Sơ đồ BICM-ID và hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ trong truyền dẫn viễn thông

Channel coding (FEC: Forward Error Correction) is a block of the telecommunications system, in order to improve the reliability of transmission. In this system not only the block but also many other blocks. There are many results that show the combination of the technics together to get the best results such as coding and modulation; with interleaving; choose the constellation modulation; etc. This paper presents the Bit Interleaved coded Modumation (BICM) and Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Demodulation (BICM-ID) scheme and rates using BICM-ID scheme for 16QAM transmission system through Gaussian channel and applies for multi-carrier transmission system.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sơ đồ BICM-ID và hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ trong truyền dẫn viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Anh Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 145 - 150 145 SƠ ĐỒ BICM-ID VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG TRUYỀN DẪN VIỄN THÔNG Trần Anh Thắng* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mã hóa kênh (mã sửa lỗi hướng đi) là một khâu trong hệ thống viễn thông nhằm nâng cao độ tin cậy của đường truyền. Trong hệ thống này không chỉ có mã hóa kênh mà còn nhiều thành phần khác. Đã có rất nhiều kết quả thể hiện việc kết hợp các kỹ thuật trong hệ thống với nhau để được kết quả tốt nhất như kết hợp giữa mã hóa và điều chế; mã hóa với xáo trộn và điều chế; chọn các ánh xạ (chòm sao) điều chế; . Trong bài báo này trình bày sơ đồ điều mã có xáo trộn bit (BICM: Bit Interleaved Coded Modumation) và sơ đồ BICM kết hợp với giải mã lặp: BICM-ID (Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Demodulation) và đánh giá việc sử dụng sơ đồ BICM-ID cho hệ thống truyền dẫn 16QAM qua kênh Gauss và hướng áp dụng cho hệ thống truyền dẫn đa sóng mang. Từ khóa: Mã hóa kênh, sơ đồ BICM, sơ đồ BICM-ID, truyền dẫn đa sóng mang, kênh Gauss GIỚI THIỆU CHUNG* Trong các hệ thống truyền thông hiện nay, việc sử dụng mã hoá kênh với chức năng kiểm soát lỗi để nâng cao hiệu quả chống nhiễu cho hệ thống đã và đang rất phổ biến. Hơn nữa, việc kết hợp giữa nhiều khâu với nhau càng cho hiệu quả rõ rệt, như là kết hợp điều chế với mã hoá thành một cấu trúc liên kết gọi là hệ thống điều chế mã hoá (CM: Coded Modulation) đã nâng cao hiệu quả của cả bộ mã kênh và hiệu quả của bộ điều chế. Kỹ thuật điều chế mã lưới TCM (Trellis Coded Modulation) thực hiện ánh xạ các bít được mã hoá vào tập tín hiệu với cự ly tối thiểu giữa các từ mã là đủ lớn đã chứng tỏ là một phương pháp có hiệu quả để truyền trên kênh tạp âm Gauss trắng cộng tính (AWGN). Tuy nhiên, đối với kênh Rayleigh thì phương pháp này lại không có hiệu quả. Hình 1: Hệ thống BICM * Tel: 0913 567770, Email: trananhthang@tnut.edu.vn Để cải thiện hoạt động của mã TCM trên kênh fading, có thể dùng sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bit (BICM: Bit Interleaved Coded Modumation), trong đó các bit đầu ra của máy mã nhị phân sẽ được xáo trộn vị trí trước khi ánh xạ vào bộ tín hiệu. Sơ đồ BICM có thể đạt được cự ly Hamming lớn hơn và có khả năng thích ứng tốc độ truyền dẫn một cách mềm dẻo, nhưng cự ly Euclid giữa các chuỗi tín hiệu bị giảm dẫn tới hiệu quả của BICM trên kênh Gauss kém hơn so với TCM [5]. Việc sử dụng sơ đồ BICM kết hợp với giải mã lặp, ký hiệu là BICM-ID (Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Demodulation), với cấu trúc kết hợp giải điều chế/giải mã mềm theo nguyên lý xử lý lặp, việc giải mã từng bit dựa trên thông tin về các bit khác trong cùng symbol và thông tin này được cải thiện dần theo từng lần lặp, đến khi hoàn hảo thì bộ tín hiệu M mức có thể được coi tương đương như các bộ tín hiệu BPSK độc lập [6]. Nếu bộ ánh xạ được lựa chọn hợp lý nhằm tăng cự ly Euclid tối thiểu trong khi vẫn giữ được cự ly Hamming như mong muốn, thì sơ đồ BICM-ID với cấu trúc liên kết điều chế /mã (CM: Coded Modulation) sẽ phát huy hiệu quả cao cả trên kênh fading nhờ có xáo trộn dãy bit (BI: Bit Interleved) và cả trên kênh Gauss nhờ nguyên lý giải mã lặp (ID: Iterative Decoding). Trần Anh Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 145 - 150 146 HỆ THỐNG BICM [1] Sơ đồ khối hệ thống BICM như được trình bày trên hình 1. Theo đó, chuỗi bít đã được mã hóa (dãy tc ) sẽ được xáo trộn vị trí (dãy tv ) trước khi ánh xạ vào tập tín hiệu S . Ở đầu thu, tín hiệu nhận được là t t t tr h s n= + , trong đó th là hệ số fading. Giả thiết kênh fading chậm thì th không đổi trong suốt khoảng thời gian một symbol (nên có thể bỏ chỉ số t ) và có thể ước lượng được hệ số này tại đầu thu. tn là tạp âm Gauss trắng chuẩn cộng tính, có mật độ phổ công suất một bên là 0N . Tín hiệu thu được giải điều chế và giải mã theo đề xuất của Zehavi qua hai bước: tính toán các số đo bit (metric) và giải mã xoắn theo thuật toán Virterbi [7]. Với mỗi tín hiệu thu r , có 2m giá trị số đo bit (là giá trị hợp lẽ theo hàm log: log-likelihood) cho m bit mã: ( ) log ( | , ) log ( | , ) k i b k k i s S b p r b h p r s hλ ν ν ∈ = = = ∑ (1) Trong (1), kbS là tập con của tập tín hiệu S , gồm các symbol với bit thứ k có giá trị là b , {0,1}b = . ( | , )kp r s h là hàm mật độ xác suất của tín hiệu thu r với hệ số fading h và tín hiệu truyền ks được tính theo biểu thức (2): 2 22 r1( | , ) exp(- ) 22 k k hs p r s h σpiσ − = (2) Theo thuật toán giá trị hợp lẽ cực đại (Maximum Likelihood: ML), số đo bit trong miền logarit có thể nhận được là: 2( ) maxlog ( | , ) min kk i bi b k k i s Ss S b p r b h r hsλ ν ν ∈∈ = ≈ = = − − (3) Biểu thức (3) cho thấy rằng, số đo của mỗi bit được tính trên cơ sở cực tiểu hoá bình phương cự ly Euclid giữa tín hiệu thu và các điểm tín hiệu is trong tập con kbS . Trên kênh AWGN, hiệu quả của hệ thống BICM bị chi phối bởi bình phương trọng số Euclide tự do (SEW: Squared Euclidean Weight): 2minSEW Hd d= (4) Trong đó Hd là khoảng cách Hamming tự do của mã, mind là cự ly Euclide cực tiểu của chòm sao tín hiệu. Trường hợp kênh fading Rayleigh với thông tin kênh (CSI) hoàn hảo, thì thành phần quyết định hiệu quả của hệ thống BICM là cự ly Euclide bình phương trung bình điều hoà giữa các tập con trong ánh xạ S , và được định nghĩa như sau: 1 2 2 1 ˆ 1 1 ˆ2 | |k i b k i b m h m k s S i i s S d m s s − = ∈ ∈     =   −    ∑ ∑ , (5) trong đó ki bs S∈ kí hiệu các symbol có vị trí bit thứ k bằng b , và giá trị tiệm cận của xác suất lỗi bit trên kênh fading Rayleigh, với tốc độ truyền là R có thể lấy xấp xỉ như sau: ( )( )210 0log ( ) / const10Hb h dB b dB dP Rd E N−≅ + + (6) Một tham số nữa ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống BICM cả trên kênh Gauss và trên kênh Rayleigh, đó là số các điểm tín hiệu có cự ly Eucide cực tiểu, được định nghĩa như sau: min min 1 1 ( , ) 2 i m im s k N N s k m = = ∑∑ , (7) trong đó min ( , )iN s k là số các điểm tín hiệu chỉ khác tín hiệu is tại vị trí bit k và có cự ly Euclid bằng mind . Như vậy, trong hệ thống BICM, dãy bit sau giải điều chế ˆ tv qua bộ giải xáo trộn để các bit mã trở lại vị trí ban đầu, do đó, nếu có những lỗi cụm trong dãy bit ˆ tv (do fading) thì chúng sẽ được trải ra dọc theo lưới mã thành các lỗi đơn trong dãy ˆ tc và bộ giải mã kênh có chức năng khắc phục các lỗi này [3]. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống BICM là hiệu quả kém hơn trên kênh Gauss so với hệ thống TCM. Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách dùng cấu trúc giải mã lặp (Iterative Decoding) trong hệ thống BICM-ID. SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ BICM KẾT HỢP VỚI GIẢI MÃ LẶP (BICM-ID) [1]. Lý do các sơ đồ BICM hoạt động kém hơn sơ đồ TCM trên kênh Gauss là qui luật ánh xạ lên tập tín hiệu của BICM không thể tối ưu hoá theo tiêu chuẩn cực đại cự li Euclid tối thiểu giữa các chuỗi tín hiệu. Tuy nhiên, cấu trúc liên kết mã hoá với điều chế thông qua bộ xáo trộn vị trí cho phép thực hiện giải mã lặp một cách rất có hiệu quả. Bộ giải điều chế cùng với bộ giải mã vòng ngoài hoạt động theo nguyên lý đầu vào mềm - đầu ra mềm (SISO - Soft Input - Soft Output), tạo thành một cấu trúc xử lý lặp. Việc quyết định mỗi bit trong một symbol tín hiệu dựa trên thông Trần Anh Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 145 - 150 147 tin về các bit khác trong cùng symbol và khi đầy đủ thông tin về các bit đó (sau một số vòng lặp nhất định), thì có thể cho phép coi cặp Điều chế/Giải điều chế M mức như là 2log M kênh nhị phân độc lập, và chất lượng hệ thống phụ thuộc vào cấu trúc của bộ ánh xạ hình thành nên các kênh nhị phân đó. Sơ đồ BICM kết hợp với giải mã lặp (Iterative Decoding) như vậy được gọi là BICM-ID, gồm các khối chức năng như trình bày trên hình 2. Hình 2: Sơ đồ khối hệ thống BICM- ID Ở đầu phát hệ thống gồm có bộ mã hoá, bộ xáo trộn dãy bit (pi ) và bộ điều chế tạo thành một liên kết nối tiếp, ở đầu thu, giữa bộ giải mã và giải điều chế có sử dụng vòng hồi tiếp để giải mã theo thuật toán lặp. Trong hệ thống BICM-ID, bộ mã hoá thường dùng mã xoắn tốc độ k/n, với nhóm k bit thông tin đầu vào 1 2[ , ... ]kt u u u=u thì đầu ra bộ mã hoá sẽ là nhóm n bit mã 1 2[ , ... ]nt c c c=c . Thay cho việc hoán vị các symbol như trong các hệ thống hoán vị symbol thông thường, bộ xáo trộn giả ngẫu nhiên pi , chiều dài N thực hiện việc hoán vị các bit sau mã hoá 1 2 1 2 1 2 1 1 1 2 2 2 / / /[ , ... , , ... , , , ... ]n n nt N n N n N nc c c c c c c c c=c K tạo thành các nhóm bit: 1 2 2( , , , ), log , 1,2, , / mt t t tv v v m M t N m= = =v K K sau đó, mỗi nhóm tv được ánh xạ vào một symbol ts trong bộ tín hiệu S gồm M điểm, theo phép gán nhãn µ : ( ), t t ts v s Sµ= ∈ , trong đó, ví dụ đối với tín hiệu M-PSK , ta có 2 /( , 0,1,..., 1)jl MS e l Mpi= = − . Qua kênh truyền, tín hiệu nhận được ở đầu thu là t t s t tr h E s n= + , trong đó th là hệ số fading, s E là năng lượng của symbol, tn là tạp âm cộng trắng chuẩn (AWGN). Trong trường hợp kênh fading, th thường có phân bố Rayleigh với kỳ vọng 2( ) 1tE h = . Với kênh AWGN thì 1th = . Trong hệ thống BICM-ID, tại đầu thu có thể dùng thuật toán giải mã quyết định cứng hoặc quyết định mềm như mô tả trên hình 3, trong đó: Hình 3: Nguyên lý giải mã cứng (a) và giải mã mềm (b) ( ; )kP v o : Là thông tin ngoài, lối ra giải điều chế ( ; )kP c o : Là thông tin ngoài, lối ra giải mã ( ; )kP v I : Là thông tin tiên nghiệm, lối vào giải điều chế ( ; )kP c I : Là thông tin tiên nghiệm, lối vào giải mã ( ; )kP u o : Là xác suất hậu nghiệm tổng, lối ra giải mã. pi : Bộ xáo trộn 1pi − : Bộ giải xáo trộn Trong hệ thống quyết định cứng (hình 3a), trên cơ sở tín hiệu thu được từ kênh thông tin, số đo của các bit được tính toán tại bộ giải điều chế. Các số đo này thực chất là các giá trị xác suất hậu nghiệm được tính theo tiêu chuẩn xác suất hậu nghiệm cực đại (MAP- Maximum A posteriori Probability) theo hàm logarit như sau: ( ) log ( | , ) k i b k i s S b P s r hλ ν ∈ = = ∑ (8) Trong biểu thức (8), ( | , )iP s r h là xác suất hậu nghiệm (xác suất phát tín hiệu is khi thu Trần Anh Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 145 - 150 148 được tín hiệu r với hệ số fading h ). Tập kbS là tập con của bộ tín hiệu S gồm các điểm tín hiệu mà vị trí bit thứ k có giá trị bằng b . Theo định luật Bayes ta có: ( | , ) ( )( | , ) ( | ) i i i p r s h P s P s r h p r h = (9) trong đó ( )iP s là xác suất tiên nghiệm (xác suất truyền tín hiệu is ). Mẫu số của (9) là hàm mật độ xác suất thu được tín hiệu r được tính là: 1 ( | ) ( | , ) ( ) M i i i p r h p r s h P s = = ∑ (10) Ta thấy rằng để tính được xác suất hậu nghiệm ( | , )iP s r h theo (10), cần xác định xác suất tiên nghiệm ( )iP s và hàm mật độ xác suất điều kiện ( | , )ip s r h . Số đo bit có thể tính là: ( ) log ( | , ) ( ) k i b k i i s S b p r s h P sλ ν ∈ = ∑ (11) Nếu giả thiết xác suất truyền các tín hiệu is là như nhau thì Error! Reference source not found. trở thành như (1), tức là thuật toán MAP trở thành như tiêu chuẩn hợp lẽ cực đại (ML). Từ bộ giải điều chế, số đo bit qua bộ giải xáo trộn được đưa tới bộ giải mã theo thuật toán Viterbi. Trên cơ sở kết quả giải mã, thông qua vòng hồi tiếp, bộ giải mã cung cấp lại cho bộ giải điều chế thông tin tiên nghiệm có giá trị chính xác hơn sau mỗi vòng lặp để tính lại số đo bit. Cứ như vậy, sau một số vòng lặp nhất định, khi đủ độ tin cậy thì bộ giải mã sẽ quyết định giá trị của bit thông tin ra. Trong một symbol gồm m bit, việc quyết định một bit nào đó với điều kiện sự hiểu biết đầy đủ về ( 1)m − bit còn lại thì chòm tín hiệu M mức có thể coi tương đương như / 2M kênh điều chế nhị phân độc lập. Như vậy, nếu ta chọn được một ánh xạ tốt, hệ thống BICM-ID sẽ có được cự ly Euclid tối thiểu lớn nhất giữa các dãy bit mã. Điều đó lý giải tại sao hệ thống BICM-ID có hiệu quả tốt cả trên kênh fading và cả trên kênh Gauss. Đối với hệ thống BCM-ID dùng giải mã quyết định mềm (hình 3 b), bộ giải mã theo nguyên lý đầu vào mềm, đầu ra mềm (SISO- Soft In Soft Out), thay vì dùng bộ giải mã Viterbi như trong hệ thống quyết định cứng, và bộ giải điều chế cũng hoạt động theo nguyên lý giải điều chế mềm. Trong vòng lặp đầu tiên, với giả thiết xác suất truyền các tín hiệu is là như nhau (giả thiết giá trị ban đầu của thông tin tiên nghiệm), xác suất hậu nghiệm của các bit mã cũng được tính tương tự như trường hợp giải mã cứng. Giá trị xác suất đó với vai trò là thông tin ngoài (extrinsic information), qua bộ giải xáo trộn trở thành thông tin tiên nghiệm cho bộ giải mã SISO. Trên cơ sở đó, bộ giải mã SISO sẽ tính được xác suất hậu nghiệm (a posteriori probability) và qua vòng hồi tiếp trở thành thông tin tiên nghiệm cho bộ giải điều chế để tính lại số đo bit. Với bộ xáo trộn lý tưởng, m bit trong một symbol có thể coi như độc lập với nhau, thông tin tiên nghiệm cho các tín hiệu is có thể được tính như sau: 1 1 ( ) ( ( ),..., ( )) ( ( ); ) m i i m i k k i k P s P v s v s P v v s I = = = =∏ (11) trong đó, ( ) {0,1},1 k mk iv s ∈ ≤ ≤ là giá trị của bit thứ k trong tín hiệu is . Từ Error! Reference source not found. và (11) có thể tính được thông tin ngoài cho vòng lặp tiếp như sau: ( | ) ( ) ( | )( ; ) ( ; ) ( ; ) = ( | ) ( ( ); ) k i b k i b i i s Sk k k k i j j i i ks S P r s P s P v b r P v b o P v b I P v b I P r s P v v s I ∈ ≠∈      =   = = = = = = ∑ ∑ ∏ (12) Trong (12) ta thấy số đo của bit k là ( ; )kP v b o= được tính trên cơ sở các giá trị xác suất tiên nghiệm của các bit còn lại khác trong cùng một symbol là ( ; );jP v I j k≠ . Sau một số vòng lặp nhất định, bộ giải mã SISO sẽ đưa thông tin ngoài chính là tổng các xác suất hậu nghiệm tới bộ quyết định cứng để cho kết quả là dãy bit thông tin ra. Các sơ đồ BICM-ID trong thực tế chủ yếu sử dụng sơ đồ giải mã quyết định mềm và giải điều chế mềm theo thuật toán Log-MAP. Thuật toán này được xây dựng cho giải mã Turbo, thực hiện tính tỷ lệ hợp lẽ trong miền log cho từng bít, ký hiệu là LLR (Log Likelihood Ratio), dựa vào phép toán lấy log Trần Anh Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 145 - 150 149 của tổng của các hàm mũ nên có số lượng phép tính rất lớn. Để đơn giản hơn, người ta thường dùng hàm Jacobian để biến thuật toán Log-MAP thành thuật toán Max-Log-MAP. Tuy ít bị ảnh hưởng hơn đối với sai số ước lượng SNR, việc lấy xấp xỉ theo hàm Jacobian làm cho Max-Log-MAP thua kém Log-MAP về chất lượng giải mã. Trong hệ thống BICM-ID, với thuật toán Max-Log-MAP thì số lượng phép tính trong giải mã lặp được giảm đi đáng kể. Hệ thống BICM-ID dùng mã xoắn cho hiệu quả rất tốt, có thể so sánh với điều chế mã Turbo hay LDPC cả trên kênh AWGN và trên kênh phading 0, như vậy hệ thống BICM-ID ưu việt hơn so với hệ thống Turbo hay LDPC với ý nghĩa rằng hệ thống đỡ phức tạp hơn. HIỆU QUẢ CỦA SƠ ĐỒ BICM -ID Để đánh giá hệ thống BICM-ID, tác giả sử dụng phần mềm mô phỏng Matlab với sơ đồ mô phỏng như hình 4 và các kết quả của [3]. Kết quả được thể hiện trên hình 5. Kết quả trên đều cùng được mô phỏng với các thông số: điều chế 16QAM, mã xoắn [7, 171, 133]. Theo kết quả này, độ lợi mã hóa của sơ đồ BICM-ID tại BER=10-6 là khoảng hơn 6dB so với mã hóa và xáo trộn thông thường. Cũng dựa trên kết quả này, khi số vòng lặp tăng (3, 6, 10 vòng), tại các giá trị EbNo lớn thì kết quả không cho thấy sự khác biệt, nhưng tại các giá trị EbNo nhỏ, số vòng lặp lớn sẽ cho kết quả tốt hơn (đường BER dốc hơn). Hình 4: Sơ đồ mô phỏng hệ thống BICM-ID Khi thực hiện mô phỏng hệ thống BICM –ID với các luật điều chế khác nhau: thông thường, luật gray và tối ưu như hình 6. Với luật tối ưu, khi đạt được tỷ lệ EbNo nhất định (>5dB) hiệu quả mã hóa tăng rất nhanh, đường BER gần như dốc đứng. 0 2 4 6 8 10 12 14 10-7 10-6 10-5 10-4 10-3 10-2 10-1 100 EbNo BE R Simulation 16QAM over AWGN Channel: Theory, coding, Interleaving and BICM-ID Hình 5: Hiệu quả của sơ đồ BICM-ID 0 1 2 3 4 5 6 7 10-6 10-5 10-4 10-3 10-2 10-1 100 EbNo BE R Simulation 16QAM over AWGN Channel with Interleaving and coding Hình 6: Hiệu quả BICM-ID phụ thuộc luật điều chế Điều chế đa sóng mang [2] được tác giả kết hợp với sơ đồ BICM-ID cho kết quả ở hình 7. Với cùng luật điều chế và mã hóa, kết quả không chênh lệch nhiều tại giá trị EbNo thấp nhưng tại giá trị EbNo cao thì truyền dẫn đơn sóng mang tốt hơn. BICM-ID (10, 6, 3) lap Optimum Gray Normal Trần Anh Thắng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 102(02): 145 - 150 150 0 1 2 3 4 5 6 7 10-5 10-4 10-3 10-2 10-1 100 EbNo BE R Simulation 16QAM over AWGN Channel with Interleaving and coding Hình 7: Kết quả truyền dẫn khi kết hợp sơ đồ BICM-ID với truyền dẫn OFDM KẾT LUẬN Bài báo thể hiện việc áp dụng sơ đồ BICM-ID cho hiệu quả rất lớn trong truyền thông với một số kết luận sau: Khi tăng số vòng lặp thì kết quả mã hóa tốt hơn tuy nhiên thời gian giải mã cũng lâu hơn do phải thực hiện lặp nhiều. Hơn nữa, đường cong BER của tín hiệu phụ thuộc không chỉ mã hóa mà còn phụ thuộc rất lớn vào luật điều chế. Việc kết hợp sơ đồ BICM-ID với truyền dẫn đa sóng mang khi truyền dẫn trên kênh Gauss không có lợi hơn truyền đơn sóng mang. Tuy nhiên, lợi điểm chính của truyền dẫn đa sóng mang là truyền trên kênh fading, nội dung này là hướng nghiên cứu cho bài báo tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đỗ Công Hùng, Đinh Thế Cường, Nguyễn Quốc Bình, “Nâng cao chất lượng hệ thống OFDM bằng BICM-ID”, Chuyên san Các công trình nghiên cứu- Triển khai Viễn thông và Công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, 12/2006. [2]. Trần Anh Thắng, “Kỹ thuật OFDM cho chuẩn IEEE 802.16 và phát triển lên AOFDM”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên, số 68, 2010, pp70-75. [3]. Trần Anh Thắng, Phan Thanh Hiền, “Hiệu quả của việc kết hợp xáo trộn và mã hóa trong hệ thống truyền dẫn vô tuyến”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Đại học Thái Nguyên, tập 99, số 11, 2012, pp121-126. [4]. X. Li and J. A. Ritcey, “Bit-interleaved coded modulation with iterative decoding,” IEEE Commun. Lett., vol. 1, pp. 169–171, Nov. 1997. [5]. Caire, G. Taricco, and E. Biglieri, “Bit- interleaved coded modulation,” IEEE Trans. Inform. Theory, vol. 44, pp. 927–946, May 1998. [6]. Li and J. A. Ritcey, “Trellis-coded modulation with bit interleaving and iterative decoding,” IEEE J. Sel. Areas Commun., vol. 17, no. 4, pp. 715– 724, Apr. 1999. [7]. E. Zehavi, "8-PSK trellis codes for a Rayleigh fading channel," IEEE Trans. on Commun., vol. 40, pp. 873-883, May 1992. SUMMARY BICM-ID SCHEME AND THE EFFECTIVE AT USING THE SCHEME IN THE TELECOMMUNICATIONS TRANSMISSION Tran Anh Thang* College of Technology - TNU Channel coding (FEC: Forward Error Correction) is a block of the telecommunications system, in order to improve the reliability of transmission. In this system not only the block but also many other blocks. There are many results that show the combination of the technics together to get the best results such as coding and modulation; with interleaving; choose the constellation modulation; etc. This paper presents the Bit Interleaved coded Modumation (BICM) and Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Demodulation (BICM-ID) scheme and rates using BICM-ID scheme for 16QAM transmission system through Gaussian channel and applies for multi-carrier transmission system. Keywords: Channel coding, BICM scheme, BICM-ID scheme, multi-carrier transmission, Gaussian channel. * Tel: 0913 567770, Email: trananhthang@tnut.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38337_41888_6820138520145_2301_2052025.pdf
Tài liệu liên quan