Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học

Life skills have an important role for the development of each personal. Now Life skills education for students is a matter of urgency. It is one of tasks in all educational levels in Vietnam. This article introduces an idea about using mind maps to system of contents of life skills education, wich is integrated in subjects at primary school. It will help teachers have an everview, comprehensive and easier access to integrated life skills education through subjects in elementary schools.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 179 - 183 179 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỆ THỐNG HOÁ NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG CÁC MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC Nguyễn Thị Thu Hằng Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kỹ năng sống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện đang là vấn đề cấp bách, là nhiệm vụ được đặt ra trong tất cả các bậc học ở Việt Nam. Bài viết này xin giới thiệu một ý tưởng về việc sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong các môn học ở tiểu học. Nó sẽ giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan, toàn diện và dễ dàng hơn khi tiếp cận với việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học trong nhà trường tiểu học. Từ khóa: kỹ năng, kỹ năng sống, tiểu học, sơ đồ, sơ đồ tư duy ĐẶT VẤN ĐỀ* Năm học 2010- 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn triển khai việc tăng cường thực hiện giáo dục kỹ năng sống trong tất cả các bậc học. Điều này được thể hiện rõ nhất trong Kế hoạch 453/KH-BGDĐT ngày 30/07/2010 về việc tập huấn và triển khai giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục ở Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên toàn quốc; Công văn số 5126/BGDĐT- CTHSSV về việc hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên năm học 2010- 2011 cho các Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước. Điều đó chứng tỏ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông hiện đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Giáo dục Việt Nam đặt ra. Trên thế giới, thuật ngữ kỹ năng sống xuất hiện từ khá sớm (1960), tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, giáo dục kỹ năng sống mới chính thức bắt đầu được triển khai đưa vào trong công tác giảng dạy ở nhà trường nói chung và ở tiểu học nói riêng. Ở tiểu học, kỹ năng sống chủ yếu được giáo dục thông qua việc lồng ghép, tích hợp trong một số môn học tiềm năng. Chính vì vậy, việc tiếp cận nội dung kỹ năng sống được tích hợp trong một số môn học ở tiểu học của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó, nếu sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép, tích * Tell: 0912 869 849; Email: hangsptn@yahoo.com hợp trong một số môn học ở tiểu học sẽ giúp giáo viên ghi nhớ hơn và dễ dàng hơn khi giáo dục kỹ năng sống. SƠ ĐỒ TƯ DUY Sơ đồ tư duy (mind maps) hay còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, giản đồ ý được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ 20) bởi Tony Buzan. Đến giữa thập niên 70, Tony cùng với Peter Russell đã truyền bá kỹ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức “ghi chép” được sử dụng để đại diện cho lời nói, ý tưởng, nhiệm vụ có liên quan đến nhau và sắp xếp xung quanh một từ khoá trung tâm, then chốt. Cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc cùng với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Bằng cách trình bày nội dung một cách tổng quát, xuyên tâm theo cách phi tuyến tính đồ hoạ, sơ đồ tư duy là một kỹ thuật, công cụ hữu hiệu cho việc dạy học kiến thức mới, ôn tập, lập kế hoạch giảng dạy hay hệ thống hoá nội dung, kiến thức... Thay vì dùng chữ viết để mô tả (một chiều), sơ đồ tư duy sẽ chỉ ra hệ thống nội dung, cấu trúc của một vấn đề bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra cấu trúc, nội dung của vấn đề, sự liên hệ giữa các yếu tố bên trong của một vấn đề lớn. Bằng cách chỉ dùng các từ ngữ then chốt, màu sắc, đường nối, sơ đồ tư duy giúp cho việc ghi nhớ và nhìn nhận các nội dung thông tin, dữ liệu được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 179 - 183 180 Để tạo ra một sơ đồ tư duy, giáo viên có thể dùng cách thủ công vẽ lên giấy, bìa hoặc bảng phụ bằng cách sử dụng bút mầu, phấn mầuCách này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, vật liệu dễ tìm, bất cứ giáo viên nào cũng có thể làm được. Với những trường có điều kiện sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên có thể tạo ra sơ đồ tư duy bằng cách dùng phần mềm có sẵn, ví dụ như ConceptDraw MINDMAP 5, phần mềm này cũng dễ tìm và sử dụng cũng khá đơn giản, chỉ cần giáo viên có một vài kỹ năng sử dụng vi tính văn phòng đều có thể làm được. KỸ NĂNG SỐNG Năm 1960, thuật ngữ kỹ năng sống bắt đầu được đưa ra bởi những nhà tâm lý học thực hành, coi đó như một khả năng quan trọng để phát triển nhân cách. Năm 1996, kỹ năng sống bắt đầu được xuất hiện và triển khai ở Việt Nam thông qua dự án của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện chương trình: “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Chương trình này được tập huấn dưới sự dẫn dắt bởi các chuyên gia Australia. Hiện nay, có rất nhiều các quan niệm khác nhau về kỹ năng sống: + Theo UNESCO (Hà Nội, 2003): Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. + Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là khả năng thích ứng và thực hành các hành vi tích cực giúp cá nhân có thể giải quyết vấn đề có hiệu quả và khắc phục những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. + Theo UNICEF (Thái Lan: 1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và hành vi, khả năng phân tích hậu quả của hành vi và khả năng phòng tránh một số tình huống nào đó. + Việt Nam (2010- Viện KHGD): “KNS” bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. (Trích tài liệu GDKNS cho học sinh tiểu học, Viện KHGD VN- 2010). Nhìn chung lại, kỹ năng sống là khả năng tâm lý xã hội của cá nhân để nhận biết, lựa chọn, từ đó điều chỉnh để có được những hành vi tích cực trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác và với xã hội xung quanh. Kỹ năng sống bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục cụ thể, như: giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh, cách ứng xử, bảo vệ môi trường, lòng yêu hoà bình Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Nó mang tính cá nhân bởi gắn với năng lực, khả năng của cá nhân, đồng thời mang tính xã hội bởi trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng miền lại đòi hỏi cá nhân phải có những kỹ năng sống thích hợp. Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thuật ngữ kỹ năng sống xuất hiện ngày càng nhiều. Giáo dục kỹ năng sống được coi như một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách cần hình thành và rèn luyện cho học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỆ THỐNG HOÁ NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC Ở bậc tiểu học, giáo dục kỹ năng sống không được biên soạn thành một môn học hay một lĩnh vực học tập cụ thể mà được tiếp cận thông qua việc thể hiện những nét đổi mới trong chương trình tiểu học hiện nay và thông qua việc tích hợp trong một số môn học có nhiều tiềm năng như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội (ở các lớp 1, lớp 2, lớp 3), Khoa học (lớp 4, lớp 5). Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng để hệ thống hoá một cách tổng quát những kỹ năng sống được tích hợp trong các môn học ở tiểu học (Hình 1). Sơ đồ này sẽ giúp giáo viên có thể định hình về kỹ năng sống và có cái nhìn tổng quan về toàn bộ nội dung kỹ năng sống cần được giáo dục cho học sinh tiểu học. Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 179 - 183 181 Sơ đồ tư duy cũng có thể được sử dụng để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các môn học của một lớp (Hình 2). Sơ đồ này nên được xây dựng ngay đầu năm học hoặc đầu mỗi kỳ học. Nó sẽ giúp cho giáo viên lên thế hoạch, định hướng về nội dung các kỹ năng sống cần được tích hợp trong các môn học mà mình đảm nhiệm. Ngoài ra, nó còn giúp giáo viên có thể thường xuyên tự kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống của bản thân. Hình 1 Hình 2 Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 179 - 183 182 Sơ đồ tư duy cũng có thể được sử dụng để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong một môn học cụ thể, riêng biệt hoặc có thể hệ thống hoá nội dung được tích hợp trong một chương hoặc một chủ đề . (Hình 3). Với việc lập sơ đồ này, giáo viên sẽ rất dễ dàng thực hiện việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào tích hợp trong từng bài học của môn học. Sơ đồ này vừa giúp giáo viên tiếp cận cụ thể tới từng địa chỉ có tích hợp giáo dục kỹ năng sống, vừa giúp giáo viên có quan sát tổng quan hơn khi thiết kế các kế hoạch bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong cả một chủ đề hoặc một mạch kiến thức có quan hệ liên quan, gắn bó với nhau. KẾT LUẬN Sơ đồ tư duy là một kỹ thuật dễ thực hiện và có tính khả thi cao. Sơ đồ tư duy có thể được xây dựng để thể hiện sự liên kết logic giữa các kiến thức trong một bài học, giúp người học dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức mới. Nó cũng có thể được xây dựng để lập kế hoạch giảng dạy, hệ thống hoá các nội dung, kiến thức trong một chủ đề hoặc cả một môn học, cả bậc học giúp giáo viên và cán bộ quản lý có thể nhìn nhận, ghi nhớ và đánh giá quá trình thực hiện những mục tiêu, nội dung của bài học, môn học. Giáo dục kỹ năng sống ở tiểu học không được biên soạn thành môn học riêng mà được giảng dạy thông qua việc lồng ghép, tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục. Mặt khác, ở Việt Nam, việc tiếp cận đưa giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường mới được triển khai và thực hiện. Giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận vấn đề này. Chính vì vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá nội dung giáo dục kỹ năng sống là một biện pháp hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý cũng như công tác giảng dạy của giáo viên khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo,(2010), Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [2]. Baron J.B., Sternberg R.J, (2000), Dạy kỹ năng tư duy, Dự án Việt - Bỉ [3]. Nguyễn Thanh Bình, (2010), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội [4]. Trần Đình Châu, (2010), “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới công tác quản lý nhà trường”, Tạp chí Thế giới trong ta, số chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, 3-82-83. 5. Nguyễn Thị Thu Hằng, (2008), “Một số vấn đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 204, 32-34. 6. Viện Khoa học Giáo dục, (2006), Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam Hình 3 Nguyễn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 179 - 183 183 SUMMARY USE MIND MAPS TO SYSTEM OF CONTENTS OF LIFE SKILLS EDUCATION IN SUBJECTS IN PRIMARY Nguyen Thi Thu Hang* College of Education - TNU Life skills have an important role for the development of each personal. Now Life skills education for students is a matter of urgency. It is one of tasks in all educational levels in Vietnam. This article introduces an idea about using mind maps to system of contents of life skills education, wich is integrated in subjects at primary school. It will help teachers have an everview, comprehensive and easier access to integrated life skills education through subjects in elementary schools. Keywords: skill, life skills, primary, map, mind maps * Tell: 0912 869 849; Email: hangsptn@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33384_37205_492012102110tap80so04_nam2011_split_36_2974_2052354.pdf
Tài liệu liên quan