Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Implementation of the training credit- based is a requirement of education reform in modernization in order to improve the quality of training to meet the human resource needs of the country and catch up with the advanced level of the world. To meet the training requirements of the creditbased, with individual differences and the characteristics of a multi-disciplinary training as the Thai Nguyen university of education, in permit conditions, it may be to focus on the problem the following: 1. Adjust the content, curriculum and syllabus 2. Innovation methods; the organization of classroom teaching 3. Advanced professional training issues; building human resources and facilities.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Thị Mai Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 73 - 77 73 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Hồ Thị Mai Phương* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là một yêu cầu của đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại hóa để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Chất lượng và tiện ích của đào tạo theo tín chỉ so với đào tạo niên chế là điều đã được khẳng định. Để đáp ứng được yêu cầu của đào tạo tín chỉ, với sự khác biệt riêng và đặc thù của một trường sư phạm đa ngành, trong điều kiện cho phép cần bồi dưỡng nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hoá , chuyển biến căn bản nội dung, chương trình, phương pháp dạy học trên cơ sở gắn liền với việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng day học theo hệ thông tín chỉ đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Từ khóa: đại học Sư phạm Thái Nguyên, đào tạo tín chỉ, Quy định, vấn đề đào tạo đổi mới. ĐẶT VẤN ĐỀ* Giáo dục Đại học Việt Nam đang bắt đầu một cuộc cách mạng mới, tạo môi trường và điều kiện cho người học được học tập suốt đời trong một xã hội học tập. Chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là thực hiện cuộc cách mạng giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc đổi mới phương thức đào tạo theo tín chỉ không ngoài mục đích tìm đến một chất lượng cao cho nền Giáo dục Đại học. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận thức rõ về những ưu thế và thách thức trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học. Những năm gần đây, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã và đang tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ. Từ thực tế cho thấy hình thức đào tạo này có nhiều ưu điểm đối với người học, đó là: - Sinh viên được chủ động lập kế hoạch, lựa chọn tiến độ học tập cho mình. Những tín chỉ chung có thể áp dụng cho nhiều ngành, sinh viên có thể lựa chọn để học tập, tích lũy phù hợp với điều kiện đi lại và hoàn cảnh của bản thân. - Thời lượng lên lớp giảm mạnh, giúp cho sinh viên có nhiều thời gian tự học, tự nghiên * Tel: 0915 590027, Email: hophuong1864@gmail.com cứu. Hầu hết các môn học đều giảm khoảng trên dưới 40% số tiết lên lớp, như vậy, sẽ có một phần lớn kiến thức sinh viên phải tự nghiên cứu để nắm vững mà không cần phải lên lớp. Điều này có tính hợp lý, có nhiều vấn đề sinh viên có thể tự mình đọc hiểu. Tự học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian để sinh viên có thể học được nhiều kiến thức hơn. Đây là điều cần thiết nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. - Nhờ tính liên thông nên có thể giúp sinh viên thay đổi chuyên ngành mà không phải học lại từ đầu. Sinh viên cũng có thể học thêm ngành học để giải quyết vấn đề việc làm cho tương lai và đáp ứng được nhu cầu xã hội. - Nâng cao khả năng liên thông giữa các trường đại học trong nước và trên thế giới, nâng cao khả năng hội nhập. đồng thời khai thác được đội ngũ giảng viên giỏi, trình độ cao trong khu vực và cả nước. Bên cạnh đó còn nảy sinh những thách thức, đó là sự cạnh tranh trong việc đáp ứng yêu cầu của người học. Người học sẽ tìm đến những giảng viên có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình và phương pháp dạy học tốtThông qua quá trình lựa chọn của người học, uy tín của giảng viên sẽ được củng cố và nâng cao. 76Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hồ Thị Mai Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 73 - 77 74 Như vậy, ưu điểm lớn nhất của đào tạo theo học chế tín chỉ đó là tính mềm dẻo của quá trình đào tạo, tính hiệu quả về chi phí, khả năng thích ứng cao của người học..., nhưng đồng thời đào tạo theo học chế tín chỉ cũng thể hiện tính cạnh tranh và đào thải trong quá trình đào tạo, đây là một trong những những thách thức lớn đối với người học và đội ngũ giảng viên. THỰC TRẠNG CHUNG Thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là một yêu cầu của đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Chất lượng và tiện ích của đào tạo theo tín chỉ so với đào tạo niên chế là điều đã được khẳng định qua quá trình đào tạo nhiều năm ở các trường đại học uy tín trên thế giới. Cùng với các trường đại học trong cả nước, Trường Đại học sư phạm- Đại học Thái Nguyên bắt đầu đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2008- 2009. Nhìn lại quá trình thực hiện mấy năm qua ai cũng có thể nhận thấy ưu điểm của loại hình đào tạo này so với đào tạo theo niên chế trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế đang trong quá trình triển khai, việc chuyển đổi còn không ít khó khăn- thách thức về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, phải tập chung tháo gỡ. Cụ thể là: + Khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn thiếu tính chủ động, tư tưởng và thói quen học tập chưa phù hợp với việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Đào tạo tín chỉ với việc giảm thời lượng lên lớp không phải là giảm yêu cầu học tập. Tuy vậy, hiện nay một số lớn sinh viên chưa hiểu được điều này, nên không phải sinh viên nào cũng dùng thời gian dôi ra để tự nghiên cứu. Vì vậy, việc giảm thời gian lên lớp về lý thuyết là có lợi, nhưng trên thực tế đối với đa số sinh viên chưa phải là tốt đặc biệt là sinh viên vùng miền như của chúng ta. + Sinh viên chưa chủ động lựa chọn môn học và thầy dạy, việc học cải thiện theo khả năng và nguyện vọng còn nhiều vướng mắc do chủ quan cũng như khách quan, điều đó dẫn đến những khó khăn đối với sinh viên khi muốn học thêm ngành để phòng bị cho tương lai. + Về đội ngũ giảng viên: Chưa có đội ngũ trợ giảng theo mô hình của học chế tín chỉ, tỉ lệ số sinh viên trên một giảng viên còn quá lớn, Đội ngũ giảng viên dày kinh nghiệm còn mỏng chưa đủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo theo tín chỉ. Việc bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật tri thức mới, đặc biệt là những thông tin về đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ cũng còn gặp nhiều khó khăn. Người dạy chưa thích ứng với yêu cầu đào tạo tín chỉ trong một thời gian ngắn, từ việc chuẩn bị giáo trình, đề cương bài giảng đến việc xây dựng các bài tập nhận thức, bài tập nghiên cứu cho sinh viên, thay đổi phương pháp dạy cũng là vấn đề cần phải nhìn nhận. Tất cả đều làm cho kết quả, chất lượng đào tạo chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu chung của xã hội. + Đội ngũ cố vấn còn yếu, chưa am hiểu nội dung, chương trình đào tạo nên việc tư vấn cho sinh viên còn thiếu tính hợp lý. + Cơ sở phòng học chưa thích ứng, lớp tín chỉ quá đông (có những lớp trên 100 sinh viên), sinh viên phải ngồi chen chúc nhau, giảng viên chỉ có thể thuyết trình, không có điều kiện tổ chức trao đổi, thảo luận. + Về phương tiện, trang thiết bị dạy học tuy đã được trang bị nhưng chưa đáp ứng cho hoạt động độc lập và chủ động của các khoa, các ngành học, Phòng ốc thiếu tính chủ động, chưa có phòng bộ môn riêng cho đặc thù ngành đào tạo, phương tiện thiết bị thực hành, giáo trình và tài liệu để sinh viên tham khảo và nghiên cứu còn hạn chế, các phương tiện hiện đại để cập nhật thông tin đối với người học chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của sinh viên. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Từ thực trạng trên, để đáp ứng được yêu cầu của đào tạo tín chỉ, với sự khác biệt riêng và đặc thù của một trường sư phạm đa ngành, trong điều kiện cho phép có thể làm được theo chúng tôi cần tập trung vào những vấn đề sau: * Điều chỉnh nội dung, cách thức biên soạn giáo trình và đề cương bài giảng Tất cả các học phần khi chuyển sang học chế tín chỉ đều giảm tải thời gian lên lớp từ 30 77Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hồ Thị Mai Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 73 - 77 75 đến 40 % so với niên chế, nhưng không được cắt giảm nội dung cơ bản của chương trình, chính vì vậy vấn đề đầu tiên của người giảng viên là phải điều chỉnh lại nội dung, cấu trúc bài giảng. Đây là điều kiện tiên quyết đồng thời là một thách thức lớn đối với mỗi giảng viên. Theo chúng tôi, cách biên soạn chương trình và đề cương bài giảng theo hướng "lan tỏa" và “tích hợp” là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Việc biên soạn bài giảng theo hướng này tức là chọn một số vấn đề cốt lõi mà từ những vấn đề đó có thể hướng sinh viên nghiên cứu nhiều vấn đề khác trong nội dung môn học. Mỗi một học phần tùy theo số tín chỉ và nội dung cơ bản có thể biên soạn thành một số vấn đề và giữa các vấn đề có lô gic gắn kết bắt buộc là một hướng đi phù hợp với môi trường đào tạo đa ngành. Ví dụ: Đối với học phần "Phương pháp dạy học các nội dung môn toán ở trường trung học cơ sở", trong nội dung đào tạo niên chế thời lượng tới 5 đơn vị học trình, với 7 chương cơ bản, khi chuyển sang đào tạo tín chỉ được rút ngắn còn 4 tín chỉ, nhưng để thích hợp theo hình thức đào tạo tín chỉ chúng tôi biên soạn lại theo 4 nội dung lớn: Hoạt động số học và đại số, hoạt động hình học, hoạt động tính toán và sử lý số liệu thống kê, hoạt động ôn tập và kiểm tra đánh giá. Với 4 hoạt động đó, tính lô gíc lan tỏa của nội dung chương trình không những chỉ chuyển tải được tất cả những nội dung cơ bản của học phần mà còn hướng cho sinh viên mở rộng và cập nhật được nhiều vấn đề trong trong chuỗi các môn học của chương trình đào tạo như đại số sơ cấp, lý thuyết số, hình học sơ cấp, Tạo cho sinh viên nhận thức được tính logic, đồng tâm của môn học với nghiệp vụ với các môn chuyên ngành. Quan trọng hơn việc biên soạn giáo trình, bài giảng như vậy giảng viên sẽ xây dựng được những bài tập nhận thức và bài tập nghiên cứu cho sinh viên. Điều này có thể hướng sinh viên tự học, tự nghiên cứu và giúp cho việc đánh giá chuẩn xác. * Đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học trên lớp Trước hết cần phải đổi mới trong tư duy nhận thức của giảng viên và sinh viên, dạy học ở đại học theo đúng nghĩa là dạy cách học. - Dạy cho sinh viên cách lập kế hoạch học tập: sinh viên phải xác định rõ cần đạt được những gì sau khi học bài này, phần này, cách lập kế hoạch thực hiện cho từng môn học, lập kế hoạch để làm chủ được thời gian cho học tập. - Dạy cho sinh viên cách học bài: Dạy cách học cá nhân như biết phân tích, tổng hợp, đánh giá, kết nối các vấn đề với nhau để xác lập được mối quan hệ giữa các hệ thống kiến thức. Cách tìm tòi, phát hiện những nội dung tri thức mới mà người thầy yêu cầu hoặc chưa đề cập tới. Dạy cách học hợp tác (học nhóm), cách giao tiếp, cách trình bày ý kiến, ý tưởng của mình trước tập thể nhóm, cách thuyết phục tập thể, cách lắng nghe và lựa chọn ý kiến, đồng thời biết cách tổ chức, quản lí từ một nhóm nhỏ đến một tập thể lớn trong học tập và nghiên cứu. - Dạy sinh viên cách đọc tài liệu và ghi nhớ: Dạy lựa chọn tài liệu phù hợp với chuyên môn, với trình độ của bản thân. Dạy cách ghi chép thông tin từ đọc sách và cách lưu giữ những thông tin đó để bổ sung bài giảng và tra cứu . - Dạy cho sinh viên cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề: Dạy cách xây dựng đề cương, thu thập tư liệu, cách phân tích, tổng hợp và nhận xét vấn đề. - Dạy sinh viên cách tư duy. Chẳng hạn cuối mỗi bài dành 3 – 5 phút yêu cầu sinh viên viết ra 2-3 vấn đề chính của bài giảng mà họ cho là quan trọng nhất, và giải thích sự lựa chọn của mình, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên nhận biết, hiểu và giải thích các mối liên hệ giữa các kiến thức, giữa các vấn đề. Ví dụ: Khi dạy hoạt động số học và đại số, nên đặt nó trong tổng thể của các hoạt động toán học điển hình, khuyến khích sinh viên giải quyết được các mối liên hệ giữa hoạt động số học và đại số với các hoạt động : Dạy học khái niệm, dạy học định lý và dạy giải bài tập toán.Từ mối liên hệ đó sinh viên sẽ rút ra được đặc điểm riêng cho phương pháp dạy học các vấn đề cụ thể trong khi dạy hoạt động số học và đại số 78Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hồ Thị Mai Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 73 - 77 76 * Nâng cao việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng nguồn lực con người và cơ sở vật chất - Cung cấp đầy đủ thông tin về giảng viên để sinh viên có điều kiện lựa chọn. Đó là những thông tin cơ bản về lí lịch khoa học, về giáo trình, về những thành tích nổi bật trong quá trình dạy học.... - Xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm, đội ngũ trợ giảng lành nghề, đội ngũ cố vấn am hiểu nội dung chương trình và linh hoạt trong khâu tư vấn . . - Hoàn thiện và bổ sung giáo trình, đề cương bài giảng theo cách đào tạo tín chỉ. - Có những hiểu biết cơ bản về phương pháp dạy học theo hình thức tín chỉ trong từng khâu của quá trình lên lớp: + Tập trung trình bày cho sinh viên những nội dung trọng tâm, khuyến khích và khai thác hiệu quả các ý kiến trao đổi giúp sinh viên hoàn thiện nhận thức của mình. + Nêu các vấn đề, tạo không khí học tập, trong đó sinh viên được khuyến khích tìm tòi, phát hiện những kiến thức, kĩ năng cần thiết để giải quyết vấn đề mà giảng viên nêu ra. + Giao các bài tập, buộc sinh viên phải làm việc theo nhóm ở trên lớp cũng như ngoài giờ học. Nhằm khuyến khích tư duy và hình thành những phương pháp học tập hữu hiệu, cách thức hợp tác và diễn đạt các ý tưởng của từng cá nhân. + Ra các câu hỏi, bài tập buộc sinh viên phải giải quyết theo nhiều hướng, nhiều quan điểm khác nhau và đòi hỏi phải có giải thích, đánh giá, rút ra kết luận. + Cần tổ chức và kết hợp nhiều hình thức dạy học: cá nhân, nhóm và tập thể để có thể phát huy tối đa năng lực tư duy của từng sinh viên, của nhóm và của cả tập thể. + Cần nêu rõ mục đích, những câu hỏi đánh giá và nguồn tài nguyên tham khảo làm định hướng cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. - Về khâu tổ chức và quản lý: Thường xuyên tiến hành dự giờ rút kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn định kì để trao đổi chuyên môn, phương pháp giảng dạy giữa các giảng viên cùng chuyên ngành hẹp. - Khâu kiểm tra đánh giá cần có nhiều hình thức đa dạng và phù hợp với học tập theo kiểu tích luỹ, tỉ trọng điểm chuyên cần và điểm thi có thể là 50/50, đa dạng phương thức đánh giá học phần như báo cáo chuyên đề làm bài tập lớn, thi kết thúc hoặc thi giữa kì thời gian dành cho ôn thi các môn cần đủ theo qui định của đào tạo theo tín chỉ. - Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để khai thác được tiềm lực của công nghệ hiện đại vào đổi mới phương pháp dạy học. - Bố trí phòng ốc, thời gian lên lớp khoa học để sinh viên có thời gian tự học (theo tiêu chỉ để tiếp thu 1 tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân) . Mỗi phòng học nên có một máy tính, một máy chiếu và một màn chiếu lắp đặt sẵn, thêm một tấm bảng kéo để viết bên cạnh màn chiếu. Phòng học chỉ nên có khoảng 50 sinh viên, ngồi thoải mái, mỗi bàn có ổ cắm điện để sinh viên có thể sử dụng máy tính cá nhân. - Thư viện cần được tổ chức tiện lợi cho việc đọc và mượn sách . - Một điều không thể thiếu là giúp sinh viên nhận thức rõ những cơ hội mà đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo ra cho họ. - Hệ thống tổ chức, đào tạo cần ổn định, hoạt động đồng bộ. KẾT LUẬN Đào tạo theo học chế tín chỉ đã, đang và sẽ mở ra những cơ hội cùng những thách thức mới. Để thực hiện việc đào tạo theo học chế tín chỉ với chất lượng ngày càng nâng cao, chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém cùng những bất cập để có chiến lược phát triển phù hợp. Với nguồn nhân lực được chuẩn hoá cùng những chuyển biến căn bản trong đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học trên cơ sở gắn liền với việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tiên tiến, hiện đại, chúng tôi tin tưởng rằng chất lượng day học theo hệ thông tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên không ngừng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. 79Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hồ Thị Mai Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103(03): 73 - 77 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Quy định đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ số 595/ QĐ-ĐT- ĐHSP Đại Học Thái Nguyên - 2011. [2]. Phạm Xuân Hậu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam", Kỉ yếu Hội thảo khoa học lần 2, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội . (2007), [3]. Lê Đức Ngọc, "Phương pháp dạy và học đại học áp dụng trong học chế tín chỉ", Kỉ yếu Hội thảo khoa học lần 2, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. (2007) SUMMARY SOME SOLUTIONS TO IMPROVE TEACHING QUALITY BY CREDIT - BASES SYSTEM AT THE THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION Ho Thi Mai Phuong* College of Education - TNU Implementation of the training credit- based is a requirement of education reform in modernization in order to improve the quality of training to meet the human resource needs of the country and catch up with the advanced level of the world. To meet the training requirements of the credit- based, with individual differences and the characteristics of a multi-disciplinary training as the Thai Nguyen university of education, in permit conditions, it may be to focus on the problem the following: 1. Adjust the content, curriculum and syllabus 2. Innovation methods; the organization of classroom teaching 3. Advanced professional training issues; building human resources and facilities. Keyword: At the thai Nguyen university of education, Credit- based training, Regulate, innovation training issues. Ngày nhận bài:23/11/2012, ngày phản biện:30/11/2012, ngày duyệt đăng:26/3/2013 * Tel: 0915 590027, Email: hophuong1864@gmail.com 80Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38513_42062_148201310473673_2658_2052038.pdf
Tài liệu liên quan