Slide bài giảng TÀI CHÍNH $ TIỀN TỆ
Môn học Tài chính- Tiền tệ
Thời lượng môn học: 45 tiết (3 ĐVHT)
Đối tượng nghiên cứu:
Sự vận động và mối quan hệ tài chính- tiền tệ, ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nắm bắt được những vấn đề cơ bản về tài chính, tiền tệ, ngân hàng. Trên cơ sở đó làm nền tảng, vận dụng để đánh giá sự vận động của các điều kiện tài chính, tiền tệ, ngân hàng tác động như thế nào đến các biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, ĐH NGoại thương;
Fredric S. Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học &Kỹ thuật;
Fredric S Mishkin, The economics of Money, Banking and Financial markets, 7th edition;
Các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán;
Các tạp chí tiền tệ - ngân hàng, tài chính, chứng khoán.
Đánh giá kết quả:
Điểm chuyên cần: 10%
Điểm quá trình học tập: 30%
Điểm thi hết học phần: 60%
Nội dung chương trình
Chương 1: Đại cương về tài chính - tiền tệ
Chương 2: Thị trường tài chính
Chương 3: Các trung gian tài chính
Chương 4: Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
Chương 5: Lãi suất
Chương 6: Tài chính doanh nghiệp
Chương 7: Ngân sách nhà nước
38 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Slide bài giảng TÀI CHÍNH $ TIỀN TỆ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG 4 Lịch sử hình thành ngân hàng trung ương Chức năng của ngân hàng trung ương Mô hình NHTW Cung cầu tiền tệ Chính sách tiền tệ Lạm phát 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Thời kì hoạt động của các ngân hàng sơ khai Giai đoạn từ thế kỷ V đến XVII Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến XX Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay Khái niệm về ngân hàng trung ương “Ngân hàng trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng; ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng”. 2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Là ngân hàng độc quyền phát hành tiền Là ngân hàng của các ngân hàng Là ngân hàng của Chính phủ Là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và hệ thống ngân hàng “LÀ NGÂN HÀNG ĐỘC QUYỀN PHÁT HÀNH TIỀN” Lý do: tăng khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng trong lưu thông, khả năng mở rộng tín dụng; uy tín Nguyên tắc phát hành Kênh phát hành KÊNH PHÁT HÀNH TIỀN TỆ Thị trường mở Cấp tín dụng cho hệ thống NHTM Cho Chính phủ vay Mua ngoại tệ, vàng dự trữ “NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG” Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các NHTM Trung tâm thanh toán cho hệ thống NHTM Cấp tín dụng cho các NHTM “LÀ NGÂN HÀNG CỦA NHÀ NƯỚC” Làm thủ quỹ cho Kho bạc Nhà nước Làm đại lý và tư vấn cho Chính phủ Cho Chính phủ vay “CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC” Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ Thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng * Đảm bảo sự ổn định hệ thống ngân hàng * Bảo vệ công chúng đầu tư MÔ HÌNH NGÂN HÀNG TRUNGƯƠNG Mô hình NHTW độc lập (Đức, Mỹ, ECB…) Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ, Quốc hội (VN, Hàn quốc, Ấn độ, Tây Ban Nha..) 3. Quá trình cung ứng tiền tệ Các tác nhân tham gia cung ứng tiền: Ngân hàng Trung ương Ngân hàng thương mại Người gửi tiền Người vay tiền Lượng tiền cung ứng trong lưu thông MS Cơ số tiền tệ MB MS = M1 = C + D MB = C + R = C +RR +ER = MBn +DL MS = {C/D +1}/ {C/D+RR/D+ER/D} *MB MS = m* MB Các nhân tố tác động đến cơ số tiền tệ MB Hoạt động thị trường mở của NHTW: Mua chứng khoán => Dự trữ tăng => MB tăng Bán chứng khoán => Dự trữ giảm => MB giảm Cho vay tái chiết khấu => dự trữ tăng => MB tăng Q: Khi NHTW mua/bán ngoại tệ và vàng trên thị trường ngoại hối có ảnh hưởng gì đến MB? Các nhân tố tác động đến số nhân tiền tệ m Quyết định của NHTW về tỷ lệ dự trữ bắt buộc Hành vi nắm giữ tiền mặt của dân chúng Thái độ nắm giữ dự trữ vượt mức của NHTM Xem bảng 16.1 trang 479 (chương 16) 4. Cầu tiền tệ Các học thuyết về cầu tiền tệ Học thuyết số lượng về cầu tiền tệ - Fisher Md = k.PY trong đó k = 1/V = constant Học thuyết Cambridge Md = k.PY (động cơ nắm giữ tiền dựa trên 2 chức năng của tiền: phương tiện trao đổi và cất trữ giá trị) => k có thể thay đổi trong ngắn hạn Các học thuyết về cầu tiền tệ Học thuyết của Keynes về sự ưa thích tiền mặt Động cơ giao dịch Động cơ dự phòng Động cơ đầu tư Cầu tiền thực tế: Md/P Md/P = f(i,Y) => P/Md = 1/f(i,Y) V = PY/Md = Y/f(i,Y) Các học thuyết về cầu tiền tệ Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của FRIEDMAN Md/P = f(Y, rb-rm, re-rm,t-rm0 3.CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Khái niệm Mục tiêu của chính sách tiền tệ Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ (i, MS) Các công cụ của chính sách tiền tệ Công cụ trực tiếp Công cụ gián tiếp MỤC TIÊU CUỐI CÙNG CỦA CSTT Ổn định giá cả Tăng trưởng kinh tế Đảm bảo công ăn việc làm Ổn định thị trường tài chính Ổn định lãi suất MỤC TIÊU TRUNG GIAN ĐIỀU KIỆN Có thể đo lường được Có thể kiểm soát được Có mối liên hệ với mục tiêu cuối cùng Mục tiêu lãi suất Mục tiêu lượng tiền cung cứng => Chỉ được lựa chọn 1 trong 2 mục tiêu trên CÔNG CỤ GIÁN TIẾP CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Nghiệp vụ thị trường mở Dự trữ bắt buộc Chính sách tái chiết khấu Chính sách tỷ giá hối đoái NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Là hoạt động của NHTW trên thị trường mở thông qua việc mua bán các chứng khoán. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở * Khi NHTW mua (bán) chứng khoán => Cơ số tiền tệ tăng (giảm) => cung tiền tăng (giảm); * Vốn khả dụng của NHTM thay đổi => lãi suất liên ngân hàng thay đổi => lãi suất thị trường thay đổi; * Cung cầu về chứng khoán chính phủ thay đổi=> lãi suất trên thị trường thay đổi. NHTW Cơ số tiền tệ MB DỰ TRỮ TẠI NHTW CUNG TIỀN TỆ Mua/Bán Mua/Bán CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ DỰ TRỮ BẮT BUỘC Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTW Được xác định theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nhất định. Cơ chế tác động Làm thay đổi số nhân tiền tệ Khả năng cho vay của hệ thống NHTM thay đổi => ảnh hưởng đến lãi suất thị trường. CHÍNH SÁCH TÁI CHIẾT KHẨU Chính sách tái chiết khấu bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với các NHTM. Các hình thức chiết khấu tại Việt nam Tái chiết khấu giấy tờ có giá Taí cấp vốn Cho vay có đảm bảo Cơ chế tác động Công cụ trực tiếp Hạn mức tín dụng Lãi suất trần, sàn CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Tỷ giá hối đoái: là giá của đồng tiền nước này so với đồng tiền nước khác. Chính sách tỷ giá hối đoái là hình thức NHTW can thiệp vào chế độ tỷ giá và sự biến động sao cho có lợi cho nền kinh tế quốc gia. Chế độ tỷ giá (3 loại): Cố định, Thả nổi, Thả nổi có quản lý. LẠM PHÁT “Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài làm cho tiền tệ mất giá so với hàng hoá, ngoại tệ và vàng”. Khi có lạm phát: Giá cả hàng hoá tăng lên, để đánh giá, có 2 chỉ số: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá cả đầu vào (PPI) Giá vàng tăng lên: Khi lạm phát, người ta chuyển sang cất trữ vàng thay vì giữ tiền => cầu về vàng tăng lên => giá vàng tăng. Giá ngoại hối tăng lên. Cách đo lường lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng CPI được dùng để phản ánh biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng xã hội. Ip = ∑ij*dj (j = 1 ÷ n) Trong đó: Ip là chỉ số giá tiêu dùng của thời kì nghiên cứu ij là chỉ số giá cả của nhóm j di là tỷ trọng nhóm hàng j trong toàn bộ giỏ hàng hoá dịch vụ Tốc độ lạm phát được xác định là Gp = [ Ip /Ip_1 -1] * 100% Trong đó I p_1 là chỉ số giá tiêu dùng của năm trước Nguyên nhân lạm phát Lạm phát xảy ra lúc nào và ở đâu? Theo Milton Friedman: Lạm phát xảy ra bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng của tiền tệ nhưng nó phải xảy ra trong thời gian tương đối dài. Trong mọi trường hợp, tỷ lệ lạm phát cực kì cao đồng nhất với tỷ lệ tăng trưởng cung ứng tiền tệ của nước đó cực kì cao. Kết luận: Nguyên nhân và nguồn gốc của lạm phát chính là việc tăng cung ứng tiền trong thời gian tương đối dài. Nguyên nhân lạm phát Tổng cầu: Tổng lượng hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế được yêu cầu tương ứng với mỗi mức giá khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu: Theo Friedman: - Cung tiền tệ (+) Theo Keynes: Tổng cầu AD = C+G + I + NX Nếu giá cả không đổi, lượng cung tiền thực tế (tức lượng hàng hoá và dịch vụ có thể mua được) sẽ tăng lên nếu lượng tiền cung ứng trong lưu thông tăng lên (lượng tiền danh nghĩa) => 1) M/P ↑ => i ↓ => I ↑ =>AD ↑ 2) M/P ↑ => i ↓ => E ↑ => NX ↑ => AD ↑ 3) G ↑ => AD ↑ 4) Thuế (T) ↓ => C ↑ => AD ↑ Tổng cung: Là tổng lượng hàng hoá, dịch vụ mà các nhà cung cấp trong nền kinh tế muốn bán tương ứng với các mức giá khác nhau. Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tổng cung chính là chi phí sản xuất. Cụ thể là: Nếu chi phí sản xuất ↑ => tổng cung ↓ (dịch chuyển sang trái). Cơ chế gây nên lạm phát được diễn tả như sau: Cung tiền ↑ => i ↓ => I ↑ => Tổng cầu ↑ => đường AD1 dịch sang phải thành AD2 => giá cả↑ và chi phí đầu vào ↑ (do Y > Yn) => tổng cung ↓ => Đường tổng cung AS1 dịch sang bên trái thành AS2 Nguyên nhân lượng tiền cung ứng tăng Mất cân đối trong NSNN Khi Thu > Chi => Nhà nước có các giải pháp bù đắp sau: Vay nợ: - Vay trong nước - Vay quốc tế In tiền => lượng tiền cung ứng tăng lên trong lưu thông => lạm phát Mất cân đối trong cung cầu hàng hoá trên thị trường Cung hàng hoá (lạm phát chi phí đẩy) Khi chi phí sản xuất ↑ (Lương, điện, xăng dầu…) => lợi nhuận/ĐVSP ↓ => cung ↓ => đường tổng cung dịch chuyển sang trái. => giá cả tăng lên => tổng cầu giảm => sản lượng không đạt mức tiềm năng (thất nghiệp tăng) => CP tăng lượng tiền cung ứng liên tục => AD ↑ => lạm phát Cầu hàng hoá (lạm phát do cầu kéo) Khi chính phủ thực hiện chính sách lạm phát nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội bằng cách tăng tổng cầu => lạm phát Cơ chế được diễn giải như sau: Tăng cầu (tăng G hoặc C (giảm thuế) => AD dịch sang phải => cung tăng => lương tăng => chi phí sx tăng => cung giảm dịch sang trái => CP lại tiếp tục biện pháp kích thích cầu => cho đến một thời điểm nào đó buộc chính phủ phải tăng lượng tiền cung ứng trong lưu thông để kích cầu => lạm phát Cơ chế lạm phát chi phí đẩy AD1 AS1 P1 Yn Y1 ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Lợi tức thực tế của tiền gửi tiết kiệm; người mua trái phiếu; chủ đầu tư trung dài hạn se bị giảm: Ir = In + p Tác động xấu đến sản xuất và lưu thông. Ảnh hưởng xấu đến chế độ tiền tệ, hoạt động tín dụng. …. Các giải pháp kiềm chế lạm phát Nhóm giải pháp tác động đến tổng cầu Kiểm soát chi tiêu NSNN Khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng => thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt. Nhóm giải pháp tác động đến tổng cung (lương, nguyên vật liệu đầu vào…)