Tóm lược nội dung ôn tập lịch sử tư tưởng chính trị

Phan Chu Trinh (1872-1926): - Tư tưởng đấu tranh ôn hòa, công khai, thực hiện duy tân đất nước. - Dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến giành độc lập. - Chống bạo động, chống cầu viện của Nhật. - Chủ trương cải lương, thỏa hiệp với Pháp. - Tư tưởng dân chủ tư sản, khai thông dân trí, mở mang dân quyền, dân sinh.

doc11 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm lược nội dung ôn tập lịch sử tư tưởng chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC NỘI DUNG ÔN TẬP LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ------------- A. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI I. PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI. - Là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. - Là quốc gia phát triển sớm nhất Châu Âu, Hy Lạp cổ đại kéo dài từ thế kỷ thứ VIII trước CN đến thế kỷ thứ III, duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình. - Phát triển sản xuất dẫn đến phân hóa lao động sâu sắc, hình thành các quốc gia thành bang, trong đó có 2 thành bang trung tâm là Aten và Spac. Aten là nhà nước dân chủ chủ nô. Spac là nhà nước chủ nô quý tộc. - Chiến tranh tương tàn kéo dài hàng thế kỷ giữa hai nhà nước và chiến thắng cuối cùng thuộc về nhà nước Spac. - Kinh tế công thương nghiệp phát triển, tạo điều kiện mở rộng thuộc địa, thúc đẩy giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các dân tộc. - Phân công lao động phát triển à các tầng lớp trí thức à nảy sinh các tư tưởng về chính trị. - Tư tưởng chính trị ra đời trong đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa chủ nô và nô lệ, giữa giới quý tộc với nhau. Giới quý tộc đều nhất trí ở sự thừa nhận sở hữu tư nhân, chế độ nô lệ là tự nhiên, bất công xã hội là hiện tượng tất yếu. Nhà nước là thiết chế chỉ dành cho những người tự do. - Đế chế La Mã từ thế kỷ IV trước CN đến thế kỷ V, với hai thời kỳ: + Thời kỳ cộng hòa (IV tr.CN - I): Bộ máy nhà nước gồm Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân. Diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bình dân và quý tộc. Giới quý tộc thường có tham vọng mở rộng uy lực, xâm chiếm lãnh thổ các nước khác à nổ ra các cuộc khởi nghĩa nô lệ. + Thời kỳ đế chế (I - V): Chế độ độc tài của các “tam hùng”, của các vị hoàng đế. Vai trò của Viện Nguyên lão vẫn được coi trọng, xã hội phát triển cực thịnh. Từ thế kỷ III, La Mã rơi vào khủng hoảng, tầng lớp lệ nông ra đời. II. PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI. - Thời kỳ trung đại ở phương Tây kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ XVI. - Nét nổi bật của thời kỳ này là sự thống trị của chế độ phong kiến và Thiên Chúa giáo, thế quyền cấu kết với thần quyền đàn áp nhân dân. - Với phương thức sản xuất phong kiến, xuất hiện hai giai cấp chủ yếu trong xã hội là địa chủ và nông dân. Địa chủ chiếm hầu hết ruộng đất, nông dân phụ thuộc hoàn toàn cả về thân thể, kinh tế, chính trị vào địa chủ. - Từ thế kỷ XI, công - thương nghiệp phát triển kinh tế hàng hóa xuất hiện thúc đẩy sự ra đời tầng lớp thị dân, mầm mống của giai cấp tư sản. - Thiên Chúa giáo không chỉ thống trị về tinh thần, đàn áp các tư tưởng khoa học mà còn thống trị cả về kinh tế, chính trị, chi phối các nhà nước phong kiến. - Giai đoạn đầu, các lực lượng thế tục và thần quyền đấu tranh với nhau quyết liệt nhằm tranh giành quyền lực, nhưng sau đó lại kết cấu với nhau để thống trị nhân dân lao động. Chúng đã tiến hành các cuộc “thập tự chinh” xâm chiếm, cướp bóc, chém giết tàn bạo các dân tộc Tây Á - các lực lượng tà giáo. III. PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI. - Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã. Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn. - Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, sự phân hóa xã hội ngày càng rõ rệt à tầng lớp tư sản và những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện. - Nền văn hóa phục hưng phát triển rực rỡ trong suốt thế kỷ XIV-XV. - Sự ra đời và thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; các cuộc cách mạng công nghiệp, kinh tế hàng hóa dẫn đến các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. - Hai giai cấp mới ra đời là tư sản và vô sản, ngày càng đấu tranh quyết liệt với nhau. - Về tư tưởng, xuất hiện các trào lưu chống thần quyền, chống chuyên chế phong kiến, đấu tranh đòi tự do, dân chủ và hai trào lưu chính trị: chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội không tưởng. IV. TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI. - Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. - Đồ sắt xuất hiện, tạo nên cuộc cách mạng về công cụ lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nông nghiệp phát triển mạnh, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp có chuyển biến vượt bậc. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt giữa các giai cấp, tầng lớp thống trị: giữa quý tộc với thương nhân, địa chủ; giữa giai cấp thống trị với nhân dân lao động. - Vua Chu chỉ tồn tại trên danh nghĩa, chiến tranh liên miên giữa các nước chư hầu do tranh giành đất đai, bành trướng lãnh thổ. Đạo đức, trật tự xã hội suy thoái, đảo lộn. Nhân dân đói khổ vì chiến tranh. - Trước tình hình đó, những người có học thức đua nhau tìm giải pháp để lập lại trật tự xã hội à hàng trăm học thuyết, tư tưởng ra đời, trong đó ảnh hưởng nhất là Nho Gia, Mặc Gia, Pháp Gia. V. VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X - XV. - Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là nhân dân ta phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ phương Bắc: Tống, Nguyên, Minh. - Các triều đình nhà Lý, Trần, Lê đã huy động được sức mạnh của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Về kinh tế, thời kỳ này nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, công việc khai hoang khẩn hóa, xây dựng các công trình thủy lợi được tiến hành với quy mô lớn. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh; các trung tâm thương mại xuất hiện. - Thời kỳ nhà Hồ đã tiến hành xóa bỏ chế độ điền trang thái ấp của quý tộc, thực hiện chế độ quân điền, nhà nước thu tô thuế. - Thành thị chậm phát triển do chính sách “trọng nông, ức thương”. - Về xã hội, tầng lớp quý tộc nắm quyền trong xã hội, ngày càng khẳng định vai trò của mình; những người nông dân, nông nô, thợ thủ công... chiếm đa số trong xã hội. - Nho giáo ngày càng được coi trọng và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến. Bộ máy quan lại được tuyển chọn thông qua hệ thống thi cử. - Phật giáo là quốc giáo thời Lý, có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống chính trị, xã hội, nhưng sau đó đã giảm dần vai trò. VI. VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI - XIX. - Xã hội Việt Nam bắt đầu diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhân dân ngày càng sâu sắc à phong trào nông dân nổi lên mạnh mẽ, liên tục. - Vượt lên trên những hạn chế của các cuộc khởi nghĩa nông dân khác, khởi nghĩa Tây Sơn giành được thắng lợi vĩ đại, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, do vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất đột ngột, nên không lâu sau khi được thống nhất, đất nước lại rơi vào một cuộc nội chiến. - Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế và đặt tại kinh đô Huế, đặt hiệu là Gia Long, triều Nguyễn chính thức được thành lập. - Trong các thế kỷ XVII, XVIII, nền kinh tế thương nghiệp phát triển ở một trình độ nhất định, dấu hiệu của nó là có thị trường khu vực ở từng miền khá sầm uất. Đến cuối thế kỷ XVIII, các đô thị cảng biển dần trở lên tiêu điều, quyền ngoại thương hoàn toàn nằm trong tay nhà nước phong kiến và bị kiểm soát chặt chẽ; nội thương thì do thương nhân người Hoa lũng đoạn. - Phương thức sản xuất phong kiến thống trị xã hội Việt Nam cho đến cuối thế kỷ XIX. - Các triều đại trị vì đều có những đóng góp nhất định cho sự phát triển đất nước và phục hưng nền văn hóa dân tộc à sự thống nhất trong đa dạng và phong phú của một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc và tính nhân văn. B. ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG NỔI BẬT I. PHƯƠNG TÂY. - Xu thế chi phối toàn bộ các tư tưởng chính trị phương Tây là đi tìm thể chế chính trị hỗn hợp chắt lọc, dung chứa được các yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục được những hạn chế của các thể chế chính trị khác nhau trong lịch sử. - Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là của dân. - Quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước phải tập trung, nhưng đi đôi với nó, quyền lực phải bị kiểm soát chặt chẽ. Nếu không, quyền lực công cộng sẽ thoái hóa thành quyền lực cá nhân làm tan rã quyền lực chung. - Chính trị là lĩnh vực lãnh đạo và điều khiển toàn bộ. Vì vậy, chính trị phải là sự thống trị của trí tuệ tối cao. - Nhà nước không phải là cơ quan quyền lực bên ngoài và bên trên dân, mà là công cụ quyền lực chung của dân. - Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân từng con người là quan hệ rất cơ bản trong đời sống chính trị. è Giá trị tiêu biểu và những hạn chế của tư tưởng chính trị phương Tây cận đại: - Tôn trọng sự phát triển của tự nhiên và xã hội. - Tìm thể chế chính trị hợp lý. - Quyền lực tập trung vào lãnh tụ có đức, tài, uy tín. - Sự tham gia của những người ưu tú vào chính quyền nhà nước. - Quyền lực nhân dân là nền tảng của toàn bộ tổ chức chính quyền. - Phân chia quyền lực nhà nước như là tính tất yếu kỹ thuật. - Quyền lực nhà nước cần được kiểm soát. - Đề cao trí tuệ con người, pháp luật. - Muốn có bình đẳng xã hội nhưng tìm con đường cách mạng cải lương, không tưởng. - Cho quyền lực là của dân nhưng ủng hộ thể chế quân chủ; không hiểu rõ nguồn gốc, bản chất của nhà nước. II. TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI. - Quan niệm về chính trị: Chính trị là chính đạo, là ngay thẳng, làm chính trị là để dẫn dắt dân, lo cho xã hội thái bình thịnh trị. - Về quyền lực nhà nước: Các trường phái đều thống nhất ở tư tưởng thiết lập một chế độ quân chủ trung ương tập quyền, toàn bộ quyền lực thuộc về nhà vua. Nhân dân là bầy tôi, thảo dân, là đối tượng bóc lột, có nghĩa vụ trung thành, phục vụ nhà vua. - Về phương pháp cai trị: Trong hoàn cảnh loạn lạc, họ đều tìm các biện pháp, cách thức cai trị sao cho có hiệu quả, đất nước cường thịnh. Theo chủ nghĩa “tôn quân”, “trung quân ái quốc”, nhấn mạnh vai trò nhà vua, đề cao thủ thuật, mưu kế trị nước. Mỗi trường phái đại diện cho một giai cấp, tầng lớp trong xã hội nên có quan điểm trị nước khác nhau: + Nho gia, đại diện cho tầng lớp quý tộc đang sa sút chủ trương đức trị - nhà vua trước hết phải là tấm gương về đạo đức, phải chăm sóc dân, “dưỡng dân, giáo hóa dân, an dân”. + Pháp gia, đại diện cho tầng lớp thương nhân, địa chủ đang lên, chủ trương dùng hình phạt - pháp luật - để cai trị, thông qua pháp - thuật - thế. + Mặc gia, đại diện cho giới bình dân, chủ trương mọi người phải thương yêu nhau và làm lợi cho nhau, kêu gọi bình đẳng, tất cả mọi người đều phải lao động, thực hành tiết kiệm, chống hình thức, lãng phí. - Về xã hội lý tưởng: theo tôn ti trật tự từ vua cho đến thần dân, ai ở yên phận nấy, theo khuôn phép có sẵn, không đấu tranh, không cải biến xã hội. III. VIỆT NAM. - Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền quốc gia. - Đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia. - Đề cao dân, dựa vào dân để dựng nước và giữ nước. - Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hướng theo pháp luật. - Hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng và trên thế giới. C. CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG TIÊU BIỂU I. PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI. * Hêrôđốt (480-425 tr.CN): Là người đầu tiên phân biệt và so sánh các loại hình chính thể khác nhau: - Quân chủ trị: là thể chế mà quyền lực nằm trong tay một người - ông vua. - Quý tộc trị: là thể chế mà quyền lực do một nhóm người có trí tuệ, có phẩm chất tốt nắm giữ. - Dân chủ trị: là thể chế được thiết lập do số đông nhân dân nắm quyền lực. * Xênôphôn (427-355 tr.CN): - Đóng góp lớn nhất của ông là đưa ra quan niệm về Thủ lĩnh chính trị. Đó là người hội tụ những phẩm chất, năng lực có tính vượt trội, làm cho người khác tin tưởng, nghe theo mình. Đó là: biết chỉ huy, giỏi kỹ thuật, giỏi thuyết phục; biết vì lợi ích chung, phục vụ ý chí chung, tận tâm phục vụ quần chúng; biết tập hợp và nhân lên sức mạnh của mọi người. * Platôn (428-347 tr.CN): - Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao. Quyền lực chính trị được tạo ra từ sự thông thái. - Nhà nước gồm ba tầng lớp: các pháp quan - có trí tuệ cai trị nhà nước; tầng lớp chiến binh bảo vệ thành bang; giới bình dân lao động sản xuất, cung cấp của cải vật chất cho thành bang. - Ông chống lại chế độ dân chủ, đòi khôi phục nhà nước bảo thủ, lỗi thời. * Arixtốt (384-322 tr.CN): - Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, là khoa học làm chủ, là khoa học kiến trúc xã hội của mọi công dân. - Nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình. - Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hội về ba phương diện: lập pháp, hành pháp và phân xử. - Ông coi trọng pháp luật, cho nó là quy tắc khách quan, có pháp luật chung (tự nhiên) và pháp luật riêng (do con người). - Ông luận giải, phân tích các hình thức chính phủ: quân chủ, quý tộc, dân chủ; chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình. * Pôlybe (201-120 tr.CN): - Kế thừa cách phân loại chính phủ của Arixtốt, ủng hộ thể chế chính trị hỗn hợp, ở đó vừa có quân chủ, vừa có quý tộc và dân chủ. - Chính phủ tốt nhất là chính phủ liên kết được những kiểu hình thức thuần túy khác nhau trong những tỷ lệ hài hòa nhất. Cơ quan chấp hành tối cao là vua; nguyên lão nghị viện là quý tộc; các hội đồng, các “cơ quan bảo dân” là dân chủ. * Xixêrôn (106-43 tr.CN): - Ông đánh giá cao đạo đức trong chính trị. Chính trị là công việc của những người tốt, là những công việc công cộng. - Ông ủng hộ chế độ quân chủ, phản đối chế độ dân chủ và cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ hỗn hợp. - Ông bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ nô, biện minh cho sự bất công xã hội. II. PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI. * Ôguyxtanh (354-430): - Nhà thờ là thành bang của Thượng đế, của cái tốt, là vĩnh cửu, có quyền lực tối cao; nhà nước là thành bang của trần gian, của cái ác, phụ thuộc vào nhà thờ. - Khẳng định chế độ nô lệ là do Chúa định, kêu gọi các hoàng đế phải phục vụ giáo hội, tiêu diệt tà đạo. * T.Đacanh (1225-1274): - Ông cho rằng, quyền lực chính trị có nguồn gốc từ Thượng đế, gồm 4 loại: quyền lực chính trị là quyền cai trị theo quy ước, luật lệ; quyền lực độc tài là quyền lực không giới hạn; vương quyền cai trị không theo pháp luật mà theo cảm hứng, sự khôn khéo; quyền lực tôn giáo là cao hơn cả, có thể phế truất những ông vua không trung thành. - Ông quyết liệt chống đối sự bình đẳng xã hội, bảo vệ sự phân chia đẳng cấp, biện minh cho chế độ nô lệ. - Đòi nhà nước phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thờ, cho rằng tôn giáo trường tồn cùng với xã hội loài người. Học thuyết phản động của Đacanh đến nay vẫn còn ảnh hưởng lớn ở Châu Âu. III. PHƯƠNG TÂY CẬN ĐẠI. * G. Lốccơ (1632-1704): - Ông cho rằng, tự do là giá trị chủ đạo của chính trị, của pháp quyền tự nhiên. - Ông phản đối chế độ chuyên chế, bảo vệ sở hữu tư nhân và cho rằng chế độ quân chủ lập hiến là tốt nhất. - Để chống độc quyền, cần phải phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và liên minh, trong đó quyền lập pháp thuộc về nghị viện, là quyền lực cao nhất; quyền hành pháp thuộc về nhà vua; nhà vua thực hiện cả quyền liên minh: các vấn đề đối ngoại, chiến tranh, hòa bình. * S.L. Môngtéxkiơ (1689-1775): - Ông phê phán chế độ chuyên chế, phê phán kịch liệt Thiên Chúa giáo, vạch trần bộ mặt giả dối, đểu cáng của giáo sĩ, sự mù quáng và ăn bám của Giáo hội. - Học thuyết tam quyền phân lập để chống độc quyền và lạm quyền. Quyền lực nhà nước phân ra ba loại: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chúng cân bằng nhau và tập trung trong các cơ quan khác nhau. Quyền lập pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia, thuộc về toàn dân được trao cho Quốc hội; quyền hành pháp là thực hiện những luật pháp đã được thiết lập; quyền tư pháp để trừng trị tội phạm và giải quyết xung đột giữa các cá nhân, các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ theo pháp luật. * G.G. Rútxô (1712-1778): - Tư tưởng nổi bật của ông là kịch liệt chống chuyên chế phong kiến, bảo vệ chủ quyền của nhân dân, quan tâm đến những người dân bình thường. - Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân: Thể chế chính trị hợp lý khi con người liên kết với nhau thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và duy trì được tự do. - Các đạo luật là những văn bản có ý chí chung, nhà vua không thể cao hơn chúng. Các đại biểu của dân là đày tớ của dân, các quyết định của họ chỉ có thể trở thành luật sau khi thông qua trưng cầu dân ý. - Về quyền lực nhà nước: quyền lập pháp là ý chí của tổ chức chính trị, quyền hành pháp là sức mạnh của nó. Quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân, cho nên nhân dân có quyền quyết định hình thức chính phủ. - Ông đề nghị thiết lập tòa án để bảo vệ pháp luật và quyền lập pháp. IV. TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI. * Khổng Tử (551-478 tr.CN): - Về chính trị, quyền lực chính trị: Chính trị là chính đạo, thẳng thắn, cai trị phải ngay thẳng, bằng đạo đức. - Học thuyết về nhân, lễ, chính danh: + Nhân: là thương người, yêu người, là nhân đạo, coi người như mình, giúp đỡ người khác, không làm hại người khác; sống ngay thẳng, có đạo đức. + Lễ: là quy tắc, chuẩn mực ứng xử của mỗi người trong xã hội. Lễ quy định danh phận, thứ bậc mọi người trong xã hội; điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giao tiếp. + Chính danh: là xác định danh phận, vị trí của mỗi người trong xã hội. Mỗi người phải làm tròn bổn phận, vai trò trách nhiệm của mình theo thứ bậc quy định, không tranh giành, chiếm đoạt ngôi thứ của nhau. Danh phải phù hợp với thực, “danh có chính, ngôn mới thuận”. - Chỉ người cầm quyền mới có nhân, họ thường xuyên phải tu dưỡng bản thân, tuân theo lễ, nêu gương sáng để cai trị thiên hạ, cảm hóa mọi người. * Hàn Phi Tử (280-233 tr.CN): - Ông đã phân tích những ưu điểm, hạn chế của Quản Trọng, Ngô Khởi, Bạch Lý Hề, Thận Đáo, Thương Ưởng và tổng kết, hoàn thiện thành học thuyết pháp trị của mình. Học thuyết đó dựa trên ba nội dung cơ bản: pháp - thuật - thế: + Pháp: luật do vua ban ra, trăm quan giám sát, nhân dân thực hiện. Luật phải đúng đắn, phù hợp, công khai trên dưới đều biết. Tất cả cứ đúng mực thước, đúng pháp luật mà làm thì xã hội sẽ ổn định. + Thuật: là nghệ thuật, thủ thuật trị nước. Vua phải luôn cảnh giác với những người xung quanh, biết sử dụng người đúng lúc, đúng chỗ, đúng khả năng; vua phải sáng suốt, không để lộ sự yêu, ghét để quần thần lợi dụng. + Thế: là uy thế, quyền lực của người làm vua. Vua phải triệt để sử dụng quyền của mình để trị nước. Nếu chỉ có pháp luật và thuật mà thiếu quyền lực (thế) để cưỡng bức thì cũng không thể cai trị được. - Pháp, thuật và thế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó pháp là trung tâm, còn thuật và thế là điều kiện để thực hành pháp luật. * Lão Tử (580-500 tr.CN): - Ông cho rằng, “đạo” là bản nguyên thế giới, sinh ra vạn vật trong vũ trụ; nó sinh thành, biến hóa theo quy luật tự nhiên. - Tư tưởng chính trị bao trùm của Lão Tử là “vô vi nhi trị”, nghĩa là để cho xã hội tự nhiên như vốn có, không cần can thiệp. - Chủ trương cai trị bằng phương pháp vô vi, ông cho rằng, không dùng trí tuệ vào việc cai trị; không làm phiền hà dân, không gây chiến tranh, không đẩy dân đến chỗ đường cùng. * Mặc Tử (478-392 tr.CN): - Ông chủ trương “kiêm ái, giao tương lợi”, nghĩa là yêu nhau và làm lợi cho nhau. - Ông cho rằng, xã hội loạn lạc là do mọi người ghét nhau, tranh giành nhau, do vậy phải yêu nhau, giúp nhau, không phân chia đẳng cấp, khi đó xã hội sẽ ổn định. - Chủ trương tôn trọng, sử dụng người hiền tài. V. VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X-XV. * Lý Công Uẩn (974-1028): - Là vị vua quyết định rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Tác phẩm Chiếu dời đô đã thể hiện rõ tư tưởng chính trị của ông. - Ông có nhãn quan chính trị sâu sắc, tầm nhìn xa, trông rộng khi chọn Thăng Long làm kinh đô, đặt mốc lịch sử cho sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia độc lập, tự chủ. - Ông còn sớm nhận thức được sức mạnh của nhân dân, tôn trọng ý dân. * Lý Thường Kiệt (1019-1105): - Ông là vị tướng tài của triều Lý, có công đầu trong chiến tranh đánh Tống, bình Chiêm, nâng cao vị thế của đất nước. - Tác phẩm Nam quốc sơn hà của ông được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. * Trần Quốc Tuấn (1228-1300): - Nét nổi bật trong tư tưởng của ông là tư tưởng “khoan thư sức dân”. Ông chủ trương thân dân, dựa vào dân để đánh giặc, giữ nước. * Nguyễn Trãi (1380-1442): - Tư tưởng nhân nghĩa là nét đặc sắc trong tư tưởng chính trị của ông. Đó là đường lối chính trị, là chính sách cứu nước và dựng nước, là yên dân, diệt trừ bạo ngược; là nhân đạo, yêu hòa bình; là tuyên dương, ghi nhận sức mạnh và vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh giữ nước và xây dựng đất nước. - Tư tưởng chủ quyền quốc gia: bằng cơ sở khoa học, lịch sử, ông chứng minh Việt Nam là một quốc gia độc lập từ lâu đời, ngang hàng, đối sánh với Trung Quốc. - Ông khuyên các vị vua phải tôn trọng dân, chăm lo đời sống nhân dân; thi hành chính sách “lấy dân làm gốc”. * Lê Thánh Tông (1442-1497): - Ông cho tiến hành cải cách bộ máy hành chính, xây dựng hệ thống chính trị chặt chẽ từ cơ sở đến trung ương. - Cho thi hành chính sách quân điền, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. - Ban hành bộ Luật Hồng Đức, bước đầu xác lập tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở nước ta. - Đường lối trị nước của ông là sự kết hợp giữa lễ trị với pháp trị trên lập trường dân tộc và yêu nước. - Ông đề cao ý thức độc lập và tự cường trong nhân dân. VI. VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI-XIX. * Minh Mệnh (1820-1841): - Tư tưởng về thủ lĩnh chính trị và con người chính trị. + Coi trọng và đề cao vị trí của người làm vua. + Nhấn mạnh đạo đức của người làm vua, đòi hỏi người làm vua phải có phẩm hạnh. + Coi trọng người hiền tài. - Tư tưởng về dân. + Coi dân là gốc nước. + Gần dân, quan tâm chăm lo đến cuộc sống của dân. + Trừng phạt nặng tội quan lại nhũng nhiễu, ức hiếp dân. - Đề cao luật pháp và xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch. - Độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. * Đặng Huy Trứ (1825-1874): - Cải cách kinh tế, mở mang văn hóa. - Đề cao đạo đức của quan chức nhà nước trong kinh doanh. - Học tập các nước để canh tân. * Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871): - Cải cách giáo dục. - Truyền bá khoa học kỹ thuật phương Tây. - Cải cách, mở cửa nền kinh tế với bên ngoài. - Cải cách, đổi mới đất nước để tự cường dân tộc. * Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898): - Tiếp tục tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ canh tân để chống Pháp. - Cải cách, mở cửa kinh tế làm cho đất nước giàu mạnh. - Tranh thủ viện trợ bên ngoài, thực hiện ngoại giao đa phương. * Phan Bội Châu (1867-1940): - Dùng lực lượng vũ trang để đánh đuổi đế quốc Pháp. - Nhờ ngoại viện để khôi phục độc lập. - Đề cao vai trò của dân là lực lượng cứu nước. - Chủ trương thành lập nhà nước quân chủ lập hiến; có tư tưởng cộng hòa. - Phương thức thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ tư sản, hoạt động công khai, lực lượng chủ yếu là binh lính, dựa vào Nhật. * Phan Chu Trinh (1872-1926): - Tư tưởng đấu tranh ôn hòa, công khai, thực hiện duy tân đất nước. - Dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến giành độc lập. - Chống bạo động, chống cầu viện của Nhật. - Chủ trương cải lương, thỏa hiệp với Pháp. - Tư tưởng dân chủ tư sản, khai thông dân trí, mở mang dân quyền, dân sinh. D. NỘI DUNG LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở NƯỚC TA 1. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 2. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Quyền lực thuộc về nhân dân. 4. Vấn đề xây dựng thể chế nhà nước. 5. Thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước. 6. Đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. 7. Quan hệ hội nhập, toàn cầu hóa, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. ----------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_luoc_lich_su_tu_tuong_chinh_tri_1436.doc
Tài liệu liên quan