẫn đến hạn hán ở nơi này và lụt lội ở nơi khác trên thế giới.) − Băng ở Bắc cực, Nam cực tan ra và mực nước biển dâng lên, đã và đang nhận chìm một số quốc gia và vùng lãnh thổ thấp nền. Nhất là các vùng châu thổ và cửa sông của những con sông lớn như Ai Cập, Bangladesh, Thái lan, Trung Quốc, Brazin, Indonesia, đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam… Tác hại sẽ tăng cao nếu đi kèm với bão tố. Hàng triệu người phải di cư gây thiệt hại về người và của. − Làm khô hạn và gia tăng hiện tượng sa mạc hóa và suy thoái đất, dẫn đến cháy rừng; đất bị khô và xuống cấp (nhiễm mặn phèn và 145 bị xói mòn), làm cho sản lượng nông nghiệp giảm. Điều này sẽ làm gia tăng nghèo đói. − Các loại bệnh và côn trùng có hại cho cây sẽ gia tăng nhiều hơn. – Khí hậu thay đổi dẫn đến một số giống loài không thích nghi được sẽ bị tuyệt chủng. Ví dụ: hải cẩu ở Nam Cực, cá voi xanh. Các giải pháp đối với hiệu ứng nhà kính 1- Các nước trên thế giới ký kết những thỏa ước toàn cầu về giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính như : – Nghị Định thư Montréal (1987): giới hạn trong việc sản xuất CFC để bảo vệ tầng ozon. – Thỏa ước về bảo vệ tầng ozon (1990 – Luân Đôn). – Năm 1992 tại Rio các nước công nghiệp cam kết tự nguyện giảm mức khí thải của họ vào năm 2000 xuống bằng mức năm 1990. Tuy nhiên hiệp định này ấn định mức thải dựa trên mức quá khứ, có nghĩa là nước nào đã thải nhiều sẽ được thải nhiều, nên các nước đang phát triển chống đối. – Năm 1997 tại Kyoto đề ra những mục tiêu tham vọng hơn và cam kết có tính ràng buộc hơn, quy định việc giảm lượng khí thải trên thế giới với mục tiêu đến năm 2010 giảm 5,2% khí thải độc hại như CO2, CH4, N2O, HFC, PFC, CFC, trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2012 so với mức năm 1990. Tại Hội Nghị Kyoto, các nước EU đã hứa sẽ cắt giảm 8%, Mỹ 7%, Nhật 6%. Trong đó Mỹ với dân số chỉ 4% dân số thế giới nhưng thải đến 24% lượng khí thải độc hại toàn cầu. Để có hiệu lực, nghị định thư Kyoto phải được ít nhất 55 quốc gia phê chuẩn trong thời hạn chậm trễ nhất là năm 2002 (vào dịp kỷ niệm 10 năm Hội Nghị thượng đỉnh về địa cầu tổ chức tại Rio de Janeiro) 146 và trong đó phải có ít nhất 55% là các nước công nghiệp. Nhiều nước tỏ ra chống đối hay miễn cưỡng đối với cam kết có tính ràng buộc này. – Từ ngày 4/9/2000 Liên Hiệp Quốc họp hội nghị về môi trường tại thành phố Lyon của Pháp xem xét về tình hình môi trường toàn cầu hiện nay. Hội nghị này đã đề ra các biện pháp làm giảm khí thải CO2 và các loại khí thải khác khi nhiệt độ trái đất đang ấm dần lên. – Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng diễn ra Hội Nghị các Bộ trưởng môi trường (Eco Asia 2000) họp từ ngày 3/9 tại Kita Kiusu Nhật Bản, với sự tham gia của đại biểu từ hơn 40 nước, khu vực và đại diện nhiều tổ chức quốc tế. – Từ ngày 13 đến 24/11/2000 tại The Hague (Hà Lan đúng hơn chứ) dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc, 150 quốc gia đã từng ký cam kết tại Kyoto, cụ thể hóa nghị định thư tại Kyoto và thông qua Công ước của Liên Hiệp Quốc về sự thay đổi khí hậu nhằm ổn định các nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển. Cuộc thương lượng quốc tế này đã thất bại do không thỏa thuận được việc cắt giảm khí thải carbon dioxit vì các cường quốc công nghiệp không chấp nhận nhượng bộ. 2- Giải pháp thứ 2 gồm có việc thi hành các sắc thuế quốc gia đánh vào các lượng carbon ở những mức đã thỏa thuận toàn cầu. Đánh thuế cao đối với than đá, dầu. Thuế thấp hơn đối với khí tự nhiên. Miễn thuế đối với việc sử dụng các nguồn năng lượng như gió, sóng, mặt trời. Các nước cam kết giảm bớt chất khí thải nhất là dioxit carbon năm 2000 hoặc 2005 ở mức năm 1990 bằng cách sử dụng khí tự nhiên có hàm lượng carbon thấp hơn dầu, than đá; dùng các hệ thống năng lượng đắt hơn thay thế cho các nhà máy dùng nhiên liệu hóa thạch. 147 Tuy nhiên việc kết hợp cả 2 cơ chế trên vào một hiệp định quốc tế cũng phức tạp trong việc thực hiện vì chi phí và lợi ích của việc giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở mỗi nước mỗi khác; thuế đánh vào năng lượng và hiệu suất năng lượng mỗi nước cũng khác. Vấn đề đặt ra là làm thế nào ấn định một chỉ số giới hạn cơ bản cho cả mức thuế lẫn lượng khí thải ra. Nếu ấn định một mức thuế chung toàn cầu thì những nước có lợi ích biên từ khí thải thấp hơn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho các biện pháp giảm thải so với những nước có lợi ích biên cao hơn. Nếu thuế suất khác nhau giữa các nước thì sẽ có hiện tượng di chuyển sản xuất từ các nước có thuế thấp sang các nước có thuế cao. 3- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu công nghệ sạch: cửa sổ hắt nhiệt, chấn lưu điện tử dùng trong đèn huỳnh quang, máy làm lạnh có dung lượng thay đổi dùng trong các siêu thị... tiết kiệm khá nhiều năng lượng. 4- Quy định chỉ tiêu thải chung, phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị, cấp phép theo hiện trạng xả thải cho phép mua bán giấy phép thải khí. 5- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong việc bảo vệ môi trường. Bảo tồn sự đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các loài trên là một bộ phận trong đó. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 30 triệu giống loài sinh vật. Giữa các giống loài có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ: thực vật biến đổi năng lượng mặt trời thành thức ăn cho động vật nhưng ngược lại thực vật cũng nhờ động vật như hoa nhờ ong chuyển phấn hoa…; loài này là thức ăn của loài kia… 148 Thực vật, động vật và vi sinh vật có gien di truyền và những thông tin chứa trong các gien này là những thông tin hữu ích đối với sự phát triển thuốc trừ vật hại thiên nhiên, các loại động, thực vật có sức đề kháng cao. Số lượng các loài khác nhau đo lường sự đa dạng giống loài. Trạng thái muôn vẻ của môi trường cư trú, cộng đồng sinh vật và tiến trình sinh thái được gọi là sự đa dạng sinh thái. Hoạt động của con người đã làm cho tốc độ tuyệt chủng các giống loài tăng nhanh. Con người săn bắt, khai thác bừa bãi các loài thú, rừng, hay sự xuất hiện quá mức của các giống loài làm ảnh hưởng đến các loài khác (ốc bươu vàng ở Việt Nam, Philippines; hoa trinh nữ, bèo Nhật Bản, thỏ ở Úc… Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) ước tính có khoảng 22 triệu loài động vật. Trong đó có 1,5 triệu loài đã được mô tả; 7 triệu có nguy cơ tuyệt chủng trong khoảng 30 năm tới; 3/4 loài chim trên thế giới đang suy tàn; 1/4 loài có vú có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong nông nghiệp, mỗi năm mất đi một số giống cây trồng, trong đó có những giống được mô tả trong các bộ sưu tập các tư liệu di truyền. Vì vậy, giữ gìn môi trường sống và bảo tồn giống loài đã trở thành vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay. Nguyên nhân giảm sự đa dạng sinh học: − Kỹ thuật canh tác hiện đại. − Nạn phá rừng. − Sự hủy hoại môi trường sống ở những vùng đầm lầy và trên đại dương. Các nước đang phát triển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên sự đa dạng sinh học khá phong phú, do đó áp lực bảo vệ sự đa dạng sinh học lớn. Bảo tồn sự đa dạng sinh học có thể thực hiện theo 2 cách chính: 149 − Đặt ra những giới hạn trong việc sử dụng môi trường cư trú. Ví dụ: tuyên bố những khu vực là “công viên quốc gia” hay “khu di tích”. − Khuyến khích sự sử dụng một cách bền vững. Lên danh sách các tài nguyên một vùng, xác định những giống loài ưu tiên phải bảo vệ để có thể quyết định việc khai thác như thế nào để trữ lượng của chúng không giảm đi. Tại “cuộc họp cấp cao về trái đất” năm 1992 ở Rio, công ước về đa dạng sinh vật được 169 nước phê chuẩn. Do các nước đang phát triển có sự đa dạng sinh học rất phong phú, người ta nhất trí rằng các nước giàu phải trả cho các nước nghèo nhiều hơn thông qua Tổ chức Môi trường thế giới để các nước nghèo bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm cho các vùng nước thuộc quốc tế, kiểm soát việc thải chất dioxit carbon, chống phá rừng và sa mạc hóa… Khi thực hiện bảo tồn cần phải tính đủ chi phí cơ hội của việc bảo tồn để thấy rõ lợi ích và chi phí. Quy luật cơ bản để bảo tồn như sau: (Bc – Cc) > ( Bd – Cd) Bc: lợi ích khi có bảo tồn. Cc: chi phí bảo tồn. Bd: lợi ích nếu không thực hiện bảo tồn. Cd: chi phí nếu không bảo tồn. Bd – Cd: chi phí cơ hội của việc bảo tồn, có nghĩa là giá trị phải đánh đổi nếu thực hiện bảo tồn. Thực tế Bd cao hơn vì các chương trình có thể được trợ cấp hay khuyến khích bằng các chính sách như trợ giá sản phẩm, miễn thuế, tín dụng lãi suất ưu đãi, trợ giá máy móc phân bón, thủy lợi… trong khi hoạt động bảo tồn thường không được trợ giá. Sự bảo tồn đa dạng 150 sinh học phải đối phó với sự cạnh tranh không công bằng, điều đó giải thích vì sao sự đa dạng sinh học ngày càng giảm. Giải pháp cho vấn đề này là phải ban hành các giới hạn thương mại đối với những giống loài quý hiếm, phạt nặng những trường hợp vi phạm. Ví dụ: ngăn cấm đánh bắt cá bằng chất xyanua là cách bảo vệ san hô. CÂU HỎI 1- Hãy nêu các giải pháp để các doanh nghiệp quan tâm đến môi trường. 2- Tại sao chính sách môi trường có tính quốc tế? 3- Tại sao các nước công nghiệp phát triển có trách nhiệm chính trong vấn đề hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1- Giải pháp để các doanh nghiệp quan tâm đến môi trường: • Đối thoại giữa chính phủ, các ngành công nghiệp và xây dựng phong trào bảo vệ môi trường. • Khuyến khích kinh tế để thực hiện các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường. • Lôi kéo tất cả các ngành kinh doanh tham gia tích cực vào việc bảo vệ tính bền vững và chất lượng môi trường. • Phân biệt xác định những nhà máy nguy hiểm, vận hành các nhà máy an toàn tuyệt đối. • Xây dựng một hệ thống quốc gia và quốc tế có hiệu quả cao để quản lý chất thải. • Yêu cầu các nhà máy sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên thiên. 151 2- Chính sách môi trường ngày càng có tính quốc tế. Có 2 lí do: a) Nhiều tài nguyên thiên nhiên của thế giới đang bị đe dọa là những tài nguyên dùng chung cho tất cả mọi người trên hành tinh như các đại dương, bầu khí quyển. b) Vì các hoạt động tại một nơi trên thế giới ảnh hưởng đến chất lương cuộc sống của nơi khác trên thế giới. Ví dụ: rừng bị phá hại ở một nước này nhưng có ảnh hưởng đến các nước khác. 3- Các nước công nghiệp có trách nhiệm chính vì: – Các nước này thải nhiều khí thải hơn các nước đang phát triển do phá hủy tính đa dạng sinh học, sử dụng quá nhiều năng lượng. 10 nước sản xuất CO2 nhiều nhất thế giới là Mỹ 24%, Trung Quốc 14%, Nga 6%, Nhật 6%, Đức 4%, Ấn Độ 4%, Anh 2%, Canada 2%, Ý 2%, Hàn Quốc 2%. – Các nước công nghiệp có nhiều năng lực về kinh tế và thể chế trong việc đối phó với vấn đề này. 152 Tài liệu tham khảo A. Myrick Freeman, The Measurement of Environmental and Resource Values, Resources for the Future Washington, D.C. 1992. Bilitewski, B and Marek, G., Kinh tế chất thải, Berlin, 1994. David W. Pearce & Jeremy J. Warford, World without end, Economics, Environment, and sustainable development, Oxford University Press, 1996. Hasis, H., Môi trường và năng lượng, Munchen, 1995. John m. Hartwick & Nancy d. Olewiler, The Economics of Natural resource Use, Addison - Wesley educational Publisher, 1998. Korber, H., Chất thải và nạn hồng thuỷ thời đại mới, Berlin, 1997. Nhóm cán bộ giảng dạy, Giới thiệu cơ bản về Kinh tế Môi trường, 1995 - bản dịch Tài liệu (1) Phils, H., Quản lý chất thải, New York, 1996. Rethmann, N and Gerd, R., Doanh nghiệp và môi trường sinh thái, Munchen, 1995. Robert S. Pindyck & Daniel l. Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 1994. R.Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman, Environment Economic Lê Huy Bá, Môi trường, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2000. Lê Huy Bá & Võ Đình Long, Kinh tế môi trường, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2001. Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lí môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại Học Quốc Gia Hà nội, 2000. Lê Văn Khoa, Hỏi – Đáp về tài nguyên môi trường, NXB Giáo Dục, 2003. 153 PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ, Giáo trình Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục, 2005. Từ khoá: Tài nguyên, môi trường, bền vững, phát triển, ô nhiễm, bảo tồn, chất thải, lợi ích, chi phí, hiệu ứng nhà kính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ( TS LÊ NGỌC UYỂN- TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH THS HOÀNG ĐINH THẢO VY).pdf
Tài liệu liên quan