Giáo án Lịch sử 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa: a. Nông nghiệp - Chủ trương khuyến khích sản xuất, chăn nuôi được đưa lên thành ngành chính. Nhiều HTX đạt 6 tấn đến 7 tấn/ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 tấn so với năm 1968. b. Về công nghiệp: - Các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh được khôi phục.giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968. c. Giao thông vận tải: - Nhanh chóng được khôi phục, đảm bảo giao thông thông suốt. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương - Ngày 16 – 4 – 1972, Mĩ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. - Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không ngừng trệ, giao thông vẫn đảm bảo thông suốt. - Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 và Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12 – 1972.

doc164 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2014-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...../...... Vắng......................... Tiết 41 - Bài 28 XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965) (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của của Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt. - Trình bày được những thắng lợi của quân và dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. 2. Thái độ - Giáo dục tinh thần cách mạng gắn liền với CNXH, tình cảm ruột thịt nhân dân hai miền Nam – Bắc. - Tinh thần yêu nước gắn liền với CNXH. Hăng say học tập, lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. - Tinh thần đấu tranh chống Mĩ cứu nước của nhân dân miền Nam. Biết ơn các chiến sĩ đã hi sinh vì nền độc lập của nước nhà. 3. Kỹ năng - Phân tích, nhận định, đánh giá, sử dụng tranh ảnh, lược đồ khai thác nội dung bài học. II. UẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, tư liệu, tranh ảnh. 2. Hoc sinh - Đọc, khai thác nội dung thông tin kênh chữ, kênh hình SGK, chuẩn bị trước bài, sưu tầm tài liệu. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ ( 7 phút ) H? - Hãy nêu những thành tựu của miền Bắc trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) ? * Đáp án: a. Công nghiệp: - Nhiều khu công nghiệp và nhà máy mới được xây như: gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí,... b. Nông nghiệp: - Thực hiện chủ trương xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp bậc cao, nhiều HTX đạt năng suất 5 tấn thóc/ ha. c. Thương nghiệp: - Được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống của nhân dân. d. Giao thông vận tải : - Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố. đ. Văn hóa, giáo dục, y tế: - Có bước phát triển và tiến bộ đáng kể, số học sinh phổ thông và đại học tăng. Y tế đươc mở rộng mạng lưới đến tận huyện, xã. * Miền Bắc còn làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men... 2. Bài mới - Gv liên hệ kiến thức các mục trước, dẫn dắt Hs vào tìm hiểu mục tiếp theo của bài. Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung HĐ 1: Chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam ( 15 phút ) H? Âm mưu của Mĩ trong Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì ? H? Trình bày thủ đoạn của Mĩ trong Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ? - Suy nghĩ, trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - Suy nghĩ, trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung V- MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MĨ 1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam a. Âm mưu của Mĩ - Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. b. Thủ đoạn của Mĩ - Được sự giúp đỡ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”... - Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam. HĐ 2: Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ( 18 phút ) H? Trình bày những diễn biến chính cuộc đấu tranh chống Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ? GV giải thích thêm, chốt lại nội dung trọng tâm. - Suy nghĩ, trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - Ghi nhớ 2. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ - Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. - Quân và dân ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2 – 1 – 1963... - Các cuộc đấu tranh chính trị của tăng ni, phật tử của quần chúng nhân dân... làm cho Mĩ phải làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của anh em Diệm – Nhu (1 – 11 – 1963). - Với các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia ( Quảng Ngãi, Đồng Xoài (Biên Hòa)...đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. 3. Củng cố ( 4 phút ) * Hngsdaanx Hs làm bài tập: - Lập bảng các niên đại và sự kiện về thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961 – 1065) 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà ( 1 phút ) - Học bài cũ trả lời câu hỏi SGK, soạn trước nội dung bài 29. CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965 – 1973) Tuần 31 Ngày soạn: 15/03/2015 Lớp 9A Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9C Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9D Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../...... Vắng......................... Tiết 42 - Bài 29 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965 – 1973) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được âm mưu và hành động của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”. - Trình bày được những thắng lợi lớn của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, tiêu biểu là chiến thắng Vạn Tường trên lược đồ. - Biết được cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mĩ. - Thành tích của quân dân miền Bắc trong chiến đấu và sản xuất. 2. Thái độ - Tinh thần đoàn kết đấu tranh chống Mĩ của hai miền Nam – Bắc, niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng. 3. Kỹ năng - Phân tích, nhận định, đánh giá, sử dụng tranh ảnh, lược đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Tài liệu SGV, SGK, tranh ảnh, lược đồ 2. Học sinh - Đọc khai thác nội dung thông tin SGK, Sưu tầm tài liệu III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) H? – Trình bày diễn biến, kete quả cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, của quân dân miền Nam ? * Đáp án: - Trên mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. - Quân và dân ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2 – 1 – 1963... - Các cuộc đấu tranh chính trị của tăng ni, phật tử của quần chúng nhân dân... làm cho Mĩ phải làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của anh em Diệm – Nhu (1 – 11 – 1963). - Với các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia ( Quảng Ngãi, Đồng Xoài (Biên Hòa)...đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. 2. Bài mới - Gv liên hệ kiến thức bài cũ, đặt vấn đề dẫn dắt Hs vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1: Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968) ( 15 phút ) Yêu cầu Hs đọc nội dung mục I H? Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ là gì ? H? Với âm mưu như vậy Mĩ đã có hành động ra sao ? H? Trình bày diễn biến chính của cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ? Đọc nội dung SGK - Suy nghĩ, trả lời - Lớp nhận xét bổ sung - Trả lời, nhận xét, bổ sung - Trình bày, nhận xét, bổ sung I. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968) 1. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam a. Âm mưu của Mĩ - Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn... b. Hành động của Mĩ - Mĩ liên tiếp mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và căn cứ quân giải phóng ở Vạn Tường, tiếp đó là hai cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 ... 2. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ - Mở đầu là chiến thắng ở Vạn Tường – Quảng Ngãi (8 – 1965)... - Đánh bại các cuộc hành quân càn quét lớn của Mĩ trong 2 mùa khô 1965 – 1066 và 1966 – 1967. - Các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lan rộng... HĐ 2: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965 – 1968) ( 20 phút ) Yêu cầu Hs đọc nội dung mục II H? Mĩ đã tiến hành không quân và hải quân phá hoại miền Bắc như thế nào ? H? Trong chiến đấu miền Bắc đã đạt được kết quả ra sao ? H? Trong sản xuất MB đã thu được những thành quả như thế nào ? (Nông nghiệp, Công nghiệp, GTVT) H? Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam ra sao ? GV nhấn mạnh thêm Đọc nội dung SGK - Suy nghĩ, trả lời - Lớp nhận xét bổ sung - Trả lời, nhận xét, bổ sung - Suy nghĩ, trả lời, bổ sung - Trả lời, nhận xét, bổ sung - Chú ý, ghi nhớ II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965 – 1968) 1. Mĩ tiến hành không quân và hải quân phá hoại miền Bắc - Mĩ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (8 – 1964), cho máy bay ném bom miền Bắc. - Ngày 7 – 2 – 1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất. a. Trong chiến đấu - Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân...miền Bắc đã bắn rơi, phá hủy 3243 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công... b.Trong sản xuất - Nông nghiệp: diện tích được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng. - Công nghiệp: đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân. - Giao thông vận tải: đảm bảo thông suốt phục vụ chiến đấu, tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. 3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn - Tuyến đường vận chuyển chiến lược – đường HCM trên bộ và trên biển được khai thông 5 – 1959. - Trong 4 năm miền Bắc đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí đạn dược...phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ. 3. Củng cố ( 4 phút ) H? - Trình bày diễn biến chiến thắng Vạn Tường trên lược đồ ? 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: - Học bài – soạn trước nội dung III. Tuần 32 Ngày soạn: 15/03/2015 Lớp 9A Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9C Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9D Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../...... Vắng......................... Tiết 43 - Bài 29 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965 – 1973) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh. - Trình bày được những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. 2. Thái độ - Tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sự đoàn kết hai miền Nam – Bắc, ba nước Đông Dương. 3. Kỹ năng - Phân tích, đánh giá, tường thuật trên lược đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Tài liệu SGV, SGK, tranh ảnh, lược đồ 2. Học sinh - Đọc khai thác nội dung thông tin SGK, Sưu tầm tài liệu III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ) H? - Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương như thế nào đối với miền Nam ? * Đáp án: - Tuyến đường vận chuyển chiến lược – đường HCM trên bộ và trên biển được khai thông 5 – 1959. - Trong 4 năm miền Bắc đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí đạn dược...phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ. 2. Bài mới - Gv liên hệ kiến thức tiết trước, đặt vấn đề dẫn dắt Hs vào bài mới Hoạt động của G V Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1: Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ ( 10 phút ) H? Trình bày âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” ? H? Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” là gì ? - Suy nghĩ, trả lời - Trả lời, nhận xét, bổ sung III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MĨ (1969 – 1973) 1 Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ a. Âm mưu của Mĩ: - Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh” b. Thủ đoạn của Mĩ: - Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hỏa lực Mĩ... - Thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” HĐ 2: Chiến đấu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ ( 16 phút ) H? Trên mặt trận chính trị Nhân dân ba nước Đông Dương đã có những thắng lợi chung nào ? H? Trên mặt trận quân sự Nhân dân ba nước Đông Dương đã có những thắng lợi chung nào ? - Suy nghĩ, trả lời - Trình bày, nhận xét, bổ sung 2. Chiến đấu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ a. Trên mặt trận chính trị: - Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời (6 – 1969)... - Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp (4 – 1970) để biểu thị quyết tâm của ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ. b. Quân sự: - Quân đội Việt Nam phối hợp với nhân dân Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (từ tháng 4 đến tháng 6 – 1970)... - Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, phong trào học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ. HĐ 3: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ( 10 phút ) H? Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã diễn ra như thế nào ? ? Kết quả ra sao ? H? Thắng lợi này có ý nghĩa gì ? - Trình bày diễn biến - Trả lời - Trả lời, nhận xét, bổ sung 3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 a. Diễn biến: - Từ ngày 30 – 3 – 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng trị làm hướng tấn công chủ yếu. - Cuối tháng 6 – 1972, quân ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ... b. Ý nghĩa: - Buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại, thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh. 3. Củng cố ( 4 phút ) - Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà ( 1 phút ) - Học bài – soạn trước phần IV, V. Tuần 32 Ngày soạn: 15/03/2015 Lớp 9A Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9C Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9D Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../...... Vắng......................... Tiết 44 - Bài 29 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1965 – 1973) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân miền Bắc. - Trình bày được những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972). 2. Thái độ - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân hai miền. 3. Kỹ năng - Phân tích, nhận định so sánh các sự kiện lịch sử. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Tài liệu SGV, SGK, tranh ảnh, lược đồ 2. Học sinh - Đọc khai thác nội dung thông tin SGK, Sưu tầm tài liệu III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ) H? - Trình bày diễn biến cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ? Diễn biến: - Từ ngày 30 – 3 – 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng trị làm hướng tấn công chủ yếu. Kết quả: - Cuối tháng 6 – 1972, quân ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ... Ý nghĩa: - Buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại, thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh. 2. Bài mới ( 1 phút ) - Gv liên hệ kiến thức tiết trước, đặt vấn đề dẫn dắt Hs vào bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung HĐ 1: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 – 1973) (20 phút ) Yêu cầu Hs đọc nội dung SGK H? Trong Nông nghiệp miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì ? H? Trong Công nghiệp đã đạt được những thành tựu như thế nào ? H? GTVT đạt được những thành tựu gì ? H? Miền Bắc đã chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ như thế nào ? H? Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam ra sao ? Đọc bài - Suy nghĩ, trả lời - Trình bày kết quả - Trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Lớp nhận xét bổ sung - Suy nghĩ, trả lời - Lớp nhận xét bổ sung I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 – 1973) 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa: a. Nông nghiệp - Chủ trương khuyến khích sản xuất, chăn nuôi được đưa lên thành ngành chính. Nhiều HTX đạt 6 tấn đến 7 tấn/ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 tấn so với năm 1968. b. Về công nghiệp: - Các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh được khôi phục...giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968. c. Giao thông vận tải: - Nhanh chóng được khôi phục, đảm bảo giao thông thông suốt. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương - Ngày 16 – 4 – 1972, Mĩ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. - Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không ngừng trệ, giao thông vẫn đảm bảo thông suốt. - Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 và Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12 – 1972. - Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri (1 – 1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN. HĐ 2: Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ( 10 phút ) Yêu cầu Hs đọc nội dung SGK H? Trình bày nội dung Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở miền Nam ? H? Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam có ý nghĩa như thế nào ? Đọc bài - Trình bày theo nội dung SGK - Lớp bổ sung - Suy nghĩ, trả lời V. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam 1. Nội dung: - Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 – 1 – 1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản sau: + Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. + Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. + Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh... + Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do... 2. Ý nghĩa: - Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta hoàn toàn giải phóng hoàn toàn miền Nam. 3. Củng cố ( 4 phút ) H? - Vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không” ? 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà ( 1 phút ) - Học bài theo câu hỏi SGK, soạn trước bài 30. Tuần 33 Ngày soạn: 15/03/2015 Lớp 9A Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9C Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9D Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../...... Vắng......................... Tiết 45 - Bài 30 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973 – 1975) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Trình bày được Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chiến thắng Phước Long. - Trình bày được chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ chính trị Trung ương Đảng. Chiến dịch Tây Nguyên. 2. Thái độ - Tinh thần đấu tranh chống Mĩ của quân và dân miền Nam, vai trò của miền Bắc đối với cách mạng miền Nam. - Niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. 3. Kỹ năng - Phân tích nhận định, đánh giá, tường thuật sự kiện lịch sử và kĩ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Tài liệu SGV, SGK, tranh ảnh, lược đồ 2. Học sinh - Đọc khai thác nội dung thông tin SGK, Sưu tầm tài liệu III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra 15 phút ) Câu hỏi: Trình bày nội dung Hiệp định Pa-ri 1973 về chấm dứt chiến tranh ở miền Nam ? Đáp án: + Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. (2,5 điểm) + Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. (2,5 điểm) + Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh... (2,5 điểm) + Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do... (2,5 điểm) 2. Bài mới - Gv liên hệ kiến thức bài trước, đặt vấn đề dẫn dắt Hs vào bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung HĐ 1: Đấu tranh chống địch “Bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới hoàn toàn giải phóng miền Nam ( 10 phút ) - Yêu cầu Hs đọc nội dung SGK H? Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1973) thông qua những nội dung gì ? H? Trình bày những nét chính về chiến thắng Phước Long ? Đọc bài - Suy nghĩ trả lời - Suy nghĩ, trả lời, nhận xét, bổ sung II. Đấu tranh chống địch “Bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực, tiến tới hoàn toàn giải phóng miền Nam 1. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1973) - Nhận định kẻ thù vẫn là Đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. - Nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: tiếp tục cách mạng dân chủ dân tộc, dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường bạo lực, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. 2. Chiến thắng Phước Long: - Đầu năm 1975, quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long. HĐ 2: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. ( 15 phút ) - Yêu cầu Hs đọc nội dung SGK H? Bộ Chính trị Chủ trương, kế hoạch giải phong miền Nam như thế nào ? GV phân tích thêm H? Trình bày diễn biến Chiến dịch Tây Nguyên ? GV nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên Đọc bài - Suy nghĩ, trả lời, lớp nhận xét bổ sung - Ghi nhớ - Trình bày diễn biến - Ghi nhớ III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam: - Cuối năm 1974, đầu năm 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976, nhưng nhấn mạnh: nếu có thời cơ, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 a. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 – 3 đến 24 – 3) - Ngày 10 – 3 – 1975, quân ta đánh trận mở màn then chốt ở Buôn Ma Thuật và nhanh chóng giành thắng lợi. Ngày 12 – 3 – 1975, địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuật nhưng bị thất bại. - Ngày 14 – 3 – 1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về duyên hải miền Trung, bị quân ta truy kích tiêu diệt, đến ngày 24 – 3 – 1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. 3. Củng cố ( 4 phút ) H? - Trình bày diễn biến chiến dịch Tây Nguyên trên lược đồ ? 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà ( 1 phút ) - Học bài theo câu hỏi SGK, soạn trước nội dung chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh và phần IV. Tuần 33 Ngày soạn: 22/03/2015 Lớp 9A Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9C Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9D Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../...... Vắng......................... Tiết 46 - Bài 30 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973 – 1975) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức - Trình bày được diễn biến Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. - Trình bày được ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Rút ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. 2. Thái độ - Sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng. Niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết đấu tranh chống Mĩ, cứu nước của hai miền Nam – Bắc. 3. Kỹ năng - Phân tích, nhận định, đánh giá, kĩ năng sử dụng bản đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Tài liệu SGV, SGK, tranh ảnh, lược đồ 2. Học sinh - Đọc khai thác nội dung thông tin SGK, Sưu tầm tài liệu III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) H? - Trình bày Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Bộ Chính trị Trung ương Đảng ? - Cuối năm 1974, đầu năm 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976, nhưng nhấn mạnh: nếu có thời cơ, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. 2. Bài mới - Gv liên hệ kiến thức tiết trước, đặt vấn đề dẫn dắt Hs vào bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung HĐ 1: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. ( 20 phút ) H? Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào ? H? Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào ? GV trình bày thêm về Chiến dịch Hồ Chí Minh. - Trả lời, nhận xét, bổ sung - Suy nghĩ, trả lời, Lớp nhận xét, bổ sung - Chú ý lắng nghe 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: - Ngày 21 – 3, quân ta tiến công Huế và chặn đường rút chạy của địch. Ngày 26 – 3, quân ta giải phóng Huế. Cũng thời gian này, ta giải phóng thị xã Tam Kì và toàn tỉnh Quảng Ngãi,... - Sáng 29 – 3, quân ta tiến công thành phố Đà Nẵng. Đến 3 giờ chiều, Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. c. Chiến dịch Hồ Chí Minh: - Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. - 5 giờ chiều 26 – 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. 10 giờ 45 phút ngày 30 – 4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. HĐ 2: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) ( 15 phút ) H? Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ? H? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì ? GV liên hệ thực tế - Trình bày, lớp nhận xét, bổ sung - Suy nghĩ, trả lời, lớp nhận xét, bổ sung - Chú ý, ghi nhớ IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) 1. Ý nghĩa lịch sử: - Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc... - Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH. - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới,... 2. Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. 3. Củng cố (4 phút ) - Trình bày diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh bằng lược đồ. 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà ( 1 phút ) - Học bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu lịch sử Hà Giang từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Tuần 34 Ngày soạn: 22/03/2015 Lớp 9A Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9C Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../......Vắng.......................... Lớp 9D Tiết (Theo TKB).Ngày dạy..../..../2015 Sĩ số....../...... Vắng......................... Tiết 47: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Bài 2 HÀ GIANG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nêu được những khó khăn trước mắt đe dọa sự sống còn của Chính quyền cách mạng ở Hà Giang, những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó. - Hiểu được dã tâm xâm lược nước ta của TDP, tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Giang chống TDP và tay sai. - Những thành tích của nhân dân Hà Giang đạt được trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Thái độ - HS nhận tức rõ: Từ năm 1986 đến nay Hà Giang đã từng bước “thay da đổi thịt”. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ngày càng phát triển tuy vậy so với cả nước, Hà Giang đang còn là tỉnh nghèo. - Ý thức trách nhiệm của người Hs đối với sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước. 3. Kỹ năng - Liên hệ thực tế lịch sử phát triển của địa phương với lịch sử dân tộc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Tài liệu SGV, SGK, tranh ảnh 2. Học sinh - Đọc khai thác nội dung thông tin tài liệu lịch sử địa phương Hà Ging. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ ( Không ) 2. Bài mới - Gv đặt vấn đề dẫn dắt Hs vào bài Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung HĐ 1: Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) ( 4 phút ) H? Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Giang đã gặp những khó khăn gì ? H? Nhân dân các dân tộc Hà Giang đã khắc phục những khó khăn như thế nào ? H? Hà Giang đã có những đóng góp gì trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp ? GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và miêu tả - Suy nghĩ, trả lời - Trả lời, nhận xét, bổ sung - Trình bày - Thực hiện I. Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) 1. Nhân dân Hà Giang thi đua khắc phục khó khăn a. Những khó khăn: - Sau khi giành chính quyền Hà Giang phải đối mặt với những khó khăn: nạn thổ phỉ, quân Tưởng cùng tay sai kéo vào nước ta, TD Pháp liên kết với thổ ti để chống phá cách mạng. Giặc đói, giặc dốt hoành hành... b. Hà Giang từng bước vượt qua khó khăn: - Chính quyền các cấp được củng cố, thổ ti, phong kiến lần lượt bị gạt khỏi chính quyền. - Đẩy mạnh phong trào cứu đói, tăng gia sản xuất. - Phát động “tuần lễ vàng” và mở các lớp bình dân học vụ. - Ngày 6 – 1 – 1946, cùng với cả nước nhân dân các dân tộc Hà Giang đi bầu cử ... 2. Hà Giang cùng cả nước chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược - Hà Giang mở nhiều chiến dịch lớn tấn công tiêu diệt địch, giành đất, giành dân, bảo vệ chính quyền cách mạng: chiến dịch Yên Bình Xã năm 1948, chiến dịch Lào – Hà – Yên tháng 11 – 1949,... HĐ 2: Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975) ( 4 phút ) H? Hà Giang đã xây dựng và bảo vệ hậu phương vững chắc như thế nào ? Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và giới thiệu H? Công việc tiễu phỉ đã được Hà Giang thực hiện như thế nào ? H? Nêu những thành tích nổi bật của nhân dân Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ? - Suy nghĩ, trả lời - Thực hiện - Trả lời, nhận xét, bổ sung - Trả lời, nhận xét, bổ sung II. Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược (1954 – 1975) 1. Xây dựng và bảo vệ hậu phương vững chắc - Tu sửa các tuyến đường chính, tăng gia sản xuất, khai hoang, phục hóa... - Khi Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Hà Giang chuyển các hoạt động từ thời bình sang thời chiến... 2. Thực hiện công việc tiễu phỉ trên địa bàn toàn tỉnh - Tiễu phỉ chủ yếu ở hai vùng trọng điểm là phía Tây (Hoàng Su Phì) và phía Bắc (Đồng Văn). Mùa xuân 1960, chiến dịch tiễu phỉ ở Hà Giang về cơ bản giành thắng lợi. 3. Dốc sức chi viện nhân tài, vật lực cho các mặt trận: - Hà Giang đã chi viện sức người, sức của cho các mặt trận trên chiến trường miền Nam, hàng nghìn cán bộ, đảng viên, đoàn viên ưu tú đã tham gia chiến đấu ở các chiến trường miền Nam... HĐ 3: Hà Giang từ năm 1975 đến nay ( 4 phút ) H? Trình bày những nét chính của Hà Giang từ sau ngày thống nhất đến năm 1986 ? H? Trong công cuộc đổi mới Hà Giang đã đạt được những thành tựu gi ? - Trình bày, lớp nhận xét bổ sung - Trình bày, lớp nhận xét bổ sung III. Hà Giang từ năm 1975 đến nay a. Hà Giang từ sau ngày thống nhất đất nước (30 – 4 – 1975): - Năm 1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. - Từ 1979 -> 1986, nhân dân Hà Giang vừa sản xuất vừa phải chiến đấu bảo vệ biên giới của tổ quốc. - Tháng 9 – 1991, Hà Giang trở lại đơn vị hành chính cũ (Hà Giang)... b. Hà Giang trong công cuộc đổi mới đất nước: - Từ năm 1986 đến nay Hà Giang đã từng bước “thay da đổi thịt”. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ngày càng phát triển tuy vậy so với cả nước, Hà Giang đang còn là tỉnh nghèo. 3. Củng cố ( 4 phút ) H? - Liên hệ nhiệm vụ bản thân để xây dựng quê hương, làng bản ngày càng giàu đẹp. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1 phút ) - Học bài, sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học - Soạn trước bài 31. Tuần 34 Ngày soạn: 30/03/2013. Lớp 9A tiết TKB.Ngày dạy....../....../2013 sĩ số/..vắng ....................... Lớp 9B tiết TKB.Ngày dạy....../....../2013 sĩ số/..vắng ........................ CHƯƠNG VII: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 Tiết 48 - Bài 31 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU ĐẠI THẮNG XUÂN 1975 I/. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Trình bày được những nét chính về thuận lợi và khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975. - Trình bày được nội dung và ý nghĩa của công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 2. Tư tưởng tình cảm, thái độ: - Tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng. - Sự cần thiết phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 3. Kỹ năng: - Phân tích, đánh giá, nhận định... II/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tanh ảnh... Học sinh: Đọc khai thác nội dung bài học. III/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: không 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1: Tình hình hai miền Bắc – Nam sau đại thắng xuân 1975 ? Tình hình miền Bắc sau đại thắng xuân 1975 có những thuận lợi và khó khăn gì ? ? Tình hình miền Nam trong thời kì này có những thuận lợi và khó khăn ra sao ? GV kết luận - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời, bổ sung - Chú ý I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau đại thắng mùa xuân 1975 1. Tình hình Miền Bắc. a) Thuận lợi. - Từ 1954 đến 1975, cách mạng XHCN ở Miền Bắc đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện. - Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH. b) Khó khăn. - Hậu quả chiến tranh nặng nề, nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá : + 50 vạn ha đất bỏ hoang. + Hàng triệu người thất nghiệp. 2- Tình hình Miền Nam. a) Thuận lợi. - Miền Nam hoàn toàn giải phóng. - Chế độ thực dân mới và ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ. b) Khó khăn. - Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, mất cân đối, lệ thuộc vào nước ngoài. - Nhiều tệ nạn xã hội còn tồn tại. HĐ 2: Hoàn thành thống nhất đất nước (1975-1976). ? Trình bày quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ? ? Nêu nội dung của sự thống nhất đó ? ? Thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa ra sao ? - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời, nhận xét, bổ sung III. Hoàn thành thống nhất đất nước (1975-1976). 1- Quá trình. - Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong cả nước. - 25/4/1976 : Tổng tuyển cử trong cả nước. - 24/6 ->3/7/1976 : Kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa VI được khai mạc tại Hà Nội. 2- Nội dung. + Chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước được thống nhất. + Đổi tên nước : Cộng hòa XHCN Việt Nam. + Thủ đô : Hà Nội. + Thành phố Sài Gòn - Gia định đổi thành Thành phố Hồ Chí Minh. + Bầu ra các cơ quan lãnh đạo và chức vụ cao nhất của đất nước; Bầu ban dự thảo hiến pháp. + Ở địa phương chia thành ba cấp (Tỉnh - huyện - xã và tương đương). 3. Ý nghĩa - Công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. - Tạo điều kiện để cả nước đi lên xây dựng CNXH... 3. Củng cố. ? Em hãy trình bày tình hình hai miền Nam - Bắc sau đại thắng xuân 1975 ? ? Nêu thành tựu khắc phục hậu quả chiến tranh ở hai miền thực hiện như thế nào ? ? Nội dung của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất quyết định những vấn đề gì ? 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Học bài theo câu hỏi SGK, chuẩn bị giờ sau ôn tập. Tuần 35 Ngày soạn: 30/03/2013. Lớp 9A tiết TKB.Ngày dạy....../....../2013 sĩ số/..vắng ....................... Lớp 9B tiết TKB.Ngày dạy....../....../2013 sĩ số/..vắng ........................ Tiết 49 - Bài 33 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CNXH (TỪ 1986 ĐẾN NĂM 2000) I/. MỤC TIÊU BÀI DẠY : 1. Kiến thức: Cung cấp cho HS những kiến thức : - Sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH, nội dung của đường lối đổi mới . - Quá trình thực hiện đổi mới đất nước. Qua ba kế hoạch 5 năm : (1986-1990), (1991-1995), (1996-2000). 2. Tư tưởng tình cảm, thái độ: - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH, có tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập. - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đường lối đổi mới đất nước. 3. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời kỳ thực hiện đổi mới đất nước. II/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIEENVAF HỌC SINH: - GV : Giáo án, SGK, Tranh ảnh lịch sử trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay). - HS : SGK, Vở ghi; Tư liệu sưu tầm về lịch sử giai đoạn này. III/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu nội dung chủ yếu của đại hội Đảng IV và những thành tựu của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1975-1980) ? 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1: Đường lối đổi mới của Đảng. ? Trình bày hoàn cảnh đổi mới ? (trong nước và thế giới) GV minh họa, phân tích thêm ? Đường lối đổi mới được đưa ra trong hoàn cảnh nào ? Nội dung ? - Giới thiệu hình 83 - Đại hội Đảng VI - Đại hội đổi mới. ? Em hiểu như thế nào về đường lối đổi mới của Đảng ? - Suy nghĩ, trả lời - Chú ý - Suy nghĩ, trả lời, nhận xét, bổ sung - Nhận xét – Bổ sung I. Đường lối đổi mới của Đảng. 1- Hoàn cảnh đổi mới. a) Trong nước. - Sau khi đất nước thống nhất, ta thực hiện hai kế hoạch 5 năm đạt được những thắng lợi đáng kể, nhưng gặp không ít khó khăn, yếu kém ngày càng trầm trọng. - Đất nước trong tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội. b) Thế giới. - Do tác động của CM khoa học kỹ thuật. - Sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông âu. - Quan hệ quốc têù có nhiều thay đổi. -> Đảng chủ trương đổi mới, 2- Đường lối đổi mới. - Được đề ra ở đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986), Được bổ sung ở đại hội VII, VIII, IX. * Nội dung. - Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu XHCN mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiêïu quả với những bước đi thích hợp. - Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế , chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế luôn gắn liền với chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. HĐ 2: Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000). Nhóm/Cá nhân - Đọc mục II ( Sgk T. 175). ? Em hãy ttrình bày những thành tựu chúng ta đã dạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986-1990) ? - Giới thiêïu hình 84 – Bắt đầu khai thác dầu mỏ ở biển Đông. ? Em hãy trình bày mục tiêu và kết quả đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1991-1995) ? ? Em hãy trình bày mục tiêu và thành tựu kế hoạch 5 năm (1996-2000) ? ? Theo em những thành tựu ta đã đạt được trong 15 năm đổi mới có ý nghĩa như thế nào ? ? Trong đổi mới chúng ta có những hạn chế , yếu kém gì ? - Giới thiệu hình 87 – Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên của ASEAN. - Nhận xét – Bổ sung – kết luận. - Dựa vào SGK trả lời. - Nhận xét –bổ sung – Kết luận. - Thảo luận – Đại diện trả lời. - Nhận xét – Kết luận bằng bảng phụ. II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mơí (1986-2000). 1- Kế hoạch 5 năm (1986-1990). a) Mục tiêu. - Cả nước tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu. b) Thành tựu : - Lương thực : Đảm bảo đời sống nhân dân và xuất khẩu. - Hàng tiêu dùng dồi dào. - Kinh tế đối ngoại phát triển cả quy mô và hình thức. 2- Kế hoạch 5 năm (1991-1995). a) mục tiêu. - Ổn định chính trị, phát triển kinh tế –xã hội, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng. b) Thành tựu : - Tình trạng đình đốn, rối ren trong lưu thông được khắc phục. - Kinh tế tăng trưởng nhanh : GDP 8,2%, nạn lạm phát được đẩy lùi. - Kinh tế đối ngoại phát triển. - vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Hoạt động khoa học kỹ thuật gắn liền với sản xuất. 3- kế hoạch 5 năm (1996-2000). a) Mục tiêu. - Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững. - Bảo đảm an ninh, giữ vững quốc phòng. - Cải thiện đời sống nhân dân. - Nâng cao tích lũy từ nội bộ kinh tế. b) Thành tựu. - Kinh tế tăng trưởng khá, GDP 7% năm - Nông nghiệp phát triển liên tục. - Nhập 61 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài tăng 10 tỉ USD. - khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực; GD đào tạo phát triển nhanh. - Chính trị xã hội bình ổn, an ninh quốc phòng được tăng cường, quan hệ đối ngoại mở rộng. 4- Ý nghĩa của công cuộc đổi mới. - Thành quả 15 năm đổi mới làm tăng sức mạnh tổng hợp thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân. - Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế đôï XHCN. - Nâng cao vị thêù của nước ta trên trường quốc tế. 5- Hạn chế, yếu kém : - Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. - Một số vấn đề văn hóa - xã hội còn bức xúc gay gắt, chậm được giải quyết. - Tình trạng tham nhũng, suy thoái về chính trị , đạo đức lối sống ở một bộ phận cán bộ, Đảng viên còn nghiêm trọng. 3. Củng cố. ? Em hãy trình bày ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế-Văn hóa trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000) ? ? Nêu những khó khăn tồn tại về kinh tế -Văn hóa sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000) ? 4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà. - Soạn bài 34 : Tổng kết lịch sử Việt nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000. (SGK tr. 179). Tuần 35 Ngày soạn:..../....2013 Lớp 9A Tiết (TKB).Ngày dạy ./..../ 2013 sĩ số/...vắng ........................... Lớp 9B Tiết (TKB).Ngày dạy ./..../ 2013 sĩ số/....vắng ........................... Tiết 50 - Bài 34 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000 I/. MỤC TIÊU BÀI DẠY : 1. Kiến thức: Cung cấp cho HS những kiến thức : - Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến nay. Các giai đoạn chính và đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn. - Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đó. 2. Thái độ: - Trên cơ sở hiểu rõ quá trình đi lên của dân tộc, củng cố cho các em niềm tự hào dân tộc. Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng. 3. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá, hệ thống và sự lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm của từng thời kỳ. II/. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV : Giáo án, SGK, Tranh ảnh lịch sử tiêu biểu từ 1919 đến năm 2000. - HS : SGK, Vở ghi; Tư liệu sưu tầm về lịch sử giai đoạn từ 1919 đến 2000. III/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: ( Không ) 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1: Các giai đoạn lịch sử chính và đặc điểm tiến trình lịch sử. ? Nêu nội dung nổi bật của giai đoạn (1919-1930) ? ? Nêu nội dung cơ bản của giai đoạn (1930-1945) ? ? Nêu nội dung nổi bật của giai đoạn (1945-1954) ? ? Nêu nội dung cơ bản của giai đoạn (1954-1975) ? ? Nêu nội dung cơ bản của giai đoạn (1975-2000) ? - Giới thiệu hình 91,92 SGK tr. 181. - Suy ngĩ, trả lời - Trình bày - Suy nghĩ, trả lời - Trình bày - Nhận xét – Bổ sung I. Các giai đoạn lịch sử chính và đặc điểm tiến trình lịch sử. 1- Giai đoạn từ 1919-1930. -Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 2. - Xã hội nước ta từ xã hội phong kiến lạc hậu chuyển sang chế độ thực dân ½ phong kiến. - 3/2/1930 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chấm dứt sự khủng hoảng về đường hướng cách mạng và giai cấp lãnh đạo. 2- Giai đoạn từ 1930-1945. - Cao trào cách mạng (1930-1931) là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của cách mạng tháng 8/1945. - Phong trào (1932-1935) cách mạng được hồi phục . - Cao trào dân chủ (1936-1939) chống bọn phản động thuộc địa đòi “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình” -> Là cuộc tổng diễn tập lần 2 của cách mạng tháng 8/1945. - 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, phong trào kháng Nhật cứu nước diễn ra. - 14/8/1945 -> 25/8/1945: tổng khởi nghĩa thắng lợi. 3- Giai đoạn 1945-1954. - Cách mạng tháng tám thành công, chính quyền nhân dân ra đời với hàng loạt những khó khăn. - 19/12/1946 : Kháng chiến toàn quốc. - 7/5/1954 : Chiến thắng lịch sử Điện biên Phủ. Hiệp định Giơnevơ được ký kết. 4- Giai đoạn 1954-1975. - Đất nước tạm thời chia làm hai miền. - Đảng lãnh đạo hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược : Miền Bắc xây dựng XHCN; Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - 30/4/1975 : Đất nước hoàn toàn giải phóng. Cả nước bước vào kỷ nguyên mới. 5- Giai đoạn 1975 đến nay. - Cả nước tiến lên CNXH. - 12/1976 : Đại hội Đảng toàn quốc lần IV – Đổi tên Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam. - 12/1986 : Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới -> Ta giành nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới. HĐ 2: II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm , phương hướng đi lên. ? Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1919-nay) ? ? Nêu bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam (1919 – Nay) Suy nghĩ, trả lời Trình bày II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm , phương hướng đi lên. 1. Nguyên nhân thắng lợi. - Có sự lãnh đạo của Đảng. - Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh quật khởi của dân tộc. - sự ủng hộ to lớn của quốc tế. 2. Bài học kinh nghiệm. - Giương cao hai ngọn cờ : Độc lập dân tộc và CNXH -> là cội nguồn của mọi thắng lợi. - Củng cố tăng cường khối đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng. - Tăng cường khối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng , Đảng và nhà nước. 3. Củng cố. Theo câu hỏi dàn bài. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. Học thuộc các câu hỏi ôn tập phần chương VI + VII . tiết 52 kiểm tra học kỳ II. Tuần 36 Ngày soạn:..../....2013 Lớp 9A Tiết (TKB).Ngày dạy ./..../ 2013 sĩ số/...vắng ........................... Lớp 9B Tiết (TKB).Ngày dạy ./..../ 2013 sĩ số/....vắng ........................... Tiết 51: ÔN TẬP HỌC KÌ II I/. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. - Trình bày được những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972). - Trình bày được diễn biến Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. - Trình bày được ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Rút ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. 2. Tư tưởng tình cảm, thái độ: - Tinh thần đoàn kết hai miền Nam – Bắc. Niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. 3. Kỹ năng: - Phân tích, tổng hợp đánh giá... II/. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. GV: Hệ thống câu hỏi, đề cương ôn tập. 2. HS: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên. III/. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: không 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ 1: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ? Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã diễn ra như thế nào ? ? Kết quả ra sao ? ? Thắng lợi này có ý nghĩa gì ? - Suy nghĩ, trả lời - Trả lời - Trả lời, nhận xét, bổ sung I. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 1. Diễn biến: - Từ ngày 30 – 3 – 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng trị làm hướng tấn công chủ yếu. - Cuối tháng 6 – 1972, quân ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ... 2. Ý nghĩa: - Buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại, thừa nhận sự thất bại của Việt Nam hóa chiến tranh. HĐ 2: Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 – 1973) ? Trong Nông nghiệp miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì ? ? Trong Công nghiệp đã đạt được những thành tựu như thế nào ? ? GTVT đạt được những thành tựu gì ? ? Miền Bắc đã chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ như thế nào ? ? Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam ra sao ? - Trình bày - Suy nghĩ, trả lời Trình bày - Suy nghĩ, trả lời, nhận xét, bổ sung - Suy nghĩ, trả lời II. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 – 1973) 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa: a. Nông nghiệp - Chủ trương khuyến khích sản xuất, chăn nuôi được đưa lên thành ngành chính. Nhiều HTX đạt 6 tấn đến 7 tấn/ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 tấn so với năm 1968. b. Về công nghiệp: - Các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh được khôi phục...giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968. c. Giao thông vận tải: - Nhanh chóng được khôi phục, đảm bảo giao thông thông suốt. 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương - Ngày 16 – 4 – 1972, Mĩ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. - Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không ngừng trệ, giao thông vẫn đảm bảo thông suốt. - Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 và Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12 – 1972. - Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri (1 – 1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN. HĐ 3: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ? Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào ? ? Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào ? GV trình bày thêm về Chiến dịch Hồ Chí Minh. - Trả lời - Tường thuật - Chú ý, ghi nhớ III. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 1. Chiến dịch Tây Nguyên SGK 2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: - Ngày 21 – 3, quân ta tiến công Huế và chặn đường rút chạy của địch. Ngày 26 – 3, quân ta giải phóng Huế. Cũng thời gian này, ta giải phóng thị xã Tam Kì và toàn tỉnh Quảng Ngãi,... - Sáng 29 – 3, quân ta tiến công thành phố Đà Nẵng. Đến 3 giờ chiều, Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. 3. Chiến dịch Hồ Chí Minh: - Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. - 5 giờ chiều 26 – 4, quân ta nổ súng mở đầu Chiến dịch Hồ Chí Minh. 10 giờ 45 phút ngày 30 – 4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. 3. Củng cố. - Trình bày diễn biến Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh bằng lược đồ. 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà. - Ôn tập kỹ toàn bộ nội dung hướng dẫn ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ II. Tiết 52 KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Kiểm tra theo đề của Phòng GD)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclich_su_9_ca_nam_2014_2015_in_2721.doc
Tài liệu liên quan