Kinh tế phát triển - Chương III: Một số mô hình tăng trưởng kinh tế

Tiền lương Ø Về nguyên tắc, tiền lương được trả theo thỏa thuận Ø Trên thực tế, tiền lương trong khu vực CN được trả ở mức tối thiểu cần thiết: Tư bản tích lũy được tái đầu tư cho sx → sx mở rộng → nhà tư bản cạnh tranh để thuê thêm nhân công → tiền công tăng → dân số tăng (theo Malthus) → đủ nhân công và tiền công giảm → gia tăng tiền công là nhất thời và tiền công thực tế luôn ở mức tối thiểu

pdf28 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế phát triển - Chương III: Một số mô hình tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ PHÁT TRIỂN Giảng viên: Th.S Hoàng Bảo Trâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ 1 MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CHƯƠNG III2 Chương III MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1. Khái niệm 2. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế ¤ Mô hình Cổ điển (TK18 đến giữa TK19) ¤ Mô hình của K. Marx (1818-1883) ¤ Mô hình Tân Cổ điển (Cuối TK 19, khoảng 1870) ¤ Mô hình trường phái Keynes (đầu TK 20, những năm 30s) ¤ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại (giữa TK 20) 3 1. KHÁI NIỆM 1.1. Khái niệm mô hình kinh tế ¨ Mô hình kinh tế là một công cụ lý thuyết mô tả các quá trình kinh tế thông qua các biến số kinh tế và những mối quan hệ logic và định lượng giữa các biến số đó. ¨ Mô hình có thể được diễn đạt dưới dạng lời văn, sơ đồ hoặc các biểu thức toán học. ¨ Mô hình là sự đơn giản hóa thực tế để có thể phân tích được các quá trình phức tạp. 4 1. KHÁI NIỆM 1.2. Khái niệm mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế xác định và lượng hóa vai trò của các nhân tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế. 5 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Mô hình cổ điển (TK18 đến giữa TK19) q Các tác giả tiêu biểu Ø Adam Smith Ø Thomas Robert Malthus Ø David Ricardo 6 2.1. MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN 2.1.1. Adam Smith q Adam Smith (1723 – 1790) được coi là “cha đẻ” của kinh tế học q Tác phẩm tiêu biểu: “The Wealth of Nations” - Của cải của các quốc gia (1776) Ø Học thuyết về giá trị lao động Ø Vai trò của tích lũy vốn Ø Học thuyết bàn tay vô hình Ø Lý thuyết về phân phối thu nhập 7 2.1.1. Adam Smith qHọc thuyết về giá trị lao động Ø Giá trị của các sản phẩm được xác định dựa vào hàm lượng lao động kết tinh trong đó. Ø Nhấn mạnh vai trò của lao động : § Người LĐ là người tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất và có ích nhằm tạo ra của cải cho xã hội 8 2.1.1. Adam Smith q Vai trò của tích lũy vốn Ø Vốn được hiểu là quỹ tiền để mua NVL, thuê/ mua nhà xưởng và trả lương cho công nhân Ø Khẳng định vai trò của tích lũy vốn: § Vốn tích lũy tăng → sản xuất mở rộng → nhu cầu sử dụng lao động tăng → Lượng vốn tích lũy quyết định số lượng lao động § Lượng vốn tích lũy có vai trò quan trọng trong nâng cao NSLĐ thông qua việc thúc đẩy phân công lao động (đảm bảo nguyên liệu đầu vào, mua sắm thêm máy móc→ giải phóng lao động, ) ► tích lũy vốn chính là động lực của tăng trưởng 9 2.1.1. Adam Smith Ø Vốn được tích lũy từ đâu? Vốn được tích lũy thông qua “tiết kiệm” và “TD hạn chế” của nhà TB → khác với tầng lớp quí tộc, địa chủ và các thương nhân được hưởng đặc quyền, đặc lợi thì tiêu dùng hết thu nhập 10 2.1.1. Adam Smith qHọc thuyết bàn tay vô hình Ø Vai trò của cá nhân “Mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng, mà chỉ nhằm vào lợi ích riêng của mình. Và ở đây, cũng như trong nhiều trường hợp khác, người đó được một bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của mình” 11 2.1.1. Adam Smith qHọc thuyết bàn tay vô hình Ø Vai trò của chính phủ “Bạn nghĩ rằng bạn đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng những hành động can thiệp của mình. Không phải như vậy đâu. Hãy để mặc, hãy để mọi sự việc xảy ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu. Không ai cần kế hoạch, không cần quy tắc. Thị trường sẽ giải quyết tất cả.” 12 2.1.1. Adam Smith Ø Vai trò của chính phủ n Chính sách thuế: các loại thuế thu từ lợi nhuận à Làm giảm tích luỹ tư bản n Chi tiêu của nhà nước: khoản chi tiêu “không sinh lời” v những người làm trong lĩnh vực quân đội, an ninh, quản lý là “công nhân không sinh lời” v chỉ có những người sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp SX ra sản phẩm mới góp phần tạo ra tiềm lực cho tăng trưởng kinh tế. à Các chính sách can thiệp của chính phủ có thể cản trở TTKT. 13 2.1.1. Adam Smith qLý thuyết về phân phối thu nhập Ø Cách thức phân phối công bằng và hợp lý: “ Ai có gì được nấy” 14 2.1. MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN 2.1.2. Thomas R. Malthus q Thomas R. Malthus (1766 – 1834) nổi tiếng với lý thuyết kinh tế về dân số q Tác phẩm tiêu biểu : “An Essay on the Principle of Population” (tái bản trong các năm 1798 – 1826) 15 2.1.2. Thomas R. Malthus q Học thuyết dân số của Malthus Ø Con người có “đam mê cố hữu” là sinh nhiều con à dân số sẽ được nhân lên theo cấp số nhân trong khi đó: Ø sản lượng lương thực, thực phẩm nhân lên với cấp số cộng (tài nguyên thiên nhiên là có hạn và sự màu mỡ của đất đai là giảm dần ) → lương thức ăn nhiều hơn mức đủ sống sẽ được số dân sinh ra thêm tiêu dùng hết → Nếu dân số tiếp tục tăng, nạn đói, dich bệnh và chiến tranh để dành lương thực sẽ diễn ra khiến dân số giảm ► trong dài hạn, mức sống và thu nhập bình quân đầu người chỉ được duy trì ở mức vừa đủ sống 16 2.1.2. Thomas R. Malthus q Đồ thị 17 2.1. MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN 2.1.3. David Ricardo q David Ricardo (1772-1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất q Tác phẩm tiêu biểu Tác phẩm “Principles of Political Economy and Taxation” - Các nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế khoá (1817) 18 2.1.3. David Ricardo q Các yếu tố tác động tới tăng trưởng Ø Các yếu tố : K, L, R trong đó: R là yếu tố quan trọng nhất, NN là ngành quan trọng nhất Ø Sự kết hợp các yếu tố dẫn tới tăng trưởng : R, L, K kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định và duy nhất à Đường đồng sản lượng có dạng chữ L 19 2.1.3. David Ricardo Ø Đồ thị 20 2.1.3. David Ricardo q Hao phí các yếu tố sản xuất Ø CN: hiệu quả tăng theo quy mô Ø NN: hiệu quả giảm theo quy mô do đất đai được đưa thêm vào sản xuất có độ màu mỡ giảm 21 2.1.3. David Ricardo q Giới hạn của tăng trưởng Ø R là yếu tố có điểm dừng Ø Khi mở rộng sản xuất nông nghiệp (để đáp ứng nhu cầu LT-TP khi dân số tăng) thì đất đai kém màu mỡ hơn sẽ được đưa vào sử dụng à chi phí sản xuất tăng lên à giá LT-TP tăng à (1) tiền lương danh nghĩa tăng (để đảm bảo mức sống tối thiểu cần thiết cho người LĐ) (2) địa tô tăng (do đất đai màu mỡ trở nên khan hiếm tương đối) (3) doanh thu từ việc mở rộng sản xuất thấp dần (do NSLĐ thấp) ► R là giới hạn của tăng trưởng và nền kinh tế sẽ đi đến chỗ bế tắc. 22 2.1.3. David Ricardo q Nền kinh tế bế tắc Ø Đặc điểm § Địa tô cao § Tiền công ở mức tối thiểu § Lợi nhuận gần như bằng không § Tích luỹ tư bản và gia tăng dân số ngừng lại 23 2.1.3. David Ricardo q Nền kinh tế bế tắc Ø Giải pháp n XK hàng công nghiệp để NK lương thực rẻ hơn từ nước ngoài hoặc n Phát triển CN để tác động vào NN. 24 2.1.3. David Ricardo q Phân chia các nhóm người và thu nhập trong xã hội Ø Theo sở hữu các yếu tố sản xuất: üĐịa chủ thu địa tô üTư bản thu lợi nhuận üCông nhân nhận được tiền lương Ø Tổng thu nhập xã hội = Địa tô + Lợi nhuận + Tiền lương 25 2.1.3. David Ricardo Ø Vai trò chủ đạo của nhà tư bản: üNhà TB là người chủ động trong quá trình sản xuất § Tổ chức sx § Thực hiện tích lũy để mở rộng sx (ko tiêu dùng hết thu nhập như địa chủ hay công nhân) üNhà TB là người chủ động trong quá trình phân phối (đàm phán với địa chủ và công nhân và thường có tiếng nói quyết định) 26 2.1.3. David Ricardo q Tiền lương Ø Về nguyên tắc, tiền lương được trả theo thỏa thuận Ø Trên thực tế, tiền lương trong khu vực CN được trả ở mức tối thiểu cần thiết: Tư bản tích lũy được tái đầu tư cho sx → sx mở rộng → nhà tư bản cạnh tranh để thuê thêm nhân công → tiền công tăng → dân số tăng (theo Malthus) → đủ nhân công và tiền công giảm → gia tăng tiền công là nhất thời và tiền công thực tế luôn ở mức tối thiểu 27 2.1.3. David Ricardo q Mô hình cung - cầu Ø “Cung tạo nên cầu” Ø Mô hình cung – cầu üAS thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng Y* → tổng cung quyết định mức sản lượng và việc làm của nền kinh tế üAD là hàm số của cung tiền, không ảnh hưởng tới sản lượng à các chính sách tác động đến cầu không có tác động tới sản lượng 28 2.1.3. David Ricardo q Mô hình cung - cầu 29 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.2. Mô hình của K. Marx q Karl Marx (1818 – 1883), nhà kinh tế học, xã hội học, chính trị học và triết học xuất sắc. q Tác phẩm tiêu biểu: bộ Tư bản (1867 – 1894) 30 2.2. Mô hình của K. Marx q Các yếu tố tác động đến tăng trưởng Ø Các yếu tố cơ bản: K, L, R, T Ø Lao động là loại hàng hoá đặc biệt bởi trong quá trình sử dụng, lao động sẽ tạo ra giá trị lớn hơn bản thân nó → vai trò đặc biệt tạo ra giá trị thặng dư C = V + m 31 2.2. Mô hình của K. Marx q Giá trị thặng dư Ø Là phần giá trị do người công nhân tạo ra lớn hơn giá trị sức lao động của họ. Ø Các biện pháp tăng giá trị thặng dư: n Tăng thời gian làm việc của công nhân n Giảm tiền công à có giới hạn n Nâng cao NSLĐ bằng cải tiến kỹ thuật (nâng cao số máy móc và dụng cụ / công nhân hay thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản≈ tăng c/v) à khả thi nhất 32 2.2. Mô hình của K. Marx q Phân phối thu nhập và phân chia giai cấp Ø Đồng ý với quan sát của trường phái cổ điển (phân phối dựa trên sở hữu) Ø Tuy nhiên, ông cho rằng phân phối thu nhập thông qua C, V, m thể hiện sự bóc lột vì: § người lao động chỉ nhận được mức lương tối thiểu trong khi họ tạo ra giá trị thặng dư § địa chủ và nhà tư bản chiếm không phần gtrị thặng dư (m). 33 2.2. Mô hình của K. Marx Ø Phân chia giai cấp trong xã hội : n Giai cấp bóc lột: n Địa chủ thu được địa tô n Nhà tư bản thu được lợi nhuận n Giai cấp bị bóc lột: Công nhân chỉ nhận được tiền công tối thiểu 34 2.2. Mô hình của K. Marx q Nguyên lý tích lũy của CNTB Động cơ tăng giá trị thặng dư → Tìm cách nâng cao NSLĐ của công nhân → nhà TB tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (C/V) → đòi hỏi nhiều vốn hơn → nhà TB tăng tiết kiệm, không được tiêu dùng hết giá trị thặng dư (một phần chi tiêu, một phần dành cho tích lũy để mở rộng sản xuất) ► Nguyên lý tích lũy của TBCN 35 2.2. Mô hình của K. Marx q Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng Ø Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm được SX ra trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). n Về mặt hiện vật: TSPXH = TLSX + TLTD n Về mặt giá trị: TSPXH = tư bản bất biến + tư bản khả biến + giá trị thặng dư = C+V+m Ø Thu nhập quốc dân: n TNQD = TSPXH – TLTD – chi phí SX n Về mặt giá trị: TNQD = tư bản khả biến + giá trị thặng dư = V+m = tiền công + lợi nhuận + địa tô 36 2.2. Mô hình của K. Marx q Chu kỳ sản xuất và khủng hoảng kinh tế Ø Bác bỏ quan điểm về sự bế tắc của tăng trưởng do hạn chế về đất đai § Đất đai có thể được cải tạo nhờ cải tiến kỹ thuật → cho năng suất cao hơn Ø Bác bỏ quan điểm “cung tạo nên cầu” của trường phái cổ điển § Nếu chỉ chú trọng cung thì có thể có khủng hoảng: khủng hoảng thừa do thiếu cầu (mất cân bằng cung cầu) 37 2.2. Mô hình của K. Marx Ø Nguyên nhân thiếu cầu: do tham vọng về giá trị thặng dư và sự bóc lột khiến § Lương chỉ được trả ở mức tối thiểu → CN tiêu dùng ít § Nhà tư bản có động cơ tích lũy → tiêu dùng ít từ giá trị thặng dư, tăng tiết kiệm Ø Khủng hoảng là giải pháp khôi phục lại thế thăng bằng đã bị mất vì khủng hoảng: § kinh tế tiêu điều → nhà tư bản phải đổi mới tư bản cố định với quy mô lớn hơn → kinh tế phục hồi, hưng thịnh và phát triển theo chu kỳ. 38 2.2. Mô hình của K. Marx q Vai trò của chính sách kinh tế Ø Khẳng định vai trò quan trọng của các chính sách kinh tế Ø Đặc biệt là chính sách khuyến khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có 39 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.3. Mô hình Tân cổ điển ¨ Tác giả tiêu biểu: Alfred Marshall (1842-1924) ¨ Tác phẩm: “Các nguyên lý của kinh tế học” (1890) 40 2.3. Mô hình Tân cổ điển ¨ Các yếu tố tác động tới tăng trưởng Ø K, L, R, T Ø R, L, K có thể kết hợp với nhau theo các tỷ lệ linh hoạt ≈ có sự thay thế giữa các yếu tố đầu vào → đường đồng sản lượng có dạng đường cong 41 2.3. Mô hình Tân cổ điển Ø Đồ thị 42 2.3. Mô hình Tân cổ điển Ø Khẳng định vai trò của yếu tố công nghệ Ø T là yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng Ø T thay đổi theo hướng sử dụng vốn (K) thay thế lao động (L) ¨ Các hình thức phát triển kinh tế Ø Theo chiều rộng: tăng cả 2 yếu tố K và L , tăng K phù hợp với L → tỷ lệ kết hợp K và L không đổi Ø Theo chiều sâu: tăng tỷ lệ K/L để đạt sản lượng cao hơn 43 2.3. Mô hình Tân cổ điển ¨ Mô hình cung - cầu Ø Hai đường tổng cung § AS-LR: phản ảnh ánh tiềm năng § AS-SR: phản ánh khả năng thực tế Ø Cân bằng vẫn ở mức sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết lao động 44 2.3. Mô hình Tân cổ điển Ø Đồ thị 45 2.3. Mô hình Tân cổ điển ¨ Vai trò của các yếu tố sx (hàm sx Cobb- Douglas) Ø Y= f(K, L, R, T) Ø Y= T . Kα . Lβ . Rγ → g = t + αk + βl + γr Trong đó: Ø a + b + g = 1 Ø a, b, g: tầm quan trọng của K, L, R đối với việc tao ra và làm tăng sản lượng Ø k, l, r: tốc độ tăng trưởng K, L, R. → t: phần dư phản ánh ảnh hưởng của công nghệ tới tăng trưởng 46 2.3. Mô hình Tân cổ điển ¨ Vai trò của chính phủ Ø Nhấn mạnh vai trò của thị trường Ø Cho rằng chính phủ không thể tác động vào sản lượng mà chỉ ảnh hưởng tới mức giá trong nền kinh tế → chính phủ có vai trò rất hạn chế (tương tự trường phái Cổ điển) 47 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.4. Mô hình của trường phái Keynes q Hoàn cảnh ra đời: Những năm 1930, khủng hoảng và thất nghiệp diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng → học thuyết “bàn tay vô hình”, “tự điều tiết” tỏ ra kém hiệu quả → lý thuyết mới ra đời ¨ Tác giả: John Maynard Keynes (1883-1946) ¨ Tác phẩm tiêu biểu: “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936) 48 2.4. Mô hình của trường phái Keynes q Mô hình cung – cầu Ø Nền kinh tế đạt cân bằng ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng Ø Sản lượng thực tế được quyết định bởi cả cung và cầu 49 2.4. Mô hình của trường phái Keynes q Thuyết trọng cầu Ø Tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc xác định sản lượng. Ø Xu hướng tiêu dùng: Thu nhập tăng à MPS (APS) tăng, MPC (APC) giảm à cầu tiêu dùng giảm à trì trệ về kinh tế Ø Lãi suất và hiệu suất cân biên của vốn ảnh hưởng đến đầu tư à ảnh hưởng quy mô việc làm. 50 2.4. Mô hình của trường phái Keynes q Vai trò của nhà nước và chính sách kích cầu Ø Dùng ngân sách nhà nước để đặt hàng và trợ cấp vốn cho doanh nghiệp à kích thích đầu tư Ø Tăng lượng tiền trong lưu thông à giảm lãi suất, tăng lợi nhuận Ø Thực hiện lạm phát có mức độ Ø Tăng cường hệ thống thuế, công trái à bổ sung NSNN. Ø Áp dụng thuế thu nhập luỹ tiếnà phân phối công bằng hơnà tăng tổng thu nhập dành cho tiêu dùng Ø ủng hộ đầu tư của chính phủ vào các công trình công cộng 51 2.4. Mô hình của trường phái Keynes q Vai trò vốn và tích lũy vốn: mô hình Harrod- Domar Ø g = s/k Trong đó: Ø g = ΔYt+1/Yt→ tốc độ tăng trưởng Ø s = St/Yt → tỷ lệ tiết kiệm Ø k = ΔKt+1/ΔYt+1 → hệ số gia tăng vốn và đầu ra (Incremental capital – output ratio - ICOR) Ø Giả thiết: St = It+1 = ΔKt+1 52 2. MỘT SỐ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại q Hoàn cảnh ra đời Theo lý thuyết của Keynes, các quốc gia có xu hướng quá nhấn mạnh vai trò của chính phủ à hạn chế mức độ tự điều tiết của thị trường, gây cản trở TTKTà xuất hiện trường phái kinh tế mới: ủng hộ kinh tế hỗn hợp ¨ Tác giả tiêu biểu : Paul Samuelson ¨ Tác phẩm: “Kinh tế học” (1948) 53 2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại q Các yếu tố tác động tới tăng trưởng Ø K, L, R, T Ø Các yếu tố kết hợp với nhau theo tỷ lệ linh hoạt. Ø Đặc trưng của nền kinh tế hiện đại: “kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”à xu hướng sử dụng T làm tăng tỷ lệ K/L Ø Đồng ý: g = t + αk + βl + γr à vai trò của K, L, R, T. Ø Đồng ý: g = s/k à vai trò của s và k Ø Đồng ý: AD = C + I + G + NX 54 2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại q Mô hình cung - cầu Ø Sản lượng cân bằng đạt được ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng Ø Thừa nhận vai trò của tổng cầu → thống nhất với mô hình của Keynes 55 2.5. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại q Vai trò của chính phủ Ø Thiết lập khuôn khổ luật pháp Ø Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô Ø Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế Ø Thiết lập các chương trình để tác động vào phân phối thu nhập 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_kinh_te_phat_trien_ch_3_2707.pdf
Tài liệu liên quan