Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ phát triển của ngành lâm nghiệp năm 2000: 4,9%, năm 2001: 1,9%, năm 2002: 1,6%, năm 2003: 1,1%, năm 2004: 1,1%, năm 2005: 1,2%. Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ; nguồn gỗ nguyên liệu chưa ổn định, phụ thuộc vào nhập khẩu.

pdf19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam 27 lâm sản xuất khẩu và các giá trị môi trường của rừng. Trong giai đoạn 1995-2006, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ đã tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên 1.035 triệu USD năm 2004, 1.570 triệu USD năm 2005, 2.000 triệu USD năm 2006 và dự kiến khoảng 2,5 tỷ USD năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ hiện nay đạt gần 200 triệu USD/năm, dự kiến sẽ tăng bình quân 10-15% một năm, đạt 700-800 triệu USD/năm vào năm 2020. Ngành lâm nghiệp thúc đẩy quá trình xã hội hoá nghề rừng, phân cấp quản lý cho các địa phương và phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế là biện pháp thực hiện đa thành phần trong sử dụng rừng nói chung và đa sở hữu trong sử dụng rừng sản xuất nói riêng trong ngành lâm nghiệp. Theo số liệu công bố hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường,, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2005, trong tổng số 11.258.045. ha rừng toàn quốc,trong đó diện tích đất lâm nghiệp giao theo các đối tượng sử dụng như sau: hộ gia đình:3.470.878 ha chiếm 30,8%, cộng đồng dân cư: 172.952 ha chiếm 1,6%, khu vực nhà nước: 7.340.140 ha chiếm 65,3% (bao gồm tổ chức kinh tế trong nước; 3.542.410 ha ; tổ chức khác trong nước gồm ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: 3.797.730 ha) và xí nghiệp liên doanh: 10.528 ha chiếm chưa được 0,01% và giao cho UBND xã sử dụng 263.544 ha chiếm 2,3%.. Đất chưa sử dụng là 3.410.305 ha trong đó giao UBND xã quản lý là 2.829.218 ha và giao cộng đồng dân cư quản lý là 581.287 ha.Bên cạnh những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, ngành lâm nghiệp còn một số hạn chế như tăng trưởng thấp và chưa bền vững. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ phát triển của ngành lâm nghiệp năm 2000: 4,9%, năm 2001: 1,9%, năm 2002: 1,6%, năm 2003: 1,1%, năm 2004: 1,1%, năm 2005: 1,2%. Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ; nguồn gỗ nguyên liệu chưa ổn định, phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhu cầu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến là rất lớn. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 28 Rừng và lâm nghiệp đối với xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn miền núi 1.3 Dân số Việt Nam là 84,115 triệu người (năm 2006) gồm 54 cộng đồng dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc. Các dân tộc sống trên đất Việt Nam được chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau: Việt - Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Kadai, Nam Đảo, Hán và Tạng. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế6. Ngành lâm nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện các hoạt động quản lý và sản xuất lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước; đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Rừng luôn là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. Mối quan hệ giữa xoá đói giảm nghèo và nghề rừng ở Việt Nam là một mối quan hệ nhân quả giữa những biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi về độ che phủ rừng. Luận giải các mâu thuẫn và tương đồng giữa giảm nghèo và trạng thái rừng được phân tích bằng mô hình “Tứ diện”: Được - Được: nghĩa là giảm nghèo và bảo vệ môi trường được thừa nhận là đi đôi với nhau; Được - Mất: nghĩa là thành công trong công tác giảm nghèo gây ra suy giảm rừng và đa dạng sinh học; Mất - Được: nghĩa là an toàn sinh kế của người dân không còn nữa vì họ không được phép sử dụng rừng; Mất - Mất: nghĩa là cả người dân địa phương và môi trường đều bị thua thiệt7. Đời sống của người dân miền núi luôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hoá và dịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên. Ngay cả khi người dân bị mất rừng thì họ cũng vẫn có những lợi ích lớn thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp. Hiện nay, rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Việt Nam đang sống trong và gần rừng. Vì vậy để thực hiện được công cuộc xoá đói giảm nghèo cần phải quan tâm thích đáng đến việc sử dụng tài nguyên rừng. Ngược lại, bất kỳ chính sách nào của Nhà nước thắt chặt việc khai thác sử dụng rừng cần phải chú trọng đến các tác động đối với người nghèo. Việc 6 Theo Giới thiệu các dân tộc Việt Nam. 7 William D. Sunderlin và Huynh Thu Ba, 2005. Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam. Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Trường Lâm nghiệp và Khoa học Môi trường, Đại học Tổng hợp. Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam 29 giảm nghèo ở nông thôn trên diện rộng phải gắn với kế hoạch trồng rừng ở quy mô tương đương. Để giải quyết được đói nghèo cho các cộng đồng sống trong rừng, sống phụ thuộc vào rừng thì không có giải pháp nào khác là phải dựa vào rừng., sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên rừng thông qua đổi mới lâm trường quốc doanh; thực hiện mô hình đồng quản lý và chia xẻ lợi ích với cộng đồng dân cư địa phương.. Củi vẫn còn là một nguồn thu nhập của người dân vùng cao (Nguồn: Trần Ngọc Hải) Rõ ràng, tài nguyên rừng sẽ ngày càng có vai trò lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của rừng và ngành lâm nghiệp. Vì vậy, hơn bao giờ hết ngành lâm nghiệp phải có những bước chuyển tiếp nhanh chóng từ nền kinh tế rừng tự nhiên sang nền kinh tế rừng trồng. Thực tiễn hiện nay cho thấy, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ rừng cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người và đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội địa. Đảng và Nhà nước tiếp tục kiên trì cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp. Xã hội hóa được coi là phương thức và công cụ để đạt mục tiêu tạo thêm 2 triệu việc làm mới trong lâm nghiệp; tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo 70% số hộ trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm như đã xác định trong Chiến lược lâm nghiệp quốc gia. Xác lập lại quyền sử dụng tài nguyên rừng hướng tới các cộng đồng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi là những đóng góp quan trọng của ngành lâm nghiệp. Trong giai đoạn vừa qua ngành lâm nghiệp có những kết quả đáng khích lệ trong việc thu hút các hộ nông dân, cộng đồng tham gia làm nghề rừng. Theo số liệu công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đến ngày 01 tháng 01 năm 2005, cả nước có 1.180.465 người sử dụng đất lâm nghiệp, trong đó của hộ gia đình và cá nhân: 1.173.829; UBND xã: 1.245; tổ chức kinh tế: 1.365; các tổ chức khác: 3.105; liên doanh với nước ngoài: 6 và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%. Nhà nước khuyến khích phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại bằng các giải pháp giao đất giao rừng, tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm; phát triển quản lý rừng cộng đồng,và hợp tác xã lâm nghiệp kiểu mới. Tuy nhiên, tác động của ngành lâm nghiệp đối với xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định (Ví dụ: tại Thanh Hoá, thu nhập bình quân từ lâm nghiệp của nhóm hộ khá đạt khoảng 786 nghìn đồng/người/năm, nhóm hộ thoát nghèo đạt 461 nghìn đồng/người/năm, nhóm hộ nghèo đạt 241 nghìn đồng/người/năm), đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng, đời sống của cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp còn rất khó khăn. Việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có những chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng chậm; nhiều địa phương chưa mạnh dạn tổ chức giao rừng tự nhiên và rừng trồng cho dân, đặc biệt cho cộng đồng, hộ gia đình và tư nhân. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Do Việt Nam nằm trải dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa và điểm hình thành của các cơn bão lớn, nên Việt nam luôn phải đối mặt với thiên tai và khí hậu thời tiết bất thường; mặt khác do địa hình đa dạng, dốc và chia chia cắt nên rừng càng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, được thể hiện trên các mặt sau: - Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện; - Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...; - Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển; - Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...; Rừng và lâm nghiệp đối với sự bền vững của môi trường 1.4 - Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị c - Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm Một ha rừng hàng năm tạo nên 300-500 tấn s thể lên tới 30 tấn. Mỗi người một năm cần 4.000 k 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Nhiệt độ kh trống khoảng 3 - 5°C. Rừng còn là tác nhân bảo vệ và vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn c gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài độ 8 Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt. Rừng phòng hộ ở Hương Sơn 30 ảnh quan và du lịch...; lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ . inh khối, 16 tấn ôxy, đối với rừng thông có g O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - ông khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của ủa vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn ng thực vật quý hiếm8. Những số liệu thống i/Rừng. Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam 31 kê đã cho thấy miền núi Việt Nam là một trong những nơi có tài nguyên đa dạng sinh học cao. Người ta đã phát hiện ở Việt Nam có tới 11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ, trong số đó có tới 30% là loài đặc hữu9. Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ của thế giới. Hiện nay, đã biết được 275 loài thú có vú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ10. Tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng. Theo Vương Văn Quỳnh (2006), diện tích đất có rừng có khả năng đảm bảo an toàn môi trường của Việt Nam phải chiếm ít nhất 45% tổng diện tích tự nhiên. Theo Hà Chu Chử (2006), đến giữa thế kỷ 21 hàm lượng dioxyt carbon (CO2) trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay. Nguồn phát thải CO2 lớn nhất là nhiên liệu dầu mỏ, than đá, cùng các loại nhiên liệu hữu cơ khác bị đốt cháy trong sử dụng nguồn nguyên liệu này lên tới 5,4 tỷ tấn/năm. Nạn cháy rừng, mất rừng, chủ yếu là ở vùng nhiệt đới tham gia vào phát thải 1,6 tỷ tấn CO2/năm. Ngoài ra nguồn phát thải lớn đó còn có những nguồn phát thải khí nhà kính như đầm lầy, đất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, sự phân giải của các chất hữu cơ... tuy nhỏ nhưng ở diện rộng đã làm cho hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên 3.000 triệu tấn/năm. Rừng và cây xanh nói có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết hàm lượng CO2. Hàng năm, trên trái đất nhờ quang hợp của thực vật đã tạo ra 150 tỷ tấn chất hữu cơ, tiêu thụ 300 tỷ tấn CO2 và phát thải 200 tỷ tấn oxy. Năng suất quang hợp của rừng phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loại cây. Ở rừng kín rậm ôn đới khả năng hấp thụ CO2 khoảng 20 - 25 tấn/ha/năm và thải ra 15 - 18 tấn ôxy/ha/năm, tạo ra 14 - 18 tấn/ha/năm chất hữu cơ. Rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở Việt Nam có mức hấp thụ CO2 khoảng 150 tấn/ha/năm, thải 110 tấn ôxy/ha/năm, tạo ra 40 tấn/ha/năm chất hữu cơ11. Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hứng chịu từ 5 đến 8 cơn băo lớn và triều cường gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Trước đây, nhờ có các dải rừng ngập mặn tự nhiên hoặc rừng trồng ở ven biển, cửa sông nên đê điều ít khi bị vỡ, tính mạng và tài sản của người dân được bảo vệ. Trong nhiều năm qua, do việc phá rừng nội địa ngày càng tăng, tạo điều kiện cho lũ lụt hoành hành ở vùng hạ lưu ven biển. Nạn sụt lở đất, lũ quét, lũ ống xảy ra ở nhiều nơi.. Bên cạnh đó, việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng các đô thị, khu du lịch ngày càng tăng nên đã đe doạ cuộc sống của cộng đồng ven biển. Vì vậy, việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong phòng hộ ven biển.Trong tương lai với sự nóng lên của trái đất, vai trò của rừng sẽ ngày càng quan trọng hơn thì giá trị môi trường của rừng sẽ ngày càng cao và vượt giá trị cuả gỗ và lâm sản ngoài gỗ12, góp phần làm giảm thiểu và thích ứng với thay đổi khí hậu. 9 Thực vật rừng – Bách khoa toàn thư - 10Động vật rừng Việt Nam. 11 Hà Chu Chử (2006). Vai trò của rừng và lâm nghiệp giảm nhẹ khí nhà kính. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 6/2006, tr.83 – 85. 12 Phan Nguyên Hồng và Vũ Đoàn Thái (2005). Vai trò của rừng ngập mặn trong viẹc bảo vệ các vùng ven biển. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trườngĐại học Quốc gia Hà Nội. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 32 Xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với ngành lâm nghiệp trong giai đoạn mới, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Chiến lược đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2020 cụ thể như sau: "Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng". Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là: - Về kinh tế: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác. - Về xã hội: Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức, năng lực và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đồng bào các dân tộc ít người, các hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề Mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp 1.5 Đi hiện trường trong quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Chương 1. Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam 33 rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng. - Về môi trường: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Để đạt được mục tiêu tổng thể, chiến lược đưa ra 5 chương trình, trong đó có 3 chương trình phát triển và 2 chương trình hỗ trợ. Mỗi chương trình đều có mục tiêu riêng. Các chương trình phát triển gồm: • Quản lý và Phát triển rừng bền vững; • Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường • Chế biến và tiếp thị lâm sản Các chương trình hỗ trợ gồm: • Nghiên cứu, Giáo dục, Đào tạo và Khuyến lâm/Phổ cập • Chính sách, Thể chế, Lập kế hoạch và Giám sát. Kế hoạch 5 năm của Ngành đưa ra mục tiêu tổng thể giống như mục tiêu tổng thể của Chiến lược, gồm 4 mục tiêu nhỏ giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội, môi trường và quản lý ngành. Trong đó, 3 mục tiêu cụ thể đầu tiên giống với 3 chương trình đầu của Chiến lược còn mục tiêu thứ 4 - quản lý ngành - giống với các chương trình hỗ trợ của Chiến lược. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đưa ra các mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển lâm nghiệp và nó giống với các mục tiêu của Chiến lược và Kế hoạch 5 năm. Như trình bày trong các chương tiếp theo, hệ thống chỉ tiêu ngành lâm nghiệp được xây dựng nhằm đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển của ngành như đã được nêu trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam (2006-2020), Kế hoạch 5 năm của Ngành và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng hay Dự án 661. Diễn đàn Đối tác Lâm nghiệp 2007 “Tăng cường xã hội hóa trong ngành Lâm nghiệp” Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương Bộ chỉ tiêu giám sát Ngành Lâm nghiệp 34Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 2. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 35 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS) đã được xây dựng từ năm 2004 với 36 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu. Cơ sở dữ liệu ban đầu này có thể lấy từ trang thông tin điện tử (Website) của Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP). Năm 2006 bộ chỉ tiêu này đã được sửa đổi để phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng. Ban đầu bộ chỉ tiêu sửa đổi đưa ra 72 chỉ tiêu. Tuy nhiên sau khi thu thập và sử lý các số liệu năm 2005 (năm cơ sở), Tổ thông tin giám sát ngành đã thống nhất đưa ra 55 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu. 17 chỉ tiêu còn lại hiện chưa thu thập được số liệu hoặc chưa có điều kiện xử lý số liệu cho riêng ngành lâm nghiệp được đề nghị là các chỉ tiêu "tương lai" và cần có kế hoạch để thu thập và sử lý trong thời gian tới. Số liệu sử dụng trong báo cáo này chủ yếu là số liệu được tập hợp ở cấp quốc gia và cấp vùng. Các số liệu cấp tỉnh sẽ được cung cấp dưới dạng đĩa CD kèm theo báo cáo này. Các chỉ tiêu được sử dụng để giám sát các chương trình hành động lớn của ngành lâm nghiệp như Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Kế hoạch 5 năm 2006-2010 của ngành lâm nghiệp, Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng... Các chỉ tiêu này cũng được sử dụng để giám sát và đánh giá các hoạt động, các kết quả, tác động chính của ngành lâm nghiệp nhằm kịp thời cải tiến công tác quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sách của ngành. Các chỉ tiêu cũng có thể góp phần giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra, bộ chỉ tiêu và các số liệu kèm theo cũng cung cấp các thông tin cơ bản và có hệ thống về ngành lâm nghiệp phục vụ cho xây dựng các báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho các cơ quan của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ cũng như cho các báo cáo quốc gia đối với các thoả thuận và công ước quốc tế mà Việt nam đã tham gia. Mỗi chỉ tiêu sẽ được trình bày như sau: Định nghiã về chỉ tiêu (nếu cần); số liêu cơ bản năm 2005 dưới dạng biểu, biểu đồ hoặc bản đồ; bình luận về số liệu (có sử dụng số liệu của các năm trước để thuyết minh) và kiến nghị để cải thiện và nâng cao chất lượng của các số liệu. Các số liệu chi tiết liên quan đến mỗi chỉ tiêu sẽ được cung cấp dưới dạng đĩa compact đính kèm báo cáo này. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp là một thành phần của Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS) hiện đang tiếp tục xây dựng. Mục tiêu xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát ngành và các nguồn số liệu 2.1 Chương 2. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 36 Hệ thống chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở cách lập kế hoạch được định hướng theo mục tiêu và kết quả của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, sử dụng khung lô gic được đơn giản hoá để phục vụ cho thiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược cũng như các chương trình lâm nghiệp và từ đó xác định các chỉ tiêu cần thiết cho hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp. Bộ chỉ tiêu và khung logic của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 2.2 Bảng 1: Khung logic của Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020 Mục tiêu và kết quả Đánh giá tiến độ và mức độ đạt được các mục tiêu Chỉ tiêu Mục tiêu tổng quát • Mục tiêu phát triển của Ngành Các chỉ tiêu tác động Mục tiêu cụ thể • Các mục tiêu kinh tế • Các mục tiêu xã hội • Các mục tiêu môi trường Các chỉ tiêu kết quả Kết quả (đầu ra) của 5 Chương trình của Chiến lược • Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững • Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dịch vụ môi trường • Chương trình chế biến và thương mại lâm sản • Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm • Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp Chỉ tiêu thực hiện Đầu vào • Đầu tư tài chính • Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Các chỉ tiêu đầu vào Nguồn: Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam 2006-2020 Khung lô gic được thiết kế theo các mục tiêu tổng quát (chỉ tiêu tác động), mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp quốc gia, Kế hoạch 5 năm và các và dự án 661 (chỉ tiêu thành quả) và các mục tiêu của 5 chương trình phát triển và chương trình hỗ trợ trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 (chỉ tiêu thực hiện). Phương pháp sắp xếp các chỉ tiêu này có ưu điểm là người sử dụng có thể xác định được các chỉ tiêu dự kiến có thực sự cần thiết để góp phần thành đạt các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chiến lược và mục tiêu của các Chương trình hay không. Các chỉ tiêu đầu vào cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực hiện các kế hoạch, chương trình đánh giá được mức độ thực hiện các hoạt động trên cơ sở các nguồn tài lực có thể huy động được. Hệ thống chỉ tiêu thống kê sửa đổi lần này bao gồm 72 chỉ tiêu trong đó có 55 chỉ tiêu thu thập được số liệu, cụ thể xem bảng sau: Chương 2. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp 37 Bảng 2: Danh dách các chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp (theo khung logic) STT Mã số Tên chỉ tiêu Tình hình số liệu (*) 1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 1 1.1 Diện tích rừng hiện có Đã có số liệu 2 1.2 Độ che phủ rừng Đã có số liệu 3 1.3 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của ngành lâm nghiệp Đã có số liệu 4 1.4 Tỷ lệ nghèo ở các tỉnh/tp có nhiều rừng Đã có số liệu 2. CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ 2.1 Mục tiêu kinh tế 5 2.1.1 Giá trị sản xuất của ngành LN Đã có số liệu 6 2.1.2 Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành LN Đã có số liệu 7 2.1.3 Trữ lượng rừng Đã có số liệu 8 2.1.4 Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong LN Tương lai 9 2.1.5 Lợi nhuận thu được trên 1 ha rừng/ năm Tương lai 2.2 Mục tiêu xã hội 10 2.2.1 Số xã đặc biệt khó khăn theo CT 135 Đã có số liệu 11 2.2.2 Diện tích đất LN được giao và cho thuê Đã có số liệu 12 2.2.3 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng ở các tỉnh có nhiều rừng Đã có số liệu 13 2.2.4 Số việc làm lâm nghiệp được tạo ra trong năm của dự án 661 và khu vực chế biến gỗ Đã có số liệu 2.3 Mục tiêu môi trường 14 2.3.1 Số lượng loài động vật và thực vật rừng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng và ở mức độ nguy cấp Đã có số liệu 15 2.3.2 Diện tích rừng phân theo đai cao, độ dốc Đã có số liệu 16 2.3.3 Độ tàn che và số lượng tầng tán của rừng phòng hộ Tương lai 17 2.3.4 Diện tích đất LN có nguy cơ bị sa mạc hóa Tương lai 3.CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN 3.1 Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững 18 3.1.1 Diện tích đất quy hoạch cho Lâm nghiệp đến 2010 Đã có số liệu 19 3.1.2 Diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên Đã có số liệu 20 3.1.3 Đất quy hoạch để trồng rừng mới Đã có số liệu 21 3.1.4 Diện tích rừng sản xuất Đã có số liệu 22 3.1.5 Diện tích rừng trồng mới tập trung trong năm Đã có số liệu 23 3.1.6 Diện tích rừng được trồng lại hàng năm sau khai thác Đã có số liệu 24 3.1.7 Diện tích khoanh nuôi tái sinh đã thành rừng Đã có số liệu 25 3.1.8 Diện tích lâm sản ngoài gỗ Đã có số liệu 26 3.1.9 Số lượng cây LN trồng phân tán hàng năm Đã có số liệu 27 3.1.10 Diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng Đã có số liệu 28 3.1.11 Diện tích rừng có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (có phương án điều chế rừng) đã được phê duyệt Tương lai 3.2 Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường 29 3.2.1 Diện tích rừng phòng hộ Đã có số liệu 30 3.2.2 Diện tích rừng đặc dụng Đã có số liệu 31 3.2.3 Diện tích rừng được khoán bảo vệ Đã có số liệu 32 3.2.4 Số cán bộ Kiểm Lâm địa bàn xã Đã có số liệu 33 3.2.5 Diện tích rừng bị thiệt hại Đã có số liệu 34 3.2.6 Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng Đã có số liệu 35 3.2.7 Số thôn bản có quy ước bảo vệ rừng Đã có số liệu 36 3.2.8 Tổng giá trị của các dịch vụ môi trường rừng thu được Tương lai 3.3 Chương trình chế biến và thương mại lâm sản 37 3.3.1 Khối lượng gỗ khai thác Đã có số liệu 38 3.3.2 Khối lượng LSNG đã khai thác Đã có số liệu Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 2. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp 38 39 3.3.3 Khối lượng củi khai thác Đã có số liệu 40 3.3.4 Giá trị sản xuất của CN chế biến gỗ Đã có số liệu 41 3.3.5 Giá trị xuất khẩu hàng hoá của ngành LN Đã có số liệu 42 3.3.6 Giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập khẩu Đã có số liệu 43 3.3.7 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến LS chính Đã có số liệu 44 3.3.8 Diện tích (và khối lượng nếu có) về sản xuất NL kết hợp trên đất LN Tương lai 45 3.3.9 Giá trị và khối lượng sản xuất, chế biến của các làng nghề Tương lai 46 3.3.10 Chỉ số giá bán một số loại lâm sản chính Tương lai 47 3.3.11 Tổng mức bán lẻ háng hoá LS Tương lai 3.4. Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm 48 3.4.1 Số người làm khoa học và công nghệ lâm nghiệp Đã có số liệu 49 3.4.2 Số lượng giống cây LN được cấp chứng chỉ Đã có số liệu 50 3.4.3 Số đề tài khoa học được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng Đã có số liệu 51 3.4.4 Số cán bộ khuyến lâm/ nông lâm Đã có số liệu 52 3.4.5 Số học sinh, sinh viên LN (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề) đang học, tuyển mới và tốt nghiệp Tương lai 53 3.4.6 Số cán bộ nhà nước về LN được đào tạo lại Tương lai 54 3.4.7 Số hộ nông dân được tiếp cận và hưởng lợi từ các hoạt động khuyến lâm, khuyến nông, khuyến công Tương lai 55 3.4.8 Số nông dân tham gia các tổ chức khuyến lâm tự nguyện Tương lai 3.5. Chương trìnhg đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp 56 3.5.1 Số lao động trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp LN Đã có số liệu 57 3.5.2 Số doanh nghiệp, số lao động, số vốn, lỗ/ lãi của các doanh nghiệp chế biến lâm sản Đã có số liệu 58 3.5.3 Số lâm trường đã được chuyển sang công ty/ doanh nghiệp lâm nghiệp Đã có số liệu 59 3.5.4 Giá trị TS cố định của các doanh nghiệp LN Đã có số liệu 60 3.5.5 Số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp và diện tích quản lý Đã có số liệu 61 3.5.6 Số lượng các trang trại lâm nghiệp, số lao động và diện tích quản lý Đã có số liệu 62 3.5.7 Doanh thu của các trang trại lâm nghiệp Đã có số liệu 63 3.5.8 Số lượng HTX LN tham gia quản lý bảo vệ rừng và diện tích quản lý Tương lai 64 3.5.9 Số cộng đồng thôn bản tham gia quản lý bảo vệ rừng và diện tích quản lý Tương lai 4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÀU VÀO 4.1 Đầu tư tài chính 65 4.1.1 Tổng số vốn thực tế đầu tư cho LN Đã có số liệu 66 4.1.2 Số dự án ODA trong LN được ký kết, thực hiện và vốn hỗ trợ Đã có số liệu 67 4.1.3 Số dự án và tổng số vốn FDI trong lâm nghiệp (ký kết, thực hiện) Đã có số liệu 68 4.1.4 Đầu tư cho nghiên cứu KH và công nghệ LN Đã có số liệu 69 4.1.5 Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh Đã có số liệu 4.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 70 4.2.1 Kinh phí đầu tư cho Khuyến lâm Đã có số liệu 71 4.2.2 Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn Đã có số liệu 72 4.2.3 Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong LN Tương lai Nguồn: FSSP * Tương lai: hiện chưa thu thập được số liệu Bộ chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp về cơ bản được sắp xếp theo các cột tương tự Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ví dụ: tên chỉ tiêu, phân tổ chính, kỳ cung cấp số liệu, cơ quan chủ trì, thu thập, tổng hợp thông tin (thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT), nguồn cung cấp số liệu. Ngoài ra, hệ thống này còn cung cấp thêm thông tin về danh mục các cơ quan, chương trình quốc gia, các tổ chức và công ước quốc tế và các chỉ tiêu cần để phục vụ cho xây dựng báo cáo và kế hoạch quốc gia. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 2. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp 39 Tuy nhiên, cách sắp xếp hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành theo khung lô gic còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì nó khác so với cách sắp xếp các hệ thống chỉ tiêu thống kê thông thường đang được các cơ quan chính phủ sử dụng. Do vậy, các chỉ tiêu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp FOMIS đã được sắp xếp lại theo nhóm chỉ tiêu, tương tự Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu ngành nông nghiệp và PTNT. Hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp theo nhóm chỉ tiêu (Bảng 3) bao gồm 72 chỉ tiêu: a) Nhóm chỉ tiêu tổng hợp; b) Nhóm các chỉ tiêu về hiện trạng rừng; c) Nhóm các chỉ tiêu về các hoạt động lâm nghiệp trong năm bao gồm quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, khai thác và sử dụng rừng, chế biến và kinh doanh lâm sản; d) Nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu lao động, thu nhập và mức sống; e) Nhóm các chỉ tiêu về khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm; f) Nhóm các chỉ tiêu về đầu tư cho lâm nghiệp. Danh sách chỉ tiêu tổ chức theo chuyên ngành thống kế – Xem phụ lục trong CD. Trồng rừng ngập mặn (GTZ) Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 2. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp Một số hạn chế của bộ chỉ tiêu và số liệu 2.3 Mặc dù có rất nhiều các cơ quan của Chính phủ thu thập số liệu về ngành lâm nghiệp nhưng việc đưa tất cả các số liệu này vào trong một hệ thống không phải là điều dễ dàng. Như đã đề cập ở trên, các chỉ tiêu mà số liệu được thu thập thường xuyên là rất ít. Để cải tiến công tác giám sát cần phải cải tiến hoạt động thu thập số liệu và thu thập thêm số liệu. Các khuyến nghị để nâng cao chất lượng số liệu được nêu trong Chương 14. Bộ chỉ tiêu mới gồm 72 chỉ tiêu. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập và xử lý số liệu ban đầu (cho báo cáo điều tra năm 2005) chỉ có 55 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu theo yêu cầu. Do đó, 17 chỉ tiêu còn lại đã được xếp là “các chỉ tiêu trong tương lai” vì hiện tại không thể thu thập được số liệu của các chỉ tiêu này hoặc có số liệu nhưng đó là số liệu chung cho các ngành và không thể tách riêng cho ngành Lâm nghiệp. Cây tràm đen Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Theo dõi rừng (Dự án Sông Đà)40 Chương 2. Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 41 Mục đích và nội dung của báo cáo 2.4 Mục tiêu chính của báo cáo là cung cấp cho các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia về nội dung của các chỉ tiêu giám sát ngành chủ yếu. Các thông tin của từng chỉ tiêu là sự chuyển đổi các kiến thức phức tạp về khoa học tự nhiên và xã hội thành các đơn vị thông tin quản lý đơn giản hơn để hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết định. Chúng có thể hỗ trợ và xác định quá trình hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Các thông tin này cũng có thể là những cảnh báo sớm và đúng lúc cho các nhà quản lý để phòng tránh các tổn hại về kinh tế, xã hội và môi trường. Mục đích của báo cáo này là: • Giới thiệu Bộ chỉ tiêu ngành đã được sửa đổi bổ sung • Giới thiệu bức tranh tổng thể và đã được phân tích về hiện trạng ngành lâm nghiệp trong năm 2005. Nó là cơ sở để tính toán những thay đổi của Ngành trong tương lai (thông qua việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án quan trọng của Ngành). Báo cáo phân tích này sẽ được xuất bản 5 năm/lần. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu sẽ được cập nhật và xuất bản hàng năm. Các nội dung dưới đây của báo cáo, số liệu của từng chỉ tiêu được trình bày như sau: (1) định nghĩa về chỉ tiêu (nếu cần); (2) số liệu cơ bản của năm gốc/năm báo cáo 2005 trình bày dưới dạng bảng, biểu hoặc bản đồ; và (3) phân tích và ý kiến nhận xét về số liệu gốc, trong một số trường hợp còn so sánh số liệu gốc với số liệu của những năm trước đó. Các số liệu cụ thể liên quan đến từng chỉ tiêu được đưa ra trong phụ lục (dưới dạng đĩa CD được đính kèm báo cáo này). Số liệu được sử dụng trong báo cáo này phần lớn là số liệu được tổng hợp ở cấp Trung ước (cấp quốc gia) còn một số được thu thập ở cấp vùng. Nội dung phân tích số liệu và số liệu ở cấp tỉnh được đưa ra trong phụ lục (lưu trong đĩa CD được đính kèm báo cáo này). Báo cáo này và bộ số liệu cũng sẽ được đăng tải lên trang web của Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), www.vietnamforestry.org.vn. Bộ chỉ số giám sát ngành lâm nghiệp là một phần của Hệ thống Thông tin và Giám sát ngành Lâm nghiệp (FOMIS) hiện đang được xây dựng. Báo cáo này cũng sẽ góp phần xây dựng bộ chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT và các chỉ tiêu chuyên ngành đặc thù theo Quyết định số No. 71/ 2006/ QD - BNN về việc ban hành bộ chỉ tiêu thống kê cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hệ thống chỉ tiêu quốc gia với 24 nhóm chỉ tiêu theo Quyết định số 305/ QD - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chương Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010: Bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp nhằm nâng cao sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cũng như cung cấp các dịch vụ môi trường. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng. 42 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 43 Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Diện tích rừng hiện có là diện tích rừng tại thời điểm thống kê hoặc kiểm kê rừng. Diện tích rừng hiện có Chỉ tiêu 1.1 Bảng 3: Diện tích rừng hiện có theo loại rừng và vùng sinh thái Đơn vị tính: 1.000 ha Loại đất loại rừng Toàn quốc Tây Bắc Đông Bắc Sông Hồng Bắc T/Bộ Duyên Hải Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Đất có rừng 12.601,8 1.477,9 3.056,1 95,2 2.484,7 1.746,0 2.973,1 456,6 312,2 I. Rừng tự nhiên 10.273,0 1.377,0 2.231,2 49,7 1.999,9 1.436,0 2.828,7 292,0 58,6 1. Rừng gỗ 8.103,0 1.042,0 1.647,6 16,3 1.573,9 1.348,6 2.267,2 173,5 33,9 2. Rừng tre nứa 783,1 85,4 180,0 0,2 162,2 31,5 280,4 43,4 - 3. Rừng hỗn giao 684,8 66,5 149,0 3,6 74,6 50,7 281,0 59,2 0,1 4. Rừng ngập mặn 64,4 - 21,7 1,5 0,5 0,1 - 15,9 24,6 5. Rừng núi đá 637,7 183,0 232,9 28,0 188,7 5,1 - 0,0 - II. Rừng trồng 2.328,8 100,9 824,9 45,5 484,8 309,9 144,4 164,6 253,6 1. RT có trữ lượng 828,1 45,0 290,8 25,0 164,5 123,8 38,7 57,1 83,1 2. RT chưa có TL 1.204,4 51,0 389,8 19,9 243,8 165,2 101,6 62,8 170,2 3. Tre luồng 86,9 3,1 18,6 - 64,9 0,0 - 0,3 - 4. Cây đặc sản 209,4 1,8 125,7 0,6 11,7 20,9 4,1 44,4 0,3 Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005 Số liệu về diện tích rừng Việt nam 2005 cho thấy rừng tự nhiên chiếm trên 81,5% và rừng trồng chỉ chiếm 18,5% diện tích có rừng. Vùng có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất là Tây Nguyên (2,83 triệu ha), Đông Bắc(2,23 triệu ha) và Bắc Trung Bộ (2,0 triệu ha) và các vùng ít rừng tự nhiên nhất là Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ. Rừng gỗ chiếm ưu thế với trên 8,1 triệu ha, trong khi rừng ngập mặn suy giảm rõ rệt hiện chỉ còn 64.400 ha (đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long) so với 400.000 ha năm 1940, 290.000 ha năm 1962, 252.000 ha năm 1982 và 155.290 ha năm 2000. Rừng núi đá chỉ tập trung ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thông Đà Lạt, 2005 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động 44 Rừng trồng hiện có tập trung nhiều nhất ở Đông Bắc Bộ (824.900 ha), Bắc Trung Bộ (484.800 ha) và Duyên hải Nam Trung Bộ (309.900 ha); Các vùng có ít rừng trồng nhất là Đồng bằng Sông Hồng (45.500 ha), Tây Bắc(100.900 ha), Tây nguyên (144.400 ha) và Đông Nam Bộ (164.600ha). Nguyên nhân diện tích rừng trồng thấp là do không có đất ( Đồng bằng sông Hồng), do giao thông không thuân lợi (Tây Bắc) và do cây lâm nghiệp kém cạnh tranh hơn so với cây công nghiệp ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ). Biểu đồ 1: Diện tích rừng hiện có năm 2005 1. 47 8 3. 05 6 95 2. 48 5 1. 74 6 2. 97 3 45 7 31 2 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 Tây Bắc Đông Bắc Sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên Hải NTB Tây Nguyên Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005 Diện tích rừng trồng tre luồng nhỏ, chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ ( 64.900ha/ 86.900ha). Diện tích trồng cây đặc sản là 209.400 ha chủ yếu tại các tỉnh vùng Đông Bắc (125.700 ha). Bảng 4: Diện tích rừng phân theo loại rừng và chủ quản lý Đơn vị tính: 1.000 ha Loại đất loại rừng Tổng diện tích DN nhà nước BQLR PH BQLR ĐD Liên doanh Gia đình Tập thể Đơn vị vũ trang UBND Đất có rừng 12.601,8 2.865,2 1.566,0 1.629,9 66,7 2.848,1 559,3 259,7 2.806,8 I. Rừng tự nhiên 10.273,0 2.259,1 1.312,7 1.546,4 9,3 1.910,2 501,0 210,5 2.523,7 1. Rừng gỗ 8.103,0 1.791,4 1.145,5 1.198,9 5,7 1.430,5 351,1 155,6 2.024,3 2. Rừng tre nứa 783,1 216,2 62,1 71,5 0,9 172,7 46,0 11,5 202,2 3. Rừng hỗn giao 684,8 204,2 72,5 108,9 1,0 103,2 38,1 41,3 115,5 4. Rừng ngập mặn 64,4 14,8 22,8 11,5 0,0 5,0 1,8 0,2 8,3 5. Rừng núi đá 637,7 32,6 9,9 155,7 1,6 198,7 64,0 1,9 173,4 II. Rừng trồng 2.328,8 606,0 253,3 83,5 57,4 937,9 58,3 49,2 283,1 1. RT có trữ lượng 828,1 241,8 109,3 31,3 15,2 261,5 27,7 21,0 120,3 2. RT chưa có TL 1.204,4 324,4 130,6 50,4 42,2 485,1 25,1 23,8 122,8 3. Tre luồng 86,9 6,0 0,1 0,2 - 74,9 0,4 0,1 5,2 4. Cây đặc sản 209,4 33,8 13,3 1,6 0,0 116,4 5,0 4,3 34,9 Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động 45 Thực hiện Luật đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Chính phủ Việt nam đã giao rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Đến 2005, các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước quản lý 49,8 % diện tích rừng tự nhiên, trong khi các hộ gia đình và tập thể quản lý 23,5% diện tích rừng tự nhiên. Diện tích do UBND xã quản lý là khá lớn chiếm 24,6% diện tích rừng tự nhiên. Diện tích rừng do các hộ gia đình trồng chiếm 40,2% tổng diện tích rừng trồng, trong khi diện tích do doanh nghiệp nhà nước trồng chiếm 26% và do các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng trồng chiếm 14,5%. Biểu đồ 2: Diện tích rừng phân theo loại chủ quản lý DN nhà nước 23% BQLR PH 12% BQLR ĐD 13%Liên doanh 1% Gia đình 23% Tập thể 4% Đơn vị vũ trang 2% UBND 22% Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005 Người dân thôn bản thảo luận về kế hoạch trồng trọt (Nguồn: Dự án Sông Đà - SFDP) Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam.pdf