Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin (Phần 3) - Chương IX Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Tóm lại, từ diễn biến của tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội nhất định là tương lai của xã hội loài người.

ppt41 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lênin (Phần 3) - Chương IX Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IXCHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGThs:Nguyễn thị Diệu PhươngCấu trúc bài giảng:I. Chủ nghĩa xã hội hiện thựcII. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội xô viết và nguyên nhân của nóIII. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNGVới sự ra đời của chủ nghĩa Mác, CNXH đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học. Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của CNXH hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước XHCN trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XXCHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC :Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên thế giớiCách mạng Tháng Mười Nga :Cách mạng Tháng Mười (7/11/1917), nổ ra và dành thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga, đứng đầu là V.I.Lênin: Đập tan dinh lũy cuối cùng của Chính phủ lâm thời tư sảnGiành “Toàn bộ chính quyền về tay Xôviết”. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước Xôviết đã ra đờiCách mạng Tháng Mười là thắng lợi vĩ đại của GGCN, NDLĐ và các DT bị áp bức:Dùng bạo lực CM đánh đổ GCTS và GCPK địa chủ, lập nên chính quyền của người LĐ , xây dựng một XH không có tình trạng người bóc lột người. Mở ra một con đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Mở đầu một thời đại mới trong lịch sử – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.b) Mô hình chủ nghĩa xã hội đầu tiên trên thế giớiMô hình này ra đời trong bối cảnh hết sức đặc biệt. *Từ sau Cách mạng Tháng Mười đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất. *Điều kiện xây dựng một chế độ mới cực kỳ khó khăn và phức tạp: Nền kinh tế vốn lạc hậuBị tàn phá nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Xảy ra nội chiến gần 5 nămCan thiệp của 14 nước đế quốc, bao vây cấm vận.Chính sách kinh tế :Chính sách Cộng sản thời chiến(1918- 1921)Quốc hữu hóa tài sản, TLSX quan trọng của GCTS, đại địa chủ và các thế lực chống phá cách mạng khác.Hạn chế quan hệ H-TTrưng thu lương thực thừa, nhà nước cấp phát lương thực, thực phẩm theo định mức.Thực hiện nghĩa vụ lao động (cưỡng bức)Chính sách này đã có thể cung cấp lương thực cho quân đội, tiền tuyến, cho công nhân, nhân dân thành thị trong điều kiện nội chiến, lương thực rất khan hiếm. Chính sách kinh tế mới (NEP): từ tháng 3/1921(ĐH X ĐCS Nga) sử dụng hình thức kinh tế quá độ của CNTB nhà nước.Mục đích của NEP:Khắc phục tình trạng suy sụp kinh tế sau chiến tranh, khắc phục những nảy sinh tự phát của nền sản xuất hàng hóa nhỏ.Học tập, kế thừa, phát huy có chọn lọc cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học quản lý kinh tế của CNTB Nội dung của NEP:Ban hành thuế nông nghiệp (thay cho trưng thu)Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp nhỏKhuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoàiPhát triển kinh tế hàng hóaThực chất chính sách kinh tế mới là thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phầndo nhà nước quản lý trong quá trình xây dựng CNXHNăm 1924 , V.I.Lênin qua đời, NEP không được thực hiện triệt để.Những năm 30, xuất hiện nguy cơ thế chiếnMuốn tồn tại, Liên-Xô phải trở thành cường quốc công nghiệp để vừa XD CNXH vừa đối phó với nguy cơ chiến tranh.Giải quyết nhiệm vụ này trong một thời gian ngắn nhất là vấn đề sống còn. Trong điều kiện đó, phải cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao. Chưa đầy 20 năm, Liên-Xô đã thành công rực rỡ, trở thành một siêu cường quốc2. Sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa và những thành tựu của nóSự ra đời và phát triển của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩaCách mạng tháng Mười (1917) ra đời nước XNCN đầu tiên: Liên-XôSau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ra đời, bao gồm: Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hungari, Rumani, Tiệp khắc, Anbani, Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba. Như vậy, CNXH đã lan ra khắp thế giới (Âu, Á, Mỹ La Tinh)Năm 1960, hội nghị 81 Đảng Cộng Sản và Công nhân của các nước trên thế giới tại Mác-cơ-va, đã tuyên bố: “Đặc điểm chủ yếu của thời đại chúng ta là hệ thống XHCN thế giới đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người”b) Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực :*Đưa nhân dân lao động lên làm chủ xã hội, thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ trên toàn thế giới.Chế độ dân chủ cho tuyệt đại nhân dân lao động được thiết lập.Thúc đẩy trào lưu đấu tranh cho quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa và trên toàn thế giới.*Trong hơn 70 năm, Liên-Xô và các nước XHCN đã xd CSVC-KT của CNXH trên quy mô lớn, trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống nhân dân:Liên-Xô đã trở thành một trong hai siêu cường của thế giới.XH phát triển ưu việt về: việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế..Đạt được nhiều thành tựu lớn trong khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm lực quân sự hùng mạnh, nhiều thành tựu trong văn hóa,nghệ thuật*Có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống chính trị thế giới, đóng vai trò quyết định đối với sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.* Đóng vai trò quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hủy diệt, bảo vệ hòa bình thế giới. * Ngay tại các nước TBCN, nhân dân lao động được sức hấp dẫn thực tế của CNXH đã đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, các phúc lợi XHCNTB đã phải nhượng bộ và chấp nhận thực tế rất nhiều yêu sách đó.II. SỰ KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI XÔVIẾT VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ 1. Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết Lịch sử xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi sai lầm và thất bại hay những thời kỳ thoái trào. Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Chỉ trong vòng 2 năm, đến tháng 9 năm 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã bị sụp đổ2. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết a) Nguyên nhân sâu xa :Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.Do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, (chậm đổi mới mô hình của CNXH), dẫn đến:-Tụt hậu về khoa hoc-công nghệ.-Thua kém về năng suất lao động. Mà đây lại là yếu tố, như Lênin nói, xét đến cùng, quyết định thắng lợi hoàn toàn của chế độ mới.Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài đã là nguyên nhân sâu xa làm chế độ XHCN suy yếu, rơi vào khủng hoảng b) Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết Có hai nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp :Một là, trong cải tổ, Đảng CS Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức:Đường lối hữu khuynh trượt dài từ cơ hội đến xét lại.Công khai tuyên bố từ bỏ mục tiêu CNXH, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, vai trò lãnh đạo của ĐCSCuộc cải cách chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của CNXH, mà trước hết là tổ chức ĐảngTừ phê phán đến công kích, bôi đen, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXHHai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội bên trong và từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên-Xô sụp đổ. Hai nguyên nhân này quyện chặc vào nhau, tạo nên cơn lốc chính trị, trực tiếp làm sụp đổ CNXH.III. TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘIChủ nghĩa tư bản – không phải là tương lai của xã hội loài người- Bản chất của CNTB không thay đổi Trong mấy thập kỷ qua, CNTB do biết “tự điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước TBCN đã vượt qua một số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển.Trong khuôn khổ của CNTB hiện đại, thế giới hiện nay vẫn còn hằng tỷ người nghèo đói, thất nghiệp gia tăng.Mâu thuẫn trong lòng CNTB không thể khắc phục, Các yếu tố XHCN đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản : Trong khuôn khổ của CNTB đã xuất hiện những yếu tố mới của xã hội mới :+ Tính chất XH của sở hữu ngày càng tăng+ Điều tiết thị trường của nhà nước ngày càng hữu hiệu+Tính nhân dân và xã hội của nhà nước ngày càng tăng+Phúc lợi XH, môi trường được giải quyết tốt hơn. Đây có thể xem đó là những xã hội quá độ, vì nó chứa đựng trong nó cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và các yếu tố của xã hội tương lai.2. CNXH – tương lai của xã hội loài ngườiLiên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là sự cáo chung của CNXH Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình của CNXH trong quá trình đi tới mục tiêu XHCN. Nó không đồng nghĩa với sự cáo chung của CNXH với tư cách là một hình thái kinh tế – xã hội mà loài người đang vươn tới, tương lai của xã hội loài người vẫn là CNXH, đó là quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Tính chất của thời đại hoàn toàn không thay đổi, loài người vẫn trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. b) Các nước XHCN còn lại tiến hành cải cách, đổi mới và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn Trong khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện, nhờ đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở những nước này không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục được đổi mới và phát triển. Việt Nam là nước đã tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới tương đối thành công. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể, đã tìm ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới. Việt Nam và Trung Quốc tuy có những sự khác biệt nhất định trên nhiều phương diện, nhưng công cuộc đổi mới ở Việt Nam và công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã có những nét tương đồng sau đây:Việt Nam :- Từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN + công hữu là nền tảng, kinh tế NN là chủ đạo; + doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến Trung Quốc :Từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường XHCN : + đa dạng hóa hình thức sở hữu, trong đó quốc hữu giữ vai trò chủ thể + kinh tế nhà nước là chủ đạo; sở hữu cổ phần được xem là hình thức chủ yếu các chế độ công hữu Hai nước đã tiến hành đa dạng hòa hình thức phân phối, xem trọng phân phối theo lao động, bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phạn biệt đối xử; giá cả, tỷ giá, lãi suất do thị trường xác định có sự điều tiết của nhà nước, phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hóa đến dịch vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn môi trường, v.vViệt Nam đã :+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo hướng xây dựng hệ thống luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại hóa, đặc biệt là phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, can thiệp vào hoạt động k-doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, gia tăng sự phân quyền cho các địa phương; thực hiện chế độ dân chủ nói chung, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức XH, tinh giản biên chế v.vXây dựng các tổ chức phi chính phủ đa dạng gồm các hội nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội; các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà nhà nước không với tay tới, như từ thiện, cứu trợ người nghèo v.v- Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt là đã gia nhập WTO, trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á.Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.c) Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới đương đại Trong tình hình chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở Mỹ Latinh, Từ 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các Chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 11 nước Mỹ Latinh. Hiện nay, nhiều nước tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội :- Về tư tưởng: lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Ximôn Bôlivia, tư tưởng nhân đạo Thiên chúa giáo làm nền tảng.- Về chính trị: nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ cách mạng” và “chính quyền nhân dân”, theo đó nhân dân có trách nhiệm cùng tham gia quyết định vận mệnh của đất nước, tham gia vào công việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội; - Về kinh tế: chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch và môi sinh- Về xã hội: chủ trương thực hiện phân phối công bằng của cải xã hội để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội- Về đối ngoại: thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; lấy hợp tác thay thế cho cạnh tranh; lấy hội nhập thay cho bóc lột; đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủVề cách làm, bước đi: kế thừa những mặt tốt đẹp của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu trước đây; không rập khuôn, sao chép, mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo; bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá trị đạo đức, tinh thần; đoàn kết dân tộc; chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước XHCN như Cuba, Việt Nam, Trung QuốcSự xuất hiện của “CNXH Mỹ Latinh thế kỷ XXI” còn điểm này, điểm khác phải tiếp tục nghiên cứu và theo dõi, nhưng rõ ràng những biểu hiện đó đã và đang thể hiện sự tác động sâu xa và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội hiện thựcTóm lại, từ diễn biến của tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội nhất định là tương lai của xã hội loài người.CHƯƠNG VIIINHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbgnnlcbmlnp2_gv_nguyenthidieuphuong_cix_4235.ppt