Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển - Phần thứ 2: Nội dung và phương pháp lập các kế hoạch phát triển kinh tế

1. Hãy xác ñịnh tổng sốhọc sinh theo học 2 năm KH biết tỷlệtheo học ở mỗi cấp học năm gốc 2008 tuần tựtừng cấp là 94%; 81% và 43% và bình quân hàng năm kỳKH tỷlệ ñi học tăng lên 2% ởcấp 1, 2,5% ởcấp 2 và 3% ởcấp 3. 2. Nếu có ñịnh mức sốhọc sinh cho 1 lớp học ởcấp 1 là 35, cấp 2 là 40 và cấp 3 là 47 và ñịnh mức sốgiáo viên trên một lớp học cấp 1 là 1,15; cấp 2 là 1,85 và cấp 3 là 2,1 và sốgiáo viên cần có hàng năm kỳKH. Cho biết số giáo viên có mặt ởcuối năm gốc 2008 cấp 1 là 303.606; cấp 2 là 218.410; 75.088. Như vậy mỗi năm kỳ KH có cần bổ sung thêm giáo viên hay không? hãy tính toán bằng con sốcụthể. 3. Cho ñịnh mức sốlớp học trên một phòng học ởcấp 1 là 1,64, cấp 2 là 1,72; cấp 3 là 1,47 và sốphòng học có ñến cuối năm gốc 2008 là 174.647( tiểu học); 83.541( cấp 2) và 33.605( cấp 3). Hãy xác ñịnh nhu cầu phòng học mỗi năm kỳKH và cân ñối với khảnăng hiện có, xác ñịnh nhu cầu bổ sung.

pdf301 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển - Phần thứ 2: Nội dung và phương pháp lập các kế hoạch phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo dục cho các cấp học ñược xác ñịnh bằng cách căn cứ vào toàn bộ số học sinh theo học ở mỗi cấp học và ngân sách chi phí bình quân cho một học sinh. Số liệu về ngân sách chi phí cho mỗi học sinh có thể xác ñịnh từ các mức quy ñịnh, mức phấn ñấu của nhà nước hoặc có thể căn cứ vào số liệu của kỳ gốc ñược tính toán bằng cách lấy tổng chi phí ngân sách chi cho giáo dục phổ thông chia cho tổng số học sinh của mỗi cấp học. Chỉ tiêu chi phí giáo dục nhằm ñể xác ñịnh mức ñộ yêu cầu nguồn lực tài chính cần hỗ trợ cho hệ thống giáo dục trong thời kỳ kế hoạch. 1.4. Chỉ tiêu kế hoạch ñào tạo chuyên môn Các chỉ tiêu kế hoạch ñào tạo bao gồm các chỉ tieu mục tiêu, các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu dào tạo về vquy mô và cơ cấu ñào - Các chỉ tiêu phản ánh mục tiêu ñào tạo bao gồm: tỷ lệ lao ñộng qua ñào tạo, cơ cấu lao ñộng qua ñào tạo, tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân. - Các chỉ tiêu về quy mô ñào tạo Việc dự tính lượng cán bộ chuyên môn cần thiết ñào tạo cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Tiếp cận từ tầm vĩ mô, phương pháp Tinbergan - Parnes, do hai nhà kinh tế học là Jan Tinbergan (Hà lan) và Herbert-Parnes (Mỹ), ñã xác ñịnh nhu cầu ñào tạo nhân lực trong kỳ kế hoạch từ kế hoạch tăng trưởng GNP. Phương pháp này ñưa ra một chuỗi suy luận như sau: GNP→Cơ cấu kinh tế→Tổng số công nhân (lao ñộng) cho nền kinh tế→Cơ cấu ngành nghề của lao ñộng→Cơ cấu giáo dục, ñào tạo. Như vậy, việc xác ñịnh nhu cầu ñào tạo theo kế hoạch tăng trưởng GNP có thể tiến hành theo 5 bước: Bước 1: Xác ñịnh và xuất phát từ mục tiêu về tốc ñộ tăng trưởng GNP trong giai ñoạn kế hoạch. Bước 2: Ước tính sự biến ñổi cơ cấu kinh tế nhằm ñạt ñược mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bước 3: Xác ñịnh tổng nhu cầu về nguồn lực lao ñộng dựa vào sự thay ñổi nhất ñịnh trong yếu tố năng suất lao ñộng. 416 Bước 4: Phân loại cơ cấu nhu cầu nguồn lực theo ngành kinh tế, theo ñặc ñiểm và yêu cầu phát triển của từng ngành kinh tế . Bước 5: Xác ñịnh các yêu cầu về nghề nghiệp và ñó là giới hạn giáo dục, tức là nhu cầu giáo dục, ñào tạo theo từng loại ngành nghề, từng loại chuyên môn. Năm bước này sẽ dẫn ñến một sự ước tính nhu cầu về nhân lực trong khoảng 3- 5 năm, vì việc ñào tạo ít nhất cũng phải kéo dài trong vài năm. * Xác ñịnh chỉ tiêu ñào tạo. Bao gồm các chỉ tiêu sau. - Số lượng tuyển sinh: Trong kế hoạch ñào tạo cần phải xác ñịnh tổng số sinh viên cần chiêu sinh căn cứ vào nhu cầu bổ sung lực lượng lao ñộng mới, mục tiêu quốc gia về tỷ lệ lao ñộng trải qua ñào tạo. ðiều quan trọng hơn là căn cứ vào nhu cầu của các ngành trong nền kinh tế ñể xác ñinh cơ cấu tuyển sinh. Cơ cấu tuyển sinh cần phải cụ thể hoá theo môn học, chuyên ngành học, các tầng bậc giáo dục. - Số học sinh ñang học ở trường. ðây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh quy mô chung của giáo dục chuyên nghiệp. Công thức tính số học sinh ñang học ở trường như sau: Số học sinh;ñang học; ở trường = Tổng số học sinh; ñang học ở trường; năm học trước - Số học sinh; tốt nghiệp của; năm học + Số học ;sinh rời; trường học + Số chiêu; sinh của; năm học Số học sinh ñang học ở trường cũng ñược phân chia theo ngành học, tầng bậc học, ñể làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn ñề về quản lý ñầu ra. - Số học sinh tốt nghiệp. ðó là số học sinh ñã học xong, thực tế ñã tốt nghiệp, không bao gồm số học sinh ñang học. Nó phản ánh kết quả của sự nghiệp giáo dục chuyên nghiệp. Do mỗi năm học ñều có số học sinh rời trường học vì một nguyên nhân nào ñó, vì vậy số học sinh tốt nghiệp không nhất thiết phải bằng số chiêu sinh. Ngoài ra, ñào tạo một cách có kế hoạch cán bộ chuyên môn, kỹ thuật bằng các hình thức khác như: Qua các phương tiện ñại chúng, tại chức, ñào tạo từ xa, v.v... cũng là những chỉ tiêu cần phải ñặt ra một cách có kế hoạch trong quản lý giáo dục. 2. Bảo ñảm các cân ñối chủ yếu cho phát triển giáo dục ðể thực hiện ñược các chỉ tiêu phát triển giáo dục, các nhà quản lý kế 417 hoạch cần thiết phải sử dụng các công cụ, biện pháp chính sách vĩ mô ñể bảo ñảm những cân ñối cơ bản, bảo ñảm tính thống nhất giữa mục tiêu và các biện pháp thực hiện phát triển giáo dục. Những cân ñối và các quan hệ tỷ lệ chủ yếu bao gồm: 2.1. Cân ñối giữa mục tiêu giáo dục và các yếu tố nguồn lực chủ yếu cho giáo dục ðây có thể nói là cân ñối quan trọng nhất ñể bảo ñảm quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục và các yêu cầu khác trong giáo dục. Các cân ñối cụ thể ở lĩnh vực này gồm có: - Cân ñối giữa lực lượng giáo viên với số học sinh ñang học ở trường: Tỷ lệ giáo viên và số học sinh ñang học ở trường phản ánh hiệu quả và lợi ích của sự nghiệp giáo dục. Tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh khác nhau trong những hình thức giáo dục khác nhau nhưng trong ñiều kiện nhất ñịnh nó có mức ñộ hợp lý của nó, nếu vượt quá mức ñộ ñó, tỷ lệ giáo viên và học sinh quá cao, trách nhiệm của giáo viên quá nặng, khó bảo ñảm chất lượng giáo dục. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp, năng lực của giáo viên không ñược phát huy ñầy ñủ, là một sự lãng phí ñối với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục. - Cân ñối giữa các hướng ñầu tư khác nhau trong giáo dục. ðầu tư vốn cho giáo dục là toàn bộ tiền vốn toàn xã hội giành cho sự nghiệp giáo dục trong một thời kỳ nhất ñịnh. Nó phản ánh quy mô nhân lực và vật lực mà xã hội dùng ñể khai thác phát triển tài nguyên trí lực. Tiêu chuẩn ñánh giá ñầu tư trong giáo dục có thích ñáng hay không chủ yếu dựa vào ba tiêu chuẩn: Tỷ trọng ñầu tư giáo dục trong tổng giá trị sản xuất, tỷ trọng của ñầu tư giáo dục trong thu nhập quốc dân, tỷ trọng ñầu tư trong giáo dục trong chi tiêu ngân sách chính phủ. Trong giáo dục, xác ñịnh ñúng ñắn các tiêu chuẩn trên là bảo ñảm quan trọng cho sự phát triển bình thường của sự nghiệp giáo dục, thoả mãn nhu cầu các loại nhân tài cho phát triển kinh tế và xã hội. Nhìn từ góc ñộ nguồn vốn: ðầu tư giáo dục bao gồm 3 bộ phận ñó là: Vốn từ ngân sách chính phủ, vốn ñầu tư của cá nhân người ñi học và vốn tự bỏ ra ñể ñào tạo: vốn của trường, vốn vay, vốn huy ñộng từ các tổ chức có nhu cầu ñào tạo. Ngoài ra, còn có một bộ phận là vốn viện trợ cho các chương trình giáo dục. Quan ñiểm ñiều tiết cân ñối này là: Bảo ñảm tính chủ ñạo của ñầu tư từ ngân sách nhà nước (kể cả các chương trình viện trợ của nước ngoài), duy trì một tỷ lệ thích ñáng chi phí ñầu tư từ ngân sách cho giáo dục, ñặc 418 biệt là giáo dục phổ cập và giáo dục tài năng, nhân tài, giáo dục cho các vùng sâu vùng xa. ðồng thời phải suy tính ñầy ñủ ñến tổng lượng vật lực mà nền kinh tế có thể ñem lại cho sự nghiệp giáo dục, sử dụng các chính sách, các kênh thật linh hoạt thông qua sự ña dạng hoá các loại hình ñào tạo, ña dạng hoá các hình thức ñóng góp ñặc biệt khuyến khích sự ñóng góp của cá nhân và các tổ chức, tập ñoàn kinh tế ñể ñảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ theo ñà phát triển kinh tế. Kế hoạch 5 năm 2006-2010 phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam ñã xác ñịnh cụ thể nhiệm vụ: Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích ñáng, kết hợp ñẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và ñào tạo. Huy ñộng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho giáo dục và ñào tạo. Chủ ñộng dành một lượng kinh phí thích ñáng của ngân sách ñể tăng nhanh số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh ñược ñào tạo ở các nước phát triển. Nhìn từ góc ñộ nội dung ñầu tư thì chi tiêu giáo dục chủ yếu vào hai mặt: kinh phí chi tiêu thường xuyên và ñầu tư xây dựng cơ bản. Giữ vững khoản chi tiêu thường xuyên cần thiết là ñiều kiện tài lực duy trì sự nghiệp giáo dục làm việc bình thường và phát triển. ðầu tư xây dựng cơ bản là rất cần thiết ñể mở rộng quy mô giáo dục, xây dựng môi trường dạy học tốt, cải thiện ñiều kiện thày, trò. 2.2. Cân bằng trình ñộ giáo dục ở thành phố và nông thôn Nước ta hiện nay vẫn có khoảng 76% dân số cả nước là sống ở nông thôn, sự nghiệp giáo dục mặc dù ñã phát triển mạnh nhưng tuyệt ñại ña số các trường học nhất là các trường ñại học lại phân bố ở các thành phố, hình thành trình ñộ giáo dục ở thành thị thì cao, trình ñộ giáo dục ở nông thôn thấp. Giáo dục ở nông thôn ñặc biệt là vùng núi trở lên lạc hậu so với nhu cầu phát triển. Làm cho trình ñộ giáo dục ở thành thị và nông thôn từng bước xích lại gần nhau, sẽ tạo ñiều kiện thúc ñẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh chóng. Muốn thu nhỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ñòi hỏi suy tính ưu tiên thích ñáng cho việc phát triển giáo dục ở nông thôn về tất cả các mặt: phân phối ñội ngũ giáo viên, tiền vốn và các vật lực khác. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 cũng nhấn mạnh về vấn ñề này như sau: Cần nhấn mạnh nhiều hơn cho giáo dục ở nông thôn,miền núi; bào ñảm ñIều kiện học tập cho con em những người có công và gia ñình nghèo. 2.3. Bảo ñảm những cân ñối trong cơ cấu và loại hình ñào tạo, trong ñó bao gồm: 419 - Cân ñối tỷ lệ giữa giáo dục ñại học, chuyên nghiệp với giáo dục trung học, tiểu học. Việc ñào tạo nói chung phải qua mấy giai ñoạn: tiểu học, trung học, ñại học. ðây là hoạt ñộng ñặc thù của ngành giáo dục, giáo dục trung, tiểu học là cơ sở của ñào tạo nhân tài, có ý nghĩa phổ cập vô cùng quan trọng. Giáo dục ñại học là giai ñoạn cao của ñào tạo nhân tài, là giai ñoạn cung cấp tri thức kỹ thuật chuyên nghiệp và bồi dưỡng khả năng kỹ thuật chuyên nghiệp. Trong ñiều kiện hiện nay, giáo dục ñại học còn chưa thể phổ biến rộng rãi, giáo dục trung học cũng không thể phổ cập hoàn toàn. ðiều này khiến cho các giai ñoạn khác nhau của giáo dục có kim tự tháp. Xử lý hợp lý mối quan hệ giữa các hình thức giáo dục sẽ ñáp ứng các nhu cầu ñào tạo về các loại nguồn lực cho nền kinh tế và xã hội. - Cân ñối giữa các loại giáo dục, ñào tạo chuyên môn, nghề nghiệp. ðây là loại cân ñối bảo ñảm ñào tạo ñáp ứng ñược các nhu cầu của nền kinh tế và xã hội. Trong loại cân ñối này, cần quan tâm ñến cân ñối giữa giáo dục ñại học - trung cấp - công nhân kỹ thuật, cân ñối các chuyên môn, chuyên ngành khác nhau. 2.4. Bảo ñảm cân ñối giữa giáo dục quốc lập với giáo dục dân lập và các hình thức giáo dục khác Nếu phân loại theo các hình thức ñào tạo về cơ bản có hai hình thức: quốc lập: ñó là giáo dục do nhà nước ñầu tư và quản lý còn giáo dục dân lập là do dân tự ñóng góp vốn và các loại chi phí cho giáo dục. Trong ñiều kiện hiện nay chủ trương ña dạng hoá các loại hình giáo dục ñã khiến cho hình thức giáo dục dân lập phát triển không chỉ ở giáo dục phổ thông mà còn giáo dục chuyên nghiệp. ðây là xu thế tốt ñể bổ sung cho giáo dục nhà nước. Trong tổng thể này, quan ñiểm cân ñối vẫn là bảo ñảm tính trụ cột và chủ ñạo của giáo dục quốc lập trong mọi hình thức giáo dục. Giáo dục dân lập và các hình thức quá ñộ cũng cần phải ñặt ra dưới sự quản lý tầm vĩ mô của nhà nước và từng bước ñi vào quỹ ñạo phát triển có kế hoạch. Tuy vậy, phải coi trọng giáo dục dân lập, khuyến khích giáo dục dân lập trên cơ sở tăng cường sự chỉ ñạo của nhà nước ñối với giáo dục dân lập. C. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP Y TẾ - CHỮA BỆNH I. VỊ TRÍ VÀ ðẶC ðIỂM, NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN Y TẾ 1. Khái niệm và vị trí của kế hoạch phát triển y tế 420 Hoạt ñộng y tế chữa trị bệnh là hoạt ñộng lấy cơ cấu phục vụ việc chữa bệnh làm trung tâm, lấy lao ñộng của nhân viên y tế làm chủ thể, lấy các thành viên xã hội làm ñối tượng phục vụ khi ốm ñau, dự phòng bệnh tật, tăng cường sức khoẻ, nâng cao tố chất con người, cải thiện và sáng tạo môi trường sản xuất, ñiều kiện sống hợp với yêu cầu vệ sinh. Kế hoạch y tế chữa trị bệnh là một bộ phận cấu thành trong kế hoạch phát triển xã hội của quốc gia hoặc ñịa phương, nó hướng hoạt ñộng y tế theo các mục tiêu xác ñịnh trước, ñưa ra hệ thống chính sách, thực hiện sự sắp ñặt và quy hoạch chung thống nhất các hoạt ñộng y tế, ñưa ra các giải pháp có liên quan ñến thực hiện các mục tiêu ñặt ra nhằm bảo ñảm hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt ñộng y tế. Kế hoạch y tế còn liên quan ñến việc. Vị trí của hoạt ñộng y tế chữa bệnh quyết ñịnh vị trí và tác dụng của kế hoạch y tế chữa trị bệnh trong hệ thống kế hoạch phát triển xã hội. Nó thể hiện trên các mặt sau: 1.1. Hoạt ñộng y tế chữa trị bệnh làm cho dân số và sức lao ñộng xã hội ñược bảo vệ và tiếp tục kéo dài Marx ñã chỉ ra rất rõ ràng ñối tượng và chức năng của hoạt ñộng y tế chữa trị bệnh, ông cho rằng: Tiền ñề thứ nhất của lịch sử loài người chính là sự tồn tại của cá nhân. Bởi vậy, sự thực cụ thể ñầu tiên cần ñược xác ñịnh là những tổ chức xác thịt của cá nhân và mối quan hệ giữa chúng chịu sự ràng buộc của tổ chức xác thịt với giới tự nhiên. Hoạt ñộng y tế chữa trị bệnh là dùng chức năng riêng có của mình ñể thoả mãn nhu cầu một cơ thể khoẻ mạnh, trưởng thành, cung cấp liên tục người lao ñộng cho các lĩnh vực sản xuất vật chất và phi sản xuất. Kế hoạch y tế chữa trị bệnh là ñiều khiển và chỉ ñạo hợp lý hoạt ñộng chữa trị bệnh, ñem lại hạnh phúc cho loài người, thúc ñẩy xã hội phát triển. 1.2. Hoạt ñộng y tế chữa trị là bảo vệ sức khoẻ của sức lao ñộng, thúc ñẩy phát triển kinh tế ðối tượng chính của hoạt ñộng y tế là nhân tố quan trọng nhất của lĩnh vực sản xuất vật chất - sức lao ñộng. Thông qua việc phòng, chữa bệnh tật cho người lao ñộng, uốn nắn và khôi phục khả năng hoạt ñộng cho người bị thương tật, thực sự có thể trực tiếp tăng cường thể lực của người lao ñộng, giảm bớt thời gian lao ñộng bị mất, nâng cao năng suất lao ñộng, tăng thêm nhiều của cải cho xã hội. Do vậy, kế hoạch y tế chữa trị bệnh và kế hoạch sức lao ñộng có mối quan hệ mật thiết với các kế hoạch phát triển kinh tế. Lập và thực hiện kế hoạch y tế chữa trị ra sao cho có tác dụng là vô cùng 421 quan trọng ñối với sự phát triển kinh tế. 1.3. Hoạt ñộng y tế chữa trị có thể thúc ñẩy tiến bộ xã hội và văn minh xã hội Tác dụng của hoạt ñộng y tế chữa trị không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực kinh tế, nó còn liên quan tới sự phồn vinh và hưng thịnh của một quốc gia hay một dân tộc. Một dân số có một số lượng nhất ñịnh, thích ứng với tài nguyên xã hội và kinh tế là ñiều kiện tiền ñề cơ bản ñể một xã hội sinh tồn và phát triển. Hoạt ñộng y tế chữa bệnh với loại hình tái sản xuất dân số, số lượng và tố chất dân số có quan hệ trực tiếp với nhau. Chỉ tiêu y tế chữa trị ñạt tới trình ñộ tương ñối cao, tái sản xuất mới có thể chuyển từ loại hình truyền thống sang loại hình hiện ñại, mới bảo ñảm cho việc nâng cao không ngừng tố chất của dân số trong ñiều kiện hiện ñại hoá. 1.4. Sự nghiệp y tế chữa trị là một ngành xã hội, tiến bộ của bản thân nó là sự phát triển kinh tế - xã hội Trong hệ thống kế hoạch, hoạt ñộng y tế chữa trị thuộc nội dung của kế hoạch xã hội. Nhưng nếu nói về tính chất của nó thì hoạt ñộng y tế chữa trị mang tính 2 mặt: một là nó có thuộc tính phúc lợi xã hội, không lấy lợi ích làm mục ñích. Mặt khác, nó lại có tính doanh lợi, kinh tế, cần có lợi ích kinh tế. ðương nhiên trong tình trạng trình ñộ phát triển kinh tế ở mức ñộ thấp thì mặt thứ nhất là chính. Theo ñà phát triển của kinh tế - xã hội, một số dịch vụ y tế bảo vệ sức khoẻ ở tầng cao sẽ phát triển mạnh, bộ phận này cần phải ñược hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, vừa có lợi cho việc phát triển sự nghiệp y tế, vừa có lợi cho việc thoả mãn nhu cầu của con người muốn ñược phục vụ sức khoẻ ở mức ñộ cao khi mức sống ñược nâng lên, ñồng thời cũng thúc ñẩy kinh tế phát triển. 2. Những ñặc trưng cơ bản của kế hoạch phát triển y tế Sự nghiệp y tế chữa trị là một ngành xã hội ñặc thù, có ñặc trưng vận hành ñộc ñáo, do ñó cũng quyết ñịnh một số ñặc trưng của kế hoạch y tế chữa trị khác với kế hoạch khác. Khái quát lại những ñặc trưng này như sau: 2.1. Kế hoạch hoá y tế chữa trị lấy kế hoạch gián tiếp làm chính Chữa trị là một hình thức phục vụ ñặc thù lấy thầy thuốc làm môi giới triển khai ñể bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho các thành viên xã hội. Nói theo nghĩa thông thường, bệnh nhân là người tiêu dùng thuốc - một loại hàng hoá ñặc thù, khác với hàng hoá thông thường về quan hệ cung - cầu, giữa thuốc và bệnh nhân có môi giới trung gian ñó là thầy thuốc. Trong quá 422 trình thầy thuốc chữa trị cho bệnh nhân, việc làm này có tính hai mặt: Tính bị ñộng và tính lũng ñoạn. Tính bị ñộng thể hiện ở việc: cứu sống người là thiên chức xã hội giao cho người thầy thuốc, chữa trị cho những người nào không tuỳ thuộc vào ý muốn của bản thân thày thuốc. Còn mặt lũng ñoạn tức là người tiêu dùng (bệnh nhân) dùng thuốc không phải tự mình lựa chọn, mà do thầy thuốc quyết ñịnh, thầy thuốc có quyền quyết ñịnh bệnh nhân phải chữa trị ra sao. ðối với quá trình chữa trị có tính hai mặt như thế thì kế hoạch y tế chữa trị chỉ có thể quản lý một cách gián tiếp. 2.2. Kế hoạch hoá y tế chữa trị lấy việc sắp xếp quy mô và ñiểm, mạng lưới y tế chữa trị làm trọng ñiểm của việc ñiều khiển Tài nguyên của hoạt ñộng y tế chữa trị tương ñối ñơn nhất, sức lao ñộng có tính chất chiều sâu, quá trình phục vụ của nó và quá trình người bệnh ñược phục vụ ñan xen vào nhau. Người phục vụ và người có nhu cầu ñược chữa trị trực tiếp gặp nhau, nơi phục vụ chữa trị (bệnh viện) vừa là nơi cung cấp việc phục vụ chữa trị, vừa là nơi tiêu dùng việc phục vụ chữa trị ñó. Do ñó, quyết ñịnh kế hoạch y tế chữa trị không thể giống như các kế hoạch khác, thông qua dự trữ, ñiều phối sản xuất ñể ñiều tiết cung cầu mà ở ñây cần phải căn cứ vào quy luật biến ñổi của ñối tượng phục vụ, xác ñịnh quy mô y tế chữa trị hợp lý ñể thoả mãn nhu cầu xã hội về y tế xã hội. ðồng thời, nhu cầu chữa bệnh lại mang tính khu vực, ñiều này ñòi hỏi kế hoạch y tế chữa trị sắp xếp hợp lý cơ cấu y tế chữa trị ñể hình thành một mạng lưới y tế chữa trị phân tán khắp các khu vực của xã hội và có liên quan ñến nhau, ñáp ứng ñược nhu cầu chữa trị khác nhau ở các khu vực khác nhau. Do vậy, phối hợp như thế nào cho tốt các ñiểm, mạng lưới phục vụ và các mối quan hệ nội bộ của y tế chữa trị trở thành nội dung quan trọng của quản lý kế hoạch y tế chữa trị. 3. Nhiệm vụ của kế hoạch y tế chữa bệnh Kế hoạch hoá y tế chữa trị bệnh với tư cách là kế hoạch xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xác ñịnh mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế chữa trị ðây có thể gọi là phần xác ñịnh các kết quả cần ñạt ñược cho sự nghiệp phát triển y tế chữa trị bệnh trong thời kỳ kế hoạch. Các mục tiêu kết quả này về cơ bản phụ thuộc vào chiến lược phát triển con người của ñất nươc trong tương lai dài và cụ thể trong từng giai ñoạn kế hoạch như thế 423 nào. ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 ñược ñặt ra nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể là: cải thiện các chỉ tiêu sức khoẻ, nâng thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam và tăng tuổi thọ lên khoảng 70 tuổi vào năm 2005. Thực hiện mục tiêu vì trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 30%, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 35%, tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan ñến thai sản xuống còn 0,9%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 22-25% vào năm 2005. - Xác ñịnh các chỉ tiêu về quy mô và tốc ñộ phát triển sự nghiệp y tế chữa trị, nhất là xác ñịnh mức ñầu tư thích ñáng cho y tế bảo ñảm cho sự nghiệp y tế phát triển thích ứng với phát triển kinh tế và phù hợp với yêu cầu của các mục tiêu quốc gia về nâng cao tuổi thọ và phát triển thể trạng con người. - Thực hiện việc phân bố sắp xếp ñiểm, mạng lưới y tế chữa trị, mở rộng diện dịch vụ y tế chữa trị. - ðề xuất các chính sách ñiều tiết vĩ mô nhằm phát triển sự nghiệp y tế chữa trị và ñiều chỉnh các quan hệ tỷ lệ và kết cấu nội bộ mối quan hệ ñó; Sử dụng các chính sách ñể tăng cường khả năng kinh doanh của sự nghiệp y tế chữa trị, nâng cao lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của hoạt ñộng y tế chữa bệnh. Những nét tổng quan về chiến lược và chính sách phát triển y tế của nước ta ñã ñược thể hiện rõ trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 như sau: Hoàn chỉnh quy hoạch và củng cố, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, có bác sĩ làm việc ở tất cả các trạm y tế xã ñồng bằng và trung du, phần lớn các xã miền núi. Tiếp tục củng cố và phát triển thêm một số bệnh viện ở một số tuyến, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, giảI quyết một bước tình trạng thiếu giường bệnh bảm bảo sự bình ñẳng hưởng thụ các dịch vụ về y tế cho các tầng lớp dân cư.Hiện ñại hoá một số bệnh viện ñầu ngành, các trung tâm y tế chuyên sâu và một số bệnh viện khu vực. Những nội dung chủ yếu trong số các công việc của kế hoạch hoá hoạt ñộng y tế nói trên có liên quan ñến phương pháp luận cụ thể sẽ ñược phân tích lần lượt dưới ñây. II. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH Y TẾ - CHỮA TRỊ BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 1. Các chỉ tiêu mục tiêu phát triển y tế Căn cứ vào chiến lược phát triển con người xác ñịnh trong các chiến 424 lược phát triển kinh tế - xã hội, từ những chỉ tiêu mục tiêu quốc gia về dân số, kế hoạch hoá gia ñình, người ta tiến hành xác ñịnh các chỉ tiêu mục tiêu về phát triển y tế sau ñây: - Các chỉ tiêu về bảo ñảm tuổi thọ và thể trạng con người. Các mục tiêu ñó thường ñược xác ñịnh trong các kế hoạch phát triển 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ñất nước như: Tuổi thọ bình quân - ñây là chỉ tiêu có liên quan ñến chăm sóc y tế và bệnh tật. Tuổi thọ bình quân thấp có thể do bệnh dịch ñã giết chết hàng triệu người hoặc do trẻ em chết yểu nhiều, ñiều kiện vệ sinh chăm sóc y tế kém. - Muc tiêu về giảm tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh - chỉ tiêu này thường ñược tính theo 2 nhóm tuổi: tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi và tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi. - Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em: bao gồm tỷ lệ suy dinh dưỡng về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh dưỡng chung. ðây là chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác chăm sóc sức khỏe của ngành y tế ñối với trẻ em. - Tỷ lệ phụ nữ tử vong vì lý do sinh sản: việc ñặt mục tiêu giảm tỷ lệ này phản ánh kết quả ñầu ra của công tác chăm sóc sức khỏa cho phụ nữ trong giai ñoạn thai sản, một nội dung quan trọng trong công tác chăm sóc sứ khoẻ ban ñầu. 2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt ñộng của ngành y tế, chăm sóc sức khỏe ðây là các chỉ tiêu phản ánh kết quả ñầu ra cụ thể thể hơn, nó chính ñiều kiện ñể ñạt ñược cá chỉ tiêu mục tiêu. Các chỉ tiêu này chủ yếu hướng vào các hoạt ñộng chăm sóc sức khỏe ban ñầu. Chăm sóc sức khỏ ban ñầu ñược hiểu là các hoạt ñộng chăm sóc sóc sứ khỏe thiết yếu dựa trên cơ sở kỹ thuật thực hành ñến tận cá nhân, cộng ñồng dân cư với mức giá cả chấp nhân ñược hoặc là miễn phí. Các hoạt ñộng này bao gồm: - Chỉ tiêu giáo dục sức khỏe cộng ñồng - Chỉ tiêu liên quan ñến bảo ñảm cung cấp cung cấp thực phẩm ñầy ñủ chaast dinh dưỡng (chương ttrình dinh dưỡng) - Tỷ lệ trẻ em trên 1 tuổi ñược tiêm phòng dịch. Chỉ tiêu này tính tỷ lệ trẻ em ñược sử dụng vắc -xin phòng dịch bệnh trong chương trình phòng dịch bệnh cho trẻ em toàn cầu. - Tỷ lệ tiêm chủng phòng chống các loại bệnh như: lao phổi, bệnh 425 phong (hủi),v.v... - Chỉ tiêu liên quan ñến chăm sóc bà mẹ trẻ em: Tỷ lệ những lần sinh ñược sự giúp ñỡ của nhân viên y tế chỉ tiêu này bao gồm tỷ lệ trẻ em sinh ra ñược sự giúp ñỡ của bác sỹ, y sỹ, nữ hộ sinh ñã ñược ñào tạo cơ bản. - Số lần thăm khám bình quân ñầu người tại các cơ sở y tế do người có trình ñộ chuyên môn thực hiện. - Chỉ tiêu liên quan ñến cung cấp các loại thuốc thhiết yếu - Chỉ tiêu liên quan ñến cung cấp nước sạch. 3. Các chỉ tiêu phản ánh ñiều kiện cho phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe (nguồn lực cho y tế) (1) Nhu cầu về bác sỹ. Nhu cầu về bác sỹ ñược tính bằng cách chia toàn bộ dân số cho mức dân số cho một bác sỹ. Chỉ tiêu này có tác dụng phản ánh sự phát triển y tế trong kỳ kế hoạch như thế nào?, là cơ sở ñể xác ñịnh số bác sỹ mới cần bổ sung, ñiều chỉnh và ñào tạo mới. Công thức: Số bác sỹ cần có kỳ kế hoạch = Error! Số dân trên một bác sỹ có thể là mục tiêu ñặt ra cho kỳ kế hoạch. ðây là mục tiêu quốc gia phát triển xã hội, hoặc cũng có thể xác ñịnh bằng chia tổng dân số của kỳ gốc cho tổng số bác sỹ kỳ gốc ñể làm cơ sở số liệu tính toán cho kỳ kế hoạch. (2) Nhu cầu về y tá. Cũng ñược xác ñịnh tương tự như trên, tức là căn cứ vào tổng số dân số kỳ kế hoạch và mức dân số cho một y tá, y sỹ. Công thức cụ thể là: Số y tá, y sỹ cần có kỳ kế hoạch = Tổng dân số kỳ kế hoạch;Mức dân số của một y tá y sỹ Có thể xác ñịnh mức dân số trên một y sỹ, y tá bằng cách lấy tổng dân số kỳ gốc chia cho tổng số y tá, y sỹ kỳ gốc, sau ñó ñiều chỉnh phù hợp với kỳ kế hoạch. (3) Nhu cầu về trạm y tế. 426 Nhu cầu về các trạm y tế ñược tính bằng cách căn cứ vào tổng lượng dân số kỳ kế hoạch và tỷ lệ số dân trên một trạm y tế. Công thức tính là: Số trạm y tế cần có kỳ kế hoạch = Error! Số dân trên một trạm y tế có thể ước tính bằng cách lấy toàn bộ dân số kỳ gốc chia cho số trạm y tế hiện có kỳ gốc. Chỉ tiêu nhu cầu trạm y tế thể hiện sự phát triển y tế trong tương lai cần thiết phải mở rộng như thế nào?, ñặc biệt là thể hiện sự phát triển mạng lưới y tế ñịa phương tỉnh, huyện, xã, v.v... (4) Nhu cầu về các bệnh viện. Ngoài việc xác ñịnh nhu cầu về các trạm y tế thể hiện việc phát triển mạng lưới y tế ñịa phương rộng khắp, cần phải xác ñịnh nhu cầu về số lượng bệnh viện cần có, ñây là thể hiện sự phát triển mở rộng các cơ sở y tế tập trung, có trang bị hiện ñại trong tương lai. Nhu cầu về số lượng bệnh viện ñược xác ñịnh căn cứ vào quy mô dân số kỳ kế hoạch và số dân trên một bệnh viện. Công thức xác ñịnh là: Số bệnh viện cần có kỳ kế hoạch = Error! Số dân trên một bệnh viện có thể sử dụng theo các ñịnh mức, theo các số liệu tham khảo của các nước có cùng trình ñộ hoặc tính căn cứ vào số liệu gốc tính từ tổng số dân số kỳ gốc chia cho số bệnh viện có ở kỳ gốc. (5) Nhu cầu về gường bệnh: ñây là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển y tế trong tương lai. Nó ñược tính bằng cách lấy tổng quy mô dân số kỳ kế hoạch chia cho số dân trên một giường bệnh. Công thức tính là: Tổng dân số kỳ kế hoạch Số giường bệnh cần có kỳ kế hoạch =  Số dân trên một giường bệnh Số dân trên một giường bệnh có thể ñược tính theo số liệu gốc bằng cách lấy tổng số dân kỳ gốc chia cho số gường bệnh hiện có kỳ gốc. Kết quả tính toán ñược có thể ñược ñiều chỉnh theo mục tiêu của các kế hoạch phát triển. (6) Chi phí y tế thường xuyên hàng năm. ðây là chỉ tiêu thể hiện quy mô chi phí thường xuyên cần phải ñầu tư trong kỳ kế hoạch ñể bảo ñảm các nhu cầu về quy mô và chất lượng chữa trị bệnh cho dân cư của ñất nước. ðể tính toán chỉ tiêu này, người ta dựa vào mức chi phí về y tế bình quân cho một người dân, mức này có thể lấy từ mục tiêu ñặt ra ở phạm vi kế hoạch 427 quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, có thể xác ñịnh từ số liệu năm gốc bằng cách lấy toàn bộ chi phí y tế thường xuyên trong năm chia cho dân số của năm ñó, sau ñó ñiều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của thời kỳ kế hoạch. Công thức tính toán như sau: Chi phí thường xuyên; cho hoạt ñộng y tế = Error! Xác ñịnh quy mô phát triển của y tế chữa trị là nội dung quan trọng nhất trong kế hoạch. Nó ñược xác ñịnh dựa vào sự cân ñối giữa tài nguyên của y tế chữa trị và nhu cầu y tế chữa trị phục vụ của kỳ kế hoạch. Khi xác ñịnh các chỉ tiêu này, cần quán triệt những yêu cầu sau ñây: - Theo ñà phát triển của kinh tế - xã hội và mức sống của nhân dân không ngừng ñược nâng cao, quy mô của hoạt ñộng y tế chữa trị cần ñược mở rộng tương ứng. Tốc ñộ phát triển của nó phải nhanh hơn tốc ñộ tăng trưởng kinh tế một cách thích ñáng. - Phát triển hoạt ñộng y tế chữa trị cần phải bảo ñảm cho toàn thể thành viên xã hội ñược hưởng thụ một cách công bằng, hợp lý sự phục vụ của y tế. Trong việc mở rộng quy mô, cần ñặc biệt coi trọng sự phát triển y tế công cộng, hoạt ñộng y tế chữa trị cơ bản ñối với cá nhân. - Quy mô phát triển y tế chữa trị cần tính ñến sự kết hợp tốt nhất giữa lợi ích kinh tế và xã hội, ñặc biệt chú trọng lợi ích xã hội. III. BẢO ðẢM DUY TRÌ CÁC MỐI QUAN HỆ TỶ LỆ THÍCH ỨNG CỦA HOẠT ðỘNG Y TẾ CHỮA TRỊ BỆNH Các quan hệ tỷ lệ của hoạt ñộng y tế chữa trị là rất phức tạp, những quan hệ tỷ lệ này có cân ñối hay không ảnh hưởng quan trọng ñến sự phát triển của sự nghiệp y tế chữa trị. Quan hệ tỷ lệ có liên quan với hoạt ñộng y tế hình thành một hệ thống nhiều tầng, bậc. Nó vừa bao gồm quan hệ giữa hoạt ñộng y tế chữa trị với phát triển kinh tế, lại cũng bao gồm cả mối quan hệ giữa hoạt ñộng y tế chữa trị với các hoạt ñộng khác. Trong kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế chữa trị, các quan hệ tỷ lệ sẽ là chỗ dựa chính ñể xác ñịnh quy mô và tốc ñộ phát triển của hoạt ñộng y tế chữa trị. Và sau khi các chỉ tiêu phản ánh quy mô và tốc ñộ phát triển ñược hình thành thì trọng tâm của kế hoạch là ñiều phối tốt các tỷ lệ nội bộ hoạt ñộng y tế. Những quan hệ tỷ lệ chủ yếu gồm có: 428 1. Lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội Giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của hoạt ñộng y tế tồn tại mối quan hệ vô cùng phức tạp. Về căn bản, hai mặt này là sự thống nhất của ñối lập có thể thúc ñẩy lẫn nhau, nhưng trong thực hiện, mâu thuẫn giữa hai cái thường tương ñối nổi bật. ðiều phối tốt mối quan hệ này là một vấn ñề quan trọng. Hoạt ñộng y tế chữa bệnh lấy lợi ích xã hội làm trọng ñiểm, lợi ích xã hội biểu hiện ở chỗ thành viên xã hội ñược hưởng sự phục vụ của y tế nâng cao sức khoẻ. Trình ñộ sức khoẻ nâng lên chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu như: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế, tỷ lệ mắc bệnh, v.v... Lợi ích kinh tế nên hiểu ở ñây là ảnh hưởng của lợi ích xã hội của hoạt ñộng y tế ñối với hoạt ñộng kinh tế tức là lợi ích của ñầu tư sức khoẻ. Nó có thể ñược quan niệm là chi phí cơ hội của hoạt ñộng y tế chữa trị. ðầu tư sức khoẻ giúp hạ thấp chi phí sản xuất sức lao ñộng. Ví dụ như hạ thấp tỷ lệ trẻ em tử vong và dẫn ñến hạ thấp chi phí nuôi dưỡng thực tế bình quân cho một trẻ em. Mặt khác, ñầu tư sức khoẻ có thể tăng thêm thời gian lao ñộng xã hội của người lao ñộng, vì chất lượng sức khoẻ tăng lên, kéo dài tuổi thọ và do ñó kéo dài thời gian tham gia lao ñộng xã hội, sáng tạo nhiều của cải hơn cho xã hội. Ngoài ra còn có thể giảm bớt ngày nghỉ việc do ốm ñau của người lao ñộng. Nếu hiểu theo cách như vậy thì lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của hoạt ñộng y tế không hề mâu thuẫn với nhau. Tuy vậy cũng cần hiểu lợi ích kinh tế theo nghĩa lợi nhuận hạch toán của hoạt ñộng y tế tức là mức thu lợi cho chính ngành y tế. ðây cũng là một yêu cầu ñặt ra cho ngành y tế trong cơ chế thị trường hiện nay, ñặc biệt ñể tăng khả năng tự ñầu tư cho mình. ðứng trên góc ñộ này, chính phủ cũng cần có những cơ chế chính sách mức thu phí cao ñối với các loại hình y tế chữa bệnh nào và các ñối tượng phải chịu mức giá thị trường trong y tế chữa bệnh. ðiều này sẽ phân tích kỹ hơn ở mối quan hệ tỷ lệ sau: Quan ñiểm chung của ñiều phối ñúng ñắn quan hệ tỷ lệ này là: - Cần phải nhận thức ñầy ñủ tính chất phúc lợi của hoạt ñộng y tế chữa bệnh, thực sự coi hoạt ñộng y tế chữa trị là một khoản ñầu tư sức khoẻ của xã hội. ðiều này phải trở thành nguyên tắc chung ñể xử lý mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của hoạt ñộng y tế chữa trị. - Coi việc nâng cao lợi ích xã hội là mục tiêu chung của phát triển 429 hoạt ñộng y tế chữa trị, khi lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội xung ñột nhau thì cái trước phải phục tùng cái sau. - ðồng thời với việc bảo ñảm nâng cao không ngừng lợi ích xã hội, phải không ngừng nâng cao lợi ích kinh tế của nó bằng cách tăng cường quản lý hoạt ñộng y tế. - Nâng cao lợi ích kinh tế của hoạt ñộng y tế chữa trị chỉ có thể thực hiện bằng con ñường như: Mở rộng quy mô phục vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường hạch toán nội bộ. 2. Tính phúc lợi và tính phục vụ Hoạt ñộng y tế chữa bệnh ở giai ñoạn hiện nay của nước ta ñứng về nhà nước mà nói, ñó là một sự nghiệp phúc lợi xã hội. Nhìn về góc ñộ ngành sản nghiệp nó lại thuộc ngành nghề phục vụ xã hội. Với một ý nghĩa nhất ñịnh hai cái ñó thống nhất nhưng cũng có mâu thuẫn với nhau, không thể thay thế cho nhau. Mâu thuẫn của nó thể hiện một mặt phải ñể cho thành viên xã hội ñược hưởng phúc lợi nhiều hơn song không phải chi hoặc chi ít cho các khoản phí y tế chữa trị. Mặt khác phải làm cho ngành y tế chữa trị thu ñược phí chữa trị ñể bù ñắp hoặc giảm bớt chi cho chữa trị, nâng cao hiệu suất sử dụng ñầu tư cho hoạt ñộng y tế, nâng cao thu nhập cho nhân viên y tế. Mấu chốt của việc xử lý ñúng ñắn mối quan hệ này là giá cả phục vụ của ngành y tế chữa trị. Giá cả phục vụ của ngành y tế là một loại giá cả ñặc thù. Một mặt giá trị phục vụ rất khó xác ñịnh vì lao ñộng có giá trị phục vụ là loại lao ñộng phức tạp, mặt khác giá cả phục vụ của y tế chữa bệnh cách xa cơ chế thị trường. Trong thực tế, khoản nhà nước hàng năm ñầu tư cho hoạt ñộng y tế với tư cách là kinh phí hàng năm dành cho sự nghiệp phúc lợi, không thể thu hồi toàn bộ vào chi phí phục vụ. Khoản kinh phí nhà nước cấp hàng năm cho y tế ñại bộ phận chi cho lương của công nhân viên chức ngành y tế, cho nên cấu thành giá cả phục vụ y tế cần phải trừ ñi phần này. ðồng thời, khoản vốn cố ñịnh phi sản xuất nhà nước ñầu tư cho ngành cần phải coi là chi cho phúc lợi xã hội, không thể ñưa vào giá phục vụ. Nhưng thuốc men và vật liệu y tế dùng ñể chữa trị phải căn cứ vào giá trị thực tế và sự biến ñổi cung - cầu thị trường ñể tính giá cả. Khi xác ñịnh quan hệ tỷ lệ này, còn phải thấy rằng trong các thành viên xã hội, tuyệt ñại ña số là khoẻ mạnh, chỉ có một số ít cần ñược phục vụ chữa trị, ñối với mỗi thành viên xã hội, thời gian người ñó cần ñược phục vụ 430 chữa trị ñược phân bổ theo nguyên tắc: tập trung ở khoảng tuổi tác ñặc thù nào ñó. Nhưng ñối với việc phục vụ y tế có tính chất phúc lợi lại là cái mà mỗi thành viên xã hội ñều ñòi hỏi. Bởi vậy, cần coi trọng ñặc tính phân bố rộng rãi việc phục vụ có tính chất phúc lợi của y tế khiến cho nhiều thành viên xã hội ñược hưởng nhiều hơn phúc lợi y tế. Theo yêu cầu của kinh tế hàng hoá hiện nay hầu hết các hoạt ñộng phục vụ y tế chữa trị ñều có thu tiền. Làm như vậy là cần thiết ñể có thể bù ñắp các khoản chi cho thuốc men, tăng thêm thu nhập kinh tế, tăng cường tinh thần trách nhiệm, nâng cao chất lượng phục vụ trong chữa trị của cán bộ y tế. 3. Y tế chữa trị và thuốc men Nhân viên y tế chữa trị dùng thuốc men ñể phòng, chữa bệnh. Thuốc men là hàng hoá ñặc thù cần cho chữa trị. Hoạt ñộng y tế chữa trị và thuốc men có mối quan hệ chặt chẽ, hai vấn ñề này phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. ðầu tư của nhà nước cho sự nghiệp y tế chữa trị không ñòi hỏi tăng thu nhập tài chính, ngành y tế không lãnh trách nhiệm tích luỹ vốn cho nhà nước. Nhà nước sản xuất và kinh doanh thuốc men chủ yếu là căn cứ vào nhu cầu chữa trị trong nước, nhưng sau khi thả nổi giá cả ở thị trường thuốc men, tính chất sản xuất và kinh doanh thuốc ñã thay ñổi. Mục tiêu sản xuất và cung ứng thuốc cho nhu cầu chữa trị trở thành yêu cầu mềm. Tăng thêm thu nhập kinh tế lại biến thành sự ràng buộc cứng. Sự thay ñổi này có tác dụng tích cực ở mặt tăng thu nhập tài chính của nhà nước và các nhà sản xuất, kinh doanh. Nhưng ñồng thời cũng phải thấy rằng sự thay ñổi không chỉ biến thuốc men từ hàng hoá ñặc biệt thành hàng hoá thông thường mà còn xoá bỏ tính chất phúc lợi của việc cung ứng mặt hàng thuốc men mà nhà nước dành cho nông dân và những người thuộc các ñối tượng chính sách. Cần phải phối hợp ñúng mối quan hệ giữa tính chất phúc lợi xã hội và tính chất kinh doanh. Nhìn từ góc ñộ tài chính nhà nước, dùng sản xuất và kinh doanh thuốc men làm biện pháp trực tiếp tăng thêm tiền của thì không bằng dùng nó làm một khoản ñầu tư sức khoẻ. Thông qua lợi ích xã hội trực tiếp bảo ñảm sức khoẻ của sức lao ñộng ñể giành ñược lợi ích kinh tế lớn hơn, gián tiếp làm tăng thu nhập tài chính. Như vậy có lợi cho việc dùng thuốc chữa trị, mở rộng diện phúc lợi ñược phục vụ chữa trị, giảm bớt hoặc xoá bỏ ñược hành vi ñầu cơ làm rối loạn thị trường thuốc. 431 TÓM TẮT CHƯƠNG 1. KHH phát triển dân số là bộ phận trung tâm trong hệ thống KHH phát triển xã hội, ñiều này xuất phát từ tính chất hai mặt của nó: Dân số là sự thống nhất của sức sản xuất và sức tiêu dùng. ðối với Việt Nam bộ phận KHH này còn có ý nghĩa quan trọng hơn do áp lực của sự gia tăng dân số cao. 2. Nội dung cơ bản của KHH dân số là xác ñịnh các chỉ tiêu mục tiêu phát triển dân số, từ ñó ñưa ra các giải pháp chính sách cần thiết ñể khống chế tốc ñộ tăng trưởng dân số. Hiện nay KH phát triển dân số thường ñi vào những chỉ tiêu mang tính chất lồng ghép dân số với kinh tế như hệ số ăn theo, nhu cầu việc làm mới, tốc ñộ tăng thu nhập bình quân ñầu người. 3. KHH phát triển giáo dục có liên quan trực tiếp ñến mục tiêu phát triển kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác. Nó là KHH việc nâng cao chất lượng dân số, có ảnh hưởng trực tiếp ñến năng lực sản xuất của dân số nguồn lao ñộng, tăng thu nhập và khả năng tiêu dùng của dân cư. 4. Nội dung chủ yếu của KHH phát triển giáo dục là xác ñịnh các mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông và ñào tạo chuyên nghiệp, các chỉ tiêu về nguồn lực cần thiết cho phát triển giáo dục, ñồng thời chú trọng ñến các chính sách, giải pháp thực hiện các cân ñối chủ yếu trong phát triển giáo dục. 5. KHH phát triển y tế cũng là bộ phận có liên quan trực tiếp ñến nâng cao chất lượng của dân số, ñảm bảo sự phát triển lành mạnh của dân số và góp phần thúc ñẩy sự phát triển xã hội nói chung. 6. Nội dung chủ yếu của KHH phát triển y tế là xác ñịnh các mục tiêu quốc gia về nâng cao chất lượng, sức khỏe, tuổi thọ bình quân của dân số; tính toán các nhu cầu và các mục tiêu ñáp ứng về nguồn nhân lực cho phát triển y tế và xác ñịnh các chính sách cần thiết ñể duy trì các quan hệ tỷ lệ thích ứng cho phát triển sự nghiệp y tế chữa trị. 432 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. Tại sao nói KHH phát triển dân số ñóng vai trò trung tâm trong hệ thống KHH phát triển xã hội? Ý nghĩa nghiên cứu của vấn ñề này ở nước ta. 2. Những ñặc ñiểm của quá trình phát triển dân số. Những ñặc ñiểm này ảnh hưởng ñến lập KH phát triển dân số như thế nào? 3. Các chỉ tiêu số lượng của KH dân số là gì? Nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu này. 4. Tác dụng của việc lồng ghép các biến dân số trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế là gì? Trong các chỉ tiêu của KH dân số chỉ tiêu nào thể hiện tính lồng ghép các biến dân số với phát triển kinh tế? chỉ ra tính chất lồng ghép của các chỉ tiêu này. 5. KH 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010 của VN ñã ñưa ra các chỉ tiêu phát triển dân số như thế nào? 6. Những ñặc ñiểm của hoạt ñộng giáo dục; Ảnh hưởng của những ñặc ñiểm này ñến KHH phát triển giáo dục như thế nào? 7. Các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông là gì? Hãy nêu phương pháp tính các chỉ tiêu này. KH 5 năm 2006 – 2010 của VN ñã xác ñịnh các chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông như thế nào? 8. Cơ sở ñể tính toán các chỉ tiêu nguồn lực cho giáo dục phổ thông là gì? Sự vận dụng các cơ sở này trong xác ñịnh các chỉ tiêu kế hoạch như thế nào? 9. Trình bày phương pháp Tinbergan – pannes trong việc xác ñịnh chỉ tiêu của kế hoạch ñào tạo chuyên môn. 10. Phân tích các cân ñối chủ yếu trong kế hoạch phát triển giáo dục. Liên hệ cụ thể trong ñiều kiện VN. 11. ðặc ñiểm của hoạt ñộng y tế chữa trị. Tác ñộng của những ñặc ñiểm này ñến KHH phát triển hoạt ñộng y tế. 12. Trình bày nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phát triển y tế. Các chỉ tiêu này xác ñịnh trong KH 5 năm 2006 - 2010 ở VN như thế nào? 433 BÀI TẬP VỀ KHH PHÁT TRIỂN Xà HỘI BÀI 1 1.1. Cho số liệu về tốc ñộ tăng trưởng kinh tế (g) dân số tự nhiên ( k ) của VN thời kỳ 2000-2007 như sau: năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 g (tốc ñộ tăng trưởng GDP) 6,9 7,08 7,34 7,79 8,43 8,17 8,5 Chỉ số giảm phát GDP 1,623 1,636 1,675 1,715 1,753 1,792 1,827 1,875 k ( tốc ñộ tăng dân số tự nhiên) 1,36 1,35 1,32 1,47 1,4 1,31 1,26 1,3 Hãy xác ñịnh tốc ñộ tăng trưởng dân số tự nhiên trung bình theo năm thời kỳ nghiên cứu theo phương pháp bình phương bé nhất . 1.2. Sử dụng kết quả trên ñể xác ñịnh quy mô dân số nước ta trong năm KH 2008, nếu mục tiêu năm 2008: giảm tốc ñộ tăng dân số tự nhiên so với con số bình quân thời kỳ 2000-2007 là 0,03%. Xác ñịnh cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn, biết rằng mỗi năm tỷ lệ dân số thành thị tăng lên 2% và mức dân số biến ñộng cơ học là không ñáng kể, nếu dân số ở năm 2000 là 77,6 triệu người trong ñó tỷ lệ dân số thành thị là 20%. 1.3. Nếu tỷ lệ dân số trong tuổi lao ñộng khu vực nông thôn là 55% và khu vực thành thị là 58%, hãy xác ñịnh quy mô dân số tuổi lao ñộng theo thành thị, nông thôn, hệ số ăn theo, nhu cầu việc làm mới, mức thu nhập bình quân ñầu người và tốc ñộ tăng thu nhập bình quân ñầu người hàng năm thời kỳ 2000-2007, biết mức GDP theo giá cố ñịnh năm 2000 là 273. 000 tỷ ñồng. 1.4. Cho số liệu về tăng trưởng kinh tế năm kế hoạch 2008 là 9%, hãy xác ñịnh mức và tốc ñộ tăng thu nhập bình quân ñầu người theo giá hiện hành của năm 2008 so với năm 2007, biết hệ số giá GDP năm 2008 là 1,912. 434 BÀI 2: Cho các số liệu về số học sinh trong tuổi ñi học của mỗi cấp học năm gốc 2008 và 2 năm KH 2009, 2010 theo bảng sau ñây: ( ñơn vị: triệu người) 2008 2009 2010 Tiểu học 7,9 7,5 7,1 THCS 7,2 7,2 7,1 PTTH 5,5 5,4 5.4 1. Hãy xác ñịnh tổng số học sinh theo học 2 năm KH biết tỷ lệ theo học ở mỗi cấp học năm gốc 2008 tuần tự từng cấp là 94%; 81% và 43% và bình quân hàng năm kỳ KH tỷ lệ ñi học tăng lên 2% ở cấp 1, 2,5% ở cấp 2 và 3% ở cấp 3. 2. Nếu có ñịnh mức số học sinh cho 1 lớp học ở cấp 1 là 35, cấp 2 là 40 và cấp 3 là 47 và ñịnh mức số giáo viên trên một lớp học cấp 1 là 1,15; cấp 2 là 1,85 và cấp 3 là 2,1 và số giáo viên cần có hàng năm kỳ KH. Cho biết số giáo viên có mặt ở cuối năm gốc 2008 cấp 1 là 303.606; cấp 2 là 218.410; 75.088. Như vậy mỗi năm kỳ KH có cần bổ sung thêm giáo viên hay không? hãy tính toán bằng con số cụ thể. 3. Cho ñịnh mức số lớp học trên một phòng học ở cấp 1 là 1,64, cấp 2 là 1,72; cấp 3 là 1,47 và số phòng học có ñến cuối năm gốc 2008 là 174.647( tiểu học); 83.541( cấp 2) và 33.605( cấp 3). Hãy xác ñịnh nhu cầu phòng học mỗi năm kỳ KH và cân ñối với khả năng hiện có, xác ñịnh nhu cầu bổ sung. 435 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ KH&ðT, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010, Hà Nội 2006. 2. Bộ KH&ðT, Sổ tay báo cáo KH các năm tùe 2000 ñến 2008 3. Bộ KH&ðT, Các văn bản quy phạm pháp luật về KH và tài chính, Hà Nội 2006. 4. Bộ KH&ðT, lập KH có tính chiến lược phát triển kinh tế ñịa phương, Hà Nội 2007. 5. Bộ KH&ðT, Bối cảnh trong nước và quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020, Hà Nội 2007 6. Bộ KH&ðT, Bàn về công tác KHH ở nước ta trong thời kỳ mới, 2008 7. Bộ KH&ðT, Sổ tay giám sát và ñánh giá dựa trên kết quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, 2008. 8. Diana Conyers, Peter Hills, Giới thiệu về kế hoạch phát triển trong thế giới thứ ba, trường ðại học Nottingham và ðại học Hồng kông, tài liệu dịch. 9. Jody Zall Kusek, Ray C. Rist, Mười bước tiến tới hệ thống giám sát ñánh giá dựa trên kết quả, NXB Văn hóa – Thông tin, 2005 10. Ngô Doãn Vịnh, Chiến lược phát triển, NXB Chính trị quốc gia, 2007 11. Ngô Thắng Lơi, Vũ Cương, ðổi mới công tác kế hoạch hóa trong tiến trình hội nhập, NXB Lao ñộng – xã hội, 2007. 12. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi, Phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Lao ñộng – xã hội, 2007. 13. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kế từ 2000 ñến 2007, NXB Thống kê. 14. UN-Habitat, Phát triển kinh tế ñịa phương thông qua lập kế hoạch chiến lược, sách dịch của dự án Tăng cường năng lực ñịa phương (SLGP). 15. Viện chiến lược phát triển, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, NXB Chính trị quốc gia, 2004. 16. ðảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện ðại hội ðảng lần thứ VIII, IX, X 436 17. Bộ Kế hoạch và ðầu tư: ðổi mới Kế hoạch hoá, 1995 18. Bộ Kế hoạch và ðầu tư: Tài liệu giảng dạy khoa chuyên ñề về lập kế hoạch, ñánh giá và quản lý dự án bền vững, 1998. 19. Bộ Kế hoạch và ðầu tư: Bài giảng khoá quản lý phát triển dành cho cán bộ kế hoạch kinh tế ngành 20. Bộ Kế hoạch và ðầu tư: ðề án ñổi mới công tác KH cấp tỉnh năm 1998 – 1999 21. Bộ Kế hoạch và ðầu tư:Bài giảng KHH ñịa phương dành cho giám ñốc cấp cơ sở năm 2000. 22. Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành trọng ñiểm mũi nhọn ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, 1996. 23. ðặng ðức ðạm: Kế hoạch hoá vĩ mô. NXB Chính trị quốc gia, 2000. 24. David W. Pearce: Từ ñiển kinh tế học hiện ñại. NXB Chính trị quốc gia, 1999. 25. E. Wayne Nafziger: kinh tế học của các nước ñang phát triển. NXB Thống kê, 1998. 26. Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Thống kê, 2006. 27. Giáo trình Chương trình và dự án phát triển kinh tế và xã hội. NXB Thống kê 1999. 28. Kinh nghiệm Kế hoạch hoá và quản lý ở Hà Quốc , Vụ KH; UBKH nhà nước, 1995. 29. Michael P. Todaro: Kinh tế học của sự phát triển I, II. 30. Vũ ðình Bách, Ngô ðình Giao: ðổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế; NXB Khoa học kỹ thuật, 1999. 31. Võ Kim Sơn: Phương pháp phân tích và dự báo kinh tế - xã hội cho các nhà quản lý. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1999. 32. Vũ Thiếu Lân và Lưu Huy: Kế hoạch học phát triển xã hội. ðại học Nhân dân Trung Quốc. 438 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3 LỜI GIỚI THIỆU 5 Phần 1 Lý luận và phương pháp luận về kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Chương I: NHẬP MÔN KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN 9 I. Những khái niệm cơ bản liên quan ñến kế hoạch hoá phát triển 9 II. Lịch sử kế hoạch hoá ở các nước trên thế giới 15 III. Kế hoạch hoá ở Việt Nam. ðối tượng nghiên cứu của môn học kế hoạch hoá phát triển 21 IV. ðối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học 27 Chương II: KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 32 I. Cơ sở lý luận của kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường 32 II. Bản chất của kế hoạch hoá và sự thể hiện trong các phương thức kế hoạch hoá 39 III. Chức năng và những nguyên tắc chủ yếu của kế hoạch hoá phát triển 43 Chương III: HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HOÁ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 53 I. Hệ thống kế hoạch hoá theo nội dung 53 II. Tổ chức bộ máy kế hoạch hoá ở Việt Nam 74 Chương IV: QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 83 I. Quy trình lập kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội theo nội dung 83 II. Quy trình tiến ñộ lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 107 Chương V: THEO DÕI VÀ ðÁNH GIÁ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 113 I. Theo dõi và ñánh giá trong qui trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội 113 II. Qui trình thực hiện theo dõi và ñánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 124 439 Phần thứ 2 Nội dung và phương pháp lập các Kế hoạch phát triển kinh tế Chương VI: KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 141 I. Tăng trưởng kinh tế và ý nghĩa của kế hoạch tăng trưởng kinh tế 141 II. Phương pháp lập kế hoạch theo mô hình tăng trưởng - ñầu tư 144 III. Xác ñịnh chỉ tiêu tăng trưởng kỳ kế hoạch theo phương pháp hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS) 156 Chương VII: KẾ HOẠCH VỐN ðẦU TƯ 163 I. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch vốn ñầu tư 163 II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch khối lượng vốn ñầu tư 166 Chương VIII: KẾ HOẠCH LAO ðỘNG VÀ VIỆC LÀM 183 I. Tổng quan về kế hoạch lao ñộng và việc làm 183 II. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch lao ñộng và việc làm 186 Chương IX: KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 211 I. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 211 II. Lập kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo mô hình cân ñối liên ngành (cân ñối ñầu vào - ñầu ra) 217 III. Xác ñịnh chỉ tiêu kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành theo phương pháp hồi quy tuyến tính 228 IV. Thực trạng và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010 233 Chương X: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN 247 I. Nhiệm vụ của kế hoạch hoá phát triển nông nghiệp và nông thôn 247 II. Kế hoạch tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn 2006 – 2010 248 III. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành trong sản xuất nông nghiệp 255 IV. Kế hoạch sản xuất các sản phẩm chủ yếu 260 V. Kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản, lâm nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp 272 VI. Kế hoạch phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn 276 Chương XI: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 281 I. Nhiệm vụ của kế hoạch hoá phát triển công nghiệp 281 II. ðặc ñiểm và nội dung kế hoạch phát triển các nhóm ngành công nghiệp 283 440 III. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 287 IV. Quy hoạch phát triển vùng công nghiệp 292 Chương XII: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG 297 I. Nhiệm vụ của kế hoạch hoá phát triển ngoại thương 297 II. Nội dung kế hoạch phát triển ngoại thương 299 III. Sử dụng các chính sách ñiều tiết kinh tế vĩ mô hỗ trợ cho kế hoạch ngoại thương 311 Chương XIII: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 319 I. Kế hoạch tài chính 319 II. Nội dung kế hoạch tài chính 323 III. Kế hoạch tiền tệ 347 IV. Nội dung của kế hoạch tiền tệ 348 Phần thứ 3 Nội dung, phương pháp lập kế hoạch phát triển một số lĩnh vực xã hội chủ yếu Chương XIV: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN Xà HỘI 363 I. Khái luận chung về hoạt ñộng xã hội 363 II. Kế hoạch phát triển xã hội 369 Chương XV: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC Xà HỘI CHỦ YẾU 393 A. Kế hoạch phát triển dân số 393 B. Kế hoạch phát triển giáo dục 405 C. Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế - chữa bệnh 418 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 434

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ke_hoach_hoa_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_p2_0761_3882_0911.pdf