Adam Smith và Sự khai sáng người Scotland
Adam Smith là một trong các nhà trí thức có một nền tảng giáo dục tốt (trong ngành luật)
mà có liên quan đến phong trào ngày nay như một "sự khai sáng người Scotland". Ngoài
Adam Smith ra còn có thể kể đến David Hume. Hai vị này đều là người Scotland vùng
Glasgow hoặc vùng Edinburg và họ đã cùng làm việc và viết những bài chống lại sự kiểm
soát ngày càng mở rộng của nước Anh và những cuộc nổi dậy chống lại nó. Thậm chí
trước cuộc cách mạng mà Mỹ chống lại luật lệ của Anh, vùng cao nguyên Scotland đã có
những cuộc nổi dậy liên tục vào thế kỷ 18, tràn vào những thung lũng nhỏ hẹp, ở các
vùng đất thấp Scotland thì dùng gươm giáo chống lại súng ống của Anh, thậm chí chiếm
luôn cả phần đất của Anh. Trong khi đó phản ứng đầu tiên của Anh chính là dùng quân
đội (đã đánh bại quân phiến loạn Jacobite và tàn sát cả những thị tộc mà họ gặp phải)
trong một thời kỳ lâu dài, với sự trợ giúp của giới trí thức "khai sáng người Scotland", họ
đã tiến hành những gì mà ngày nay chúng ta gọi là chống chiến tranh du kích bao quanh,
tiêu diệt và xoá sạch văn hoá những thị tộc ở vùng cao nguyên Scotland - có thể gọi đây
là nạn diệt chủng văn hoá, nó đựơc lập ra để xoá sạch những con người đó và gom những
người còn sót lại theo chế độ chủ nghĩa tư bản Anh. (Lưu ý: tham khảo thêm dòng lịch sử
của Scotland và những đường dẫn khác để biết rõ thêm chi tiết, đặc biệt là phần xoá sổ
vùng đất cao nguyên. Xem thêm phim Bravehearts và Rob Roy để thấy được Hollywood
đã dựng lại những con người vùng cao nguyên đó và cả những tình hình chính trị lúc bấy
giờ. Đọc tiểu thuyết Rob Roy của ngài Walter Scott để biết thêm một số hư cấu về một vị
anh hùng có thật của Scotland.)
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học cổ điển và chủ nghĩa tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lấy từ thành quả lao động của người khác được xem là tiền tô (rent).
Smith với vấn đề Chủ Nghĩa Tư Bản
Nhưng trong khi Smith không đồng tình với những tay địa chủ và "những đòi hỏi tiền tô
bất hợp lý" của họ, thì ông lại đồng tình với những nhà tư bản, ông cho rằng, họ sẽ không
bỏ "vốn" của họ ra ("vốn" được hiểu là số vốn đầu tư cũng như để mua dụng cụ, nguyên
liệu hay thuê công nhân) trừ phi họ kiếm được lợi nhuận từ nó. Xin chú ý rằng: trong khi
giữa "mong muốn" và "hành vi" của những nhà doanh nghiệp và địa chủ có một sự nối
kết trùng khớp với nhau, thì trong thực tế chẳng có một lý thuyết nào có thể giải thích
những phần thành quả lao động nào mà họ có thể chiếm đoạt từ người lao động.
Thật ra Smith xem những tay địa chủ như những người sống bám, và biện minh cho
những nhà tư bản là họ làm vì họ muốn tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên chẳng có cách nào làm
cho Smith thay đổi quan điểm đó về các nhà tư bản. Trong Tài Sản Quốc Gia cũng có
một số đoạn Smith viết với giọng gièm pha những nhà tư bản cũng như sự đối lập thường
xuyên giữa lợi ích của họ và lợi ích xã hội nói chung. Ví dụ như trong phần cuối của
quyển 1, ông đưa ra lời cảnh báo nghe như ông muốn chỉ trích những nhà trọng thương tư
lợi cá nhân:
"Việc đề xuất ra bất kỳ luật thương mại mới nào (do tầng lớp tư bản đề xuất) đều phải
luôn được chấp thuận của phần đông, và không được chấp nhận nếu không trãi qua thời
gian chờ đợi và kiểm tra kỹ lưỡng, không những cực kỳ thận trọng mà còn phải có những
mối nghi ngờ về nó nữa. Dó con người đề xuất ra, đó là những người mà quyền lợi của họ
chẳng bao giờ tương đồng với quyền lợi của công chúng, những người mà quyền lợi của
họ gây tổn hại và đè nặng lên xã hội, cả những người mà có được nhiều cơ hội nhờ lừa
đảo và chất gánh nặng lên xã hội."
Cũng giống như câu cách ngôn của giới kinh doanh: "Những gì tốt cho các công ty ô tô
thì cũng tốt cho đất nước" (Có lẽ cũng như "những gì tốt cho các công ty dầu hoả thì
cũng tốt cho đất nước")
Mặc dù rõ ràng là Smith tin rằng chủ nghĩa tư bản được hình thành từ sự tích luỹ tài sản
thông qua đầu tư và những động lực của thị trường, nhưng ông cũng thấy được cấu trúc
giai cấp của xã hội tư bản và sự đối lập của những giai cấp này.
Trong chương nói về tiền lương lao động, Smith đã nói thẳng ra rằng những nhà tư bản
kết hợp lại tạo thành một giai cấp bóc lột công nhân và họ sử dụng luật pháp nhằm ngăn
ngừa những người công nhân đoàn kết chống lại họ:
Những người có quyền thế, mang tính thiểu số, có thể dễ dàng liên kết lại với nhau; và
bên cạnh đó luật pháp cũng cho họ có được quyền kết hợp đó hay ít nhất cũng không
ngăn cản việc làm này của họ, trong khi đó luật pháp lại ngăn cản sự liên kết của công
nhân. Nghị viện của chúng ta cũng không có hành động nào chống lại việc sự liên kết
nhằm hạ thấp mức giá của người lao động, ngược lại nghị viện lại có nhiều hành động
chống lại sự liên kết nhằm làm gia tăng giá trị lao động. […] Tuy mối liên kết giữa các
nhà tư bản chỉ là mối liên kết ngầm nhưng nó bền vững và đồng nhất, mối liên kết này
nhằm ngăn chặn sự gia tăng mức lương của người lao động vượt quá giá trị thực mà họ
đáng được nhận […] Tuy nhiên những người công nhân lại thường xuyên liên hiệp lại với
nhau để chống lại sự liên kết này của các nhà tư bản cũng như đòi tăng giá trị sức lao
động của họ."
Trong phần 2 chương 1 của quyển 5, Smith đã giải thích rằng cũng chỉ có những nhà tư
bản mới có khả năng kêu gọi quyền lực cảnh sát của chính phủ nhằm bảo vệ tài sản
nguồn vốn tư bản của họ và chống lại những cái nghèo nàn và các hành vi thù địch mà họ
gây ra.
"Nhưng chính những lòng ham muốn và tham vọng giàu có, sự căm ghét cái nghèo, và cả
sự yêu thích niềm hân hoan hưởng thụ lại là những động lực thúc đẩy họ chiếm đoạt lấy
tài sản, những động lực làm cho những hành động của họ kiên định hơn và gây mức ảnh
hưởng của họ bao quát đến mọi người. Bất cứ nơi nào càng có nhiều tài sản thì nơi đó
càng có nhiều bất công. Một người cực kỳ giàu có thì có ít nhất 500 người nghèo khó, sự
sung túc giàu có của một số ít người lại làm cho nhiều người trở nên đói nghèo.[…] Chỉ
có núp bóng dưới sự che chở của chính quyền địa phương thì những nhà tư bản - những
người đang sở hữu một số lượng tài sản quý giá mà do công sức nhiều năm trời và có lẽ
của nhiều thế hệ liên tiếp tạo ra nó - mới có được một đêm an giấc."
Hơn nữa, Smith cũng biết rõ rằng thái độ bất mãn đối với công việc bị ép buộc làm ở hiện
tại của "những người tầng lớp thấp kém" một phần cũng do những tính cách bảo thủ mà
ra. Trong chương đầu tiên của quyển 5 - phần thảo luận về giáo dục - ông đem so sánh
hai trường hợp, trường hợp đầu là những ảnh hưởng bất lợi của việc chuyên môn hoá liên
quan đến sự phân công lao động của những nhà tư bản, trường hợp thứ hai là những kết
quả có lợi ích nhiều hơn trong những xã hội trước đó, thời kỳ mà những binh lính cũng
được xem như công nhân. Dường như "những người binh lính" mà Smith đề cập đến đều
là những người thuộc vùng Highland những người đã đi xâm chiếm một phần đất vùng
Scotland của ông vào thế kỷ 18. Tất nhiên những lối tư duy như thế đã được thể hiện bởi
người bạn thân của Smith - ngài David Hume - sau cuộc nổi loạn của Jacobite năm 1745
và sự chiếm đóng của Edinburgh:
"Khi con người ngày càng trở nên văn minh hơn và tự cho phép mình say mê những thứ
nghệ thuật và sản xuất, thì lối suy nghĩ của họ sớm muộn cũng khiến họ làm những điều
không phù hợp với mình và làm cho họ có một tham vọng khác thường, điều này do lối
suy nghĩ hơn là do bản thân họ muốn như thế… Nhưng đối với người có tính cách hung
tàn thuộc vùng Highland - những người mà phần lớn đang sống tại Pasturage - lại có thời
gian riêng của mình để tự cho phép mình say mê những lý tưởng quân sự… tất cả những
lý tưởng đó cứ ấp ủ trong tâm trí chiến đấu của họ và làm cho họ từ một đứa bé nằm
trong nôi trở thành một chiến binh hoàn hảo mọi mặt nhưng lại không có tri thức."
Dù sao đi nữa những gì Smith nói về sự chuyên môn hoá và làm việc quá sức khiến cho
người công nhân trở nên tồi tệ thêm cũng đã gây tiếng vang đối với thế hệ của những
người-gây-kích-động-chống-đối-tư-bản , mặc dù họ cũng biết rằng việc chống đối lại
những khuynh hướng như thế càng làm cho người công nhân suy nghĩ và hành động
nhiều hơn cả những gì Smith nói.
"Đối với những người mà cả đời họ chỉ làm một số ít việc cho những mục đích có thể nói
là giống nhau hoặc giả là gần như nhau thì họ chẳng thể có được những cơ hội sử dụng
đến cái vốn hiểu biết của họ cũng như không thể tự mình khám phá ra các giải pháp cho
những vấn đề nan giải mà chưa bao giờ xảy ra. Do đó đương nhiên là anh ta thất bại, với
thói quen như thế nhìn chung làm cho họ cũng như con người càng trở nên ngu ngốc và
ngờ nghệch. Với một trạng thái tinh thần uể oải thì không chỉ không thể đối thoại một
cách có lý trí, mà còn không thể bộc lộ được những cảm xúc nhẹ nhàng, lòng bao dung
hay cao thượng của mình cũng như không thể có được những cái nhìn đúng đắn đối với
cả các bổn phận thậm chí là bình thường của chính cuộc sống riêng của mình […] Đời
sống cứ tiếp diễn như thế cũng sẽ làm huỷ hoại đi lòng dũng cảm của con người […]
Thậm chí nó làm huỷ hoại cả những hoạt động thân thể của con người, làm cho anh ta
không thể sử dụng đến sức mạnh bản thân hay sự kiên trì của anh ta vào công việc."
Nhận thức được điều đó, Smith kêu gọi chính phủ ít nhất cũng phải nổ lực tránh đi những
sự thiếu hiểu biết như thế bằng cách cung cấp cho thế hệ con cái của những công nhân
một nền tảng giáo dục cơ bản trước khi chúng bước chân vào làm việc. Ông cho rằng một
nền giáo dục như thế có thể làm cho người công nhân có được một "tinh thần hăng hái"
hơn và "ít lầm đường lạc lối mà có những chống đối ương ngạnh và vô ích đối với các
biện pháp của chính phủ." [Lưu ý: ông không cung cấp phương pháp nào làm tổn hại đến
tổ chức tư bản mà chỉ đưa ra cách có thể khiến cho người công nhân chấp nhận nó một
cách dễ dàng hơn.]
Nhưng trong khi Smith nhận ra được ích lợi của nền giáo dục mà chính phủ cung cấp
trong việc góp phần ngăn ngừa nổi loạn, thì nhìn chung ông lại nghĩ rằng những cuộc nổi
loạn như thế rốt cuộc gì rồi cũng sẽ bị dập tắt, đặc biệt là những cuộc đấu tranh đòi tăng
lương. Không chỉ có những sự phối hợp của các đạo luật chống lại họ mà cả thị trường
lao động cũng thế.
Ông thấy rằng bất cứ có sự gia tăng về đồng lương đều cũng dẫn đến tình hình người
công nhân kết hôn nhiều hơn và chu cấp cho con cái họ nhiều hơn chứ không phải là tình
trạng mà nguồn cung lao động gia tăng và giảm đi mức lương của họ. Trong chương nói
về "Tiền lương lao động" ông viết rằng "mức thưởng hào phóng cho người công nhân
[…] chính là nguyên nhân làm gia tăng dân số" và "sự thưởng quá mức" như thế sớm
muộn gì cũng làm giảm lại mức lương của họ và dừng lại ở mức vừa đủ sống. Những
quan điểm này được Linh Mục Thomas Malthus tiếp thu và phát triển thêm trong quyển
Luận Về Quy Luật Dân Số (xem phần sau) của ông - tác phẩm này trở thành một vũ khí
hữu dụng của những nhà tư bản nhằm chống lại những cuộc đấu tranh đòi cải thiện điều
kiện việc làm cho người nghèo - tăng lương và trợ cấp xã hội.
Do vậy, quan điểm của Adam Smith đã dẫn dắt chúng ta đi từ quan điểm trọng thương về
tiền và mậu dịch đến nhận thức của phái trọng nông về những mối quan hệ thực tiễn giữa
những loại tiền nào được thể hiện, rồi đến cuộc đấu tranh giai cấp một cách gay gắt và
hỗn loạn.
Smith với Vấn Đề Tiền Tệ
Như chúng ta thấy song song đó, Smith chẳng bao giờ mất đi quan điểm của mình về vấn
đề tiền hay mậu dịch và những vai trò quan trọng của chúng nhằm tạo điều kiện cho các
hoạt động của tư bản được diễn ra suôn sẽ. Thật vậy, khi trong chương 2 tập 2 của quyển
Tài Sản Quốc Gia, ông đã có bài phân tích về vấn đề tiền tệ và trực tiếp nêu ra vai trò của
chúng. Trong đó, ông có lặp lại những quan điểm mà John Law nhấn mạnh, đầu tiên là
phương cách mà tiền giấy và tín dụng đang dần thay thế sự lưu thông bằng tiền vàng và
bạc (và làm giảm chi phí của vòng quay lưu thông đó) và thứ hai là dù rằng sự thay thế
đó vẫn phải do những yếu tố nội tại của mậu dịch quyết định.
Ở đây Smith cũng đưa "học thuyết về tiền thật" (Real Bills Doctrine) lập luận rằng bất kỳ
một lượng tiền thừa nào trong vòng luân chuyển cũng sẽ được rút ra. Nếu số lượng thừa
là vàng hay bạc thì chúng sẽ được rút ra và chuyển ra nước ngoài nhằm tránh để sinh lợi.
Nếu số dư là tiền giấy thì chúng cũng được rút ra nhưng do đây là tiền trong nước không
được sử dụng ở nước khác nên chúng sẽ được chuyển thành vàng và bạc trước khi được
chuyển ra nước ngoài. Đối với điều này, Smith cho rằng "tất cả các loại tiền có thể dễ
dàng lưu thông tại bất kỳ quốc gia nào nhưng vẫn không thể vượt qua giá trị của vàng
bạc, của những gì mà chúng cung cấp cho nơi đó[…]" cũng như giá trị của đồng tiền
trong vòng luân chuyển không thể vượt qua giá trị mà vòng luân chuyển của cơ chế mậu
dịch đang hiện hữu cần đến.
Godwin chống lại vấn đề Việc Làm
Trước khi tiếp tục đến với những nhà kinh tế cổ điển vĩ đại tiếp theo, chúng ta nên chú ý
rằng trong khi Smith dường như có thể chấp nhận quan điểm rằng hầu hết những người
công nhân bị trả lương thấp, giờ làm việc quá nhiều, thì những nhà kinh tế học khác thì
không. Bởi vì ông ta thấy rõ ràng giai cấp công nhân phản đối rất quyết liệt và những
phản đối của họ cũng lặp lại và trùng khớp với một số ít các nhà trí thức. Trong số đó đặt
biệt nổi tiếng là tác giả William Godwin (1756-1836). Godwin là một nhà phê bình xã
hội quan trọng vào đầu thế kỷ 19. Ông kết hôn cùng Mary Wollestonecraft - một trong
những người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền của người phụ nữ, và con gái họ -- Mary, kết
hôn với nhà thơ Shelly, sau này cô nổi tiếng với quyển tiểu thuyết Frankenstein. Những
bài viết về các vấn đề xã hội của Godwin được rất nhiều người biết đến và ông được biết
đến như một nhà phê bình chủ nghĩa tư bản có nhiều ảnh hưởng.
Một trong những bài phân tích quan trọng của Godwin là Phóng Sự Điều Tra Về Sự Công
Bình Chính Trị được in năm 1793. Trong đó, ông chỉ trích những nhà tư bản đã khiến cho
đời sống của hầu hết mọi người phải lệ thuộc vào công việc, và cho rằng nếu như xã hội
được tổ chức tốt hơn thì mọi người có thể sống tốt hơn, khoẻ mạnh hơn, giàu có hơn với
công việc làm ít giờ hơn.
Trong chương 2 tập 8 của quyển Phóng Sự Điều Tra, Godwin viết rằng:
"Mong mỏi của hầu hết mọi người trong xã hội là số lượng lao động tay chân và trong
ngành công nghiệp đang được sử dụng - và đặc biệt một phần trong số đó không bị ảnh
hưởng bởi sự lựa chọn của riêng ta nhưng phụ thuộc vào những điều cần thiết đối với
công việc của anh ta - nên giảm ngay ở mức độ có thể"
Ông cho rằng, sự giảm thiểu như vậy là hoàn toàn có thể chặn bước phát triển của chế độ
chủ nghĩa tư bản hiện hành. Sau khi đưa ra nhiều giải pháp mà trong đó có bàn đến lao
động hiện tại là quá thừa thải, trong chương 6 Godwin quả quyết rằng:
"Từ phát thảo cho sẳn, ta thấy dường như giờ lao động của mỗi 20 người trong một cộng
đồng có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống cho số người còn lại. Nếu số lao động này
chia nhỏ ra, thì nó có thể chiếm một phần hai mươi số thời gian của mỗi người. Hãy tính
thử ngành công nghiệp mà trong đó một người lao động có được 10 tiếng một ngày rồi
phải trừ đi thời gian họ nghĩ ngơi, ăn cơm, thì mỗi người trong xã hội chỉ cần thuê lao
động tay chân trong nửa giờ đồng hồ là có thể đáp ứng đủ nhu cầu của toàn xã hội. Có ai
sẽ chịu lùi bước trong ngành nghề? Có ai thấy được ngành công nghiệp đang hoạt động
liên tục trong thành phố, và ai sẽ tin rằng trong ngành công nghiệp mà mỗi công nhân chỉ
làm có nửa tiếng một ngày thì niềm vui mang đến cho mọi người có thể nhiều hơn hiện
tại hay không? Liệu có thể nào chờ được một bức tranh về sự tự do và ưu việt phong phú
và đầy màu sắc này hay không, một bức tranh mà trong đó mỗi người sẽ có thể tự do phát
huy năng lực của mình mà không cảm thấy chính tâm hồn mình trẻ trung ra bởi sự hâm
mộ và hy vọng một điều gì đó?"
Linh Mục Thomas Malthus
Linh Mục Thomas Robert Malthus (1766-1834) là con của một vị tu sĩ người Anh thuộc
tầng lớp thượng lưu và là nhà kinh tế học đầu tiên của học viện, đang giảng dạy tại
trường Đại Học Đông Ấn - trực thuộc công ty Đông Ấn, chuyên đào tạo các viên chức
cho công ty này. Không còn nghi ngờ gì nủa, Malthus đã quá nổi tiếng với tác phẩm Luận
Về Quy Luật Dân Số của ông, trong đó ông đưa ra những lập luận chống lại những nỗ lực
để cải biến số phận của người nghèo (dù cho là có hưởng lương hay không) bằng cách
tăng thu nhập và ông cũng chống lại những quan điểm (như quan điểm của Godwin - xem
phần trên) cho rằng có thể giảm thiểu thời gian làm việc cho người công nhân. Chúng ta
sẽ xem xét đến những lập luận của ông ta lần lượt theo hai điểm như vậy.
Trong quyển Luận của mình, Malthus đưa ra nhiều lập luận với những vấn đề tổng quát,
ông cho rằng khuynh hướng sinh sản của con người tỷ lệ thuận với thu nhập mà họ làm ra
và chỉ có thể hạn chế khuynh hướng này khi giảm thu nhập. Hơn nửa ông cho rằng với
cách tính toán như hiện nay thì khả năng phát triển nguồn lương thực sẽ có thể hoàn toàn
kiểm soát sự phát triển của dân và tránh nạn đói xảy ra, trừ phi có chiến tranh hay dịch
bệnh. Trong chương mở đầu của cuốn Luận, ông viết:
"Giả sử như quan điểm của tôi được thừa nhận, tôi cho rằng con người hoàn toàn có khả
năng tạo ra lương thực đủ sống cho họ hơn là do trái đất cung cấp. Khi không được kiểm
soát thì dân số sẽ gia tăng theo cấp số nhân. Còn lương thực đủ để cung cấp cho họ thì lại
gia tăng theo cấp số cộng. Với sự hiểu biết ít ỏi về những con số này chỉ thấy được khả
năng rộng lớn của trái đất mà thôi khi so sánh hai nguồn cung cấp thực phẩm với nhau.
Theo quy luật tự nhiên mà cho rằng tạo hoá có thể cung cấp đủ lượng lương thực cho con
người, thì những hệ quả do hai nguồn lực không cân này mang lại phải được hiệu chỉnh
cho bằng nhau. Điều này cũng có nghĩa là phải kiểm soát dân số một cách liên tục và
chặc chẽ khi đối mặt với vấn đề khó khăn về nguồn sống. Ở đâu đó phải khắc phục vấn
đề này và phần lớn nhân loại phải nhận thức được vấn đề này."
Lập luậm này có hai điểm chính quan trọng: thứ nhất và cũng là tổng quát nhất, là cung
cấp cho các nhà tư bản một thứ vũ khí mang tính trí tuệ có thể chống lại những nổ lực của
người công nhân đòi tăng lương dưới bất kỳ hình thức nào; thứ hai và chi tiết hơn, là việc
vận dụng những lý lẽ của Malthus trong việc công kích Luật Tế Bần của nước Anh mà bộ
luật này có hại hơn là có lợi. Thật vậy, những lập luận của Malthus qua nhiều năm số
người biết đến nó cũng giảm hẳn và khi đọc kỹ lại sẽ phát hiện ra những lập luận gần đây
chống lại việc trợ cấp xã hội vào cuối thế kỷ 20 cũng đã được thay đổi từ những gì đã
được đặt ra từ 200 trước.
Malthus công kích Luật Tế Bần
Một mặt Malthus cho rằng bỏ tiền ra nuôi những người nghèo không có lương cũng chỉ
làm họ có điều kiện để kết hôn nhiều thêm mà thôi, sinh con đẻ cái nhanh hơn, làm việc ít
hơn và trở thành gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, cũng vấn đề đó ông cho rằng chính
những người nghèo có lương phải gánh vác cái gánh nặng ấy - phần còn lại của tầng lớp
lao động. Trong chương 5 của quyển Luận, ông viết:
"Luật Tế Bần của nước Anh có khuynh hướng làm suy giảm những điều kiện sống nói
chung của người nghèo theo hai cách. Đầu tiên rõ ràng là làm gia tăng dân số mà không
gia tăng nguồn thực phẩm gì thêm.
Người nghèo có thể lập gia đình nhưng có thể tự nuôi gia đình hoặc hoàn toàn không. Do
vậy trong một phạm vi nào đó người ta cho rằng họ lại tiếp tục duy trì cái nghèo, và,
trong trường hợp dân số gia tăng, do số lượng thực phẩm của quốc gia đó cung cấp cho
người nghèo phải giảm đi, cho nên rõ ràng những người lao động không được trợ cấp chỉ
sẽ mua được một phần thực phẩm nhỏ hơn trước và kết quả là họ phải chạy vạy khắp nơi
xin trợ cấp.
Thư hai, số lượng thực phẩm cung cấp cho nhà tế bần lệ thuộc vào một phần của xã hội
mà phần đó nhìn chung không được xem xét quan tâm đến như phần mang giá trị nhiều
nhất làm giảm đi phần của những thành viên chăm chỉ và xứng đáng khác, và với phương
thức như vậy làm chúng trở nên phụ thuộc hơn. Nếu muốn người nghèo trong nhà tế bần
có một cuộc sống tốt hơn, thì bằng cách tăng giá trị cung cấp lương thực thì việc phân
phối lượng với số tiền trợ cấp xã hội có khuynh hướng hạn chế điều kiện sống của những
người không sống trong nhà tế bần."
Nói tóm lại, ông ấy cho rằng giúp đỡ những người nghèo chỉ thêm phí thời gian; nó cũng
chỉ làm cho toàn thể tầng lớp lao động trở nên lười biếng thêm. Hãy so sánh điều này với
những ý kiến gần đầy chống lại vấn đề trợ cấp xã hội cũng như so sánh những người
công nhân phải trả thuế thu nhập với những người được hưởng trợ cấp. (Hoặc giả như
trong trường hợp giữa những người phải trả thuế an ninh xã hội với những người được
hưởng từ số tiền đó).
Malthus cũng nói thêm rằng tốc độ sản xuất hàng hoá không theo kịp tốc độ phát triển
dân số -- điều này cũng đã được David Ricardo và những người khác tiếp thu, và ông đưa
ra lý lẽ này dựa trên sự nhận thức của ông về sự gia giảm lợi nhuận biên do việc cày cấy
trồng trọt trong những mảnh đất màu mở đã bị chuyển sang những mảnh đất kém màu
mở hơn trong nhiều nước giống như Anh. Một trong những gì mà lập luận của Malthus
không đề cập đến - và sau này cũng xãy ra tương tự với Ricardo, là năng xuất nông
nghiệp gia tăng một cách đáng kể trên những mảnh đất như thế, và gia tăng đủ để nuôi
sống cả phần dân số lớn hơn nhiều như họ nghĩ, và có thể cung cấp tốt hơn thế nữa. ("Tốt
hơn" ở đây bỏ qua vấn đề về chất lượng của các thực phẩm sản xuất hàng loạt do những
thương nhân nông phẩm đã thương mại hoá chúng).
Malthus chống đối lại Godwin và quan điểm về giảm giờ làm việc
Bất cứ ai chịu khó đọc kỹ cả quyển Luận của Malthus đều sẽ nhận ra rằng rất nhiều phần
trong quyển sách này chống lại những phê bình về tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là William
Godwin. Lời lẽ công kích chính của Malthus là về việc loại bỏ những quan điểm trọng
tâm của Godwin về chế độ tư bản và việc chống lại "quy luật tự nhiên" (Natural Law).
"Sai lầm lớn nhất của những nổ lực của ngài Godwin trong toàn bộ tác phẩm của ông ta
chính là quy kết tất cả những điều xấu xa tội lỗi trong cái xã hộ này cho chế độ xã hội.
Các quy định về chính trị và những quy định về quản lý tài sản đối với ông ta như một
thứ nguồn gốc của tất cả mọi tội lỗi, của cả một ổ những tội ác làm suy thoái con người.
Nếu như trường hợp này là được cho là đúng, thì nổ lực của ông ta dường như cũng
chẳng phải là một việc vô vọng nhằm loại bỏ những thứ xấu xa ra khỏi thế giới, và lý lẽ
đó dường như là một công cụ hợp lý và thích đáng cho một mục đích to lớn. Nhưng sự
thật ở đây chính là, chế độ xã hội dường như là những nguyên nhân gây ra những tội ác
cho con người, tuy nhiên trong thực tế khi được so sánh với những nguyên nhân bẩn thỉu
sâu xa hơn thế thì chúng chỉ ở mức độ vừa phải và mang tính thiển cận và mang vẽ bề
ngoài mà thôi, đơn thuần như những cộng lông vũ nỗi trên mặt nước vậy, mà chính
những nguyên nhân sâu xa đó mới làm vẫn đục những dòng chảy và làm cho dòng chảy
cuộc sống con người trở nên hỗn độn."
Lưu ý: phê phán về chế độ tư bản sẽ được tiếp tục lặp lại từ những bài phê bình của
những người chống đối tư bản chủ nghĩa như Karl Marx đến những bài của những người
đưa ra chủ trương cải cách như những Nhà Lập Ra Thể Chế (xem phần sau).
Bắt đầu chương 10, Malthus đã công kích những yêu cầu của Godwin về sự công bằng xã
hội và Malthus dùng lý thuyết dân số của mình để tranh cải rằng không có chổ cho những
âm mưu kế hoạch tồn tại được.
Malthus rõ ràng công kích đến đề xuất của Godwin về việc giảm số lượng công việc mà
mỗi người cần làm và có nhiều thời gian rãnh cho những gì mình yêu thích. Sau đây là
cách mà ông sử dụng thuyết dân số của mình để chống lại Godwin: đầu tiên, ông thừa
nhận những tư tưởng của Godwin như lòng từ thiện và tự do yêu đương. Sau đó ông tranh
luận rằng trong những trường hợp như thế sẽ dẫn đến tình trạng bùng nổ dân số:
"Tôi không thể tưởng tượng ra được một xã hội mà quá đông dân số. Những sai lầm
không thể sửa chữa được của vấn đề hôn nhân, bởi vì hiện tại nó đang gây ra, không còn
nghi ngờ gì nó sẽ ngăn cản nhiều người bước chân vào xã hội. Ngược lại một mối quan
hệ phóng túng có thể sẽ là nguyên nhân chính sớm tạo ra những sự ràng buộc, và do
chúng ta không quan tâm đến vấn đề nuôi dạy trẻ, nên tôi không tưởng tượng ra rằng
trong một trăm người mà lại không có một phụ nữ 23 tuổi mà chưa có gia đình. Với
những điều kiện mang tính kích thích đặc biệt như thế, và mỗi một nguyên nhân làm
giảm dân số, như chúng ta đã đề cập và loại bỏ, thì dân số tất yếu là sẽ tăng nhanh hơn
trong bất kỳ một xã hội nào vẫn chưa biết đến."
Đối với vấn đề khả năng gia tăng thực phẩm không theo kịp tốc độ phát triển dân số,
Malthus cho rằng trong những tình hình như thế sẽ làm cho sự khan hiếm ngày càng tăng,
phát sinh thói ích kỷ, sự cạnh tranh, chế độ tư bản chủ nghĩa và quan điểm không tưởng
của Godwin sẽ sụp đổ.
"Và do vậy dường như là một xã hội được hình thành theo một khuôn thức tuyệt vời từ trí
tượng với lòng nhân từ sau khi loại bỏ đi những nguyên tắc - thay vì lòng tự ái, và những
ý tưởng xấu xa nằm trong mỗi con người trong xã hội đó, một xã hội mà được hiệu chỉnh
lại bởi những lý lẽ chứ không phải bằng vũ lực theo một quy luật không tránh khỏi của tự
nhiên chứ không theo bản chất tự nhiên của con người, thì trong một thời gian ngắn xã
hội như thế cũng sớm suy thoái trở thành một xã hội được hoạch định một cách không
thiết thực và khác hẳn với những xã hội đang hiện hữu; ý của tôi là một xã hội được chia
thành theo tầng lớp thống trị và một tầng lớp lao động, một xã hội với dòng chảy chính
trong guồng máy của nó là lòng tự ái."
Xin chú ý rằng: việc Malthus bác bỏ những lý lẽ của Malthus và lòng tin của ông về một
chế độ tư bản không tránh khỏi là những trọng tâm xuyên suốt giả định của ông (một giả
định xuyên suốt trong những lập luận của ông), giả định này cho rằng theo quy luật tự
nhiên, con người sẽ sinh sản một cách nhanh chóng theo số thu nhập gia tăng của họ. Dĩ
nhiên đây chỉ là ảo tưởng mà thôi bởi nó đã được chứng minh bằng lịch sử (thời kỳ
"chuyển tiếp nhân khẩu học" giảm tỷ lệ sinh cùng với gia tăng thu nhập) và sự chon lựa
của người phụ nữ sinh ít con hơn để họ có được nhiều quyền lợi hơn. Do đó Malthus đã
kết thúc cuộc bút chiến của mình trong chuơng 15 với lời cảnh báo như sau:
"Do đó, cho đến khi ngài Godwin có thể đưa ra một kế hoạch mang tính thực tiễn mà
theo đó có sự phân chia lao động công bằng trong xã hội, thì những lời công kích đối với
vấn đề lao động - nếu xãy ra
khuynh hướng như thế, tất yếu sẽ phát sinh nhiều tệ nạn hơn ở hiện tại mà còn làm cho
chúng ta không phù hợp với một xã hội công bằng mà ông ta đang mong đợi như cái ngôi
sao Bắc Đẩu của ông hay như một kim chỉ nam - ông nghĩ là thế, khi xác định bản chất tự
nhiên và khuynh hướng của những hành động của con người. Một thuỷ thủ đang hành
động theo ngôi sao Bắc Đẩu như thế thì anh ta đang đứng trước nguy cơ bị đắm tàu."
Malthus với vấn đề "tình trạng thừa thải quá mức" hay "cơn khủng hoảng"
Tuy những lý lẽ của Malthus phần lớn có biện hộ cho chế độ tư bản trong xã hội, nhưng
ông vẫn không mù quáng đến nỗi không thấy được mô hình này đang phát triển không
đều và ông chính là người đầu tiên nhận thấy được nó đang đối mặt với một vấn đề tái
diễn là thị trường đã quá tải và vấn đề những cơn khủng hoảng thừa, tức là xãy ra tình
trạng thất nghiệp, sự suy sụp về tài chính, v.v.… Đối với những nhà kinh tế cổ điển cùng
thời thì quan điểm này của ông bị xem như một quan điểm lập dị.
Như chúng ta đã biết qua với Adam Smith, tầm nhìn của các nhà kinh tế cổ điển chỉ trong
phạm vi là thị trường và cơ cấu định giá của nó hoạt động nhằm mang đến sự phân bổ
những nguồn tài nguyên và hàng hoá cho xã hội một cách trơn tru dễ dàng. Có thể đây là
tình trạng sụp đổ tạm thời hoặc giả chỉ đối với ngành mậu dịch, ví dụ như các nhà sản
xuất các sản phẩm may mặc có thể ước lượng nhu cầu về mặt hàng của họ quá mức và do
đó tạm thời "cung cấp quá mức" cho thị trường, nhưng trong trường hợp như vậy người
ta sẽ tin rằng mức cung gia tăng liên quan đến mức cầu sẽ làm mức giá giảm xuống và
cũng sớm làm cho cung liên kết trở lại với cầu. Hoặc giả, giai đoạn tích luỹ quá nhanh có
thể gia tăng mức lương trên mức bình thường, nhưng theo như Smith và Malthus, mức
lương gia tăng như thế sớm muộn cũng dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn cung lao động,
và từ đó lại đẩy mức lương giảm lại.
Jean-Baptiste Say (1767-1832) là người thể hiện rõ tầm nhìn cổ điển này, ông cho rằng
thị trường có thể loại bỏ tình trạng khủng hoảng, ông là một nhà kinh tế học người Pháp
và rất ngưỡng mộ Adam Smith. Say đưa ra nhiều lập luận về vấn đề này trong chương
XV, quyển I của tác phẩm Trait d'economie politique của ông:
"Chú ý rằng một sản phẩm sau khi làm ra sớm muộn cũng được tung ra thị trường mà
trong đó đã đầy các sản phẩm khác. Khi nhà sản xuất đó hoàn tất sản phẩm của mình, ông
ta chỉ quan tâm đến việc làm sao để bán sản phẩm ra ngoài ngay lập tức để cho nó không
bị mất giá nếu bị tồn kho. Ông ta cũng không ít quan tâm đến việc dùng số tiền mà ông ta
có để sản xuất ra nó; bởi vì giá trị của đồng tiền cũng sẽ bị giảm. Nhưng cách duy nhất để
tiêu thụ số tiền đó là mua món hàng khác. Do vậy chỉ trong trường hợp tạo ra một sản
phẩm sẽ lập tức mở ra một lối thoát cho những sản phẩm khác."
Những phát biểu như thế đã phổ biến đến tầm nhìn của thị trường và dẫn đến mọi người
thườg xuyên tham khảo cái gọi là "Quy luật Say", nghĩa là "mức cung sẽ tự tạo ra mức
cầu cho riêng nó" (supply creates its own demand) điều này như một chân lý hiển nhiên
về hành vi của nền kinh tế thị trường nói chung -- nếu không phải nằm trong trường đặt
biệt. Mặt khác, Malthus xem xét đến thực tiễn vấn đề tư bản chủ nghĩa trong thời của ông
ta và thấy được những vấn đề đang nổi cộm lên mà sau này những nhà kinh tế gọi là "chu
kỳ kinh doanh" hay bằng một cái tên ít lạc quan hơn "những cơn khủng hoảng". Ông thấy
rằng những chu kỳ hay cơn khủng hoảng như thế không có giới hạn trong một thị trường
đặc biệt nào cả, cũng như Smith, ông tin rằng nếu chúng xãy ra thường xuyên thì chính
những người như công nhân, thương buôn, ngân hàng, v.v.... sẽ phải gánh hậu quả. Ông
lập luận rằng dù có phải như vậy hay không thì con người phải nhận thức được sự tồn tại
về những gì đang tái diễn trở lại, những gì mà ông gọi là "khủng hoảng thừa phổ biến" và
định nghĩa của nó như sau:
"Khủng hoảng thừa được xem là phổ biến bắt nguồn từ nguồn cung thừa thải quá mức
hay do mức cầu giảm đi, một lượng hàng hoá đáng kể bị giảm giá trị xuống thấp hơn cả
chi phí cơ bản được bỏ ra để sản xuất ra nó"
Quan điểm của Malthus về "khủng hoảng thừa" gây nên một cuộc tranh luận giữa ông và
những người bạn của ông cũng như với nhà kinh tế David Ricardo - đồng nghiệp của
ông. Như chúng ta thấy rằng đây không chỉ là vấn đề duy nhất mà ông và Ricardo không
có cùng một quan điểm.
David Ricardo
Trong khi Thomas Malthus giảng dạy tại tại một ngôi trường do một công ty lớn nhất
thời đó lập ra, thì David Ricardo (1772-1823) là con của một doanh nhân và chính ông
cũng là một doanh nhân giàu có và chơi cổ phiếu. Trong số những nhà kinh tế ít quan tâm
đến lịch sử tư duy kinh tế, Ricardo được xem như một nhà kinh tế "cổ điển" quan trọng
xếp thứ hai sau Adam Smith. Sở dĩ ông có danh tiếng như thế một phần bắt nguồn từ
những quan điểm có giá trị của ông về những vấn đề quan trọng, nhưng nguyên nhân
chính là bắt nguồn từ cách mà ông đưa ra những lý lẽ của mình dưới hình thức những mô
hình kinh tế về mặt lý thuyết. Không giống như những bài viết của Smith hay thậnm chí
của Malthus, những bài viết của Ricardo được thể hiện tương đối xúc tích ngắn gọn mà
không có nhiều minh hoạ bằng những chi tiết lịch sử hay nói lạc hướng sang những vấn
đề thứ yếu khác. Trong cuốn Tài sản quốc gia của mình, Smith có nói lướt qua khía cạnh
lịch sử con người, thì trong cuốn Những Quy Luật Về Kinh Tế Chính Trị Và Hệ Thống
Thuế, Ricardo chỉ tập trung vào vấn đề của mình. Căn cứ vào sự yêu chuộng các mô hình
mang tính chính xác của các nhà kinh tế cùng thời, ta dễ dàng thấy được nguồn gốc
những gì mà ông ta thường bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên ngoài những vấn đề về phương pháp luận, thì những điểm nổi bật các tác phẩm
của Ricardo chính là nó đã chuyển từ quan điểm của Smith tập trung vào việc làm ra tài
sản bằng phương pháp đầu tư và tích luỹ nay chuyển sang một hướng khác là tập trung
vào việc phân phối những gì được sản xuất ra. Ricardo đã nêu rõ điều này ngay trong
phần mở đầu của quyển Những Quy Luật:
Để xác định những quy tắc nào sẽ chi phối đến việc phân phối này phải dựa vào vấn đề
chính trong kinh tế chính trị: khi khoa học ngày càng phát triển cùng với những bài viết
của Turgot, Stuart, Smith, Say, Sismondi, và những người khác, thì họ chỉ cung cấp được
một lượng thông tin ít ỏi liên quan đến những vấn đề tự nhiên thường ngày như tô thuế,
lợi nhuận, và tiền lương."
Nói cách khác, vấn đề mà Ricardo quan tâm đến là làm sao xác định được sự tiến triển
tương đối của tô thuế, lợi nhuận, và tiền lương qua nhiều năm. Như chúng ta thấy, Smith
đã nói rằng tiền lương có khuynh hướng thay đổi bất thường theo mức sống và lợi nhuận
có khuynh hướng giảm và tăng chậm vì nền kinh tế đã phát triển hoàn chỉnh, nhưng ông
đã không đưa ra một lý thuyết hợp lý nào về những khuynh hướng như thế. Mặc khác,
đối với vấn đề những giới hạn khả năng sản xuất nông nghiệp theo sự phát triển của dân
số mà ông đang quan tâm, Malthus đã đưa ra một lý thuyết về khuynh hướng chuyển biến
của tô thuế - Ricardo cũng chấp nhận thuyết này, ông cho rằng do ngành trồng trọt
chuyển từ những mảnh đất màu mở sang những mảnh đất ít màu mở hơn cho nên tỉ số
sinh lời giữa chúng sẽ trở nên chênh lệch nhau và do đó tô thuế giữa chúng cũng sẽ khác
nhau.
Trong chương 2 quyển Những Quy Luật, Ricardo có nói:
"Sở dĩ như vậy là do số lượng đất đai bị hạn chế, độ màu mở thì không đồng đều và cũng
do trong quá trình phát triển của dân số, những loại đất xấu hay nằm ở những vị trí bất lợi
đều được sử dụng cho mục đích trồng trọt, mà khi sử dụng những loại đất như thế thì bao
giờ cũng phải trả thuế cả. Trong quá trình phát triển của xã hội, khi loại đất thứ cấp được
đưa vào sử dụng cho mục đích trồng trọt, thì tô thuế lập tức bắt đầu tính với loại đất có độ
phì nhiêu nhất, và số lượng tô thuế bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào sự khác biệt ở độ màu mở
giữa hai loại đất này."
Cũng tương tự vậy, Ricardo cho rằng nếu vẫn đầu tư thêm vốn và nhân công cho những
mảnh đất đang sử dụng, dù cho lợi nhuận có giảm thì tô thuế vẫn phát sinh nhiều:
"Trước khi đất loại 2, 3, 4, hay 5 hay đất xấu bạc màu được sử dụng trong nông nghiệp
thì vốn có thể đầu tư một cách hữu hiệu vào những loại đất như thế những loại đất đã
được sử dụng vào mục đích trồng trọt, điều này vẫn thường xãy ra và thực chất nó rất phổ
biến. Có lẽ người ta sẽ nhận thấy rằng bằng cách tăng gấp đôi số vốn vào đất loại 1, mặc
dù sản lượng không tăng gấp đôi, thì nó cũng không tăng đến 100 góc tạ (ở Anh; bằng
12,70 kg), nhưng cũng tăng khoảng 85 góc tạ, và sản lượng này vượt xa sản lượng mà đất
loại 3 mang lại khi được đầu tư cùng một số vốn như vậy. Trong trường hợp như thế, số
vốn tốt hơn nên đầu tư vào những loại đất mà mình đã sử dụng và số tô thuế phát sinh sẽ
bằng nhau; bởi vì số tô thuế chính là hiệu số giữa sản lượng đạt được với số lượng tương
ứng về vốn và nguồn lao động."
Do sự tích luỹ tư bản cùng với sự phát triển ồ ạt của dân số đã khiến cho ngành trồng trọt
liên tục chuyển từ những mảnh đất tốt hơn sang những mảnh đất nghèo nàn hơn, hay do
chi phí đầu tư vào số lượng đất giới hạn ngày càng tăng, thì hậu quả tất yếu là làm giảm
lợi nhuận và làm tô thuế liên tục gia tăng, và do đo một phần sản lượng của quốc gia sẽ
vào tay của tầng lớp địa chủ.
Nhưng Ricardo đồng tình với quan điểm của Malthus là tiền lương ở mức vừa đủ sống cố
định hay không (hoặc giả tăng chậm do yêu cầu tái sản xuất của tầng lớp lao động gia
tăng) là do sự phát triển của dân số. Nói cách khác, nếu tiền lương tăng so với "mức giá
tự nhiên" của sức lao động (tức là so với mức vừa đủ sống) thì cuộc sống người công
nhân sẽ khá hơn, số lượng công nhân sẽ tăng và tiền lượng lại sẽ giảm. Tương tự thế, nếu
lương giảm dưới mức bình thường, thì số lượng công nhân sẽ giảm và lương lại sẽ tăng.
Đây cũng là vấn đề mà Ricardo quan tâm (trong chương 2 quyển Những Quy Luật của
ông):
Đó là khi giá lao động thị trường vượt qua mức giá bình thường của nó, điều kiện làm
việc tốt và vui vẻ, người lao động có quyền đòi hỏi nhiều hơn về những nhu cầu thiết yếu
cho họ và tận hưởng cuộc sống, và do đó họ có thể nuôi cả một gia đình đông đúc khoẻ
mạnh. Tuy nhiên với những điều kiện động viên như thế - lương tăng cao cho số người
tăng lên - thì số lượng công nhân tăng lên, lương lại giảm xuống mức cơ bản, và thật vậy
từ sự phản tác dụng đôi khi làm nó giảm đi.
Khi giá lao động thị trường giảm xuống so với mức cơ bản, điều kiện làm việc thì kém:
do đó cái nghèo đã tước đi những thứ tiện nghi thiết yếu đã trở thành quá quen của họ. Và
nảy sinh ra tình trạng sau đó, sự thiếu thốn của họ làm giảm đi số nhân công, hay nói
cách khác nhu cầu về lao động tăng lên, giá lao động thị trường lại tăng so với mức giá
cơ bản, và người lao động sẽ có được những tiện nghi vừa phải mà mức lương cơ bản
mang đến."
Lưu ý: do đó Ricardo đồng tình quan điểm với Malthus khi công kích Luật Tế Bần của
Anh và kêu gọi huỷ bỏ nó hoàn toàn và tạo một thị trường lao động tự do.
Do đó nếu tô thuế tăng và lương giữ nguyên không đổi, thì lợi nhuận sẽ bị mức tô thuế
tăng và mức lương giữ nguyên đó (hoặc tăng) chèn ép và sẽ giảm đi. Bởi vì lợi nhuận là
phương tiện dùng cho đầu tư nên với khuynh hướng giảm lợi nhuận như thế sẽ thật sự
làm cho tình trạng sản xuất càng trở nên trì trệ.
Như Ricardo kết luận trong chương 6 về vấn đề lợi nhuận:
"Khuynh hướng tự nhiên của lợi nhuận là giảm xuống do quá trình phát triển của dân số
và tài sản, phần lượng thực phẩm tăng thêm chỉ có thể đạt được do sự hy sinh ngày càng
nhiều của tầng lớp lao động. […] tỉ lệ lợi nhuận thấp như thế sẽ kìm hãm sự tích luỹ và
hầu như là kìm hãm sản lượng chung của cả nước, sau khi trả lương, thì sẽ là tài sản của
chủ đất và của những người thu thuế thập phân và những loại thuế khác."
Do vậy, những lý thuyết về lương, lợi nhuận, và tô thuế của Ricardo làm cho viễn cảnh
tương lai của tư bản chủ nghĩa thậm chí còn ảm đạm hơn những gì mà Malthus nói.
Không chỉ người nghèo không thể giàu có mà cả những nhà tư bản cũng thế. Chỉ có địa
chủ là hưởng lợi và với sự phát triển của lợi nhuận như vậy thì chỉ làm cho họ trắng tay
do lợi nhuận giảm cũng làm cho đầu tư giảm theo và sản xuất đình trệ.
Vấn đề "khủng hoảng thừa" Ricardo đã đồng tình với Quy Luật Say, và dùng nó như
một lập luận chống lại ý kiến cho rằng khủng hoảng được tạo ra trong quá trình tích luỹ
thông, mà Keynes gọi là "tổng mức cầu không thoả", tức là tổng mức cầu cho các loại
hàng hoá không được thoả mãn đầy đủ dẫn đến sự cung ứng những loại hàng này cho thị
trường. Ông ta cũng không sai khi nhận ra một vài thị trường có thể bị khủng hoảng thừa
-trong thời của ông ta nó là vấn đề thường bị tái diễn - nhưng khủng hoảng đó không trở
thành cuộc khủng hoảng phổ biến rộng khắp.
Trong quyển Những Quy Luật, chương 21 về "Những Hậu Quả Của Tích Luỹ Lợi Nhuận
Và Lợi Tức", ông có đề cập đến vấn đề này:
Chúng ta dùng chính sản xuất hay dịch vụ để mua sản xuất; tiền chỉ là một phương tiện
trao đổi trung gian hữu hiệu mà thôi. Khi một sản phẩm nào đó được làm ra quá nhiều thì
thị trường của sản phẩm đó sẽ bị khủng hoảng thừa, để không phải hoàn lại số vốn đã bỏ
ra cho sản phẩm đó; nhưng đây không phải là trường hợp chung cho tất cả các loại hàng
hoá; mức cầu của bắp ngô giới hạn với số người ăn, mức cầu của giày dép và áo khoát
giới hạn với số người mặc; thế nhưng cả
cộng đồng hoặc một phần có thể muốn tiêu thụ ngô cũng như nón và giày dép nhiều hơn.
Một số người có thể tiêu thụ nhiều rượu hơn nếu họ có khả năng mua nó. Còn những
người đã tiêu thụ đủ rượu rồi thì lại muốn mua hoặc nâng cấp chất lượng đồ đạc trong
nhà. Những người khác thì muốn trang trí lại khu vườn hay xây nhà của họ to thêm. Ước
muốn làm được những điều như thế đã khắc sâu vào mỗi con người chúng ta; để thực
hiện chẳng cần gì ngoài phương tiện, để có được phương tiện chẳng cần gì ngoài gia tăng
sản xuất. Nếu tôi có thức ăn và những thứ cần thiết tuỳ nghi sử dụng, thì tôi không phải
chờ đợi để có được chúng như những người công nhân - những người mà đã đem đến cho
tôi quyền được sở hữu những gì hữu dụng đối với tôi và những gì tôi muốn" (đây là vấn
đề tôi quan tâm)
Việc bác bỏ khả năng khủng hoảng thừa là phổ biến lại bị Malthus bác bỏ bằng những lập
luận riêng của mình, khi nhìn lại, đã biến ông trở thành những người khởi đầu cho dòng
lập luận thiên về lý thuyết, những lập luận liên quan đến tầm quan trọng của vấn đề tích
luỹ tổng mức cầu thoả đáng, những lập luận này hoạt động xuyên suốt từ thời của ông với
những bài phê bình chủ nghĩa tư bản của Marx và John Hobson cho đến thời đại với
những bài viết của những vị cứu tinh như John Maynard Keynes.
Trong phần III chuơng I tập I quyển Những Quy Luật Kinh Tế Chính Trị, ông nói lên sự
phản bác của mình như sau:
"Một số tác giả tài năng nghĩ rằng mặc dù một loại hàng hoá nào đó dễ dàng bị khủng
hoảng thừa, nhưng không phải tất cả các mặt hàng đều như vậy; bởi vì theo như quan
điểm của họ về vấn đề này thì hàng hoá luôn được trao đổi bằng hàng hoá, một nửa này
sẽ cung cấp cho thị trường dành cho nửa còn lại, và do đó sản xuất chỉ thoả mản cho một
nguồn nhu cầu duy nhất, một sản phẩm có mức cung quá thừa chứng tỏ rằng mức cung
cho một số sản phẩm khác lai thiếu hụt, và đối với trường hợp mức cung chung thì không
xãy ra như vậy.[…] Tuy nhiên, học thuyết này trong khi nó được áp dụng nhiều nhưng
đối với tôi nó hoàn toàn vô căn cứ, và hoàn toàn trái với những nguyên tắc về luật cung
và cầu."
Trong phần đó ông đặt ra một vấn đề liệu có khả năng gia tăng nguồn tiền tiết kiệm và
đầu tư (tích luỹ) đối với sự phát triển có bị giới hạn gì hay không. Và câu trả lời của ông
là vẫn có một số giới hạn nào đó, những giới hạn này có là do khi nguồn tiền tiết kiệm gia
tăng cùng với chi phí giảm vì nhu cầu giảm.
Ông chỉ ra rằng trong quyển Những Quy Luật của mình Ricardo đã thừa nhận nếu lương
tăng ,số lợi nhuận giảm dần, và những nhà tư bản thì tìm kiếm cho mình những khoản
khác bù vào đó về cơ bản là giảm bớt chi tiêu nhằm có được thặng dư để đầu tư, thì việc
giảm nhu cầu tiêu thụ của họ gắn liền với sự tích luỹ và gia tăng mức cung , cả ba vấn đề
này có thể là nguyên nhân dẫn đến "những cơn tổng khủng hoảng thừa". Tuy nhiên,
Ricardo lại xác nhận rằng "những gì được nói trên không phải là một nguyên tắc chung",
tức là cơn khủng hoảng chung là không thể xãy ra. Ngược lại Malthus nói là do "một
nước có thể gia tăng lượng tiền nhằm duy trì nguồn lao động nhanh hơn là gia tăng dân
số" cho nên trường hợp đặc biệt của Ricardo chẳng phải là đặc biệt gì và có thể tái diễn
đều đặn.
Đối với vấn đề này, Malthus cũng đưa thêm vào một số lập luận khác: giả sử năng xuất
tăng và hàng hoá giảm giá chẳng phải làm cho nhu cầu hàng hoá tăng lên mà là tăng nhu
cầu để có thời gian rảnh rổi ("sự biếng nhác"). Ông nói khuynh hướng thích có thời gian
nhàn rổi như thế (và chúng ta biết rằng ông nghĩ là người công nhân ghét phải làm việc)
nghĩa là cung sẽ vượt cầu và "một cơn khủng hoảng chung" sẽ xãy ra.
Sau cùng Malthus lập luận: thật sai lầm khi cho rằng -như Ricardo cho là như thế -- việc
chi tiêu số tiền tiết kiệm dành cho tích luỹ sẽ tạo ra nhu cầu gia tăng sản luợng khi được
đầu tư. Lấy nông dân và nhà sản xuất làm ví dụ, ông nói là số tiền tiết kiệm của họ gia
tăng thì nhu cầu của mỗi người về hàng hoá của người còn lại sẽ giảm và sẽ tạo nên cơn
khủng hoảng chung. Dĩ nhiên trong lập luận này Malthus lại không phân biệt được "mặt
hàng sản xuất" và "mặt hàng tiêu dùng" và do đó không thể đánh giá đúng mức cầu cho
"mặt hàng sản xuất" -- một sai lầm thông thường trong lịch sử những thuyết "tiêu thụ
dưới mức" của trong cơn khủng hoảng.
Bàn về vấn đề Luật Hạn Chế Nhập Khẩu Ngô vào Anh Quốc
Một luận điểm không thống nhất giữa Malthus và Ricardo về một vấn đề khác - một vấn
đề gây nhiều tranh cải trong xã hội - chính là Luật hạn chế nhập khẩu ngô - mà theo luật
này cũng hạn chế nhập khẩu cả lúa mì - có nên bị giảm bớt hay loại bỏ hay không. Hiện
tại, những việc có liên quan đến tranh cải này nên được làm sáng tỏ dựa vào những vấn
đề xung đột trong Tổ Chức Thuơng Mại Thế Giới (WTO) cũng như những nổ lực của tổ
chức này nhằm tiến đến giảm bớt hàng rào mậu dịch.
Ngay sau những cuộc chiến tranh của Napoleon, những người bạn thuộc nghị viện của
tầng lớp địa chủ đã giới thiệu luật này vào năm 1815 nhằm giử cho mức giá ngũ cốc ở
mức cao, những loại ngũ cốc này chiếm nhiều ưu thế trong thời gian xãy ra chiến tranh
do mậu dịch bị chiến tranh làm cho đình trệ. Giá ngũ cốc duy trì ở mức cao liên tục như
thế gây hại cho cả người công nhân - những người phải trả tiền mua bánh mì, và cả nhà
sản xuất - những người phải trả đủ lương cho công nhân mua bánh mì, và gây tôn hại đến
những ai có khả năng xuất khẩu nhưng lại bị giới hạn bởi những nước không thể bán lúa
mì sang nước Anh.
Sau khi thông qua sửa đổi năm 1832 với sự tán đồng của tầng lớp tiểu tư sản và thương
buôn và buộc nghị viên phải quan tâm chú ý đến họ, họ bắt đầu lập ra tổ chức nhằm kêu
gọi bãi bỏ đạo luật đó. Một tổ chức chống đạo luật đó được thành lập vào năm 1836 và
vào năm 1839 trở thành Hội Liên Hiệp Chống Luật Hạn Chế Nhập Ngô. Chiến dịch này
hoạt động cho đến năm 1846 vì khi đó xãy ra nạn đói lớn ở Ái Nhĩ Lan, và chính phủ đã
huỷ bỏ đạo luật này. Nạn đói này xãy ra thường không phải do thiếu lương thực mà do
người công nhân không có đủ tiền để mua. Không đủ tiền mua lương thực do hai nguyên
nhân: đầu tiên nguyên nhân trực tiếp của cái nghèo là mùa màng thu lợi chính của Ái Nhĩ
Lan thất bát do sâu bệnh, thứ hai - mang tính lịch sử, là do đế quốc Anh xâm chiếm Ái
Nhĩ Lan, chiếm hết đất của họ chỉ chừa lại một phần đất nhỏ để họ trồng trọt mà thôi. Xin
lưu ý rằng, trang "Web Victoria" không nói sâu về nạn đói mà chỉ tập trung vào Anh, đầu
tiên họ phớt lờ đến nạn đói này, sau đó lại cung cấp một phần cứu trợ ít ỏi và sau đó gửi
quân sang kiểm soát vùng thuộc địa này. Kết quả từ những chính sách của đế quốc Anh là
cái chết hàng loạt của những người dân thuộc địa: dân số Ái Nhĩ Lan từ 8,2 triệu người
giảm xuống còn 6,5 triệu trong vòng mười năm. Dù sao đi nửa, như trang web này có nói
đến, việc huỷ bỏ bộ luật này cũng chẳng giúp gì cho người Ái Nhĩ Lan trong cơn khủng
khiếp này bởi vì thậm chí khi giá thực phẩm hạ xuống thấp nhưng họ cũng vẫn không đủ
tiền mua.
Chính những sự kích động chống đối lại bộ luật gây nên cuộc tranh cãi giữa Malthus và
Ricardo. Cả hai người họ sớm đi vào cuộc tranh luận, đầu tiên là Malthus với bài luận
Luật Hạn Chế Nhập Ngô năm 1814 và một bài khác Một Số Lý Do Cho Quan Điểm Về
Chính Sách Hạn Chế Nhập Khẩu Ngô Từ Nước Ngoài năm 1815 và cùng năm đó Ricardo
đưa ra bài phản luận: Luận Về Những ảnh Hưởng Mức Giá Thấp Của Ngô Đến Lợi
Nhuận Vốn.
Trong khi bài luận đầu vào 1814 của Malthus cố gắng thể hiện và đánh giá cả những lý lẽ
trái ngược nhau, thì bài thứ hai rõ ràng nghiêng về ủng hộ cho bộ luật này. Mặc dù ông
nhận ra những ưu thế thông thường mà mậu dịch tự do mang đến bao gồm cả cách mà khi
nhập khẩu lúa mì tăng thì làm cho giá ngũ cốc cũng như bánh mì giảm, nhưng Malthus
cũng cho rằng những trường hợp đặc biệt như vậy đã làm cho thuế xuất nhập khẩu tăng
cao. Những trường hợp đặc biệt mà ông đưa ra đều là những rủi ro đối với những quốc
gia khác đặc biệt là Pháp với sản lượng ngũ cốc khổng lồ, những quốc gia này cố gắng
xuất khẩu ngũ cốc ra nước ngoài nhưng xuất khẩu sang Anh thì có thể bị cắt giảm. Hay
nói cách khác, ông cho rằng, người Anh phải lãnh chịu hậu quả khi theo đường lối tự do
mậu dịch trong khi những nước khác thì không. Khi đưa ra trường hợp thế này, ông cũng
nêu trường hợp cắt giảm nhập khẩu ngũ cốc vào Anh trước đó, tức là trong suốt thời gian
nổ ra chiến tranh thời Napoleon, và cho thấy những hậu quả từ việc tăng giảm giá cũng
như trữ lượng ngũ cốc một cách đột ngột và mạnh mẽ.
Để phản luận lại Malthus, Ricardo bàn về vấn đề tô thuế -- nhưng nhìn chung cũng đồng
ý với Malthus về vấn đề này - và tiếp tục tranh luận rằng mức giá thực phẩm và tô thuế
phải nộp cho địa chủ quá cao khi đó chỉ làm lợi cho họ và gây tổn hại cho những người
khác: "lợi ích của tầng lớp địa chủ luôn đối lập với lợi ích của những tầng lớp khác trong
xã hội. Ông ta chẳng bao giờ có được một cái nhìn bao quát, bởi vì khi đó thực phẩm
khan hiếm và đắt đỏ trong khi mọi người khác lại có thể mua được thực phẩm với giá rẻ."
Những gì Ricardo lưu tâm trong vấn đề mức giá cao của thực phẩm là chính nó ban đầu
được hỗ trợ bởi sự thiếu vắng số ngũ cốc nhập khẩu suốt những năm chiến tranh, và sau
đó lại được Luật Hạn Chế Nhập Khẩu Ngô hậu thuẫn và gây tác động tiêu cực đến lợi
nhuận vốn: "chúng ta có thể dễ dành chứng minh được rằng trong mỗi xã hội mà khi tài
sản cũng như dân số của nó tăng trưởng độc lập với những tác động do mức lương nhiều
hay ít gây ra, thì lợi nhuận chung phải giảm trừ khi nông nghiệp được cải tiến, và có thể
nhập khẩu ngô với giá rẻ hơn." Do vậy, tốt hơn hết là giữ nguyên mọi thứ nhưng giá ngũ
cốc phải rẽ hơn thông qua tự do nhập khẩu bởi vì nó sẽ giúp làm giảm mức lương và tăng
lọi nhuận.
Nhưng Malthus cho rằng không phải mọi thứ đều được giữ nguyên không đổi, mà ngược
lại còn gây ra mối nguy hại cho việc nhập khẩu ngũ cốc vào Anh và do đó nền kinh tế
Anh có nguy cơ bị tác động tiêu cực mạnh mẽ. Về mặt này, Ricardo đáp lại rằng: thứ
nhất, một khi lượng ngũ cốc xuất khẩu sang Anh đạt được trữ lượng lớn trở thành một
việc bình thường rồi thì không có nước nào có thể cắt giảm được trữ lượng xuất đó nữa
trừ khi mùa màng thất bái hay có bạo loạn xãy ra (ông có trích dẫn ví dụ về hậu quả của
việc Bonaparte cắt giảm lượng xuất ngũ cốc của Nga);thứ hai, cũng giống như thời đó
nước Anh vẫn có thể có được số ngũ cốc từ những quốc gia khác (như Mỹ đã nhận ra
điều này khi nó phong toả không cho bán ngũ cốc sang Afghanistan trong suốt thời kỳ mà
Afghanishtan còn chịu sự ảnh hưởng của Xô-Viết) đặc biệt là khi Anh thi hành chính
sách tự do mở rộng thị trường thì những nhà sản xuất từ các nuớc kéo nhau phát triển sản
xuất với một mục đích duy nhất là xuất khẩu qua Anh; thứ ba, sự giảm sút trong sản xuất
nông nghiệp của Anh do giá ngũ cốc rẽ có thể được làm lắng dịu lại bằng chính sách mậu
dịch ngày càng tự do hơn và dù cho có rút vốn ra khỏi ngành nông nghiệp và đầu tư vào
sản xuất các mặt hàng có giá trị và dù cho chi tiêu của địa chủ có giảm đi do tô thuế giảm
thì cũng có thể lấy mức chi tiêu gia tăng từ lợi nhuận và lương để bù vào.
Như đã được đề cập ở trên, mặc dù Ricardo và những người chống đối lại luật hạn chế
nhập ngô nhìn chung được sự ủng hộ của những học giả trong những cuộc tranh luận,
nhưng quyền hạn của tầng lớp địa chủ chính là để duy trì bộ luật hạn chế nhập ngô, thay
thế cho những bộ luật khác trong vòng 30 năm.
Bài này xuất xứ từ Trang Kinh Tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế học cổ điển và chủ nghĩa tư bản.pdf