Cộng hoà Singapore trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền sau khi tách ra khỏi Liên bang Malaysia vào ngày 9 tháng 8 năm 1965.
Singapore là một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Hiện Singapore có khoảng 20 tộc người, trong đó người Hoa là chủ yếu, chiếm tới 76,4 % dân số, tộc người Mã Lai và Aán Độ mỗi tộc chiếm 14 %, số còn lại là các tộc người khác như Anh, Đức, Mỹ Singapore là nước có nhiều tôn giáo đang tồn tại như Phật giáo, Hồi giáo, Aán Độ giáo và Thiên Chúa giáo.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư của singapore vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÀI NÉT VỀ ĐẦU TƯ CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM (1995- 2000)
Trịnh Thị Hà* Th.S - NCS chuyên ngành Lịch sử VN.
1. Vài nét về nước Cộng hoà Singapore
Cộng hoà Singapore trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền sau khi tách ra khỏi Liên bang Malaysia vào ngày 9 tháng 8 năm 1965.
Singapore là một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo. Hiện Singapore có khoảng 20 tộc người, trong đó người Hoa là chủ yếu, chiếm tới 76,4 % dân số, tộc người Mã Lai và Aán Độ mỗi tộc chiếm 14 %, số còn lại là các tộc người khác như Anh, Đức, Mỹ… Singapore là nước có nhiều tôn giáo đang tồn tại như Phật giáo, Hồi giáo, Aán Độ giáo và Thiên Chúa giáo.
Là một quốc gia đất chật, người đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, nhưng Singapore lại có một lợi thế lớn là nằm ở cực nam bán đảo Malacca giáp với Malaysia về phía Bắc và Indonesia về phía Đông Nam. Đây là điểm trọng yếu chiến lược trên con đường giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa phương Đông và phương Tây.
Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Singapore, Singapore không ngừng phát triển về mọi mặt. Từ những năm 1990, Singapore đã là một nước đô thị phát triển cao, thu nhập bình quân đầu người cao nhất Đông Nam Á. Singapore là nước được xếp vào một trong 10 quốc gia phát triển nhất thế giới, và trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, tài chính quốc tế và thương mại châu Á – Thái Bình Dương. Đất nước Singapore có những khu vực kinh tế nổi bật như hàng hải, hàng không, tài chính, du lịch và công nghiệp - gồm công nghiệp dầu mỏ và hoá dầu, công nghiệp thiết bị và điện tử.
Singapore là một nước thuộc thành viên sáng lập ASEAN năm 1967, và hiện là một nước thành viên tích cực và có uy tín lớn trong ASEAN, bởi những sáng kiến về mở rộng và hợp tác khu vực. Trong chính sách đối ngoại của mình, ngay sau khi tách khỏi liên bang Malaysia, trên cơ sở tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, chính phủ Singapore đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế đất nước bằng việc ưu tiên sản xuất công nghiệp dành cho xuất khẩu và tham gia chặt chẽ vào phân công lao động quốc tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hoá xuất khẩu.
Với một nền kinh tế hướng về xuất khẩu như vậy, Singapore đã có quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là Nhật, Mỹ, Malaysia, Hồng Kông. Gần đây, thị trường các nước Đông Nam Á đang trở nên quan trọng đối với Singapore, nhất là các đối tác Malaysia và Thái Lan
Với Việt Nam, mặc dù Singapore đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (từ năm 1976 là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) từ ngày 1/8/1973, nhưng quan hệ giữa nước Cộng hoà Singapore và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ được bình thường hoá và tiến triển nhanh chóng, tốt đẹp từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (28/7/1995), từ năm 1992 đến năm 2000 đã có khoảng 20 lần các phái đoàn, gồm các quan chức chính phủ và lãnh đạo chính quyền cấp cao hai nước sang thăm lẫn nhau. Sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ chính trị, ngoại giao giữa 2 nước đã tạo thuận lợi cho quan hệ kinh tế - đầu tư giữa 2 nước phát triển. Đặc biệt là từ năm 1995- 2000, Singgapore luôn là nước thành viên dẫn đầu các nước thành viên ASEAN khác trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam.
2. Cơ sở của quan hệ hợp tác đầu tư Singapore vào Việt Nam (1995- 2000)
Để tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế nói chung và tăng cường hợp tác đầu tư của Singapore vào Việt Nam, từ cuối năm 1991 đến tháng 3 năm 1995, một loạt các Hiệp định hợp tác cấp nhà nước về hợp tác kinh tế thuộc các lĩnh vực giữa 2 nước lần lượt được kí kết như :
- Hiệp định thương mại Việt Nam- Singapore được ký ngày 14 tháng 6 năm 1992
- Hiệp định dịch vụ hàng không Việt Nam Singapore được ký ngày 20 tháng 4 năm 1992
- Hiệp định thương mại dành cho nhau tối huệ quốc Việt Nam -Singapore ký ngày 26 tháng 9 năm 1992
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Singapore được ký ngày 29 tháng 10 năm 1992
- Hiệp định hợp tác du lịch Việt Nam Singapore được ký ngày 27 tháng 8 năm 1994 …
Ngoài các Hiệp định trên, còn phải kể đến một yếu tố rất quan trọng làm cơ sở pháp lý để Singapore nói riêng và các nước ngoài nói chung đầu tư vào Việt Nam, đó là Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12 năm 1987 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1988, tính đến năm 2000 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi 4 lần nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi hơn trong đầu tư cũng như yên tâm làm ăn ở Việt Nam.
3. Tình hình đầu tư nước ngoài trực tiếp của Singapore vào Việt Nam (1995- 2000)
3.1 Tiến trình đầu tư
Thực ra, quan hệ đầu tư của Singapore với Việt Nam đã được tiến hành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Ngay sau khi Chính phủ Singapore tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam vào cuối năm 1989, thì tháng 10 năm 1990, công ty Kiêu My Trading Pte.Ltd. của Singapore đã trở thành doanh nghiệp ASEAN đầu tiên có giấy phép đầu tư ở Việt Nam (2). Đầu tư của Singapore vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng từ sau năm 1995, cụ thể là:
Tính đến năm 1995 Singapore đã có 116 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD, chiếm tới một nửa số vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam (số dự án tổng các nước ASEAN năm 1995 là 244 với tổng vốn đầu tư là 3,265 tỷ USD), xếp thứ 1 trong các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam và xếp thứ 4 trong số 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (3)
Chỉ một năm sau, tức là đến tháng 12 năm 1996, số dự án mà Singapore đã đầu tư vào Việt Nam là 148 dự án, với tổng số vốn trên 2,5 tỷ USD, xếp thứ nhất trong số các nước ASEAN và thứ 3 trong số 55 nước đầu tư vào Việt Nam (4) .
Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 1997, số dự án đầu tư của Singapore vào Việt Nam lên tới 187, với tổng số vốn là 5.685,8 triệu USD và vẫn xếp hạng nhất trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam vươn lên dẫn đầu 60 nước có đầu tư vào Việt Nam. Trong 140 xí nghiệp đang hoạt động Singapore đã đưa vào thực hiện 858 triệu USD vốn đầu tư, sản xuất 440 triệu USD sản phẩm, thu hút 7.600 lao động (5)
Trong các năm (1997- 1998), khi đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam bị giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính- tiền tệ, thì Singapore vẫn giữ tốc độ dẫn đầu các nước ASEAN về đầu tư vào Việt Nam, nhất là năm 1998 “Việt Nam chỉ có 47 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN với số vốn đăng ký là 925 triệu USD chiếm 22,8 % vốn đăng ký của năm đó (trong đó Singapore vốn đăng ký đạt 893 triệu USD chiếm 22 %còn lại tất cả các nước ASEAN khác chỉ chiếm 0,8 %)” (6 . Trong những năm sau (1999- 2000), đầu tư của Singapore vào Việt Nam bị giảm sút so với năm trước, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ về cơ bản đã dịu xuống và tăng trưởng kinh tế của khu vực nói chung và Singapore nói riêng đang hồi phục trở lại. Năm 1999 vốn đầu tư chỉ đạt 151, 6 triệu USD, với 18 dự án nhưng Singapore vẫn là nước dẫn đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam về cả vốn đầu tư lẫn số dự án và tính đến hết tháng 12 năm 2000, đầu tư của Singapore vào Việt Nam gồm 14 dự án với tổng vốn đầu tư là 18,7 triệu USD (7). Đây là mức đầu tư thấp nhất của Singapore từ năm 1990 đến thời điểm này, tuy nhiên Singapore vẫn tiếp tục là nước dẫn đầu các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam.
Như vậy, đến hết tháng 12 năm 2000, Singapore đầu tư vào Việt Nam 255 dự án, với tổng vốn đầu tư là 6.839 triệu USD, bình quân mỗi dự án đạt 26,8 triệu USD. Nếu xét về tiến trình đầu tư thì mỗi năm số dự án và số vốn đều được bổ sung, tốc độ thu hút vốn không ngừng tăng lên, nhưng số dự án và số vốn bình quân của mỗi dự án càng về sau càng giảm và giảm mạnh nhất là vào năm cuối cùng của thế kỷ XX, chẳng hạn: từ năm 1995 đến năm 1996 tăng mạnh cả về số dự án lẫn vốn (9ừ 116 dự án 1995 lên 148 dự án năm 1996 và từ 1.500 triệu USD năm 1995 lên 2.500 triệu USD năm 1996), năm 1997 tăng thêm 39 dự án đầu tư so với năm 1996, bình quân mỗi dự án tính đến hết tháng 12 năm 1997 là 30,4 triệu USD, năm 1998 số dự án đầu tư là 36 giảm 3 dự án so với năm 1997, vốn đầu tư trung bình một dự án tụt xuống còn 24,8 triệu USD/ dự án, năm 1999 có 18 dự án đầu tư, bình quân một dự án tiếp tục tụt xuống còn 8,4 triệu USD / dự án, chỉ bằng 1/3 bình quân dự án của năm 1998 và năm 2000 Singapore đầu tư vào Việt Nam chỉ có 14 dự án, bình quân mỗi dự án chỉ đạt 1,3 triệu USD.
Từ thực tế trên có thể nhận xét, mặc dù Singapore là nước luôn ở vị trí dẫn đầu trong tổng số dự án và vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam so với các nước ASEAN khác có đầu tư vào Việt Nam trong thời kỳ 1995- 2000, nhưng đầu tư của Singapore vào Việt Nam thiếu tính ổn định và các nhà đầu tư của Singapore chưa thực sự yên tâm đầu tư, làm ăn ở Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi môi trường đầu tư của Việt Nam còn có những bất cập, và dù là một quốc gia phát triển nhưng khả năng tài chính của Singapore cũng có hạn so với các nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hồng Kông…; và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ của khu vực, Singapore không phải là một ngoại lệ.
Một lý do quan trọng khác, là trong những năm cuối thập niên của thế kỷ XX, Singapore gặp phải đối thủ cạnh tranh đáng kể, đó là các công ty của các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc thường xuyên có mặt trong nhóm 5 nước có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất ở Việt Nam và một số công ty của các nước này đã tìm được chỗ đứng trong nhiều năm qua. Mặt khác, sau khi bãi bỏ cấm vận kinh tế và bình thường hoá quan hệ mọi mặt với Việt Nam, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng nhanh, và cạnh tranh đầu tư với Mỹ của Singapore vào Việt Nam trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết.
3.2 Lĩnh vực đầu tư
Lĩnh vực mà Singapore đầu tư chủ yếu là khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới, khách sạn và văn phòng, đó là những lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh. Vào thời điểm tháng 9 năm 1998, Singapore có số dự án đầu tư vào Việt Nam là 205 và tổng vốn đầu tư là 6.471,6 triệu USD, trong đó có 47 dự án với 4.283 triệu USD đầu tư vào khu vực này, chiếm 23 %tổng dự án và 66,2 % tổng vốn đầu tư của Singapore ở Việt Nam (8).
Ngoài ra, Singapore còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như I.T, giáo dục, viễn thông, gốm sứ, may mặc, thực phẩm.
Cho đến năm 2000, lĩnh vực mà Singapore đầu tư vào Việt Nam về cơ bản vẫn không có gì thay đổi lớn.
Qua lĩnh vực đầu tư có thể nhận xét, đặc điểm nổi bật nhất của đầu tư Singapore vào Việt Nam là ở chỗ, Singapore là nước chấp nhận đầu tư vào một số lĩnh vực chưa đem lại lợi nhuận ngay, với tỉ lệ vốn và dự án lớn hơn cả so với các nước thành viên ASEAN khác có đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như phần nhiều những nước ASEAN khác, Singapore cũng dành một phần lớn đầu tư các lĩnh vực thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh như các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa, chế biến nông lâm, hải sản, khách sạn và du lịch nhằm khai thác nguồn tài nguyên có sẵn, nguồn lao động giá rẻ của Việt Nam và sử dụng hiệu quả công nghệ- kỹ thuật của Singapore.
3.3 Quy mô các dự án và hình thức đầu tư
Về quy mô các dự án đầu tư, các dự án có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỉ lệ chủ yếu, số còn lại là những dự án có quy mô vốn lớn (từ 50 triệu trở lên), cụ thể là các dự án có quy mô vốn từ 5 triệu USD đến 50 triệu USD là 79, chiếm tới 48,3 %, trong tổng số dự án của Singapore, số dự án có quy mô dưới 5 triệu USD là 68, chiếm 41,6 % và 16 dự án với quy mô vốn từ 50 triệu USD trở lên, đạt 9.8 % trong tổng số dự án của Singapore, và là nước dẫn đầu về số dự án với quy mô vốn lớn so các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam , (xem thêm bảng dưới đây):
HTĐT& QMVốn đầu tư
TSDA ASEAN
TSDA của Singapore
Tỷ lệ % trong ASEAN
Tỷ lệ % trong Singapore
Tổng số
322
163
1. XN 100% vốn nước ngoài
83
30
36.14
18.4
- Vốn từ 50 triệu USD trở lên
4
1
25
0.6
- Vốn từ 5 đến 50 triệu USD
36
14
38.8
8.5
- Vốn dưới 5 triệu USD
43
15
34.8
9.2
2. XN liên doanh
220
122
55.4
74.8
Vốn từ 50 triệu USD trở lên
25
15
60
9.2
- Vốn từ 5 đến 50 triệu USD
106
63
59.4
38.6
- Vốn dưới 5 triệu USD
89
44
49.4
26.9
3. Hợp doanh
19
11
57.8
6.7
- Vốn từ 50 triệu USD trở lên
3
0
0
0
- Vốn từ 5 đến 50 triệu USD
4
2
50
1.2
- Vốn dưới 5 triệu USD
12
9
75
5.5
Nguồn: Số liệu này được tính đến hết tháng 9/ 1997 và được lược trích từ “Quan hệ thương mại- đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN” / Võ Thanh Thu, Nguyễn Cường, Bùi Lê Hà. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt nam và các nước thành viên ASEAN.- H. : Tài chính, 1999.- 77.
Nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn lớn của Singapore được triển khai trong những năm 995- 2000, như dự án nâng cấp khách sạn Caravelle 4 sao với vốn đầu tư 61 triệu USD, có dự án số vốn lên tới hàng trăm triệu USD như dự án Metabox xây dựng nhà máy sản xuất đồ uống với công suất 460 triệu hộp một năm, dự án xây dựng “Trấn sông Hồng” liên doanh giữa Hà Nội và công ty ANTARAKOLA Development, có vốn đầu tư 240 triệu USD, đặc biệt là dự án xây dựng làng quốc tế ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư 733 triệu USD. Điều cần quan tâm là những kinh nghiệm xây dựng và quản lý đô thị của Singapore, được các công ty của họ, phối hợp với Việt Nam cùng tổ chức thực hiện.
Những dự án này góp 1 phần vào sự thay đổi bộ mặt đầu tư của nước ta, và tạo điều kiện cho cán bộ Việt Nam tham gia các dự án có điều kiện tập dượt trước khi hội nhập vào khu vực và thế giới.
Về hình thức đầu tư, Singapore tham gia vào tất cả các hình thức đầu tư như xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp hợp doanh. Trong các hình thức đầu tư trên, hình thức liên doanh chiếm vị trí chủ yếu, số dự án của hình thức này gồm 122 dự án, chiếm tới 74.8 % , tiếp theo là xí nghiệp 100 % vốn nước ngoài, gồm 30 dự án, chiếm tỷ lệ 18.4 %, và số dự án hợp doanh là 11, chiếm 6.7 % còn lại.
Việc thực hiện các hình thức đầu tư này dường như, các nhà đầu tư Singapore còn sợ mạo hiểm khi đầu tư tại Việt Nam và họ muốn phía Việt Nam chia xẻ rủi ro với họ.
Về địa bàn đầu tư, Singapore đầu tư chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, số dự án đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh của Singapore tăng dần theo các năm: Cuối năm 1995, Singapore đã có 63 dự án đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư là 682.551.392 USD, năm 2000 số dự án của Singapore đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh lên tới 99, chiếm gần 40 % số dự án đầu tư của Singapore trong cả nước, với tổng vốn đầu tư gần 1.228 triệu USD, chiếm 18 % trong tổng vốn đầu tư của Singapore vào Việt Nam (9), số dự án còn lại của Singapore được đầu tư ở các địa phương khác như Hà nội và Đà Nẵng, Đồng Nai…
Sở dĩ, Singapore đầu tư nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, bởi vì thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Việt Nam; thành phố Hồ Chí Minh được các nhà đầu tư Singapore đánh giá là một thành phố năng động, cơ sở hạ tầng tốt hơn các địa phương khác của Việt Nam, nguồn nhân lực ở đây có khả năng kỹ thuật lớn hơn và trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ cũng khá hơn và là thị trường có sức mua lớn hơn các địa phương khác của Việt Nam. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi vì bất kỳ một nhà đầu tư nào, khi tiến hành đầu tư, cũng điều muốn có môi trường đầu tư thuận lợi, để có thể thu được lợi nhuận càng cao, càng nhanh càng tốt.
4. Một vài nhận xét về đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong thời gian (1995- 2000)
Trên cơ sở phân tích tình hình đầu tư của Singapore vào Việt Nam, chúng tôi có một số nhận xét sau:
Về mặt tích cực của việc tiếp nhận vốn đầu tư Singapore đối với nền kinh tế- xã hội nước ta:
- Thông qua các dự án liên doanh và hợp doanh của Singapore với Việt Nam về những ngành công nghiệp, dầu khí và nhất là đầu tư vào khách sạn, du lịch và dịch vụ, thuỷ hải sản, Việt Nam đã có thêm nhiều dự án đầu tư, mở rộng được sản xuất, tăng doanh thu xuất khẩu và nhất là giải quyết được một phần việc làm cho người lao động: Tính đến tháng 11 năm 1998 Singapore đầu tư vào Việt Nam 208 dự án với tổng vốn đăng ký 6.510 triệu USD, tổng vốn đầu tư thực hiện 1.341 triệu USD, doanh thu 1.115 triệu USD, doanh thu xuất khẩu đạt 118 triệu USD, tạo 16.300 việc làm cho người lao động” (10) . Mặc dù đầu tư của Singapore nói riêng và cả ASEAN nói chung vào Việt Nam chỉ có tác dụng tới tăng trưởng kinh tế, chưa có tác dụng nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của hàng hoá. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta trong khoảng thời gian này, việc sử dụng công nghệ thích hợp nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động cũng là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu quan trọng của phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.
- Đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam chủ yếu vào công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, dầu khí đã góp phần nâng cao khả năng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
- Singapore là nước có trình độ công nghệ cao, do vậy tiếp nhận đầu tư của Singapore, Việt Nam đồng thời kiến thức và kỹ thuật của họ. Việt Nam có thể tiếp cận những phương thức quản lý trong một số lĩnh vực mà Singapore có thế mạnh được đầu tư vào Việt Nam.
- Singapore là một quốc gia có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ , Malaysia, Hồng Kông và các nước châu Aâu, tham gia vào các tổ chức tài chính, tín dụng, thương mại quốc tế như APEC, WTO, ICAO, IMF… do vậy việc tiếp nhận đầu tư của Singapore cũng là bước tập dượt, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế bằng việc tiếp cận với tổ chức và bạn hàng quốc tế ngoài khu vực.
Về mặt hạn chế của đối tác đầu tư Singapore và Việt Nam:
- Về phía Việt Nam, những hạn chế của Việt Nam được nhiều tác giả khác đề cập, có thể tóm tắt một số điểm chủ yếu sau: Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và luôn thay đổi, cơ sở hạ tầng- bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước… còn yếu kém, thủ tục hành chính còn rườm rà và nạn tham nhũng còn khá nặng nề, năng lực quản lý điều hành của cán bộ Việt Nam trong các công ty liên doanh với Singapore còn yếu kém.
- Về phía Singapore cũng có những hạn chế như, các nhà đầu tư Singapore còn chưa mạnh dạn đầu tư hết khả năng vào Việt Nam; khả năng tài chính của Singapore cũng có hạn nên khi khủng hoảng tài chính của khu vực xảy ra, hoạt động đầu tư của Singapore tiến triển chậm so với những năm trước; mặc dù là nước có số dự án sử dụng công nghệ cao so với các nước ASEAN khác đầu tư vào Việt Nam, nhưng phần lớn các dự án của Singapore sử dụng công nghệ thấp, nhiều lao động và tài nguyên…
5. Những nhân tố tác động đến đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong thời gian (1995- 2000)
Những kết quả đầu tư đạt được của Singapore và Việt Nam là do một số nguyên nhân chính sau đây:
- Trên thế giới, thập niên cuối của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra phổ biến, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia gắn liền với sự phát triển của kinh tế thế giới, mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới là điều tất yếu không thể cưỡng lại được ở mỗi quốc gia. Sự khác biệt về hệ thống chính trị- xã hội không còn là rào cản các quan hệ kinh tế, bởi những thách thức về sự phát triển kinh tế, những vấn đề mang tính toàn cầu như nguy cơ về sự gia tăng dân số, ma tuý, ô nhiễm môi trường, chiến tranh hạt nhân… đều là mối lo chung của mỗi nước trên thế giới.
- Trong khu vực, Việt Nam và ASEAN đã nhận thức được xu thế trên và chấp nhận triển khai nó ở khu vực Đông Nam Á, cả Việt Nam và ASEAN đều nhận thức được rằng việc buôn bán, đầu tư sẽ có tác dụng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và phát triển ở khu vực. Mặt khác, các nước ASEAN cũng muốn giảm sức ép từ nhiều nước lớn, việc quy tụ và liên kết với nhau trở thành nhu cầu cấp thiết, và mặc dù còn có sự lo ngại về sự khác biệt về ý thức hệ và chính trị nhưng cả Việt Nam và các nước trong khu vực đều nhìn thấy lợi ích chung trong việc bảo vệ hoà bình, giữ gìn an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực. Cũng từ năm 1992, khi tình hình khu vực tương đối ổn định, các nước ASEAN mới thực sự đặt sự quan tâm của mình vào hướng phát triển kinh tế. Chính những điều này, đã làm cho mối quan hệ kinh tế Việt Nam và các nước này chuyển biến nhanh chóng từ sau chiến tranh lạnh và đã đem lại những kết quả khả quan.
- Về phía Việt Nam, thứ nhất là từ năm 1986 Việt Nam đã bắt đầu đổi mới tư duy, đổi mới đường lối lãnh đạo đất nước trong mọi lĩnh vực hoạt động để ổn định và phát triển kinh tế xã hội và để thích ứng với môi trường chính trị quốc tế; trước hết về chính trị, trong chính sách đối ngoại rộng mở theo hướng hội nhập, là Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước, về kinh tế Việt Nam chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều chỉnh của nhà nước, chính vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung, của các nước ASEAN trong đó có Singapore được Việt Nam xem như một biện pháp quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Để tạo điều kiện ngày một thuận lợi hơn cho các đối tác đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1987, và từ năm 1990 đến năm 2000 nhà nước Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung luật Luật đầu tư nước ngoài, để Luật này ngày càng thông thoáng hơn, nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút các đối tác đầu tư nước ngoài, trong đó có Singapore.
Mặt khác, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới việc bổ sung và hoàn thiện dần hệ thống chính sách trong các lĩnh vực về đất đai, tài chính, giá phí, lao động, quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ, cải cách thủ tục hành chính; đặc biệt là đối với các nước ASEAN nói chung và Singapore nói riêng, ngay từ năm 1992 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư và một số Hiệp định về kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và nước này đã lần lượt được ban hành và có hiệu lực, là những yếu tố rất quan trọng thúc đẩy Singapore đầu tư vào Việt Nam.
Thứ hai, từ tháng 7 năm 1995 khi quan hệ chính thức giữa Việt Nam và các nước ASEAN được thiết lập, mối quan hệ giữa Việt Nam và Singapore đã thay đổi cơ bản, đó không chỉ là mối quan hệ giữa hai quốc gia có độc lập, chủ quyền mà còn là quan hệ giữa hai nước thành viên của ASEAN. Mặt khác, khi đã là thành viên của ASEAN, Việt Nam phải tuân thủ “luật chơi” của ASEAN, và những đóng góp tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Hiệp hội trong những năm qua, đã làm cho Singapore thấy rõ được năng lực và thiện chí của Việt Nam, điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành đầu tư ở Việt Nam.
Thứ ba, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam vẫn còn khá phong phú, nguồn nhân công rẻ hơn nhiều so với Singapore và lại mới mở cửa trong thời gian gần đây. Việt Nam là nước có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho sự phát triển của Singapore và cũng là thị trường tiêu thụ tiềm năng mà họ hướng tới. Có thể xem đây là một nhận xét khá xác thực về môi trường đầu tư ở nước ta như sau: “ Việt Nam là nước được các nhà đầu tư nước ngoài xem là có nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, trung thành, được giáo dục, với giá rẻ. Dân số Việt nam tương đối trẻ. Thu nhập đầu người Việt Namlà 350 USD một năm so với 2.160 USD của Thailand, 750 USD của Trung Quốc, và 440 USD của Aán Độ. Lương tối thiểu hiện được định ở mức 50 USD một tháng ở Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam giàu tài nguyên thiên nhiên (với trữ lượng dầu khí và ngoài khơi, phốt phát, than, măng- gan, bô- xít, côm và gỗ). Thứ 3, với 78 triệu dân, Việt Nam là nước đông dân thứ 2 ở Đông Nam Aù và thứ 13 trên thế giới. Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm và dịch vụ của nước ngoài. Điều dễ nhận thấy là người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý ưa thích hàng nước ngoài, nhất là hàng Nhật, Pháp, Đức hoặc Mỹ” (11) . Thứ tư, Việt Nam cũng nhận thức rõ, hợp tác kinh tế trong đó có đầu tư với Singapore Việt Nam sẽ thu được lợi ích như Singapore sẽ giúp Việt Nam những kinh nghiệm trong việc tổ chức thị trường vốn và tiền tệ, giúp Việt Nam xây dựng và tổ chức ngành du lịch và dịch vụ.
- Về phía Singapore
Thứ nhất, nền kinh tế của Singapore trong những năm 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã không ngừng tăng trưởng cao, Singapore ráo riết thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, với phương châm là lấy nguồn lực quốc tế làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế trong nước và chuyển vốn ra nước ngoài để kinh doanh, tiếp tục mở rộng đầu tư ra nước ngoài, ngoài các đối tác truyền thống của họ là một trong những cách để tiếp tục phát triển hơn nữa nền kinh tế của đất nước Singapore, và ở một khía cạnh khác là để chứng tỏ sự lớn mạnh của đất nước họ. Điều bắt gặp giữa chính sách của Singapore và của Việt Nam trong phát triển kinh tế ở những năm 1990, là cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư Singapore hướng vào Việt Nam.
Thứ hai, Singapore nhận thức được những lợi ích mà quan hệ hợp tác đầu tư sẽ mang lại cho cả hai nước, bởi vì Singapore là nước có tiềm lực kinh tế mạnh và trình độ khoa học kỹ thuật phát triển hơn nhiều so với Việt Nam, nhưng với nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, diện tích đất đai hạn hẹp, lại thiếu nguồn lao động trong nước, Singapore muốn giảm sức ép này, vả lại, Singapore cũng muốn tạo ra môi trường thử thách cho các doanh nghiệp của họ trước khi hội nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Việt Nam là nước có trình độ thấp, đang rất cần vốn và học hỏi kinh nghiệm cũng như cần được chuyển giao tri thức về quản lý và công nghệ… Do vậy, Việt Nam là nơi mà các nhà đầu tư Singapore quan tâm trong thập niên 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI.
Thứ ba, nếu ổn định về chính trị- xã hội, kinh tế được xem là điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư nước ngoài, thì về phía Singapore họ cũng nhìn nhận là ở Việt Nam từ sau chiến tranh lạnh đến nay, về mặt chính trị của Việt Nam là ổn định, còn về kinh tế Việt Nam thì trong 10 năm cuối của thế kỷ XX có tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp, cụ thể như: Từ 1991- 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,5 %.Về kiềm chế lạm phát: năm 1986 lạm phát lên tới 700 %, nhưng chỉ còn 12% vào năm 1995, chỉ số này luôn được kiểm soát chặt chẽ trong những năm sau (12) . Đây cũng là một nhân tố góp phần làm cho các nhà đầu tư Singapore quan tâm tới việc đầu tư ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Nhìn lại quan hệ đầu tư của Singapore vào Việt Nam từ đầu những năm 1990, đặc biệt là từ năm 1995- 2000, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Giữa Singapore và Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ từ năm 1973, tính đến năm cuối cùng của thế kỷ XX, mối quan hệ này đã được 27 năm, nhưng phải mất 2/3 số thời gian ấy quan hệ Việt Nam Singapore là thăm dò, ngờ vực và đối đầu. Chỉ từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, nhất là từ tháng 7 năm 1995 về sau, hai nước mới có mối quan hệ hợp tác, hữu nghị trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hai nước về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao được phát triển lên một bước mới.
- Quan hệ kinh tế, thương mại và nhất là đầu tư được tăng lên nhanh chóng, Singapore luôn đứng ở vị trí đầu bảng các nước ASAN về vốn và dự án đầu tư vào nước ta trong thời gian 1995- 2000, khác với những nước ASEAN khác đầu tư vào Việt Nam, Singapore là nước có được một số dự án thuộc lĩnh vực đầu tư “dài hơi”, với vốn lớn mà chưa đem lại lợi nhuận tức thì, và Singapore cũng là nước có một số dự án sử dụng công nghệ trình độ cao; nhưng điểm giống nhau của Singapore và các nước ASEAN khác đầu tư vào Việt Nam, phần lớn các dự án đều có vốn vừa và nhỏ, và đầu vào những lĩnh vực cần nhiều nhân công và tận dụng tài nguyên của Việt Nam. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định trong đầu tư của Singapore vào Việt Nam bởi những lý do khách quan và chủ quan, nhưng những ảnh hưởng tích cực trong việc đầu tư của Singapore vào Việt Nam đáng được ghi nhận trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tạo thêm việc làm cho người lao động Việt Nam… và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam
- Những lợi ích mà hai bên thu đươc qua hợp tác đầu tư Singapore vào Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng chung sống hoà bình, hợp tác cùng phát triển có lợi cho sự phát triển của cả hai nước và cả khu vực Đông Nam Á nói chung hơn là duy trì tình trạng đối đầu
- Quan hệ hợp tác đầu tư Singapore- Việt Nam đã gặt hái được những thành quả khả quan trong giai đoạn (1995- 2000), để có thể phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt, trong đó có quan hệ đầu tư, cả hai nước còn nhiều việc phải làm và phải là sự nỗ lực của cả hai quốc gia.
CHÚ THÍCH
(1) Trần Khánh. Vị thế của Xingapo trong hợp tác nội bộ ASEAN// Nghiên cứu Đông Nam Á.- Số 4.- Tr. 36
(2), (5) Võ Thanh Thu, Nguyễn Cường, Bùi Lê Hà. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt nam và các nước thành viên ASEAN.- H. : Tài chính, 1999.- Tr. 88, 73
(3) Đỗ Thị Như Khuê, Nguyễn Thị Loan Anh. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam & ASEAN. NXB. Thống kê, H, 1997.- Tr. 68.
(4) Phan Thị Hồng Xuân. Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng (Tập II) .- Tr. 380 // Trong: Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “ASEAN hôm nay và ngày mai”.- 1997
(6) Phạm Thị Tuý. Tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế châu Á: Vấn đề và giải pháp. Tạp chí Kinh tế CA- TBD.- 1999.- Số 2(23).- Tr.9- 13
(7) Niên giám thống kê 1999 và 2000: phần đầu tư nước ngoài.- Tổng cục thống kê xuất bản hàng năm
(8) Phùng Xuân Nhạ. Đầu tư trực tiếp các nước ASEAN vào Việt Nam: Thực trạng và những kiến nghị.- Tr. 316 // Trong: Kỷ yếu hội thảo quốc tế tháng 11 năm 1998 tại Hà Nội, Trung tâm KHXH và NV QG xuất bản năm 1999
(9) Nguyễn Quốc Lộc, Nguyễn Công Khanh, Đoàn Thanh Hương b.s. Tổng quan về ASEAN và tiềm năng Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình hội nhập.- Tp. Hồ Chí Minh: NXB. Tổng hợp, 2004.- 506, 507
(10) Nguyễn Duy Quý. Việt Nam: Những đóng góp và kết quả bước đầu sau 5 năm gia nhập ASEAN.- Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á.- 2000.- Số 2.- Tr. 11
(11) Nguyễn Khải. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế: những bài học cho Việt Nam.- Tr. 358 // Đánh thức con rồng ngủ quên kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ XXI.- Tp. HCM.: NXB Thành phố Hồ Chí Minh: Trung tâm kinh tế CA- TBD: Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2001.- 589tr.
(12) Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam. Q.3.- H. : Học viện Quan hệ quốc tế, 2002.- Tr.133
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Sách
ASEAN hôm nay và ngày mai . 2 tập (526tr): Kỷ yếu hội thảo quốc tế.-H. : Trung tâm KHXH&NVQG xuất bản, 1997.
Xây dựng ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển đồng đều và hợp tác: Kỷ yếu hội thảo Quốc tế tại Hà Nội tháng 11- 1998).- 474 tr.
Đinh Xuân Lý. Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực châu Á- Thái Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng.- H.: Chính trị Quốc gia, 2003.
Lê Mạnh Hùng (cb). Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (tr. 130- 147) Trong cuốn: Kinh tế- xã hội Việt Nam 3 năm (1996- 1998) và dự báo đến năm 2000.- Thống kê, 1999.- 365 tr.
Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh: Phần đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh từ 1995- 2000 .- Chi cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh xuất bản hàng năm.
Trần Khánh (cb). Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá.- H.: KHXH, 2002.- 248 tr.
Trần Quang Lâm, Nguyễn Khắc Thân. Hội nhập kinh tế Việt Nam ASEAN: những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp.- H. : thống kê, 1999.- 208 tr.
* Bài báo
Bùi Đình Nguyên, Thành tựu kinh tế- xã hội 5 năm (1996- 2000), Sức khoẻ & Đời sống, 2001, Ngày 15 tháng 5.- Tr.13
Hoàng Hoa Lan, 5 năm hoạt động hợp tác kinh tế Việt Nam- ASEAN, Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương- Số 3 (28)- Tr.48- 52
Nguyễn Hoàng Giáp - Phan Văn Rân, Tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta: thực t rạng và giải pháp, Kinh tế CA- TBD, 2000, Số 2(27) - Tr.9- 15
Hoa Hữu Lân, Vai trò của ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, Nghiên cứu quốc tế,Số 34 - Tr.18- 24.
Summary
SINGAPORE INVESTMENT IN VIETNAM (1995- 2000)
Trịnh Thị Hà, M.A
From late 1991, when the cold war ended, the international and area stages had many important changes. The relationship between Singapore and Viet Nam has also been changing to a new optimistic period in reality and developing in many areas, especially, the strong development in economic relationship between the two countries.
In this paper, the writer deeply analyses the investment relationship of Singapore in Việt Nam in reality from 1995, when Viet Nam became an official member of ASEAN, to 2000, the year marked a period of effective cooperation between the two countries in ASEAN. What we concern about includes investment process, area, form, effectiveness and factors, that influences the relationship, in oder to reconstruct a period of time in investment relationship between Singapore and Viet Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đầu tư của singapore vào việt nam.doc