Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam

Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới thì môi trường kinh doanh ngày càng rộng lớn, điều này đòi hỏi đội ngủ cán bộ trong ngành cao su phải có kiến thức, kinh nghiệp và nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và sản xuất cao su cần phải bồi dưỡng, đào tạo công nhân, kỹ sư thành những công nhân lành nghề, những kỹ sư có năng lực, trình độ, đủ khả năng vận hành các dây chuyền sản xuát cao su hiện đại và cần nhất là nâng cao năng cao năng lực của những nhà quản trị để trực tiếp làm công tác đàm phám và ký kết hợp đồng.

docx41 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong qúa trình phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vào xuất khẩu, khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. 1.1.2.3. Đối với doanh nghiệp: Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing, cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép. Có thể nói một cách khái quát rằng xuất khẩu góp phần quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Xuất Nhập Khẩu 1.1.3.1. Sự cạnh tranh Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu cầu tạo ra giá trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu thực sự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì nhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả. Khi đó, vấn đề định giá chỉ còn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường đó. Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu có một số quyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù hợp với những phân khúc thị trường đã được chọn lựa trước, và thông thường họ có quyền định giá sản phẩm xuất khẩu ở mức cao hơn so với giá thị trường trong nước. 1.1.3.2. Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp: Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật pháp nước ngoài khi tham gia hoạt động ngoại thương về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, luật chống bán phá giá, kể cả chính sách tiền tệ. 1.1.3.3. Thuế quan Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu ngân sách. 1.1.3.4. Hạn ngạch Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như qui định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi về quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu 1.1.3.5. Trợ cấp xuất khẩu Trong một số trường hợp chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hoá của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu. 1.1.3.6. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho gia thành sản phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối. 1.2. Giới thiệu chung về Incoterms Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Khi được chọn, tạo thành một điều khoản của hợp đồng mua bán quy định về vấn đề chuyên chở hàng hóa và thông quan xuất nhập khẩu. Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterms, và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP. 11 điều kiện Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt: Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW: Giao tại xưởng FCA: Giao cho người chuyên chở CPT: Cước phí trả tới CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới DAT: Giao tại bến DAP: Giao tại nơi đến DDP: Giao hàng đã nộp thuế Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: FAS: Giao dọc mạn tàu FOB: Giao lên tàu CFR: Tiền hàng và cước phí CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển. Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển. Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. 1.2.1. Các phương thức thanh toán chủ yếu Trả tiền mặt (In Cash): Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua. Phương thức ghi sổ (Open Account): Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định người mua sẽ trả tiền cho người bán. Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade) Nghiệp vụ Barter: là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử dụng tiền trong thanh toán. Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu, nhưng có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán. Nghiệp vụ Buy – Back: là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn. Trong đó, một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại sản phẩm do bên kia sử dụng máy móc đó làm ra. Phương thức nhờ thu (Collection) Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD) Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán. Phương thức tín dụng chứng từ (Ducumentary Credits) Là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. 1.2.2. Tổ chức và thực hiện hợp đồng ngoại thương 1.2.2.1. Các bước thực hiện hợp đồng Xuất Nhập Khẩu Đối với hợp đồng xuất khẩu: Làm thủ tục xuất khẩu theo quy định của Nhà nước Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu Làm thủ tục hải quan Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu Lập bộ chứng từ thanh toán Khiếu nại Thanh lý hợp đồng Đối với hợp đồng nhập khẩu: Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Nhận hàng Kiểm tra hàng nhập khẩu Khiếu nại Thanh toán Thanh lý hợp đồng 1.2.2.2 Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người mua đòi người bán phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải, Vận đơn đường biển Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Chứng từ bảo hiểm Là chứng từ do người/tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, ngằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate Of Quality) Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate Of Quantity/ Weight) Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin) Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh Là những chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc, Phiếu đóng gói (Packing List) Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng và toàn bộ lô hàng được giao. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về ngành cao su 2.1.1 Đặc điểm của cao su Cao su (danh pháp hai phần: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Cao su là một loại vật liệu polime vừa có độ bền cơ học cao và khả biến đàn hồi lớn 2.1.2 Phân loại cao su Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp. - Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất trực tiếp từ mủ cây cao su. - Cao su tổng hợp là những vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, do con người điều chế từ các chất hữu cơ đơn giản, thường bằng phản ứng trùng hợp. Cao su tổng hợp là một sản phẩm từ quá trình craking dầu mỏ, do đó, giá cao su tổng hợp phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu mỏ. Theo hệ thống phân loại Hài Hòa (HS), cao su tự nhiên được chia thành các phân nhóm thành phần chủ yếu sau: 4001.10: Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa, được sử dụng để sản xuất bao tay, bong bóng,. Mủ cao su được chia làm 2 loại: Loại có hàm lượng Amoniac thấp và loại có hàm lượng Amoniac cao Mù tơ xông khói (USS): Người trồng cao su có thể sản xuất USS bằng cách cô động mủ cao su, kéo thành tấm và cuộn tròn lại sau khi đã làm kho ngoài không khí. - 4001.21: cao su xông khói (RSS) là một dạng mủ cao su được sấy khô bằng khói hoặc nhiệt độ dưới tấm, thường gặp các loại như RSS1,RSS2,.,RSS6. Cáo su tấm xông khối có độ bền cao, thích hợp cho việc sản xuất lốp xe và các sản phẩm công nghiệp khác. - 4001.22: Cao su tự nhiên chuẩn kĩ thuật (TSNR) được phân loại theo tiêu chuển cao su – qui định kỹ thuật TSR của Tổ chứ tiêu chuẩn quốc tế ISO. - 4001.29: Các loại khác như: + Cao su tấm kho bề ngoài trông giống cao su tấm xông khói nhưng sáng hơn do không qua xông khói. ADS được sản xuất trong nhà máy nhỏ sử dụng mủ cao su tuoif mua của nông dân. Thị trường nhỏ vì loại cao su này chỉ dành cho công nghệ sử dụng cuối cùng trong sản xuất các loại sản phẩm cao su có màu. + Váng xốp là sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất mủ cao su. + Cao su Crep là mủ cao su dạng lỏng, được tẩy trắng, nghiền nhiều lần, được làm khô nhờ nhiệt độ tự nhiện, được dùng để sản xuất các dụng cụ y tế, giày dép,.. + Mủ latex li tâm: Mủ cô đặc được làm từ mủ tươi sử dụng công nghệ li tâm. Mủ cô đặc được sử dụng sản xuất đồ dùng ngâm nước. + Cao su miếng vụn. - 4001.30: Nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa họ sacolasea và các loại nhựa tự nhiên tương tự. - SVR: Cao su tiêu chuẩn Việt Nam, có các loại SVR3L, SVR5L, SVR10L, SVR20L, SVR50,60. Sau khi khai thác, mủ cao su tươi có thể được bán trực tiếp cho nhà máy chế biến. Giá trị được tính theo hàm lượng cao su khô của mủ tươi. Vì vậy, việc bán cao su tươi yêu cầu phải xác định DRC, DRC bị ảnh hưởng bởi giống cây, tuổi cây và thời gian thu hoạch. Cao su đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau gạo và cà phê. Thế nhưng chính thành tích này cũng đặt cho ngành cao su Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. 2.2 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2013 của Việt Nam ước đạt 710 nghìn tấn giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2012.    Tính đến hết tháng 8-2013 , tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 610 nghìn tấn, tương đương mức xuất khẩu của cùng kỳ năm trước, trị giá đạt 1,46 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 8 tháng qua với 272 nghìn tấn, giảm 10,5% và chiếm 45% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaysia 130 nghìn tấn, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2012 Biểu đồ 2.1: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam theo tháng từ năm 2011-2013 Nguồn: Agromonitor tính theo số liệu TCHQ; (*): số liệu dự báo của Bộ NN&PTNT Xét trong tháng 8 khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tới các thị trường tiêu thụ lớn đều giảm so với tháng trước. Cụ thể: Lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Malaysia giảm 4,3% so với tháng 7/2013 đạt 27.120 tấn; Đức giảm 4,32% xuống mức 2.900 tấn; Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc giảm lần lượt 13,8%; 17,39%; 18,98%...Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất trong tháng 8/2013, chiếm 37,32% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, nhưng so với tháng 7/2013 giảm mạnh 21,1% về lượng và 22,4% về trị giá đồng thời so với cùng kỳ năm trước giảm 21,03% về lượng và 37,58% về trị giá đạt 39,75 nghìn tấn, trị giá 83,39 triệu USD. Do nguồn cung cao su thế giới dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ yếu bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam đã vấp phải sự cạnh tranh quyết liệu của các nước xuất khẩu cao su lớn khác trong cùng khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Do đó xuất khẩucao su của nước ta sang thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 10,26% về lượng và 24,8% về trị giá so với 8 tháng năm 2012 đạt 271,72 nghìn tấn, trị giá 623,57 triệu USD. Nếu như 8 tháng 2012 thị phần cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới gần 50% thì trong 8 tháng 2013 đã giảm xuống còn 44,54%. Trong khi đó xuất khẩu cao su sang Malaysia trong 8 tháng 2013 đã tăng mạnh 17,16% về lượng nhưng giảm 6,79% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 130,11 nghìn tấn, trị giá 309,35 triệu USD; chiếm 21,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, tăng so với mức thị phần 18,2% của 8 tháng 2013. Đáng chú ý xuất khẩu cao su tới thị trường Ấn Độ tăng tới 64,79% về lượng và 29,18% về trị giá đạt 54,32 nghìn tấn, trị giá 135,73 triệu USD. Bên cạnh đó lượng cao su xuất khẩu tới thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng tăng khá mạnh 10,85%-16,19% so với 8 tháng 2012. 2.3. Cơ cấu và chủng loại xuất khẩu 2.3.1. Về chủng loại xuất khẩu Trong 7 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu SVR3L đạt lượng lớn nhất với 216,15 nghìn tấn, kim ngạch 577,13 triệu USD tăng 9,8% về lượng nhưng 11,86% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Đứng thứ 2 là SVR10 với 115,37 nghìn tấn, kim ngạch 288,23 triệu USD cũng tăng 21,01% về lượng nhưng giảm 5,51% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. 2.3.2. Về cơ cấu Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su theo chủng loại 7 tháng đầu năm 2013, % Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan 2.4. Giá cao su 2.4.1 Thị trường thế giới Thị trường cao su thế giới trong tháng 8 tiếp tục tăng Giá cao su thế giới sau khi chạm mức thấp nhất vào cuối tháng 6 thì đã điều chỉnh tăng từ đầu tháng 7 do sự suy yếu của yên Nhật so với USD và doanh số bán xe ôtô tại Mỹ tăng cao. Xu hướng tăng tiếp tục được duy trì trong tháng 8. Đầu tháng 8 thời tiết mưa nhiều tại Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, miền Nam Thái Lan làm gián đoạn quá trình khai thác mủ cao su do đó ảnh hưởng đến triển vọng nguồn cung trong ngắn hạn và tiếp tục kéo giá đi lên. Ngoài ra, giá cao su còn được hỗ trợ bởi tình hình lạc quan của nền kinh tế của Trung Quốc sẽ dẫn đến nhu cầu cao su tăng lên. Xuất khẩu, nhập khẩu và sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trong tháng 7, cũng tăng thêm các dấu hiệu cho thấy kinh tế nước này đang dần ổn định. Lượng cao su tự nhiên nhập khẩu của Trung Quốc tháng 7 tăng 16% so với tháng trước lên 150.000 tấn. Tuy nhiên tồn kho cao su tự nhiên tại Trung Quốc cao cũng đã hạn chế đà tăng. Những lo ngại về khả năng Mỹ sẽ tấn công Syria đã tác động làm đồng yên mạnh lên và kéo giá cao su có những phiên điều chỉnh giảm đan xen vào các ngày cuối tháng 8. Bước sang tháng 9, giá cao su vẫn trong xu hướng đi lên do kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi và doanh số bán xe hơi của Mỹ tăng cao hơn ước tính. Giá cao su Tocom ngày 03/09 tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng do đồng yên mất giá, làm tăng sự hấp dẫn của các hợp đồng mua bằng đồng tiền của Nhật Bản. Đồng yên giảm xuống 99,7 yên/USD, mức thấp nhất trong một tháng khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu phục hồi, làm giảm nhu cầu đầu tư cho đồng yên Nhật như một nơi trú ẩn an toàn. Dữ liệu sản xuất từ Trung Quốc cho thấy nền kinh tế tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới đang phục hồi. Như vậy trung bình tháng 8 giá cao su tại sàn Tocom kỳ hạn tháng 8 tăng 5,1% so với tháng 7 lên mức 254,5 yên/kg. Kỳ hạn tháng 9 và tháng 10 cũng tăng 5,7% lên mức lần lượt 256,6 yên/kg và 257,4 yên/kg. Trên sàn Thượng Hải giá cao su kỳ hạn tháng 9 và tháng 10 trong tháng 8 cũng tăng lần lượt 7,05% và 7,29%. Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá cao su kỳ hạn tháng gần nhất trên sàn giao dịch Tocom, yên/kg. Nguồn: Agromonitor tổng hợp Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá cao su thiên nhiên kỳ hạn tháng 9; tháng 10; tháng 11 tại sàn giao dịch Thượng Hải, NDT/tấn. Nguồn: Agromonitor tổng hợp 2.4.2 Trong nước Tại thị trường trong nước giá cao su cũng có điều chỉnh đi lên từ cuối tháng 7 và tiếp tục giữ xu hướng đi lên đến đầu tháng 9. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều, gió và lốc... trong tháng 7 và tháng 8 nên một số công ty tại Tây Nguyên khai thác mủ giảm so với cùng kỳ năm trước do đó sản lượng cũng giảm và phần nào tác động đẩy giá mủ đi lên. Do đó trung bình tháng 8 mủ cao su và cao su thành phẩm đều tăng so với giá trung bình trong tháng 7. Cao su mủ tươi ở Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu chốt tại thời điểm ngày 10/9 dao động ở mức 426-430 đồng/TSC tăng so với thời điểm cuối tháng 8. Tương tự, giá cao su thành phẩm SVR3L tại Bình Dương ở mức 50.200 đồng/kg; SVR10 tại Bà Rịa Vũng Tàu ở mức 46.200 đồng/kg; RSS3 tại Tây Ninh đạt 50.900 đồng/kg Trung bình tháng 8 giá cao su RSS1; SVR 3L đã tăng lần lượt 8,43% và 8,19% so với tháng 7. Các chủng loại khác như RSS3; SVR20; SVR10 trong tháng 8 cũng tăng trên 7% so với tháng 7. Biểu đồ 2.5: Giá mủ đông và giá cao su RSS1 tại thị trường Bình Phước, Tây Ninh, đồng/kg Nguồn: CSDL Agromonitor Đối với giá cao su xuất khẩu các chủng loại đều có diễn biến đi xuống trong tháng 7. Trung bình tháng 7 giá cao suSVR3L xuất khẩu giảm 7,8% so với tháng trước và giảm 17,33% so với cùng kỳ năm 2012 xuống mức 2.322 USD/tấn. Giá cao su SVR10 và SVRCV 60 cũng giảm lần lượt 7,92% và 9,28% so với tháng trước xuống mức 2.154 USD/tấn và 2.561 USD/tấn.  Biểu đồ 2.6: Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam từ 1/2012-7/2013 Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ thitruongcaosu.net Tại khu vực biên mậu, cuối tháng 7 xuất khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên của Việt Nam vẫn chưa ổn định và diễn biến phức tạp, giá cao su sụt giảm mạnh do tại sàn Thượng Hải cao su Thái Lan tràn vào đã hút một số doanh nghiệp và đối tác quay đầu về đó làm ăn do đó hiệu quả kinh tế tốt hơn. Tuy nhiên bước sang tháng 8 giá đã tăng trở lại, nhu cầu phía Trung Quốc cũng tăng đẩy giá lên. Sản lượng cao su đưa vào giao dịch trong trung tuần tháng 8 đã tăng lên gần 500 tấn/ngày. Tại Trung Quốc sàn giao dịch cao su thiên nhiên tại Thượng Hải đang khan hàng do hai cơn bão liên tiếp làm đường vận chuyển qua biển Đông bị ách tắc, hàng từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia phải nằm lại kho, đã gây nên tình trạng khan hiếm này. Vì vậy nhiều doanh nghiệp và thương gia từ phía Bắc Trung Quốc đã chuyển xuống các cửa khẩu có biên giới với Việt Nam để nhập khẩu cao su thiên nhiên theo hệ tiểu ngạch. Giá tăng mạnh trong vòng 2 tuần đầu tháng 8 đã thúc đẩy phía xuất khẩu tăng cường vận chuyển cao su ra cửa khẩu Móng Cái, khiến cho nguồn cung bị ứ đọng. Các doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc đã ngay lập tức gây áp lực giảm giá cao su bằng cách giảm nhập khẩu. Tuy nhiên phía lực lượng xuất khẩu cũng nhanh chóng điều chỉnh giảm nguồn cung và ký gửi một phần vào kho, nhờ vậy giá giao dịch chỉ giảm ở mức rất thấp. Cuối tháng 8/2013, cũng là lúc ngành công nghiệp sản xuất săm lốp của Trung Quốc chuẩn bị bước sang quý cuối cùng của năm để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, nên không khí giao dịch nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đã sôi động hơn. Tính đến sáng ngày 5/9 giá cao su SVR3L của các công ty, đơn vị quốc doanh giá xuất khẩu là 15.300 NDT/tấn (tuần trước đấy là 15.000 NDT/tấn), còn của lực lượng tư thương thấp hơn 100 NDT/tấn. Sản lượng cao su SVR3L đưa vào giao nhận cũng đang tăng mạnh, với tổng lượng giao dịch chuyển cho các đối tác ở các cửa khẩu phía Bắc là 600 tấn/ngày tính tới ngày 5/9. Biểu đồ 2.7: Diễn biến giá cao su SVR3L tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng, NDT/tấn. Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ thitruongcaosu.net 2.5. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam Tính đến tháng 7 năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu cao su sang hơn 45 thị trường, có mặt tại Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, và mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi. Biểu đồ 2.9: Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu cao su lớn nhất 7 tháng đầu năm 2013. Nghìn tấn, USD Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Mặc dù trong 7 tháng đầu năm 2013 lượng xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ năm 2012 nhưng kim ngạch vẫn giảm mạnh do giá xuất khẩu suy giảm. Trong 10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7T2013 có tới 9 thị trường có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2012, riêng chỉ có Ấn Độ có lượng và kim ngạch đều tăng lần lượt 55,19% và 21,05% lên mức 37,4 nghìn tấn và 96,8 triệu USD. Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong 7T2013 đạt 232,9 nghìn tấn, trị giá 542,6 triệu USD, giảm 3,35% về lượng và giảm 28,9% về kim ngạch so với cùng kỳ 2012. Ví trí thứ 2 thuộc về Malaysia với lượng đạt 104,05 nghìn tấn, thu về 253,52 triệu USD tăng 19,57% về lượng nhưng giảm 6,24% về kim ngạch. Bảng 2.1: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Top 10 thị trường trong 7 tháng năm 2013 Lượng: tấn; Trị giá: USD Thị trường 7T2013 % thay đổi so với 7T2012 Lượng Trị giá Về lượng Về trị giá Trung Quốc 232.913 542.656.255 -3.35 -28.90 Malaysia 104.053 253.528.321 19.57 -6.24 Ấn Độ 37.448 96.877.924 55.19 21.05 Hàn Quốc 18.566 45.941.494 -18.74 -34.52 Đài Loan 16.583 46.388.180 -22.39 -37.67 Đức 16.382 44.778.124 6.20 -14.23 Mỹ 13.908 32.838.510 20.18 -2.55 Thổ Nhĩ Kỳ 8.891 21.734.250 14.90 -12.56 Tây Ban Nha 5.569 14.970.965 21.09 -1.98 Ý 4.992 13.362.849 -2.34 -17.97 Khác 48.484 126.804.445 1.40 -15.96 Tổng 507.788 1.239.881.316 3.92 -20.08 Nguồn: Agromonitor tổng hợp từ Tổng cục Hải quan 2.6. Sản lượng cao su xuất khẩu Trong vài năm gần đây, khi Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất cây cao su, diện tích cây cao su không ngừng tăng cả về diện tích trồng và sản lượng khai thác. Hiện tại tổng diện tích cao su đã lên đến 834 nghìn ha, trong đó diện tích cho mủ là là khoảng 473 nghìn ha (chiếm 56,6% tổng diện tích), được phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ ( 390 nghìn ha), và Tây Nguyên ( 280 nghìn ha), phần còn lại được phân bổ cho các khu vực: Bắc Trung Bộ (80 nghìn ha), Tây Bắc (50 nghìn ha) và Duyên Hải Nam Trung Bộ (40 nghìn ha). Trong đó, khu vực đại điền chiếm 49.28% và tư nhân chiếm 6.36% Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích cây cao su lên đến 910.500 ha, tăng 13,6% và sản lượng đạt 863.600 tấn, tăng 9,4%, diện tích thu hoạch tăng 10% và đạt 505.800 ha, còn năng suất ước đạt 1.707 kg/ha. Năng suất năm 2012 giảm 0,5% so với năm 2011 do diện tích vườn cây mới đưa vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800 ha (9%). Năng suất cây cao su trong những năm thu hoạch đầu tiên thường không cao. Với diện tích 910.500 ha vào cuối năm 2012, cây cao su đã vượt hơn mục tiêu quy hoạch 800.000 ha năm 2015 và tiếp tục có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp lâu năm. Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su, năm 2012 và 2011 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích thu hoạch (ha) Năng suất (kg/ha) 2011 801.600 789.300 460.000 1.716 2012 910.500 863.600 505.800 1.707 2012 so 2011 + 13,6 % + 9,4 % + 10% -0,5 % Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê tháng 01.2013 Sản lượng cao su năm 2013 ước tính đạt 936,9 nghìn tấn, tăng 4.89 so với năm 2012 2.7. Chất lượng cao su xuất khẩu Chất lượng cao su xuất khẩu cảu các công ty quốc doanh thứ nhất là của các công ty thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam được đánh giâ là tốt nhờ hệ thống các nhà máy sơ chế đủ năng lực hoạt động. Cao su là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thứ hai sau lúa, đứng trên cà phê và là mặt hàng xuất khẩu thứ 8 trong doanh mục các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, ngành cao su Việt Nam đang cố gắng đầu tư trang thiết bị để khắc phục dần sản lượng xuất khẩu thô, đưa cao su trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà. 2.8. Những thuận lợi ngành cao su 2.8.1. Nhu cầu tiêu thụ cao su cao trên thế giới Mặc dù giảm đáng kể trong các hoạt động ngành công nghiệp trên toàn thế giới, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu dự báo sẽ ổn định trong năm 2013 do nhu cầu tăng. Nhu cầu cao su thiên nhiên từ các nền kinh tế mới nổi như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng tăng lên do các hoạt động ngành công nghiệp được cải thiện. Phục hồi lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc sẽ giúp tăng nhu cầu cao su. Cuối tháng 11, doanh số bán ô tô của Trung Quốc đã tăng lên 1,79 triệu xe, tăng hơn 11,5% so với tháng 10 và 8,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Các biện pháp kích thích tiền tệ và tài chính của chính phủ Nhật Bản, Hoa Kỳ có thể giúp phục hồi thị trường toàn cầu nhanh hơn và đẩy mạnh nhu cầu nguyên liệu thô. Mặt khác, phục hồi ngành công nghiệp ô tô Mỹ, nhu cầu xe tải tăng lên và kinh tế ổn định dự báo sẽ thúc đẩy doanh số bán xe hơn 15 triệu chiếc vào năm 2013. Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, sản lượng cao su có thể giảm trong quý đầu năm 2013 do mùa đông bắt đầu từ tháng Hai. Mặt khác, sản lượng cao su ở Indonesia, nước trồng cao su lớn thứ hai, có thể giảm lần đầu tiên trong 4 năm vào năm 2013 khi quốc gia hạn chế sản lượng và các chuyến hàng xuất khẩu cùng với với các nước sản xuất khác Hiệp hội Cao su Việt Nam trích dịch (H.N.)Nguồn : International Rubber Journal, Jul- Aug 2012, p55 . 2.8.2. Ảnh hưởng tích cực từ việc tăng tỷ giá Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD áp dụng cho ngày 28/6/2013 từ mức 20.828 VND/USD lên 21.036 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Với chính sách này đã làm cho giá hàng hoá trong nước rẻ hơn so với giá hàng hoá nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Xuất khẩu cao su cũng được hưởng lợi từ chính sách này. Giá bán tăng kết hợp với lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá giúp hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cao su đều hoàn thành kế hoạch cả năm sau 9 tháng đầu năm 2.8.3. Ảnh hưởng yếu tố mùa vụ Bước vào mùa khai thác trong quý III và quý IV, nguồn cung cao su sẽ gia tăng. Theo ước tính của Hiệp hội các quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên của thế giới tăng trong năm 2013 sẽ đạt 12.5 triệu tấn, tăng khoảng 4.3% so với năm 2012. Với tốc độ tăng trưởng cầu nhanh hơn so với nguồn cung cộng với ảnh hưởng từ thời tiết không thuận lợi nên mức giá dự báo sẽ không giảm trong mùa khai thác. đồng thời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn, cùng với chương trình nới lỏng định lượng (QE) trong thời gian tới của cục dự trữ liên bang Mỹ FED, có thể tạo nên làn sóng tăng giá các loại hàng hoá trong đó có cao su thiên nhiên. 2.9. Những khó khăn ngành cao su gặp phải 2.9.1. Khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng Vượt xa quy hoạch Trong quy hoạch phát triển cao su cả nước đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 phê duyệt năm 2009, Chính phủ đặt mục tiêu: Đến năm 2020, diện tích cao su ổn định 800.000 ha, trong đó vùng Tây Nguyên 280.000 ha và Tây Bắc 50.000 ha Tuy nhiên, mới đến cuối năm 2012, diện tích cao su của cả nước đã lên đến 915.000 ha và vẫn đang tiếp tục mở rộng. Theo báo cáo mới đây của Bộ NN-PTNT, tổng diện tích cây cao su tại 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La đạt gần 20.000 ha. Quy hoạch đến năm 2020 của các địa phương này lên đến 57.500 ha cây cao su, cao hơn quy hoạch vùng đã được Thủ tướng phê duyệt. 2.9.2. Rủi ro từ thị trường Trung Quốc Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam chiếm 46% Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2013. Tuy nhiên, có đến 86% các sản phẩm cao su xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua con đường không chính thức với giá thấp và chất lượng không cao. Bên cạnh ñó, chính sách của Trung Quốc cũng gây khó khăn cho việc nhập khẩu cao su của Việt Nam thông qua chính sách hạn chế và kiểm soát xuất khẩu mậu biên. Ngoài ra, do sự phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc, do đó bất kỳ biến động về ngành sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc đều ảnh hưởng mạnh đến giá bán và sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. 2.9.3. Những hạn chế còn tồn tại Hiện tại cơ cấu sản phẩm cao su của Việt Nam vẫn còn bất hợp lý, bởi lẽ những sản phẩm có nhu cầu cao thì chúng ta lại sản xuất được rất ít. Trong khi những sản phẩm khác thị trường có nhu cầu thấp thì sản lượng của chúng ta lại chiếm đến 60%. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, vẫn chưa khai phá được nhiều thị trường mới chủ yếu do năng lực cạnh tranh thấp. Thị trường cao su thiên nhiên của Việt Nam mặc dù đang được đa dạng hóa cho đến nay vẫn không ổn định, còn lệ thuộc vào một số thị trường đặc biệt như là thị trường Trung Quốc. Các thị trường mới mở như Hoa Kỳ, Nhật Bản đã góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam nhưng tỉ trọng xuất khẩu sang thị trường này còn thấp. Sản phẩm cao su Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với sản phẩm cao su của các nước trong khu vực và chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu cao su đang gặp phải là cước bốc đỡ container (THC) mà các hãng tàu mới áp dụng. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng, cước THC đang ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu cao su của Việt Nam. Vì thế Hiệp hội Cao su Việt Nam kiên quyết không áp dụng cước THC theo lời mời gọi của Hiệp hội Cao su Đông Nam Á để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 2.9.4. Nguyên nhân Phần lớn cao su tự nhiên của Việt Nam được trồng rất lâu đời và đang đã đến lúc thay mới, do đó tỉ lệ mủ và chất lượng đã giảm và không còn tốt so với cây cao su mới trồng của các nước trong khu vực Quá trình thu gom chưa khoa học, còn hiện hữu hiện tượng tranh bán, tranh mua giữa các doanh nghiệp thu gom làm biến động giá bất thường, lúc thì lên cao, lúc lại xuống thấp. Điều đáng tiếc hơn là khi giá cả cao su xuống thì xảy ra tình trạng chặt cây cao su và thay giống cây khác, điều đó làm cung giảm, đẩy giá lên cao. Cơ sở hạ tầng của các khu trồng cao su còn yếu kém,điều kiện vận chuyển, dự trữ sản phẩn rất hạn chế, làm giảm hiệu quản sản xuất, xuất khẩu và tăng giá thành. Năng suất cao su nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Cao su tự nhiên của Việt Nam phần lớn xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô nên mang lại gia tăng, lợi thế cạnh tranh thấp. Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến sản phẩm cao su trong nước phát triển chậm, do đó khả năng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của các thị trường nhập khẩu còn thấp, chưa có chính sách đầu tư thích hợp vào công nghiệp chế biến sản phẩm cao su nhằm tăng sử dụng nguyên vật liệu mủ cao su kho sơ chế, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su quá tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Hàn Quốc, nên công tác tìm kiếm và phát hiện thêm các thị trường mới vẫn chưa được chú trọng Công tác xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa cung cấp các thông tin cập nhật về giá, biến động nhu cầu,.. Nến các doanh nghiệp sản xuất cao su nước ta còn chịu nhiều thua thiệt trong nắm bắt thông tin thị trường. Vài trò của Nhà nước và Hiệp hội cao còn mờ nhạt. Nhà nước chưa quan tâm giúp đỡ các khu vực tiểu điền để tăng năng suất và chất lượng cao su cũng như chưa quan tâm đúng mức đến phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩn cao su để tăng giá trị xuất khẩu và giảm tỉ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô. Mặt khác, nhà nước và các Hiệp hội cần cung cấp thông tin một cách cập nhật cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su về thị trường nhập khẩu và giá cả để hàng xuất khẩu cảu Việt nam không bị thua thiệt so với bạn hàng trên thế giới. 2.10. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam 2.10.1. Giải pháp từ nhà nước Về công tác quy hoạch phát triển cây cao su Công tắc quy hoạch cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng vừa phát triển theo chiều rộng, vừa phải chú ý về điều kiện thổ nhưỡng để tạo điều kiện cho sự phát triển tốt của cây cao su, tăng lượng mủ khai thác và hạn chế các yếu tố vì không phù hợp thổ nhưỡng mà ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, năng suất cũng như chất lượng mủ cao su nên đồi hỏi Nhà nước phải có công văn chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển cây cao su một cách rõ ràng, chính xác. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến. Hiện nay, nguồn hang xuất khẩu trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng trọt, áp dụng tiến độ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thiết kế cơ bản, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. Trên thực tế, năng suất cao su Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng loại cao su còn hạn chế, chất lượng thấp. Vì vậy, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó Nhà nước cần lập các phòng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu Cần phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm: Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập các thông tin về giá cả, cung cầu, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường. Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiền năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả. Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xủ lý một cách nhanh và kịp thời đúng thời điểm cho các cấp lãnh đạo để xây dựng chiến lượt kinh doanh, chỉ dạo điều hành kinh doanh. Cung cấp các thông tin về hững ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại ở các dự án chỉ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến sản phẩm cao su Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng, nhất quán đối với ngành công nghiệp cao su và chiến lượt phát triển sản xuất để thay đổi cơ cấu sản phẩm và chính sách công nghiệp nhằm phát triển các sản phẩm mới hướng về xuất khẩu với quy mô lớn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như cần hoàn thiện chính sách không chỉ trong pham vi ngành cao su mà còn cả chính sách liên quan đến ngành sản xuất ô tô. Do bảo hộ cao đối với ngành sản xuất ô tô nên nhu cầu săm lốp ngành ô tô tăng chậm, các doanh nghiệp chưa sẵn sàn đầu tư vào ngành sản xuất săm lốp ô tô ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhập khẩu đối với các nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su mà trong nước chưa sản xuất được như hóa chất, thiết bị.. để kích thích sản xuất sản phẩm cao su thàng phẩm xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp Hội cao su Hiệp Hội cao su Việt Nam đã được thành lập vào năm 2004. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng trên 50 hội viên là các doanh nghiệp quốc doanh, tư nhân và các công ty cổ phần. Trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam ở trong tình trạng không có sự quản lý thống nhất của một cơ quan chức năng nào nên hiện tượng phát triển sản xuất một các tự phát, tranh mua, tranh bán, làm giảm hiệu quả xuất khẩu cao su. Do vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội cao su cần phải: Phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn theo dõi và giám sát việc thực hiện quy định quy hoạch đất trồng cao su, góp phần thực hiện tốt mục tiêu năng cao giá trị và điều chỉnh hợp lý cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu. Mở rông mạng lưới hội viên Thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu cao su Việt Nam Tăng cường thông tin và dự báo về thị trường và sự biến động của giá cả cao su trên thế giới để các doanh nghiệp có các giải pháp chiến luotj phù hợp. Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tranh đấu bảo vệ quyền lợi cảu các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu cao su. 2.10.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu Tích cực đẩy mạnh nghiên cứu để tìm ra các giống cây trồng tốt, đất đai phù hợp với cây cao su. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác thu gom khi đến mùa thu hoạch đẻ không xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán giữa các doanh nghiệp. Giải pháp phát triển sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm Để đẩy mạnh xuất khẩu cao su bền vững thì doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ mới để tăng tỷ trọng sản xuất các loại cao su kỹ thuật. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng mới và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy chế biến mủ để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và linh hoạt trong cơ cấu sản phẩm chế biến, tạo điều kiện mở rộng và phát triển cao su có sức cạnh tranh trong xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và xuất khẩu và đặc biệt là nghiên cứu thì trường Để mặt hàng cao su có thể thâm nhập vào nhiều thị trường một cách hiệu quả hơn thì các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường. Chính hoạt động này mới có thể đảm bảo cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp vào những thị trường đã xăm nhập được có thể tồn tại lâu dài. Ngành cao su Việt Nam cần mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm bằng việc mở thêm các văn phòng đại diện hoặc khuyến khích tao điều kiện để các doanh nghiệp lập cơ sở phân phối để bán hàng và đa dạng hóa hình thức kinh doanh. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải thâm gia tích cực, có hiệu quả các chương trình hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm của Bộ Công Thương. Đổi mới và lựa chọn công nghệ mới cho phù hợp Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chủ động đổi mới công nghệ chế biến vì nhu cầu nhập khẩu vào thị trường các nước rất đa dạng và phong phú. Đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới thì môi trường kinh doanh ngày càng rộng lớn, điều này đòi hỏi đội ngủ cán bộ trong ngành cao su phải có kiến thức, kinh nghiệp và nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và sản xuất cao su cần phải bồi dưỡng, đào tạo công nhân, kỹ sư thành những công nhân lành nghề, những kỹ sư có năng lực, trình độ, đủ khả năng vận hành các dây chuyền sản xuát cao su hiện đại và cần nhất là nâng cao năng cao năng lực của những nhà quản trị để trực tiếp làm công tác đàm phám và ký kết hợp đồng. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN XUẤT NHẬP KHẨU 3.1 Nhận xét và đánh giá 3.1.1 Nhận xét về nội dung môi học, thời lượng môn học Nội dung môn học Quản trị Xuất Nhập Khẩu mang lại em có cái nhìn tổng quát về các hoạt động thương mại thông qua hình thức xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Giúp cho em nắm bắt được các yếu tố cơ bản nhất về các điều kiện thương mại quốc tế (incoterm) cùng với đó là kỹ năng giao kết hợp đồng, thương lượng đàm phán cũng như các hình thức giao dịch lựa chọn các hình thức giá nào có lợi cho mình và thu ngoại tệ về nhiều nhất cho đất nước có thể, cách thức làm thủ tục hải quan, thông quan và cách xử lý các phát sinh tranh chấp trong các hợp đồng ngoại thương mà vẫn giữ được thương hiệu cũng như uy tính đối với đối tác. Với chừng ấy kiến thức thôi cũng đã đủ để em có thể chập chững những bước đi đầu tiên về lĩnh vực xuất nhâp khẩu này. Tóm lại, về nội dung của môn học em hoàn toàn hài lòng về những gì đã học được cũng như những kiến thức mà nó mang lại cho em thật quý báo. Theo đánh giá chủ quan của mình thì em cho rằng thời lượng môn học này là tương đối đủ với lượng kiến thức như vậy, em nói tương đối ở đây vì để hiểu và vận dụng tất cả những kiến thức trong cuốn sách này thì đối với em là điều gì đó thật xa xỉ, chỉ có đi làm thật sự và lâu dày thì hy vọng mới có thể nắm và vận dụng tất cả khối lượng kiến thức đó, bởi lẻ vì khi học em cũng chỉ nắm bắt được sơ qua trên lý thuyết và thực tế thì như thế nào thì em không thể mường tượng ra được hết. Nếu có thể vừa học đi đôi với hành cho chúng em tận mắt quan sát cũng như cách thức giao kết và làm thủ tục như thế nào thì khi đó em mới có thể đúc kết kinh nghiệm của bản thân và sinh viên cũng nắm bắt bài tốt hơn, em vẫn thấy cài gì đó thiếu xót nhỏ ở điểm này. Thú vị vị vì khi học môn này em được nghiên cứu thêm về các môn khác giúp em có nhiều thêm kiến thức và quá trình tìm tòi học tập cũng làm em thêm khắc sâu kiến thức 3.1.2. Cơ sơ vật chất Về phương diện cơ sở vật chất của trường, em rất tự hào vì có thể nói rằng đã đáp ứng tốt nhu cầu và các phương tiện hổ trợ việc giảng dạy và học tập của chúng em. Ánh sáng đầy đủ, phòng học thích hợp, bàn ghế được bố trí hợp lý, hiện đại, máy chiếu hoạt động tốt, âm thanh cũng luôn được đảm bảo. Để góp phần vào sự phát triển ngày càng hoàn thiện thêm chất lượng cơ sở vật chất của trường em xin có một vài góp ý sao, đầu tiên là cửa ra vào có dấu hiệu xuống cấp là âm thanh từ ngoài lọt vào phòng ảnh hưởng đến lớp học khi các lớp khác ra về cũng như làm ồn các lớp khác (phòng sử dụng micro và cửa phòng không được kín), 3.1.3. Giáo trình bài giảng, tài liệu tham khảo 3.1.3.1. Giáo trình Quản Trị Xuất Nhập Khẩu của GS.TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN bố cục theo em rất hợp lý và khoa học nâng cao từng bước cũng nhưng cách thức diễn đạt dể hiểu và có sự lòng ghép các bài báo phỏng vấn các doanh nhân thành công thật bổ ích cho chúng em Về phần bài giảng được thầy Linh trình bày rất hợp lý và khoa học. Hợp lý bởi vì thầy cố gắng tóm tắt cho chúng em những nội dung quan trọng và thật ngắn gọn dể hiểu để. Khoa học ở chổ là slide luôn rất ít chữ và sống động cùng với những lời giải thích của thầy Linh tạo sự cuống và thích thú trong quá trình tiếp thu kiến thức. 3.1.3.2. Giảng viên Trong quá trình học tập môn quản trị xuất nhập khẩu em đã nhận được sự chỉ dẫn tân tình của thầy Ngô Cao Hoài Linh. Với cách thức truyền đạt dể hiểu, vừa chỉ dẫn lý thuyết lại hướng dẫn cho chúng em những cách thức ôn tập và học tập để mang lại kết quả cao nhất có thể. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi 2 tháng này có thể nói chúng em đã trải qua một môn học thật thích thú mà có rất nhiều ấn tượng đan xen những lúc tưởng chừng như sợ đến tim ngừng đập. Ấn tượng bởi cách lòng bài học vào trong thực tế cũng như truyền đạt những kinh nghiêm quý báo mà trong quá trình công tác, học tập cũng như nghiên cứu mà thầy đã tích lũy được thật bổ ích cho chúng em sau này, ngừng thở vì những phút khảo bài trên lớp luôn hồi hợp không biết thầy sẽ gọi ai mặc dù bài đã ôn tập rất kỹ lưỡng. Những tình huống hài hước cách mà thầy giúp môn học thật thú vị với những pha thay đổi giọng (lúc không quan trọng thì bình thường lúc quan trọng thì cao giọng) bời vì thầy bảo rằng môn học này rất khó mà lại nhàm chán nên cần có những điểm nhấn tạo sự gợi nhớ cho học sinh như thế khi về học bài thì sẽ dễ dàng hơn. Với môn học này, theo em cách mà thầy Linh chọn để hướng dẫn thật thú vị và dễ hiểu. Số lượng kiến thức thật khổng lồ, nhưng với cách tiếp của thầy Linh thì nó sẽ dễ dàng hơn cũng như không còn quá rộng lớn đến nổi em không thể nhớ nổi mà hiện tại em đã nắm chặc nó trong lòng bàn tay mình dù không phải là tất cà nhưng cũng đủ cho em biết được đâu là những điều quan trọng cần phải biết, phải nhớ đâu là điểm cốt lõi, chú ý ở những điểm nào, nếu được thử sức kiến thức mà thầy Linh đã truyền đạt cho chúng em đủ có thể chậm chững làm một nhân viên Xuất Nhập Khẩu đúng nghĩa. Nếu có điểm 10 cho chất lượng em tin chắc không chỉ mình em giành cho thầy điểm số tối đa đó. 3.2 Đề xuất Đến đây em xin có một vài ý kiến nhỏ góp phần vào sự phát triển về chất lượng đào tạo của trường ngày một hoàn thiện hơn nữa Cần lắm những chuyến đi thực tế tại các cơ quan, cảng và các quá trình liên quan đến các môn học nhằm giúp cho các sinh viên có thể biết thêm về sự vận động thức tế của bài học như thế nào so với các lý thuyết làm được học trong trường. Phòng học theo em nghĩ cần phải cách âm tốt giữa các phòng, vì cách âm không tốt sẽ làm cho giảng viên cũng như sinh viên sẽ bị âm khác làm ồn trong gời học và khi thầy giảng bài đang lúc cao trào mà có âm thanh khác phát lên sẽ làm thầy mất hứng, mất tập trung của các sinh viên. Về vấn đề hệ thống loa của trường theo em nghĩ cũng tậm chấp nhận được vì theo em thấy các phích cấm của trường thường bị lõng do sử dụng thường xuyên nên em xin đề xuất thay mới trong thời gian cụ thể nào đó, ví dụ như 6 tháng 1 lần chăng hạn. Để âm thanh luôn được đảm bảo. Nếu phòng được hổ trợ máy lạnh thì rất tuyệt vời với các giảng viên cũng như sinh viên vì em thường thất khi thầy Linh giảng bài thường đổ rất nhiều mồ hôi và mặt dù máy quạt mở rất nhiều thì em vẫn thấy phòng hơi nóng. Mà nóng thì quá trình học tập cũng không đạt được chất lượng cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO GSTS. Đoàn Thị Hồng Vân, Ths. Kim Ngọc Đạt – Giáo trình Quản trị ngoại thương – NXB Lao động xã hội – 2009. TH.S Ngô Cao Hoài Linh – Đề cương bài giảng môn học Quản trị Xuất Nhập khẩu. Website Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn Website Tổng Cục Hải quan: www.customs.gov.vn Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam: vneconomy.vn Báo điện tử VnExpress: vnexpress.net Báo điện tử: baomoi.com Báo điện tử vietstock: vietstock.vn Tin thương mại: tinthuongmai.vn Tin tức cao su: thitruongcaosu.net Tập đoàn cao su công nghiệp Việt Nam (VRG): vnrubbergroup.com Hiệp hội cao su Việt Nam: vra.com.vn Thư viện tài liệu: tai-lieu.com Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: www.mpi.gov.vn Tin tức thương mại: www.thuongmai.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxcao_su_9436.docx
Tài liệu liên quan