Đề thi tự luyện số 15 Môn Sinh học
Câu 59: Sinh vật nào sẽ xuất hiện đầu tiên ở diễn thế thứ sinh?
A. Cây gỗ vừa. B. Cây bụi. C. Cây gỗ nhỏ. D. Cỏ.
Câu 60: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ
sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc ít nhất?
A. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
B. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người.
C. Tảo đơn bào → cá → người.
D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.
8 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tự luyện số 15 Môn Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Bệnh lùn do rối loạn sinh sụn gây ra bởi 1 alen trội. Tuy nhiên, phần lớn những người bệnh lại
được sinh ra từ cặp bố mẹ bình thường, điều này có thể là do
A. một trong hai bố mẹ có alen gây bệnh.
B. cả hai bố mẹ đều cung cấp alen gây bệnh.
C. bệnh này là kết quả của đột biến ở tế bào giao tử.
D. một trong hai bố mẹ có alen gây bệnh hoặc bệnh này là kết quả của đột biến giao tử.
Câu 2: Ở cà chua, bộ NST 2n =24. Về mặt lý thuyết, có bao nhiêu kiểu đơn nhiễm kép khác nhau?
A. 22. B. 11. C. 66. D. 144.
Câu 3: Alen B dài 510nm có G=1,5A, alen b có cùng chiều dài so với alen B nhưng có 450G. F1 có kiểu
gen là Bb cho tự thụ phấn thu được F2 có hợp tử chứa 2250A, nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về
quá trình giảm phân ở F1 ?
A. Một bên F1 xảy ra đột biến dị bội ở cặp NST chứa cặp gen Bb.
B. Giảm phân bình thường ở cả hai bên bố và mẹ.
C. Rối loạn giảm phân ở cả hai bên bố mẹ liên quan đến cặp NST chứa cặp alen Bb, sự kết hợp của hai
loại giao tử bất thường tạo ra hợp tử trên.
D. Một bên F1 giảm phân, cặp NST chứa cặp alen Bb không phân ly ở kỳ sau II, bên kia bình thường,
sự kết hợp giữa giao tử bất thường và giao tử bình thường sinh ra hợp tử trên.
Câu 4: Theo anh (chị) hiện tượng gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực giúp các gen này
A. làm tăng số lượng ribonucleotit của phân tử mARN mà gen đó mã hóa.
B. tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polypeptit mà gen này mã hóa.
C. làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ không gây ra hậu quả xấu nào.
D. làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
Câu 5: Đột biến gen không có vai trò nào dưới đây ?
A. Là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
B. Nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống đối với một số loài sinh vật.
C. Công cụ nghiên cứu một số quy luật di truyền.
D. Tạo thành các thể dị bội.
Câu 6: Ở ruồi giấm có 2n = 8. Khi 5 hợp tử ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau
môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 600 nhiễm sắc thể đơn. Số lần nguyên phân của
mỗi hợp tử là:
A. 3 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 6 lần.
Câu 7: Ở người bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 . Khả năng sinh ra một trẻ em có 22 nhiễm sắc thể của ông nội,
1 NST của bà nội; và 22 nhiễm sắc thể của ông ngoại và 1 NST của bà ngoại là bao nhiêu ?
A. 529/2
23
B. 529/2
46
C. 1/23 D. 1/46
Câu 8: Tác nhân nào dưới đây được sử dụng để chứng minh mã di truyền là mã bộ ba
ĐỀ THI TỰ LUYỆN SỐ 15
Giáo viên: NGUYỄN THÀNH CÔNG
Đây là đề thi tự luyện số 15 thuộc khoá LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công). Để sử dụng hiệu
quả, Bạn cần làm trước các câu hỏi trong đề trước khi so sánh với đáp án và hướng dẫn giải chi tiết trong video bài
giảng (phần 1 và phần 2).
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
A. Tia tử ngoại. B. 5BU. C. Acridin. D. Conxisin.
Câu 9: Ở một loài động vật, khi lai con cái thuần chủng chân thấp, mắt đỏ với con đực thuần chủng chân
cao, mắt trắng được F1 có tỷ lệ
2
1
♀ chân cao, mắt trắng và
2
1
♂ chân cao, mắt đỏ. Tạp giao F1 được tỷ lệ
kiểu hình về chiều dài chân và màu mắt ở F2 như thế nào?
A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1.
C. 4 : 4 : 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 10: Nếu một gen quy định 1 tính trạng, không tương tác lẫn nhau gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai
nào sau đây không thể tạo được tỷ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.
A. AaBb x aabb. B. X
A
X
a
x X
a
Y C.
ab
aB
x
aB
Ab
D. X
AB aB
X XY
aB ab
Câu 11: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám, trội hoàn toàn so với gen b: quy định thân đen. Gen V
quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen v quy định cánh ngắn.
Thực hiện phép lai
BV Bv
bv bV
trong đó cấu trúc NST của các giao tử không có sự phân bố lại các alen, tỷ
lệ đời con thu được:
A. 50% thân xám, cánh dài : 50% thân đen, cánh ngắn.
B. 75% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh ngắn.
C. 25% thân xám, cánh dài : 25% thân xám, cánh ngắn : 25% thân đen, cánh dài : 25% thân đen, cánh
ngắn.
D. 25% thân xám, cánh ngắn : 50% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh dài.
Câu 12: Phép lai một tính trạng mà thu được 4 kiểu hình khác nhau ở đời lai, có thể đưa ra kết luận gì về
quy luật di truyền chi phối?
A. Chưa rút ra được kết luận gì rõ ràng.
B. Chắc chắn do tương tác gen gây nên.
C. Tương tác bổ trợ hoặc hiện tượng đa alen chi phối tính trạng này.
D. Tương tác giữa các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.
Câu 13: Tiến hành lai tạo ruồi đực F1 dị hợp về hai cặp gen quy định màu sắc thân và kiểu lông (lông
xám, lông ngắn) với một ruồi cái ta thu được tỷ lệ 1 thân xám, lông ngắn và 1 thân xám, lông dài. Biết
rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các NST thường khác nhau. Nhận định nào dưới đây là
chính xác?
A. Ở F2 thu được 4 tổ hợp giao tử với 4 kiểu gen khác nhau.
B. Con cái đem lai dị hợp về tính trạng màu thân.
C. Ruồi cái đem lai có kiểu gen là aaBB.
D. Cặp alen quy định tính trạng chiều dài lông ở con cái đem lai là đồng hợp tử trội.
Câu 14: Con của ngựa trắng(rr) và ngựa đỏ(RR) là ngựa loang(Rr).Phép lai nào cho ra toàn bộ ngựa loang
thuần chủng:
A. lai loang và loang. B. lai đỏ và trắng. C. lai loang và đỏ. D. không thể tạo được.
Câu 15: Tế bào sinh giao tử mang kiểu gen
D
Aa
d
B
b
giảm phân bình thường xảy ra hoán vị gen với tần số
24%. Tỉ lệ các loại giao tử do hoán vị gen tạo ra là:
A. ABD = Abd = aBD = abd = 12%. B. ABD = Abd = aBD = abd = 6%.
C. ABd = AbD = abD = 12%. D. ABd = AbD = aBd = abD = 6%.
Câu 16: Ở một loài động vật, khi tiến hành 3 phép lai thu được các kết quả như sau:
- Phép lai I . P: Lông xám × lông xám F1 tỉ lệ 3 xám : 1 trắng.
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
- Phép lai II . P: Lông vàng × lông vàng F1 tỉ lệ 2/3 vàng : 1/3 trắng.
- Phép lai III . P: Lông xám × lông xám F1 tỉ lệ 3 xám : 1vàng
Đặc điểm nào sau đây KHÔNG nằm trong quy luật di truyền màu lông của loài?
A. Hiện tượng đa alen quy định tính trạng màu sắc lông.
B. Gen trội quy định màu lông vàng còn gây chết khi ở trạng thái đồng hợp.
C. Gen trội quy định màu lông xám còn gây chết khi ở trạng thái đồng hợp.
D. Có 3 alen của cùng một locus quy định màu sắc lông, trong đó alen quy định lông xám là trội hoàn
toàn với 2 alen còn lại.
Câu 17: Đặc điểm cơ bản của quần thể tự phối sau một thời gian dài là
A. Thành phần kiểu gen của quần thể chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
B. Có sự đa dạng và phong phú các kiểu gen.
C. Có sự phân hóa thành các loại dòng thuần khác nhau.
D. Tần số các kiểu gen dị hợp tăng lên, các kiểu gen đồng hợp giảm đi.
Câu 18: Ở một loài màu xanh bình thường của mạ được quy định bởi gen (A) trội so với màu lục quy
định bởi gen lặn (a). Một quần thể ngẫu phối có 10 000 cây, trong đó có 400 cây màu lục. Cấu trúc di
truyền của quần thể như thế nào ?
A. 0,62AA + 0,34Aa + 0,04aa = 1. B. 0,60AA + 0,36Aa + 0,04aa = 1.
C. 0,58AA + 0,38Aa + 0,04aa = 1. D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.
Câu 19: Ở một loài rắn, độ độc của nọc độc được quy định bởi một gen 2 alen T và t, trong đó T quy định
tính trạng nọc độc và trội không hoàn toàn so với t, Khảo sát một quần thể gồm 2000 cá thể người ta thấy
720 cá thể có nọc độc cực mạnh, nếu coi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Số lượng cá thể có độ
độc trung bình là
A. 320. B. 960. C. 1280. D. Đáp án khác.
Câu 20: Trình độ khoa học của con người có thể tạo ra nhiều loài sinh vật biến đổi gen, các sinh vật biến
đổi gen còn có thể thích nghi với các điều kiện tự nhiên. Trong số các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm sinh
vật không được coi là sinh vật biến đổi gen là
A. Các sinh vật mà hệ gen có sự xen vào của một gen lạ nào đó.
B. Các sinh vật mà một số gen trong hệ gen của chúng bị đột biến thông qua quá trình chọn giống nhờ
phương pháp gây đột biến nhân tạo.
C. Các sinh vật được đưa vào sống trong một môi trường đặc biệt mà ở đó một số gen có điều kiện biểu
hiện thành kiểu hình.
D. Các sinh vật có một số gen bị loại bỏ hoặc gây bất hoạt.
Câu 21: Vì sao khó gây đột biến nhân tạo ở các nhóm động vật bậc cao?
A. Động vật bậc cao có khả năng kháng lại tác dụng gây hại của các tác nhân gây đột biến.
B. Động vật bậc cao có phản ứng rất nhạy và dễ bị chết khi xử lý bằng tác nhân lý, hoá.
C. Động vật bậc cao có khả năng di động nhanh, né tránh được tác hại của tác nhân gây đột biến.
D. Vật chất di truyền (ADN, NST) của động vật bậc cao có cấu trúc bền rất bền vững.
Câu 22: Gen kháng kháng sinh trên plasmit có tác dụng gì trong kĩ thuật chuyển gen:
A. Giúp cho ADN tái tổ hợp dễ dàng xâm nhập tế vào chủ.
B. Giúp cho vi khuẩn sinh sản và phát triển tốt.
C. Giúp chọn lọc dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp.
D. Gen kháng kháng sinh trên plasmit giúp cho gen tế bào cho dễ biểu hiện.
Câu 23: Đối với mùi vị của chất phemyltiocacbomit có người nhận biết được, có người không nhận biết
được. Để kiểm tra đặc tính di truyền của tính trạng này, người ta tiến hành cho bố mẹ và các con trong 1
gia đình nếm thử. Kết quả thu được như sau:
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -
Bố, mẹ, 3 con trai, 2 con gái nhận biết được mùi vị, hai con gái không nhận biết được mùi vị
Đặc điểm locus chi phối tính trạng ?
A. Gen nằm trên nhiễm sắc Y, vì bố và mẹ không bị bệnh mà con gái lại bị bệnh.
B. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính vì chỉ con gái bị bệnh.
C. Gen nằm trên nhiễm sắc thể X vì chỉ con gái bị bệnh mà con trai không bị bệnh.
D. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường vì bố mẹ bình thường mà con gái lại bị bệnh , đồng thời con trai
không bị bệnh.
Câu 24: Ở một gia đình nọ, người bố mắc bệnh mù màu đỏ lục còn người mẹ dị hợp về tính trạng này.
Đứa con trai của họ bị mù màu và mắc hội chứng cleifelter (XXY). Cho rằng không có đột biến gen cũng
như đột biến nhiễm sắc thể xẩy ra. Điều khẳng định nào sau đây là chính xác?
A. Trong giảm phân I, ở bố không có sự phân ly nhiễm sắc thể còn ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Ở giảm phân I, mẹ giảm phân bình thường còn bố không có sự phân ly nhiễm sắc thể trong giảm
phân I.
C. Ở cả bố và mẹ giảm phân II có rối loạn không phân ly nhiễm sắc thể.
D. Quá trình giảm phân hình thành giao tử ở người bố diễn ra bình thường, tuy nhiên ở giảm phân II
nhiễm sắc thể giới tính của người mẹ không phân ly.
Câu 25: Những bằng chứng về sự sai khác các axit amin trong chuỗi hemoglobin giữa loài người và các
loài khác trong bộ linh trưởng cho thấy con người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với
A. Gorila. B. Tinh tinh. C. Vượn gibbon. D. Khỉ sóc.
Câu 26: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự kiện chứng tỏ một loài mới được hình thành là
A. Từ loài ban đầu xuất hiện loài mới có đặc điểm hình thái khác với loài ban đầu.
B. Một quần thể vốn chỉ sinh sống ở khu vực địa lý thứ nhất, nay đã có thể sống ở khu vực thứ hai.
C. Khi sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen đủ khác biệt và có sự cách ly sinh sản của
quần thể mới với quần thể gốc.
D. Hội tụ đủ ba điều kiện: Cách ly về sinh sản, khác biệt về hình thái và khác biệt về đặc điểm sinh lý.
Câu 27: Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau
đây là không chính xác?
A. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng
sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc.
B. Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo
ra các alen thích nghi.
C. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm
thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau.
D. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích
nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.
Câu 28: Bằng những dẫn liệu thực nghiệm người ta luôn thấy được tính đa hình trong các quần thể tự
nhiên. Sự đa hình của quần thể được duy trì bởi nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố nào dưới đây làm giảm tính
đa dạng di truyền của quần thể?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình giao phối. D. Hiện tượng di – nhập gen.
Câu 29: Quá trình hình thành loài mới có thể theo những cơ chế cách ly khác nhau. Trong số đó vai trò
của cách ly địa lý trong một số trường hợp là rất quan trọng, khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về vai
trò của cách ly địa lý ?
A. Cách ly địa lý là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng cách ly sinh sản do sự ngăn cản quá trình
gặp gỡ giữa các cá thể.
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
B. Điều kiện địa lý khác biệt là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
C. Cách ly địa lý tạo điều kiện duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể.
D. Ngay cả trong những điều kiện địa lý như nhau, giữa các cá thể trong cùng một quần thể cũng có thể
thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, từ đó dẫn đến quá trình hình thành loài mới.
Câu 30: Mặc dù có sự tác động không giống với các nhân tố khác, song giao phối không ngẫu nhiên vẫn
được coi là một nhân tố tiến hóa, vì :
A. Giao phối khôn ngẫu nhiên tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể, giúp quần thể tồn tại ổn định qua
các thế hệ.
B. Tạo ra vô số các biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
C. Làm tăng dần tần số của các thể dị hợp, giảm dần tần số của các thể đồng hợp, tăng giá trị thích nghi
cho quần thể.
D. Không làm thay đổi tần số alen mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng
làm tăng tần số các kiểu gen đồng hợp và giảm tần số các kiểu gen dị hợp.
Câu 31: Sự kiện đáng chú ý nhất trong kỷ cacbon là :
A. Các loại quyết trần phát triển mạnh và sau đó bị chết hàng loạt.
B. Cây có mạch và động vật lên cạn.
C. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
D. Cây hạt trần ngự trị, phát sinh thú và chim.
Câu 32: Tổ tiên của loài người là một loài linh trưởng sống cách đây khoảng 18 triệu năm tên là
Dryopithecus africanus. Dạng trung gian giữa loài tổ tiên trên và các loài người là
A. Các dạng người vượn hóa thạch (Australopithecus)
B. Loài Homo habilis.
C. Loài Homo erectus.
D. Người Cromanhon.
Câu 33: Một loài sâu bọ có ngưỡng nhiệt độ phát triển là 80C, tổng nhiệt hữu hiệu là 336. Nếu nhiệt độ
môi trường ổn định ở mức x0C, thời gian sống là 24 ngày. Giá trị của x là:
A. 18. B. 22. C. 24. D. 28.
Câu 34: Kích thước quần thể phụ thuộc:
A. Mức sinh sản và tử vong của quần thể. B. Mức nhập cư và xuất cư của quần thể.
C. Mật độ cá thể của quần thể. D. Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử cũng nhu xuất nhập cư.
Câu 35: Những loài thực vật phù du thường biến động số lượng theo:
A. Chu kỳ ngày đêm. B. Chu kỳ mùa. C. Chu kỳ nhiều năm. D. Không chu kỳ.
Câu 36: Quan hệ giữa hai loài mà một trong hai loài có lợi và loài kia không có lợi cũng như có hại là:
A. Cạnh tranh. B. Cộng sinh. C. Hợp tác. D. Hội sinh.
Câu 37: Câu nào sau đây nói về giai đoạn đỉnh cực của diễn thế sinh thái là chính xác?
A. Là quần xã đầu tiên hình thành trong quá trình diễn thế.
B. Giai đoạn đỉnh cực chỉ có toàn thực vật.
C. Giai đoạn đỉnh cực sẽ duy trì cho tới khi môi trường thay đổi.
D. Giai đoạn đỉnh cực sẽ thay đổi rất nhanh.
Câu 38: Nhóm thú nào thường rộng nhiệt hơn các nhóm khác:
A. Thú sống trong vùng nước ấm xích đạo.
B. Thú sống trong Biển Đông.
C. Thú sống trên cạn ở Miền Bắc Việt Nam.
D. Thú sống trên cạn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 -
Câu 39: Những động vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 2 khi chúng ăn
A. nhiều loài động vật ăn cỏ khác nhau.
B. động vật ăn thực vật hoặc các động vật ăn thịt khác.
C. động vật ăn thực vật.
D. thực vật.
Câu 40: Phát biểu nào sai?
A. Vi khuẩn cố định nitơ khí quyển có thể là vi khuẩn cộng sinh hoặc sống tự do.
B. Nấm là một nhân tố tham gia vào chu trình nitơ tự nhiên.
C. Động vật là một thành phần của chu trình nitơ tự nhiên.
D. Nitơ phân tử có liên kết 3 bền vững, chỉ enzym nitrogenase đủ mạnh để phá vỡ liên kết này và tham
gia vào cố định Nitơ.
PHẦN RIÊNG ----------- Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 phần: phần I hoặc phần II-------------
Phần I. Theo chương trình CƠ BẢN (10 Câu, từ Câu 41 đến Câu 50).
Câu 41: Loài cà độc dược, bộ NST là 2n = 24. Có thể dự đoán bao nhiêu loại thể tam bội có thể được tạo
thành?
A. 1. B. 12. C. 24. D. 36.
Câu 42: Nhận định nào dưới đây là chính xác về quá trình tổng hợp các protein của tế bào nhân sơ?
A. Các protein của nhân sơ trong giai đoạn tổng hợp luôn được bắt đầu bằng metionin.
B. Axit amin cuối cùng trong quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit luôn là metionin.
C. Số lượng axit amin trong chuỗi polypeptit thường kéo dài ít hơn 100 axit amin.
D. Hầu hết các mã di truyền tham gia vào quá trình dịch mã là giống với các mã di truyền ở sinh vật
nhân thực.
Câu 43: Cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con F1 có 4 loại KH với tỷ lệ: 51% cây cao, hoa đỏ :
24% cây cao, hoa trắng : 24% cây thấp, hoa đỏ : 1% cây thấp, hoa trắng. (cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp
gen quy định). Tần số hoán vị gen là:
A. 1%. B. 10%. C. 20%. D. 40%.
Câu 44: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, phép lai giữa cây AAa và
cây tứ bội dị hợp cho F1 với tỉ lệ kiểu hình là 11 cao: 1 thấp. Cây tứ bội đem lai là
A. AAAa. B. Aaaa. C. AAAA. D. AAaa.
Câu 45: Khi nói về hiện tượng nhân bản vô tính ở động vật, điều khẳng định nào dưới đây là không chính
xác?
A. Các động vật càng cao trong bậc thang tiến hóa, khả năng thực hiện nhân bản vô tính càng khó.
B. Hiện tượng nhân bản vô tính ở động vật chỉ xảy ra trong các phòng thí nghiệm bằng các thí nghiệm
tạo cừu, lợn, bò bằng nhân bản vô tính. Không có nhân bản vô tính ở động vật đối với các loài trong tự
nhiên.
C. Trong quá trình nhân bản vô tính, không có sự thụ tinh giữa tinh trùng và trứng để tạo thành hợp
tử. Nhân của một tế bào soma được sử dụng để kích thích quá trình phát triển phôi.
D. Quá trình tạo thành cừu Dolly có sự tham ra của cừu cái cho trứng và cừu mang thai.
Câu 46: Trong một gia đình, người vợ máu đông bình thường trong khi đó chồng và người con trai bị
bệnh máu khó đông. Người con trai bị bệnh do nguyên nhân nào ?
A. Bố di truyền cho con gen gây bệnh. B. Mẹ di truyền cho con gen gây bệnh.
C. Được di truyền gen bệnh của ông nội. D. Được di truyền gen bệnh của bà nội.
Câu 47: Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên không đúng?
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 -
A. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần
thể kém thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác
định.
C. Chọn lọc tự nhiên không tác động tới từng gen riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ kiểu gen , không chỉ
tác động tới từng cá thể riêng rẻ mà còn tới cả quần thể.
D. Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sông sót và sinh sản ưu thế của những
cá thể trong mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể.
Câu 48: Sau một thời gian điều trị bệnh tụ cầu vàng ở người bằng penicillin, xuất hiện những chủng
kháng thuốc. Đây là ví dụ về
A. Sự chọn lọc vận động. B. Sự chọn lọc gián đoạn.
C. Sự chọn lọc ổn định. D. Chọn lọc trung tính.
Câu 49: Quần thể hươu, nai thường có tỷ lệ đực: cái là:
A. 1:1. B. 2:1 đến 3:1. C. 1:3 đến 1:2. D. 10:1.
Câu 50: Sinh vật đưa năng lượng từ chu trình dinh dưỡng ra môi trường vô sinh:
A. Thực vật phù du. B. Tảo lục. C. Vi khuẩn lam. D. Động vật phù du.
Phần II. Theo chương trình NÂNG CAO (10 Câu, từ Câu 51 đến Câu 60).
Câu 51: ARN primase là
A. một enzim gắn các đoạn okazaki trong nhân đôi ADN.
B. một enzim dùng để tổng hợp đoạn mồi trong nhân đôi ADN.
C. một enzim dùng để tháo xoắn ADN trong nhân đôi ADN.
D. một enzim dùng trong dịch mã.
Câu 52: Đối với một nhiễm sắc thể điển hình thì chiều ngang của mỗi nhiễm sắc thể tại kì giữa có thể đạt
tới:
A. 300nm. B. 700nm. C. 900nm. D. 1400nm.
Câu 53: Ở vẹt, khi lai vẹt xanh lam với vẹt vàng được F1 đều có màu lông xanh lục F1 giao phối cho F2có
4 lớp kiểu hình với tỷ lệ giống tỷ lệ phân ly F2 trong phép lai Menden 2 tính trạng.
Hiện tượng này được giải thích bằng
A. tương tác bổ trợ. B. tương tác át chế. C. di truyền độc lập. D. tương tác cộng gộp.
Câu 54: Bệnh di truyền nào sau đây là hiện tượng gen đa hiệu:
A. Máu khó đông. B. Mù màu. C. Hồng cầu hình liềm. D. Đao.
Câu 55: Phương pháp chọn lọc hàng loạt có hạn chế là:
A. Kiểu hình được chọn dễ nhầm lẫn với thường biến.
B. Chỉ áp dụng được với các tính trạng có hệ số di truyền thấp.
C. Chọn lọc hàng loạt chỉ áp dụng được với các tính trạng số lượng.
D. Chọn lọa hàng loạt đòi hỏi công phu, khó áp dụng rộng rãi.
Câu 56. Điều nào sau đây đúng về chỉ số di truyền:
A. Chỉ số di truyền là trình tự lặp lại của một đoạn nucleotit trên ADN không chứa mã di truyền.
B. Chỉ số di truyền là giống nhau ở những người có quan hệ huyết thống.
C. Làm tiêu bản nhiễm sắc thể để xác định chỉ số di truyền.
D. Chỉ số di truyền là trình tự nucleotit trên một đoạn ADN nhất định nào đó.
Câu 57: Nhân tố tiến hoá nào liên quan chủ yếu đến quá trình hình thành đặc điểm thích nghi?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Dòng gen. C. Đột biến. D. Biến động di truyền.
Khoá học LTĐH KIT-2: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành Công) Đề thi tự luyện số 15
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 8 -
Câu 58: Sự thiếu vắng các dạng mỏ chim có kích thước trung bình do chỉ có kích thước các mảnh hạt lớn
hoặc nhỏ, là ví dụ của
A. chọn loc vận động. B. chọn lọc ổn định. C. chọn lọc phân hoá. D. không có ý nào ở trên.
Câu 59: Sinh vật nào sẽ xuất hiện đầu tiên ở diễn thế thứ sinh?
A. Cây gỗ vừa. B. Cây bụi. C. Cây gỗ nhỏ. D. Cỏ.
Câu 60: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ
sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc ít nhất?
A. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.
B. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người.
C. Tảo đơn bào → cá → người.
D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người.
Giáo viên : NGUYỄN THÀNH CÔNG
Nguồn : Hocmai.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-15_de_thi_tu_luyen_so_15_day_du_tlbg_3474.pdf