4. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích, vai trò, ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Quản
lý tốt hoạt động này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Ở các
trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để nâng cao chất lượng hoạt động ứng
dụng CNTT trong dạy học, Hiệu trưởng nhà trường cần quản lý nâng cao nhận thức về
ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên và học sinh; tăng cường hiệu lực chế định giáo
dục và đào tạo về ứng dụng CNTT; nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên,
học sinh; thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của giáo viên; thúc
đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của học sinh; huy động các nguồn lực
phát triển cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT và tạo dựng môi trường tích cực, đảm
bảo các điều kiện hỗ trợ việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, học sinh.
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Trung học Cơ sở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - Trần Văn Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 113-121
QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
TRẦN VĂN HIẾU
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ĐỐ TRUNG QUÂN
Huyện ủy Lệ Thủy, Quảng Bình
Tóm tắt: Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển mạnh mẽ
và được đánh giá không chỉ là động lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế-xã
hội mà còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT). Ứng dụng CNTT vào dạy học đang trở thành một nhu cầu tất yếu
và đang được cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), học sinh (HS) hăng
say, tích cực ứng dụng. Xác lập được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học một cách khoa học, đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả,
chất lượng dạy học của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào
tạo trong giai đoạn hiện nay.
1. MỞ ĐẦU
CNTT đang trở thành một phương tiện góp phần rút ngắn khoảng cách trong giáo dục
giữa các vùng miền và là phương tiện cần thiết để tiến tới một “xã hội học tập”. Ứng
dụng CNTT trong giáo dục sẽ tạo ra một bước ngoặt cơ bản trong đổi mới chương trình,
nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.
Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong GD&ĐT ở nước ta có những chuyển
biến tích cực theo hướng hiện đại. CNTT được đánh giá không chỉ là động lực chủ yếu
cho việc phát triển kinh tế, xã hội mà còn là nhân tố quan trọng trong việc phát triển
GD&ĐT. Đảng, Nhà nước đã có các Chính sách, Nghị quyết, Chỉ thị và chú trọng đầu
tư cho vấn đề này, điều đó được thể hiện bằng việc ban hành Luật Công nghệ thông tin
vào năm 2006 nhằm tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy CNTT phát triển. Quyết định số
698/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT xác định
mục tiêu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, để trình độ
đào tạo nhân lực CNTT của nước ta tiếp cận trình độ và có khả năng tham gia thị
trường đào tạo nhân lực CNTT quốc tế...” [3]. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp” [1].
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường Trung học cơ sở (THCS) huyện Lệ
Thủy đang được cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh quan tâm hưởng ứng, tìm tòi,
nghiên cứu và áp dụng, bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể [2]. Tuy nhiên,
TRẦN VĂN HIẾU – ĐỖ TRUNG QUÂN
114
đứng trước những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới giáo dục, công tác này bộc lộ
nhiều yếu kém và bất cập. Đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục ở địa phương và các nhà
trường cần phải có những biện pháp quản lý mang tính đồng bộ để đẩy mạnh việc quản
lý ứng dụng CNTT trong dạy học.
2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
Để tìm hiểu thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở
các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30
CBQL, 150 GV và 150 HS.
2.1. Nhận thức của CBQL, GV, HS đối với việc ứng dụng CNTT
Nhận thức của CBQL, GV, HS là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho việc ứng dụng
CNTT trong dạy học đạt được hiệu quả cao. Kết quả khảo sát cho thấy việc ứng dụng
CNTT trong dạy học được CBQL, GV, HS nhận thức là một yêu cầu cần thiết và rất cần
thiết (trên 86,67%).
Công tác quản lý việc nâng cao nhận thức cho GV, HS về việc ứng dụng CNTT trong
dạy học được đánh giá khá tốt (3,53 ≤ x ≤ 3,97). Hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm
tuyên truyền, quán triệt về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc ứng
dụng CNTT trong dạy học qua các hội nghị, các cuộc họp phụ huynh, các buổi chào
cờ... Tuy nhiên, nhà trường chưa quan tâm theo dõi tư tưởng, thái độ của GV, HS trong
việc ứng dụng CNTT vào dạy học để có sự điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
2.2. Năng lực ứng dụng CNTT của GV, HS
Kiến thức, kỹ năng về CNTT là các yếu tố quan trọng tạo nên năng lực ứng dụng CNTT
của GV, HS trong dạy học. Số liệu khảo sát cho thấy có 3/7 nội dung đạt mức độ từ khá
trở lên là kỹ năng sử dụng máy tính (3,60 ≤ x ≤ 3,87), ứng dụng CNTT để trao đổi
thông tin phục vụ dạy học (3,60 ≤ x ≤ 3,65) và khai thác thông tin từ Internet phục vụ
dạy học (3,40 ≤ x ≤ 3,70). Các nội dung đạt mức độ trung bình là kiến thức cơ bản về
tin học; khả năng cập nhật kiến thức mới về CNTT; kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT
và khai thác, sử dụng các chương trình, phần mềm phục vụ dạy học. Điều đó dễ hiểu vì
phần lớn GV chưa được đào tạo về CNTT và các thiết bị CNTT cũng rất khó sử dụng.
Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho GV, HS trong dạy học đã
được các trường triển khai, tuy nhiên mức độ thực hiện chỉ ở mức trung bình (2,83 ≤
x ≤ 3,47). Riêng công tác tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin học, tập huấn, hướng dẫn sử
dụng các website học tập (như violympic.vn, ioe.go.vn...), các phần mềm ứng dụng cho
học sinh... lại được Hiệu trưởng thực hiện ở mức độ tương đối tốt (4,35 ≤ x ≤ 4,40).
QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
115
Bảng 1. Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
cho GV, HS trong dạy học
TT Nội dung Đối tượng
Mức độ đạt được (%)
x
1 2 3 4 5
1 Khảo sát, đánh giá về năng lực, trình độ CNTT
CBQL 6,67 13,33 30,00 26,67 23,33 3,47
GV 7,33 14,67 26,67 26,00 25,33 3,47
HS 8,00 17,33 21,33 28,67 24,67 3,45
2
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ CNTT
cho GV
CBQL 13,33 26,67 30,00 13,33 16,67 2,93
GV 15,33 24,00 26,00 19,33 15,33 2,95
3
Tổ chức các chuyên đề, bồi
dưỡng, tập huấn sử dụng các
phần mềm ứng dụng cho GV, HS
tại trường
CBQL 13,33 23,33 20,00 23,33 20,00 3,13
GV 14,00 27,33 24,67 20,67 13,33 2,92
HS 8,00 24,00 25,33 23,33 19,33 3,22
4 Cử GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về CNTT
CBQL 16,67 26,67 23,33 20,00 13,33 2,87
GV 14,67 28,00 25,33 20,00 12,00 2,87
5
Tạo điều kiện để GV đi học dài
hạn nhằm nâng cao trình độ về
CNTT
CBQL 16,67 26,67 23,33 23,33 10,00 2,83
GV 14,00 30,00 26,67 17,33 12,00 2,83
6
Chỉ đạo, định hướng, khuyến
khích GV,HS tự nghiên cứu, bồi
dưỡng về năng lực ứng dụng
CNTT
CBQL 12,00 25,33 27,33 20,67 14,67 3,01
GV 9,33 27,33 24,00 22,67 16,67 3,10
HS 11,33 30,00 22,67 20,67 15,33 2,99
7
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức tin
học, tập huấn, hướng dẫn sử
dụng các phần mềm ứng dụng
cho HS các website học tập như
violympic.vn, ioe.go.vn...
CBQL 3,33 3,33 10,00 16,67 66,67 4,40
GV 0,00 2,00 7,33 40,67 50,00 4,39
HS 0,67 6,00 8,00 28,67 56,67 4,35
Ghi chú: 1: còn nhiều yếu kém; 2: chưa đạt yêu cầu; 3 : Bình thường; 4: khá ; 5: tốt
2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa được GV chú trọng. Kết quả khảo sát cho
thấy có 24,44% GV thường xuyên và rất thường xuyên ứng dụng CNTT vào giảng dạy
và có đến 75,56% GV ít thường xuyên ứng dụng CNTT.
Theo ý kiến của CBQL, GV, công tác quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV
được đánh giá thực hiện ở mức trung bình (2,82 ≤ x ≤ 3,40). Trong đó, ở nội dung
kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chưa được quan tâm thực hiện ( x = 2,82).
TRẦN VĂN HIẾU – ĐỖ TRUNG QUÂN
116
2.4. Thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh
Ở trường, HS THCS chỉ mới tiếp xúc với kiến thức cơ bản về tin học, chưa được đào
tạo chuyên sâu về CNTT. Vì thế các em ít có cơ hội ứng dụng CNTT vào học tập. Qua
khảo sát cho thấy 68,33% HS ít thường xuyên hoặc không ứng dụng CNTT vào hoạt
động học tập và 31,67% HS ứng dụng ở mức độ thường xuyên và rất thường xuyên.
Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh được nhà trường quan tâm
thực hiện ở mức độ khá (4,05 ≤ x ≤ 4,17). Tuy nhiên, công tác tuyên dương, động
viên, khen thưởng các HS có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động
học tập chỉ được GV và HS đánh giá ở mức trung bình ( x = 3,47 và x = 3,43).
2.5. Thực trạng đầu tư mua sắm, trang bị thiết bị CNTT
Các trường đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn đầu tư cho việc mua sắm
thiết bị CNTT. Từ khi có Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của
Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, các trường có sử
dụng nguồn kinh phí ngân sách để đầu tư mua sắm máy tính, thiết bị CNTT, tuy nhiên
số lượng không đáng kể. Thiết bị CNTT của các trường chủ yếu được UBND xã,
UBND huyện đầu tư trang cấp. Ngoài ra, nhà trường sử dụng kinh phí ngân sách và các
nguồn xã hội hoá khác để đầu tư, mua sắm.
2.6. Thực trạng về hạ tầng CNTT
Trong GD&ĐT, hạ tầng CNTT là phương tiện, điều kiện thiết yếu để thực hiện việc ứng
dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả. Vì thế, các trường đã đầu tư, trang cấp máy vi
tính, thiết bị, hạ tầng CNTT phục vụ dạy học.
Qua khảo sát cho thấy CBQL, GV, HS đánh giá cao hệ thống mạng internet (3,67 ≤
x ≤ 3,77) và hệ thống mạng nội bộ ( 3,60 ≤ x ≤ 3,68). Tuy nhiên các nội dung còn lại
được đánh giá ở mức trung bình, đó là số lượng, chất lượng máy tính (3,33 ≤ x ≤
3,43); số lượng, chất lượng thiết bị CNTT của nhà trường (3,36 ≤ x ≤ 3,37).
Công tác quản lý CSVC, thiết bị, hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác dạy học đã được
các trường thực hiện ở cả ba nội dung: trang cấp, sử dụng và bảo quản. Nhìn chung,
công tác quản lý thiết bị, hạ tầng CNTT được nhà trường thực hiện ở mức độ khá, có
hai nội dung nhà trường quan tâm thực hiện được CBQL, GV đánh giá ở mức độ khá đó
là công tác kiểm kê CSVC, thiết bị, hạ tầng CNTT và xử lý các sự cố của mạng, máy
tính, các thiết bị CNTT.
QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
117
Bảng 2. Đánh giá việc quản lý hạ tầng CNTT
TT Nội dung Đối tượng
Mức độ đạt được (%)
x
1 2 3 4 5
1
Khảo sát nhu cầu, đánh giá thực
trạng về số lượng và chất lượng
thiết bị, hạ tầng CNTT phục vụ
dạy học
CBQL,
GV 7,78 12,78 35,56 23,89 20,00 3,36
2
Xây dựng kế hoạch trang bị, sử
dụng và bảo quản thiết bị, hạ
tầng CNTT
CBQL,
GV 3,89 9,44 36,67 27,22 22,78 3,56
3 Xử lý các sự cố của mạng, máy tính, các thiết bị CNTT
CBQL,
GV 3,33 6,67 19,44 37,78 32,78 3,90
4 Công tác kiểm kê thiết bị, hạ tầng CNTT
CBQL,
GV 1,67 5,00 18,33 37,78 37,22 4,04
5
Việc bảo quản và sử dụng thiết
bị, hạ tầng CNTT được đưa vào
làm tiêu chí đánh giá thi đua của
nhà trường
CBQL,
GV 5,00 11,67 39,44 23,33 20,56 3,43
Đánh giá chung (%) 4,33 9,11 29,89 30,00 26,67 3,66
Ghi chú: 1: còn nhiều yếu kém; 2: chưa đạt yêu cầu; 3 : Bình thường; 4: khá ; 5: tốt
3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên và học sinh
Nhận thức được xem là khâu đầu tiên của quá trình hoạt động và có ý nghĩa quyết định
đến sự thành công hay thất bại của hoạt động. Do đó, ban giám hiệu nhà trường phải có
nhận thức đúng, phải hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy
học, phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác nâng cao nhận thức cho GV, HS
về ứng dụng CNTT. Thông qua các hội nghị, các cuộc họp hội đồng sư phạm, các buổi
chào cờ, các cuộc họp phụ huynh... để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm,
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị của ngành GD - ĐT về
việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Giải thích cho GV, HS về vai trò, ý nghĩa và sự cần
thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ
của GV, HS trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học để có sự điều chỉnh kịp thời, phù
hợp.
3.2. Tăng cường hiệu lực của các chế định giáo dục và đào tạo về ứng dụng CNTT
Để tăng cường hiệu lực của các chế định GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong dạy học,
hiệu trưởng phải có quy định về việc lưu trữ văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT để sử
dụng lâu dài, tiến hành nghiên cứu để nắm vững các văn bản, các hướng dẫn, chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT và các cấp QLGD và cụ thể hóa thành kế
hoạch hoạt động, thành các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, các quy định sát đúng với điều
TRẦN VĂN HIẾU – ĐỖ TRUNG QUÂN
118
kiện của trường mình, triển khai thực hiện đến từng GV, HS thông qua các hội nghị, các
cuộc họp hội đồng sư phạm, các buổi chào cờ đầu tuần...; hướng dẫn, phổ biến cho GV,
HS khai thác, sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật trên hệ
thống website của Bộ GD&ĐT tại các địa chỉ www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn, của
Sở GD&ĐT tại địa chỉ và của Phòng GD&ĐT tại địa chỉ
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, động viên, khích lệ việc thực hiện chế định về GD&ĐT của
GV, HS để có sự giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
3.3. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên và học
sinh
Việc tăng cường bồi dưỡng năng lực CNTT cho đội ngũ GV, HS phải phù hợp với điều
kiện của nhà trường. Nhà trường phải tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng năng
lực ứng dụng CNTT của GV, HS, xây dựng kế hoạch, tổ chức cho giáo viên đi học dài
hạn, ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng về CNTT. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tin
học, rèn luyện kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV, HS, hướng dẫn sử dụng các thiết bị
CNTT, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E-learning, các phần mềm ứng dụng trong
dạy học (như phần mềm dạy Địa lý 3D world atlas) và các website học tập (như
ioe.go.vn...). Cử GV tham gia đầy đủ, tích cực các cuộc thi ứng dụng CNTT, các khóa
đào tạo, bồi dưỡng do Sở, Phòng GD-ĐT tổ chức. Chỉ đạo, động viên GV, HS tích cực
tham gia các cuộc thi về ứng dụng CNTT, tích cực tự học, sẵn sàng chia sẻ, thường
xuyên trao đổi với đồng nghiệp, bạn bè. Tổ chức nhiều hình thức dạy tin học để nâng
cao năng lực ứng dụng CNTT cho HS như dạy chính khóa, dạy nghề tin học cho HS
khối 8, khối 9. Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự đào tạo,
tự bồi dưỡng cụ thể.
3.4. Thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của giáo viên
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy không chỉ được hiểu theo nghĩa đơn giản là dùng máy
tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu bài ở trên lớp. Ứng dụng CNTT
trong giảng dạy phải được hiểu là một giải pháp trong mọi hoạt động liên quan đến
giảng dạy. Vì vậy, để làm tốt công tác quản lý việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của
GV, vào đầu mỗi năm học, hiệu trưởng nhà trường cần phải nghiên cứu các văn bản chỉ
đạo của cấp trên và các văn bản có liên quan để xây dựng kế hoạch, ban hành quy định
về ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy.
Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học để kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy nói
chung, hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV nói riêng. Chú trọng việc
quản lý tổ, nhóm chuyên môn, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên đưa vấn
đề “ứng dụng CNTT trong giảng dạy” vào trao đổi, thảo luận trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn. Chỉ đạo sử dụng các phần mềm giảng dạy, các bộ thí nghiệm kèm phần
mềm dạy học Lý - Hóa - Sinh, thí nghiệm ảo, phân công cụ thể từng GV phải tham gia
soạn thí điểm bài giảng điện tử, dạy thí điểm ứng dụng CNTT. Bố trí sắp xếp khoa học
để GV khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có. Xây dựng bộ công
QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
119
cụ và tổ chức kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan thông qua mạng máy
tính. Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác giảng
dạy, khuyến khích GV trong nhà trường kết nối Internet để tra cứu thông tin, download
tài liệu, tranh ảnh, bài giảng trên violet.vn... phục vụ giảng dạy.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng việc thực hiện quy
chế chuyên môn, quy định về ứng dụng CNTT, kết quả ứng dụng CNTT trong hoạt
động giảng dạy của GV.
3.5. Thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của học sinh
Song song với các hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của
GV, Hiệu trưởng nhà trường cần tăng cường quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt
động học tập của HS.
Xây dựng quy chế phối hợp đồng bộ giữa nhà trường và gia đình làm cho phụ huynh
HS thấy được con em mình cần có máy tính, thiết bị CNTT và cần được sử dụng các
thiết bị đó vào hoạt động học tập để nâng cao chất lượng. Quy định cụ thể các hoạt động
ứng dụng CNTT trong học tập. Xây dựng môi trường học tập hấp dẫn và phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Tập huấn, hướng dẫn cho HS cách làm bài
kiểm tra trắc nghiệm khách quan trên máy tính. Quy định cụ thể các nội dung GV
hướng dẫn HS ứng dụng CNTT vào học tập khi ở nhà như lấy thông tin từ mạng
Internet, sử dụng phần mềm để làm bài tập và những nội dung này cần được thể hiện
một cách đầy đủ, rõ ràng trong giáo án của GV. Thông qua website của nhà trường, tiến
hành xây dựng diễn đàn (forum) với hình thức “câu lạc bộ học tập” để HS có điều kiện
thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, học tập.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng việc thực hiện quy
định về ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của HS.
3.6. Huy động các nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT
Việc quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT bao gồm ba nội dung cơ bản có mối
quan hệ mật thiết với nhau, đó là quản lý trang cấp, quản lý sử dụng và quản lý bảo
quản, nhà trường cần thực hiện tốt cả ba nội dung này.
Đầu mỗi năm học, nhà trường cần thực hiện thống kê chi tiết các thiết bị, hạ tầng CNTT
cần thiết theo yêu cầu nội dung, chương trình dạy học, yêu cầu của GV, HS, từ đó xây
dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm để đầu tư có trọng điểm và
đồng bộ theo nhiệm vụ dạy học đáp ứng nhu cầu, thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy
học của GV, HS. Tích cực chủ động đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khai thác thêm các
nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để tăng cường mua sắm, trang cấp thiết bị, hạ
tầng CNTT.
Nhà trường cần chú trọng đến việc quản lý, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, quy trình, nội
quy sử dụng các thiết bị, hạ tầng CNTT chặt chẽ nhưng linh hoạt, đảm bảo khai thác tối
đa, hiệu quả số thiết bị hiện có. Đưa công tác sử dụng các thiết bị CNTT thành một tiêu
TRẦN VĂN HIẾU – ĐỖ TRUNG QUÂN
120
chuẩn để đánh giá thi đua và có những hình thức động viên khen thưởng phù hợp, kịp
thời nhằm động viên, khích lệ, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của GV, HS.
Tăng cường quản lý bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT, cần có sự kiểm tra
thường xuyên, kiểm tra định kỳ để thanh lọc, sửa chữa kịp thời các thiết bị hư hỏng,
xuống cấp. Kịp thời động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn
sử dụng bảo quản tốt cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT, đồng thời nhắc nhở, phê
bình và có chế tài xử phạt các tập thể, cá nhân, tổ, nhóm thực hiện chưa tốt.
3.7. Tạo dựng môi trường tích cực, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ việc ứng dụng
CNTT cho đội ngũ giáo viên và học sinh
Để GV sáng tạo, tích cực, tự giác ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học, bên cạnh đề
ra các quy định mang tính bắt buộc, nhà trường cần tạo được bầu không khí sư phạm
vui vẻ, tích cực, lành mạnh, xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt, làm cho mọi
thành viên trong nhà trường gắn bó với lợi ích chung, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn
nhau. Tích cực tổ chức các phong trào thi đua, các hội thi “Ứng dụng CNTT trong giảng
dạy”. Quản lý, động viên hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm của
GV, chú trọng, khuyến khích, ưu tiên đến các đề tài liên quan đến nghiên cứu ứng dụng
CNTT trong dạy học để GV có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực của mình, tạo mọi
điều kiện thuận lợi để GV tích cực, sáng tạo, cống hiến cho phong trào ứng dụng CNTT
chung của nhà trường. Ngoài ra, để đảm bảo và tăng cường việc ứng dụng CNTT trong
hoạt động giảng dạy cho giáo viên, nhà trường cần phải đảm bảo các điều kiện hỗ trợ
cho giáo viên về mặt kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT.
4. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của CNTT trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống và hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích, vai trò, ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Quản
lý tốt hoạt động này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Ở các
trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để nâng cao chất lượng hoạt động ứng
dụng CNTT trong dạy học, Hiệu trưởng nhà trường cần quản lý nâng cao nhận thức về
ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên và học sinh; tăng cường hiệu lực chế định giáo
dục và đào tạo về ứng dụng CNTT; nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên,
học sinh; thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy của giáo viên; thúc
đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập của học sinh; huy động các nguồn lực
phát triển cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT và tạo dựng môi trường tích cực, đảm
bảo các điều kiện hỗ trợ việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên, học sinh.
QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
121
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012). Chiến lược phát triển
giáo dục 2011 - 2020.
[2] Phòng GD&ĐT Lệ Thủy (2011). Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch ứng dụng
CNTT giai đoạn 2008 - 2010, số 105/BC-GD&ĐT ngày 25 tháng 02 năm 2011. Lệ
Thủy.
[3] Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009). Quyết
định về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ
thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm phát triển nguồn nhân
lực CNTT, số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009. Hà Nội.
Title: MANAGEMENT METHODS ON APPLICATION OF INFORMATION
TECHNOLOGY IN TEACHING AT SECONDARY SCHOOLS IN LE THUY DISTRICT,
QUANG BINH PROVINCE
Abstract: Information technology has dramatically developed in recent years and is now
considered to be not only the major impetus of economic and social development but also the
important factor in the growth of education and training. The application of information
technology in teaching has become a special need. As a result, managerial staffs, teachers, and
students have shown their great interest in the application. Establishing management methods
on application of information technology in teaching in a scientific way will enhance educative
effects and qualities and satisfy the requirements of innovation in education and training at the
present time.
TS. TRẦN VĂN HIẾU
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
ĐT : 0913.410490. Email: hieutranvan59@gmail.com
ThS. ĐỖ TRUNG QUÂN
Ban Tổ chức Huyện ủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
ĐT: 0912.33.55.23. Email: trungquanedu@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11_150_tranvanhieu_dotrungquan_18_do_trung_quan_0957_2020934.pdf