Tiểu luận - Khủng hoảng lương thực thế giới - những bài học rút ra cho việc phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

Lương thực là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ sống còn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta dường như chưa ý thức hết vai trò to lớn của lương thực mặc dù đây là nguồn nuôi sống chúng ta hàng ngày. Mãi cho đến khi cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu nổ ra, đặt con người trước những thực tế khắc nghiệt thì tầm quan trọng của lương thực mới được ý thức một cách đầy đủ.

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận - Khủng hoảng lương thực thế giới - những bài học rút ra cho việc phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu tấn gạo, nhưng do giá lương thực tăng cao và để kiềm chế tốc độ lạm phát, vừa qua Chính phủ đã quyết định tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu và sẽ xem xét điều chỉnh vào thời gian thích hợp. Trong khi đó, tính đến cuối tháng 5-2008, nước ta đã xuất khẩu 2,124 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 1.166 triệu USD trong số 2,4 triệu tấn theo các hợp đồng đã ký. So cùng kỳ năm 2007, lượng gạo xuất khẩu tăng 12,9%, kim ngạch tăng 94,1%. Giá gạo xuất khẩu đạt mức bình quân 548 USD/tấn, tăng 198 USD (68,5%) so cùng kỳ. Hiện nay, một số nước như Ấn Độ, Cam-pu-chia đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và triển vọng vụ lúa đông - xuân Việt Nam được mùa nên giá lương thực đã xuất hiện xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề của cơn bão lớn vùng trọng điểm lúa ở Mi-an-ma và động đất ở Trung Quốc vừa qua lại làm giảm lượng cung, tăng cầu lương thực và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường giá cả lương thực châu á và thế giới cả năm 2008. Trong năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, đã giao 4,65 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với năm 2007 (1,4 tỷ USD). Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550 USD/tấn, gần gấp đôi so với năm trước. 1.3.3 Triển vọng xuất khẩu gạoViệt Nam trong năm 2009: Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều có dự báo về tình hình khan hiếm lúa gạo trên thị trường thế giới trong năm 2009. Trong khi đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Công Thương), gạo vẫn là loại lương thực chính của thế giới trong khi dân số tiếp tục tăng. Khủng hoảng tài chính đang đẩy thêm nhiều người vào cảnh thiếu đói và vốn dành cho nông nghiệp cũng bị hạn chế. Những nguyên nhân này ngày càng khiến thị trường lúa gạo thêm căng thẳng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, người dân ở các nước đang phát triển tiếp tục có xu hướng tăng tiêu thụ gạo để thay thế cho các loại thực phẩm đắt đỏ khác như rau, hoa quả và thịt. Bởi vậy, mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2009 sẽ đạt khoảng 426 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2008. Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ lại có kế hoạch tăng dự trữ gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, vẫn tiếp tục chủ trương ổn định diện tích lúa ở mức khoảng 7,5 triệu ha trong năm 2009 và sản lượng khoảng 39 triệu tấn. Con số này sẽ đảm bảo thực hiện được mục tiêu an ninh lương thực và duy trì lượng gạo xuất khẩu ở mức ổn định. Số liệu vừa được Tổng Cục Thống kê công bố cho thấy, năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu được 4,72 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,9 tỷ USD. Điều đáng chú ý là gạo Việt Nam bán được giá hơn nên dù số lượng chỉ tăng khoảng 3,6% so với năm 2007 nhưng kim ngạch lại tăng gần gấp đôi. Theo FAO, trong bối cảnh các nước phải tăng cường dự trữ lương thực trước những rủi ro từ khủng hoảng, trong năm 2009, Việt Nam có thể xuất khẩu được 5 triệu tấn gạo. Năm 2009, tuy giá gạo không tăng đột biến như năm 2008 nhưng vẫn tiếp tục ở mức cao. So với năm 2003, giá gạo tăng khoảng hai lần do nhu cầu gạo của các nước tăng cao trong khi nguồn cung không tăng. Hiện nay giá phân bón và các vật tư nông nghiệp đã giảm tới 50%, trong khi giá xuất khẩu không giảm nhiều. Đây là tín hiệu tích cực đối với nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để bù đắp phần nào thiệt hại mà nhà nông và doanh nghiệp của chúng ta đã gặp phải trong năm 2008. Hiện nay, diện tích trồng lúa của Việt Nam khoảng 7,5 triệu ha, cho sản lượng khoảng 39 triệu tấn. Do vậy, mục tiêu xuất khẩu 4,8 triệu tấn gạo trong năm nay là hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng sản lượng xuất khẩu có khả năng chỉ tăng vào nửa cuối năm 2009. Thời điểm đó, việc đàm phán hợp đồng với các thị trường mới, đặc biệt là các nước châu Phi mới được hoàn thành. Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng dự báo, các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam có khả năng sẽ mua khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu này. 1.3.4 Định hướng xuất khẩu lương thực Việt Nam năm 2009 Dự kiến xuất khẩu gạo sẽ dao động ở mức khoảng 4 - 4,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2009-2010 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm. Xuất khẩu gạo giai đoạn này có nhiều thuận lợi về giá và không gặp khó khăn về thị trường do diện tích canh tác trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, tình hình bão lụt, hạn hán xảy ra sâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới, nguồn cung không đáp ứng đủ cầu... Thị trường xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2009-2010 vẫn chủ yếu hướng tới các nước châu Á, châu Phi. Ngoài ra, để đa dạng hóa thị trường có thế hướng tới khai thác thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand. 1.3.5 Một số giải pháp Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, cho cư dân các nước có chung đường biên giới với nước ta hợp tác sản xuất tiêu thụ gạo và các loại nông sản. Hiện nay cơ chế của nhà nước về việc này đã khá rõ ràng nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu. Do đặc điểm sản xuất lúa của Việt Nam, lượng lúa hàng hoá thường tập trung theo vụ nhất là vụ Đông Xuân (trên 50% sản xuất gạo hàng hoá cả năm) nên cần kết hợp những hợp đồng xuất khẩu lớn, hợp đồng tập trung với các hợp đồng thương mại để chủ động đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hoá kịp thời có lợi cho người sản xuất. Cơ chế điều hành xuất khẩu cũng cần được điều chỉnh theo hướng mở cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo cơ chế thị trường. Tổ chức tốt công tác dự báo tình hình mùa vụ, thị trường. Đồng thời, nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa hiện đại từ nguồn ngân sách nhà nước để nâng cao khả năng dự trữ, đảm bảo cân đối cung cầu và an ninh lương thực trong nước. 1.4 Khủng hoảng lương thực -Người dân Việt nam được lợi hay chịu thiệt? Thứ nhất, giá lương thực tăng cao kéo theo lạm phát tăng, làm nền kinh tế chậm lại và giảm công ăn việc làm cho người nghèo. Chẳng hạn, hiện nay Việt Nam buộc phải giảm định mức phát triển kinh tế cho năm nay bởi vì lạm phát đã lên rất cao. Thứ hai là cuộc khủng hoảng lương thực khiến cho người nghèo phải tăng chi tiêu cho mức sống tối thiểu. Trong khi cuộc khủng hoảng lương thực ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của người nghèo thành thị thì tại nông thôn vật giá leo thang cũng làm người nông dân điêu đứng. Ngay cả những nông dân trồng lúa là người có thể được hưởng lợi từ việc giá lúa gạo tăng, tuy nhiên hàng loạt các mặt hàng khác cùng đồng loạt tăng giá; lúc này, lợi ích mà họ nhận được từ việc giá lương thực tăng cao không đủ bù đắp tổn thất mà họ phải trả thêm cho việc chi tiêu do tình trạng lạm phát. Thứ ba, khủng hoảng lương thực trên thế giới, mặt dù không có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, nhưng với sự gia tăng của giá lương thực trong thời gian vừa qua đã làm cho người dân vô cùng bất an. Tình trạng những hàng người dài xếp hàng trong siêu thị chờ mua được gạo là hình ảnh dễ thấy trong thời gian qua. Để mua được một lượng gạo ít ỏi, họ phải tồn biết bao sức lực, thời gian, cũng như sự hoang mang tinh thần. Đây là những tổn thất mà không ai có thể đo lường được. Tình trạng này như một hồi chuông báo về tình trạng thiếu hiệu quả trong công tác điều tiết thị trường lương thực trong nước. 2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 2008-2009. Cuộc khủng hoảng lương thực 2008 với mức tăng giá lương thực lên đến 83% tính từ tháng 2 năm 2005 đến hết năm 2008 (theo WB) đã tác động một cách tiêu cực đến đời sống của hàng tỷ người dân trên thế giới. Thực tế “khắc nghiệt” mà con người đã và đang phải đối mặt chính là dấu chấm hết cho thời kì “Goldilocks” kéo dài suốt 30 năm qua với giá lương thực luôn ở mức thấp. Thế giới đang đứng trước một thời kì mới với nhiều biến động khó lường của giá cả lương thực với bằng chứng là hơn 800 triệu người ở các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với nạn đói và nỗi lo về những bữa ăn cơ bản hàng ngày. Có thể nói tình hình an ninh lương thực chưa bao giờ trở nên nóng bỏng và căng thẳng như thời điểm 2007-2008 kể từ sau cuộc khủng hoảng lương thực vào giữa năm 1970. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lương thực 2008 chính là sự tích lũy của nhiều yếu tố khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến chính là những vấn đề của giai đoạn hậu Cách Mạng Xanh ở Châu Á. Cách đây vài thập niên, rất nhiều người đã nghĩ rằng thế giới sẽ sớm cạn kiệt lương thực và sự khan hiếm này được dự báo sẽ ngày càng tệ hại hơn. Vào những năm 1960, tình hình lương thực khan hiếm luôn là bóng ma ám ảnh hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng cuộc Cách Mạng Xanh cùng với những tiến bộ trong công nghệ và phương thức sản xuất cũng như mức đầu tư tăng lên đáng kể trong nông nghiệp đã nhanh chóng làm gia tăng sản lượng lương thực thực phẩm ở những khu vực trọng điểm ở Châu Á và Mĩ La Tinh. Sự kì diệu của khoa học công nghệ đã đem đến những mức sản lượng khổng lồ cho ngành nông nghiệp. Việc lương thực thực phẩm trở nên dồi dào đã dẫn đến suy nghĩ rằng nông nghiệp vẫn có thể phát triển mạnh mà không cần đến việc tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những kế hoạch đầu tư phù hợp cho khu vực này. Nhiều người thậm chí còn cho rằng “lương thực luôn luôn đủ đáp ứng cho toàn cầu, vấn đề chỉ nằm ở khâu phân phối”. Chính sự thỏa mãn về những thành quả đạt được đã dẫn đến việc nhiều quốc gia cắt giảm ngân sách đầu tư vào nông nghiệp. FAO Food Price Index: February 2007 - January 2008 Source: FAO, 2008 Năm 1990, khoảng 12% viện trợ nước ngoài cho các quốc gia đang phát triển được dùng vào việc đầu tư cho nông nghiệp, hiện tại, con số này chỉ còn ở mức 4%.2 Vào đầu những năm 1980, 30% số tiền cho vay của Ngân Hàng Thế Giới cũng tập trung vào khu vực nông nghiệp, thế nhưng đến đầu những năm 2000, con số trên chỉ khoảng 10% bất chấp thực tế có đến 75% người nghèo trên thế giới đều sống ở nông thôn. Chính việc đầu tư không thích đáng cho nông nghiệp đã dẫn đến sự sụt giảm lương thực trên thế giới, quy mô sản xuất bị thu hẹp dẫn đến hệ quả tất yếu là mức giá tăng cao của lương thực thực phẩm toàn cầu. Nguyên nhân thứ hai cũng chính là một hệ lụy của cuộc Cách Mạng Xanh ở Châu Á. Cuộc cách mạng này đã làm tăng lượng lúa gạo và giữ cho giá cả lương thực luôn ở mức thấp trong một thời gian dài.. Thế nhưng chi phí cho các khoản đầu vào của nông nghiệp lại không ngừng tăng cao như phân bón, thuốc trừ sâu, tưới tiêu, lao động…Mâu thuẫn này đẫn đến mức lợi nhuận thấp dần mà mỗi người nông dân nhận được. Đồng thời khu vực nông nghiệp cũng trở nên kém hấp dẫn trước những lựa chọn đầu tư của chính phủ và quyết định duy trì quy mô sản xuất của người nông dân. Kết quả là nông nghiệp bị lãng quên và sản lượng lương thực thực phẩm cũng giảm sút. Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến chính là tâm lý về giá lương thực khá ổn định trong một thời gian dài dẫn đến mức dự trữ lương thực đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, tình trạng cung không đủ cầu trên thị trường gạo cùng với sự gia tăng trong chi phí bảo quản gạo dự trữ khiến chính phủ các nước liên tục giảm lượng gạo tồn kho. Dự trữ toàn cầu hiện nay chỉ ở khoảng 75 triệu tấn, thấp nhất kể từ năm 1970. Thứ tư, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia đang phát triển chính là kết quả của sự đánh đổi trong việc bất chấp vai trò to lớn của nông nghiệp và nông thôn. Các quốc gia như Đông Á và Đông Nam Á ngày càng xem nhẹ vai trò của nông dân và vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm. Diện tích đất canh tác liên tục giảm. Ở Việt Nam, diện tích ruộng lúa bị thu hẹp mỗi năm lên tới 40.000 hecta. Ở Thái Lan, diện tích đất canh tác giảm 13% từ năm 1995 đến năm 2005. Ở Trung Quốc, năm 2007, diện tích đất trồng trọt giảm 40.700 hecta so với năm 2006. Thứ năm, quá trình công nghiệp hóa đã giúp nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân mình. Điều này cũng góp phần tăng nhu cầu tiêu thụ lương thực và hơn nữa là sự thay đổi trong chế độ ăn uống của người dân nước này, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ thịt đã tăng lên đáng kể. Để có được 1kg thịt bò cần đến 7kg ngũ cốc. Sự chênh lệch này dẫn đến đất canh tác để sản xuất thực phẩm cho người trở thành đất canh tác để sản xuất lương thực cho gia súc. Thứ sáu, trước thực tế Mĩ và các nước trong khối EU đưa ra các biện pháp trợ giá nông sản để ngăn chặn sự thâm nhập của hàng hóa này vào thị trường của họ đã dẫn đến việc giá gạo trên thế giới luôn bị kiềm chế ở mức thấp. Giá gạo thấp đồng nghĩa với lợi nhuận thấp. Nhân dân ở các nước đang phát triển nhận thấy miêng bánh lợi ích của mình bị cắt xén một cách bất công đã giảm dần việc trồng lúa. Như vậy, chính các khoản trợ cấp nông nghiệp đã “làm biến dạng thương mại”, hủy hoại ngành sản xuất lương thực ở các nước nghèo, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vừa qua. Thứ bảy, sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới dẫn đến nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng cao. Mức tăng sản lượng lương thực thực phẩm trở nên hụt hơi trước những mức nhảy vọt của dân số thế giới. Sự gia tăng dân số hơn nữa còn tạo áp lực lên một loạt các nguồn tài nguyên như đất, nước và dầu mỏ. Thứ tám, các hiện tượng thời tiết bất thường như hiện tượng sa mạc hóa đang ảnh hưởng đến một số vùng ở Trung Quốc và Châu Phi, lụt lội và hạn hán thay phiên nhau hoành hoành các quốc gia sản xuất lương thực như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ…Đặc biệt là Úc, một trong những nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới đã phải hứng chịu hạn hán liên tục trong 10 năm qua. Có thể nói thiên tai đã làm sụt giảm đáng kể sản lượng lương thực toàn cầu trong những năm trở lại đây. Thứ chín, một nghiên cứu gần đây của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cho biết lượng nước sẵn có phục vụ cho nông nghiệp đã giảm mạnh trong nhiều thập niên qua, đặc biệt ở Châu Á.. Sự khan hiếm nước đang và sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc và Ấn Độ nơi mà lượng nước tiêu thụ phục vụ cho tưới tiêu được dự đoán sẽ giảm từ 5% đến 10% trước năm 2050 so với năm 2000. Thứ mười, giá dầu thế giới không ngừng thiết lập những kỉ lục mới, 30USD/thùng vào năm 2006 và 120USD/thùng năm 2008. Giá dầu tăng dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào của nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước, chi phí vận chuyển gia tăng đáng kể từ 30 – 50%. Điều này dẫn đến quyết định thu hẹp sản xuất của người nông dân và các công ty phân phối lương thực hoặc một cách khác là nâng giá bán để chuyển gánh nặng này lên những người tiêu thụ. Cuối cùng, chính nỗi ám ảnh về giá dầu và mong muốn giảm bớt ô nhiễm môi trường đã dẫn đến việc nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng năng lượng sinh học chế từ các loại ngũ cốc. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng lớn lương thực sẽ được đưa vào sản xuất ethanol, gây áp lực tăng giá lương thực trên toàn cầu. Từ năm 2002, sản lượng ngũ cốc phục vụ cho việc tiêu thụ lương thực thuần túy của con người tăng từ 4% đến 7% trong khi cầu về ngũ cốc để sản xuất năng lượng sinh học tăng đến 25% (FAO 2007). Hằng năm, trung bình có đến 100 triệu tấn ngô được sử dụng để sản xuất Ethanol. Năm 2008, diện tích trồng ngô để sản xuất Ethanol ở Mĩ đã tăng lên nhanh chóng, 18% sản lượng ngũ cốc bị đưa vào sản xuất Ethanol. Kết quả là lượng cung lương thực sụt giảm đáng kệ, gây áp lực tăng giá lương thực trên toàn cầu. Theo IMF, sự gia tăng nhu cầu về năng lượng sinh học chịu trách nhiệm đến 70% cho sự tăng giá ngô trên toàn thế giới. World Ethanol Production, 1975-2005 Source: EarthTrends, 2007 (sử dụng dữ liệu từ Earth Policy Institute, 2006) Nhu cầu về năng lượng sinh học ngày càng tăng cao trong cả sản xuất ethanol và diesel sinh học đã đẩy giá ngô và hạt cải dầu tăng cao. Khoảng 30% lượng sản xuất ngô ở Mĩ sẽ được dùng đẻ sản xuất năng lượng sinh học trước năm 2010. Chương III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC CUỘC KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC 2007-2008 Giải pháp Khi đứng trước cuộc khủng hoảng lương thực, nhất là gạo, có thể dẫn đến nhiều bất ổn về chính trị cũng như bạo loạn xã hội, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế đã đề ra hàng loạt biện nhằm giải quyết vấn đề. Ngoài cách biện pháp mang tính nhất thời như bắt giữ những kẻ đầu cơ, cử binh lính canh gác kho gạo, dùng cảnh sát chống bạo loạn….cần có những giải pháp căn cơ hơn. Trong hoàn cảnh cung cầu mất cân bằng và giá cả tăng vọt thì mọi biện pháp đều có tính hai mặt của nó. Các nước nhập khẩu lương thực đã tăng cường mua và tăng dự trữ quốc gia. Trong bối cảnh lương thực ngày càng khan hiếm và giá tăng cao, chính phủ các nước phải nhập khẩu lương thực, nhất là ở Châu Á nơi có hơn 3 tỷ người xem gạo là lương thực chủ yếu và 1.9 tỷ người sống với 2 USD/ngày đã đẩy mạnh nhập khẩu. Đây cũng xem như là biện pháp tâm lý để trấn an người dân, đảm bảo ổn định chính trị xã hôi. Điển hình là Philipines, nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới. Bộ trưởng tài chính cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ cho công ty lương thực quốc gia vay 480 triệu USD để mua gạo nhập khẩu. Tổng thống Gloria M. Arroyo công bố sẽ chi ra gấp đôi số tiền trên để mua vật tư nông nghiệp và hỗ trợ nông dân sản xuất đến năm 2010. Trước mắt bộ trưởng nông nghiệp Athur Yap cho biết, sẽ tăng 42% lượng gạo nhập khẩu lên 2.7 triệu tấn. Đồng thời các nước cũng cố gắng thỏa thuận với các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Việt Nam để có được lời cam kết cung cấp gạo ổn định trong tương lai. Nhưng hành động vì lợi ích cá nhân của các quốc gia đã vô tình đẩy giá lương thực ngày càng tăng cao hơn nữa khi các loại gạo thơm do Thái Lan, Ấn Độ sản xuất đã từng có lúc giá hơn 1000USD/tấn, gạo thường cũng trên 760USD/tấn, cao hơn 2 lần so bình thường. Các nước xuất khẩu cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực. Với động thái tương tự, các nước xuất khẩu lương thực cũng vì yếu tố tâm lý lo sợ, để đảm bảo lương thực đủ cung cấp trong nước trong tình hình lạm phát đã hạn chế xuất khẩu lương thực. Chẳng hạn Ai Cập đã ngưng xuất khẩu gạo trong 6 tháng kể từ 4/2008; Campuchia thu hồi giấy phép xuất khẩu gạo của tư nhân; Ấn Độ cấm hoàn toàn việc xuất khẩu Gạo trừ gạo thơm hạt dài có giá rất cao. Việt Nam giảm ½ lượng gạo xuất khẩu trong năm 2008. Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Ai Cập chiếm 1/3 lượng gạo xuất khẩu TG nên hành động của hàng lọat nước này làm chao đảo thị trường. Mà thật ra ngay chính bản thân Việt Nam đã không dự báo chính xác khi giảm xuất khẩu năm 2008 lúc giá cao mà gạo thì lại thừa gây thiệt hại cho người nông dân. Exports of milled rice (000 t), by country and geographical region, (USDA) Year Cambodia China India Thailand Vietnam Egypt 2000 0 1847 1936 7521 3528 705 2001 0 1963 6650 7245 3245 468 2002 10 2583 4421 7552 3795 579 2003 300 880 3172 10137 4295 826 2004 200 656 4687 7274 5174 1095 2005 350 1216 4537 7376 4705 958 2006 450 1340 6301 9557 4522 1209 2007 400 1000 2800 10000 4750 450 2008 (Projected) 300 1100 2300 9500 5200 800 (source: Các chính phủ và các tổ chức quốc tế đang nỗ lực chung ngăn chặn khủng hoảng lương thực. Nhiều quốc gia đã trợ giá lương thực, và ngân hàng thế giới WB cũng kêu gọi trợ giá nhằm giúp đỡ người nghèo. Chương trình lương thực của Liên hiệp Quốc cần khoảng 500 triệu đô la để lấp đầy khoảng trống trong quỹ cứu trợ khẩn cấp. Ngoài việc viện trợ khẩn cấp cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề như Triều Tiên, Bangladesh, Haiti, Philippinnes… hàng loạt hội nghị các cấp được tổ chức để tìm ra giải pháp Hội nghị Thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD) đã tổ chức hội nghị lần thứ 12 trong vòng 6 ngày, từ ngày 20/4 tại Accra, thủ đô Grana với chủ đề “cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại cho phát triển”. Hội nghị đã ưu tiên cho vấn đề biến động giá cả toàn cầu trong đó có các biện pháp đảm bảo an ninh lương thực và kiền chế giá cả lương thực. Đại diện các nước và tổ chức tham dự đã kêu gọi các bên sớm kết thúc thương lượng trong khuôn khổ vòng đàm phán Doha và ký các hiệp định mới về tự do thương mại toàn cầu để tạo điều kiện cho nông nghiệp các n ước đang và chậm phát triển. Ngày 22/4/2008, Hội nghị cấp cao Luân Đôn do thủ tướng Anh, G. Brao, chủ trì với sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính sách, chuyên gia và đại diện các tổ chức quốc tế để đề xuất các kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực. Ngày 1/5/2008, Tổng thống Mỹ, G.Bush, đã đề nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn khoản viện trợ khẩn cấp 770 triệu USD cho các nước nghèo, trong đó 600 triệu USD là viện trợ trực tiếp và 100 triệu USD là giúp các nước nông nghiệp tăng sản lượng. Cùng ngày hôm đó, chính phủ Canada cho biết sẽ dùng 50 triệu CAD để giúp các nước ổn định bạo loạn vì lương thực. Ngoài ra, lãnh đạo các nước Nam Mỹ như Bolivia, Nicaragua, Venezuela và Cuba đã cam kết bỏ ra 100 triệu USD để gia tăng sản lượng các loại lương thực chủ yếu như gạo, đậu, lúa mì để giúp hạ nhiệt “cơn sốt giá”. Hỗ trợ người nông dân. Ở các nước đang và chậm phát triển, người nông dân luôn là người chịu thiệt khi bỏ ra công sức sản xuất nhưng lại nhận được giá trị thấp. Điều đó khiến họ không có động lực gia tăng sản xuất. Đó phần lớn là do sự nhìn nhận chưa đúng của chính phủ về vai trò của người nông dân khi chạy theo làn sóng công nghiệp. Giờ đây, trong cơn khủng hoảng lương thực nhà nước cần có những biện pháp thiết thực thực hỗ trợ người nông dân vượt qua khó khăn. Những người này cần có sự đền bù thỏa đáng cho những nỗ lực của họ. Từ lâu nay, chính những thương lái chứ không phải họ được lợi nhiều nhất từ tăng giá lương thực.Trong số 58 nước được WB theo dõi, 48 nước đã đưa ra các quy định kiểm soát giá, trợ cấp cho người tiêu dùng và bù lỗ cho người trồng ngũ cốc. Tại Indonesia, để hỗ trợ cho tầng lớp người nghèo vượt qua khó khăn, chính phủ đã trợ cấp tiền bạc và nhu yếu phẩm. Trung Quốc đã nâng giá mua thóc lúa của người dân thêm 7%. Tại phillipines, cơ quan lương thực quốc gia nâng giá mua thóc từ 12 peso/kg lên 17 peso/kg trong mọi nỗ lực nhằm giảm gánh nặng của người nông dân. Một số nước đầu tiên được nhận viện trợ từ WB để chống lại khủng hoảng lương thực (đơn vị: triệu USD) Tên Nước Số tiền Ngày ký kết Philippines 200 11/2008 Banglades 130 8/2008 Afghaniston 7 8/2008 Niger 7 8/2008 Mali 5 12/2008 Togo 7 8/2008 Mozambique 20 11/2008 Ethiopia 275 12/2008 Nali 5 12/2008 (nguồn: Duy trì và sử dụng có hiệu quả đất dành nông nghiệp nhất là dành cho lương thực. Năm 2007, Trung Quốc Và năm 2008 Việt Nam đã ban hành các quy định về việc sử dụng đất. Nhà nước phát động các cuộc điều tra về việc sử dụng đất sai mục đích nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp trước sự bàn trướng của công nghiệp và đô thị hóa. Trung Quốc đang nghiêm cứu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trước việc đất nông nghiệp giảm gần mức tối thiểu và tăng hiệu quả sử dụng đất. Đề xuất: Nhiều người xem cuộc khủng hoảng hiện nay như cơn sóng thần thầm lặng, không phải do thiên nhiên mà là con người tạo nên. Cơn sóng này đang từng ngày từng ngày cuốn đi những thành quả mà ta đã đạt được trong nhiều năm nỗ lực chống đói nghèo. Người ta ước tính cứ 1% giá lương thực tăng lại có thêm 16 triệu người trên thế giới lâm vào cảnh nghèo đói. Đã từ lâu, con người chúng ta vội thỏa mãn với những thành quả nông nghiệp đạt được cộng với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Ngày càng nhiều đất mục đích sản suất lương thực chuyển sang sản xuất các sản phẩm năng lượng. Giá đầu vào cũng như vận chuyển lương thực ngày càng tăng. Có thể gọi đây là cuộc khủng hoảng lương thực đổi lấy dầu của thế kỷ 21. Cần một cuộc cách mạng xanh mới. Đã đến lúc thế giới cần có một cuộc cách mạng xanh mới như những năm 1960. Điều này sẽ giúp tăng trưởng nông nghiệp thế giới trở lại 2 con số. Nhưng cùng với sự thâm canh là tình trạng suy giảm nguồn nước và tăng lượng khí thải C02. Vì vậy cuộc cách mạng xanh mới cần tính đến bảo vệ môi trường trong dài hạn cũng như thích hợp với sự biến đổi khí hậu thế giới đang xảy ra. Nhưng đây không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà cần thời gian và sự nỗ lực, đầu tư, hợp tác của cộng đồng thế giới. Ông Nehru Vikram, nhà kinh tế của WB, phụ trách khu vực Đông Á- Thái Bình Dương cũng cho rằng : “việc cần phải làm ngay bây giờ là đầu tư nhiều hơn nữa vào nông nghiệp để tăng sản lượng, đồng thời phải bắt đầu bỏ vốn vào các dự án thủy lợi, cải tạo giống cây trồng, mở rộng phương thức canh tác.” Đẩy nhanh Vòng đàm phán thương mại trong khuôn khổ WTO để có một cơ chế thương mại công bằng hơn. Vì một trong những nguyên nhân của khủng hoảng đã được chỉ ra là chính sách bảo hộ nông sản bất công của các nước phát triển, làm cho giá nông sản trên thế giới xuống thấp gây khó khăn cho thị trường nông sản của các nước đang phát triển. Ông Peter Manderson, ủy viên thương mai EU cho rằng việc kết thúc nhanh vòng đàm phán là biện pháp dài hạn giúp đỡ các nước đang phát triển ki mở cửa các thị trường nông sản và giảm trợ cấp cho nông sản của các nước giàu. Nông sản của các nước đang phát triển và kém phát triển sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh công bằng trên thị trường thế giới. Rõ ràng cuộc khủng hoảng lương thực thế giới đã ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đây là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo thế giới. Tất cả đang cố tìm lối ra cho vấn đề cực kỳ cấp thiết này. Trong đó có thể kể đến bài viết với 10 điểm đề xuất của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert B. Zoellick đưa ra ngày 29/5/2008. Qua đó ông đã đưa ra một loạt các đề nghị để phát triển nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp cũng như mở rộng đầu ra, hỗ trợ người dân các nước. Đây rõ ràng là những vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng lúa. Nhưng thực sự nước ta đã khai thác hiệu quả các lợi thế này hay chưa?. Ta có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời khi so sánh với Thái Lan. Với điều kiện tự nhiên không bằng Việt Nam nhưng số lượng xuất khẩu gạo hằng năm vượt xa Việt Nam. Giá gạo của Thái Lan được xem như giá chuẩn của thế giới. Đó là do công tác quản lý và công nghệ canh tác của họ hơn hẳn ta. Tác động của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới ảnh hưởng đến nước ta không phải là nhỏ. Giá lương thực trong năm 2008 liên tục leo lên những mức thang mới khiến đời sống người dân nghèo cực kỳ khó khăn trong thời kỳ lạm phát. Vậy nhân dân và nhà nước cần làm gì để giải quyết vấn đề cấp bách này cũng như bảo vệ an ninh lương thực quốc gia trong dài hạn? Thứ nhất, nông dân cần tập trung vào những giống lúa ngắn ngày, kháng rầy nâu cao và năng suất tốt. Chúng ta chưa đủ trình độ để trồng những giống lúa chất lượng cao để cạnh tranh với gạo Thái Lan.Những giống lúa ngắn ngày (3 tháng) sẽ giúp nâng cao sản lượng để bảo đảm an ninh lương thực và có gạo để xuất khẩu. Thứ hai, nhà nước có vai trò rất lớn trong tình hình giá vật tư đầu vào nông nghiệp cao mà đầu ra lại bất ổn. Nhà nước cần có các cơ chế, biện pháp bình ổn thị trường đầu vào cũng như xúc tiến thương mại, tổ chức tốt hệ thống phân phối sản phẩm giúp người nông dân không bị thiệt và an tâm sản xuất. Thứ ba, đầu tư cho nông nghiệp phải được xem trọng. Nông nghiệp là nền tảng vững chắc nhất để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhiều khi chúng ta bị cuốn theo vòng xoáy công nghiệp hóa mà quên đi mất vai trò quan trọng của nông nghiệp. Đó là sự phát triển không vững chắc đối với một nước có truyền thống nông nghiệp như Việt Nam. Vì vậy, nông nghiệp cần nhận được sự đầu tư thích đáng về mọi mặt. CHƯƠNG IV: KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC - NHỮNG BÀI HỌC CHO THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1. Bài học cho thế giới Cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 như một trận sóng thần lặng lẽ đập vào các quốc gia đang phát triển. Từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đã phân tích mà cuộc khủng hoảng hình thành và nổ ra trên toàn thế giới. Từ việc phân tích những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chúng ta có thể rút ra những bài học vừa cho cả các định chế quốc tế trong việc xác định mô hình tăng trưởng hỗ trợ các nước nghèo đang phát triển, cũng như những bài học xương máu cho các quốc gia đang phát triển trong xu thế hội nhập của thế giới. Nhìn lại từ đầu đến cuối cuộc khủng hoảng lương thực vừa rồi, chúng ta có thể nhận thấy các nguyên nhân có thể chia thành hai nhóm chính, đó là chính sách mang tính áp đặt từ các quốc gia phát triển hay các định chế quốc tế nhằm tiến hành các chiến dịch khu vực hóa, toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Nhóm nguyên nhân thứ hai có thể dễ dàng nhận thấy đó là chính sách phát triển nông nghiệp của các nước đang phát triển bị tha hóa dần dần bởi những kịch bản tăng trưởng đầy màu sắc tương lai tươi sáng từ các định chế quốc tế hay các nước phát triển. Từ hai nguyên nhân chính trên, chúng ta sẽ rút ra các bài học đối với chính sách của các định chế quốc tế cũng như các nước phát triển và đối với các quốc gia đang phát triển. Một sự bất công trong mậu dịch quốc tế đó chính là những kẻ rêu rao những lý thuyết tự do hóa thương mại, muốn hội nhập quốc tế phải bãi bỏ những rào cản thuế quan, những chính sách hỗ trợ người sản xuất trong nước của chính phủ khi đến giúp đỡ các nước đang phát triển lại chính là những kẻ sử dụng chính sách đó đối với mặt hàng của nước mình. Một ví dụ cho trường hợp này đó chính là câu chuyện về mậu dịch giữa các nước Nhật, Thái Lan, Hoa Kỳ đối với sản phẩm gạo. Như chúng ta biết, giá gạo trên thị trường Nhật Bản cao gấp 3 đến 4 lần so với giá thế giới, và khi thị trường gạo của Nhật mở cửa thì gạo Thái Lan cho dù rẻ hơn gạo Nhật rất nhiều cũng không tài nào thâm nhập vào thị trường Nhật. trong khi đó, một nửa hạn ngạch nhập khẩu gạo của Nhật lại được giao cho các nhà cung cấp gạo ở California của Mỹ, những người đang được trợ cấp đến 2 tỉ USD/năm. Câu chuyện trớ trêu bắt nguồn từ một quyết định mang tính thiên vị của WTO khi bắt Nhật bản phải nhập khẩu mỗi năm một lượng gạo tương đương 4 đến 7.2% lượng tiêu thụ trong nước chỉ vì lý do bình đẳng trong thương mại và đáng ngạc nhiên là trong thời gian này Nhật Bản hoàn toàn có khả năng tự cung cấp gạo cho chính mình. Hỏi có hay không sự bình đẳng khi mà rào cản lại được dựng lên tại nơi sử dụng nhiều nhất cụm từ chủ nghĩa tự do trong thương mại. Và có hay không sự bình đẳng với chính sách bảo hộ, trợ giá bị ngăn cấm ở một nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập khi nó lại được sử dụng thản nhiên tại các nước có quyền lực. Nhìn chung, trợ cấp của các nước phát triển đang đóng vai trò “bóp méo” giá hàng hoá tại các nước nghèo. Trong tiến trình hội nhập thế giới, nước nghèo buộc phải tuân theo những cam kết , những điều khoản gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước. Họ mở cửa và cho phép nông sản của các quốc gia khác tràn vào, và họ cứ đinh ninh tin rằng giá lương thực thực phẩm nhập khẩu sẽ không tăng quá cao, mặc cho những thứ họ nhập khẩu có nguồn gốc từ các khoản trợ giá hàng tỷ USD từ các nước phát triển. Mục đích của sản xuất trong nông nghiệp cũng bị lệch lạc trong thời gian vừa qua. Người nông dân dần dần biến các cánh đồng canh tác lương thực của họ thành các cánh đồng sản suất nhiên liệu sinh học, diện tích đất dành cho nông nghiệp thực phẩm dần bị thu hẹp. Không một sự cảnh báo nào được đặt ra trong giai đoạn mà khủng hoảng dần nhen nhúm. Thậm chí khi những dấu hiệu tiềm tàn của cuộc khủng hoảng đã hiện rõ, những chính sách can thiệp của các định chế thế giới cũng không mảy may tỏ chút động tỉnh. Trong chính sách định hướng của các nước lớn, hay các định chế quốc tế, một xu thế sai lầm mà họ lặp đi lặp lại đối với hầu hết tất cả các nước đang phát triển khi tham gia hội nhập đó chính là thực hiện tư nhân hóa một cách nhanh chóng các công ty nhà nước, hay các định chế chịu nhiều sự quản lý của nhà nước. Một mặt những bước đi này có thể đem lại những thay đổi lớn trong cung cách làm việc, trong xu thế cạnh tranh giữa các ngành... thế nhưng thục hiện một cách ồ ạt và không có sự kiểm sóat chặt chẽ một phần lớn các công ty trở thành độc quyền, hoặc các công ty đa quốc gia , xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh gia nhập gây mất cân bằng, tạo ra xu thế độc quyền trong sản xuất và trong phân phối. Ở đây là trường hợp sản xuất và phân phối nông sản. Bài học rút ra trong trường hợp này đó chính là sự can thiệp của các định chế quóc tế không nên quá mức, tùy thuộc vào từng trường hợp của mỗi quốc gia nhầm tạo xu hướng phát triển bền vững, thị trường cạnh tranh tự do giữa các công ty trong và ngoài nước. Trong nhóm nguyên nhân thứ hai mà chúng ta đề cập đến đó chính là sự quản lý của nhà nước đối với sản xuất nông phẩm trong những nước đang phát triển. Một ví dụ trong trường hợp này là câu chuyện của Philippin, một trong những nước đã từng đứng đầu trong nhiều năm liền trong xuất khẩu gạo. Philippine cho chúng ta một bài học kinh điển về cách mà một quốc gia đang phát triển chạy theo xu hướng tân tự do mới. Từ một quốc gia đứng đầu suốt 14 năm liền về xuất khẩu gạo, giờ quốc gia này phải nhập khẩu hơn 20% lượng gạo dành cho tiêu thụ. Nguyên nhân chính dẫn tới quan cảnh ảm đạm của thị trường gạo Philippine đó chính là sự lãng quên vai trò của chính phủ đối với sản xuất nông nghiệp. Khi Ngân hàng Thế giới và IMF thay mặt chủ nợ quốc tế, gây áp lực trong chính phủ Corazon Aquino, bắt phải ưu tiên thực hiện trả khoản nợ nước ngoài 26 tỷ USD. Chính quyền Aquino đã đồng ý, mặc dù các các nhà kinh tế hàng đầu quốc gia cảnh báo rằng "tìm kiếm một chương trình phát triển khu vực tư để phù hợp với một kế hoạch trả nợ được đánh giá là một kế hoạch vô ích." Giữa 1986 và 1993, 8 đến 10% GDP hàng năm của Philippines được dành cho thanh toán nợ nần. Trong ngắn hạn, nợ đã trở thành gánh nặng ngân sách mà quốc gia này ưu tiên hàng đầu. Chi tiêu chính phủ cho nông nghiệp giảm hơn một nửa. Tuy nhiên Ngân hàng Thế giới vẫn không hề lo lắng vì một trong những mục tiêu của sợi dây thắt này là lấy sức mạnh của khu vực tư nhân để tăng cường cho nông thôn. Tuy nhiên, năng lực nông nghiệp bị xói mòn một cách nhanh chóng. Hệ thông thủy lợi trì trệ, và vào cuối của năm 1990 chỉ có 17 % hệ thống kênh rạch được sử dụng trong khi đó ở Thái Lan là 82% và 75% ở Malaysia. Sản lượng cây trồng, phụ thuộc vào giống, công nghệ, vốn... nhìn chung là rất thấp, trung bình 2.8 tấn lúa / ha, thấp hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, nơi mà các chính phủ tích cực thúc đẩy sản xuất nông thôn. Người nông dân Philippine đã phải đương đầu với thoái lui của chính phủ trong việc hỗ trợ toàn diện , một vai trò mà những người nông dân này xưa nay chịu phụ thuộc rất nhiều. Các hậu quả của quá trình Philippin gia nhập WTO kéo theo sự đình đọng trong sản xuất nông nghiệp cũng y chang như những gì đất nước này nhận được sau một cơn siêu sóng thần. Bị chìm ngập trong ngô nhập khẩu với giá rẻ - nhiều trong số đó là ngô được chính phủ Mỹ trợ giá - nông dân giảm đất dành cho canh tác ngô từ 3,1 triệu ha vào năm 1993 với 2,5 triệu trong năm 2000. Và diện tích đất canh tác trông ngô này còn có thể giảm nhiều hơn nữa khi mà chính sách của chính phủ không can thiệp một cách kịp thời. Chính sự áp đặt trong các điều chỉnh của IMF đối với nền kinh tế Philippine và sự tự do hóa thương mại mà WTO buộc họ phải tuân theo đã nhanh chóng làm chuyển đổi một nước vốn tự chủ về lương thực nay trở thành một nước phụ thuộc vào nhập khẩu, một cách chuyển đổi dần dần tách người nông dân ra khỏi thời đại của họ đang sống. Nó là một quá trình biến đổi đầy đau đớn, cơn đau bắt nguồn từ tiến trình gia nhập WTO trong một phiên họp ở Geneva. "Sản xuất nhỏ của chúng tôi đang bị tàn sát bởi một môi trường kinh doanh quốc tế hoàn toàn bất công". Bài học rút ra từ câu chuyện Philippine hay từ các nước đang phát triển khác chính là: - Sự tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước phụ trách sản xuất và phân phối các mặt hàng nông sản khiến cho sự rời rạc nhỏ lẽ vốn có của nông dân các nước đang phát triển nay càng nhỏ lẽ và rời rạc. - Sự can thiệp của các công ty nước ngoài cần được hạn chế, tránh tình trạng độc quyền và các công ty dạng này có thể gây ra. - Sự quan tâm của chính phủ trong sản xuất nông nghiệp cần có sự liên tục và tăng cường cường độ để nông sản trong nước có thể cạnh tranh với các nông sản của các nước khác nhập khẩu là rất quan trọng. - Sự phối hợp của các khâu sản xuất phân phối cần có sự can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước là một khâu quan trọng không kém. Bài học cuối cùng đó chính là cần phải có những suy tính rõ ràng đầy cân nhắc khi nhận được sự giúp đỡ của các nước phát triển hay ký kết hợp tác thương mại trong các vòng đàm phán liên quan đến mậu dịch nông phẩm. 2.Bài học cho Việt Nam và nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn 2.1 Bài học cho Việt Nam Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng lương thực thế giới 2008 vừa rồi là rất quan trọng cho các nước đang phát triển, không chỉ trong nông nghiệp mà thậm chí còn trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tài chính v.v… Từ những nguyên nhân khác nhau mà an ninh lương thực bị mất đi dần ở các quốc gia phát triển khác nhau. Xét về giác độ kinh tế chính trị, một trong những gốc rễ quan trọng của sự bất cân đối này chính là sự mất tự chủ trong mậu dịch quốc tế. Bài học từ Mê-xi-cô, xứ sở của ngô từ nữa vòng trái đất bên kia đến Inđônêxia, quốc gia của gạo, đều nói lên tầm quan trọng của tính tự chủ trong thương mại quốc tế. Cả hai quốc gia này đều đã từng nằm trong số những nước đang phát triển có những khoản nợ nước ngoài lớn nhất. Sự chệch choạt trong chính sách nông nghiệp của các quốc gia này bắt đầu khi mà chính phủ của họ buộc phải hy sinh những khoản trợ cấp cho khu vực nông nghiệp, và thay vào đó, họ tập trung trả nợ nước ngoài và lao vào đầu tư cho các khu vực kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ tài chính, thương mại v.v… với mong muốn rằng sự yếu kém từ khu vực nông nghiệp sẽ được bù đắp một phần nào bằng các khu vực kinh tế khác có tiềm năng hơn. Đằng sau một bức màn che chắn bằng những tăng trưởng của toàn nền kinh tế khiến cho các quốc gia này đánh giá vai trò của nông nghiệp ngày càng thấp đi, và dần dần quên lãng nền nông nghiệpvà những người nông dân trong nước. Câu chuyện về niềm tin của chính phủ các nước đang phát triển về giá gạo rẻ được trợ giá được nhập khẩu từ các nước phát triển chúng tôi sẽ không đề cập ở phần này, thay vào đó, chúng tôi xoáy sâu vào phân tích sơ bộ tình hình của Việt Nam trong thời gian vừa qua, và đưa ra những chiến lược phát triển nông nghiệp cho dài hạn. 2.2 Việt Nam và những nguy cơ khủng hoảng lương thực tiềm ẩn. Một trong những nội dung chủ yếu của phần này là quỹ đạo phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào các quyết định hiện tại của nhà nước, và quỹ đạo này ngày càng trở nên khó vãn hồi. Những quyết định của ngày hôm nay sẽ định hình bối cảnh kinh tế chính trị của Việt Nam trong những năm, và thậm chí là những thập niên tiếp theo. Đặc biệt quan trọng, tiềm năng phát triển của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc một phần lớn vào khả năng và ý chí của nhà nước trong việc xây dựng một “bức tường lửa” ngăn cách giữa quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị. Về an ninh tài chính, chúng ta có thể quan sát thấy trong những năm vừa qua, tỷ lệ kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động vốn giảm dần và ngày càng nhạy cảm. Những biến đổi của nền kinh tế trong xu thế hội nhập ngày càng sâu sắc và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đang tạo ra một sắc thái mới, đó chính là tỷ lệ giảm dần của sở hữu nhà nước trong các tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh tế này khi magn tính tư nhân cao thì xu thế sẽ tìm kiếm những dự án có khả năng sinh lời cao từ khu vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ … và sẵn sàng bỏ qua khu vực nông nghiệp. Vốn đầu tư vào nông nghiệp của Việt Nam trong các năm qua giảm dần, và chiếm một tỷ lệ rất thấp so với các ngành khác. Trong khi cơ sở hạ tầng nông nghiệp còn nhiều bất cập, đường xá, kênh rạch, hệ thông tưới tiêu, máy móc, thiết bị sản xuất, các khâu chế biến nông sản tại nông thôn không được đầu tư phát triển, công nghiệp nông thôn chưa được chú trọng. Khoảnh đầu tư nghiên cứu cho nông nghiệp có tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia … Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, Việt Nam phải chịu những biến động lớn đối với nền kinh tế, những chính sách của chính phủ trong giai đoạn phát triển này là rất quan trọng, có vai trò giữ cân bằng trong ngắn hạn và cả trong dài hạn, những điều khoản của các định chế thế giới trong quanhệ kinh tế quốc tế luôn chứa đựng những nguy cơ tiềm tàn và làm chệch choạt hướng đi đến sự cân bằng của nền kinh tế. Sự mất dần trong kiểm soát nguồn vốn của nhà nước nhằm tạo tính linh hoạt trong ngành tài chính, thế nhưng, dưới một góc độ nào đó, nhà nước phải giữ cho mình một quyền kiểm soát nào đó để còn có thể điều chỉnh cho nền kinh tế vừa có tình hiệu quả, vừa đảm bảo sự cân bằng đối với các thành phần kinh tế. Gánh nặng ngân sách trong năm 2009 này cũng là một mối nguy ngại cho an ninh lương thực. Trong những năm qua, như chúng ta thấy, bội chi ngân sách nhà nước ngày càng cao, và đạt đỉnh là vào năm 2008 vừa qua. Nguyên nhân dẫn đến bội chi Ngân sách trong năm 2008 chủ yếu là do khủng hoảng giá xăng dầu thế giới. Những khoản bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn vượt quá mức lời thu được do xuất khẩu dầu thô đem lại. Khi mà ngân sách của chính phủ bị thâm hụt như vậy, một điều tất yếu, những khoản hỗ trợ nông nghiệp trong ngắn hạn cũng sẽ giảm đi. Đó là trong năm 2008, riêng năm 2009 này, chúng ta có thể thấy những viễn cảnh ảm đạm của Ngân sách nhà nước và các khoản hỗ trợ của chính phủ cho nông nghiệp. Thứ nhất, nhà nước tập trung bù lỗ cho các ngân hàng thương mại trong nước khi thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu. Khoản kích cầu đầu tư 17 tỷ USD tuy đã thực hiện trong một thời gian khá lâu, thế nhưng hiệu quả vẫn chưa thấy rõ, và hiệu quả của khoản kích cầu này chủ yếu chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, hay nâng đỡ cho thị trường bất động sản thoát khỏi những khoản nợ xấu khó đòi, và nhằm vực dậy thị trường chứng khoán đang đình đọng suốt năm 2008. Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông nghiệp hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và trên thực tế, khoản hỗ trợ này hầu như không đến được tay các doanh nghiệp dạng này. Chúng ta lại thấy ngân sách nhà nước trong những năm tới còn gặp nhiều vấn đề khó khăn ở đàu vào. Nếu như nguồn thu của ngân sách trong các năm 2008 vùa qua chủ yếu là từ xuất khẩu dầu thô với mức giá cao, năm 2009 này, giá dầu mỏ đã trở lại mức thấp, và nguồn lợi từ giá dầu mỏ cao là không còn. Bên cạnh đó, một nguồn thu khác của ngân sách chính phủ đó chính là thuế. Thế nhưng dự án đánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu phải tạm thời gác lại. Các loại thuế khác thu từ doanh nghiệp cũng không còn nhiều như trước do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn khi không tìm thấy đầu ra thị trường. Nói cách khác, vô hình chung là tình hình kinh tế trong nước và quốc tế làm hạn chế những khoản hỗ trợ của chính chủ dành cho nông nghiệp. Đây là một thử thách lớn cho ngành nông nghiệp khi mà giá cả đầu vào của nông nghiệp như phân bón, giống mới, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp … ngày một tăng cao, khí hậu thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây khiến cho vai trò của các yếu tố đầu vào này ngày càng quan trọng đối với sản lượng , năng suất lương thực trong những năm tới. Vai trò của chính phủ là rất quan trọng vì trong giai đoạn sắp tới, tình hình kinh tế thế giới là thiếu lương thực trầm trọng, nhu cầu về lương thực là rất lớn, một sự chệch choạt trong chính sách phát triển nông nghiệp rất dễ dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ các ngành khác phát triển, Ngân sách nhà nước cần tập trung một phần riêng dành cho nông nghiệp, bài toán giữ cân bằng giữa các ngành này là rất quan trọng, nhưng đứng trên cơ sở Nông nghiệp là nguồn cung lớn nhất cho công nghiệp, là thị trường lớn của các sản phẩm công nghiệp thì việc đầu tư một mức độ hợp lý dành cho nông nghiệp là một việc không thể xem nhẹ. Bên cạnh đó, mất tính tự chủ trong thương mại quốc tế cũng là mối đe dọa tiềm ẩn mà nguyên nhân của việc mất tự chủ trong thương mại quốc tế đó chính là những khoản nợ của nước ta ở các ngân hàng thương mại quốc tế. Khoản nợ quốc tế của Việt Nam tính đến năm 2003 là 4,3 tỷ USD, năm 2004 là 15,557 tỷ USD, năm 2006 là chiếm khoảng 34% GDP, và khoảng trên 40% GDP vào năm 2008 này. Đây là một mức tương đối cao, khiến chúng ta cần chú trọng để không bị phụ thuộc quá nhiều vào những khoản nợ này để trở nên bị phụ thuộc vào các chính sách trả nợ mà các ngân hàng thương mại quốc tế đạt ra, hay chính sách từ những nước phát triển nhằm hỗ trợ xóa các khoản nợ thương mại quốc tế có kèm theo các điều khoản mất bình đẳng trong thương mại giữa các nước. Trong bối cảnh an ninh lương thực thế giới đang bất ổn, những chính sách thương mại của các nước lớn khi giao thương với Việt Nam thường hướng vào nông nghiệp. Chính sách của Việt Nam trong giai đoạn này là phải chấp nhận vay nợ nước ngoài một cách có chọn lọc, loại bỏ những điều khoản có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước, đặc biệt cho ngành nông nghiệp.Chính phủ cần lập ra những chính sách vay nợ nước ngoài trong một thời hạn nhất định, cùng với việc xác định những điều khoản trong khi ký kết các khoản nợ. Tóm lại: Ngày nay, các nước đang phát triển không thể dựa vào những chiến lược công nghiệp hóa đã từng thành công trong quá khứ mà phải liên tục đánh giá lại vị thế của mình, nhằm giữ được sự cân bằng giữa các ngành trong nền kinh tế. những mô hình phát triển kinh tế từ các định chế quốc tế cần được lựa chọn một cách hợp lý, và có chỉnh đổi để có thể phù hợp với tình hình kinh tế trong nước. V. Lời kết Cuộc khủng hoảng lương thực 2008 đã để lại cho nhân loại nhiều bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Bài học đầu tiên chính là không một quốc gia đơn lẻ nào có thể đứng bên lề của quá trình xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh lương thực cho người dân nước mình. Bài học thứ hai chính là sự ý thức nghiêm túc về tầm quan trọng của lương thực trong đời sống hàng ngày. Rất nhiều chính sách được áp dụng không hiệu quả đã biến lương thực được trồng không vì mục đích cung cấp thức ăn cho con người mà phục vụ vào lợi ích kinh tế. Hơn thế nữa, chưa bao giờ việc phát triển nông nghiệp được xem nhẹ như ngày nay. Rất nhiều vùng đất màu mỡ dùng để trồng cây lương thực đã được thay thế bằng những khu đô thị, những khu công nghiệp hiện đại. Càng ngày con người càng tàn phá thiên nhiên, cho nên hạn hán, lũ lụt, thiên tai đã dẫn đến tình trạng mất mùa, đói kém ở các quốc gia. Chính những nguyên nhân trên đã dẫn tới những sự việc đáng tiếc xảy ra, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu như một hồi chuông cảnh tỉnh toàn nhân loại cần phải quan tâm hơn nữa đến việc phát triển nông nghiệp. Dân số thế giới ngày càng đông, nhu cầu của mọi người về tiêu dùng lương thực ngày càng nhiều, nếu chúng ta không biết phát triển lương thực, tàn phá đất nông nghiệp và tài nguyên thì ắt hẳn thế hệ mai sau của chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Một khi nhu cầu sống không được đảm bảo thì loài người sẽ dẫn đến tranh giành, xâu xé lẫn nhau cho mục tiêu sinh tồn. Chưa bao giờ an ninh lương thực được đặt nặng như ngày nay, chưa bao giờ loài người phải lo cho miếng ăn nhiều như ngày nay trước thực tế về điều kiện sản xuất không hề thay đổi, dân số loài người ngày càng đông. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình những chiến lược phát triển cây lương thực đặc biệt là quan tâm tới an ninh lương thực, tiếp đó phải hợp tác với các quốc gia, thành lập các tổ chức để cùng chung tay giải quyết những vấn đề chung của toàn cầu. Nếu chúng ta làm được như vậy thì ắt hẳn sẽ không có các cuộc khủng hoảng lương thực như năm 2008 xảy ra trong tương lai nữa, mà thay vào đó mọi người sẽ được sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc, đủ đầy. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ADB (Asian Development Bank), Soaring food prices – reponses to the crisis A Fairtrade Foundation Report (February 2009), The global food criris and fairtrade: small farmers, big solutions? IFPRI (International Food Policy Research Institute), Responding to the global food crisis: three perspectives Peter McPherson (2008), The global food crisis: Causes and solutions, NASULGC a public university association PGS-TS Lưu Ngọc Trịnh (2008), Nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu, Những vấn đề về kinh tế và chính trị thế giới số 5 (145) 2008, trang 33 The world food crisis, Anthropology News, October 2009, page 4 Thông tin ngành kinh tế (VIBank), số ngày 24/10/2008, Thế giới tiếp tục khan hiếm gạo UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development, Tackling the global food crisis, N0 2, June 2008 Wroughton, Lesley. Global responses needed on food crisis – Zoellick, Alertnet, April 2, 2008. Accessed April 12, 2008 Các trang web sử dụng: Lực lượng đặc nhiệm chống khủng hoảng lương thực, cập nhật Thứ Sáu, 16/05/2008 - 8:15 AM IRRI – International Rice Research Institute website, IRRI World Rice Statistics (WRS) TÀI CHÍNH QUỐC TẾ, cập nhật Thứ 4, 07/05/2008, 15:00 Địa lý ngành trồng trọt, cập nhật ngày 03/10/2008 Giải pháp nào cho khủng hoảng lương thực?, cập nhật lúc 09h01 ngày 09/06/2008 Thiếu đầu tư vào nông nghiệp - một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo An ninh lương thực của Trung Quốc được đảm bảo, cập nhật ngày 14/04/2008 World Bank, 2008. Biofuels: The Promise and the Risks. h , Nguyễn Sinh Cúc, PGS,TS, Tổng cục Thống kê, An ninh lương thực Việt Nam năm 2008 - những cảnh báo và giải pháp, Cập nhật:19/6/2008 Võ Tòng Xuân, GS, TS, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên, phát triển cộng đồng, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học An Giang, Hướng đi bảo đảm an ninh lương thực quốc gia ở đồng bằng sông Cửu Long, Cập nhật: 12/6/2008 Global Food Prices Rise to New Heights, Submitted by Amy Cassara on Thu, 2008-03-13 23:45. Food security nerwork of Newfoundland and Labrador Đối phó với khủng hoảng lương thực, cập nhật ngày 11/04/2008. Thế giới “đói” gạo, cập nhật ngày 04/04/2008. Liên Hợp Quốc lập lực lượng đặc nhiệm chống khủng hoảng lương thực, cập nhật ngày 30/04/2008. 2008 năm của khủng hoảng lương thực toàn cầu, cập nhật ngày 07/05/2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận - Khủng hoảng lương thực thế giới - những bài học rút ra cho việc phát triển nông nghiệp _.doc