Sử dụng phương pháp giản đồ ý vào giảng dạy và học tập môn Giáo dục học Đại cương ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế - Phạm Thị Thúy Hằng

3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn mà đặc biệt là qua thử nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi của đề tài và giả thuyết đề ra của đề tài là: Nếu xây dựng được hệ thống giản đồ ý một cách phù hợp đáp ứng nguyên tắc đề ra và sử dụng chúng một cách linh hoạt, kết hợp với các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học tích cực, đa dạng thì sẽ phát huy được tính tích cực, hứng thú học tập, khả năng nắm vững tri thức của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp chương trình Giáo dục học đại cương ở trường ĐHSP Huế. Từ những kết luận trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau: Nhà trường cần tạo điều kiện và có cơ chế rõ ràng để giáo viên hứng thú, tích cực, đồng thời có cơ sở đổi mới phương pháp dạy học nói chung và sử dụng giản đồ ý vào giảng dạy nói riêng. Bên cạnh đó, cần có sự định hướng, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kịp thời với những giáo viên tích cực vận dụng các phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục học. Thường xuyên tổ chức những khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, cập nhật những thông tin mới, những lí thuyết dạy học mới. [5] Tổ chuyên môn cần tăng cường thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học về phương pháp dạy học, chú trọng tìm hiểu lí thuyết dạy học mới, kết hợp khai thác tính tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. Sau đó, báo cáo, trao đổi trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Giáo viên nên tích cực trong việc thiết kế giáo án, thay đổi phương pháp mới. Đặc biệt là các giáo viên trẻ phải thường xuyên tự cập nhật thông tin mới về quá trình dạy học và phương pháp dạy học, phát huy tinh thần sáng tạo, vận dụng linh hoạt giản đồ ý vào bài giảng, thường xuyên lấy ví dụ thực tế minh hoạ cho bài giảng. Ngoài ra, thiết kế nội dung môn học bằng phương pháp giản đồ ý sẽ đem lại hiệu quả khả thi hơn nữa nếu kết hợp với các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khác, như với sự hỗ trợ của máy vi tính, sử dụng các phần mềm liên quan và một số thiết bị dạy học hiện đại. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường trang bị các phòng học hiện đại theo hướng đồng bộ hoá.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp giản đồ ý vào giảng dạy và học tập môn Giáo dục học Đại cương ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế - Phạm Thị Thúy Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 167-174 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ Ý VÀO GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ PHẠM THỊ THUÝ HẰNG - NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục quan tâm. Điều này thúc đẩy các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu tìm kiếm những con đường, biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Bài viết này giới thiệu phương pháp Giản đồ ý, một phương pháp dạy - học thông qua việc xây dựng hệ thống liên kết các ý, các thành phần của tri thức, và trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm phương pháp này trong giảng dạy học phần Giáo dục học đại cương ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các tân sinh viên bước chân vào giảng đường Đại học với tâm thế háo hức chờ đợi được tham gia vào môi trường học tập mới mẻ cùng bao điều thú vị. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đã có cảm giác hụt hẫng khi thực sự gia nhập vào môi trường học tập này bởi phương pháp giảng dạy chủ yếu mà giảng viên sử dụng vẫn là những phương pháp giảng dạy truyền thống theo kiểu “thầy đọc, trò chép”. Nhiều giảng viên chưa hiểu hết quy luật của hoạt động nhận thức, trong đó người học là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ chứ không phải là "cái bình chứa tri thức" một cách thụ động. Thực trạng này dẫn đến chất lượng giảng dạy và học tập ở các trường đại học còn chưa cao [3]. Ở trường Đại học Sư phạm, việc giảng dạy các môn nghiệp vụ sư phạm, trong đó có môn Giáo dục học là một vấn đề cần được quan tâm. Học phần Giáo dục học đại cương (GDHĐC) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo người giáo viên tương lai, cung cấp tri thức và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho họ. Tuy nhiên, đây là môn học có hệ thống kiến thức tương đối trừu tượng; hơn nữa lại là môn học mới, sinh viên chưa được học ở nhà trường phổ thông. Vì vậy, đòi hỏi phải có phương pháp dạy và học hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học này [1]. Giản đồ ý (Mind map) là phương pháp được đưa ra nhằm tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ, từ đó, các dữ liệu được ghi nhớ và tái hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, Giản đồ ý có thể là phương pháp hữu ích cho việc học tập của sinh viên, giảng dạy của giáo viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. PHẠM THỊ THÚY HẰNG - NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY 168 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp giản đồ ý và cách thức sử dụng vào dạy học Giáo dục học 2.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu Phương pháp Giản đồ ý được phát triển bởi Buzan từ ý tưởng về bản đồ tư duy (Mind maps) - công cụ hỗ trợ tư duy được mô tả là “công cụ của bộ não”, vào cuối thập niên 20 của thế kỷ 21 và hiện nay đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng [2]. Tại Việt Nam, vào tháng 3 năm 2006, nhóm NTG (New thinking group) đã thực hiện dự án “Ứng dụng công cụ hỗ trợ tư duy - Bản đồ tư duy” vào việc nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến bản đồ tư duy cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Dự án đã nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện nghiên cứu Con người, các thầy cô giáo và đông đảo học sinh, sinh viên. Những sinh viên ứng dụng Bản đồ tư duy trong học tập đã đạt được những thành tích học tập tốt. Những đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng Bản đồ tư duy trong làm việc nhóm, học ngoại ngữ, học các môn xã hội khác đã đạt giải cao tại các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, Bản đồ tư duy được ứng dụng đặc biệt hiệu quả trong việc nâng cao khả năng khởi tạo ý tưởng và làm việc nhóm (Teamwork) của sinh viên. Việc ứng dụng Bản đồ tư duy trong khởi tạo và hiện thực hóa ý tưởng cũng được minh chứng tại các cuộc thi về Ý tưởng kinh doanh và đặc biệt đã có những sinh viên thành lập được doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả với sự góp phần không nhỏ của Bản đồ tư duy. Mặc dù phương pháp Giản đồ ý (Mind maps) được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, được học sinh, sinh viên Việt Nam sử dụng trong các mùa thi và các hoạt động khác như vậy, việc nghiên cứu ứng dụng nó như một phương pháp dạy học thì vẫn chưa được quan tâm nhiều và các kết quả chưa được hệ thống hóa một cách khoa học. 2.1.2 Giản đồ ý là gì? Theo Buzan [2] phương pháp Giản đồ ý hay Bản đồ tư duy được đưa ra như là một cách tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, có thể dùng để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích một vấn đề thành một dạng lược đồ phân nhánh. Phương pháp này củng cố thêm khả năng liên hệ giữa các dữ kiện và nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi sự kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ kiện được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng, nhanh chóng. Phương pháp Giản đồ ý có thể được sử dụng như một công cụ đa năng của não bộ, ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ thay đổi cách quản lý, ghi chú, tư duy đến cách giải quyết vấn đề. Với ý nghĩa đó, phương pháp Giản đồ ý có khả năng giúp sinh viên khắc phục những khó khăn trong việc ghi chép, ghi nhớ, tái hiện và trình bày tài liệu học tập. SỬ DỤNG PP GIẢN ĐỒ Ý VÀO GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN GDH ĐẠI CƯƠNG... 169 2.1.3. Cách sử dụng phương pháp Giản đồ ý vào giảng dạy và học tập môn Giáo dục học Xuất phát từ đặc điểm môn GDHĐC, việc xây dựng và sử dụng giản đồ ý giúp sinh viên lĩnh hội một cách hệ thống, logic, hiểu bản chất cấu trúc khái niệm, mối quan hệ, chức năng của các yếu tố, các tri thức khái niệm GDH là một trong các phương pháp cần thiết và phù hợp. Sử dụng giản đồ ý vào dạy học môn GDH cần đảm bảo những yêu cầu nhất định, đó là: Chuẩn bị giản đồ ý: Trên cơ sở nghiên cứu kĩ, hiểu sâu sắc tri thức để xây dựng và lựa chọn giản đồ phù hợp với mục tiêu và nội dung bài dạy. Giản đồ phải được xây dựng trên cơ sở nội dung tri thức môn học, các yếu tố và các mối quan hệ giữa chúng. Thiết kế giản đồ phải phù hợp với bài dạy, với đối tượng sinh viên và thể hiện tính sư phạm của giản đồ. Khi được thiết kế khoa học, phù hợp mục tiêu bài dạy, giản đồ trở thành phương tiện hữu hiệu để giáo viên khai thác và sử dụng trong dạy học. Sử dụng giản đồ ý: Hệ thống các Giản đồ là phương tiện hỗ trợ cần thiết cho quá trình tư duy của sinh viên, nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ chứ không phải là phương pháp chính trong dạy học GDHĐC. Vì vậy, cần sử dụng giản đồ kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: diễn giảng nêu vấn đề, phương pháp dạy học tình huống, thảo luận nhóm... để tạo nên hứng thú học tập và tương tác nhiều chiều cho sinh viên. Sử dụng giản đồ làm phương pháp dạy học cần chú ý đến mặt trái của nó: nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng sẽ gây phân tán chú ý của sinh viên, mất thời gian của cả giảng viên và sinh viên, hạn chế khả năng tư duy trừu tượng của sinh viên và hiệu quả bài dạy không cao. Như vậy, sử dụng giản đồ ý làm phương tiện dạy học GDHĐC là phù hợp và cần thiết nhưng đòi hỏi yêu cầu cao ở người sử dụng: Trước hết phải hiểu sâu tri thức, nắm vững cách thức xây dựng và sử dụng giản đồ. Từ đó, vận dụng kết hợp các phương pháp khác một cách nhuần nhuyễn tạo ra hiệu quả dạy học bộ môn này. 2.2. Xây dựng nội dung học phần Giáo dục học đại cương bằng phương pháp giản đồ ý Chúng tôi chọn tri thức học phần GDHĐC để xây dựng giản đồ ý bởi hệ thống tri thức của học phần này rất cơ bản, là cơ sở đầu tiên để sinh viên tiếp cận với khoa học Giáo dục và nghiên cứu sâu hơn học vào các khoa ứng dụng khác của bộ môn. Khi thực hiện thiết kế học phần GDHĐC bằng phương pháp giản đồ ý chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc thiết kế, phương pháp thiết kế và quy trình thiết kế. Chúng tôi đã lựa chọn kiểu sơ đồ hoá, mô hình hoá hay giản đồ ý trong quá trình triển khai bài giảng, hình thành các khái niệm, hay dùng để tư duy vấn đề. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi không thể giới thiệu toàn bộ các giản đồ ý đã được xây dựng cho học phần GDH ĐC. Sau đây chỉ là một số ví dụ về giản đồ ý đã được chúng tôi thực hiện: PHẠM THỊ THÚY HẰNG - NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY 170 Giản đồ 1. Mối quan hệ giữa Giáo dục học và các khoa học khác Giản đồ 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách Giản đồ 3.Vai trò của Giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Triết học Mĩ học Sinh lí học Đạo đức học Tâm lí học Xã hội học Giáo dục học Giáo dục BS- DT Môi trường Hoạt động cá nhân Sự hình thành và phát triển nhân cách Vai trò của Giáo dục CHỦ ĐẠO Sự hình thành và phát triển nhân cách Tính mục đích, tính định hướng GD là QT tổ chức HĐ và giao tiếp giữa HS và GV Vai trò chủ đạo của GV trong quá trình GD Bẩm sinh - Di truyền Môi trường Hoạt động cá nhân GD với tư cách là một môi trường đặc biệt Ảnh hưởng đến các yếu tố khác SỬ DỤNG PP GIẢN ĐỒ Ý VÀO GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN GDH ĐẠI CƯƠNG... 171 2.3. Thử nghiệm sử dụng giản đồ ý vào dạy học học phần Giáo dục học đại cương ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 2.3.1. Giả thuyết khoa học: Nếu trong quá trình dạy học, giáo viên giúp sinh viên xây dựng được các giản đồ ý (sơ đồ tư duy) và biết cách sử dụng chúng một cách linh hoạt sẽ góp phần làm tăng khả năng ghi nhớ, tăng tính tích cực nhận thức cho sinh viên, nâng cao hứng thú học tập, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn học. 2.3.2. Khách thể thử nghiệm: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm sử dụng Phương pháp giản đồ ý vào giảng dạy môn GDHĐC cho lớp Văn 2C, trường ĐHSP, ĐHH trong học kì 2 của năm học 2008-2009. Đồng thời, cũng trong thời gian này, chúng tôi thực hiện hoạt động giảng dạy môn GDH ĐC cho lớp GDCT2 theo những phương pháp thường dùng. Như vậy, chúng tôi đã sử dụng lớp Văn 2C làm nhóm thực nghiệm và lớp GDCT2 làm nhóm đối chứng trong nghiên cứu thử nghiệm của mình. 2.3.3. Tiến hành thử nghiệm: Quy trình thử nghiệm được thực hiện qua các bước sau: (1) Giáo viên tổ chức quá trình dạy học, triển khai bài giảng và hướng dẫn sinh viên học tập bằng phương pháp sử dụng các giản đồ ý do giáo viên thiết kế. Trong quá trình dạy học, vừa tổ chức cho sinh viên nhận thức, giáo viên giới thiệu ý nghĩa của giản đồ và hướng dẫn sinh viên lập các giản đồ đơn giản. (2) Tổ chức thảo luận theo nhóm các nội dung có liên quan và hướng dẫn sinh viên trình bày kết quả thảo luận dưới dạng các giản đồ. (3) Các buổi thảo luận tiếp theo yêu cầu sinh viên tự thiết kế các giản đồ phù hợp với nội dung thảo luận. 2.3.4. Kết quả thử nghiệm Kết thúc thời gian thử nghiệm, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra 1 tiết ở cả 2 lớp (TN và ĐC) với cùng 1 đề (gồm 05 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận). Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành điều tra sự đánh giá của sinh viên về việc được tham gia vào quá trình dạy học tích cực thông qua thiết kế nội dung dạy học sử dụng giản đồ ý. Kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng được thể hiện ở Biểu đồ 1 sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 YÊU-KÉM T.BÌNH KHÁ GIỎI TN ĐC Biểu đồ 1: Tỉ lệ phần trăm điểm kiểm tra sau thực nghiệm PHẠM THỊ THÚY HẰNG - NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY 172 Kết quả thu được cho thấy: - Lớp thực nghiệm không có sinh viên nào bị điểm kém (tỉ lệ là 0%), trong đó lớp đối chứng có 4 sinh viên bị điểm kém (tỉ lệ 10,2 %). - Số sinh viên đạt điểm trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng (tỉ lệ là 44,2 % so với 66,1 %). - Số sinh viên đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn so với số sinh viên ở lớp đối chứng (tỉ lệ là 52,9 % so với 23,5%). - Lớp thực nghiệm có số sinh viên đạt điểm giỏi cao hơn hẳn lớp đối chứng, chiếm 5,8% ở lớp thực nghiệm so với 0 % ở lớp đối chứng. Tóm lại, thử nghiệm ban đầu cho thấy có sự chênh lệch trong các nhóm điểm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo hướng lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Kết quả này bước đầu chứng tỏ hệ thống giản đồ ý được xây dựng và đưa vào bài giảng đã phát huy hiệu quả trong nhận thức của sinh viên. Như vậy, việc sử dụng giản đồ ý vào giảng dạy môn học GDHĐC đem lại hiệu quả dạy học cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Ngoài ra, kết quả điều tra tự đánh giá về hứng thú học tập của sinh viên khi sử dụng phương pháp giản đồ ý trong dạy học học phần GDHĐC cho thấy sinh viên thích tiết học có sử dụng giản đồ ý ở mức độ cao. Cụ thể, 67,6 % số ý kiến cho rằng "Rất hứng thú", 32,3% số ý kiến thấy "Hứng thú" và không có sinh viên nào cảm thấy tẻ nhạt hoặc bình thường. Tương tự với mức độ hiểu bài, có 91,1% sinh viên lựa chọn phương án "Hiểu bài sâu", và 8,9% sinh viên lựa chọn phương án "Bình thường". Kết quả cho thấy hiệu quả đối với mức độ hiểu bài của giờ học thực nghiệm. Liên quan đến việc ghi bài của sinh viên khi học theo phương pháp giảng đồ ý, đa số sinh viên ghi bài theo "Ý hiểu và giản đồ ý" (chiếm 64, 7%). Có 26, 5% sinh viên ghi "Tất cả những gì GV giảng" và 8,8 % sinh viên không ghi được gì (Bảng 1). Kết quả cho thấy phần đông sinh viên đã có thể thích ứng với phương pháp giản đồ ý, thể hiện thông qua việc ghi bài trên lớp. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên chưa biết cách ghi bài và không ghi được gì còn khá cao. Theo chúng tôi điều đó có nguyên nhân từ 2 phía: Về phía giáo viên, do khả năng điều khiển còn hạn chế, chưa kết hợp hài hoà các yêu cầu cần có của một bài giảng (sinh viên hiểu bài, ghi nhớ, vận dụng và ghi chép những vấn đề cơ bản). Về phía sinh viên, do học theo phương thức mới, chủ yếu thảo luận và phát biểu ý kiến, sinh viên chưa có kĩ năng ghi bài. Bảng 1. Cách ghi bài của sinh viên nhóm thử nghiệm Mức độ Số lượng % Ghi bài theo ý và giản đồ ý 22 64,7 Ghi tất cả những gì GV giảng 10 26,5 Không ghi được bài giảng 3 8,8 SỬ DỤNG PP GIẢN ĐỒ Ý VÀO GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN GDH ĐẠI CƯƠNG... 173 Có thể nói những kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên đã thể hiện một phần thành công của thử nghiệm. Sự đánh giá của các em thống nhất với những gì chúng tôi quan sát được trong giờ học, đó là háo hức, nhanh chóng di chuyển nhóm và tập trung thảo luận, đưa ra ý kiến của mình, của nhóm, thậm chí sinh viên còn tranh cãi rất sôi nổi để tìm ra được tri thức đúng. * Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu Dù đã cố gắng thực hiện theo đúng nguyên tắc, phương pháp, quy trình thiết kế nhưng thử nghiệm vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu như sau: 1. Nguyên nhân của việc sinh viên ghi chép bài còn khó khăn và tìm cách khắc phục. 2. Cách thức để có thể đảm bảo được chương trình dạy trong thời gian cho phép. 3. Mâu thuẫn giữa hiểu và ghi chép Những điều trình bày trên đây đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo và thành thạo trong kĩ năng nghiệp vụ, trình độ tri thức chuyên môn vững vàng, kĩ năng điều khiển, khuyến khích sinh viên, phân tích và thể thức hoá các ý tưởng của giảng viên. 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu lí luận, thực tiễn mà đặc biệt là qua thử nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khả thi của đề tài và giả thuyết đề ra của đề tài là: Nếu xây dựng được hệ thống giản đồ ý một cách phù hợp đáp ứng nguyên tắc đề ra và sử dụng chúng một cách linh hoạt, kết hợp với các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học tích cực, đa dạng thì sẽ phát huy được tính tích cực, hứng thú học tập, khả năng nắm vững tri thức của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giờ lên lớp chương trình Giáo dục học đại cương ở trường ĐHSP Huế. Từ những kết luận trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau: Nhà trường cần tạo điều kiện và có cơ chế rõ ràng để giáo viên hứng thú, tích cực, đồng thời có cơ sở đổi mới phương pháp dạy học nói chung và sử dụng giản đồ ý vào giảng dạy nói riêng. Bên cạnh đó, cần có sự định hướng, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kịp thời với những giáo viên tích cực vận dụng các phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả dạy học môn Giáo dục học. Thường xuyên tổ chức những khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, cập nhật những thông tin mới, những lí thuyết dạy học mới. [5] Tổ chuyên môn cần tăng cường thực hiện những đề tài nghiên cứu khoa học về phương pháp dạy học, chú trọng tìm hiểu lí thuyết dạy học mới, kết hợp khai thác tính tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. Sau đó, báo cáo, trao đổi trong sinh hoạt tổ chuyên môn. Giáo viên nên tích cực trong việc thiết kế giáo án, thay đổi phương pháp mới. Đặc biệt là các giáo viên trẻ phải thường xuyên tự cập nhật thông tin mới về quá trình dạy học và PHẠM THỊ THÚY HẰNG - NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY 174 phương pháp dạy học, phát huy tinh thần sáng tạo, vận dụng linh hoạt giản đồ ý vào bài giảng, thường xuyên lấy ví dụ thực tế minh hoạ cho bài giảng. Ngoài ra, thiết kế nội dung môn học bằng phương pháp giản đồ ý sẽ đem lại hiệu quả khả thi hơn nữa nếu kết hợp với các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khác, như với sự hỗ trợ của máy vi tính, sử dụng các phần mềm liên quan và một số thiết bị dạy học hiện đại. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường trang bị các phòng học hiện đại theo hướng đồng bộ hoá. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động - Xã hội. [3] Phan Trọng Ngọ (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà nội (1995), Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, Hội thảo Khoa học. [5] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2005), Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng Tâm lí học- Giáo dục học phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá đất nước, Kỉ yếu Hội thảo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Title: USE OF MINDMAP IN TEACHING AND LEARNING GENERAL PEDAGOGY SUBJECT AT HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION Abstract: Innovation in teaching methods has been a concern of the Party, State and Education System. This concern facilitates teachers and researchers to seek ways to improve the quality of teaching and learning. This paper presents Mindmap, a method based on building links between ideas, components of knowledge, and results from applying and testing this method in teaching General Pedagogy subject at Hue University’s College of Education. PHẠM THỊ THUÝ HẰNG GV Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. NGUYỄN HOÀNG ĐOAN HUY GV Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_349_phamthithuyhng_ng_hoangdoanhuy_26_pham_thi_thuy_hang_0699_2021196.pdf
Tài liệu liên quan