Trả lời 120 câu hỏi vấn đáp giao dịch tmqt

Đây là phần tập hợp các câu trả lời cho bộ 120 câu hỏi GD mà chúng ta có được thực hiện bởi nhóm mình gồm 4 người: Lê Huyền, Chi, Ngọc và Ngọc Huyền, kinh tế đối ngoại k48. Phần trả lời còn nhiều thiếu sót, trong quá trình tham khảo các bạn hãy chủ động bổ sung vào những phần đó. Và nếu bạn nào có thiện ý giúp hoàn thành bộ trả lời này thì xin email vào địa chỉ: sinhvienngoaithuong47@gmail.com. Chúng mình xin chân thành cảm ơn. Chúc các bạn có một kỳ thi thành công !

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trả lời 120 câu hỏi vấn đáp giao dịch tmqt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo hiểm, chứng từ kho hàng, chứng từ hải quan và các phương tiện tín dụng Chứng từ hàng hóa: + hóa đơn thương mại + bảng kê chi tiết + phiếu đóng gói + giấy chứng nhận phẩm chất + giấy chứng nhận số lượng + giấy chứng nhận trọng lượng Chứng từ vận tải: + vận đơn đường biển + biên lai thuyền phó + giấy gửi hàng đường biển + phiếu gửi hàng + bản lược khai hàng + sơ đồ xếp hàng + bản kê sự kiện + bảng tính thưởng phạt bốc dỡ + biên bản kết toán nhận hàng + biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng + giấy chứng nhận hàng thiếu + vận đơn đường sắt + vận đơn đường không Chứng từ bảo hiểm: + đơn bảo hiểm + giấy chứng nhận bảo hiểm Chứng từ kho hàng: + biên lai kho hàng + chứng chỉ lưu kho Chứng từ hải quan: + tờ khai hải quan + giấy phép xnk + giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh + giấy chứng nhận xuất xứ + hóa đơn lãnh sự Các phương tiện tín dụng như : hối phiếu, séc, thư tín dụng. 74.Nội dung hợp đồng mua bán đối lưu (21) Có thể Bao gồm: các danh mục hàng hóa (giao và nhận) số lượng và giá trị hàng hóa giá cả và cách xác định giá cả các điều kiện giao hàng như: địa điểm, thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận… thanh toán: thời gian, phương thức thanh toán,… điều khoản khiếu nại hoặc đòi bồi thường. điều khoản thực hiện đối lưu (là đặc điểm đặc biệt trong hợp đồng mua bán đối lưu). Điều khoản này được thực hiện bằng một trong những phương pháp sau: + dùng thư tín dụng đối ứng: là thư tín dụng có hiệu lực trả tiền khi bên đối tác cũng mở 1 thư tín dụng có số tiền tương đương (như vậy bên nào cũng phải mở L/C và cũng phải giao hàng) + dùng người t3(thường là ngân hàng): khống chế chứng từ sở hữu hàng hóa và chỉ giao chứng từ đó cho bên nhận hàng nếu bên này đổi lại 1 chứng từ sở hữu hàng hóa khác có giá trị tương đương. + dùng tài khoản đặc biệt ở ngân hàng: để theo dõi việc giao nhận hàng của 2 bên (đến cuối kì nếu còn số dư thì bên bị nợ sẽ phải giao nốt hàng hoặc chuyển số dư sang kì sau chuyển tiếp hoặc thanh toán bằng ngoại tệ) + phạt về giao hàng thiếu hoặc chậm: bên không giao hoặc chậm giao phải nộp phạt bằng ngoại tệ mạnh ( mức phạt do 2 bên quy định trong hợp đồng). 75.Trình bày giải quyết tranh chấp bằng trọng tài TM (139) + thỏa hiệp trọng tài: các bên thỏa thuận đưa tranh chấp ra 1 hội đồng trọng tài. + tổ chức ủy ban trọng tài: 2 cách: c1- mỗi bên chọn 1 trọng tài, các trọng tài chọn ra 1 trọng tài t3 làm chủ tịch ủy ban trọng tài, c2- hai bên cùng chọn ra 1 trọng tài để xét xử. + tiến hành xét xử: ủy ban trọng tài xđ ngày h xét xử và thông báo cho các bên. Đến ngày xét xử, hội nghị sẽ tiến hành dù các bên vắng mặt, các bên phải đưa ra bằng chứng khi xét xử. + hòa giải: nếu các bên đồng ý hòa giải dù đã đưa tranh chấp ra hội đồng trọng tài thì phiên tòa cũng coi như chấm dứt. + tài quyết: qđ của trọng tài phải đc thông qua bởi đa số, qđ đó là chung thẩm và có giá trị bắt buộc với các bên tham gia. + các bên chấp hành tài quyết. - Chi phí trọng tài: thường là do bên thua kiện chịu, tuy nhiên còn tùy thỏa thuận của các bên. - luật áp dụng: do 2 bên quy định trc hoặc do ủy ban tọng tài chọn hoặc căn cứ vào địa điểm trọng tài 76.Các bước GD thông thường, các bước thực hiện hợp đồng: a. hỏi giá: tên hàng, quye cách, phẩm chất, số lượng,thời gian giáo hàng mong muốn, loại tiền, thể thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng… - là lời thinh cầu bước vào giao dịch của bên mua về mặt pháp luật. - bên mua đề nghị bên bán báo cáo giá cả hàng hóa và điều kiện mua hàng (về mặt thương mại). b. chào hàng: là lời đề nghị kí kết hợp đồng từ bên bán, gồm: chủ đè, nội dung, hình thức,số lượng. - chào hàng cố định: có đầy đủ các yếu tố cần thiết của hợp đồng thể hiện ý chí muốn ràng muộc hợp đồng của bên bán. - chào hàng tự do: là lời đề nghị gửi cho nhiều người, ko ràng buộc trách nhiệm của bên chào hàng. c. đặt hàng: lời đề nghị kí kết hợp đồng từ phái người mua, nêu cụ thể hàng hóa định mua, quy cách, phẩm chất, số lượng , thời hạn giao hàng, điều kiện riêng nếu có. d. hoàn giá: gồm nhiều sự trả giá, mặc vả về giá, về điều kiện giao hàng e. chấp nhận chào hàng: đồng ý hoàn toàn các điều kiện của chào hàng mà phía bên kia đưa ra. * các bước thực hiện hợp đồng- 207: Xin giấy phép xnk (nếu là mặt hàng cần giấy phép) Chuẩn bị hàng xk + thu gom tập trung hàng làm thành lô xk + đóng gói bao bì hàng xk + kẻ kí mã hiệu hàng xk Kiểm tra chất chất lượng hàng xk (kiểm nghiệm, kiểm dịch, ktra chất lượng) Thuê tàu lưu cước (ng nào phải thuê tàu và thuê như thế nào tùy theo điều khoản ghi trong hợp đồng) Mua bảo hiểm (tùy điều khoản trong hợp đồng) Làm thủ tục hải quan Giao nhận hàng với tàu Làm thủ tục thanh toán Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 77.Cách xin thủ tục hải quan 3 bước: Khai báo hải quan: khai báo các chi tiết về hàng hóa (loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị, tên công cụ vận tải, nk hoặc xk với nc nào…) để hải quan kiểm tra. Tờ khai hải quan phải kèm 1 số chứng từ khác như: giây phép xnk, hóa đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết,… Xuất trình hàng hóa: sắp xếp hàng hóa trật tự để tiện cho việc kiểm soát. Để thực hiện thủ tục ktra giám sát, chủ hàng phải nộp phí hải quan. Thực hiện các quyết định hải quan như: cho hàng đi qua, cho hàng đi qua sau khi đã nộp thuế, cho hàng đi qua với 1 số đk (phải sửa chữa, bao bì lại,…), hàng ko đc xuất or nhập khẩu. *có 1 bạn làm câu này như thế này nhưng t nghĩ đây là cách cơ quan hải quan thực hiện làm thủ tục hải quan cho hàng hóa thì đúng hơn, còn câu hỏi là những việc chủ hàng phải làm để xin thủ tục hải quan: - b1: cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đkiện và đkí tờ khai hải quan, kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn ktra thực tế hàng hóa - b2: kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan vs lô hàng phải kiểm tra thực tế. - b3: thu thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan”, trả tờ khai cho người khai hải quan. - b4: phúc tập hồ sơ gồm: + tờ khai hải quan + hợp đồng mua bán + hóa đơn thương mại + vận tải đơn + một số chứng từ liên quan: bản kê chi tiết hàng hóa, tờ khai giá trị hàng nhập khẩu, giấy phép nk, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa… 78.Phương thức cà phê xuất khẩu của VN Hiện nay các doanh nghiệp VN áp dụng phương pháp “bán hàng giao xa” tức là kí hợp đồng nhưng không chốt giá mà khi giao hàng mới chốt giá bán dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường London và trừ lùi đi 1 mức nào đó, còn gọi là phương thức bán trừ lùi. Phương thức bán trừ lùi phổ biến trong hơn chục năm qua, thường áp dụng cho các hợp đồng giao xa mà nhà nhập khẩu thường ứng trc 70% số tiền của hợp đồng cho nhà xuất khẩu, phần còn lại đc tính toán khi giao hàng và chốt giá dựa vào giá cà phê giáo dịch trên thị trường kì hạn London. 79.KN, phân loại, đặc điểm tái xuất (28) * khái niệm: tái xuất là lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trc đây đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất (mục đích để kiếm lời hay thu về 1 số lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu). * đặc điểm: - hàng hóa chưa qua 1 khâu gia công chế biến nào - hàng hóa có cung cầu lớn và biến động thường xuyên (cái này t đi chép đc của ng khác, ko biết đúng ko) - Có sự tham gia của 3 bên: giao dịch tam giác - Người bán vừa là người mua - sau mỗi chuyến hàng đều có việc thanh toán bằng tiền * phân loại: - tái xuất theo đúng nghĩa: hàng hóa từ nước xk đến nc tái xuất rồi lại xk từ nc tái xuất sang nc nk : nước xk->nc tái xuất -> nước nk. - chuyển khẩu: hàng hóa từ nc xk chuyển trực tiếp sang nc nk. Nước tái xuất trả tiền cho nc xk và thu tiền nc nk. Có 3 hình thức chuyển khẩu: + hàng từ nc xk chuyển thẳng sang nc nk + hàng từ nc xk chuyển đến nc tái xuất nhưng ko làm thủ tục thông quan vào nc tái xuất mà đc chở sang nc nk + hàng từ nc xk chở đến nc tái xuất, làm thủ tục nhập kho ngoại quan ở nc tái xuất , sau đó đc xk sang nc nk. 80. Ý nghĩa của thông báo giao hàng? Có bao nhiêu lần thông báo? Ý nghĩa: là nghĩa vụ của 1 bên phải kịp thời cung cấp thông tin cho bên còn lại để bên còn lại thực hiện các nghĩa vụ tương ứng. Số lần thông báo phụ thuộc vào điều kiện giao hàng được áp dụng là gì. Ví dụ với điều kiện FOB thì có 3 lần thông báo giao hàng: Thông báo hàng đã sẵn sàng Thông báo về phương tiện và địa điểm vận tải Thông báo hàng đã giao lên tàu 81.Nghiên cứu thị trường trong nước thì cần nghiên cứu những gì? Xác định mục tiêu nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Môi trường kinh doanh Chính sách kinh tế Quan hệ cung cầu, dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng Điều kiện địa lý, điều kiện giao thông vận tải. Quan hệ ngoại giao, thương mại giữa hai quốc gia Phân tích thị trường Tìm kiếm thông tin Phân khúc thị trường Quy mô và triển vọng tăng trưởng Xu hướng thị trường 82.Ý nghĩa của C/O và nêu các loại C/O có ở VN C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền hay đại diện có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp để chứng nhận xuất xứ của sản phẩm nước đó theo các quy tắc xuất xứ. - Các loại C/O: Mẫu A, B, D, E, S, T, AK… Mẫu B: C/O cấp cho MỌI hàng hóa của nước sản xuất, không nhằm mục đích ưu đãi gì ngoài việc xác định nơi sản xuất, chế biến hàng hóa. Mẫu C: C/O cấp cho hàng hóa của 1 nước ASEAN xuất khẩu sang 1 nước thành viên ASEAN khác theo Thỏa thuận Thương mại ưu đãi ( PTA – Preferential Trading Arrangement) Mẫu D: C/O cấp cho hàng hóa có xuất xứ ASEAN để hưởng các ưu đãi theo Hiệp đinh thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ( CEPT) nhằm tiến tới thành lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) Mẫu E: C/O cấp cho hàng hóa các nước ASEAN và Trung Quốc để hưởng các ưu đãi thuế quan theo điều 6 về Chương trình thu hoạch sớm ( EHP) của Hiệp đinh chung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc Mẫu T: C/O cấp cho các sản phẩm dệt may được SX tại Việt Nam, xuất khẩu sang các nước có kí kết hiệp định hàng dệt may với Việt Nam. Mẫu O: C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu tứ các nước thành viên của Tổ chức cà phê thế giới ( ICO) sang các nước khác cũng là thành viên. Mẫu X: C/O cấp cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu tứ các nước thành viên của Tổ chức cà phê thế giới ( ICO) sang các nước khác không phải là thành viên của ICO. Mẫu Handlooms: C/O theo Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU, chỉ được cấp cho các hàng dệt may thủ công xuất sang các nước thành viên EU. Mẫu Handicrafts: C/O chỉ cấp cho hàng thủ công xuất sang các nước thành viên EU, trừ các mặt hàng dệt may lấy mẫu Handlooms Mẫu S: C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi theo Hiệp định về Hợp tác KT, VH, KHKT giữa CP Nước CHXHCN Việt Nam và CP Nước CHDCND Lào. 83.Cách thức xuất khẩu gạo, cách quy định gạo xuất khẩu => tớ không hiểu rõ y’ câu hỏi về “cách thức xuất khẩu gạo” :-?? Ví dụ về quy định gạo xuất khẩu: Phẩm chất gạo XK 25% tấm - Độ ẩm tối đa 14% - Tạp chất tối đa 0,5% - Hạt vỡ tối đa 25% Hạt nguyên tối thiểu 40% Hạt hư tối đa 2% Hạt bạc bụng không quá 8% Hạt đỏ không quá 4% 84.Ưu điểm sử dụng trọng tài Hiệu lực của quyết định trọng tài Tính bí mật Tính liên tục Tính linh hoạt Tiết kiệm thời gian Duy trì được quan hệ đối tắc Trọng tài cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia. Tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài với việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế 85.Chuẩn bị hàng hóa trong Xuất khẩu 1) Tập hợp hàng hóa 2) Đóng gói Nguyên tắc đóng gói - Phù hợp phương thức vận chuyển và tiết kiệm chi phí vận chuyển. - Đảm bảo thẩm mỹ - Tiết kiệm nguyên vật liệu đóng gói - Đảm bảo chất lượng và an toàn cho hàng hóa - Phù hợp quy định pháp luật Chứng từ đóng gói 3) Kẻ ký mã hiệu hàng hóa Nguyên tắc thực hiện - Kích thước phù hợp - Mỗi kiện kẻ ở ít nhất 2 mặt và theo trình tự phù hợp - Kẻ bằng mực không phai, đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa Nội dung ký mã hiệu 4) Kiểm tra chất lượng tại cơ sở người bán 86.1000MT+2%, giải thích ?  Quy định về dung sai: có thể giao 1000x98%= hoặc 1000x102%= Khi cho phép dung sai cần phải quy định rõ: Phạm vi dung sai quy định trong HĐ hoặc theo tập quán buôn bán: ngũ cốc 5%, cà phê: 3%... Bên lựa chọn dung sai Giá dung sai: giá theo giá hợp đồng, giá thị trường,… 87.Ý nghĩa điều kiện cơ sở giao hàng trong điều khoản giá của hợp đồng Tùy thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng được áp dụng mà kết cấu giá của hàng hóa là khác nhau, dẫn đến chênh lệch giữa các mức giá tương ứng với các điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau. Ví dụ: với điều kiện EXW thì giá chỉ bao gồm giá thành phẩm, với điều kiện CIF thì giá bao gồm cả giá thành phẩm, phí vận chuyển và bảo hiểm… 88.Tính thời gian bình quân( quy dẫn về thời gian ) rồi chọn ra cách nào hiệu quả hơn khi cho lãi suất và giá trong FOB và CIF => phần này ở trong bài tập cụ thể :-s 89.Chất lượng hàng hóa, quy định phẩm chất,tiêu chuẩn kỹ thuật Các cách quy định chất lượng hàng hóa 1) Dựa vào mẫu hàng 2) Dựa vào sự xem hàng trước 3) Dựa vào hiện trạng hàng hóa 4) Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn 5) Dựa vào tài liệu kỹ thuật 6) Dựa vào quy cách của hàng hóa 7) Dựa vào dung trọng hàng 8) Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng FAQ: Phẩm chất bình quân khá GAQ: Phẩm chất bình quân tốt. GMQ: Phẩm chất tiêu thụ tốt 9) Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa 10) Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ HH 11) Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa 12) Dựa vào mô tả hàng hóa Kiểm tra chất lượng: Inspection 1) Địa điểm kiểm tra Cơ sở sản xuất Địa điểm giao hàng Địa điểm hàng đến Nơi sử dụng 2) Người kiểm tra Nhà sản xuất Đại diện các bên trong HĐ Tổ chức trung gian 3) Chi phí kiểm tra 4) Giấy chứng nhận phẩm chất Ví dụ quy định phấm chất: Phẩm chất cà phê Robusta Việt Nam đã đánh bóng vỏ Độ ẩm không quá 12,5% Hạt đen: 0% Hạt vỡ không quá 0,3% Tạp chất không quá 0,1 % Hạt trên sàn tối thiểu 90% trên cỡ sàn 16 90.Luật áp dụng trong hợp đồng,ý nghĩa. * luật quốc gia (nếu đc các bên đồng ý lựa chọn) * điều ước quốc tế: chủ yếu là công ước viên 1980 * tập quán quốc tế: Chủ yếu là: 1)   Incoterms 2000 2)   Tập quán khu vực như: Điều kiện thương mại theo UCC (áp dụng đối với khu vực Bắc Mỹ). 3)    UCP 600. 4)    Một số tập quán Thương mại Quốc tế khác. Ý nghĩa: t chịu, có gì t bổ sung sau nhé?L 91.Giá trong đấu thầu khác đấu giá như thế nào ?( Cần bổ sung) 92. Giao dịch qua trung gian thương mại A, khái niệm: là phương thức giao dịch trong đó 1 hoặc 2 bên thông qua người trung gian thứ 3 ký kết hợp đồng. Trung gian là các thương nhân thực hiện một hoặc một số công việc cho thương nhân khác Công việc của trung gian được quy định trong họp đồng ủy thác giữa nguwoif ủy thác với TGTM B, Lý do sử dụng TG Do các khó khăn về tình hình thị trường Trung gian là cầu nối về thông tin Thông thạo các tập quán của thị trường Có quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh trên thị trường Do các khó khăn về pháp luật Sử dụng tư cách pháp lý của trung gian Do tập quán một số thị trường quy định C, đặc điểm TGTM hành động theo sự ủy thác Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, người bán và người mua Tính chất phụ thuộc Lợi nhuận chia sẻ Ưu điểm Sử dụng thông tin của trung gian tránh bớt rủi ro Tận dụng cơ sở vật chất của trung gian giảm chi phí đầu tư Sử dụng các dịch vụ của trung gian: bảo hành ,sử chữa, thanh toán,…( oto, hoa tươi..) Vận tải tập trung giảm chi phí Kinh doanh hiệu quả hơn Nhược Sự phụ thuộc vào trùng gian Doanh lợi bị chia sẻ cho trung gian Trung gian hay có yêu sách đối với nhà kinh doanh ( vd: ngành dược phẩm) Bị đọng vốn Hàng tiêu thụ chầm đặc biệt khi trung gian hoạt động cho nhiều chủ hàng Thường bị các trung gian chiếm dụng vốn D/ phân loại 1/ Mô giới : là thương nhân làm trung gian cho caccs thương nhân khác trong việc đàm phán giao kết hợp đồng và được hưởng thù lao theo hợp đồng Đặc điểm Mối quan hệ giữa người mô giới và người ủy thác dựa trên sự ủy thác từng lần Môi giới không đứng tên trên hợp đồng Môi giới không tham gia thực hiện hợp đồng Có thể nhận thù lao của cả 2 bên Không đại diện quyền lợi bên nào 2/ Đại lý: là thương nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác. Quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là quan hệ Hợp đồng đại lý. Đặc điểm Địa lý đứng tên trong hợp đồng: có tham gia hợp đồng và có trách nhiệm thực hiện hợp đồng Chỉ địa diện cho 1 bên Mối quan hệ giữa nguời ủy thác và địa lý là quan hệ dài hạn Phân loại Căn cứ vào mối quan hệ giữa người ủy thác và đại lý Đại lý thụ ủy Đại lý hoa hồng Đại lý kinh tiêu Căn cứ vào phạm vi quyền hạn đại lý Đại lý toàn quyền Tổng đại lý Địa lý đặc biệt Đại lý thường Đại lý độc quyền Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của đại lý Đại lý xuất khẩu Đại ký nhập khẩu Đại lý giao nhận Đại lý làm thủ tục hải quan… Hợp đồng địa lý Hình thức : văn bản Nội dung Phần mở đầu Ngày hiệu lực và hết hạn hợp đồng Sản phẩm Khu vực lãnh thổ Quyền và nghĩa vụ bên đại lý Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác Giá cả Thù lao và chi phí Thanh lý hợp đồng và các quy định về chấm dứt hợp đồng Chữ ký các bên Hệ thống đo lường thương mại Hệ thống đo lường quốc tế(SI) Hệ thống đo lường Anh Hệ thống đo lường Mỹ … 93.Đấu thầu và các bước tiến hành. Là hoạt động thường mại theo đó một bên mua hành hóa và dịch vụ thông qua mới thầu( gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu ( gọi là bên dự thuầ) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra vsf được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng( gọi là bên trúng thầu) Đặc điểm Hàng hóa : trị gái cao, khối lượng lớn và đa dạng Phương thức giao dịch đăc biệt Bị ràng buôc bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn Cách bước tiến hành Chuẩn bị đấu thầu Sơ tuyển Chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc cho nhà thầu Thu nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Mở thầu So sánh và đánh giá hồ sơ dự thầu Xếp hạng và lựa chọn nhà thầu Thông báo kết quả và ký hợp đồng Bên trùng thầu đặt cọc ký quỹ hoặc nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng 94.Bao bì theo tuyến đường như thế nào ?Tuyến đường là gì ?( Cần bổ sung) 95/ Trình bày quy định theo chất lượng theo mẫu hàng Chất lượng hàng hóa được xác định căn cứ vào chất lượng của một số ít hàng hóa gọi là mấu hàng, do người bán đưa ra và được người mua thỏa thuận. Hàng hóa mua bán dựa vào mẫu hàng thường là những hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa và kho mô tả vd: sản phẩm thời trang, đồ trang sức bằng vàng-bạc có những đường nét trang trí cầu kỳ, đồ mỹ nghệ khảm xà cừ hoặc những nét trạm trổ tinh vi hoặc một số loại quần áo may sẵn, hoặc một số thiết bị phức tạp. Khi sử dụng phương pháp này phải có 3 bộ mẫu: một bộ người bán giữ, một bộ người mua giữ và một bộ do người trung gian giữ. Mỗi mẫu phải đạt được những tiêu chuẩn sau: + Mẫu phải là vật đặc trưng cho hàng hoá và không được thay đổi theo thời gian. + Mẫu được coi như một phụ kiện của hợp đồng, không được tách rời hợp đồng, do đó mẫu không được tính vào giá trị của hợp đồng ( trừ khi mẫu là vật có giá trị cao) + Người chấp nhận mẫu phải là người có chuyên môn, kỹ thuật cao, am hiểu về kỹ thuật, về tính năng của hàng hoá ( thường là phó giám đốc kỹ thuật hoặc trưởng phòng kỹ thuật) Ví dụ: Nhập khẩu bột giấy theo tiêu chuẩn chất lượng như mẫu và tài liệu kỹ thuật 96/ VD về GD ký hạn trong mua bán hàng hóa tại sở GD Giao dịch kỳ hạn (Forward) Khái niệm: Là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh  toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn, nhằm mục đích thu được lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng với lúc giao hàng. Trong trường hợp giá cả biến động không đúng như dự đoán, bên dự đoán không đúng có thể đề nghị đối tác hoãn ngày thanh toán đến kỳ hạn sau và trả cho đối tác một khoản tiền bù. Bên mua trả cho bên bán thì gọi là bù hoãn mua còn bên bán trả cho bên mua gọi là bù hoãn bán. Ví dụ: Công ty A nhập khẩu một lô hàng từ Châu Âu, và phải thanh toán bằng đồng EUR, nhưng ngày thanh toán là 1 tháng sau. Công ty A lo rằng nếu một tháng sau mới mua EUR để thanh toán mà giá EUR lúc đó lại tăng lên, thì sẽ bị lỗ ngoài mong muốn. Để tránh rủi ro Công ty A sẽ tới ACB ký hợp đồng Mua Kỳ Hạn đồng EUR, thời hạn 1 tháng, với giá Kỳ hạn là 23.294 đồng/EUR (Giá bán giao ngay ACB đang niêm yết lúc này là 23.278). Vào ngày đáo hạn hợp đồng, dù tỷ giá EUR/VND là bao nhiêu KH cũng được mua EUR với giá 23.924 đồng. 97.Điều kiện thuê tàu trong CIF. Bằng chi phí của mình, ng bán ký hợp đồng vận tải với điều kiện thông thường để chuyên chổ hàng hóa tới cảng đến quy định theo tuyến đừng thông thường bằng một chiếc tàu đi biển loại thường dùng để chuyên chở hàng hóa hợp đồng Thuê theo quy định cảu HĐMB Nếu hợp đồng không quy định thì incoterms 200 quy định thếu tàu theo những điều kiện sau: Thuê một con tàu đi biển, không phải là thuyền buồm Thuê tàu phù hợp với tính chất của hàng hóa Tàu đi theo hành trình thông thường Thuê tàu theo những điều keeinj thông thường 98.VN có đc cấp C/O cho hàng hóa có xuất xứ nước khác ko? Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hàng nhập khẩu phải do tổ chức có thẩm quyền của nước sản xuất cung cấp.Việt Nam không có quyền được cấp C/o cho hàng hóa cóa xuất xứ nước nước - Luật thương mại sửa đổi của Việt nam có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 đưa ra khái niệm về xuất xứ hàng hóa: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hay thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”. - Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian. Việc xuất hiện các nước trung gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo thuận lợi cho các hoạt động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước xuất xứ. Dù C/O trực tiếp hay C/O giáp lưng đều phải được Tổ chức có thẩm quyền cấp. - Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 99.Trình bày về các phương thức thanh toán . Phương thức trả tiền mặt: tiến hành ngay khi ký hợp đồng hoặc đặt hành hoặc trước khi ng bán giao hànhg ( CBD) hoặc khi ng bán giao hàng(COD) hoặc khi ng bán xuất trình chứng từ( CAD) Phương thức chuyển tiền : có thể thực hiện băng thư MT, bằng điện ( T/T, T/tr) là phương thức thanh toán mà khi đến thời hạn trả tiền, ng mua sẽ yêu cầu ngân hàng của mình chuyển tiền của mình vào tài khoản của ng bán ở ngân hàng ng bán Phương thức ghi sổ: là việc ng bán mở một tài khoản đặc biệt( không nhật thiết kaf tại khoản ngân hàng) đề theo dõi việc giao hàng và chỉ đòi tiền sau một thời gian nhật định Nhờ thu: là phương thức thanh toán mà theo đó ng bán dau khi giao hàng sẽ dung hối piếu đề nhờ ngân hàng thu tiền hộ mình Tín dụng chứng từ: là sự thỏa thuận mà ngân hàng theo yêu cầu của bên mua cam kết sẽ trả tiền cho bên bán hoặc cho bất cứ ng nào theo lệnh của bên bán khi bên bán xuất trình các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong thư tín dụng 100.Các loại gia công và phương thức thanh toán Các hình thức gia công quốc tế . * Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu: + Giao nguyên liệu thu sản phẩm và trả tiền gia công + Mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại sản phẩm. Hình thức này có lợi cho bên đặt gia công vì khi giao nguyên liệu gia công bên đặt gia công dễ gặp phải rủi ro mất mát (chẳng hạn: mất trộm thành phẩm, hoả hoạn, bão lụt .v.v.) , điểm lợi chính của phương thức này là bên đặt gia công không bị đọng vốn. Về vấn đề thanh toán tiền nguyên liệu, mặc dù bên nhận gia công phải thanh toán nhưng nguyên liệu chưa hẳn thuộc quyền sở hữu của hoàn toàn của họ vì khi tính tiền sản phẩm người ta thường tính lãi suất cho số tiền đã thanh toán cho bên đặt gia công khi mua nguyên liệu của họ. Do vậy về thực chất thì  tiền thanh toán cho nguyên liệu chỉ là tiền ứng trước của bên nhận gia công và có thể coi là tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Bên nhận gia công không có quyền bán sản phẩm cho người khác. Thực tế cũng có trường hợp bên nhận gia công mua đứt nguyên liệu của bên đặt gia công và có quyền bán sản phẩm cho người khác. Trong trường hợp này thì quyền sở hữu nguyên liệu thay đổi từ người đặt sang người nhận gia công . Ngoài ra người ta còn áp dụng một hình thức kết hợp trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ. * Xét về giá gia công: 2 hình thức. + Hợp đồng thực chi, thực thanh: Chi bao nhiêu cho việc gia công thì thanh toán bấy nhiêu cộng thêm tiền thù lao gia công . + Hợp đồng khoán gọn: Khoán luôn bao nhiêu tiền, xác định giá định mức (Target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa thì hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó. Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp: tính giá theo công suất dự kiến * Xét về số bên tham gia: 2 loại + Gia công hai bên: Trong đó chỉ có một bên đặt gia công và một bên nhận gia công + Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp: Trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công cuả đơn vị sau, và bên đặt gia công có thể chỉ có một và cũng có thể nhiều hơn một. Về thanh toán Thanh toán bằng nhờ thu hoặc L/C đối ứng Đối với việc thanh toán tiền nguyên vật liệu + Mua đứt đoạn : thanh toan ngay D/P hoặc L/C + Nhận nguyên vật liệu / giao hàng thành phẩm: thanh tians chậm D/A hoặc L/C trả chậm 101. Trình bày các công đoạn GD của TM điện tử Các bước của một giao dịch mua bán trên mạng Khách hàng, từ một máy tính nối mạng, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website Thương mại điện tử) của doanh nghiệp cung cấp hàng háo và dịch vụ Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng phải nhanh chóng xác nhận những thông tin đẫ nhận được (mặt hàng, địa chỉ liên hệ à phương thức thanh toán) và trả lời những câu hỏi kèm theo của khách hàng Khách hàng kiểm tra lại các thông tin đã báo và nhấn vào nút “ đặt hàng” trên màn hình từ bàn phím hay chuột của máy tính để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp Doanh nghiệp tiếp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ …) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng). Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 – 20 giây. 102.Các bước tiến hành nhập khẩu FOB, thanh toán bằng L/C mặt hàng nguyên phụ liệu a/ Các bước tiến hành nhập khẩu FOB b/ thanh toán bằng L/C mặt hàng nguyên phụ liệu + Nhận NVL, giao thành phẩm: Bên nhận gia công mở L/C trả chậm, bên đặt gia công mở L/C trả ngay (L/C dự phòng) + Mua NVL, bán thành phẩm: Bên nhận gia công mở L/C trả ngay và bên đặt gia công mở L/C trả ngay. 103.Quy trình xuất khẩu theo giá CIF hàng hóa hải sản 104.Chứng minh nhận định sau là sai : “ incoterm điều chỉnh tất cả các điều khoản hợp đồng “. Incoterms chỉ rõ bên nào trong họp đồng mua bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vần tải hoặc mua bảo hiểm khi nào ng bán giao hàng và chi phí mõi bên phải chịu, song incoterms không nói gì tới mức giá phải trả hay phương thức thanh toán đồng thời incoterms cũng không đề cập tới sự hcuyeenr giao quyền sở hữu về hàng hóa và hậu quả của việc vi pham hợp đồng. các vấn dề này thường được quy định trong các điều khaonr khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. 105.Quy định chất lượng hàng nông sản, hải sản. Thường -dựa vào phẩm cấp và tiêu chuẩn: các chỉ tiêu phẩm chất, phương thức sản xuất, chế biến đóng gói kiểm tra hàng hóa. Quy định phẩm cấp: loại 1 loại 2… - dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng: thường dùng FAQ, GMQ trong đó + FAQ: là phẩm chất bình quân khá, hàng hóa có phẩm chất khong thấp hơn phẩm chất bình quân của loại hàng đó + GMQ: phẩm chất tiêu thụ tốt,ng bán phải giao hàng hóa có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách hàng mua bình thường ,sau khi xem xét đầy đ,ủ có thể chấp nhận 106. KN về hội chợ và triển lãm . Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký hợp đồng mua bán. Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật.v.v. Liên quan chặt chẽ đến hoạt động ngoại thương là các triển lãm công thương nghiệp, tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm  mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay triển lãm còn là nơi thương nhân hoặc các tổ chức kinh doanh có thể tiếp xúc, giao dịch với nhau để ký kết các hợp đồng mua bán cụ thể. 107.Các hình thức khuyến mại xuất khẩu . 108.Thế nào là nhượng quyền mua bán hàng hóa( nhượng quyền kinh doanh) - ủy ban thương mại Hoa Kỳ: franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai bên, trong đó ng mua franchise được cấp phép bán hay phân phối hàng hóa dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của nguwoif chủ thương hiệu, Hoạt động kinh doanh của ng franchise phải triệt để tuan theo kế hoạch hay hệ thongs tiếp thị gắn với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo,biểu tượng thương mại. Ng mua franchise phải trả một khoản phí gọi là phí franchise - luật thương mại Việt Nam 2005: nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điện kiện sau: việc mua bán hangfhoas cung ứng dịch vụ được tiến hành theo phương thức tổ chức kih doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mai, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền bên nhượng quyền có quyền kiểm soat và trị giúp cho bên nhận quyền trong việc điều chỉnh công việc kinh doanh -đặc điểm: Các bên trong hoạt động NQTM sử dụng chung thương hiệu Bên nhượng quyền có sự hỗ trợ và giám sát đáng kể về nhiều phương diện đối với bên nhận quyền Bên nhận quyền phải trả phí cho bên nhượng quyền 109.Trình bày điều kiện trường hợp miễn trách/ bất khả kháng. 1/ Khái niệm: bất khả kháng ( BKK) là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan không thể lường trước được nằm ngoài tầm kiểm soát của con người không thể khắc phục được xảy ra sau khi ký kết hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của họp đồng 2/ quyền và nghĩa vụ các bên a/ Quyền Bên gặp BKK : miễn thi hành nghĩa vụ trong khoảng thời gian xảy ra BKK cộng them thời gian khắc phục hậu quả Trường hợp BKK kéo dài quá thời gan quy định thì một bên( bên bị ảnh hưởng tới quyền lợi) có quyền xin hủy họp đồng mà không phải bồi thường b/ Nghĩa vụ Bên gặp BKK thông báo BKK bằng văn bản Xác nhận lại trong thời gian quy định và kèm theo giấy chứng nhậ BKK của cơ quan chức năng Luật TM 2005_ Đ296 + thời hạn quy định 5 tháng đối với hàng hóa dịch vụ mà thời hạn giao hàng cung ứng dịch vụ được thỏa thuận không quá 12 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng 8 tháng đối với hàng hóa dịch ụ mà thời hạn giao hàng cung ứng dịch vụ được thỏa thuận trên 12 tháng kể từ khi giao kết hợp đồng 3/ Các quy định trong hợp đồng Quy định khái niệm và các tiêu chí để khẳng định một sự kiện là BKK Quy định khái niệm vả các tiêu chí để khẳng định một sự kiện là BKK Liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là BKK, thủ tục tiến hành khi xảy ra BKK và nhiệm vụ các bên Dẫn chiếu văn bản các ICC ấn phẩm số 421 Quy định kết hợp 110.Hãy trình bày về giá cố định, giá đc xét lại, giá quy định sau và giá trượt. A, Giá cố định ( vd: USD 20000/ units CIF Haiphong port) là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu khoong có thỏa thuận khác. Giá cố định được vận dụng một cách phiir biến trong cá giao dịch nhất là trong giao dịch về các mặt hàng bách hóa, các mặt hàng có thời han chế tạo ngắn ngày… B/ Giá quy định sau Là giá vả không được định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán mà được xác định trong wuas trình thực hiện hợp đồng. trong hợp đồng, ng ta chỉ thỏa thuạn với nhau một thời điểm nào đó và những nguyên tắc nào đó để dựa vào đó hai bên sẽ gặp nhau xác định giá. Ví dụ: nguwoif ta có thể quy định trong hợp đồng rằng giá cả sẽ được xác định thoe thỏa thuận giưa hai bên một tháng trước khi giao hàng. Đối với những hàng hóa có trao đổi ở cá cơ sở giao dịch, ng ta có thể quy định rằng giá cả sẽ được xác định trên cơ sở giá yết bảng ở một sở giao dịch nào dố, vào thời điểm nào đó. Đối voiwis những mặt hàng không mua bán ở cá sở giao dịch thì người ta xác định căn cứ vào giá thị trường chính mặt hàng đó, ví dụ dầu lửa căn cứ vào giá ở Trung Cận Đông. 3/ Giá linh động( giá có thể xem xét lại) Là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp ddooongf nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này vào lúc giao hàng, giá thị trường cảu hang fhoas đó có sự biến động tới một mức nhất định. Trong trường hợp vận dụng giá này ng ta phải thỏa thuận với nhau nguồn tài liệu mức chênh lệch tối đa giữa giá thị trường và giá hợp đồng. ngày nay trong các HĐ dài hạn về mua bán nguyên liệu công nghiệp, hàng lương thực ng ta thường thỏa thuận điều khoản hco phép xét lại già HĐ khi giá thị trường biến ddoonogj vượt quá mức độ 2 hoặc 5% so với giá HĐ 4/ Giá di động( giá trượt) Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu , có dề cập tới biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng Công thức P1 = P0 ( F + m* M1/M0 + w *W1/W0) P0, P1, : Giá sản phẩm ở thời điểm ký kết và thời điểm thực hiện Hợp đồng Tương tự: Giá nguyên vật liệu (M) và nhân công (W) 111.Có những loại giảm giá nào và thực chất của chúng Giảm giá do trả tiền sớm: được sử dụng khi giá tham khảo ( bảng thời giá, gió chào hàng…) đã dự kiến việc bán chịu một thời hạn ngắn nhưng nếu ng mua lại trả sớm thì được giảm giá. Giảm giá này thường vào khoảng 2-3% của giá tham khảo. vd: hợp đồng ghi như sau: 3% nếu trả ngay, 2% nếu trả 1 tháng, 1% nếu trae 2 tháng dau khi giao hàng ( COD 3%, one month 2%, two months 1% ) Giảm giá thời vụ: giành cho những ng mua hàng đúng thời vụ thu hoạch, nhằm khuyến khích ng mua mua hàng vào lúc nhu cầu ít căng thảng. ví dị đối với phân bón nếu trái mùa thời vụ chăm bón thì được giảm khoảng 15% so với giá tham khảo Giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng mơí: thường vào mức 25-30% của bẳng thời giá. Loại này giành chon g nào trước đây mua hàng của một hãng nhất định sau một htowif gian thấy kiểu mẫu lỗi thời lại bán lại cho hãng đó nhằm mua hàng mới cũng của hãng đó Giảm giá đối với những thiết bị đã dung rồi Giảm giá do mua với số lượng lớn Giảm giá đơn: thường được biểu hiện bằng một mức % nhất định so với giá hàng Giảm giá kép: là một chuỗi liên hoàn các giảm giá đơn mà ng mua đc hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau : trả tiền sớm, trả tiền mặt, mua vào thời vụ… Giảm giá lũy tiến: là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mua bán trong một đợt giao dịch nhất định Giảm giá tặng thưởng: là loại giảm giá mà ng bán thường cho ng mua thường xuyên nếu trong một thời hạn nhất định tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định Vd: nếu km ngạch giao dịch đến 100 triệu VND thì giảm giá 1%, từ 101-200 triệu VND giảm giá 3%... 112.Trường hợp nào ng ta nên sử dụng FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CIF, CFR. (FOB, CFR và CIF: người bán chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng được chuyển qua lan can tàu) Các điều kiện cơ bản FOB, CFR và CIF khi giao hàng = container nên chuyển thành các điều kiện tương ứng FCA, CPT và CIP: khi đó người bán chuyển giao được rủi ro cho người mua sau khi hàng hóa đã giao xong cho người chuyên chở + vận tải bằng công ten nơ, việc giao hàng như vậy thường hay diễn ra tại điểm nhận hàng của người vận tải trước khi tầu đến. Nếu mất mát hay hư hỏng hàng hóa diễn ra trong thời gian người vận tải chịu trách nhiệm, có thể có trong thực tế, thì vấn đề sẽ trở nên khó xác định một cách chắc chắn rằng liệu điều đó diễn ra trước hay sau khi hàng hóa vượt qua lan can tầu. Đây là lý do để có thể lựa chọn điều kiện FCA, CPT hay là CIP, khi đó rủi ro, mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người vận tải. Về thực tế, các điều kiện FOB, CFR và CIF vẫn được dùng khi vận tải = container vì các doanh nghiệp vẫn làm theo thói quen đồng thời sự chuyển giao rủi ro được hiểu ngầm là khi hàng hóa được đặt trong container và được hải quan niêm phong kẹp chì. Sau thời điểm đó, hàng hóa bị làm sao thì ông chủ container phải chịu trách nhiệm giải trình chứ không phải là người bán nữa. 113. Hãy trình bày các cách quy định về thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng . 1/ Các cách quy định về thời hạn giao hàng Thời gian giao hàng có định kỳ vào một ngày cố định. Vd: 31/12/2011 vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng. Vd không chậm quá ngày 31/12/2011 bằng một khoảng thời gian. Vd: quý III năm 2011, tháng 12 năm 2011 bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một trong hai bên. Vd : trong vòng 6 tháng sau ký kết hợp đồng tùy theo sự lựa chọn của nguwoif bán Thời gian giao hàng ngay giao ngay giao gấp càng sớm càng tốt ở Mỹ: giao hàng ngay là giao tỏng vòng 5 ngày kể từ sau khi ký hợp đồng. giao gấp là giao trong vòng 5 ngày đến 10 ngày sau khi ký hợp đồng thời gian giao hàng không định kỳ - Quy định chung chung - Thời hạn giao hàng nhanh Vd: giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng khi nào có khoang tàu, gao hàng ngay sau khi nhận được L/C, giao hàng ngay khi nào xin được giấy phép xuất khẩu… 2/ Địa điểm giao hàng Căn cứ xác định địa điểm giao hàng Điều kiện cơ sở giao hàng Phương thức vận tải Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng Cách quy định trong Hợp đồng Cảng bốc hàng : Port of Departure Cảng đến : Port of Destination Một địa điểm xác định hay quy định chung chung. Cảng Hải phòng hay Bất kỳ cảng nào của Việt Nam 114.Để kiểm tra, đánh giá hàng ngoại thương, ng ta thường dùng những phương pháp nào 115.Để quảng cáo hàng xuất khẩu, chúng ta có thể vận dụng những phương tiện quảng cáo nào ? Phương tiện quảng cáo này có ưu khuyết gì ? 1/ Báo chí và tập san Đăng ảnh hàng hóa cùng với lời giới thiệu trên báo chí. Ưu: Thông báo tin tức một cách rộng rãi, kịp thời và thường xuyên, có thể đăng đi đăng lại nhiều lần một mục quảng cáo, chi phí quảng cáo băng báo chí và tập san tương đối rẻ so với các phương tiện khác Nhược: Chủ yếu phát hành trong 1 nước 2/ Các loại ấn loát phẩm Là bài giới thiệu những hình ảnh minh họa( nếu có), bao gồm cả giấy rời lẫn sách hay quảng các gửi qua đường bưu điện cho khách hàng hoặc đại lý mô giới bán hàng ở nước ngoài. Ưu: Hình thức phong phú : catalogue, bẳng giá, tập san nhỉ, ảnh ,bưu ảnh, thiếp…) Nội dung có thể khá tỉ mỉ, chi tiết, có thể gửi đúng đối tượng quảng cáo và liên hệ trực tiếp 3/Quảng cáo ngoài trời Những tranh hay bẳng sơn quảng cáo dọc đường ray, san ga, tram xe,… Ưu: Thích hợp với nhiều đối tượng, tuyên truyền rộng rãi chi phí rẻ. 4/Tham gia tở chức triển lãm, hội chợ quốc tế Ưu: Có thể vận dụng một cách tổng hợp các ưu điểm cảu các phương tiện quảng cáo skhacs( vừa dùng quảng cáo in sẵn, lại có thuyết minh trực tiếp, tiếp xuacs trực tiếp với hàng và chủ hàng, đặt quan hệ buôn bán vừa trước mmawts lại vừa lâu dài… 5/ Phát thanh , vô tuyến truyền hình và điện ảnh Ưu: hiệu quả nhanh chóng kịp thời phạm vi quảng cáo rộng đạt hiệu quả cao( nhật là cá amwtj hàng tiêu dung..) Nhược: chi phí cao 6/ Gửi tặng phẩm, quà biếu Thường được gửi trong cá dịp lễ đặc biệt: ngày lễ, tết,…. Ưu: Hình thức quảng cáo khá tinh vi và tế nhị, nhanh chóng tranh thủ được tình cảm của nguời được quảng cáo để kích thích hoặc mau chóng gây thói quen ưu dung hàng của mình Nhược: chi phí tốn kém 116.Hãy CM công thức tính lượng đặt hàng tiết kiệm EOQ và cho VD về cách tính đó ? (cái này tớ không thấy cô giáo dạy thậm chí còn ko thấy đề cập đến) Mô hình: Lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ) CÁC GIẢ THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG MÔ HÌNH: - Nhu cầu hàng năm (D), chi phí tồn trữ (H) và chi phí đặt hàng (S) có thể tính được. - Tồn kho trung bình là kích cỡ của đơn hàng chia 2 (Q/2). Điều này hàm ý là không có hàng tồn kho an toàn, đơn hàng được nhận đủ ngay lập tức, vật liệu được sử dụng theo tỷ lệ đồng nhất và hoàn toàn sử dụng hết khi nhận đơn hàng mới. 1.2 Mô hình: EOQ cho các lô sản xuất (POQ): Giả thiết của mô hình: - Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu có thể ước lượng được. - Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p), vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến. - Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể. - Không có chiết khấu theo số lượng. - Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d) (d ≤ p) Ví dụ 6-3: Công ty C có bộ phận sản xuất bên cạnh có thể sản xuất vale # 3925. Nếu vale này sản xuất tại chỗ theo lô sản xuất, họ muốn nhập kho một cách từ từ vào nhà kho chính để dùng. Ông giám đốc quan tâm đến việc này có ảnh hưởng thế nào đến lượng đặt hàng và chi phí hàng tồn kho hàng năm, ông yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho để thấy khoản tiết kiệm khi dùng mô hình này. Số liệu được ước lượng như sau: D = 10.000 vale/năm, H = 0,4 triệu đồng/vale/năm, S = 5,5 triệu đồng/đơn hàng, p = 120 vale/ngày, d = 40 vale/ngày. Giải pháp: - Xác định lượng hàng tối ưu khi áp dụng mô hình này: vale/đơn hàng - Tổng chi phí cho trường hợp này: triệu đồng - Nếu so với trường hợp trước (mô hình 1), thì tiết kiệm được: TK2 = TC2 – TC3 = 209,76 – 171,26 = 38,5 triệu đồng 1.3 Mô hình: EOQ với chiết khấu số lượng: Các nhà cung cấp có thể bán hàng hóa của họ với giá đơn vị thấp hơn nếu lượng hàng được đặt mua lớn hơn. Thực tế này gọi là chiết khấu theo số lượng bởi vì những đơn hàng số lượng lớn có thể rẻ hơn khi sản xuất và vận chuyển. Vấn đề quan tâm trong hầu hết các quyết định số lượng của đơn hàng là đặt đủ vật liệu cho từng đơn hàng để đạt được giá tốt nhất, nhưng cũng không nên mua nhiều quá thì chi phí tồn trữ làm hỏng khoản tiết kiệm do mua hàng đem lại. Giả thiết của mô hình: - Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng cho một loại vật liệu có thể ước lượng được. - Mức tồn kho trung bình hàng năm có thể ước lượng theo 2 cách: : Nếu giả thiết của mô hình EOQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, đơn hàng được nhận tất cả một lần, vật liệu được dùng ở mức đồng nhất và vật liệu được dùng hết khi đơn hàng mới về đến. : Nếu các giả thiết mô hình POQ phổ biến: không có tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất (p) , sử dụng ở mức đồng nhất (d) và vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng mới về đến. - Sự thiết hụt tồn kho, sự đáp ứng khách hàng và chi phí khác có thể tính được. - Có chiết khấu số lượng, khi lượng đặt hàng lớn giá sẽ giảm. Công thức tính chi phí: Chi phí muavật liệu hàng năm = Nhu cầu hàng năm x Giá đơn vị vật liệu Cvl = D x gTổng chi phí vật liệu Tổng chi phí việc Chi phí vật liệu TK hàng năm tồn kho hàng năm hàng năm TMC = TC + Cvl = + Các bước thực hiện: - Tính lượng hàng tối ưu ở từng mức khấu trừ. Chú ý rằng chi phí tồn trữ một đơn vị hàng năm (H) có thể được xác định là tỉ lệ phần trăm (I) của giá mua vật liệu hay chi phí sản xuất. - Xác định xem Q* ở từng mức có khả thi không, nếu không thì điều chỉnh cho phù hợp với từng mức khấu trừ đó. - Tính tổng chi phí hàng tồn kho ở từng mức khấu trừ và chọn mức có tổng chi phí nhỏ nhất để quyết định thực hiện. Ví dụ 6-4: EOQ với chiết khấu theo số lượng ở công ty C của ví dụ 5-2. Nhà cung cấp loại vale #3925 đề nghị công ty C mua số lượng nhiều hơn so với hiện nay sẽ được giảm giá như sau: Mức khấu trừ Đơn giá (Triệu đồng) 1 – 399 400 – 699 Trên 700 2,2 2,0 1,8 Ông giám đốc yêu cầu nhân viên phân tích tồn kho, nghiên cứu giá mới với 2 giả thiết: đơn hàng được nhận ngay cùng một lúc và đơn hàng được nhận từ từ. Giả sử chi phí tồn trữ được ước tính là 20% giá mua. Giải pháp: Trường hợp đơn hàng được nhận ngay cùng một lúc: - Tính lượng hàng tối ưu cho từng mức khấu trừ: Q*11 = = vale Q*12 = = vale; Q*13 = vale - Điều chỉnh Q* cho phù hợp với giá ở từng mức khấu trừ: Q*11 = loại (vượt mức khấu trừ ) ; Q*12 = 524 vale ; Q*13 = 700 vale - Xác định chi phí tồn kho ở từng mức khấu trừ: TMC2 = ngàn đồng TMC3 = ngàn đồng Trường hợp đơn hàng được giao từ từ: - Tính lượng hàng tối ưu cho từng mức khấu trừ: Q*21= = Q*22= ; Q*13= - Điều chỉnh lượng hàng Q* cho phù hợp với từng mức khấu trừ: Q*11 = loại (vượt mức khấu trừ ) ; Q*12 = 642 vale ; Q*13 = 700 vale - Xác định chi phí tồn kho ở từng mức khấu trừ: TMC’2 = ngàn đồng TMC’3 = ngàn đồng - So sánh chi phí ở từng mức khấu trừ, ta thấy mức chi phí ở mức khấu trừ 3 là nhỏ nhất nên quyết định đặt mua hàng là 700 vale/đơn hàng. 117.Những công cụ để đàm phán đạt kết quả cao là những gì ? Kỹ năng SWOT Thành công trong đàm phán Đàm phán là một kỹ xảo giải quyết vấn đề có hiệu quả với nguyên tắc hòa bình. Vận dụng các nguyên tắc, kỹ năng, chiến thuật trong đàm phán tất nhiên không phải để thao túng, áp đảo người ta một cách miễn cưỡng mà là một phương pháp để đối phương làm theo suy nghĩ của mình một cách tự nhiên nhất. Sẵn sàng đàm phán mọi lúc, mọi nơi Là một người nghe tốt Kế hoạch tường tận và giả thiết rõ ràng Xây dựng mục tiêu nhiều mức độ và tập trung vào những mục tiêu cao Kiên nhẫn Nhấn mạnh vào sự hài lòng của đối tác Không ra tay trước Không chấp nhận lời đề nghị đầu tiên Không quên quy tắc “ có đi, có lại” Sẵn sàng dừng và rời cuộc đàm phán “ Người đàm phán giỏi là những người có khả năng bẩm sinh biết mình nên làm gì và không nên làm gì trong các tình huống ” “ Hãy đàm phán để bán được hàng chứ không phải cầu xin người khác mua hàng ”. 118.Sau khi hàng xuất đã đc kiểm nghiệm và qua thủ tục hải quan, bạn còn cần phải làm những gì để để có thể giao hàng lên tàu và lấy vận đơn. Trước khi giao hàng: + Liên lạc với các bên liên quan + Cập nhập thông tin + Chuẩn bị nhân lực và thiết bị giao hàng Giao hàng Giao hàng rời Giao hàng đóng trong container + Hàng nguyên container + Hàng không nguyên container (hàng lẻ) Sau khi hoàn thành giao hàng + Thông báo giao hàng + Lấy bằng chứng giao hàng 119. Hãy trình bày những trường hợp có thể khiếu nại ng bán,ng vận tải, người bảo hiểm Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt , mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng hóa có chất lượng hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì bị vi phạm , hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn… đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong qua trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi của người vận tải đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hóa ( đối tượng của bảo hiểm) biij tổn thất do thiên tai ,tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ 3 gay nên khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất như biên bản giám định, COR, ROROC, CSC.. hóa đơn ,vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm( nếu khiếu nại công ty bảo hiểm) 120. Chào hàng là gì ? Nội dung của nó gồm những gì ? Điều kiện hiệu lực của nó ? Có những loại chào hàng nào ? 1/ Khái niệm: Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đông từ phía bên bán Hình thức: văn bản, lời nói, hành vi cụ thể. 2/ Nội dung: tên hàng , quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều liện cơ sở giao hàng, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, kỹ mã hiệu, thể thức giao nhận… 3/ Điều kiện hiệu lực của chào hàng Bên được chào hàng nhận được chào hàng Chào hàng hợp pháp Chào hàng sẽ mất hiệu lực khi ng được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy chào hàng trước hoặc cùng thời điểm nhận được chào hàng 4/ Phân loại: + Chào hàng cố định Xác định đầy đủ các yếu tố cần thiết của HĐ Thể hiện ý chí của bên chào muốn được ràng buộc về hợp đồng + Chào hàng tự do Lời đề nghị gửi cho nhiều người Không rang buộc trách nhiệm của bê chào hàng Thể hiện trên bề mặt là chào hàng tự do Phân biệt chào hàng cố định và tự do Tiêu đề chào hàng Nội dung Cơ sở viết thư Bên nhận chào hàng Bảo lưu nội dung chào hàng Quy định thời gian trả lời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrả lời 120 câu hỏi vấn đáp giao dịch tmqt.doc