Đề kiểm tra môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Năm học 2011-2012 (Có đáp án)

1. Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. - Nêu khái niệm: 1,5đ. - Phân tích khái niệm: 1,5đ. + Ý 1: 0,5đ. Tính khoa học:Tư tưởng HCM là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đến cách mạng XHCN + Ý 2: 0,5đ. Nguồn gốc: Tư tưởng HCM là sự vận động sáng tạo của chủ nghĩa Mac - Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời đó là sự kết tinh của dân tộc và trí tuệ thời đại. + Ý 3: 0,5. Mục đích: Tư tưởng HCM nhằm giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp và giải phóng con người. - Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: 1,5đ. + Đối với CMVN: 0,75đ. + Đối với CMTG: 0,75đ.

doc8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Năm học 2011-2012 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁP ÁN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011-2012) 1. Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. - Nêu khái niệm: 1,5đ. - Phân tích khái niệm: 1,5đ. + Ý 1: 0,5đ. Tính khoa học:Tư tưởng HCM là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đến cách mạng XHCN + Ý 2: 0,5đ. Nguồn gốc: Tư tưởng HCM là sự vận động sáng tạo của chủ nghĩa Mac - Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời đó là sự kết tinh của dân tộc và trí tuệ thời đại. + Ý 3: 0,5. Mục đích: Tư tưởng HCM nhằm giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp và giải phóng con người. - Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: 1,5đ. + Đối với CMVN: 0,75đ. + Đối với CMTG: 0,75đ. 2. Trình bày nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các nguồn gốc đó, nguồn gốc nào chủ yếu nhất, quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao? - Trình bày nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh: 3,5đ. + Giá trị truyền thống dân tộc: 1đ. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa; tinh thần dũng cảm, cần cù, sáng tạo, ham học hỏi + Tinh hoa văn hoá nhân loại: 2đ. Tư tưởng và văn hoá phương Đông: Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn Tư tưởng và văn hoá phương Tây: Lí tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái”; Tư tưởng dân chủ, nhân văn + Chủ nghĩa Mác Lênin: 1đ. Thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng - Giải thích vì sao chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất, quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh: 1đ. 3. Trình bày các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong những giai đoạn đó, giai đoạn nào tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam? Tại sao? - Trình bày các thời kỳ hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh: 4đ. + Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (1890-1911). + Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920) + Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản. (1921-1930) + Thời kỳ Hồ Chí Minh vượt qua thử thách, kiên định con đường đã lựa chọn cho CMVN. (1930-1941) + Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện. (1941-1969) - Nêu và giải thích thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam: 1đ. Thời kỳ 1941-1969. 4. Phân tích một luận điểm sáng tạo cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc? Ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam và thế giới? - Phân tích một luận điểm sáng tạo cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: 3,5đ. Sinh viên có thể chọn và phân tích một trong số các luận điểm sau: + Chủ nghĩa yêu nước là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập. + Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp. - Ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam và thế giới: 1,5đ. + Ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam. + Ý nghĩa đối với cách mạng thế giới. 5. Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng, luận điểm: “CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở chính quốc" là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh? - Chứng minh luận điểm: 4đ. + Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản: 1,5đ. + Quan điểm của Hồ Chí Minh: 2,5đ. - Liên hệ với thực tiễn: 1,5đ. 6. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “CMGPDT cần được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực". Liên hệ với thực tiễn Việt Nam? - Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “CMGPDT cần được thực hiện bằng con đường CM bạo lực:3,5đ. + Tính tất yếu của bạo lực cách mạng: 1đ. + Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà bình: 2đ. + Hình thái của bạo lực cách mạng: 1đ. - Liên hệ với thực tiễn Việt Nam: 1,5đ. 7. Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Theo anh (chị) trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, để phát huy động lực đó chúng ta phải làm gì? - Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: 3đ. - Trình bày động lực và biện pháp để phát huy động lực: 2đ. + Động lực: con người vừa với tư cách là các nhân, vừa là cộng đồng. + Biện pháp để phát huy động lực: tác động vào lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần với nhiều nguồn lực khác nhau: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng... 8. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam? - Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng: 2,5đ. - Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng: 2,5đ. Hồ Chí Minh khẳng định: ĐCSVN là đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. Điều này Người tuân thủ những quan điểm của Lênin và xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Tuy nhiên bên cạnh đó, Người còn có quan điểm khác trong vấn đề “đảng của ai”: Trong báo cáo chính trị tại Đại hội II ( 2-1951), HCM nêu rõ: “ Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”. Điều này được Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định ở những năm sau 1953, 1957, 1965 Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm nhất quán về bản chất giai cấp của Đảng là bản chất của giai cấp công nhân. Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc, cho nên nhân dân Việt Nam coi ĐCSVN là Đảng của chính mình..Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác. 9. Làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan điểm về sự ra đời của Đảng? Giá trị lý luận và thực tiễn của luận điểm trên ? - Làm rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan điểm về sự ra đời của Đảng: 3.5đ. + Lênin: Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân Châu Âu, V.I.Lênin nêu lên hai yếu tố: Sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. - Hồ Chí Minh: Kế thừa và vận dụng quan điểm của Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, Người nêu lên ba yếu tố, là sự kết hợp: CNMLN + PTCN + PTYN. Theo Người, sự hình thành ĐCSVN không thể thiếu yếu tố phong trào yêu nước. Bởi những lý do sau: Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, nó lôi kéo hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong toàn dân tộc. Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước, bởi vì hai phong trào đó đều có mục đích chung là giải phóng dân tộc, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập. Ba là, các giai cấp, tầng lớp khác cũng sẵn sàng đi theo tiếng gọi của công nhân - Giá trị lý luận và thực tiễn của luận điểm trên: 1,5đ. Bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng lý luận cách mạng thế giới, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin. Làm cho Đảng có thêm lực lượng đông đảo, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc 10. Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của những nguyên tắc này trong cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay? 11. Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động? Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động: 3,5đ. + Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ: 1đ. Quan niệm về dân chủ được Hồ Chí Minh diễn đạt qua 2 mệnh đề: “Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Dân là chủ: nói đến vị thế của dân. Dân làm chủ: đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân + Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động: 2,5đ. Nhà nước của dân. Nhà nước do dân. Nhà nước vì dân. - Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay như thế nào: 1,5đ. Phát huy quyền làm chủ của người dân, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh 12. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước? Để xây dựng Nhà nước ngang tầm với nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay chúng ta phải làm gì? - Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước: 3,5đ. - Để xây dựng Nhà nước ngang tầm với nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay chúng ta phải làm gì: 1,5đ. + Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước, ngăn ngừa và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước có đủ đức và tài... + Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. ... 13. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về việc xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ. Để xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta cần phải làm gì? - Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về việc xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ: 3,5đ. + Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến. + Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống. + Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài. - Để xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ trong điều kiện nước ta hiện nay chúng ta cần làm gì: 1,5đ. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lí mạnh mẽ: + Coi trọng việc xây dựng luật pháp và việc quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật. + Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. + Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. 14. Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để chứng minh: 3,5đ. + Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công cuả cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc. + Nội dung của đại đoàn kết dân tộc: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. + Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc: Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thông nhất. Một số nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất. - Chứng minh qua thực tiễn cách mạng Việt Nam:1,5đ. 15. Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay chúng ta phải làm gì? - Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: 3,5đ. + Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công cuả cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc. + Nội dung của đại đoàn kết dân tộc: Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người. + Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc: Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thông nhất. Một số nguyên tắc cơ bản của Mặt trận dân tộc thống nhất. - Biện pháp để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay: + Trung thành và đi theo ngọn cờ đại đoàn kết của Hồ Chí Minh. + Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân + Hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với trí thức, đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài + Khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. 16. Phân tích khái niệm văn hóa và tính chất của nền văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh ? - Phân tích khái niệm văn hoá: 2,5đ + Trình bày định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh: 1,25đ. + Phân tích: 1,25đ. - Tính chất của nền văn hóa: 2,5đ. + Tính dân tộc. + Tính khoa học. + Tính đại chúng. 17. Hãy trình bày những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? - Trình bày những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa: 3,5đ. + Vị trí, vai trò của văn hoá: Văn hoá là lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng, có vai trò ngang hàng và tác động qua lại với chính trị, xã hội, kinh tế. Văn hoá không đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị. + Tính chất của nền văn hoá: + Tính dân tộc. + Tính khoa học. + Tính đại chúng + Chức năng của nền văn hoá. - Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: 1,5đ. + Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá của nhân loại. + Mở rộng giao lưu, hội nhập trên cơ sở lấy bản sắc dân tộc làm nền tảng. + Đấu tranh chống sự xâm nhập của những yếu tố phản văn hoá 18. Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và những nguyên tắc xây dựng đạo đức. Ý nghĩa của nó đối với việc rèn luyện đạo đức của bản thân? - Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và những nguyên tắc xây dựng đạo đức: 4đ. + Vai trò của đạo đức: 2đ. Đạo đức là cái gốc của con người. Người có đạo đức CM thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thât bại cũng không rụt rè, sợ sệt, chán nản, lùi bước; khi gặp thuận lợi, thành công sẽ không quan liêu, kiêu ngạo, không kèn cựa về mặt hưởng thụ... Đạo đức là gốc nhưng đức và tài, phẩm chất và năng lực phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Đạo đức còn là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH... + Những nguyên tắc xây dựng đạo đức:2đ. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Xây đi đôi với chống, phải tạo thành một phong trào quần chúng rộng rãi. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. - Ý nghĩa của nó đối với việc rèn luyện đạo đức của bản thân: 1đ. Gắn với cuộc sống, học tập, lao động của mỗi sinh viên. 19. Trình bày những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Người vào việc rèn luyện đạo đức của bản thân chúng ta phải làm gì? - Trình bày những chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh: 3,5đ. + Trung với nước, hiếu với dân. + Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. + Yêu thương con người. + Có tinh thần quốc tế trong sáng. - Vận dụng những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Người vào việc rèn luyện đạo đức của bản thân: 1,5đ. + Nêu những nguyên tắc xây dựng đạo đức. + Liên hệ với việc rèn luyện đạo đức của bản thân. 20. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người? Ý nghĩa của quan điểm này trong việc xây dựng con người Việt Nam mới ở nước ta hiện nay? - Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người và chiến lược trồng người: 4đ. + Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người: 2đ. Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. + Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”: 2đ. Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. - Ý nghĩa của quan điểm này trong việc xây dựng con người Việt Nam mới ở nước ta hiện nay: 1đ. + Về lý luận: Có nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp GD, ĐT con người Việt NamĐảng ta xác định GD và ĐT là quốc sách hàng đầu. + Về thực tiễn: Sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdap_an_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_1411_1820524.doc
Tài liệu liên quan