Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong nhóm nước
đang phát triển, vì thế xoá đói giảm nghèo là
một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và
nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản đã có những đóng góp
quan trọng trong chương trình xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam. Ngoài việc hỗ trợ cho các
công trình hệ thống điện, thông tin liên lạc,
nước sạch, trường học, vệ sinh môi trường
cho các trường học, y tế ở nông thôn, thì
thông qua việc tiếp cận các phương tiện kĩ
thuật mới nhất nên trình độ của công nhân
Việt Nam cũng đã được nâng cao.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn giúp về kinh
nghiệm đào tạo nhân lực, đặc biệt là cán bộ
làm công tác xoá đói giảm nghèo để đẩy
nhanh tiến trình thực hiện các chương trình
quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Chính nhờ
sự hỗ trợ đó mà đời sống dân cự nhiều vùng
được cải thiện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc ít người.
Tính đến đầu năm 2012 thì Nhật Bản vẫn là
nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt
Nam. Mục đích chung của các nước cung
cấp viện trợ ODA cho nước ta là giúp Việt
Nam phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói
giảm nghèo. Bên cạnh đó ODA của Nhật
Bản nổi lên 4 điểm khác so với các nhà viện
trợ khác. Chính sự khác nhau đó có thể
thấy, ODA của Nhật Bản khá phù hợp với
kinh tế-xã hội và dễ được chấp nhận ở Việt
Nam hơn so với các nước viện trợ khác.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản với ODA của một số đối tác khác tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 11 - 15
11
SO SÁNH VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA NHẬT BẢN
VỚI ODA CỦA MỘT SỐ ĐỐI TÁC KHÁC TẠI VIỆT NAM
Bùi Thị Kim Thu*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi đói nghèo và chậm
phát triển. Công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn thì không thể không kể đến vai trò
của các nguồn viện trợ đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, các nhà viện trợ tiêu biểu là Nhật
Bản, Mỹ, Canada, Anh, Pháp Trong đó, Nhật Bản được xem là nước viện trợ phát triển chính
thức lớn nhất cho Việt Nam. Nhật Bản cũng như các nước viện trợ khác khi viện trợ ODA đều
muốn giúp Việt Nam phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh sự giống nhau
thì ODA của Nhật Bản cũng có sự khác biệt so với các nước khác về thứ bậc, các khoản cho vay,
điều kiện cho vay và các ngành mà ODA đầu tư.
Từ khóa: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Nhật Bản, Việt Nam, kinh tế, xã hội
Viện trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance (ODA)) là một hình
thức đầu tư nước ngoài. Nó được gọi là viện trợ
bởi vì các khoản đầu tư này thường là các
khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp
với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là hỗ trợ,
gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các
khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng
cao phúc lợi ở nước được đầu tư, gọi là chính
thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay..*
Theo định nghĩa của Nhật Bản, một loại viện
trợ muốn là ODA phải đủ 3 yếu tố: (1) Do
chính phủ hoặc cơ quan thực hiện của chính
phủ, (2) có mục đích góp phần tái thiết kinh tế
hoặc nâng cao phúc lợi cho các nước nhận
viện trợ, (3) tính ưu đãi phải trên 25% [5].
Hầu hết các nhà tài trợ song phương và đa
phương cho Việt Nam đều chỉ bắt đầu hoặc
khởi động lại những chương trình viện trợ của
mình vào đầu thập kỷ 90 thế kỉ XX và đang
trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới.
Nhật Bản cũng không ngoại lệ, mặc dù cuối
thập niên 80 thế kỉ XX Nhật Bản vẫn viện trợ
nhân đạo cho Việt Nam với mục đích “giữ
cầu”, nhưng phải đến tháng 11 năm 1992,
Nhật Bản mới chính thức nối lại viện trợ
chính thức cho Việt Nam.
Có thể nói hình thức ODA là “chiếc chìa
khoá” ngoại giao kinh tế để từ đó mà Nhật
Bản có thể mở rộng hoạt động sang các lĩnh
*
Tel: 0976 198 586; Email: thubtk@tnu.edu.com
vực kinh tế, thương mại và đầu tư phát triển
các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ
tại Việt Nam, thu được nhiều lợi nhuận lớn
hơn nhiều lần so với số vốn ODA đã cho đó
trong tương lai. Quyết định nối lại viện trợ
ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã góp phần
quan trọng trong việc khai thông mối quan hệ
của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế
chủ chốt khác cũng như việc khởi động trở lại
quan hệ hợp tác kinh tế song phương giữa hai
nước. Từ năm 1992 đến nay, trong các năm
1998, 1999 và 2009 khi kinh tế Nhật Bản gặp
nhiều khó khăn thì Chính phủ Nhật Bản luôn
là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.
Những điểm tương đồng
Hiện nay, khoảng 50 nhà tài trợ quốc tế đa
phương và song phương đang hoạt động ở
Việt Nam, tuy mỗi đối tác có một đặc điểm
riêng trong chính sách hỗ trợ Việt Nam tuỳ
thuộc vào quan hệ nhiều mặt với Việt Nam và
chính sách viện trợ phát triển quốc gia từng
thời kì, nhưng tất cả đều có mục đích chung là
hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển ưu
tiên của Việt Nam trong kinh tế-xã hội và xoá
đói giảm nghèo. Trong thời gian qua, bên
cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trong
công cuộc đổi mới, Việt Nam vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là trong việc đảm bảo
đời sống cho nhân dân vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa. Do đó, Nhật Bản cũng như hầu
hết các nhà tài trợ khác đã dành những ưu tiên
trong chương trình viện trợ của mình vào việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 11 - 15
12
hỗ trợ chính phủ Việt Nam tiến hành cải cách
trong các lĩnh vực quản lí nhà nước, xây dựng
các thể chế vững mạnh nhằm nâng cao hiệu
quả quản lí nhà nước, chú trọng hỗ trợ chuyển
sang nền kinh tế thị trường; nâng cao đời
sống người dân, đặc biệt là ở những vùng
nông thôn và miền núi, xây dựng cơ sở hạ
tầng, nâng cao các dịch vụ y tế và giáo dục;
hỗ trợ bảo vệ môi trường, đặc biệt trong việc
bảo vệ môi trường đô thị và môi trường công
nghiệp. Đây cũng là ưu điểm của chính phủ
Việt Nam trong công cuộc xoá đói giảm
nghèo và phát triển đất nước.
Các nhà tài trợ khi triển khai các chương trình
viện trợ phát triển của mình tại Việt Nam hầu
hết đều triển khai qua hai kênh song phương
(trực tiếp giữa hai chính phủ) và đa phương
(thông qua các chương trình của các tổ chức
quốc tế hoạt động tại Việt Nam). Qua kênh
song phương, các nhà tài trợ đều mở rộng mối
quan hệ đối tác của mình không chỉ với các
quan chức Chính phủ ở các cấp Trung ương
và địa phương mà còn với các tổ chức quần
chúng xã hội, các cá nhân và các nhóm dân
cư ở các cộng đồng. Qua đó, họ có thể hiểu
biết hơn về nhu cầu của các đối tác nhằm
nâng cao hiệu quả của chương trình viện trợ.
Với sự có mặt của nhiều nhà tài trợ song
phương và đa phương hoạt động tại Việt
Nam, việc tăng cường điều phối giữa các nhà
tài trợ là một nhu cầu vô cùng cần thiết để
nâng cao hiệu quả của viện trợ nước ngoài tại
Việt Nam, để nó thực sự trở thành một động
lực của sự phát triển kinh tế-xã hội cho Việt
Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò
chính trong việc quản lí viện trợ phát triển
chính thức và các thủ tục của nhà tài trợ, đặc
biệt là Anh, Canada, Mỹ và Nhật Bản.
Những điểm khác biệt
Bên cạnh những điểm tương đồng trên, so với
viện trợ của các quốc gia khác tại Việt Nam,
ODA của Nhật Bản có một số điểm khác biệt.
Trước hết về thứ bậc, Nhật Bản là nhà tài trợ
ODA hàng đầu của Việt Nam, luôn giữ vững
ở vị trí số 1. ODA của Nhật Bản dành cho
Việt Nam luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số
vốn cam kết ODA của các nhà tài trợ quốc tế
cho Việt Nam. Chẳng hạn, năm 2006 cam kết
ODA của các nhà tài trợ cho Việt Nam là 3,7
tỷ USD thì riêng Nhật Bản là 835 triệu USD,
chiếm khoảng 22%. Năm 2007, ODA của
Nhật Bản dành cho Việt Nam là 890 triệu
USD trong tổng số 4,4 tỷ USD chiếm khoảng
21%. Năm 2008 thì Nhật Bản vẫn chiếm 21%
[5]. Với tư cách là một nhà tài trợ song
phương, Mỹ được xem là quốc gia kém hào
phóng nhất trong số các nước giàu cung cấp
viện trợ cho Việt Nam. Viện trợ của Mỹ chỉ
chiếm khoảng 0,1% GNP (Gross National
Product - tức Tổng sản lượng quốc gia) so với
0,3% mức chung của các nước châu Âu. So
với mối quan hệ chính trị và kinh tế thì viện
trợ của Mỹ quá khiêm tốn, Mỹ chưa bao giờ
đứng trong tốp 10 nhà tài trợ song phương lớn
nhất của Việt Nam.
Thứ hai, ODA của Nhật Bản đa phần là các
khoản vay (chiếm khoảng 87,05%). Đây là
điểm khác biệt lớn so với một số nhà tài trợ
khác của Việt Nam, đặc biệt là Canada, bởi
tất cả các viện trợ của Canada tại Việt Nam
đều là viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kĩ
thuật. Canada không cung cấp các khoản vay
dưới bất kì hình thức nào cho Việt Nam. Viện
trợ không hoàn lại cũng chiếm đa số trong
ODA của Anh. Kể từ khi chính thức cung cấp
ODA cho Việt Nam (1994) đến 2004, chính
phủ Anh đã viện trợ không hoàn lại cho Việt
Nam hơn 200 triệu USD; trong đó, chỉ tính
riêng từ 1999-2004 là 190 triệu USD. Năm tài
khoá 2003-2004, ngân sách viện trợ dành cho
Việt Nam đã tăng lên 26 triệu bảng Anh so
với tài khóa năm trước với mức viện trợ
khoảng 60 triệu bảng Anh [4].
Năm 2004, Bộ Phát triển quốc tế (DFID) cam
kết viện trợ 59 triệu USD, sang tài khoá năm
2005-2006 đã tăng tới 60 triệu bảng
Anh/năm; giai đoạn 2006-2010 bình quân 50
triệu bảng Anh/năm. Sau khi kí thoả thuận
khung về quan hệ đối tác phát triển giữa hai
giai đoạn 2006-2015, ngày 12/11/2007, Bộ
Phát triển quốc tế của Anh đã thông báo việc
chính phủ Anh viện trợ không hoàn lại 100
triệu bảng Anh giai đoạn 2007-2011[5] cho
Chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm
nghèo với phương thức chuyển trực tiếp cho
chính phủ Việt Nam không thông qua Ngân
hàng thế giới để tiết kiệm chi phí quản lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 11 - 15
13
Tín dụng ưu đãi chiếm phần lớn trong ODA
vì theo cách giải thích của người Nhật, họ có
“triết lí” rằng vốn ODA là vốn hỗ trợ, giúp
cho các nước đang phát triển, giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo. Do đó, bên cạnh
khoản cho vay không hoàn lại theo thông lệ,
nước nhận viện trợ ODA phải tuân thủ
nguyên tắc “có vay có trả”. Bởi lẽ, khi người
đi vay có phải trả nợ thì mới chú ý thích đáng
đến hiệu quả công trình, đến nghĩa vụ trả nợ.
Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp tín dụng
ưu đãi, trong một số năm gần đây Nhật Bản
cũng ưu tiên hơn trong việc tăng cường các
khoản vay ODA không hoàn lại, đồng thời
xem xét có các biện pháp nhằm giúp Việt
Nam giảm gánh nặng nợ nần. Hơn nữa, hiệu
quả viện trợ không phụ thuộc vào Nhật Bản
mà phụ thuộc chủ yếu vào đường lối, chính
sách và kỹ năng quản lí nhà nước tiếp nhận
viện trợ. Trên thực tế, cho dù hiệu quả viện
trợ của Nhật Bản đạt được ở mức độ nào thì
Việt Nam cũng đã gia tăng đáng kể tích lũy
trong nước để phục vụ cho đầu tư và phát
triển những năm qua.
Thứ ba, so với các nhà tài trợ khác, chính
sách ODA của Nhật Bản cho Việt Nam có
nhiều nét nổi trội: đó là hỗ trợ Việt Nam tự
lực tự cường thông qua việc phát triển trên cơ
sở hạ tầng; không kèm theo các điều kiện khắt
khe, không gắn ODA với việc thực thi chính
sách như Ngân hàng Thế giới (WB) và ngân
hàng châu Á hoặc các vấn đề chính trị nhạy
cảm như dân chủ, nhân quyền như các nước
châu Âu.
Các tổ chức quốc tế như WB, Quỹ tiền tệ thế
giới ưu tiên phát triển kinh tế trước rồi mới
xoá đói giảm nghèo. Các ưu tiên trong
chương trình viện trợ của Mỹ cũng không tập
trung vào lĩnh vực xoá đói giảm nghèo mà
dành chủ yếu cho việc hỗ trợ việc thực hiện
Hiệp định Thương mại Mỹ-Việt. Khác với
các nhà tài trợ nói trên, Nhật Bản coi việc xoá
đói giảm nghèo cũng cần thiết như tăng
trưởng kinh tế và cho rằng cải thiện môi
trường sinh hoạt và xã hội là để hình thành
nên những điều kiện căn bản cho thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Với nhận thức như vậy, bên cạnh việc hoàn
chỉnh cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu
tư để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ Nhật
Bản coi trọng việc hỗ trợ cho các hoạt động
xoá đói giảm nghèo, giáo dục, y tế, phát triển
các địa phương, phát triển đô thị và môi
trường. Các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách
ODA của chính phủ Nhật Bản rất phù hợp với
các định hướng phát triển kinh tế-xã hội của
Việt Nam và đáp ứng được các nhu cầu bức
xúc Việt Nam xem xét về nhu cầu sử dụng
vốn cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội. Việt Nam cũng như các nước tiếp nhận
viện trợ của Nhật Bản khác cảm nhận thấy
viện trợ của Nhật Bản thực sự phù hợp và đáp
ứng được các yêu cầu của Việt Nam trong
việc tập trung khôi phục và xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế - tiền đề và điều kiện thiết yếu
cho phát triển kinh tế-xã hội, và cho việc mở
rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội
cơ bản của người dân [2].
Các dự án mà Nhật Bản triển khai tại Việt
Nam chủ yếu là các dự án “phần cứng” tức là
việc xây các cơ sở hạ tầng. Trong khi các dự
án của Canada lại các dự án “phần mềm”, tập
trung vào việc xây dựng, quản lí và thực hiện
chính sách, nâng cao năng lực của đối tác
thông qua đào tạo, tập huấn nghiên cứu thực
địa. ODA của Anh tập trung vào việc đạt
được ba mục tiêu nhằm hỗ trợ việc thực hiện
chiến lược phát triển và giảm nghèo toàn diện
của Việt Nam là:
- Thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả và bình
đẳng các nguồn tài chính công
- Hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ trong quá
trình phát triển và đảm bảo tính trách nhiệm
đối với công dân của các cơ quan nhà nước
- Hỗ trợ quá trình chuyển đổi về kinh tế và xã
hội của Việt Nam [3, tr.5]
Còn ODA của Mỹ thì tập trung chủ yếu và
lĩnh vực cải cách kinh tế, hỗ trợ nhân đạo,
phòng chống HIV/AIDS. Bình quân trong
năm 2002-2003, 32% viện trợ của Mỹ dành
cho việc hỗ trợ kinh tế phát triển, hỗ trợ nhân
đạo cũng chiếm 32%, y tế chiếm 29% và môi
trường chiếm 9% phần còn lại [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 11 - 15
14
ODA của Nhật Bản xét chung trong tất cả các
tiêu chí và khía cạnh là tương đối thuận lợi và
hữu ích, phù hợp với nhu cầu sử dụng của
Việt Nam, nói chung tương đối “dễ” hơn so
với các nước khác. Nó không có các điều kiện
ràng buộc quá khắt khe và lộ liễu. Có thể nói
ODA của Nhật Bản nếu so sánh với viện trợ
của các nhà tài trợ khác thì có rất ít các điều
kiện đi kèm. Về nguyên tắc, chính phủ Nhật
Bản tuyên bố viện trợ được cung cấp cho các
nước tiếp nhận là những điều khoản viện trợ
không điều kiện, ngoại trừ một số chương
trình viện trợ có tính chất đặc biệt và không
thường xuyên, mang tính bổ sung thì có điều
kiện kèm theo về hạn chế trong đấu thầu. Xét
về tổng thể thì Nhật Bản đã không đặt ra các
điều kiện mang tính chất áp đặt gắn với chính
trị. Trong khi đó, viện trợ của các nhà tài trợ
khác, cho dù là các nước cung cấp viện trợ ở
quy mô lớn hay nhỏ, cung cấp viện trợ trong
các lĩnh vực ưu tiên nào đều ít hay nhiều áp
đặt các điều kiện ràng buộc gắn với những lợi
ích kinh tế và thương mại.
Tuy nhiên, chính sách ODA của Nhật Bản
cũng dựa trên những nguyên tắc nhất định và
yêu cầu Việt Nam phải chấp nhận. Chẳng
hạn, nguyên tắc không sử dụng sai mục đích
viện trợ, hoặc không viện trợ cho các chương
trình quân sự hoặc yêu cầu phải sử dụng viện
trợ có hiệu quả nhất, chống tham nhũng [1,
tr.307]. Việt Nam, cũng như các nước tiếp
nhận viện trợ cũng đều phải tính đến những
điều kiện “ẩn” phải tuân theo. Bởi viện trợ
của Nhật Bản tuy không đòi hỏi có cam kết về
chính sách, song trên thực tế nó gắn kết rất
chặt với các mục tiêu kinh tế và chính trị của
Nhật Bản, đặc biệt là hỗ trợ cho đầu tư và
thương mại.
So với các nhà tài trợ khác, viện trợ của Nhật
Bản bị thắt chặt rất lớn, đặc biệt là các khoản
cho vay, thường phải được sử dụng để các
nhà thầu Nhật Bản triển khai. Hơn nữa, quá
trình tiếp nhận và sử dụng vốn vay của Nhật
còn khá rườm rà, phức tạp hơn so với các nhà
đầu tư khác.
Thứ tư, nếu như tài trợ của Anh không thực
hiện riêng biệt, mà lồng ghép đồng tài trợ cho
các chương trình quốc gia của Việt Nam cùng
với các nhà tài trợ khác; còn Mỹ không tham
gia tích cực vào các hoạt động phối hơp
chung cùng với các nhà tài trợ khác trong
khuôn khổ do Chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc hoặc WB [6] thì viện trợ của
Nhật Bản tại Việt Nam với các dự án có quy
mô khác nhau được triển khai tương đối đa
dạng, ở nhiều cấp khác nhau từ Trung ương
đến địa phương. Do đó, có rất nhiều đối tác
tham gia vào việc thực hiện viện trợ của Nhật
Bản, đặc biệt là sự tham gia của nhiều đối tác
từ Nhật Bản. Điều này, một mặt giúp cho việc
triển khai viện trợ thể hiện đúng các nhu cầu
và khả năng của các bên liên quan, mặt khác
là một cơ hội tốt để xây dựng và phát triển
các mối quan hệ đối tác giữa các cá nhân và
tổ chức của hai nước.
Kết luận
Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong nhóm nước
đang phát triển, vì thế xoá đói giảm nghèo là
một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và
nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Chính phủ Nhật Bản đã có những đóng góp
quan trọng trong chương trình xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam. Ngoài việc hỗ trợ cho các
công trình hệ thống điện, thông tin liên lạc,
nước sạch, trường học, vệ sinh môi trường
cho các trường học, y tế ở nông thôn, thì
thông qua việc tiếp cận các phương tiện kĩ
thuật mới nhất nên trình độ của công nhân
Việt Nam cũng đã được nâng cao.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn giúp về kinh
nghiệm đào tạo nhân lực, đặc biệt là cán bộ
làm công tác xoá đói giảm nghèo để đẩy
nhanh tiến trình thực hiện các chương trình
quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Chính nhờ
sự hỗ trợ đó mà đời sống dân cự nhiều vùng
được cải thiện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc ít người.
Tính đến đầu năm 2012 thì Nhật Bản vẫn là
nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt
Nam. Mục đích chung của các nước cung
cấp viện trợ ODA cho nước ta là giúp Việt
Nam phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói
giảm nghèo. Bên cạnh đó ODA của Nhật
Bản nổi lên 4 điểm khác so với các nhà viện
trợ khác. Chính sự khác nhau đó có thể
thấy, ODA của Nhật Bản khá phù hợp với
kinh tế-xã hội và dễ được chấp nhận ở Việt
Nam hơn so với các nước viện trợ khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bùi Thị Kim Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 11 - 15
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ngô Xuân Bình (1999), Quan hệ Nhật Bản-
ASEAN, chính sách và tài trợ ODA, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
[2]. Judith Randel & Tony German (2000), Thực
trạng của viện trợ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Depratment for International Development
(2004), What are we doing to help Vietnam
achieve their development goals?
[4]. http:// ODA.mpi.gov/ODAvn/Đối tác nước
ngoài/các nhà tài trợ song phương.
[5]. Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt
Nam:
[6]. haid briefing
2003.
SUMMARY
COMPARISON OF JAPAN’S OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE (ODA)
WITH OTHER PARTNERS’ ODA TO VIETNAM
Bui Thi Kim Thu*
College of Sciences – TNU
Since 1986, Vietnam has conducted reforms to take the country out of poverty and slow
development. The great achievements the country has gained are partially contributed by
investment from foreign countries such as Japan, America, Canada, England and France. Among
these donor countries, Japan is considered the biggest official development assistant to Vietnam.
Both Japan and other donors are providing ODA to Vietnam to help economic development and
poverty reduction. However, apart from the similarity, Japanese ODA has some differences from
other contries’ ODA in terms of the hierarchy, loans, loan conditions and investment sectors.
Key words: Official development assistance (ODA), Japan, Vietnam, economic, social.
Ngày nhận: 09/04/2012; Ngày phản biện:15/04/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012
*
Tel: 0976 198 586; Email: thubtk@tnu.edu.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_vien_tro_phat_trien_chinh_thuc_oda_cua_nhat_ban_voi.pdf