"Cuộc cách mạng" tân cổ điển bao gồm việc từ bỏ học thuyết giá trị lấy lao động hay
công việc làm trọng tâm trong sản xuất vật chất và việc thay thế học thuyết này bằng một
quan điểm về "lợi ích" đạt được khi của cải vật chất được tiêu thụ. Đồng thời, họ cũng đã
đưa phân tích về cả hai mặt sản xuất và tiêu thụ dưới dạng "cận biên" và toán học, từ đó
có thể lập ra một bảng phân loại mới hoàn toàn về những phương pháp phân tích và toán
học. Những thay đổi này không chỉ bao gồm sự thay đổi trọng tâm nghiên cứu của học
thuyết mà còn giới hạn lại phạm vi của cái mà người ta cứ gọi là "kinh tế học" chứ không
phải "kinh tế chính trị".
Heilbronner thể hiện sự giới hạn này bằng cách bắt đầu thay đổi từ những quan điểm của
cả thế giới và cố "làm sáng tỏ cả con đường dẫn đến một xã hội đang tiến triển tốt đẹp"
nhằm chuyên môn hoá nghề nghiệp và "giải thích" một cách chi tiết hơn về những công
việc làm trong nền kinh tế. Ông ta cho rằng, thay đổi này diễn ra khi thế giới ngày càng
phát triển, làm tăng mức lương, giảm giờ làm, do đó đây là một thế giới "đầy hy vọng và
hứa hẹn".
Tiếc thay, cũng giống như nghiên cứu của những nhà kinh tế học tân thời mà ông đang
miêu tả, thì phần tính toán của ông lại bỏ xót đi phần cốt lõi nhất của sự phát triển đó, cái
phần đen tối và nhuốm đầy máu, đó là cuộc đấu tranh giai cấp chống lại công việc -- một
địa thế về những cuộc đình công, những hành động phá hoại của công nhân, về cuộc bạo
động chống tư bản, sự phát triển đó sử dụng những kẻ đánh thuê nói riêng và đàn áp của
cảnh sát nói chung. Tình thế xung đột giữa công nhân và tư bản mang tính địa phương đó
ngày càng trãi rộng ra cùng với sự phát triển của hệ thống xã hội này. Một mặt công nhân
tự mình đứng lên thành lập công đoàn và phát động những phong trào chính trị, và mặt
khác, tư bản lại cố gắng nổ lực chống lại những thử thách này, bao gồm luôn mọi thứ từ
việc hợp tác với chủ nghĩa đế quốc thực dân trong nước đến hợp tác với chủ nghĩa thực
dân nước ngoài.
16 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên từ kinh tế chính trị đến khoa học kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về những công
việc làm trong nền kinh tế. Ông ta cho rằng, thay đổi này diễn ra khi thế giới ngày càng
phát triển, làm tăng mức lương, giảm giờ làm, do đó đây là một thế giới "đầy hy vọng và
hứa hẹn".
Tiếc thay, cũng giống như nghiên cứu của những nhà kinh tế học tân thời mà ông đang
miêu tả, thì phần tính toán của ông lại bỏ xót đi phần cốt lõi nhất của sự phát triển đó, cái
phần đen tối và nhuốm đầy máu, đó là cuộc đấu tranh giai cấp chống lại công việc -- một
địa thế về những cuộc đình công, những hành động phá hoại của công nhân, về cuộc bạo
động chống tư bản, sự phát triển đó sử dụng những kẻ đánh thuê nói riêng và đàn áp của
cảnh sát nói chung. Tình thế xung đột giữa công nhân và tư bản mang tính địa phương đó
ngày càng trãi rộng ra cùng với sự phát triển của hệ thống xã hội này. Một mặt công nhân
tự mình đứng lên thành lập công đoàn và phát động những phong trào chính trị, và mặt
khác, tư bản lại cố gắng nổ lực chống lại những thử thách này, bao gồm luôn mọi thứ từ
việc hợp tác với chủ nghĩa đế quốc thực dân trong nước đến hợp tác với chủ nghĩa thực
dân nước ngoài.
Tiêu chuẩn sống gia tăng, giờ làm việc giảm, Heilbroner cho rằng những nhà kinh tế học
đã bỏ qua những vấn đề lớn này, chúng không phải là một thứ sản phẩm phụ tất yếu phát
sinh trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà là sự thắng lợi trong thế trận công
nghiệp và chính trị. Hơn nữa, khi doanh nghiệp trong nước gặp thất bại thì họ cũng phải
nhượng bộ bởi vì họ đã có những thắng lợi riêng của mình ở nước ngoài trong những
cuộc xâm chiếm đẫm máu và bốc lột công nhân ở những nước thuộc địa Châu Âu. Tóm
lại, "những vấn đề lớn" ở đây vẫn chưa được giải quyết và chúng còn liên quan đến nhiều
người và hàng trăm phạm vi mâu thuẫn ngày càng mở rộng thêm.
Nhưng vẫn tồn tại một vấn đề bất ổn, đó là những nhà kinh tế (ngoại trừ John Hobson)
không muốn đương đầu với những vấn đề sản xuất và công ăn việc làm mang đầy tính
bạo lực, mà họ chỉ quan tâm đến sự phát triển "khoa học" nhằm tối đa hoá lợi ích và lợi
nhuận -- một vấn đề ngày càng phát triển và mang tính êm đềm hơn. Nói chung, "cuộc
cải cách biên tế" là cả một quá trình bắt đầu từ những lời dự báo về cuộc cải cách đến khi
tiến hành những thay đổi biên tế. Còn vấn đề mang tính bạo lực không được quan tâm kia
đã được những nhà quản trị khoa học (như Frederick Taylor), những công nhân nhà máy,
những nhà xã hội-công nghiệp học và những nhà tâm lý học quan tâm và đảm trách.
Chúng ta có thể tìm thấy những quan điểm của các nhà kinh tế học về khía cạnh "lợi
ích"[1] hay "hạnh phúc"[2] trong những nhóm tác giả: một là của những tác giả người Ý
vào thế kỷ 18 và hai là những tác giả người Anh nổi tiếng, thuộc trường phái "thuyết vị
lợi"[3], những người rất tin vào tác phẩm của Jeremy Bentham.
Nhóm tác phẩm của những tác giả người Ý ít được biết đến trong các nước nói tiếng Anh.
Điều này có nhiều nguyên do. Thứ nhất, trong số đó có rất ít tác phẩm được dịch sang
tiếng Anh; thứ hai, hầu như người ta chỉ biết đến những tác giả trường phái tân cổ điển
bắt nguồn từ Bentham và những tác phẩm của họ được trích dẫn nhiều trong các tác
phẩm khác. Tuy nhiên, tác phẩm trước đó của Galiani, của Beccaria và Verri cũng đã
được biết đến và bạn có thể tham khảo phiên bản tiếng Anh, bài viết của Cesar Beccaria
về vấn đề tội phạm và mức xử phạt, trong đó những gì ông ta đưa ra nay đã trở thành
cách thức nổi tiếng. Cách thức đó là chính sách công cộng, chính sách này trực tiếp mang
lại "niềm hạnh phúc lớn lao nhất cho đại đa số mọi người". Lập luận của Beccaria về việc
quy định mức xử phạt ra sao để có được kết quả như trên cũng mang tính "vị lợi", ông
viết: "niềm hạnh phúc và sự đau đớn là những động cơ hành động của con người duy
nhất được tạo ra bằng cảm giác". Do vậy, việc tính toán mức phạt ra sao phải tương ứng
với mức độ phạm tội để có thể đạt được sự hợp lý nhất và nhằm giảm thiểu tình hình
phạm tội cũng như tối đa hoá hạnh phúc xã hội, hoặc giả tối đa hoá những cái mà sau này
gọi là "phúc lợi xã hội".
Để biết thêm về những tác phẩm khác của các tác giả người Ý trong phạm vi "thuyết vị
lợi", xin xem bảng tóm tắt tại trang web cepa hay có thể tra cứu thêm hướng giải quyết
vấn đề của Joseph Schumpeter trong quyển Lịch Sử Phân Tích Kinh Tế.
Việc tìm hiểu thêm về các tác giả người Ý một phần nào đó cũng mang ý nghĩa thiết thực
bởi vì những tác phẩm của Jeremy Bentham (1748-1832) - một triết gia, kinh tế gia, luật
gia người Anh - có phần nào đó ảnh hưởng bởi những gì ông đọc từ Beccaria. Từ nhỏ
ông đã là một cậu bé phi thường, năm ông 12 tuổi đã bước chân và trường đại học
Oxford, ông học chuyên ngành luật và sau đó trở thành luật sư, ông viết về những vấn đề
cải cách luật và cố gắng để cho chúng được thực hiện. Ít ra phần nào đó trong tác phẩm
của mình ông cũng có trích dẫn từ tác phẩm của Beccaria. Bản thân Bentham cũng biết
rằng ông đã từng đọc phiên bản tiếng Anh quyển Tội Phạm Và Mức Xủ Phạt (năm 1767)
của Beccaria và ông đã tiếp thu nhiều quan điểm cơ bản từ tác phẩm đó trong bài viết của
mình.
Tác phẩm đầu tiên của Bentham là Giới Thiệu Những Nguyên Lý Về Đạo Đức và Pháp
Chế, quyển này xuất bản vào năm 1780. Trong đó tôi chỉ muốn bạn đọc chương 4 về đo
lường nỗi đau và niềm vui, bạn có thể nhận thấy được rằng ông đã tiếp thu quan điểm từ
Beccaria như thế nào và từ những khái niệm cơ bản về nỗi đau và niềm hạnh phúc, ông
đã phát triển thêm thành khái niệm "lợi ích" và sáng tạo ra phương pháp tính toán mang
tính chất "đem lại hạnh phúc" để đo mức độ hạnh phúc và đau đớn cũng như đánh giá
mức cân bằng trong bất kỳ những hành động có liên quan. Như Bentham đã ghi chú ngay
từ "lời nói đầu", (Beccaria cũng vậy) quyển sách này nhằm phục vụ cho việc áp dụng vào
bộ luật hình sự. [Nổi bật nhất trong tác phẩm của Bentham về "mức xử phạt" là loại hình
nhà tù "xây tròn" - trong đó cho phép những giám ngục luôn để mắt đến các tù nhân bên
trong xà lim.]
Trong những bài viết như vậy, Bentham đã đưa ra định nghĩa về "lợi ích" mà dù ít hay
nhiều nó vẫn còn được sử dụng đến bây giờ (trong những giáo trình kinh tế học vi mô):
"Lợi ích nghĩa là quyền sở hữu bất kỳ vật gì, nhờ đó mà ta có được lợi ích, thuận lợi,
niềm vui , sự hạnh phúc […]."[4] Cùng với sự phát triển của kinh tế học, khái niệm này
cũng đã được sử dụng trong cải cách hay đưa ra những thuật ngữ toán học.
Augustin Cournot: Nhu Cầu Không Cần Đến Lợi ích
Augustin Cournot (1801-1877), bắt đầu viết từ năm 1838, và trong suốt hơn 30 năm
trước khi "cải cách cận biên" xuất hiện vào đầu những năm 1870, ông đã có thể đưa ra
những ý tưởng về vấn đề trao đổi, về vấn đề thị trường, và vấn đề cạnh tranh với mức độ
chính xác gần như những nghiên cứu của các sinh viên kinh tế học vi mô trung cấp của
thời đại ngày nay.
Cournot nhận thức rất rõ khi bản thân là một nhà cải cách áp dụng toán học vào vấn đề
kinh tế chính trị. Và đến nổi ông cảm thấy rằng cần phải chứng minh bằng hành động của
mình. Trong lời mở đầu quyển Những Nguyên Lý Toán Học Về Tài Sản (1838), ông có
nhận xét về những nét mới trong đề xuất của mình:
"Tôi thừa nhận rằng, việc chỉ trích các học giả nổi tiếng là bắt đầu từ tôi. Tôi muốn họ
phải so sánh đối chiếu những dạng thức toán học, và chắc chắn ngày nay chúng ta rất khó
khắc phục lại những định kiến mà đã được nhân rộng bởi những nhà tư tưởng như Smith
và những tác giả hiện đại khác.
[…]
Hầu hết những tác giả đã cống hiến hết cho kinh tế chính trị, tất cả họ dường như đều co
chung một cái nhìn sai lầm khi áp dụng những phân tích toán học vào giả thuyết về tài
sản. Họ chỉ nghĩ rằng việc tính toán ra các con số chỉ bao gồm những ký hiệu và công
thức mà thôi, và chúng ta đều biết rõ rằng đối với việc định giá trị bằng những con số mà
chỉ sử dụng lý thuyết một cách đơn thuần thì đúng là không thích hợp chút nào, do vậy có
thể rút ra kết luận: nếu việc tính toán chuẩn xác hay không có sai sót gì thì bộ máy toán
học sau cùng cũng vô ích và mang tính mô phạm mà thôi. Nhưng những nhà phân tích
toán học cũng biết rằng đối tượng phân tích không chỉ đơn thuần là tính toán những con
số, mà còn là phải tìm ra những mối quan hệ giữa những gì chưa được thể hiện bằng con
số và giữa những hàm số mà quy luật của chúng vẫn không được thể hiện bằng biểu thức
đại số.
[…]
Cái tôi muốn nói đến trong bài này là giải pháp cho những vấn đề chung phát sinh ra giả
thuyết về tài sản này, không chỉ lệ thuộc vào môn đại số sơ đẳng mà còn tuỳ thuộc vào
những khía cạnh phân tích của nó bao gồm những hàm số -- bị ràng buộc bởi những điều
kiện nhất định nào đó. Do ở đây tôi chỉ xét đến những điều kiện rất cơ bản, nên để hiểu
về bài tiểu luận này, bạn chỉ cần có kiến thức về những nguyên tắc tích phân và vi phân là
đủ.
Điều này có nghĩa là Cournot cũng đưa ra những hạn chế trong bài viết của mình. Trong
"Lời mở đầu", ông có giải thích là ông không "đề ra một luận thuyết kinh tế chính trị một
cách trọn vẹn và mang tính giáo điều; tôi cũng không đề cập đến những vấn đề mà không
có áp dụng phân tích toán học, cũng như những vấn đề mà theo tôi chúng đã quá rõ
ràng." Trong chương IV bài viết của mình, ông lập lại:
[…] chúng ta không không đồng hành với những tác giả tự biện theo đuổi tìm hiểu cái
nôi của con người; chúng ta không giải thích nguồn gốc của tài sản hay nguồn gốc của hệ
thống trao đổi hay phân chia lao động. Tất cả những vấn đề này là thuộc về lĩnh vực lịch
sử nhân loại, nhưng nó cũng không ảnh hưởng đến giả thuyết được áp dụng trong nền văn
minh tiên tiến, thời kỳ (sử dụng những ngôn ngữ toán học) không còn bị những ảnh
hưởng của các điều kiện sơ khởi."
Nói chung, ông có điểm sơ qua về tư tưởng lịch sử và đạo đức trong tác phẩm Tài Sản
Quốc Gia và Lý Thuyết về Tình Cảm Đạo Đức của Adam Smith, hay quyển Tư Bản của
Karl Marx để tập trung miêu tả kỷ lưỡng về những vấn đề đó. Trong khi ông không nói
đến những gì mà ông cho là đã quá rõ ràng, thì lập luận của ông hơi đáng ngờ -- khi
những điều kiện sơ khởi của các loại hình toán học có thể không phát triển nữa nhưng có
liên quan đến việc phát triển của các biến số của nó, thì việc tái sản xuất liên tục của một
loại hình đặc biệt nào đó trong xã hội cũng có liên quan đến việc tái sản xuất liên tục của
những đặc tính đã tạo ra nó từ lúc bắt đầu. Do vậy bỏ qua vấn đề này có thể bỏ xót cả
những khía cạnh trung tâm và quan trọng của những mối quan hệ xã hội hiện hữu cần
được phân tích.
Với phạm vi nghiên cứu trong vòng một học kỳ, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu một trong
những vấn đề được quan tâm nhiều nhất mà Cournot đưa ra: nhu cầu thị trường[5].
Như chúng ta đã biết, những nhà quan sát và những học giả nghiên cứu về thị trường đã
tranh cãi nhiều về "nhu cầu" hàng hoá trong suốt nhiều năm qua. Nhưng không một ai
đưa ra được bản liệt kê nhu cầu hay hàm nhu cầu gì cả. Nhiều người không biết rằng
Cournot đã làm được điều đó cách hàng mấy thập kỷ trước khi nó được đưa ra lần nữa.
Trong chương 4 quyển Những Nguyên Tắc Toán Học Về Tài Sản (1838), Cournot bắt
đầu tranh luận về nhu cầu với một "tiên đề" là "một người cố gắng có được những giá trị
lớn nhất có thể từ hàng hoá hay sức lao động của mình". Sau đó vào những năm 1870,
những câu phát biểu về thuật ngữ "giá trị" được thay bằng thoả dụng; nhưng vào năm
1838, ông lại định nghĩa đơn giản hơn và trưc tiếp hơn: mỗi người cố gắng để có được
phần lợi nhuận từ đồng tiền của mình. Quan điểm về mức cầu của ông xuất phát từ trực
giác bản thân: nếu vật dụng rẻ hơn, người ta sẽ mua nhiền hơn, tôi thiểu ở mức: "báo
càng rẻ, người ta hàng ngày đều mua cả."
Quan điểm này đã thay thế quan điểm thông thường trong thời đại của ông, cái mà người
ta quan niệm rằng giá cả "tỷ lệ trực tiếp" với lượng hàng hoá theo mức cầu. Thay vì thể
hiện mối quan hệ giữa mức giá và mức cầu bằng hàm số p=f(D), trong đó mức cầu là
biến độc lập, thì ông lại viết là D=f(p) trong đó số lượng hàng hoá theo mức cầu do mức
giá quy định. Dĩ nhiên, đây là một khái niệm hiện tại thể hiện mối quan hệ đó bằng hàm
số, và ta luôn có dD/dp<0.
Nhưng có điều, Cournot lại không phân biệt rõ được giữa mức cầu và số lượng theo mức
cầu tại một mức giá cho sẳn, nghĩa là toàn bộ hàm số với số lượng theo mức cầu tại
những mức giá khác nhau. Bởi vì nếu chúng ta giải thích câu "mức giá hàng hoá … tỷ lệ
trực tiếp với số lượng hàng hoá theo mức cầu" như sau: nếu "mức cầu" (toàn bộ hàm số)
gia tăng (hay dịch chuyển về phía bên phải) thì (giả định đường cong hướng lên thể hiện
mức cung) mức giá cũng sẽ tăng theo; thì phát biểu của Cournot là sai.
Theo cách ông nhìn nhận vấn đề này, thì ông đã đồng hoá mức cầu với doanh số bán ra:
"doanh số bán hay mức cầu (đối với chúng ta thì cả hai từ nay là đồng nghĩa, và giả
thuyết không cần tính đến mức cầu khi tính doanh số) gia tăng khi mức giá giảm." Mặc
dù Cournot tiếp tục triển khai đường cong cầu, nhưng chúng ta đều thấy rằng, khi bàn về
vấn đề này, ông ta không cho rằng đường cong cầu - tập hợp những điểm thể hiện số
lượng theo mức cầu, sẽ cắt đường cong cung - tập hợp số lượng theo mức cung, và ông
cũng không cho rằng mức "doanh số" sẽ được quyết định bởi giao điểm của hai đường
này cũng như vị trí điểm cân bằng và "khoảng trống" của thị trường.
Tuy nhiên, Cournot không đưa ra công thức mức cầu mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay:
D=F(p) trong đó D là mức cầu (hay doanh số hàng năm), p là mức giá hàng hoá- là ẩn số.
Ông gọi công thức này là luật cầu.
Khi thử vẽ ra đường cong từ giả thuyết bao gồm cả những thói quen và tập quán, những
giá trị sử dụng, phân phối thu nhập và những nguyên nhân đạo đức, và giả thuyết này
được cho là không khả thi (chính xác là rút ra từ lợi ích), ông cho rằng một người có thể
biết được hình dạng thực của những đường cong đó bằng cách nghiên cứu quan sát
những gì diễn ra trên thị trường.
Ông nói là ta có thể kẻ ra "một bảng những giá trị tương ứng của D và p; sau đó dùng
những phương pháp nội suy hay vẽ hình thì có thể vẽ được một đường cong hay viết
được một công thức thực nghiệm thể hiện được hàm số chưa biết đó." Phương pháp ông
đang nghĩ sau này được tiếp nhận trong những nghiên cứu toán học kinh tế, ví dụ như
phương pháp thống kê, như phép phân tích hồi quy để tìm đường cong nào là "thích hợp"
nhất hay có thể thể hiện được những tình huống quan sát được. Tuy nhiên do "gặp khó
khăn để có được những quan sát thích hợp và chính xác" nên ông vẫn không chắc lắm về
tính khả thi của những phương pháp nghiên cứu như vậy và lại tiếp tục cho là hình thức
liệt kê chi tiết các số liệu toán học vẫn cho ta những kết quả chính xác.
Khi ứng dụng những công thức này, ông quan niệm rằng ta có thể giả định là trong một
xã hội tư bản phát triển toàn diện có nhiều người tiêu thụ và nhiều loại thị trường, thì hàm
cầu F(p) đó sẽ mang tính liên tục. Tính chất liên tục này ám chỉ những thay đổi "cận
biên" chỉ là những thay đổi nhỏ, và ta có một cách tính mới:
Nếu hàm số F(p) mang tính liên tục, thì những hàm số cùng chức năng khác cũng như
thế, và nhiều ứng dụng quan trọng của phép phân tích toán học sẽ dựa vào: sự thay đổi
mức cầu sẽ tỷ lệ với sự thay đổi mức giá đồng thời đây là những phần thay đổi nhỏ so với
mức giá gốc.
Do vậy, ông ta có thể tranh biện về hình dạng của hàm cầu D=F(p) và cho rằng hầu hết
hình dạng gốc - những hình dạng cũ của chúng - có độ lồi theo những biên độ thích hợp.
Ông quan niệm chúng có thể tối đa hoá giá trị tổng doanh số bán pF(p), tức là mức độ
rộng lớn của thị trường tại những mức giá khác nhau và ông sử dụng những số theo thứ
tự phái sinh thứ nhất và thứ hai để xác lập cực đại và cực tiểu. Điều không rõ duy nhất
trong phần giải thích của ông là phần nghịch đảo trục, trong đó mức giá nằm trên trục
hoành và số lượng nằm trên trục tung.
Nên chú ý rằng Cournot cũng nhận biết được những thay đổi này mà sau này ta gọi là độ
co giãn của mức cầu - có thể gọi là độ thay đổi nhạy bén của mức cầu theo giá.
Mức cầu có thể tỉ lệ nghịch với mức giá; thông thường nó tăng hay giảm theo tỷ lệ nhanh
hơn - quan sát này có thể áp dụng vào sản xuất mọi mặt hàng. Ngược lại, trong các
trường họp còn lại, mức cầu thay đổi chậm hơn.
Ông nói về vấn đề này như sau:
Giả sử khi mức giá bằng p+dp [trong đó dp thể hiện sự thay đổi nhỏ của p], thì mức tiêu
thụ hàng năm theo thống kê - được ghi nhận từ từng hộ gia đình sẽ bằng D-dD [trong đó
dD thể hiện sự thay đổi nhỏ của D]. Tuỳ theo dD/dp hay D/p, khi mức giá tăng, dp sẽ làm
tăng hoặc giảm sản phẩm pF(p), và do đó ta sẽ biết được thông số này dù hai giá trị p và
d+dp giảm xuống thấp hay trên mức giá mà làm cho sản phẩm được xem là đạt giá trị tối
đa.
Như Clarence Morrison gần đây đã chỉ ra trong bài Báo Kinh Tế Atlantic mùa hè 2003:
nếu chúng ta chia dD/dp hay D/p cho D/p, chúng ta sẽ có được công thức co giãn giống
nhau: (dD/D)/(dp/p) 1. Phát hiện về tính co giãn này giúp cho Alfred Marshall đặt
tên đó cho nó sau này.
Vậy là chúng ta đã điểm qua những quan điểm của những nhà kinh tế tân cổ điển, và
những bình luận của họ về "mức cầu" của tầng lớp công nhân có đủ để họ sinh sống hay
không hoặc có đủ để có thể ngăn chặn khủng hoảng kinh tế và tình trạng mức lương bị
giảm.
Jevons và Lợi Ích Biên Tiệm Giảm
Trong khi Cournot nghiên cứu những đường cầu mà không cần đến thuyết vị lợi, thì
William Stanley Jevons (1835-1882) ứng dụng những lập luận "biên tế" vào thuyết đó.
Cha của Jevons là thương nhân ngành sắt, và từng nghiên cứu hoá học tại trường đại học,
Jevons bắt đầu chú tâm đến kinh tế học vì nhiều lý do: khi quan sát những người nghèo,
hay khi xảy ra vụ nổ đường sắt năm 1847 làm cha ông khánh kiệt, và khi ông có nhiều
kinh nghiệm lúc làm ở Sở Đúc Tiền tại Úc. Phần lớn ông tự học môn kinh tế học, trước
khi ông tốt nghiệp, ông có viết bài về Thuyết Toán Học Tổng Quát Về Kinh Tế Chính Trị,
ông đã trình bài viết này đến Hội Đồng Phát Triển Khoa Học Anh vào năm 1862.
Giống như Cournot, Jevons nhận ra rằng đề xuất của mình về "Thuyết Toán Học Tổng
Quát" là một xuất phát từ thực tiễn chung của những nhà kinh tế chính trị học và đề xuất
này cần phải có phần giải thích cụ thể và phải đưa ra được những dự báo trước. Trong bài
luận trước đó, ông viết: "Tuy nhiên tôi không cho rằng do nền kinh tế đang ứng dụng
những hình thức toán học nên làm cho việc tính toán các vấn đề trở nên khắc khe nghiêm
ngặc. Những nguyên lý toán học có thể mang tính chính thống và kiên định, trong khi đó
những dữ liệu riêng biệt của nó một số vẫn còn chưa chính xác." Sau này, khi giải thích,
Jevons thêm vào: "Dĩ nhiên những phương trình được nói đến ở đây chỉ đơn thuần là lý
thuyết mà thôi. Đối với những quy luật phức tạp như thế cũng giống như những quy luật
kinh tế, ta không thể truy nguyên một cách chính xác trong từng trường hợp. […] Chúng
ta phải hiểu là những hình thức quy luật này là đã hoàn thiện và mang tính chất phức tạp;
trong thực tế, chúng ta nên tạm bằng lòng với những quy luật mang tính gần đúng và thực
nghiệm." Trong chương cuối "Nhận xét chung" sách của Jevons, ngoài những tình huống
quan sát theo phương pháp luận, ông còn lên án mạnh mẽ đối với những đoạn văn của
Karl Marx - "những ảnh hưởng xấu từ phía chính quyền", trong đó công kích một số nhà
kinh tế học có những tư tưởng giáo điều thiên về một bên nào đó mà lại đi phê bình
những tư tưởng đã được công nhận. Trong thời của ông, tín ngưỡng mà ông đang xem xét
là "trường phái Ricardian chính thống", nhưng việc mà ông ta kêu gọi phản biện lại nó có
theo nhằm mục đích thu hẹp lại "thuyết về mức giá theo trường phái tân cổ điển" mà
thuyết này một phần ông có công sáng lập ra, hoặc giả thu hẹp lại "thuyết tổng hợp tân cổ
điển" sau này trong giai đoạn đại nhị thế chiến, hoặc giả hạn chế sự quá tin vào thị trường
của những nhà kinh tế học theo trường phái tân tự do.
Trong bài luận "Thuyết Toán Học Tổng Quát", Jevons cũng tự đặt mình vào trong trường
hợp của những người theo thuyết vị lợi, ông có đưa ra hai nhận định sau: thứ nhất: "một
học thuyết kinh tế thật sự là một học thuyết xuất phát từ chính những động cơ hành động
của con người -- những cảm giác vui suớng cũng như đau đớn." (Jevons cố gắng viết lại
nghiên cứu của Bentham về những loại cảm giác vui sướng hay đau đớn dưới dạng
những thuật ngữ toán học: "Như nhiều tác giả khác đã nhắc đến trước đây, cảm giác có
hai loại (hai chiều hướng), cường độ và thời gian. Một cảm giác vui sướng hay đau đớn
có thể yếu hay mãnh liệt […] nó cũng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn hay
dài. […] Do đó nếu khoảng thời gian tồn tại của cảm giác được thể hiện bằng đường cong
nằm trong hệ toạ độ Đề-Các, thì cường độ của cảm giác sẽ là tung độ, và số lượng của
cảm giác sẽ là phần diện tích nằm trong trục toạ độ đó.")
Và nhận định thứ hai của ông là: "phần thứ hai của thuyết này xuất phát từ cảm giác đối
với những vật thể đem lại lợi ích hay cảm giác đối với độ dụng (cảm giác khi có được lợi
ích) mà thông qua đó cảm giác vui sướng được gia tăng và cảm giác đau đớn mất đi. Một
vật thể được xem là đem lại lợi ích khi vật thể đó trong lúc đó có tác động tốt đến giác
quan của con người, hay khi người đó có thể thấy trước rằng vật đó trong tương lai sẽ
mang đến lợi ích".
Nhưng đối với những gì ông viết trong thuyết này - và những gì khiến ông trở thành một
trong những người sáng lập ra môn kinh tế học tân cổ điển -- đều nằm trong những đoạn
văn sau:
"8. Mức độ dụng (mức độ được lợi) tương đương với mức độ vui sướng có được. Nhưng
khi vật hữu dụng ấy cứ tạo ra mức độ dụng liên tiếp không đổi, thì nó sẽ không còn tạo ra
mức độ vui sướng như cũ được nữa. Từng cảm giác hay ham muốn dần trở nên chán
ngấy. Mỗi một mức thoả dụng ta nhận được từ vật hữu dụng đó , thì nó cũng mang đến
cho ta một cảm giác khác đi, thậm chí là chán ghét. Từng mức thoả dụng nhận được liên
tục sẽ làm cho cường độ về cảm giác giảm đi so với trước. Do đó mức thoả dụng nhận
được sau cùng luôn luôn giảm đi, hoặc làm giảm cả những mức thoả dụng nhận được
trước đó. Sự thay đổi này về mặt lý thuyết là rất ít, nhưng chúng ta phải trừ hao đi một
phần nhỏ đó, và chúng ta có thể gọi hệ số độ thoả dụng là tỉ sổ giữa lượng hay những
phần nhỏ nhận được từ vật thể, và mức độ cảm giác vui sướng do nhận được định lượng
đó từ vật thể, và tất nhiên là cả hai thông số này đều được ước lượng bằng những đơn vị
thích hợp.
9. Do vậy, nói chung, hệ số lợi ích là một hệ số giảm dần theo số lượng của vật thể được
tiêu thụ. Đây là một quy tắc quan trọng của cả thuyết này."[6]
Đây là những thay đổi rất nhỏ về lợi ích theo thuyết của Cournot, chứ không phải thay
đổi về mức cầu, và chúng đang có khuynh hướng giảm dần. Dĩ nhiên, "hệ số lợi ích" của
Jevons được tính bằng cách lấy đạo hàm dU/dx của hàm số U=f(x) trong đó U là lợi ích
có được từ việc tiêu thụ hàng hoá x. Và dU/dx<0, khi x tăng ít, thì lợi ích cũng giảm ít.
Xin chú ý rằng ở đây đang nói đến việc tính toán lợi ích sao cho chính xác. Hàm thoả
dụng của Jevons không phải thể hiện lợi ích "ít hay nhiều", mà nó chỉ đo lường mức độ
xác thực là ít hay nhiều mà thôi. Do đó ta phải cần đến một đơn vị để đo, đó là util.
Thuyết của Jevons bao gồm "số các yếu tố trong một tập hợp" và được sắp xếp dưới dạng
"số lợi ích trong một tập hợp", nghĩa là thuyết của ông muốn nói rằng chúng ta có thể biết
một cách chính xác lợi ích nhiều hay ít mà người ta có được khi tiêu thụ một đơn vị sản
phẩm x nào đó.
Khi sang tiếp đến vấn đề lao động, vấn đề trao đổi trên thị trường và vấn đề nguồn vốn
(tư bản), Jevons đã không nhắc đến về mức cung và mức cầu, ông cho rằng ta có thể biết
được hai thông số này khi xét đến mối quan hệ giữa lợi ích biên đạt được và những tổn
thất biên. Ví dụ như trong trường hợp vấn đề lao động:
"Do công nhân làm việc với một cường độ và thời gian nào đó cho đến khi lượng đau đớn
mà anh ta cảm thấy vượt quá những gì anh ta có được - lượng vui sướng , thì anh ta sẽ
ngừng lại, nhưng đến lúc này, anh ta đã có được một lượng vui sướng dư ra."
Lập luận của ông đã quá rõ, duy chỉ có "lượng vui sướng dư ra" là hơi mơ hồ. Khi nói
rằng "lượng đau đớn nhiều hơn so với lượng vui sướng có được" chính là ám chỉ rằng tự
bản thân người công nhân "cảm thấy đau đớn" hay không vui sướng. Và thường trong xã
hội tư bản, "những gì anh ta có được" chính là tiền lương -- được trả trong một khoản
thời gian nào đó khi công việc hoàn tất - ý nghĩa của câu này là, khi anh ta làm như thế,
đến lúc anh ta dừng công việc thì anh ta có được "một lượng vui sướng dư ra", đó chính
là anh ta biết trước phần lương mà trong tương lai anh ta nhận được thì lúc này lượng vui
sướng của anh ta sẽ lớn hơn lượng đau đớn khi anh ta làm việc.
Còn đối với vấn đề trao đổi trên thị trường, ông cho rằng người ta trao đổi nhằm mục
đích tối đa hoá lợi ích và do dó việc trao đổi xảy ra khi và chỉ khi họ sẽ có được một lợi
ích nào đó khi tiến hành trao đổi. Ông cho là việc trao đổi sẽ diễn ra cho đến khi "lợi ích
mất đi và lợi ích có được theo mức độ giới hạn của số lượng hàng được trao đổi" bằng
với nhau. Điểm cân bằng này có thể tính được nếu ta biết được những hàm thoả dụng
tương ứng của những người trao đổi và những tình huống trao đổi diễn ra. Ông cho rằng
giả thuyết này có thể được mở rộng ra từ sự trao đổi hai mặt hàng giữa hai người cho đến
bất kỳ (nhiều) sự thay đổi - có thể trong hay ngoài nước.
Sau cùng là đến vấn đề nguồn vốn, ông định nghĩa nó như sau: nó "bao gồm tất cả các sự
vật mang lại lợi ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước
muốn, nhu cầu, những vật như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của
mình, và kết quả công việc tuỳ thuộc vào thời gian ít hay nhiều." Nói cách khác, khi mô
tả đặc điểm này ông có nhắc lại thời kinh tế cổ điển, Jevons cho là nguồn vốn "chẳng là
gì cả ngoài tác dụng duy trì giữ công nhân lại việc làm."
Tuy nhiên, ông vẫn hiểu rằng tư bản (nguồn vốn) là một nhân tố cơ bản của sản xuất mà
lợi nhuận của nó có thể tính được và bằng với năng suất biên của nó: "tỷ lệ lợi nhuận
luôn được xác định bởi sản lượng gia tăng làm phát sinh thêm vốn chia cho số lượng sản
xuất ra từ số vốn đó." Và lợi nhuận biên giảm dần là một điều không thể tránh khỏi do
phải trả thêm cho việc thuê lao động, ông giải thích thêm "thực ra lợi nhuận vốn luôn có
khuynh hướng giảm rất nhanh do lượng vốn gia tăng tỷ lệ với số lao động mà nó phải chi
trả".
Sau năm 1862, Jevons có sửa chữa bổ sung thêm giả thuyết cuả mình về lợi ích và mức
cầu và cho xuất bản quyển "Học Thuyết Kinh Tế Chính Trị" vào năm 1871, trong đó
chương III nói về "thuyết lợi ích". Trong chương này, những công thức toán học tổng
quát mà ông có đề cập trong bài luận năm 1862 của mình đã được ông xác lập lại với độ
chính xác cao hơn và có cả minh hoạ bằng đồ thị. Cũng như Cournot, về vấn đề mức cầu,
Jevons giả định rằng hàm thoả dụng mang tính liên tục và những thay đổi biên của lượng
hàng hoá tương đương được tiêu thụ. Vì thế nếu U=f(x) thì Jevons xem lim (mức giới
hạn) của deta u/deta x khi x tiến đến 0 là du/dx hay còn gọi là "mức lợi ích". Đối với lợi
ích biên của "tập hợp những lượng vốn nhỏ công thêm vào số vốn ban đầu" thì ông gọi là
"mức lợi ích cuối cùng". Và ông phát biểu "quy luật chung" của lợi ích biên (cuối cùng)
giảm dần như sau: "mức lợi ích thay đổi theo số lượng hàng hoá và sau cùng lợi ích này
sẻ giảm khi số lượng hàng hoá gia tăng".
Jevons đã giải thích rất rõ về những gì ông tiếp thu được từ Bentham và trong lời mở đầu
tranh luận của ông về "những quy luật về ước vọng của con người" -- một sự bắt đầu
mang tính tổng quát và đầy triết lý. Ông cũng có trích dẫn "quy luật biến đổi" của Nassau
Senior trong đó nhấn mạnh rằng con người không những quan tâm đến số lượng mà còn
cả về sự thay đổi chất lượng (như Jevons có nhấn mạnh là lợi ích biên của mức tiêu thụ sẽ
giảm khi mức tiêu thụ tăng). Và Jevons cũng có đề cập đến "mức độ không thể mãn
được" khi chúng thay đổi. Khi thuyết tân cổ điển được xem là một thuyết chính thức, thì
sẽ xuất hiện một loại giả thuyết về mức độ không thể mãn được mà trong đó nó cho rằng
nhu cầu con người luôn luôn gia tăng, lợi ích gia tăng khi lượng hàng tiêu thụ tăng, dù là
lợi ích biên của từng mặt hàng giảm.
Sau khi trích dẫn nhu cầu của con người được chia xếp theo cấp bậc của Banfield, Jevons
nhấn mạnh đến tính tương đối của lợi ích đối với người có nhu cầu. Ông lưu ý rằng
những vật thể "thực chất" không có lợi ích, mà chúng chỉ có một mối liên đới nào đó đối
với những nhu cầu cần thoả mãn. Điều này cũng có nghĩa là cùng một loại hàng nhưng
đối với từng người có thể có "những lợi ích" khác nhau (ví dụ như một chiếc ôtô đối với
người này nó là phương tiện đi lại, nhưng đối với người kia nói lại thể hiện vị thế của
người đó), nhưng Jevons không quan tâm đến ý nghĩa này cho lắm, mà ông chỉ lấy đó
làm nền tảng cho những biện luận của mình về lợi ích biên giảm dần. Vì thế vấn đề "lợi
ích biến đổi" chủ yếu là bàn luận về mức tiêu thụ của từng người ,và ở đây ông lấy ví dụ
là "thực phẩm" để minh hoạ cho tổng lợi ích (hay ông còn gọi là "cường độ" hay "mức
độ" thoả dụng) của từng cá nhân giảm dần. (Ngoại trừ khi lợi ích của thực phẩm có được
từ hình thức bên ngoài và vị thế của loại thực phẩm đó đem lại hơn là mức độ dinh dưỡng
hay mức độ hài lòng khi sử dụng nó. Ví dụ trong các buổi dạ tiệc hay tiệc cưới, khi đó
các món ăn không những đa dạng mà số lượng cũng nhiều, qua đó gia chủ chứng tỏ được
sự giàu có của mình và gây ấn tượng với khách mời.)
Hơn nữa, khi thuyết của ông phát triển về mặt toán học trong đó có liên quan đến những
đường cong thoả dụng được chia làm hai phần, thì Jevons cũng nhận ra rằng lợi ích biên
không chỉ giảm mà nó còn có thể mang dấu âm và do đó ông phải tính đến "độ không
thoả dụng" hay được thể hiện bằng một đường cong cắt trục hoành và hướng xuống góc
phần tư bên phải. Nói cách khác, bên phần còn lại, thì điểm cố định (điểm giao nhau) làm
"mất đi" lợi ích. Thậm chí Jevons còn liệt những loại hàng như thế vào danh mục "phi
hàng hoá"[7] - những loại mà chỉ gây hại và gây bất tiện khi sử dụng. Vậy là chúng ta đã
khảo sát qua hàm số thoả dụng, từ "thoả dụng biên giảm dần" qua giao điểm với trục
hoành (điểm "không thoả dụng" -theo như nguyên văn của Jevons) rồi đến phần diện tích
"không thoả dụng". Giả sử đường cong lại tiếp tục giảm, thì có thể nói rằng chúng ta
đang ở phần diện tích "không thoả dụng biên giảm dần". Theo như ví dụ mà Jevons đưa
ra về lợi ích của mức tiêu thụ càng nhiều thực phẩm, trong trường hợp này ta lấy ví dụ là
ăn nhiều miếng táo, khi ăn một vài miếng đầu sẽ cho cảm giác ngon miệng, nhưng với tỷ
lệ giảm dần, và đến một mức nào đó bạn sẽ chán và nếu tiếp tục ăn thêm nữa có lẽ sẽ phát
bệnh (gây bệnh - theo nghĩa đen).
Jevons khép lại chương này bằng một vài câu nhận xét về yếu tố thời gian của lợi ích và
ông đưa ra một số sự so sánh những khác biệt giữa lợi ích thực, lợi ích tương lai, và lợi
ích tiềm năng. Đối với yếu tố thời gian thì ông giải thích là cần có những phép phân tích
thống kê, còn đối với sự khác biệt giữa các lợi ích thì ông gợi nhớ lại về Bentham nhằm
giúp hiểu rõ hơn về tính phức tạp của lợi ích.
Quan Điểm của Jevons về Tư Bản (nguồn vốn), Lao Động, và Đấu Tranh Giai Cấp
Như đã được đề cập ở trên, Jevons định nghĩa về nguồn vốn "bao gồm tất cả các sự vật
mang lại lợi ích cho người dùng nó, nó mang đến cho người công nhân những ước muốn,
nhu cầu, những vật như thế này làm cho anh ta có thể thực hiện công việc của mình, và
kết quả công việc tuỳ thuộc vào thời gian ít hay nhiều." Trong phần ông viết về vấn đề
"tư bản hoá", Jevons đưa ra quan điểm của mình là bất cứ thứ gì được dùng nhằm mục
đích khiến cho công nhân phải làm việc và duy trì giữa họ ở lại tiếp tục sản xuất ra nhiều
của cải vật chất thì chính những thứ đó tạo nên "nguồn vốn". Ở đây ông lấy ví dụ là ổ
bánh mì cho "người thợ xây làm việc cực nhọc". Ông cho rằng "Bản chất ổ bánh chẳng là
gì cả, nhưng tác dụng của nó là được dùng để thuê mướn người thợ, chúng ta nên quán
triệt quan điểm về tư bản hay tư bản hoá này".
Quan điểm này của ông song hành cùng với những phân tích của Marx về tiến trình đầu
tư mà trong đó ông xem số tiền tăng thêm - một phần là tiền lương thuê công nhân và đây
được xem như một phần của nguồn vốn (và phần còn lại của số tiền tăng thêm đó là
những máy móc, phương tiện sản xuất). Nhưng quan điểm này chỉ song hành cùng với
Marx cho đến khi Jevons biện luận rằng mức tiêu thụ của người công nhân dùng để duy
trì họ trong suốt quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, mức tiêu thụ này chính là một phần
của quá trình tư bản hoá. Còn khả năng tự tái sản xuất của người công nhân là một phần
của quá trình tự tái sản xuất tư bản. Đây là điều mà Marx không đưa vào thoả luận về đầu
tư, nhưng ông hoàn toàn hiểu rõ nó thuộc hệ thống "tái sản sản xuất", hệ thống này minh
hoạ quá trình tự tái sản xuất tư bản bao gồm khả năng tự tái sản xuất của tất cả các thành
phần của tư bản kể cả lao động (hay năng lực lao động - theo như nguyên văn của Marx).
Khi bàn luận về việc duy trì công nhân đó, Jevons có nói đến "đầu tư vào giáo dục".
Trong đó, chúng ta có thể thấy ông cũng có mở rộng vấn đề, tuy vẫn còn tồn tại một số
hạn chế. Ông cho rằng việc nuôi trẻ chỉ đơn thuần là việc tiêu thụ (nhằm thoả mãn đứa trẻ
và cả cha mẹ của chúng), trong khi đó thì việc nuôi sinh viên ăn học là để họ có thể kiếm
tiền lại được ông gọi là đầu tư vốn. Những nhà kinh tế học quan tâm đến vấn đề mức thu
nhập của thời trước gọi đây là "chi phí cơ hội", nhưng Jevons lại cho là số tiền dùng cho
học tập ở hiện tại chính là số tiền đầu tư nhằm tao ra một lượng lợi nhuận lớn hơn cho
tương lai. Nếu chúng ta mở rộng ra khi xét trên tổng thể nền kinh tế - thay vì xét theo
từng cá nhân hay từng gia đình như cách của Jevons - thì rõ ràng là những chương trình
ủng hộ cho những đứa trẻ có tư chất bẩm sinh hay những chương trình giáo dục đều
chứng tỏ rằng tất cả các chi phí dành cho việc giáo dục trẻ nhằm chuẩn bị cho thị trường
lao động tương lai, dù cho ở mức độ tối thiểu nào đi nửa, thì cũng rơi vào trường hợp
phân loại "tư bản hoá" của Jevons. Đó là những chi phí để tạo ra "nguồn tư bản nhân lực"
- theo như nguyên văn của chủ nghĩa Marx. Trong cả hai trường hợp trên, những chi phí
này đều là những món tiền đầu tư dùng cho sản xuất ở tương lai và còn gọi là chi phí "tư
bản".
Và Jevons cũng bị thuyết phục là: cả tư bản và lao động đều là những nhân tố cần thiết
cho quá trình sản xuất và xã hội tư bản thời đại của ông bị suy xụp là do sự mâu thuẫn
phát sinh không cần thiết giữa hai nhân tố này. Về nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, ông
cho là phát sinh từ cả hai phía, một bên là người đi thuê lao động, "họ rất dễ cự tuyệt
những nhu cầu … mà xâm phạm đến quyền tự quyết định và quyền quản lý của họ", còn
một bên là người lao động làm thuê, tất cả những người công nhân dường như thường
không quan tâm đến những phương thức đấu tranh của họ đang làm hại cho chính bản
thân họ, cho những người khác và cả nền kinh tế nói chung. Ở đây quan điểm của Jevons
cho hướng giải quyết mâu thuẫn lại thiên về một phía. Ông cảm thấy rằng "vấn đề tai hại
lớn nhất" là nằm ở phái những người công nhân, và họ phải có một nền tảng giáo dục đủ
để hiểu được những cuộc đấu tranh nào là chính đáng, cái nào là không.
Trong một bài giảng về "Tầm Quan Trọng Của Việc Phổ Biến Kiến Thức Kinh Tế Chính
Trị" được ông trình bài cho một nhóm giáo viên các trường, Jevons có nói rằng việc
truyền thụ kiến thức cho công nhân nên bắt đầu từ nhỏ -- "thực vậy, ngay khi còn nhỏ,
một cậu bé có thể đọc được dễ dàng". Và công tác giáo dục cấp bách đó có hai điểm
chính sau: thứ nhất, nó nhắm đến việc giảm những cuộc xung đột tranh chấp ở tương lai
như những cuộc đình công, bạo loạn; thứ hai, giai cấp công nhân Anh có quyền bầu cử lại
tạo ra mối nghi ngại của công nhân về luật áp đặt về thuế như luật về "mức lương tối
thiểu" hay "mức lương đủ sống" mà luật này lại xâm phạm đến "những bộ luật cơ bản
nhằm điều tiết các mối quan hệ giũa tư bản và lao động" cũng như phá vỡ đi nền kinh tế,
ảnh hưởng đến nền tự do và tạo ra khuynh hướng các nhà tư bản đem tiền ra nước ngoài
đầu tư.
Trong bài giảng này, cũng như trong bài mà ông trình bày với tư cách là khách mời của
"Hiệp Hội Chính Trị Công Đoàn" ở Manchester, Jevons trình bày khá chi tiết về những
hành động đấu tranh của công đoàn mà ông nghĩ rằng một số trong đó là chính đáng, còn
số còn lại là không. Những hành động mà ông cho là chính đáng bao gồm: những hành
động xã hội thân thiện nhằm tương trợ nhau, những hành động xuất phát từ nhu cầu về
các điều kiện làm việc như: giảm giờ làm, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động … . Đối
với vấn đề giảm giờ làm, Jevons cho rằng người công nhân rất đúng khi muốn nhận lấy
một phần thành quả từ sức lao động của mình thông qua việc giảm bớt giờ làm - và ông
dự báo là việc gia giảm như thế cũng chỉ đến mức nào đó tuỳ vào khả năng tăng năng
suất lao động của mình và không thể vượt quá mức năng suất lao động được, nếu vậy nó
sẽ làm giảm sút lợi nhuận, giảm nguồn vốn đầu tư, và giảm tích luỹ tương lai.
Những hành động đấu tranh mà ông cho là không chính đáng, đó là đòi tăng lương vượt
quá mức năng suất lao động của mình. Ông chỉ ra rằng bởi do một số công nhân có tài
trong việc đứng ra tổ chức và gây áp lực đòi tăng lương, những thành công này của họ
cũng đã ảnh hưởng xấu đến bên kia. Thứ nhất thành công của một vài người trước sự thất
bại của một số người khác trong vấn đề cấp bậc lương dẫn đến sự so đo của họ với nhau.
Thứ hai, khi đồng lương của một số người gia tăng kéo theo sự tiêu thụ của họ với những
mức giá cao hơn, và điều này gây bất lợi cho những người khác. Thứ ba, bất kỳ sự thành
công nào của công nhân trong việc đòi tăng lương (vượt quá mức năng suất lao động của
họ) cũng dẫn đến việc các nhà tư bản đóng cửa các nhà máy trong nước và đem tiền đi
đầu tư ở nước ngoài, nơi lao động rẻ, và nơi đó họ có thể dễ quản lý người lao động hơn.
Ông cảnh báo rằng "những nhà tư bản sẽ dần rút vốn của họ ở trong nước và đem đi đầu
tư ở những nước thuộc địa, ở Mỹ, và những quốc gia khác."
Jevons nghĩ rằng những ảnh hưởng không tốt đó chỉ có thể tránh được khi công nhân biết
hạn chế những cuộc đấu tranh; những cuộc đấu tranh chỉ có thể được hạn chế khi công
nhân có sự hiểu biết; những hiểu biết đó chỉ có thể do việc sớm giáo dục cho công nhân
về kinh tế chính trị. (Đối với những phương pháp giáo dục khác - như sử dụng "những
giáo trình rẻ tiền" hay những mẫu chuyện ngắn - thì ông cho răng chúng không đạt yêu
cầu vì chúng chỉ tiếp cận đến số ít công nhân mà thôi.)
Cuối cùng Jevons gợi ý cho người công nhân về những khả năng tiết kiệm và tập hợp tiền
tiết kiệm lại để lập thành những hội đoàn hợp tác với nhau để tự mình đứng lên làm nhà
tư bản. Lẽ dĩ nhiên là ông cũng nhận ra rằng "tuy nhiên trong xã hội có nhiều ngành mậu
dịch đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà bạn khó có thể tự mình đảm trách một cách an
toàn mà không có sự hỗ trợ từ những nhà tư bản khác." Ông cảm thấy rằng trong những
trường hợp cộng tác giữa các nhà tư bản và những người công nhân là rất cần thiết, và Bộ
Hoà Giải có thể đứng ra quản lý mối quan hệ này, sao cho giữa họ có thể tối thiểu hoá sự
bất đồng và tối đa hoá sự hợp tác.
Những nhà cải cách "cận biên khác"
Tiếc là chúng ta không có nhiều thì giờ đề cập đến những nhà cải cách cận biên quan
trọng khác như Carl Menger (1841-1921), Marie-Esprit Leon Walras (1834-1910),
Francis Ysidro Edgeworth (1845-1926), Knut Wicksell (1851-1926), và Alfred Marshall
(1842-1924). Người được đề cập đầu tiên là một trong những người sáng lập ra và phát
triển thuyết chính thức mà ngày nay ta gọi là "tân cổ điển"[8]. Còn người cuối cùng -
Alfred Marshall - không chỉ là người sáng lập ra thuyết đó mà còn là người có công phổ
biến nó vào những quốc gia nói tiếng Anh.
Ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong thuyết tân cổ điển ngày nay phần lớn là do công
chọn lọc và đánh giá những cách thể hiện khác nhau về những ý tưởng mới này. Như bạn
có thể thấy trong phần nội dung cũng như trong phần chú thích ở cuối trang của chuơng
thứ ba của quyển thứ ba tác phẩm Những Nguyên Tắc Kinh Tế Học, những thuật ngữ như
"lợi ích sau cùng" hay "hệ số lợi ích" của Jevons được chuyển thành "lợi ích biên" và "lợi
ích giảm dần" gần giống như ta sử dụng ngày nay. Thay vào đó, tôi nghĩ chúng ta nên
khảo sát qua "thanh lọc" lớn về mặt lý thuyết của thuyết tân cổ điển thông qua tác phẩm
của Pareto và Hicks.
John Hicks và "Sự Thanh Lọc" Thuyết Kinh Tế Tân Cổ Điển
Trong dòng suy nghĩ quyết định chọn lựa đi từ Becarria và Bentham, Jevons, và đến
nhiều nhà cải cách biên khác, thì vấn đề "lợi ích" không chỉ là một phạm trù trung tâm
mà còn là một thứ dùng để đo lường số lượng chính xác nhiều hay ít. Lợi ích được tính
bằng "đếm được". Tuy nhiên, quan điểm này không chỉ dẫn đến vấn đề về chính trị, mà
việc áp dụng thuyết này còn làm cho vấn đề chính trị đó càng trở nên tệ hại hơn
Vấn đề về mặt chính trị ở đây như sau. Nếu lợi ích mà mỗi cá nhân đạt được từ việc tiêu
thụ hàng hoá có thể đo được một cách chính xác (được tính bằng đơn vị "util") thì lợi ích
bị mất đi của họ cũng có thể đo được như vậy và do đó những ảnh hưởng về mặt xã hội
khi tái phân phối doanh thu hay của cải cũng có thể đo được. Nếu bạn chấp nhận những
nguyên tắc của thuyết vị lợi mà trong đó mục tiêu nhắm đến của chính sách kinh tế là
mang lại nhiều hạnh phúc nhất cho đại đa số công chúng, thì thu nhập và của cải nên
được tái phân phối cho đến khi lợi ích biên của người nhận được số thu nhập hay của cải
đó bằng với sự tổn thất biên của người mất đi số thu nhập hay của cải đó. Hay nói cách
khác, nếu lợi ích biên của một đôla mang lại đối với người giàu là một util, còn đối với
người nghèo là 1000 util, thì tổng lợi ích của xã hội sẽ có thể tăng lên khi ta phân phối lại
đồng đôla đó từ người giàu chuyển sang người nghèo. Tuy nhiên, bất kỳ sự tái phân phối
nào như vậy đều đánh vào trọng tâm của chủ nghĩa tư bản rằng thu nhập và tích trữ của
cải để làm vốn là động cơ trong quá trình tái sản xuất hàng ngày. Những nhà kinh tế học
mà chúng ta nói qua đều đã thiết lập nên một lý thuyết mà được sử dụng để công kích vào
hệ thống chủ nghĩa tư bản hiện hữu.[9]
Và lý thuyết này đã được dùng theo đúng mục đích của nó. Nó được hầu hết các nhà xã
hội học tiếp nhận khi tranh cãi về vấn đề tái phân phối của cải mà John Hobson đã từng
đề cập trong những bài viết của ông về khủng hoảng kinh tế và chủ nghĩa đế quốc. Nhưng
lập luận thì hoàn toàn khác, khi tiếp nhận lý thuyết này, họ không quan tâm đến những
vấn đề như tổng cầu hay nhu cầu tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, nhưng phần kết luận
thì giống nhau: đều công kích vấn đề của cải và nhu cầu tái phân phối thu nhập và của
cải.
Vào giữa thế kỷ này, việc tiếp nhận lý thuyết đó lại gây mâu thuẫn giữa lao động và tư
bản trong nước cũng như đầu cơ ra nước ngoài, đây là lúc có nhiều sự kiện nổi bậc như
Quốc Tế Thứ Hai, Cách Mạng Đầu Tiên Ở Nga năm 1905-1907 và Cách Mạng Mexico
năm 1910 không ngạc nhiên gì khi dẫn đến việc sửa chữa bổ sung lý thuyết đó, đầu tiên
là loại bỏ những yếu tố về số lượng tạo chỗ tựa cho những tranh luận như thế, và thứ hai
là loại bỏ những gì liên quan đến triết lý về niềm vui của con người.
Trong chương đầu tiên của quyển Giá Trị Và Tư Bản (1939)[10], John Hicks đã chỉ ra
được cơ sở lý luận cho sự thay đổi về mặt cơ bản này. Ông gợi lại vấn đề Pareto tiếp thu
khái niệm của Edgeworth về ba mặt phẳng thứ nguyên của lợi ích và hai đường cong
bàng quang thứ nguyên thừa nhận những phân tích về quyền lựa chọn của người tiêu
dùng dựa trên nền tảng một loạt những giả định khá nghiêm ngặt như tính chia hết vô
hạn, tính liên tục, và độ lồi. Giả sử như lợi ích của tất cả các mặt hàng là số dương, thì
đường cong bàng quang sẽ hướng lên để bù vào phần tổn thất và độ dốc mang giá trị âm
của những đường này sẽ được tính bằng tỷ số giữa các lợi ích biên của những loại hàng
hoá có liên quan. Kết quả chính là một "ánh xạ" của một số vô hạn của những đường
cong bàng quang nghiêng về phía trục toạ độ và lồi về phía gốc toạ độ.
Khi kết hợp nhiều khả năng mở rộng hơn về mặt tiêu dùng (nhờ có thu nhập và mức giá
hàng hoá ở mức tương đối), thì với ánh xạ này của những đường cong bàng quang, quá
trình tối đa hoá lợi ích sẽ dẫn đến trường hợp người tiêu dùng sẽ lựa chọn kết hợp những
loại hàng có lợi ích tối đa mà thu nhập cho phép và sự kết hợp đó được thể hiện bằng vị
trí của tiếp tuyến giữa "khả năng tài chính"[11] của người tiêu dùng và đường cong bàng
quang[12] nào đó.
Từ quan điểm này của Hick, ta thấy có một điều thú vị là công thức mà Pareto đưa ra cho
phép chúng ta không cần xét đến tất cả các lợi ích với nhau, bao gồm cả những yếu tố về
vấn đề chính trị nhớp nháp (mặc dù ông không luận gì về chính trị). Mặc dù những đường
cong bàng quang bắt nguồn từ khoảng không ba chiều bao gồm cả lợi ích mà ông cho
rằng những đường này không cần thiết. Mà những gì cần cho sự tồn tại của chúng chính
là phân loại sắp xếp những sở thích tiêu dùng theo những rổ hàng hoá khác nhau. Ông
cho là công thức này chỉ nói cho ta biết rằng người ta thích lưạ những loại mặt hàng nào
hơn thôi, chứ không cho ta biết được ý nghĩa bề mặt của lợi ích, tức là không cho biết họ
thích lợi ích của loại mặt hàng nào hơn mặt hàng thứ nhất hay thứ hai. Lợi ích đếm được
mất tác dụng và lợi ích "thứ tự" được dùng để thay thế cho nó. Hicks nói rằng điều này
"làm mất đi tầm quan trọng của phương pháp luận mở rộng". Sau khi chắc lọc lại thuyết
này, Hicks trình bày lại những gì mà ông gọi là "loại bỏ" tất cả những khái niệm bắt
nguồn từ thuyết này, bao gồm lợi ích biên, lợi ích biên giảm dần,và tỷ số giữa những lợi
ích biên. Trong đó ông thảo luận về những sở thích, tỷ lệ thay thế biên và những tỷ lệ
thay thế biên giảm dần.
Hicks hoàn toàn bỏ qua những triết lý của thuyết vị lợi trong thuyết cận biên, mặc dù ông
không nói cho chúng ta tại sao ông lại làm như thế - ngoại trừ một dẫn chứng ông đưa ra
về Occam's Razor và một nguyên tắc là càng ít giả định thì càng tốt.
Nhưng thuận lợi về mặt chính trị là quá rõ. Khi loại bỏ lợi ích và số lượng trong giả
thuyết này thì không còn có lý do nào phải tiếp tục tranh cải về những cương lĩnh chính
trị đầy nhạy cảm nữa như tái phân phối thu nhập. Bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng việc chuyển đổi
thu nhập từ người giàu sang người nghèo sẽ làm tăng phúc lợi xã hội nói chung, nhưng
thực chất trong thuyết này không hề nói đến điều đó. Thực vậy, khi loại bỏ lợi ích và cả
những nhân tố thông thường tạo nên quyết định về sở thích, thì lý thuyết này sau khi
được sửa đổi lại có thể làm cho người ta không thể so sánh gì với nhau, được bao gồm cả
không thể ước tính những gì mất đi và những gì đạt được. Nếu bạn tái phân bố chuyển
thu nhập từ người giàu sang người nghèo, thì khả năng tài chính của người giàu có thể rút
nhỏ lại, và có lẽ làm cho đường cong bàng quang của họ hạ xuống thấp hơn, đồng thời
khả năng tài chính của người nghèo lại tăng thêm, và có lẽ làm đường cong bàng quang
của họ nâng cao hơn, nhưng chung quy thì vẫn không so sánh được hai sự biến đổi về
định lương này. Nhưng ta có thể nói rằng người giàu sẽ không thích tình trạng như vậy,
còn nguời nghèo thì ngược lại.
Trong chương hai quyển sách này của mình, Hicks tiếp tục nói về việc "loại bỏ" lợi ích
khi giải thích rằng đường cầu nghiêng xuống phía dưới có thể do bắt nguồn từ giả thuyết
về sở thích mà ông đã phân tích ở chương trước. Chuơng này không chỉ thú vị bởi những
chi tiết về đạo hàm - mà bạn đã quá quen thuộc trong môn kinh tế vi mô, mà còn do quá
trình mà ông chứng minh đạo hàm đó. Hầu như trong từng bước, ông đều đưa ra những
giả định nào được thiết lập nên nhằm đạt được những kết quả sau cùng như mong đợi.
Trong quá trình đó, bạn có thể thấy rằng lý thuyết này được tạo ra nhằm chứng minh cho
một kết luận được mong đợi. Không một suy luận nào trong những nguyên tắc đầu tiên
mà ông đưa ra được sử dụng cả, nhưng ông đã đưa ra một lý thuyết mang một phần kết
riêng biệt. Trong trình tự đó ta thấy có một điểm buồn cười trong chương một khi Hicks
cố chứng minh cho những giả định của mình đưa ra nhưng ông lại chưa kinh qua nó, tức
là tự mình tạo ra một giả định khác (ta có thể bỏ qua tính cách hơi lập dị này của ông),
tuy nhiên những giả định khác cần phải được chứng minh bằng kinh nghiệm của mình.
(TQ hiệu đính: cần tìm hiểu hơn về "giá trị" và "tính hợp lý" của lý luận thì sẽ hiểu rõ tác
giả hơn. Trong cuốn sách của ông ta, các lý luận của John Hicks có "giá trị" nhưng ông ta
không có chứng minh các giả định của mình, cho nên lý luận của ông ta không "hợp lý".).
[1] Utility
[2] Happiness
[3] Utilitarians
[4] Để ý đến cách trích dẫn. [...] nghĩa là 1 khúc hay 1 đoạn văn sau đó đã được lược bõ.
Khi trích dẫn, và nhất là không trích dẫn hết toàn bộ đoạn văn mang cùng 1 ý, người viết
cần phải có [...] để cho đọc giả biết rằng, ý tưởng đó còn được tiếp tục diễn giải, và câu
trích đoạn không phải là câu tuyệt đối.
[5] Market demand
[6] TQ hiệu đính: để giải thích thêm, các bạn có thể nghĩ tới khi mình đói bụng và ăn
cơm. Miếng đầu tiên mang lại cho bạn nhiều "sung sướng" lắm, nhưng những miếng sau,
không sung sướng bằng như miếng đầu. Có thể áp dụng với sự việc khát nước và uống
nước. Ngụm nước đầu thì đã quá chừng, nhưng những ngụm sau thì không đã bằng.
[7] Discommodities
[8] Neoclassical
[9] TQ hiệu đính: CSVN đánh tư bản và tái phân phối tài sản là 1 ví dụ của áp dụng lý
thuyết vị lơi sai lầm.
[10] Value and Capital
[11] budget possibilities
[12] indifference curve
Bài này xuất xứ từ Trang Kinh Tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên từ kinh tế chính trị đến khoa học kinh tế.pdf