Bài dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam

KẾT LUẬN Vận dụng TTHCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất: 1/- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH 2/- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế trí thức 3/- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại 4/- Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí thực hiện CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ để xây dựng CNXH

ppt23 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 9521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG BA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAMI/ TTHCM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM1/Tính tất yếu của CNXH ở Việt Nam- Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin  Thực tiễn: Việt Nam, Pháp , Mỹ, Anh,Liên Xô Tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh khẳng định sau khi giành được độc lập dân tộc, Cách mạng Việt Nam tất yếu đi lên CNXH. 2/- Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của CNXHa. Cách tiếp cận của HCM về CNXH : - Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin: Từ khát vọng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh tiếp thu CN Mác-Lênin, tìm thấy trong lý luận đó sự thống nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người - Từ phương diện đạo đức Hồ Chí Minh thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn, quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của Mác Anghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản 1848 là: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. - Bao trùm lên tất cả, HCM tiếp cận CNXH từ văn hóa: Văn hóa trong CNXH quan hệ biện chứng với kinh tế, chính trị Quá trình xây dựng CNXH cũng chính là quá trình xây dựng nền văn hóa mới, con người mới b. Đặc trưng bản chất tổng quát của CNXH ở Việt Nam- Quan niệm của Mác, Anghen, Lê-nin về đặc trưng của CNXHQuan niệm của Hồ Chí Minh: Đặc trưng tổng quát của CNXH ở VN: + Đó là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ. Trong xã hội đó dân là chủ và dân làm chủ, Nhà nước là của dân do dân và vì dân, quyền lực xã hội đều tập trung ở nhân dân + Đó là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật + Đó là chế độ xã hội không còn người bóc lột người + Đó là chế độ xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức. Không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa nông thôn và thành thị.  Bốn đặc trưng tổng quát trên theo HCM là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa di sản của quá khứ, vừa sáng tạo trong xây dựng. CNXH là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.*3/- Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXHa/ Mục tiêu:Mục tiêu chung của CNXH là:+ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động (mục đích).+ Độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đồng bào ai cung có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.+ Mục tiêu cao nhất: nâng cao đời sống nhân dân.- Mục tiêu cụ thể của CNXH: có 3 mục tiêu Mục tiêu về chính trị: nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân. Nhà nước có 2 chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù.Mục tiêu kinh tế: xây dựng nền kinh tế với công nông nghiệp hiện đại, khoa học- kỹ thuật tiên tiến, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Mục tiêu văn hóa - xã hội: là mục tiêu cơ bản của CNXH. Phải coi trọng vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng CNXH :Hồ Chí Minh chỉ ra bản chất của nền văn hóa XNCH là XHCN về nội dung, dân tộc về hình thức. Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng.Phải phát huy vốn văn hóa dân tộc và học tập văn hóa tiên tiếnPhải coi nhiệm vụ hàng đầu là đào tạo con người vì con người là mục tiêu cao nhất, là động lực của CNXH. Theo HCM muốn có con người mới XHCN phải có tư tưởng XNCH .Phải coi văn hóa là gốc, cách mạng văn hóa tư tưởng đi trước dọn đường cho cách mạng công nghiệp. Theo tư tưởng HCM thì văn hóa soi đường cho quốc dân đi.  Đổi mới Đảng ta coi văn hóa là mục tiêu vừa là động lực của CNXH .* b. Động lực của CNXH : Động lực được hiểu là các nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động của con ngườiĐộng lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức. Các động lực khác muốn phát huy được tác dụng phải thông qua động lực con người* Ở động lực con người phải kết hợp sức mạnh từng cá nhân con người với xã hội. Cụ thể là:Phải phát huy sức mạnh của cả cộng đồngPhải phát huy sức mạnh của từng con người với tư cách là cá nhân người lao động Muốn khơi dậy động lực cộng đồng phải khơi dậy động lực cá nhân vì sức mạnh cộng đồng hình thành từ sức mạnh cá nhân.* Để khơi dậy động lực cá nhân theo HCM phải: + Tác động vào nhu cầu lợi ích của con người:Lúc giành độc lập cho dân tộc: mục tiêu là độc lập dân tộc, người cày có ruộngNgày nay xây dựng đất nước mục tiêu của cách mạng là dân giàu nước mạnh + Tác động bằng động lực chính trị, tinh thần mà trước hết là khơi dậy quyền làm chủ của mỗi con người. + Thực hiện công bằng xã hội: trước hết ở khâu phân phối Hồ Chí Minh chỉ rõ: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên.Nhà nước: thực hiện chức năng quản lý xã hội đưa sự nghiệp xây dựng CNXH đến thắng lợiVăn hóa, khoa học, giáo dụcĐảng Cộng sản: hạt nhân trong hệ thống động lực Động lực bên ngoài: kết hợp sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế. Phải sử dụng tốt các thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới.*Khắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của CNXHPhải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thứcĐấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêuĐấu tranh chống chia rẻ bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luậtĐấu tranh chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mớiII. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM1. Đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở VNThực chất, loại hình và đặc điểm của thời kì quá độLý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH: Quá độ? Con đường quá độ ? Thời kỳ quá độ bắt đầuViệt Nam :Theo HCM thì con đường phát triển của cách mạng ở Việt Nam là sau khi hoàn thành cách mạng DTDCND sẽ tiến dần lên CNXH. - Về hình thái của thời kì quá độ : quá độ gián tiếp từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH - Đặc điểm của thời kì quá độ : + Đặc điểm lớn nhất là Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN Theo HCM đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, nó thể hiện trong tất cả các lãnh vực xã hội. Đặc điểm này là cơ sở nảy sinh nhiều loại mâu thuẫn trong đó mâu thuẫn cơ bản của thời kì quá độ ở nước ta là mâu thuẫn giữa nhu cầu đi lên của đất nước với thực trạng kinh tế xã hội thấp kém.+ Đặc điểm thứ hai: Chúng ta xây dưng CNXH vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh.+ Đặc điểm thứ ba: Về phương diện quốc tế có thuận lợi và có khó khăn.*b. Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ : HCM cho rằng thực chất của thời kì quá độ ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất nhỏ lạc hậu thành sản xuất lớn, tiên tiến, hiện đại. Đó cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, vì vậy phải sử dụng các hình thức cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để chống lại các thế lực đi ngược con đường XNCHNhiệm vụ lịch sử của TKQĐ là :Một: xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, xây dựng các tiền đề về chính trị, kinh tế, văn hóa cho CNXHHai: cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới kết hợp cải tạo với xây dựng mà xây dựng là trọng tâm, là nội dung cốt yếu, chủ chốt lâu dài.*Nêu nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ HCM nhấn mạnh đến việc phải tuần tự, dần dần lên CNXH vì 3 lí do :Đây là cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Bác dặn phải coi xây dựng CNXH là cả một cuộc chiến đấu khổng lồ của toàn Đảng, toàn dân.Ta chưa có kinh nghiệm xây dựng CNXH nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Đó là công việc hết sức mới mẻ vì vậy phải vừa học, vừa làm và có thể có sai lầm vấp váp.Ta xây dựng CNXH luôn bị các thế lực thù địch chống phá vì vậy xây dựng phải gắn liền với bảo vệ CNXH. Xây dựng CNXH theo HCM không thể làm mau được. Quan trọng nhất là phải xác định đúng bước đi và hình thức cho phù hợp, kết hợp với các khâu trung gian, quá độ, tuần tự từ thấp lên cao.*c. Nội dung xây dựng CNXH trong thời kì quá độ Theo HCM thì xây dựng CHXH là một cuộc cách mạng toàn diện. Nhiệm vụ của từng lãnh vực là:Chính trị: Phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng phải luôn luôn đổi mới và chỉnh đốn, phải có sức chiến đấu và hình thức tổ chức phù hợpTăng cường vai trò quản lý của nhà nước; củng cố, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất mà nòng cốt là liên minh công- nông- trí thức do Đảng lãnh đạo.Củng cố hệ thống chính trị.*Kinh tế:Phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý mà theo Người cơ cấu đó là: cơ cấu nông- công nghiệp lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Về cơ cấu kinh tế, HCM là người đầu tiên đưa ra chủ trương phải thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, khẳng định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại trong suốt thời kì quá độ ở nước ta.* HCM cũng xác định vị trí và xu hướng vận động của các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ là :Ưu tiên cho kinh tế quốc doanh vì nó là nền tảng của nền kinh tế (Đại hội XXI : kinh tế quốc doanh gồm : ngân sách, các loại quỹ, doanh nghiệp quốc doanh). Kinh tế quốc doanh giữ vai trò then chốt và là nền tảng của nền kinh tế.Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể (kinh tế hợp tác xã)Bảo hộ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của người sản xuất riêng lẻ và nghề thủ công.Không xóa bỏ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của tư sản công thương mà hướng dẫn họ sản xuất theo hướng công tư hợp doanh .*Phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đồng đều giữa đô thị và nông thôn, chú trọng kinh tế vùng rừng núi, hải đảo .Về phân phối và quản lí kinh tế:Phân phối: theo Hồ Chí Minh phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.“Làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”.Quản lí kinh tế: Hồ Chí Minh chủ trương phải dựa vào hạch toán kinh tế và sử dụng các đòn bẩy kinh tế. Hồ Chí Minh đã đề cập đến khoán trong sản xuất. Theo HCM thì chế độ khoán khuyến khích người công nhân luôn tiến bộ, nhà máy luôn tiến bộ, làm khoán là ích chung và lại lợi riêng.*Về văn hóa – xã hội: Nội dung văn hóa trong thời kì quá độ Hồ Chí Minh chỉ ra 3 nội dung chính:Nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng con người mới. HCM chỉ rõ: muốn có CNXH phải xây dựng con người mới XNCH.Đề cao vai trò của văn hóa, của khoa học kỹ thuật.Coi trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi.*2. Bước đi, biện pháp xây dựng CNXH a. Bước đi: HCM nhấn mạnh 2 nguyên tắc có tính chất phương pháp luận phải quán triệt :Một: phải dựa trên các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Hai: phải xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng CNXH: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không được chủ quan nôn nóng.*b. Biện pháp: Hồ Chí Minh chỉ ra 4 biện pháp cơ bản:Phải cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, lấy xây dựng là chínhKết hợp xây dựng với bảo vệ tổ quốc,đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau ở 2 miền.Phải có kế hoạch, biện pháp và quyết tâm thực hiện.Biện pháp cơ bản, quyết định là đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. * Trong 4 biện pháp trên Hồ Chí Minh nhấn mạnh biện pháp cơ bản, lâu dài, quyết định để xây dựng CNXH là huy động sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân. *KẾT LUẬNVận dụng TTHCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng nhất: 1/- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH2/- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế trí thức3/- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại4/- Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí thực hiện CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ để xây dựng CNXH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbgtutuonghochiminh_c3_7947.ppt
Tài liệu liên quan