Đề tài Khảo sát chất lượng học tập của sinh viên khóa 18 Đại học Nông nghiệp TP HCM
I. Giới thiệu :
Tên đề tài : Nghiên cứu ảnh hưởng của gia đình lên chi phí cho việc học của một trẻ em tiểu học .
Mục đích nghiên cứu : Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi muốn đo lường chi phí cho một học sinh tiểu học trong một tháng. Qua đó đánh giá gánh nặng chi phí đối với gia đình và gánh nặng học tập đối với trẻ tiểu học tại TPHCM và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Phuơng pháp lấy dữ liệu : số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn 55 hộ gia đình ngẫu nhiên có con cái học tiểu học trên địa bàn TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu : sau khi thu thập số liệu, chúng tôi sử dụng Eviews và Excel để thực hiện các kỹ thuật hồi quy.
Biến phụ thuộc :
Chi phí cho việc học của một học sinh tiểu học trong một tháng : biến độc lập được đo lường bằng VNĐ : chiphi
Biến độc lập :
- Thu nhập trung bình tính trên đầu người : biến định lượng : tn
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát chất lượng học tập của sinh viên khóa 18 Đại học Nông nghiệp TP HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Ngân Hàng
Thành phố Hồ Chí Minh
……………………………………………………………
Đề án môn Kinh tế lượng
Báo cáo hoàn chỉnh
Đề tài:
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN KHOÁ 18 ĐHNH TPHCM
Nh óm 13
Đoàn Huỳnh Dung
Phạm Trung Hậu
Nguyễn Quỳnh Lê
Liên Bích Thảo
Lớp ĐH 18A1
TP.HCM tháng 12/2004
Báo cáo
Tên đề tài: Khảo sát chất lượng học tập của sinh viên khóa 18 ĐHNH- TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu:
Từ việc khảo sát chất lượng học tập và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên, tìm những nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng học tập, tìm biện pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ĐHNH.
Phương pháp khảo sát:
Nhóm khảo sát chất lượng học tập của sinh viên thông qua điểm trung bình học kỳ II năm thứ hai của SV khóa 18 ĐHNH, điểm trung bình là biến phụ thuộc (biến định lượng).
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập được chọn để khảo sát (các biến độc lập):
- Số lượng giờ tự học (giờ/ ngày) (biến định lượng).
- Môi trường học tập có yên tĩnh hay không (biến định tính).
- Sinh viên có được sự quan tâm của gia đình hay không (biến định tính).
- Ngành học hiện tại có phù hợp với nguyện vọng của bản thân hay không (biến định tính).
- Sinh viên có thường đến thư viện học hay không (biến định tính).
- Sinh viên có đi làm thêm hay không (biến định tính).
Giả thiết ban đầu về quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập:
- Số giờ tự học càng lớn thì điểm trung bình càng cao.
- Sinh viên có môi trường học tập yên tĩnh, tập trung học thì điểm trung bình cao hơn.
- Sinh viên được gia đình quan tâm đến việc học tập, có sự hỗ trợ, động viên của gia đình thì điểm trung bình cao hơn.
- Sinh viên có ngành học đúng với nguyện vọng bản thân, thì điểm trung bình cao hơn.
- Sinh viên thường đến thư viện học thì điểm trung bình cao hơn.
- Sinh viên không đi làm thêm sẽ có nhiều thời gian học hơn thì điểm trung bình cao hơn.
IV. Dữ liệu:
Dữ liệu cần cho mô hình:
Dữ liệu được thu thập bằng cách chọn ngẫu nhiên sinh viên của 4 lớp ĐH18A1, ĐH18B1, ĐH18C1, ĐH18D1 để khảo sát. Để mô hình có tính giải thích, các biến số có ý nghĩa thống kê, dữ liệu cần cho mô hình phải tốt nghĩa là phải chính xác, trung thực. Vì vậy, các sinh viên được khảo sát phải có tinh thần hợp tác, trả lời theo bảng câu hỏi đầy đủ, cung cấp số liệu chính xác.
Dữ liệu thực sự đã được sử dụng cho ước lượng mô hình:
Nhóm đã phát bảng câu hỏi, trong đó khảo sát nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên của 4 lớp ĐH18A1, ĐH18B1, ĐH18C1, ĐH18D1 . Từ các dữ liệu thu thập được, do có nhiều dữ liệu không hoàn chỉnh, thiếu chính xác và chi tiết, nhóm đã chọn ra 6 nhân tố (đã nêu ở trên) làm các biến độc lập.
Dữ liệu được sử dụng kèm theo báo cáo ở phụ lục (dữ liệu bảng). Trong đó, các biến định tính được qui ước như sau:
- MTRUONG = 1 nếu môi trường học tập của sinh viên yên tĩnh, = 0 nếu môi trường học tập không yên tĩnh.
- GIADINH = 1 nếu sinh viên được sự quan tâm của gia đình, = 0 nếu không được gia đình quan tâm.
- NVONG = 1 nếu ngành sinh viên theo học đúng nguyện vọng của mình, = 0 nếu không đúng nguyện vọng.
- THUVIEN = 1 nếu sinh viên hay đến thư viện học tập, = 1 nếu sinh viên không hay đến thư viện học.
- LAMTHEM = 1 nếu sinh viên không đi làm thêm, = 0 nếu sinh viên có đi làm thêm.
V. Kết quả ước lượng mô hình:
1. Các trị thống kê mô tả:
Qua bảng trị thống kê mô tả ta thấy hệ số biến thiên của các biến DTB và GIOTH nhỏ, cho thấy các biến này khá ổn định. Dựa vào hệ số biến thiên, mức độ ổn định của các biến được sắp xếp theo độ giảm dần như sau: DTB- GIOTH- LAMTHEM- GIADINH- NVONG- MTRUONG- THUVIEN. Điểm trung bình chung sinh viên đạt được là 6.862. Giờ tự học trung bình của sinh viên là 2.262h/ ngày. 62.5% sinh viên được gia đình quan tâm đến việc học tập, 65% sinh viên có môi trường học tập yên tĩnh, 52.5% sinh viên theo học đúng nguyên vọng ngành , 32.5% sinh viên thường xuyên đến thư viên học tập và 72.5% sinh viên đi làm thêm.
2. Ma trận tương quan:
Qua bảng ma trận tương quan ta thấy tương quan giữa biến phụ thuộc với biến GIOTH và GIADINH khá cao, nghĩa là có thể GIOTH càng nhiều thì DTB càng cao., tương quan giữa biến DTB và các biến còn lại thấp. Tương quan giữa các biến độc lập với nhau không cao, cho thấy không xảy ra hiện tương đa cộng tuyến nghiêm trọng. Ma trận tương quan còn cho ta thấy tác động của biến LAMTHEM và THUVIEN lên DTB trái với giã thiết ban đầu.
3. Kết quả ước lượng mô hình:
Mô hình 1: hệ số của biến LAMTHEM mang dấu (-), cho thấy tác động của biến này trái với kỳ vọng ở giả thiết ban đầu. Các biến còn lại có tác động như kỳ vọng ở giả thiết ban đầu. Mô hình có độ phù hợp khá tốt với R2 = 0.718, có ý nghĩa thống kê F =14.07, P(F) = 0 nhưng các biến GIADINH, LAMTHEM, THUVIEN có trị thống kê t thấp ( / t / < 2), do đó cá biến này không có ý nghĩa thống kê. Để có được một mô hình tốt hơn ta loại bỏ các biến này.
Trước hết ta loại bỏ biến THUVIEN vì biến này có ý nghĩa thống kê thấp nhất, ta có mô hình 2. Thực hiện kiểm định WALD, kết quả kiểm định cho thấy P(F) = 0.295 > 0.05 nên không thể bác bỏ giả thiết C(3) = C(4) = 0. Trị thống kê t của các biến độc lập GIADINH và LAMTHEM vẫn còn thấp ( / t / < 2), nghĩa là các biến này không có ý nghĩa thống kê. Do đó ta tiếp tục loại dần các biến này ra khỏi mô hình.
Ở mô hình 3, sau khi đã loại biến LAMTHEM, ta thực hiện kiểm định WALD. Kết quả kiểm định cho thấy P(F) = 0.147 > 0.05, không thể bác bỏ giả thiết C(3) = 0. Trị thống kê của biến GIADINH vẫn thấp, / t / = 1.479 < 2. Do đó ta loại biến này ra khỏi mô hình và được mô hình 4.
Thực hiện kiểm định WALD, cho thấy P(F) = 0.027 < 0.05 nên ta bác bỏ được H0. Mô hình này có thể xem là mô hình tốt Ta thấy các trị thống kê t đều lớn hơn 2 cho thấy các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê, mức độ phù hợp khá tốt: R2 = 0.689, mô hình này có ý nghĩa thống kê khá cao F = 26.60.
Phương trình hồi quy:
DTB = 4.609 + 0.769*GIOTH + 0.497*MTRUONG + 0.361* NVONG
t (17.187) (7.969) (3.008) (2.296)
R2 = 0.689
R2 .= 0.663
F = 26.603
N = 40
Từ phương trình hồi quy cho thấy: Nếu giờ tự học tăng lên 1(giờ/ngày), thì điểm trung bình sẽ tăng lên 0.769 đơn vị, trong điều kiện môi trường học tập và nguyện vọng về ngành học là không đổi và như nhau. Nếu môi trường học tập yên tĩnh thì điểm trung bình sẽ tăng lên 0.497 đơn vị, trong trường hợp số lượng giờ tự học và nguyện vọng về ngành họclà không đổi và như nhau. Nếu sinh viên theo học đúng ngành nguyện vọng của mình thì điểm trung bình sẽ tăng thêm 0.361 đơn vị, trong điều kiện môi trường học tập và số lượng giờ tự học là không đổi và như nhau.
Kiểm định phương sai của sai số thay đổi:
Thực hiện kiểm định White ta thấy P(F) = 0.339 > 0.05. Vậy không thể bác bỏ giả thiết H0: không có phương sai của sai số thay đổi, nghĩa là mô hình ước lượng này không xảy ra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.
Mô hình ước lượng tiếp theo là mô hình ước lượng với dạng hàm logarit (lấy log(GIOTH)). Kết quả ước lượng cho thấy R2, R2., F không thay đổi nhiều. Mô hình này cũng có thể gọi là một mô hình hồi quy tốt.
Mô hình có sử dụng các biến tương tác :
GIOTHMTRUONG = GIOTH*MTRUONG
GIOTHNVONG = GIOTH*NVONG
Kết quả ước lượng cho thấy trị thống kê t , R2. = 0.645 , F = 15.205 đều giảm. Kết quả kiểm định WALD cho thấy P(F) = 0.903 > 0.05 nên không thể bác bỏ giả thiết C(3) = 0, C(4) = 0. vậy mô hình sử dụng các biến tương tác này không tốt bằng mô hình nêu trên.
VI. Kết luận:
Với các mô hình ước lượng trên, ta thấy mức ý nghĩa các trị thống kê chưa cao do số lượng dữ liệu không nhiều và chất lượng dữ liệu chưa tốt lắm. Để nghiên cứu hiệu quả hơn, cần có thời gian, công sức và sự cố gắng của một tập thể. Ta có thể khảo sát thêm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên như sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, giải trí, thời gian học thêm, phương pháp giảng dạy của Thầy Cô...và tăng cỡ mẫu khảo sát nếu có thể.
Trong số các mô hình ước lượng hồi quy đã nêu trên, với mô hình 4 dù chưa phải là mô hình tốt nhất, ta thấy yêu cầu về nghiên cứu cũng đã được đáp ứng phần nào. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến chất lượng học tập (thể hiện bằng điểm trung bình học kỳ của sinh viên) là: số giờ tự học, môi truờng học tập và nguyện vọng về ngành học của sinh viên.
Vậy muốn nâng cao chất lượng học tập của sinh viên thì điều quan trọng nhất là tự bản thân mỗi sinh viên phải nỗ lực cố gắng, tăng thêm giờ tự học, nghiên cứu ở nhà. Về môi truờng học tập, thư viện là một môi trường học tập yên tĩnh, tuy nhiên, thư viện trường ĐHNH chưa thu hút được sinh viên, lý do có thể đưa ra là tài liệu tham khảo còn hạn chế, không gian thư viện hẹp. Hy vọng với sự đổi mới, mở rộng của thư viện trường sắp tới, thư viện sẽ thực sư là môi trường học tập yên tĩnh và lợi ích cho việc học tập của sinh viên. Về nguyện vọng ngành học, nếu sinh viên không thể theo học ngành mình yêu thích, thì vai trò của các Thầy Cô rất lớn. Thầy Cô có thể đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra sự hứng thú cho sinh viên như tăng giờ thực hành, tổ chức các buổi chuyên đề, ngoại khóa...
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên nâng cao chất lượng học tập. Xin chân thành cảm ơn.
Phụ lục :
Bảng tổng hợp dữ liệu:
STT
DTB
GIOTH
MTRUONG
GIADINH
NNVONG
THUVIEN
LAMTHEM
1
6.40
2
1
1
0
1
1
2
5.80
2
0
0
1
0
0
3
7.60
1.5
1
1
0
0
1
4
6.40
2
1
0
0
0
1
5
7.60
2
0
0
1
0
1
6
6.90
2.5
0
1
0
1
1
7
7.30
2
1
1
1
1
0
8
6.30
1.5
1
0
1
1
0
9
6.60
2
0
1
1
0
1
10
7.50
3
0
1
0
0
1
11
6.90
2.5
1
0
1
0
1
12
6.70
3
0
1
0
0
1
13
6.84
1.5
1
0
1
0
1
14
8.23
3
1
1
1
0
0
15
6.50
2
0
0
0
1
1
16
6.00
2
1
1
1
0
1
17
6.25
3
0
1
1
0
0
18
5.70
1
0
0
1
0
1
19
7.35
3
1
1
0
0
1
20
7.00
2
0
1
1
1
1
21
7.50
3
1
1
1
0
0
22
5.50
1
0
0
1
1
1
23
8.00
4
0
1
1
0
1
24
5.10
1.5
1
0
0
0
0
25
7.82
3
1
1
1
0
1
26
6.30
2
0
1
0
1
1
27
8.53
3
1
0
0
0
1
28
8.10
3.5
0
0
1
0
0
29
6.91
2
0
1
1
1
0
30
7.43
3
1
1
0
0
1
31
7.48
4
1
1
1
0
1
32
7.98
2.5
0
0
1
0
0
33
7.34
2
1
1
0
1
0
34
7.91
4
1
1
1
0
1
35
5.70
2
0
0
0
1
1
36
6.50
2.5
1
0
0
1
1
37
6.04
1
1
1
1
0
1
38
6.50
2
1
1
0
0
0
39
6.00
1
0
0
0
1
1
40
6.00
1.5
1
0
1
0
0
Bảng trị thống kê mô tả:
DTB
GIOTH
GIADINH
MTRUONG
NVONG
THUVIEN
LAMTHEM
Giá trị trung bình
6.86
2.26
0.63
0.65
0.53
0.33
0.73
Trung vị
6.87
2.00
1.00
1.00
1.00
0.00
1.00
Giá trị lớn nhất
8.53
4.00
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
Giá trị nhỏ nhất
5.10
1.00
0.00
0.00
0.00
0.00
0.00
Độ lệch chuẩn
0.84
0.82
0.49
0.48
0.51
0.47
0.45
Độ trôi
0.01
0.44
-0.52
-0.63
-0.10
0.75
-1.01
Độ nhọn
2.13
2.71
1.27
1.40
1.01
1.56
2.02
Jarque-Bera
1.25
1.42
6.79
6.93
6.67
7.19
8.39
Giá trị P
0.54
0.49
0.03
0.03
0.04
0.03
0.02
Hệ số biến thiên
0.12
0.36
0.78
0.74
0.96
1.46
0.62
Số quan sát
40
40
40
40
40
40
40
Bảng ma trận tương quan:
DTB
GIOTH
GIADINH
MTRUONG
NVONG
THUVIEN
LAMTHEM
DTB
1.00
0.76
0.59
0.33
0.12
-0.29
0.05
GIOTH
0.76
1.00
0.57
0.11
-0.06
-0.36
0.13
GIADINH
0.59
0.57
1.00
0.19
-0.01
-0.23
0.10
MTRUONG
0.33
0.11
0.19
1.00
-0.17
-0.16
0.13
NVONG
0.12
-0.06
-0.01
-0.17
1.00
-0.30
-0.14
THUVIEN
-0.29
-0.36
-0.23
-0.16
-0.30
1.00
-0.17
LAMTHEM
0.05
0.13
0.10
0.13
-0.14
-0.17
1.00
Đồ thị:
Kiểm đinh phương sai của sai số thay đổi:
6. Các mô hình hồi quy:
Mô hình 1:
Dependent Variable: DTB
Method: Least Squares
Date: 12/23/04 Time: 17:05
Sample: 1 40
Included observations: 40
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
4.515430
0.370049
12.20223
0.0000
GIADINH
0.288330
0.196045
1.470737
0.1508
GIOTH
0.717203
0.123185
5.822171
0.0000
LAMTHEM
-0.076529
0.178574
-0.428556
0.6710
MTRUONG
0.499741
0.170301
2.934452
0.0060
NVONG
0.404890
0.171567
2.359953
0.0243
THUVIEN
0.192387
0.194356
0.989873
0.3294
R-squared
0.718987
Mean dependent var
6.862750
Adjusted R-squared
0.667893
S.D. dependent var
0.842043
S.E. of regression
0.485258
Akaike info criterion
1.549357
Sum squared resid
7.770691
Schwarz criterion
1.844910
Log likelihood
-23.98713
F-statistic
14.07203
Durbin-Watson stat
1.655283
Prob(F-statistic)
0.000000
Mô hình 2:
Dependent Variable: DTB
Method: Least Squares
Date: 12/27/04 Time: 21:20
Sample: 1 40
Included observations: 40
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
4.743829
0.289220
16.40217
0.0000
GIOTH
0.678348
0.116729
5.811310
0.0000
GIADINH
0.289756
0.195981
1.478488
0.1485
LAMTHEM
-0.107612
0.175740
-0.612336
0.5444
MTRUONG
0.467646
0.167137
2.797983
0.0084
NVONG
0.337352
0.157370
2.143685
0.0393
R-squared
0.710643
Mean dependent var
6.862750
Adjusted R-squared
0.668090
S.D. dependent var
0.842043
S.E. of regression
0.485114
Akaike info criterion
1.528617
Sum squared resid
8.001421
Schwarz criterion
1.781949
Log likelihood
-24.57233
F-statistic
16.70036
Durbin-Watson stat
1.708143
Prob(F-statistic)
0.000000
Kiểm định Wald :
Wald Test:
Equation: KDWALD2
Null Hypothesis:
C(3)=0
C(4)=0
F-statistic
1.263060
Probability
0.295720
Chi-square
2.526121
Probability
0.282787
Mô hình 3:
Dependent Variable: DTB
Method: Least Squares
Date: 12/27/04 Time: 21:27
Sample: 1 40
Included observations: 40
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
4.681512
0.268295
17.44912
0.0000
GIOTH
0.672423
0.115284
5.832762
0.0000
GIADINH
0.287387
0.194186
1.479959
0.1478
MTRUONG
0.457573
0.164833
2.775970
0.0088
NVONG
0.348270
0.154954
2.247566
0.0310
R-squared
0.707452
Mean dependent var
6.862750
Adjusted R-squared
0.674018
S.D. dependent var
0.842043
S.E. of regression
0.480763
Akaike info criterion
1.489584
Sum squared resid
8.089661
Schwarz criterion
1.700694
Log likelihood
-24.79169
F-statistic
21.15959
Durbin-Watson stat
1.649595
Prob(F-statistic)
0.000000
Kiểm định Wald :
Wald Test:
Equation: MOHINH3
Null Hypothesis:
C(3)=0
F-statistic
2.190280
Probability
0.147830
Chi-square
2.190280
Probability
0.138884
Mô hình 4:
Dependent Variable: DTB
Method: Least Squares
Date: 12/23/04 Time: 17:14
Sample: 1 40
Included observations: 40
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
4.609660
0.268192
17.18789
0.0000
GIOTH
0.769171
0.096514
7.969526
0.0000
MTRUONG
0.497352
0.165294
3.008897
0.0048
NVONG
0.361069
0.157250
2.296152
0.0276
R-squared
0.689144
Mean dependent var
6.862750
Adjusted R-squared
0.663240
S.D. dependent var
0.842043
S.E. of regression
0.488646
Akaike info criterion
1.500284
Sum squared resid
8.595908
Schwarz criterion
1.669172
Log likelihood
-26.00568
F-statistic
26.60311
Durbin-Watson stat
1.761760
Prob(F-statistic)
0.000000
Kiểm định Wald:
Wald Test:
Equation: MOHINH4
Null Hypothesis:
C(4)=0
F-statistic
5.272312
Probability
0.027596
Chi-square
5.272312
Probability
0.021667
Kiểm định White:
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
1.172861
Probability
0.339559
Obs*R-squared
4.727915
Probability
0.316371
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 12/27/04 Time: 22:16
Sample: 1 40
Included observations: 40
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
0.041527
0.365050
0.113757
0.9101
GIOTH
0.146935
0.306184
0.479892
0.6343
GIOTH^2
-0.029407
0.061293
-0.479774
0.6344
MTRUONG
0.126051
0.104296
1.208587
0.2349
NVONG
-0.135931
0.099252
-1.369557
0.1795
R-squared
0.118198
Mean dependent var
0.214898
Adjusted R-squared
0.017421
S.D. dependent var
0.309279
S.E. of regression
0.306573
Akaike info criterion
0.589747
Sum squared resid
3.289544
Schwarz criterion
0.800857
Log likelihood
-6.794931
F-statistic
1.172861
Durbin-Watson stat
2.270890
Prob(F-statistic)
0.339559
Mô hình logarit:
Dependent Variable: DTB
Method: Least Squares
Date: 12/27/04 Time: 20:55
Sample: 1 40
Included observations: 40
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
5.110301
0.222159
23.00291
0.0000
LOG(GIOTH)
1.644970
0.206502
7.965863
0.0000
MTRUONG
0.471099
0.165704
2.843018
0.0073
NVONG
0.408746
0.157679
2.592274
0.0137
R-squared
0.688962
Mean dependent var
6.862750
Adjusted R-squared
0.663042
S.D. dependent var
0.842043
S.E. of regression
0.488790
Akaike info criterion
1.500871
Sum squared resid
8.600953
Schwarz criterion
1.669759
Log likelihood
-26.01741
F-statistic
26.58046
Durbin-Watson stat
1.761536
Prob(F-statistic)
0.000000
Mô hình sử dụng biến tương tác:
Dependent Variable: DTB
Method: Least Squares
Date: 12/27/04 Time: 20:58
Sample: 1 40
Included observations: 40
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
4.538760
0.643691
7.051143
0.0000
GIOTH
0.802578
0.272303
2.947374
0.0058
MTRUONG
0.667202
0.574348
1.161669
0.2535
NVONG
0.314288
0.580109
0.541774
0.5915
GIOTHMTRUONG
-0.076945
0.242855
-0.316833
0.7533
GIOTHNVONG
0.022240
0.240859
0.092335
0.9270
R-squared
0.690989
Mean dependent var
6.862750
Adjusted R-squared
0.645546
S.D. dependent var
0.842043
S.E. of regression
0.501319
Akaike info criterion
1.594331
Sum squared resid
8.544894
Schwarz criterion
1.847663
Log likelihood
-25.88663
F-statistic
15.20569
Durbin-Watson stat
1.751461
Prob(F-statistic)
0.000000
Kiểm định Wald:
Wald Test:
Equation: KDWALDTUONGTAC
Null Hypothesis:
C(5)=0
C(6)=0
F-statistic
0.101491
Probability
0.903762
Chi-square
0.202982
Probability
0.903489
Đóng góp của từng thành viên của nhóm vào đề tài:
Phạm Trung Hậu: thu thập dữ liệu lớp ĐH18C1, lập đề cương nghiên cứu.
Nguyễn Quỳnh Lê: thu thập dữ liệu lớp ĐH18A1, thiết kế bảng câu hỏi.
Liên Bích Thảo: thu thập dữ liệu lớp ĐH18D1, lập báo cáo sơ bộ.
Đoàn Huỳnh Dung: thu thập dữ liệu lớp ĐH18B1, lập báo cáo hoàn chỉnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu ảnh hưởng lên chi phí cho việc học của học sinh tiểu học tại các hộ gia đình trên địa bà_.doc