Thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế - Thiều Thị Hường

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc sử dụng các biện pháp nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi nhận thấy: Đội ngũ CVHT của trường ĐHSP- ĐH Huế đã sử dụng khá đa dạng các biện pháp để góp phần giúp sinh viên năm thứ nhất nâng cao CLHT văn hóa và ở mức độ khá thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận CVHT chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, họ chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng các biện pháp và tổ chức các hoạt động để nâng cao CLHT cho sinh viên. Các biện pháp được đa số CVHT sử dụng như: Đề ra các yêu cầu cụ thể cho TTSV; Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập cho sinh viên; Xây dựng truyền thống học tập cho TTSV. Đây là những biện pháp truyền thống được phần lớn CVHT sử dụng bởi lẽ nó phù hợp với đặc điểm của lớp và phương thức học tập mới. Bên cạnh đó cũng có nhiều biện pháp mang tính hiệu quả cao như: Nêu gương, khen thưởng; Phát động phong trào thi đua học tập trong lớp; Tổ chức câu lạc bộ học tập; Tổ chức học tập theo nhóm nhưng do thời gian hạn chế nên các CVHT ít sử dụng. Nhìn chung, các CVHT đã có sự đa dạng và khá linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp tác động nhằm giúp sinh viên nâng cao CLHT. Tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa thật sự như mong muốn, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về mặt thời gian nên một số CVHT chưa phát huy hết vai trò của mình. Để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc, các CVHT không chỉ cần phải có thời gian mà còn phải có năng lực tổ chức, năng lực quản lý, sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, thực sự thương yêu học trò, coi sinh viên năm thứ nhất như con, em mình, sẵn sàng chỉ bảo, giúp đỡ các em tận tình. Để giúp sinh viên năm thứ nhất nâng cao CLHT, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: Trước hết cần giáo dục cho sinh viên thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Đây là biện pháp đầu tiên có vai trò rất quan trọng bởi nếu sinh viên có động cơ học tập, họ sẽ phát huy hết nội lực của bản thân, vượt qua tất cả mọi khó khăn để vươn lên học tốt. Bên cạnh đó, cần đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho TTSV và cho từng cá nhân để các em phấn đấu. Lưu ý phát động phong trào thi đua trong học tập nhưng phải có tổng kết, đánh giá, thưởng - phạt công minh. Thêm vào đó cần tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như: Đố vui để học; Hội vui học tập; Trò chơi học tập; Rung chuông vàng để tạo sự gắn kết giữa các sinh viên, góp phần nâng cao, mở rộng sự hiểu biết, kích thích tính tích cực của sinh viên. CVHT cũng cần thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn, Ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt tình hình học tập cũng như tư tưởng, thái độ của sinh viên. Ngoài ra cần biểu dương, nêu gương những sinh viên có nhiều nỗ lực trong học tập để kích thích sự thi đua trong TTSV Mỗi biện pháp đều có thế mạnh và chức năng riêng, các CVHT nên căn cứ vào tình hình cụ thể của TTSV để sử dụng phối kết hợp, linh hoạt và sáng tạo các biện pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao CLHT.

pdf9 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ cố vấn học tập trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế - Thiều Thị Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 90-98 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ THIỀU THỊ HƯỜNG - ĐỖ THỊ TUYẾT Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Đội ngũ cố vấn học tập (CVHT) có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn cho sinh viên các vấn đề liên quan đến việc học ở trường đại học như: Đăng kí môn học trực tuyến, lựa chọn chương trình học tập, học vượt chương trình, hướng dẫn nghiên cứu khoa học (NCKH), tư vấn về phương pháp học tập (PPHT) Đặc biệt sinh viên năm thứ nhất, các em còn rất bỡ ngỡ với những cách học mới, môi trường học tập (MTHT) mới lạ. Bài viết nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp nâng cao kết quả học tập (KQHT) cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ CVHT trường Đại học sư phạm - Đại học Huế (ĐHSP- ĐH Huế), làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng học tập (CLHT) của sinh viên. Từ khóa: cố vấn học tập, sinh viên năm thứ nhất, trường ĐHSP–ĐH Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại ngày nay sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng học tập của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Chất lượng học tập của mỗi cá nhân được coi là nhân tố quan trọng, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển giáo dục. Điều này lại càng được khẳng định khi chúng ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ, của khoa học kĩ thuật và công nghệ, được xây dựng trên nền tảng tri thức.Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh – sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất. Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP Huế nói riêng, đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại học với nhiều khác biệt về nội dung, khối lượng tri thức, phương pháp dạy học (PPDH), hình thức học tập Chính vì sự bỡ ngỡ đó nên trong quá trình học tập (QTHT), các em gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến KQHT trong năm đầu thường không cao.Vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên năm thứ nhất, cần có sự quan tâm, giúp đỡ của khoa, trường, đặc biệt là CVHT. CVHT là người đại diện cho khoa, nhà trường trong việc đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm hình thành cho sinh viên các kĩ năng học tập, kích thích sinh viên tự xây dựng kế hoạch học tập (KHHT) cho mình, lựa chọn PPHT phù hợp để đạt KQHT tốt nhất. Hoạt động của CVHT càng phong phú, đa dạng, các biện pháp tác động đến sinh viên càng thiết thực thì càng góp phần quan trọng vào việc giúp sinh viên nâng cao năng lực nhận thức và chất lượng học tập của bản thân. CVHT có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ sinh viên nhanh chóng thích ứng, hòa nhập với môi trường học tập mới ở đại học nhưng thực tế cho thấy, vẫn còn một bộ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP... 91 phận không nhỏ CVHT chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giúp sinh viên tiếp cận với phương thức học tập mới, khoảng cách giữa sinh viên và đội ngũ CVHT còn lớn. Đây chính là rào cản làm giảm tính tích cực, khả năng phát huy nội lực của sinh viên trong QTHT, hạn chế sự ảnh hưởng của CVHT đến việc nâng cao CLHT cho sinh viên. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp NCKH. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận, các phương pháp: Điều tra bằng Anket; Phỏng vấn; Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập; Toán thống kê được sử dụng để tìm hiểu thực trạng và xử lý kết quả điều tra. Để tìm hiểu thực trạng của vấn đề, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 21 CVHT và 200 sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP- ĐH Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của sinh viên và giáo viên về vai trò của đội ngũ CVHT trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất Bảng 1. Nhận thức của sinh viên và giáo viên về vai trò của CVHT trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất Mức độ Số lượng sinh viên Tỉ lệ (%) sinh viên Số lượng giáo viên Tỉ lệ (%) giáo viên Rất quan trọng 97 48,5 5 23,8 Quan trọng 103 51,5 16 76,2 Không quan trọng 0 0 0 0 Số liệu ở bảng trên cho thấy, hầu hết sinh viên đều nhận thức đúng vai trò quan trọng của đội ngũ CVHT trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên. 51,5% sinh viên cho rằng, CVHT có vai trò quan trọng và 48,5% sinh viên đã khẳng định, các CVHT có vai trò rất quan trọng. Đối với sinh viên năm thứ nhất, khi bước vào môi trường học tập ở trường đại học, các tân sinh viên gặp khó khăn về nhiều mặt, đặc biệt là trong học tập. Các em gặp rất nhiều trở ngại trong môi trường học tập mới, trong quan hệ với thầy cô, chưa thích nghi với phương thức học tập ở đại học cho nên CLHT trong năm đầu thường rất thấp. Vì vậy, vai trò của CVHT trong việc nâng cao CLHT cho các em rất quan trọng. Chính những biện pháp, những hoạt động mà CVHT tổ chức cho sinh viên sẽ giúp các em vượt qua được trở ngại. Mặc dù sinh viên là chủ thể của hoạt động học nhưng hoạt động học diễn ra như thế nào, kết quả cao hay thấp đều chịu tác động không nhỏ của CVHT. 76,2% giáo viên cho rằng, CVHT có vai trò “Quan trọng” và 23,8% khẳng định, CVHT có vai trò “ Rất quan trọng” trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất. 92 THIỀU THỊ HƯỜNG – ĐỖ THỊ TUYẾT Như vậy từ kết quả điều tra cho thấy, cả sinh viên và giáo viên đều khẳng định, CVHT có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên đánh giá về vai trò của CVHT ở mức độ “Rất quan trọng” chiếm tỉ lệ cao hơn so với việc CVHT tự đánh giá về vai trò của mình trong việc nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất. 3.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp để nâng cao CLHT văn hóa cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ CVHT Qua kết quả điều tra thực tế, các biện pháp và mức độ sử dụng được CVHT thực hiện theo đánh giá của sinh viên như sau: Bảng 2. Đánh giá của sinh viên về các biện pháp CVHT đã sử dụng để nâng cao CLHT cho sinh viên TT Các biện pháp tác động Mức độ (%) ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng sinh viên 10,5 49,0 34,0 6,5 2,37 2 Xây dựng truyền thống học tập cho tập thể sinh viên 5,5 40,0 42,5 12,0 2,61 3 Quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu, kém 10,0 31,5 40,5 18,0 2,67 4 Phát động phong trào học tập sôi nổi trong tập thể sinh viên 5,5 45,0 36,5 13,0 2,57 5 Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường 8,5 35,5 43,0 13,0 2,61 6 Chia nhóm, phân tổ học tập 11,5 39,0 33,0 16,5 2,55 7 CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với giảng viên bộ môn 5,0 31,5 49,0 14,5 2,73 8 Giáo dục cho sinh viên thái độ và động cơ học tập đúng đắn 15,5 44,5 32,5 7,5 2,32 9 Giúp sinh viên lựa chọn phương pháp và cách thức học tập phù hợp 10,0 45,5 37,5 7,0 2,42 10 Nêu gương và khen thưởng đối với những sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập 7,0 41,0 39,0 13,0 2,58 11 Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa; 6,0 32,5 42,0 19,5 2,75 12 Định hướng, giúp đỡ sinh viên trong việc tìm kiếm tài liệu học tập 10,0 40,0 41,5 8,5 2,49 Trung bình chung 2,56 Từ kết quả thu được cho thấy, ĐTBC = 2,56 là kết quả khá cao, có ý nghĩa tích cực. Nhìn chung đa số sinh viên đều thừa nhận, các CVHT đã sử dụng đa dạng các biện pháp để tác động nhằm giúp sinh viên nâng cao CLHT. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP... 93 Trong các biện pháp trên, biện pháp “Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa với nhau” được CVHT sử dụng nhiều nhất, ĐTB = 2.75, với mức độ “Thường xuyên” chiếm 32,5% và “Thỉnh thoảng” 41%. Tuy nhiên, mức độ “Chưa bao giờ sử dụng” còn chiếm tỉ lệ khá cao, tới 19.5%. Sở dĩ đây là biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là do biện pháp này mang lại hiệu quả cao, thiết thực, áp dụng được với nhiều sinh viên.Tiếp đến là các biện pháp “CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các giảng viên bộ môn” với ĐTB = 2,73 nhưng vẫn còn 49% CVHT “Thỉnh thoảng” mới sử dụng. Thậm chí có 14,5 % sinh viên trong diện điều tra khẳng định, các CVHT “Chưa bao giờ” sử dụng biện pháp này.Đứng ở vị trí thứ 3 là biện pháp “Quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu, kém” với mức độ sử dụng “Thường xuyên” 31,5% và “Thỉnh thoảng” 40,5%. Điều đáng ngạc nhiên là hai biện pháp này được CVHT sử dụng nhiều nhưng mức độ sử dụng lại rất hạn chế. Thực tế cho thấy, hai biện pháp trên chỉ đem lại hiệu quả cao nếu chúng được áp dụng một cách thường xuyên và có hệ thống. Nhìn chung các biện pháp mà CVHT đã sử dụng theo đánh gía của sinh viên là khá đa dạng nhưng tần suất sử dụng còn thấp. Những biện pháp ít được CVHT sử dụng: “Giáo dục cho sinh viên thái độ và động cơ học tập đúng đắn”; tiếp đến là “Giúp sinh viên lựa chọn phương pháp và cách thức học tập phù hợp”. Đáng tiếc đây lại là những biện pháp rất quan trọng, có vai trò quyết định đối với việc nâng cao KQHT cho sinh viên nhưng lại ít được các CVHT chú trọng. Bởi hoạt động học tập ở trường đại học đòi hỏi ở sinh viên tính tích cực, chủ động rất cao. Với phương thức học tập theo học chế tín chỉ, thời gian học tập trên lớp bị rút ngắn. Nếu không có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, không chịu khó tìm tòi, tự học, không có PPHT phù hợp, sinh viên rất khó đạt được kết quả như mong muốn. Biện pháp “Thông qua ban cán sự và tập thể lớp đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng sinh viên” cũng ít được các CVHT sử dụng. Thông thường biện pháp này phải được hầu hết CVHT sử dụng nhưng kết quả điều tra lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Qua phỏng vấn một số CVHT chúng tôi được biết, vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, CVHT cho rằng, những biện pháp họ đã sử dụng và quá trình tác động của CVHT đến BCS lớp mang tính chất gián tiếp nên nhiều sinh viên không biết. Thứ hai, do một số thành viên trong BCS lớp không có năng lực, không có uy tín với lớp nên CVHT ít sử dụng biện pháp này. Qua tìm hiểu 21 CVHT cho sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi được biết, những biện pháp CVHT đã sử dụng để giúp sinh viên nâng cao CLHT được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3. Các biện pháp và mức độ sử dụng để nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất của CVHT TT Các biện pháp tác động Mức độ (%) ĐTB Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng sinh viên 71,4 19,0 4,8 4,8 2,57 94 THIỀU THỊ HƯỜNG – ĐỖ THỊ TUYẾT 2 Xây dựng truyền thống học tập cho tập thể sinh viên 4,8 71,4 23,8 0,0 1,81 3 Quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu, kém 9,5 28,6 61,9 0,0 1,48 4 Phát động phong trào học tập sôi nổi trong tập thể sinh viên 4,8 47,6 47,6 0,0 1,57 5 Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường 14,3 23,8 61,9 0,0 1,52 6 Chia nhóm, phân tổ học tập 9,5 38,1 5,24 0,0 1,57 7 CVHT thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với giảng viên bộ môn 9,5 38,1 47,6 4,8 1,52 8 Giáo dục cho sinh viên có thái độ và động cơ học tập đúng đắn 4,7 47,7 47,6 0,0 1,57 9 Giúp sinh viên tìm ra phương pháp và cách thức học tập phù hợp 4,9 38,0 57,1 0,0 1,48 10 Nêu gương và khen thưởng đối với những sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập 48,0 47,6 47,6 0,0 1,57 11 Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa với nhau 14,3 47,5 33,4 4,8 1,71 12 Định hướng, giúp đỡ sinh viên trong việc tìm kiếm tài liệu học tập 14,3 38,1 47,6 0,0 1,67 Trung bình chung 1,67 Kết quả ở bảng trên cho thấy, những biện pháp được CVHT sử dụng nhiều nhất là “Thông qua ban cán sự và tập thể lớp để đề ra yêu cầu hợp lý đối với lớp và từng sinh viên” ĐTB = 2,57;với mức độ sử dụng “Rất thường xuyên” là 71,4%. Theo đánh giá của sinh viên, biện pháp này ít được CVHT sử dụng (ĐTB = 2,37) nhưng các CVHT đã khẳng định, biện pháp này họ sử dụng nhiều nhất. Như vậy đã có sự khác biệt lớn trong cách đánh giá của sinh viên và CVHT. Qua trao đổi với các CVHT chúng tôi được biết, phần lớn CVHT sử dụng biện pháp này bởi vì họ tin tưởng vào năng lực và uy tín của BCS lớp cũng như tin tưởng vào tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên. Biện pháp này được sử dụng nhiều cũng là điều dễ hiểu vì một mặt cần phải đề ra các yêu cầu, chỉ tiêu để sinh viên phấn đấu, mặt khác CVHT không thể đến lớp thường xuyên để nắm bắt tình hình của lớp. Bên cạnh đó, BCS lớp còn là người phụ tá đắc lực của CVHT và là thành viên tích cực thường xuyên nắm vững tình hình của lớp. Sở dĩ giữa CVHT và sinh viên không thống nhất với nhau trong cách đánh giá là do cách thức sử dụng. Biện pháp này thường được CVHT sử dụng đầu năm học khi sinh viên mới nhập học nên nhiều sinh viên không hiểu hoặc không để ý. Tiếp đến là các biện pháp “Xây dựng truyền thống học tập cho tập thể sinh viên”, ĐTB = 1,8 với mức độ sử dụng “Thường xuyên” 71,4%. Đây là biện pháp mà các CVHT luôn dành sự quan tâm vì hơn ai hết họ hiểu rằng, tập thể lớp vừa là môi trường vừa là điều kiện để mỗi sinh viên học tập và hoàn thiện bản thân. Truyền thống học tập là những thành tích cao trong học tập mà tập thể sinh viên phấn đấu để đạt được. Do đó THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP... 95 xây dựng truyền thống học tập sẽ góp phần tạo nên nguồn động lực giúp sinh viên thực hiện tốt hoạt động học tập của bản thân nói riêng và thành tích của lớp nói chung. “Tổ chức các buổi giao lưu, gặp mặt để trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp trong khoa với nhau”. Biện pháp này được cả sinh viên và CVHT đánh giá là một trong những biện pháp được sử dụng nhiều nhất. Vào đầu năm học, các khoa thường tổ chức cho sinh viên năm thứ nhất giao lưu với anh chị lớp trên để giúp các em có cơ hội học hỏi kinh nghiệm trong học tập. Sinh viên khóa trước là những người đã được học qua chương trình của sinh viên năm thứ nhất nên họ có thể truyền lại cho các em sinh viên mới vào trường những kinh nghiệm cần thiết trong học tập và rèn luyện. Đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực nên thường được các CVHT sử dụng. Trên cơ sở đó có thể thấy rằng, CVHT đã lựa chọn và sử dụng các biện pháp tích cực nhằm nâng cao CLHT văn hóa cho sinh viên lớp mình phụ trách. Theo số liệu thu thập được, bên cạnh những biện pháp luôn được CVHT ưu tiên sử dụng thì cũng có những biện pháp ít được sử dụng hơn như “Quan tâm giúp đỡ sinh viên yếu, kém” ĐTB = 1,48; “Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường” ĐTB = 1,52. Sở dĩ CVHT ít sử dụng các biện pháp này là do tính hiệu quả mà nó đem lại không cao và khả năng áp dụng rất hạn chế. Như vậy, nhìn chung cách đánh giá của sinh viên và CVHT trong việc sử dụng các biện pháp để nâng cao CLHT văn hóa cho sinh viên năm thứ nhất khá tương đồng . Điều này cho thấy đã có sự thống nhất trong hoạt động của sinh viên và CVHT. Tuy nhiên, qua phỏng vấn sinh viên và CVHT, chúng tôi được biết, vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều CVHT ít dành thời gian tổ chức sinh hoạt lớp, chủ yếu do sinh viên tự sinh hoạt. Một bộ phận không nhỏ CVHT chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các biện pháp để nâng cao CLHT cho sinh viên. Đó là lý do giải thích cho sự mâu thuẫn trong cách đánh giá của sinh viên và CVHT. Bởi kết quả điều tra ở 2 bảng cho thấy, biện pháp “Tổ chức cho sinh viên các buổi giao lưu để trao đổi kinh nghiệm học tập” có 19,5% sinh viên cho rằng, các CVHT “Chưa bao giờ tổ chức” nhưng chỉ có 4,8% CVHT thừa nhận. 18% sinh viên khẳng định, CVHT chưa bao giờ quan tâm, giúp đỡ sinh viên yếu kém nhưng không có CVHT nào đồng ý. 16,5% sinh viên cho biết, CVHT chưa bao giờ chia nhóm học tập cho sinh viên nhưng các CVHT đều phủ nhận 3.3. Hiệu quả sử dụng các biện pháp để nâng cao CLHT văn hóa cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ CVHT Bảng 4. Đánh giá của sinh viên và giáo viên về hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp Hiệu quả Tỷ lệ % sinh viên Tỷ lệ % giáo viên Đạt hiệu quả cao 47,0 23,8 Bình thường 47,5 76,2 Không đạt hiệu quả 5,5 0,0 Để đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp nâng cao CLHT văn hóa cho sinh viên năm thứ nhất của đội ngũ CVHT, chúng tôi đã tiến hành điều tra 200 sinh viên năm thứ nhất. 96 THIỀU THỊ HƯỜNG – ĐỖ THỊ TUYẾT Với câu hỏi: “Sau khi CVHT thực hiện các biện pháp tác động, bạn thấy KQHT của mình như thế nào?” và “Những biện pháp mà CVHT sử dụng đã đem lại hiệu quả như thế nào trong việc nâng cao CLHT văn hóa cho lớp?”, kết quả thu được như ở bảng 4. Bảng 4 cho thấy, 47% sinh viên khẳng định, những biện pháp CVHT đã sử dụng đạt hiệu quả cao. Trong khi đó chỉ có 23,8% giáo viên thừa nhận. Điều này chứng tỏ CVHT rất khiêm tốn khi đánh giá những đóng góp của bản thân đối với kết quả học tập của sinh viên. 48,5% sinh viên cho rằng, họ tiến bộ đáng kể trong học tập. Đúng vậy, khi xem xét vở ghi bài, bài tập, bài kiểm tra của sinh viên, chúng tôi nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt. Các em đã được CVHT bày vẽ cách giải bài tập, ghi bài giảng ở đại học. 51,5% sinh viên thừa nhận họ có tiến bộ nhưng không đáng kể. Một phần do CVHT ít quan tâm, phần nữa do bản thân các em chậm thích nghi với môi trương học tập mới. Khi tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với các hoạt động CVHT đã tổ chức, có 59,5% tổng số sinh viên được điều tra cho rằng, sinh viên tích cực, nhiệt tình tham gia; tinh thần hợp tác, đoàn kết của sinh viên được nâng cao và sinh viên có động cơ, thái độ học tập tích cực (51,5%). Song vẫn còn 11% sinh viên thừa nhận “Đa số sinh viên không hứng thú với các hoạt động do CVHT tổ chức” và 10% sinh viên khẳng định, CLHT của sinh viên không được nâng cao. Phần lớn (76,2%) CVHT thừa nhận, chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý giải cho vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết là do còn nhiều sinh viên chưa tích cực, chủ động trong học tập, chậm thích nghi với MTHT mới. Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất bởi lẽ sinh viên chính là chủ thể của hoạt động học, CLHT phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của các em. Tiếp đến là do đội ngũ CVHT chưa thật sự quan tâm tới sinh viên, các biện pháp và hoạt động CVHT tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của tất cả sinh viên Cho nên hiệu quả đem lại chưa cao. Tuy nhiên các CVHT vẫn ghi nhận sự tiến bộ của sinh viên, kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 5. Kết quả của sinh viên đối việc sử dụng các biện pháp theo đánh giá của CVHT Biểu hiện Tỉ lệ(%) Sinh viên tích cực, nhiệt tình tham gia 81,0 KQHTcủa sinh viên được nâng cao 61,9 Sinh viên hứng thú hơn trong các hoạt động của lớp 90,5 Tinh thần hợp tác, đoàn kết của sinh viên được nâng cao 62,0 Xây dựng được phong trào thi đua học tập trong lớp 55,0 Sinh viên có động cơ và thái độ học tập tích cực 60,0 Đa số sinh viên trong lớp không hứng thú với các hoạt động do CVHT tổ chức 19,0 CLHT của sinh viên không được nâng cao. 20,0 81% CVHT cho rằng, sinh viên tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động do CVHT tổ chức, đã xây dựng được phong trào thi đua học tập trong lớp và KQHTcủa các em được nâng cao THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP... 97 20% CVHT thừa nhận, CLHT của sinh viên lớp mình phụ trách không được như mong muốn. Sau khi trò chuyện với họ chúng tôi được biết, một bộ phận không nhỏ CVHT không trực tiếp dạy sinh viên năm thứ nhất vả lại ngoài việc đảm nhận vai trò CVHT, họ còn phải thực hiện giảng dạy bộ môn, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và tham gia các công tác đoàn thểHơn nữa sự đãi ngộ của nhà trường đối với đội ngũ CVHT không nhiều, không có sự đánh giá, tổng kết thi đua giữa các CVHT. Tất cả những việc họ làm phần lớn là do trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp nên hiệu quả chưa được như mong muốn. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc sử dụng các biện pháp nâng cao CLHT cho sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi nhận thấy: Đội ngũ CVHT của trường ĐHSP- ĐH Huế đã sử dụng khá đa dạng các biện pháp để góp phần giúp sinh viên năm thứ nhất nâng cao CLHT văn hóa và ở mức độ khá thường xuyên. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận CVHT chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, họ chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng các biện pháp và tổ chức các hoạt động để nâng cao CLHT cho sinh viên. Các biện pháp được đa số CVHT sử dụng như: Đề ra các yêu cầu cụ thể cho TTSV; Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập cho sinh viên; Xây dựng truyền thống học tập cho TTSV. Đây là những biện pháp truyền thống được phần lớn CVHT sử dụng bởi lẽ nó phù hợp với đặc điểm của lớp và phương thức học tập mới. Bên cạnh đó cũng có nhiều biện pháp mang tính hiệu quả cao như: Nêu gương, khen thưởng; Phát động phong trào thi đua học tập trong lớp; Tổ chức câu lạc bộ học tập; Tổ chức học tập theo nhóm nhưng do thời gian hạn chế nên các CVHT ít sử dụng. Nhìn chung, các CVHT đã có sự đa dạng và khá linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp tác động nhằm giúp sinh viên nâng cao CLHT. Tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa thật sự như mong muốn, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về mặt thời gian nên một số CVHT chưa phát huy hết vai trò của mình. Để thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với công việc, các CVHT không chỉ cần phải có thời gian mà còn phải có năng lực tổ chức, năng lực quản lý, sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, thực sự thương yêu học trò, coi sinh viên năm thứ nhất như con, em mình, sẵn sàng chỉ bảo, giúp đỡ các em tận tình. Để giúp sinh viên năm thứ nhất nâng cao CLHT, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: Trước hết cần giáo dục cho sinh viên thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Đây là biện pháp đầu tiên có vai trò rất quan trọng bởi nếu sinh viên có động cơ học tập, họ sẽ phát huy hết nội lực của bản thân, vượt qua tất cả mọi khó khăn để vươn lên học tốt. Bên cạnh đó, cần đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho TTSV và cho từng cá nhân để các em phấn đấu. Lưu ý phát động phong trào thi đua trong học tập nhưng phải có tổng kết, đánh giá, thưởng - phạt công minh. Thêm vào đó cần tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như: Đố vui để học; Hội vui học tập; Trò chơi học tập; Rung chuông vàngđể tạo sự gắn kết giữa các sinh viên, góp 98 THIỀU THỊ HƯỜNG – ĐỖ THỊ TUYẾT phần nâng cao, mở rộng sự hiểu biết, kích thích tính tích cực của sinh viên. CVHT cũng cần thường xuyên trao đổi với các giáo viên bộ môn, Ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt tình hình học tập cũng như tư tưởng, thái độ của sinh viên. Ngoài ra cần biểu dương, nêu gương những sinh viên có nhiều nỗ lực trong học tập để kích thích sự thi đua trong TTSV Mỗi biện pháp đều có thế mạnh và chức năng riêng, các CVHT nên căn cứ vào tình hình cụ thể của TTSV để sử dụng phối kết hợp, linh hoạt và sáng tạo các biện pháp nhằm giúp sinh viên nâng cao CLHT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Vũ Hoạt (1999). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường THCS, NXB Giáo dục. [2] Trần Văn Hùng (2012). Vai trò của giáo viên cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Báo Giáo dục và thời đại online. [3] Phí Công Mạnh (2011). Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHSP - ĐH Huế”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học. [4] Văn Thị Thanh Nhung (2012). Vai trò của Cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Kỉ yếu Trường ĐHSP Huế. [5] Hồ Văn Liên (Chủ biên) (2001). Tổ chức hoạt động giáo dục ở nhà trường PTTH, Bài giảng ĐHSP Huế. [6] Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2008). Qui định công tác cố vấn học tập” và “Hướng dẫn công tác cố vấn học tập cho sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ”, Hà Nội. Title: THE STATUS OF USING METHODS FOR ENHENCING ACADEMIC RESULTS FOR FRESHMAN STUDENTS OF ACADEMIC ADVISORS OF HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION Abstract: Academic advisors have played an important role in advising university students on related academic issues such as online enrolling in topics, choosing the course, learning beyond class, supervising scientific research, and advising on study methods. Freshman students are not acquainted with the new study methods and the new learning environment. This paper aims to investigate and evaluate the methods for enhancing academic results for freshman students of academic advisors of Hue University’s College of Education in order to propose effective methods to improve students’ learning quality. Keywords: Academic advisors, Freshman students, Hue University’s College of Education ThS. THIỀU THỊ HƯỜNG Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐỖ THỊ TUYẾT Cựu SV Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_360_thieuthihuong_dothituyet_14_thieu_thi_huong_7962_2020423.pdf
Tài liệu liên quan