Kinh tế học vĩ mô - Đo lường sản lượng quốc gia

Tiền lương (Wage – W): là thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động. Tiền thuê (Rent – R): là thu nhập nhận được do cho thuê tài sản. Tiền lãi (Interest – i): là thu nhập nhận được do cho vay. Lợi nhuận ( Profit – Pr): chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

pptx62 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Đo lường sản lượng quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĨ MÔKINH TẾ HỌC2Đo Lường Sản Lượng Quốc GiaCác nội dung chính của chương:Các khái niệm chungTổng Sản Phẩm Trong Nước?Các phương pháp tiếp cận tính GDP?Ba Phương Pháp Tính GDP?GDP danh nghĩa và GDP thực?Đo lường tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng?GDP theo giá thị trường và theo giá cơ bảnTổng sản phẩm (thu nhập) quốc gia.Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản23 1. Các khái niệm Khấu hao (Depreciation – De): là sự hao mòn giá trị của tài sản cố định theo thời gian. Tổng đầu tư (Investment – I): bao gồm tiền mua hàng tư bản mới và đầu tư vào hàng tồn kho. Đầu tư ròng ( Net investment – In): là tổng đầu tư trừ khấu hao.In = I - De4 1. Các khái niệm Thu nhập khả dụng (Disposable Income – DI): là lượng thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi trừ thuế và cộng các khoản chuyển nhượng từ chính phủ:DI = Y – T +TrThu nhập khả dụng gồm 2 phần: Tiêu dùng (Consumption – C): là lượng tiền chi cho hàng tiêu dùng. Tiết kiệm (Saving– S): là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng.DI = C + S5 1. Các khái niệm Thuế (Tax – Tx): là khoản đóng góp bắt buộc của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp cho chính phủ nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Thuế trực thu (Direct Tax – Td): là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản chịu thuế của người nộp thuế. Vd: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất Thuế gián thu (Indirect Tax – Ti): là loại thuế đánh gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Vd: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu.6 1. Các khái niệm Chi mua hh-dv của chính phủ (Government Spending–G): gồm − Chi tiêu dùng của chính phủ (Cg): trả lương công chức, quốc phòng, cảnh sát − Chi đầu tư chính phủ (Ig): xây dựng cơ sở hạ tầng, xây trường học Chi chuyển nhượng (Transfer Payment – Tr): là khoản chi của chính phủ không cần hh-dv đối ứng, như lương hưu, trợ cấp, bù lỗ7 1. Các khái niệm Xuất khẩu (Export – X): là lượng hh-dv sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài. Nhập khẩu (Import – Z): là lượng hh-dv sản xuất ở nước ngoài và được tiêu thụ trong nước. Xuất khẩu ròng (Net Export – NX): là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, thể hiện cán cân thương mại.8 1. Các khái niệm Tiền lương (Wage – W): là thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động. Tiền thuê (Rent – R): là thu nhập nhận được do cho thuê tài sản. Tiền lãi (Interest – i): là thu nhập nhận được do cho vay. Lợi nhuận ( Profit – Pr): chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.9 2. Tổng Sản Phẩm Trong NướcTổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP): là giá trị tính bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong lãnh thổ một quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.Định nghĩa GDP“GDP là giá trị tính bằng tiền”Giá trị tính bằng tiền – phản ánh giá trị của hàng hóa đó.“ của tất cả”Tất cả những hàng hóa được sản xuất và bán hợp pháp trên thị trường.Không tính tới những hàng hóaSản xuất và bán bất hợp pháp.Sản xuất và tiêu dùng ở nhà. Ví dụ?10Định nghĩa GDP“ hàng hóa và dịch vụ” áo, thực phẩm & cắt tóc, dạy học.“ cuối cùng”Cần phân biệt hàng hóa cuối cùng với hàng trung gian.GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của hàng trung gian, vì giá trị của hàng trung gian đã được tính vào giá hàng hóa cuối cùng. Nếu ta tính giá trị hàng hóa trung gian thì dẫn đến tính trùng.11Định nghĩa GDP“ trong một quốc gia”GDP đo lường giá trị hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong một quốc giaKhông kể đến quốc tịch của người sản xuất.“ trong một thời gian nhất định”GDP được tính theo 1 năm hoặc 1 quý.12Một số lưu ý khi tính GDPLưu ý: Đối với hàng hóa đã sử dụng: không tính vào GDPĐối với hàng hóa trung gian: không tính vào GDPHàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ tại gia: không tính vào GDPTr: bằng tiền: không tínhHoạt động bất hợp pháp, hoạt động kinh tế ngầm: không tínhLượng tồn kho: sản phẩm, nguyên vật liệu1314Hai Phương Pháp Tiếp Cận Để Tính GDP 3. Các PP Tiếp Cận Tính GDPThông qua luồng hàng: GDP là tổng giá trị hàng hoá dịch vụ tính bằng giá thị trường.Thông qua luồng tiền: Tính bằng luồng tiền lưu thông giữa các khu vực trong nền kinh tế. + Thể hiện trong sơ đồ chu chuyển kinh tế Ví dụ: 2013, VN sản xuất ra 6.000 áo sơ mi, 4.000 kg gạo và được bán hết cho người tiêu dùng. Giá áo trên thị trường là 150.000 đồng/cái, giá gạo là 10.000 đồng/kg. GDP của VN là ???Sơ Đồ Chu Chuyển Kinh TếCác chủ thể tham gia hoạt động kinh tếHộ gia đìnhDoanh nghiệpChính phủNước ngoài15Sơ Đồ Chu Chuyển Kinh TếHộ gia đình− Cung ứng yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai).− Nhận thu nhập (tiền lương, tiền lãi tiền thuê, lợi nhuận).− Chi tiêu mua hh-dv tiêu dùng.− Tiết kiệm.16Sơ Đồ Chu Chuyển Kinh TếDoanh nghiệp− Sản xuất kinh doanh hh-dv.− Nhận thu nhập từ bán hh-dv.− Trả thu nhập cho yếu tố sản xuất (tiền lương, tiền lãi tiền thuê, lợi nhuận).− Vay vốn đầu tư.17Sơ Đồ Chu Chuyển Kinh TếChính Phủ− Thu thuế− Chi trợ cấp− Chi tiêu mua hh-dv− Vay tiền tài trợ thâm hụt ngân sách18Sơ Đồ Chu Chuyển Kinh TếNước ngoài − Mua hh-dv sản xuất trong nước. − Bán hh-dv sản xuất ở nước ngoài vào trong nước. − Cho các chủ thể kinh tế trong nước vay. − Vay của các chủ thể kinh tế trong nước.192021Dòng chu chuyển kinh tế - ví dụ 1Doanh nghiệpY=10.000Chính phủTx=2000Hộ gia đìnhDI=8000C+I+G+NX=10.000Nước ngoàiW+R+i+Pr=9.000De=0X=4000I=De+In=2500S=2500G=2.000Ti=1000Td=1.000Tr=08000C=55006000M=4000Dòng chu chuyển kinh tế - ví dụ 2Doanh nghiệpGDP=10.000Chính phủTx=2.500Hộ gia đìnhDI=5.500C+I+G=10.000Nước ngoàiW+R+i+Pr=6.000De=2500X=800M=800I=De+In=3000S=500G=2.000Ti=1.500Td=1.000Tr=5005000C=50009200244. Phương Pháp Tính GDPBa Phương Pháp Tính GDP - Thông qua sự lưu thông của luồng tiền, ta có 3 phương pháp tính GDP, và 3 phương pháp này mang lại cùng 1 kết quả: Phương pháp sản xuấtPhương pháp thu nhậpPhương pháp chi tiêua) Phương pháp sản xuấtTính GDP theo phương pháp sản xuất là tính tất cả những hàng hóa mà doanh nghiệp trong nền kinh tế sản xuất ra.Doanh nghiệp sẽ sản xuất được hàng hóa cuối cùng thông qua 1 qui trình sản xuất với các giai đoạn sản xuất khác nhau.Theo phương pháp sản xuất, GDP của nền kinh tế là tổng giá trị gia tăng của tất cả đơn vị thể chế trong nền kinh tếa) Phương pháp sản xuấtGiá trị gia tăng (Value Added-VA): - Là sự gia tăng giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất.Giá trị gia tăng = Giá trị sản lượng – chi phí cho các hàng hóa trung gian.a) Phương pháp sản xuấtVới phương pháp sản xuất (hay phương pháp giá trị gia tăng), GDP sẽ được tính bằng: GDP được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng của tất cả doanh nghiệp sản xuất trên lãnh thổ 1 nước.a) Phương pháp sản xuấtNSXQui trình SXSố tiền trảSố tiền nhậnGTGT1Người trồng dâu bán lá dâu cho người nuôi tằm0100.000100.0002Người nuôi tằm mua lá dâu, bán tơ cho người dệt vải100.000250.000150.0003Người dệt vải mua tơ, dệt và bán cho XN may250.000600.000350.0004XN may mua vải, may 10 cái áo, bán cho cửa hàng quần áo600.0001.200.000600.0005Cửa hàng quần áo nhận 10 cái áo, bán lẻ cho người tiêu dùng1.200.0001.500.000300.000GDP = Tổng giá trị gia tăng của 5 nhà SX =1.500.000b) Phương pháp thu nhậpGDP được tính bằng cách cộng tất cả các thu nhập của các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất gồm. - Tiền lương (W) - Tiền thuê (R) - Tiền lãi (i) - Lợi nhuận (Pr) - Thuế gián thu (Ti) - Khấu hao (De)b) Phương pháp thu nhậpDoanh thu = lương + lãi suất + tiền thuê + chi phí hàng hóa trung gian + thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận.Tổng giá trị gia tăng = Doanh thu của doanh nghiệp – chi phí cho hàng hóa trung gian.GDP = tổng giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp.GDP = lương + lãi suất + tiền thuê + thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận.Tổng thu nhập trong nền kinh tế = tổng các sản phẩm đầu raDòng chu chuyển kinh tế - ví dụ 2Doanh nghiệpGDP=10.000Chính phủTx=2.500Hộ gia đìnhDI=5.500C+I+G=10.000Nước ngoàiW+R+i+Pr=6.000De=2500X=800M=800I=De+In=3000S=500G=2.000Ti=1.500Td=1.000Tr=5005000C=50009200Tính tổng chi tiêu cuối cùng của tất cả khu vực trong nền kinh tế. Chi tiêu cuối cùng trong nước bao gồm Chi tiêu của hộ gia đình (C) Chi đầu tư của doanh nghiệp (I) Chi mua hàng của chính phủ (G) Xuất khẩu ròng (NX), NX = X – MGDP = C + I + G + NXGDP = C + I + G + X - Mc) Phương pháp chi tiêu cuối cùngCÁC THÀNH PHẦN CỦA GDPTiêu dùng của hộ gia đình (C):Tiêu dùng của hộ gia đình để mua hàng hóa và dịch vụ, không bao gồm chi để mua nhà mới.Chi đầu tư (I):Chi tiêu đầu tư về máy móc, thiết bị, nhà xưởng , hàng tồn kho, của doanh nghiệp, và bao gồm chi để mua nhà mới.Chi tiêu chính phủ (G):Chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ của chính quyền trung ương và địa phương, hoặc chi trả lương.Khi tính GDP, không bao gồm các khoản chi chuyển giao (transfer payments) vì chi chuyển giao được thực hiện mà không đòi hỏi phải cung ứng lại hàng hóa và dịch vụ.Xuất khẩu ròng (NX):Xuất khẩu trừ nhập khẩu.CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDPSơ đồ chu chuyển kinh tế đầy đủ- Ví dụ 2Doanh nghiệpGDP=10.000Chính phủTx=2.500Hộ gia đìnhDI=5.500C+I+G=10.000Nước ngoàiW+R+i+Pr=6.000De=2500X=800M=800I=De+In=3000S=500G=2.000Ti=1.500Td=1.000Tr=5005000C=50009200Ví dụ về 3 phương pháp tính GDP Ví dụ về 3 phương pháp tính GDP Ví dụ trong 1 nền kinh tế đơn giản, chỉ có vài người, và nền kinh tế có 3 khu vực sản xuất. 1. Người nông dân bắt được con thú có túi và bán cho người làm bánh với giá $1000. 2. Người làm bánh mua con thú này và với sự giúp đỡ của người trợ lý làm thành 50 cái bánh, sau đó bán toàn bộ số bánh cho nhà phân phối với giá $4000, người làm bánh này trả lương cho trợ lý của ông ta là $1000. 3. Nhà phân phối mua số bánh này, và với sự giúp đỡ của những nhân viên bán hàng, đã bán toàn bộ số bánh này cho người tiêu dùng với giá $7000, và trả lương cho người bán hàng $1000.Hãy tính GDP theo 3 phương pháp: giá trị gia tăng, thu nhập, chi tiêu5. GDP danh nghĩa và GDP thựcGDP danh nghĩa (nominal GDP) - Đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tại mức giá năm hiện hành (current prices). - Là giá trị tính bằng tiền.GDP thực (real GDP) - Đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tại mức giá của 1 năm được chọn làm năm gốc (constant prices). - Năm gốc là năm tham chiếu, được thay đổi không thường xuyên (Việt Nam đang sử dụng 1994). - Là giá trị tính theo số lượng.5. GDP danh nghĩa và GDP thựcGDP danh nghĩa: tính theo giá hiện hànhGDPdanhnghĩa =Giá hiện hành * Sản lượngGDP thực: tính theo giá của thời kỳ gốc. Dùng để phân tích, đo lường hoạt động của nền kinh tế (giá đã được cố định)GDPthực = Giá kỳ gốc * Sản lượng395. GDP danh nghĩa và GDP thựcGiá và số lượngNămGiá laptopSố lượng laptopGiá CDSố lượng CD2012$18001$15502013$18501.2$174541GDP danh nghĩa và GDP thực của Việt Nam5. GDP thực tính theo đầu người (GDP per capita)Là thước đo bình quân đầu người xét theo lượng hh-dv mà mỗi người dân có thể mua được.4243GDP danh nghĩa và GDP thực trên đầu người6. Đo lường tỷ lệ lạm phátChỉ số giá (t)= P(t) = GDP Deflator(t)GDP deflator(t) = [GDP danh nghĩa(t)/ GDP thực(t)]*100Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator): thể hiện sự biến động mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được nền kinh tế sản xuất ra. GDP thực (t) = GDP danh nghĩa(t)/chỉ số giá(t)Tỷ lệ lạm phát = [P(t)-P(t-1)/P(t-1)]*1006. Đo lường tốc độ tăng trưởngTốc độ tăng trưởng kinh tế: là tỷ lệ phần trăm gia tăng hàng năm của sản lượng quốc gia thực hay của sản lượng thực bình quân đầu người.Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (gt)46Tốc độ tăng trưởng kinh tếBài tập tính tỉ lệ lạm phátTính tỉ lệ lạm phát thời kỳ giữa hai năm 2012 – 2013?Tính tỉ lệ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ giữa hai năm này?NămGDP thực(tỷ đồng)GDP danh nghĩa (tỷ đồng)2012100.000120.0002013105.000138.60047GiảiTỉ lệ lạm phát = (Chỉ số giá 2013 - Chỉ số giá 2012) / Chỉ số giá 2012 x 100Chỉ số giá 2013 = GDP danh nghĩa 2013 / GDP thực 2013 x 100 = 138.600/105.000 x 100 = 132Chỉ số giá 2012 = GDP danh nghĩa 2012 / GDP thực 2012 x 100 = 120.000 / 100.000 x 100 = 120 Tỉ lệ lạm phát 2012-2013 = (132-120)/120 x 100 = 10 Mức giá đã tăng 10% trong thời kỳ này48Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế = (GDP thực 2013 - GDP thực 2012) / GDP thực 2012 x 100% = (105.000 - 100.000)/ 100.000 x 100% = 5.000 / 100.000 x 100% = 5 % 49 7. GDP theo giá thị trường và GDP theo giá cơ bản GDP theo giá thị trường. Đo lường sản lượng trong nước bao gồm cả thuế gián thu đánh vào hàng hóa và dịch vụ.GDP theo giá thị trường = chi tiêu cuối cùng = C + I + G + NXGDP theo giá cơ bản Đo lường sản lượng trong nước không bao gồm thuế gián thu đánh vào hàng hóa và dịch vụ.GDP theo giá cơ bản = (C + I + G + NX)- Ti50Ưu điểm GDPGDP – “là chỉ tiêu đo lường phúc lợi kinh tế của toàn bộ xã hội”Tổng thu nhập của nền kinh tếTổng chi tiêu của nền kinh tếNếu GDP lớn hơnCuộc sống tốt hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.Hệ thống giáo dục tốt hơn51GDPGDP – cũng chưa phải là 1 chỉ tiêu hoàn hảo để đo lường phúc lợi kinh tế, bởi vìGDP không đo lườngGiá trị thời gian nghỉ ngơiMức độ hạnh phúc của con ngườiGiá trị của những hoạt động không diễn ra trong nền kinh tếChất lượng môi trường52538. Tổng Sản Phẩm Quốc Gia (GNP/ GNI)Tổng Sản Phẩm (thu nhập) Quốc Gia (Gross National Product hay Gross National Income): là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của tất cả hh-dv cuối cùng thuộc quyền sở hữu của công dân 1 nước, sản xuất ra trong 1 khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài (NIA)NIA = TN nước ngoài chuyển vào – TN trong nước chuyển ra 548. Tổng Sản Phẩm Quốc Gia (GNP/ GNI) Sự khác nhau giữa tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tổng sản phẩm quốc gia (GNP) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nội địa của 1 quốc gia. Điều đó có nghĩa là dù quốc tịch người đó là người trong nước hay nước ngoài, miễn họ có sản xuất trong nước thì giá trị sản phẩm của họ sẽ được tính vào GDP nước đó. - Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 quốc gia sản xuất trong 1 thời kỳ nhất định. Ví dụ1: khi Mỹ Tâm đi hát ở Mỹ, thì giá trị dịch vụ do cô tạo ra thuộc GDP của Mỹ, nhưng lại thuộc GNP của Việt Nam Ví dụ 2: Ban nhạc Westlife (quốc tịch Ireland) đến Việt Nam biểu diễn thì được tính vào : GNP của Ireland, và GDP của Việt Nam 558. Tổng Sản Phẩm Quốc Gia (GNP/ GNI) Sự giống nhau giữa tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tổng sản phẩm quốc gia (GNP)Hai chỉ tiêu này đều được dùng để đo lường sản lượng 1 quốc gia.Ở nước phát triển, thích dùng GNP hơn, vì giá trị đầu tư ra nước ngoài của họ nhiều, nên thu nhập nước ngoài chuyển vào cũng nhiều, vì vậy GNP>GDPỞ nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài ít, nhưng nhận đầu tư nước ngoài nhiều, nếu tính GNP thì thu nhập từ trong nước chuyển ra sẽ lớn hơn, nên GNP<GDP. 568. GDP và GNP Các khoản sau được tính vào GDP hay GNP??Thu nhập của người lao động xuất khẩu VN tại Đức?Lương của chuyên gia y tế VN tại Angola?Doanh thu của nhà máy Honda ở Vĩnh Phúc, Việt Nam?Giá trị Học bổng của SV Việt Nam tại ÚcLương của cầu thủ bóng đá Brazil tại Việt namGiá trị xuất khẩu của hợp đồng thiết bị y tế của Mỹ vào việt Nam. 578. Sản Phẩm Quốc Gia Ròng (NNP/NNI)Sản phẩm quốc gia ròng/ thu nhập quốc gia ròng (net national product/ net national income) NNP = GNP – Khấu hao (De)Thu nhập quốc gia (national income)NI = NNI – thuế sản xuất và thuế nhập khẩu 589. Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản599. Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản609. Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản619. Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản629. Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxkinhtevimo_2_lt_6543.pptx
Tài liệu liên quan