Thành phần loài và khoá định loại các loài thực vật họ cau (arecaceae) ở thành phố Huế - Dương Thị Minh Hoàng

4. KẾT LUẬN Ở thành phố Huế, các loài thực vật họ Cau (Arecaceae) có 28 loài thuộc 22 chi, trong đó có 2 loài Archontophoenix sp., Licuala sp. chưa xác định được tên. Nghiên cứu đã bổ sung 9 loài, gồm: Archontophoenix sp., Chamaedorea seifrizii, Dypsis decaryii, Dypsis leptocheilos, Hyophorbe lagenicaulis, Licuala sp., Phoenix canariensis, Ravenea rivularis, Sabal palmetto (theo Phạm Hoàng Hộ- 2003) [2]. Trong 28 loài nghiên cứu có 24 loài nhập nội chủ yếu được trồng làm cảnh ở các công viên, công sở, đường phố, nhà riêng, 4 loài bản địa hầu hết mọc hoang dại ở các hàng rào, bờ ao. Đa số cây họ Cau có dạng thân cột được dùng làm cảnh chiếm 92,9%, chỉ có 2 loài thuộc chi Calamus có dạng thân leo thường mọc hoang dại, chiếm 7,1% và không có loài nào dạng thân thảo. Ngoài công dụng làm cảnh, một số loài còn được dùng làm dược liệu (21,4%), thực phẩm (10,7%), đan lát (7,1%) và vật liệu xây dựng (7,1%).

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài và khoá định loại các loài thực vật họ cau (arecaceae) ở thành phố Huế - Dương Thị Minh Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 04(35)/2015: tr. 70-76 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ CAU (ARECACEAE) Ở THÀNH PHỐ HUẾ DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Ở thành phố Huế, các loài thực vật họ Cau (Arecaceae) có 28 loài thuộc 22 chi, trong đó có 2 loài chưa xác định được tên là: Archontophoenix sp. và Licuala sp., bổ sung 9 loài: Archontophoenix sp., Chamaedorea seifrizii, Dypsis decaryii, Dypsis leptocheilos, Hyophorbe lagenicaulis, Licuala sp., Phoenix canariensis, Ravenea rivularis, Sabal palmetto (theo Phạm Hoàng Hộ - 2003). Trong 28 loài nghiên cứu có 24 loài nhập nội chủ yếu được trồng làm cảnh ở các công viên, công sở, đường phố, nhà riêng, 4 loài bản địa hầu hết mọc hoang dại ở các hàng rào, bờ ao. Đa số cây họ Cau có dạng thân cột được dùng làm cảnh (92,9%), chỉ có 2 loài thuộc chi Calamus có dạng thân leo thường mọc hoang dại (7,1%) và không có loài nào dạng thân thảo. Ngoài công dụng làm cảnh, một số loài còn được dùng làm dược liệu (21,4%), thực phẩm (10,7%), đan lát (7,1%) và vật liệu xây dựng (7,1%). Từ khóa: Arecaceae, phân loại 1. MỞ ĐẦU Họ Cau (Arecaceae) phân bố rất rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Những nơi giàu loài nhất là Đông Nam Á và Nam Mỹ. Việt Nam cũng thuộc vùng nhiệt đới nên số lượng các loài, chi trong họ Cau rất phong phú và đa dạng. Các loài họ Cau được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: làm cảnh, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, làm thuốc, vật liệu xây dựng Họ Cau không những có giá trị về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần rất lớn, gắn liền với đời sống văn hoá Việt. Thành phố Huế là một trong những nơi mang đậm nét văn hóa đó. Ngày nay xu hướng nhập nội các loài trong họ này tăng cao do thị hiếu trồng cây cảnh. Vì vậy, số lượng loài cụ thể vẫn chưa được thống kê chính xác và việc định tên cũng gặp nhiều khó khăn. Để giúp cho việc nhận biết chính xác và dễ dàng các loài thực vật họ Cau ở thành phố Huế, cần thiết phải xác định những đặc điểm hình thái cơ bản của các chi, loài trong họ. Qua nghiên cứu thực tế và tổng hợp tài liệu đã được công bố của các tác giả khác, bài viết này giới thiệu về thành phần loài và khoá định loại để nhận biết các loài trong họ Cau ở thành phố Huế. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thực vật họ Cau ở thành phố Huế. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ CAU... 71 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Phương pháp thu mẫu của R. M. Klein & D. T. Klein (1979) 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Sau khi thu mẫu chúng tôi tiến hành phân tích mẫu, và định loại. - Phân tích mẫu: Phân tích các đặc điểm của mẫu, đặc biệt là hoa dưới kính lúp soi nổi. - Ép mẫu: theo phương pháp của R. M. Klein & D.T.Klein (1979). - Định loại dựa trên phương pháp so sánh hình thái và dựa vào các tài liệu tham khảo sau đây để xác định tên khoa học: Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam quyển III [2]. Roberts Lee Riffle (2008). Timber press pocket guider to Palms [3]. - Chuẩn hoá tên khoa học bằng tài liệu “Danh lục hệ thực vật Việt Nam” (2001- 2003). 2.2.3. Phương pháp xây dựng khoá định loại lưỡng phân Khoá định loại là dụng cụ được dùng phổ biến và rất hữu ích trong việc xác định tên khoa học của mẫu vật, trên cơ sở của hệ thống đã được công bố chính thức [1]. Việc xây dựng khoá định loại phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây: - Đặc điểm được dùng để phân loại phải đặc trưng cho mọi cá thể của quần thể, tương đối ổn định, có thể quan sát chúng một cách trực tiếp mà không cần dùng các dụng cụ đặc biệt, những đặc điểm là các số đo, đếm thì không nên có những giá trị gối nhau [1]. - Lập bảng thống kê các đặc điểm của mẫu, rút ra những đặc điểm đặc trưng và khác nhau giữa các taxon để tiến hành xây dựng khoá. Trong thực tế có nhiều kiểu khoá khác nhau như khoá lưỡng phân, khoá số tổng hợp Tuy nhiên, khoá lưỡng phân là kiểu khoá đơn giản và dễ sử dụng. Vì vậy kiểu khóa này thường được dùng phổ biến. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thành phần loài Có 28 loài, thuộc 22 chi. Kết quả được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 1. Thành phần loài các cây họ Cau ở thành phố Huế Stt Tên chi Tên loài Tên địa phương Dạng thân Công dụng 1 Archontophoenix Archontophoenix sp. Cau Nhật Cột Làm cảnh 2 Areca Areca catechu L. Cau ăn trầu Cột Dược liệu, làm cảnh. 72 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG 3 Borassus Borassus flabellifer L. Thốt nốt Cột Thực phẩm, dược liệu, làm cảnh. 4 Calamus Calamus faberi Becc. Mây tắt Leo Đan lát Calamus salicifolius Becc. Mây thủ công Leo Đan lát 5 Caryota Caryota mitis Lour. Đùng đình ngứa, móc nương Bụi Dược liệu, làm cảnh 6 Chamaedorea Chamaedorea seifrizii Buret Cau trúc, cau Hawai Bụi Làm cảnh 7 Chrysalidocapus Chrysalidocapus lutescens Wendl. Cau kiểng vàng Bụi Làm cảnh 8 Cyrtostachys Cyrtostachys renda Blume Cau kiểng đỏ Bụi Làm cảnh 9 Cocos Cocos nucifera L. Dừa Cột Thực phẩm, dược liệu, làm cảnh, vật liệu xây dựng 10 Dypsis Dypsis decaryii (Jum.) H. Beentje & J. Dransfield Cau tam giác Cột Làm cảnh Dypsis leptocheilos (Hodel) H. Beentje & J. Dransfield Cau tam giác Cột Làm cảnh 11 Elaeis Elaeis guineensis Jacq. Cọ dầu Cột Thực phẩm, dược liệu, làm cảnh 12 Hyophorbe Hyophorbe lagenicaulis (L. Bailey) H. E. Moore Cau sâm banh Cột Làm cảnh 13 Licuala Licuala grandis Wendl. Kè lá to Bụi Làm cảnh Licuala sp. Cọ lá xẻ Bụi Làm cảnh 14 Livistona Livistona chinensis (Jacq.) R. Br. ex Mart Cọ tàu Cột Làm cảnh Livistona saribus (Lour.) Merr. Chev. Kè đỏ, kè Nam Cột Vật liệu xây dựng, dược liệu, làm cảnh 15 Phoenix Phoenix loureiri (Becc.) Kunth. Chà là cảnh Cột Làm cảnh Phoenix humilis Royle. Muồng Bụi Làm cảnh THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ CAU... 73 Phoenix canariensis Hort. ex Chabaud. Chà là Canary Cột Làm cảnh 16 Ptychosperma Ptychosperma maccarthuri Wendl. Cau cảnh Bụi Làm cảnh 17 Ravenea Ravenea rivularis Jum. & Perrier Cau tam giác Thái Cột Làm Cảnh 18 Rhapis Rhapis excelsa (Thunb.) Henry ex Rehd. Mật cật Bụi Làm cảnh 19 Roystonia Roystonia regia O. F. Cook Cau bụng, cau vua Cột Làm cảnh 20 Sabal Sabal palmetto (Walt.) Lodd. Cọ Sabal Cột Làm cảnh 21 Veitchia Veitchia merrilli Wendl. Cau trắng Cột Làm cảnh 22 Washingtonia Washingtonia filifera Wendl. Cọ Mỹ Cột Làm cảnh Các loài thực vật thuộc họ Cau ở thành phố Huế khá đa dạng. So với kết quả nghiên cứu hệ thực vật ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2003) [2], nghiên cứu này đã bổ sung thêm 9 loài thuộc 8 chi. Đó là: Archontophoenix sp., Chamaedorea seifrizii, Dypsis decaryii, Dypsis leptocheilos, Hyophorbe lagenicaulis, Licuala sp., Phoenix canariensis, Ravenea rivularis, Sabal palmetto. Trong 28 loài điều tra được chỉ có 4 loài hoang dại mang nguồn gốc bản địa: Calamus salicifolius, Calamus faberi, Caryota mitis và Licuala sp., 24 loài còn lại là cây nhập nội. Đặc biệt, ở Huế có loài Phoenix canariensis với 4 cá thể (3 cây đực và 1 cây cái) đã được nhập vào trồng trên cả trăm năm. Việt Nam chỉ có duy nhất 4 cá thể thuộc loài này đang tồn tại ở Huế. Hiện nay chúng đang được công ty cây xanh thành phố Huế chăm sóc và nhân giống. Họ Cau ở thành phố Huế hầu hết là cây thân cột (26/28), chỉ có 2 loài thân leo (thuộc chi Calamus). Lá có 2 dạng chính: lá kép lông chim và lá xẻ chân vịt. Vị trí cụm hoa có 3 kiểu: giữa tán lá, ở nách lá và dưới tán lá, trong đó kiểu cụm hoa mọc giữa tán và dưới tán chiếm đa số, chỉ có loài Caryota mitis có cụm hoa mọc ở nách lá (chiếm 3.6%). Ở một số loài có các tua dài thòng với nguồn gốc khác nhau: có thể là do đầu mút các lá chét kéo dài (Chrysalidocarpus lutescens) hoặc do biến thái của các lá chét (Veitchia merrilli). Vì vậy, tua không phải là đặc điểm đặc trưng của một loài nào đó. Tuy nhiên, một số tác giả đã nhầm lẫn giữa 2 loài Veitchia merrilli (Cau trắng) và Dypsis pinnatifrons (Cau tua) do đã sử dụng tiêu chí trên để định loại. Để phân biệt 2 loài này chúng ta có thể sử dụng tiêu chí khác, cụ thể là: bẹ lá của loài Veitchia merrilli ôm trọn thân, cụm quả đứng; ngược lại bẹ lá của loài Dypsis pinnatifrons không ôm trọn thân, cụm quả thòng. 74 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG 3.2. Khoá định loại Khóa định loại các loài thuộc họ Cau phân bố ở thành phố Huế được xây dựng dựa trên một số đặc điểm dễ nhận biết về hình thái như: dạng thân, dạng lá, cụm hoa, cụm quả. Khoá định loại được xây dựng như sau: 1A. Dạng thân leo 2A. Lá chét mọc thành từng nhóm 2- 3, roi gai xuất phát từ bẹ lá, quả hình tròn . Calamus saticifolius 2B. Lá chét mọc gần như đối diện nhau, roi gai do gân chính biến đổi thành, quả hình oval..... Calamus faberi 1B. Dạng thân cột 2A. Lá kép lông chim 3A. Lá kép lông chim lẻ 4A. Thân mọc đơn độc 5A. Thân gỗ nhỏ.. Phoenix loureiri 5B. Thân gỗ lớn Phoenix canariensis 4B. Thân mọc thành bụi Phoenix humilis 3B. Lá kép lông chim chẵn 4A. Lá kép lông chim chẵn 2 lần .......... Caryota mitis 4B. Lá kép lông chim chẵn 1 lần 5A. Bẹ lá có lông, bẹ ôm thân tạo thiết diện tam giác 6A. Bẹ lá ôm thân tạo thiết diện tam giác không rõ, có lông phủ màu nâu đỏ ............. Dypsis leptocheilos 6B. Bẹ lá ôm thân tạo thiết diện tam giác rõ rệt, có lông phủ màu xám tro ............................................................................ Dypsis decaryii 5B. Bẹ lá không có lông 6A. Thân mọc thành bụi 7A. Bẹ lá màu sặc sỡ 8A. Bẹ lá màu vàng ............ Chrysalidocapus lutescens 8B. Bẹ lá màu đỏ chói ....... Cyrtostachys renda 7B. Bẹ lá màu xanh 8A. Hoa đơn tính, mọc khác gốc ............ Chamaedorea seifrizii 8B. Hoa đơn tính, mọc cùng gốc............ Ptychosperma maccarthuri 6B. Thân mọc đơn độc 7A. Thân phình to 8A. Các lá chét không xếp trên một mặt phẳng . Roystonia regia 8B. Các lá chét xếp trên cùng một mặt phẳng .. Hyophorbe lagenicaulis 7B. Thân không phình to THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THỰC VẬT HỌ CAU... 75 8A. Hoa lưỡng tính .... Ravenea rivularis 8B. Hoa đơn tính 9A. Hoa đực và hoa cái mọc trên 2 cụm riêng biệt ... Elaeis guineensis 9B. Hoa đực và hoa cái mọc trên cùng 1 cụm 10A. Quả có nhân mềm ....................... Archontophoenix sp. 10B. Quả có nhân cứng 11A. Hoa cái và hoa đực mọc thành cụm 3 trên mỗi gié . Veitchia merrilli 11B. Hoa cái tập trung ở gốc gié 12A. Bẹ lá ôm trọn thân, quả nhỏ (đường kính nhỏ hơn 10 cm) Areca catechu 12B. Bẹ lá không ôm trọn thân, quả lớn (đường kính lớn hơn 10 cm) ... Cocos nucifera 2B. Lá xẻ chân vịt 3A. Thân mọc thành bụi Rhapis excelsa 3B. Thân mọc đơn độc 4A. Cuống lá không có gai ... Sabal palmetto 4B. Cuống lá có gai 5A. Hoa đơn tính khác gốc . Borassus flabellifer 5B. Hoa lưỡng tính 6A. Mép lá có nhiều sợi tơ mảnh thòng xuống . Washingtonia filifer 6B. Mép lá nhẵn, không có các sợi tơ 7A. Trục hoa có lông 8A. Phiến lá xẻ nông, nhỏ hơn 2 cm .............. Licuala grandis 8B. Phiến lá xẻ sâu, lớn hơn 2 cm .. Licuala sp. 7B. Trục hoa không có lông 8A. Chóp lá rủ ........Livistona chinensis 8B. Chóp lá không rủ ............. Livistona saribus 4. KẾT LUẬN Ở thành phố Huế, các loài thực vật họ Cau (Arecaceae) có 28 loài thuộc 22 chi, trong đó có 2 loài Archontophoenix sp., Licuala sp. chưa xác định được tên. Nghiên cứu đã bổ sung 9 loài, gồm: Archontophoenix sp., Chamaedorea seifrizii, Dypsis decaryii, Dypsis leptocheilos, Hyophorbe lagenicaulis, Licuala sp., Phoenix canariensis, Ravenea rivularis, Sabal palmetto (theo Phạm Hoàng Hộ- 2003) [2]. Trong 28 loài nghiên cứu có 24 loài nhập nội chủ yếu được trồng làm cảnh ở các công viên, công sở, đường phố, nhà riêng, 4 loài bản địa hầu hết mọc hoang dại ở các hàng rào, bờ ao. Đa số cây họ Cau có dạng thân cột được dùng làm cảnh chiếm 92,9%, chỉ có 2 loài thuộc chi Calamus có dạng thân leo thường mọc hoang dại, chiếm 7,1% và không có loài nào dạng thân thảo. Ngoài công dụng làm cảnh, một số loài còn được dùng làm dược liệu (21,4%), thực phẩm (10,7%), đan lát (7,1%) và vật liệu xây dựng (7,1%). 76 DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Anh Diệp (2007). Nguyên tắc phân loại sinh vật, NXB Khoa học kỹ thuật. [2] Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam, quyển III, NXB Trẻ. [3] Roberts Lee Riffle (2008). Timber press pocket guider to Palms. Timber press. Title: COMPOSITION OF SPECIES AND THE TAXONOMIC KEY OF FAMILY ARECACEAE IN HUE CITY Abstract: There are 28 species, 22 genus of family Arecaceae in Hue city. In these species there are 2 species: Archontophoenix sp., Licuala sp. which have not identified yet and new 9 species: Archontophoenix sp., Chamaedorea seifrizii, Dypsis decaryii, Dypsis leptocheilos, Hyophorbe lagenicaulis, Licuala sp., Phoenix canariensis, Ravenea rivularis, Sabal palmetto (Pham Hoang Ho, 2003). In 28 species studied, 24 species are imported and grown in parks, offices, streets, private houses; 4 native species grow naturally in fences and pond shores. Most of them have form of mast (92.9%) which is used as decorative plants, while only 2 species of the genus Calamus have form of vines which typically grow naturally, accounting for 7.1% and no species has form of herbs. In addition to landscape uses, some species are used as medicinal herbs (21.4%), food (10.7%), woven slices (7.1%) and construction materials (7.1%). This could be helpful for scientists to classify and identify the taxonomy of this family based on the taxonomic key. Keywords: Arecaceae, taxonomy ThS. DƯƠNG THỊ MINH HOÀNG Khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0914 976 550, Email: hoangbiology@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf30_471_duongthiminhhoang_12_duong_thi_minh_hoang_0878_2020407.pdf