Sử dụng bản đồ tư duy và 6 chiếc nón tư duy hướng dẫn sinh viên tìm ý tưởng trong quá trình tạo lập văn bản

This paper aims to introduce the employment of mind maps and six thinking hats to training text composition skills for primary education students at Kien Giang Community College. The empirical outcomes show that guiding students to learn these two techniques for idea brainstorming has contributed to the improvement of learners’ brainstorming and cooperative skills.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bản đồ tư duy và 6 chiếc nón tư duy hướng dẫn sinh viên tìm ý tưởng trong quá trình tạo lập văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Quỳnh Như và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 63 - 68 63 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ 6 CHIẾC NÓN TƯ DUY HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TÌM Ý TƯỞNG TRONG QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN Phan Thị Quỳnh Như1, Nguyễn Thị Hồng Nam2* 1Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 2Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Bài viết này nhằm giới thiệu việc sử dụng Bản đồ tư duy (BĐTD) và sáu chiếc nón tư duy (CNTD) vào việc rèn kỹ năng tạo lập văn bản cho sinh viên lớp Cao đẳng Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc hướng dẫn sinh viên học tập theo 2 kỹ thuật BĐTD và 6 CNTD trong việc tìm ý tưởng trước khi viết đã góp phần việc nâng cao kỹ năng tìm ý tưởng, kỹ năng hợp tác cho người học. Từ khóa: Bản đồ tư duy, sáu chiếc nón tư duy, tìm ý tưởng, hợp tác ĐẶT VẤN ĐỀ* Tạo lập văn bản là một nghệ thuật đòi hỏi người viết (NV) phải có ý tưởng sáng tạo. Ý tưởng sáng tạo là sự khởi đầu cho sản phẩm viết thành công, nói như vậy chúng tôi không có ý phủ nhận các yếu tố khác tạo nên chất lượng cho bài viết. Nhưng có thể nói trong công việc viết văn thì việc tìm ý tưởng trước khi viết là cực kì quan trọng vì thông qua việc tìm ý tưởng, NV đã định hướng các ý cần viết và thể hiện các năng lực tư duy (tư duy logic, sáng tạo và tư duy phê phán). Kĩ thuật Bản đồ tư duy (BĐTD) và 6 chiếc nón tư duy (6 CNTD) rất phù hợp với việc giúp NV tìm ý tưởng trước khi viết. Chúng tôi đã vận dụng hai kĩ thuật dạy học trên để hướng dẫn sinh viên (SV) trong quá trình tạo lập văn bản và đã thu được một số kết quả bước đầu. BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ SÁU CHIẾC NÓN TƯ DUY BĐTD (mindmap) là kĩ thuật do Tony Buzan phát kiến năm 1960. Vậy Bản đồ tư duy là gì? “Bản đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu trữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những kí ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các sự kiện, ý tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kì diệu” [4; tr.158]. BĐTD giúp chúng ta thể hiện, tổ chức thông tin dưới dạng trực quan rõ ràng, hiệu quả. * Tel: 0918486086 6 CNTD (six thinking hats) là một kỹ thuật nhằm tập trung suy nghĩ của mọi người vào cùng một vấn đề do Edward de Bono đề xuất năm 1985. Sáu chiếc nón với 6 màu khác nhau biểu tượng cho các kỹ thuật tư duy khác nhau. Nón trắng biểu tượng cho việc tìm kiếm thông tin; nón đỏ thể hiện cảm giác của con người đối với vấn đề; nón vàng biểu tượng cho mặt tích cực của vấn đề; nón đen biểu tượng cho những hạn chế của vấn đề; nón xanh lá cây biểu tượng cho việc khuyến khích sự tìm kiếm, sáng tạo, nón xanh dương biểu tượng cho sự kiểm soát quá trình tư duy. Olivier Serrat (2009) cho rằng “Nhiều người thường tư duy về sự vật từ góc độ phân tích, phê phán, logic mà ít khi nhìn sự vật từ góc độ tình cảm, trực giác hoặc từ nhìn thấy mặt hạn chế của vấn đề. Điều này dẫn đến kết quả là cách nhìn sự vật của họ thiếu sự tưởng tượng, đánh giá không đúng mức những cản trở/rào cản đối với sự thay đổi, hoặc không vạch ra được những kế hoạch để đối phó với những bất ngờ có thể xảy ra” [5, tr.1]. Như vậy, kỹ thuật 6 CNTD giúp chúng ta biết cách tư duy, cách nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ, kỹ năng hợp tác trong nhóm, và đó cũng là những kỹ năng sống mà người học cần được phát triển trong nhà trường. Dưới đây là kết quả thực nghiệm (TN) của việc kết hợp sử dụng 2 kỹ thuật trên trong quá trình hướng dẫn SV tìm ý tưởng trong quá trình tạo lập văn bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Quỳnh Như và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 63 - 68 64 THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Đối tượng và số tiết thực nghiệm Đối tượng TN của chúng tôi là 44 SV lớp 30A Cao đẳng Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Số tiết TN là 5 tiết học phần Tiếng Việt thực hành, chương Rèn kĩ năng tạo lập văn bản. Mục tiêu thực nghiệm Tiến hành TN này, chúng tôi nhằm mục tiêu rèn năng lực tư duy sáng tạo, thói quen nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ, năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Tiến trình thực nghiệm Để giúp SV biết cách tìm ý tưởng trước khi viết bằng việc kết hợp sử dụng BĐTD và 6 CNTD, chúng tôi đã có một buổi giới thiệu và làm mẫu cho SV về cách trình bày ý tưởng bằng BĐTD, cách sử dụng 6 CNTD để làm việc trong nhóm. Sau đó, các tiết TN được tiến hành theo trình tự: - Hoạt động 1: Chia SV theo nhóm, 6SV/nhóm, mỗi nhóm chọn một trưởng nhóm và một thư kí. Nhóm trưởng có trách nhiệm quản lý nhóm sao cho mỗi thành viên đều có cơ hội phát biểu ý kiến, thư kí có nhiệm vụ ghi lại các ý tưởng của nhóm. - Hoạt động 2: GV giao đề tài cho các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và một hộp bút chì màu. - Hoạt động 3: GV yêu cầu các nhóm tưởng tượng mình đang lần lượt đội 6 CNTD, suy nghĩ và đưa ra ý kiến về đề tài đã được giao. Cụ thể là: SV tưởng tượng họ đang đội chiếc nón màu trắng để trả lời câu hỏi: chúng ta đã có thông tin gì về chủ đề này, còn thiếu những thông tin gì? Nên tìm thông tin ở đâu?; đội nón màu đỏ để trải nghiệm cảm giác: thích hay không thích chủ đề này?; đội chiếc nón màu vàng để suy nghĩ về giá trị hoặc những mặt tích cực, ưu điểm của vấn đề đang thảo luận; đội chiếc nón màu đen để suy nghĩ về mặt tiêu cực, hạn chế của vấn đề; nón màu xanh lá cây biểu tượng cho sự sáng tạo, biện pháp giải quyết những mặt tiêu cực của vấn đề; với chiếc nón màu xanh dương, các thành viên sẽ cùng tóm tắt nội dung thảo luận, rút ra kết luận, lập kế hoạch thực hiện. Ý tưởng của cả nhóm được thể hiện bằng BĐTD. - Hoạt động 4. Các nhóm trình bày bản phác thảo ý tưởng của nhóm. - Hoạt động 5: Thảo luận chung trên lớp về các sản phẩm. Kết quả và đánh giá kết quả Các sản phẩm chúng tôi thu được qua 5 tiết TN là: 6 sản phẩm của các nhóm, 5 bản tốc ký cuộc thảo luận nhóm, ý kiến của SV về hiệu quả của việc sử dụng BĐTD và 6 CNTD trong quá trình tạo lập văn bản, phiếu dự giờ của GV. Sản phẩm của sinh viên Dưới đây là 2 ví dụ về sản phẩm của SV. Ví dụ 1. Thuyết minh về sản phẩm nước mắm Phú Quốc Sau khi cho SV ôn lại lý thuyết về văn thuyết minh (đã học ở lớp 10), chúng tôi cho các nhóm sử dụng kỹ thuật 6 CNTD và BĐTD để phác thảo ý tưởng cho đề tài “Thuyết minh về nước mắm Phú Quốc”. Cuộc thảo luận của nhóm 4 diễn ra như sau: - Nhóm trưởng Phượng Loan đề nghị các bạn tưởng tượng mình đang đội chiếc nón màu trắng và nêu câu hỏi: “Các bạn có thông tin, hiểu biết gì về sản phẩm nước mắm của tỉnh ta?”. SV Thanh cho rằng: “Đây là sản phẩm nổi tiếng của Phú Quốc”; ý kiến của Phượng Loan: “Nước mắm Phú Quốc là món ăn bổ dưỡng trong bữa ăn gia đình người Việt”. Nhóm trưởng tiếp tục điều khiển nhóm: “Thế ý kiến của Tèo thế nào?” Tèo suy nghĩ rồi trả lời: “Theo mình, cách chế biến cũng công phu lắm”. Tèo nêu thêm câu hỏi “Xuất xứ của nó thì thế nào?”. Nhóm trưởng đề nghị: “Chúng ta phải lên mạng lấy thêm các thông tin khác như quá trình chế biến, cách sản xuất nhé!” - Nhóm trưởng chuyển sang chiếc nón màu đỏ: Cảm giác của các bạn về chủ đề này? Các bạn thích hay không thích?”. Tất cả cùng nói: “Mình thích!”. Nhóm trưởng tiếp tục đặt câu hỏi: “Tại sao các bạn thích?” Phong Sương trả lời: “Vì chủ đề rất gần gũi, hơn nữa, đây là sản phẩm của tỉnh mình mà!”, Mỹ Linh bổ sung “nước mắm là món ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam, sao ta lại có thể không thích nước mắm!” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Quỳnh Như và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 63 - 68 65 - Phượng Loan đề nghị: “Chúng ta cùng đội nón màu vàng! Ta nghĩ đến mặt ích lợi của sản phẩm này nào!”. Tèo cho ý kiến: “Theo mình, nước mắm rất bổ dưỡng vì hàm lượng đạm rất cao cần thiết cho sức khỏe. Sản phẩm này còn thể hiện văn hóa ẩm thực rất riêng của người Việt”. Hằng Nghi bổ sung: “Theo mình biết nước mắm của tỉnh mình không những được nhiều người dân trong nước tin dùng mà sản phẩm này còn được xuất khẩu sang nước ngoài cho kiều bào mình bên đó dùng nữa, góp phần tạo nên giá trị kim ngạch cho nền kinh tế nước ta.” Nhóm trưởng hỏi tiếp: “Các bạn còn có ý kiến khác nữa không? Nếu không, chúng ta qua chiếc nón màu đen nghe!” - Nhóm trưởng nói:“Ta đội nón màu đen nhé. Thế mặt tiêu cực, hạn chế là gì nhỉ? Vấn đề này khó phải không các bạn?”. Mỹ Linh bây giờ mới có ý kiến: “Vấn đề này chắc chúng ta cần lấy thông tin thêm trên mạng nhưng mình nghe mẹ mình nói nếu người sản xuất cho phân đạm, nồng độ chất bảo quản cao hơn cho phép thì rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng”. Tèo phát biểu “Tôi sợ là ta không có đủ thông tin về vấn đề này”. Phong Sương bổ sung “Nếu người sản xuất không tuân thủ theo quy định chung thì vấn đề ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi”. - Nhóm trưởng tiếp tục đề nghị đội chiếc nón màu xanh lá cây để suy nghĩ về câu hỏi “Vậy ta có biện pháp gì để có thể thu thập được đầy đủ thông tin?” Thanh đề xuất: “Ta sẽ tìm trên mạng, đọc trên báo, riêng tôi sẽ về hỏi ông chú tôi là người sản xuất nước mắm để có thêm thông tin”. - GV đề nghị các nhóm chốt lại vấn đề đang thảo luận (nón màu xanh dương). Nhóm trưởng gợi ý: Chúng ta đã thảo luận về cái gì? Thông tin nào chúng ta đang thiếu? Bản phác thảo của chúng ta sẽ gồm mấy ý?”. Cả nhóm thống nhất là bản phác thảo sẽ có các ý: thông tin về nước mắm, mặt tích cực, hạn chế, tình cảm đối với sản phẩm này. Nhóm giao cho Phong Sương, người khéo tay nhất vẽ BĐTD (hình 1). Hình 1. Phác thảo ý tưởng của nhóm 4 Cuộc thảo luận cho thấy các SV đã “công não” một cách tích cực. Mặc dù các ý kiến của nhóm chưa thật sự phong phú nhưng chủ đề “nước mắm Phú Quốc” đã được nhóm nhìn nhận dưới nhiều góc độ, nhận ra được mặt tích cực cũng như mặt hạn chế của vấn đề, đồng thời đề xuất biện pháp tìm thông tin. Qua đó, thể hiện năng lực phân tích, đánh giá vấn đề, khả năng kiểm soát cuộc thảo luận để đi đến kết luận về nội dung bản phác thảo. Trong cuộc thảo luận, SV còn thể hiện kỹ năng hợp tác, trợ giúp lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm và sự chia sẻ thông tin. Bản phác thảo của nhóm 4 vừa thể hiện năng lực tư duy logic (nhìn sự vật từ góc độ phân tích, phê phán) vừa thể hiện cảm xúc yêu thích, tự hào của SV về sản phẩm nước mắm. Với bản phác thảo này, chắc chắn bài viết của SV về đề tài này sẽ đủ ý, các ý được sắp xếp logic và thể hiện tình cảm của các em với đặc sản quê hương. Ví dụ 2. Internet trong đời sống Với đề tài này, GV hướng dẫn các nhóm sử dụng 6 CNTD để thảo luận với các câu hỏi gợi ý như “Chúng ta đã có thông tin, hiểu biết gì về mạng Internet?Cần tìm thêm thông tin gì? (nón màu trắng), “Cảm giác của các bạn về chủ đề này?, Các bạn thích hay không thích sử dụng Internet?” (nón màu đỏ); “Mặt tích cực, ưu điểm của Internet là gì? (nón màu vàng); “Mặt tiêu cực, hạn chế của Internet?” (nón màu đen); “Với đề bài này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Quỳnh Như và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 63 - 68 66 ta cần trình bày những ý nào, có cần sưu tầm hình ảnh hay không? Nếu có, là hình ảnh về cái gì?”; (nón màu xanh lá cây); cuối cùng là câu hỏi tóm tắt nội dung thảo luận, lập kế hoạch thực hiện ’Thông tin nào chúng ta đang thiếu? Ai sẽ là người tìm thông tin? Cần phác thảo BĐTD như thế nào?” nón xanh dương . Bản phác thảo của nhóm 3 (hình 2) thể hiện rõ các ý tưởng mà SV sẽ thể hiện trong bài viết, đó là (1) những thông tin về Internet với các ý lịch sử hình thành, các phiên bản, tỷ lệ người sử dụng; (2) điểm tích cực của Internet với các luận chứng: tính năng, lướt web, góp phần phát triển kinh tế, mạng xã hội; (3) hạn chế của internet là game online gồm các luận chứng: thời gian, sức khỏe, tiền, tệ nạn xã hội; (4) sự yêu thích của người viết với internet vì sự phổ biến, sự gần gũi và mở rộng của nó. Mặc dù có một số luận chứng chưa thật rõ ràng (sự mở rộng, rộng rãi) nhưng việc sử dụng 6 CNTD đã giúp SV hình thành những ý tưởng và cảm xúc về Internet, những ý tưởng đó được định hình trong một “bức tranh” bằng việc sử dụng BĐTD. Với bản phác thảo trên, bài viết của SV về vấn đề này chắc chắn sẽ khá đủ ý, thể hiện cả suy nghĩ lẫn tình cảm của các em về chủ đề trên. Hình 2. Sản phẩm BĐTD của nhóm 3 Ý kiến đánh giá của SV và GV Sau 5 tiết TN, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 44 SV về hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật 6 CNTD và BĐTD đối với quá trình tạo lập văn bản. Phiếu khảo sát gồm 5 câu hỏi đóng xoay quanh vấn đề Tác dụng của việc vận dụng 2 kỹ thuật BĐTD và 6 CNTD đối với: phát triển năng lực sáng tạo của người viết (câu 1); kĩ năng phê phán đánh giá (câu 2); kĩ năng giao tiếp (câu 3); giúp nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ (câu 4); tăng hứng thú học tập (câu 5). SV chọn trả lời một trong năm mức sau: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không đồng ý cũng không phản đối, không đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Chúng tôi còn nêu 2 câu hỏi mở: (1) Có thể vận dụng 2 kĩ thuật BĐTD và 6 CNTD để dạy học sinh viết văn ở trường phổ thông hay không? (2) Có thể gặp khó khăn gì khi vận dụng 2 kỹ thuật này?. Dưới đây là bảng thống kê tỷ lệ % ý kiến chọn phương án trả lời hoàn toàn đồng ý (bảng 1). Số liệu từ bảng 1 cho thấy SV đánh giá rất cao về hiệu quả của việc sử dụng BĐTD và 6 CNTD trong dạy tạo lập văn bản. Bảng 1. Thống kê ý kiến hoàn toàn đồng ý Câu hỏi Số SV % Câu 1 38 86.5 Câu 2 35 84.1 Câu 3 32 72.8 Câu 4 37 84.09 Câu 5 34 77.27 Với câu hỏi mở thứ nhất phần lớn SV cho rằng có thể sử dụng 2 kỹ thuật này vào việc dạy học sinh cách tạo lập dàn ý cho văn bản, chỉ có có 3 SV (16.7 %) e ngại tính không khả thi khi vận dụng chúng ở trường phổ thông. Về câu hỏi mở thứ hai phần lớn SV cho rằng việc vận dụng 2 kỹ thuật trên vào dạy học sẽ mất khá nhiều thời gian, cháy giáo án, học sinh chưa quen, chỉ nên sử dụng trong giờ thực hành. Các ý kiến trên cho thấy SV đã nhận thấy những hữu ích của việc sử dụng BĐTD và 6 CNTD và mong muốn được vận dụng chúng trong quá trình dạy học nhưng các em luôn bị ám ảnh bởi việc không đủ thời gian. Sự e ngại này là chính đáng bởi vì chương trình môn Ngữ văn ở phổ thông khá nặng, số tiết dành cho giờ thực hành Làm văn không nhiều, hơn nữa lâu nay không ít HS không có thói quen lập dàn ý trước khi viết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Quỳnh Như và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 63 - 68 67 Chúng tôi đã mời 2 GV cùng tổ chuyên môn dự tiết TN thứ 2 và đánh giá tính tích cực của SV trong giờ học bằng cách điền vào phiếu quan sát. Kết quả tổng hợp phiếu quan sát của hai GV như sau: Bảng 2. Phiếu quan sát giờ học Thời gian (phút) Chỉ số tích cực của sinh viên trong tiết học A B C D 0-5 3.6 4.0 4.6 4.8 5-10 4.6 5.2 5.2 6.0 10-15 5.0 5.6 5.8 5.9 15-20 5.6 6.0 6.0 5.6 20-25 5.3 6.0 6.8 6.5 25-30 6.0 4.2 5.3 6.6 30-35 60 4.8 4.8 5.8 35-40 50 5.6 5.6 5.2 40-45 56 5.0 6.3 5.8 Chỉ số TB 51.8 % 51.6 % 56 % 58 % Hai GV này cứ 5 phút một lần khoanh tròn một trong các số từ 1 đến 10 (thể hiện chỉ số % mức độ tích cực học tập của SV). Chỉ số A, B, C, D chỉ các mức độ: (A) mức độ tập trung chú ý của SV trong giờ học, biểu hiện qua các hành vi hoàn thành các nhiệm vụ học tập trong học tập; (B) mức độ cảm xúc của SV trong giờ học, biểu hiện qua các sự thích thú, sôi nổi, hăng say trong giờ họ; (C) mức độ tham gia của SV vào hoạt động học tập: trình bày, tranh luận, đề xuất vấn đề, câu hỏi, thắc mắc; (D) mức độ hành vi biểu hiện tâm thế của SV trong giờ học. Kết quả thống kê cho thấy tất cả các chỉ số đều đạt mức độ trên trung bình trong suốt tiết học. Kết quả TN đã trả lời được mục đích TN mà chúng tôi đặt ra, đó là giúp SV rèn kĩ năng lực tư duy: phân tích, đánh giá, năng lực sáng tạo, thói quen nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ (ưu điểm, nhược điểm), phát triển cảm xúc (thích, không thích), kỹ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, kỹ năng thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ nói, viết, vẽ. Những kỹ năng này của SV được nâng lên từng bước. KẾT LUẬN Mỗi PPDH đều có những ưu điểm riêng, GV là người chủ động chọn lựa PPDH cho phù hợp với từng nội dung bài dạy, từng đối tượng người học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của SV. Việc sử dụng kĩ thuật 6 CNTD đã tạo cho SV cơ hội tranh luận, chia sẻ ý kiến, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ và tự do thể hiện ý tưởng, tình cảm của mình bằng BĐTD. Qua đó, SV học được cách lập dàn ý cho bài viết, cách trình bày ý tưởng theo một trình tự logic, đó là những kỹ năng rất cần thiết trong tiến trình tạo lập văn bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Hồng Nam (2003), Vận dụng hình thức dạy học khám phá và thảo luận nhóm vào dạy văn ở trường đại học, Tạp chí Dạy và học ngày nay, Số tháng 7/2003. [2]. Edward de Bono (2009), 6 chiếc nón tư duy, Nxb Trẻ. [3]. Gert Rijlaarsdam, Huub van den Bergh, Michel Couzijn (Eds.), (2005), Effective Learning and Teaching of Writing – A Handbook of Writing in Education, 2nd Edition, Kluwer Academic Publishers. [4]. Tony Buzan (2008), Kĩ năng học tập theo phương pháp Buzan (Lê Huy Tâm dịch), Nxb TP.HCM, Công ty TNHH Nhân Trí Việt. [5]. nowledge-solutions/wearing-six-thinking-hats.pdf (truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phan Thị Quỳnh Như và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 63 - 68 68 SUMMARY THE APPLICATION OF MIND MAPS AND 6 THINKING HATS INTO GUIDING STUDENTS TO EXPLORE IDEAS IN THE PROCESS OF COMPOSING ESSAYS Phan Thi Quynh Như1, Nguyen Thi Hong Nam2* 1 Kien Giang College of Education 2 Department of Education, Can Tho University This paper aims to introduce the employment of mind maps and six thinking hats to training text composition skills for primary education students at Kien Giang Community College. The empirical outcomes show that guiding students to learn these two techniques for idea brainstorming has contributed to the improvement of learners’ brainstorming and cooperative skills. Key words: mind map, thinking hats, idea brainstorming, co-operative skills. Ngày nhận: 06/03/2012; Ngày phản biện:01/04/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012 * Tel: 0918486086 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33584_37390_119201210368so9406_split_10_7508_2048488.pdf
Tài liệu liên quan