Đặc điểm của dạy học theo dự án - Phan Đồng Châu Thủy

3. KẾT LUẬN Như vậy, theo thống kê từ các tài liệu, DHTDA có chín đặc điểm như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, không phải mọi dự án đều thể hiện rõ nét tất cả các đặc điểm đó. Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của các đặc điểm mà ta có thể xem xét những đặc điểm nào cần phải có hoặc không nhất thiết phải có trong DHTDA. Công nghệ thông tin có tác dụng hỗ trợ và tăng tính hiệu quả của DHTDA. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở một số trường không có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, học sinh và giáo viên không có điều kiện sử dụng công nghệ thông tin nhưng DHTDA vẫn có thể thực hiện được tuy nhiên hiệu quả không cao. Điều đó chứng tỏ rằng đặc điểm công nghệ thông tin là cần thiết đối với DHTDA nhưng không phải là đặc điểm bắt buộc phải có trong DHTDA. Bộ câu hỏi định hướng là một trong những đặc điểm quan trọng của DHTDA. Bộ câu hỏi định hướng không những có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh nắm được nội dung bài học mà nó còn có một vai trò hết sức quan trọng: giúp học sinh có sự tự định hướng trong suốt quá trình thực hiện dự án và kích thích học sinh tư duy. Với phương pháp dạy học truyền thống, mọi sự chủ động đều thuộc về giáo viên: từ xác định mục tiêu, định hướng các hoạt động cũng như thực hiện các hoạt động dạy học. Nhưng đối với DHTDA, học sinh có được mọi sự chủ động, dân chủ trong học tập. Học sinh có thể tự quyết định, lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề, lựa chọn các hình thức hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra theo cách của các em. Trong trường hợp này, nếu không có bộ câu hỏi định hướng, học sinh khi tìm kiếm thông tin sẽ sa đà vào một khía cạnh nào đó không thuộc mục tiêu đã đặt ra hay xây dựng sản phẩm không đúng với tiêu chí của dự án. Lấy lại ví dụ 1 ở phần Dự án phải tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn học tập, nếu không có bộ câu hỏi định hướng, sản phẩm của học sinh có thể thiên quá nhiều về phần maketing cho nhà máy sản xuất thép chứ không tập trung vào giải quyết vấn đề là tìm hiểu quy trình, công nghệ sản xuất thép Ngoài ra, một dự án tốt phải đề ra được nhiệm vụ nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh được tự giải quyết vấn đề, tư duy độc lập và kết quả làm việc của học sinh phải được thể hiện qua sản phẩm có thể giới thiệu được Nắm được các đặc điểm cốt yếu của DHTDA, giáo viên sẽ linh động trong việc xây dựng các dự án dạy học một cách hiệu quả tùy vào đặc thù của từng bộ môn, đối tượng học sinh và tùy điều kiện cơ sở vật chất sẵn có.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của dạy học theo dự án - Phan Đồng Châu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 132-137 ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Tóm tắt: Khái niệm “dự án” đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp, hình thức dạy học hay mô hình dạy học. Lý thuyết về Dạy học theo dự án (DHTDA) được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức về dự án nói chung và cơ sở khoa học giáo dục. Vì vậy, vấn đề đặt ra là một dự án được dùng trong dạy học cần có những đặc điểm nào. Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các đặc điểm của DHTDA với hy vọng góp phần giúp các thầy cô thực hiện DHTDA có hiệu quả. 1. GIỚI THIỆU Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học dựa trên dự án và lấy học sinh làm trung tâm. Các dự án được xây dựng mang tính thách thức nhưng đầy hấp dẫn liên quan đến nội dung bài học và những vấn đề thực tế - những loại vấn đề học sinh có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh làm việc theo nhóm và có sự đóng vai để giải quyết vấn đề, ra quyết định hoặc thực hiện điều tra mô phỏng các hoạt động có thật trong xã hội. Qua đó, người học có cơ hội làm việc tương đối chủ động trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, hiểu sâu nội dung bài học hơn. Kết quả của việc thực hiện dự án là các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình có thể trình bày và giới thiệu. Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh có định hướng tốt trong học tập, tạo ra những sản phẩm đáp ứng được các mục tiêu bài học và hình thành những kỹ năng thế kỉ 21 (kỹ năng sáng tạo và đổi mới, tư duy độc lập và giải quyết vấn đề, giao tiếp và cộng tác, các kỹ năng thông tin, truyền thông và công nghệ, kỹ năng đời sống và nghề nghiệp: linh hoạt, thích ứng, chủ động, tự định hướng, lãnh đạo), kỹ năng tư duy bậc cao. Vai trò của giáo viên chỉ là hướng dẫn, tư vấn chứ không phải là chỉ đạo, quản lý, công việc của học sinh. Ở Việt Nam, từ rất lâu, các hình thức dạy học tương tự DHTDA đã được sử dụng, ví dụ như thực hiện đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp ở các trường kỹ thuật, kiến trúc; làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp ở các trường đại học và cao đẳng nhiều trường phổ thông đã thực hiện các dự án trồng cây, dự án phát triển vườn trường, liệu đây có phải là những hình thức DHTDA? Tretten và Zachariou (1997) đã trình bày trong báo cáo nghiên cứu của họ về DHTDA như sau: Trong các phòng học đa phương tiện, sự đa dạng của việc thực hiện các dự án làm chúng ta khó đánh giá đâu là DHTDA và đâu không phải là DHTDA [5]. ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 133 Sự có mặt hay không có mặt của những đặc điểm nào để cho việc thực hiện một dự án nào đó trong nhà trường có thể xem xét là DHTDA? 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DHTDA Theo Thomas (2000), DHTDA có năm đặc điểm sau: - Dự án phải tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn học tập. Theo đặc điểm này thì dự án phải có mục tiêu rõ ràng và gắn với chuẩn học tập hay nói cách khác mục tiêu dự án phải bám sát nội dung chương trình học. Trong một số trường hợp, dự án được thực hiện sau dạy học truyền thống để lấy ví dụ cho kiến thức đã học hoặc thực hành, ứng dụng các lý thuyết giảng dạy ban đầu. Theo Thomas, các cách thức thực hiện dự án này không được coi là DHTDA. Hoặc một số dự án được xây dựng nhằm giúp học sinh tìm hiểu thêm những kiến thức ngoài bài học cũng không được xem là các ví dụ về DHTDA [4]. Để làm rõ vấn đề trên, tôi xin lấy một vài ví dụ sau: Ví dụ 1: Trong bài Hợp kim của sắt chương trình Hóa học lớp 12 nâng cao, để dạy phần Sản xuất thép, giáo viên cùng học sinh xây dựng dự án sau: “Giá sắt, thép đang tăng trong khi nhu cầu xây dựng trong nước ngày càng nhiều, công ty đầu tư và kinh doanh thép Nhân Luật đang muốn tìm đối tác làm ăn - nhà máy sản xuất thép có chất lượng, sản lượng lớn, giá thành phải chăng để đầu tư. Đóng vai là nhân viên Phòng Kỹ thuật của nhà máy sản xuất thép “ABC” (tên nhà máy do nhóm tự chọn), hãy thiết kế bài trình diễn giới thiệu về cơ sở vật chất của nhà máy, các phương pháp luyện thép hiện đại nhà máy đang sử dụng, quy trình, công nghệ sản xuất thép chất lượng nhằm thuyết phục công ty Nhân Luật đầu tư và hợp tác kinh doanh với nhà máy.” Ví dụ 2: Sau khi dạy xong phần ozon trong bài Ozon và hiđro peroxit, chương trình lớp 10 nâng cao bằng phương pháp truyền thống, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện dự án sau: “Ozon có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đóng vai là nhân viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thiết kế các tờ rơi về ứng dụng và vai trò của ozon trong cuộc sống để kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ tầng ozon”. Ví dụ 3: Sau khi dạy bài Vật liệu polime chương trình lớp 12 nâng cao bằng phương pháp truyền thống, giáo viên xây dựng dự án sau: “Festival nghề truyền thống 2011 sắp tổ chức tại Pháp. Việt Nam là một trong những đất nước có nền văn hóa bản sắc dân tộc lâu đời với nhiều nghề truyền thống nổi tiếng, trong đó có nghề sản xuất tơ lụa. Đóng vai là nhân viên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, hãy thiết kế bài trình diễn giới thiệu về nghề sản xuất tơ lụa của Việt Nam với bạn bè thế giới”. Trong ba ví dụ nêu trên, chỉ có ví dụ 1 là DHTDA vì dự án được xây dựng bám sát nội dung chương trình học và thông qua quá trình thực hiện dự án, học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức bài học: nguyên liệu, quy trình, công nghệ, các phương pháp sản xuất thép. PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY 134 Ở ví dụ 2, học sinh đã có được kiến thức bài học về ứng dụng của ozon do giáo viên cung cấp. Học sinh thực hiện dự án chỉ để minh họa cho những kiến thức đã biết. Do vậy, trong trường hợp này dự án mà giáo viên xây dựng không phải là dự án của DHTDA. Ví dụ 3 cũng không phải là DHTDA do trong bài Vật liệu polime không có phần sản xuất tơ lụa, học sinh thực hiện dự án nhằm tìm hiểu thêm kiến thức ngoài chương trình học. - Học sinh sử dụng bộ Câu hỏi định hướng để có sự tự định hướng khi thực hiện dự án Trong DHTDA, dự án được tập trung vào những câu hỏi hay những vấn đề định hướng cho người học để tiếp xúc với những khái niệm và nguyên lý trọng tâm của môn học. Đây là một tiêu chí tinh tế. DHTDA phải tạo được mối quan hệ giữa các hoạt động với các kiến thức cơ bản mà học sinh có thể chiếm lĩnh được [1]. Điều này thường được thực hiện với bộ câu hỏi định hướng. Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh phải bám sát bộ câu hỏi định hướng để có sự tự định hướng và đảm bảo các hoạt động cũng như sản phẩm dự án đáp ứng được mục tiêu đã đề ra [2]. Bộ câu hỏi định hướng phải được sử dụng xuyên suốt dự án. Các câu hỏi định hướng giúp học sinh liên kết những khái niệm cơ bản trong cùng một môn học hoặc giữa các môn học với nhau với kiến thức thực tiễn. Các câu hỏi này tạo điều kiện để định hướng việc học tập của học sinh thông qua các vấn đề mang tính kích thích tư duy, giúp gắn những mục tiêu dự án với mục tiêu học tập và chuẩn chương trình. Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học, và câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở có phạm vi rộng, kích thích sự suy nghĩ, thu hút sự quan tâm của học sinh. Đối với câu hỏi khái quát, học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời. Các câu hỏi bài học liên quan trực tiếp với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho câu hỏi khái quát. Câu hỏi nội dung là các câu hỏi “đóng”, giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, và “khi nào”, hỗ trợ cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học bằng cách nhấn mạnh vào việc hiểu các chi tiết trong bài. Các câu hỏi này giúp học sinh tập trung vào những thông tin xác thực cần phải tìm hiểu để đáp ứng các tiêu chí về nội dung và những mục tiêu học tập. - Hoạt động học tập của học sinh phải là hoạt động nghiên cứu Dự án thu hút học sinh bằng các hoạt động và các hoạt động này phải là hoạt động nghiên cứu. Nghiên cứu là một quá trình có định hướng mục tiêu, có liên quan đến yêu cầu thông tin, xây dựng kiến thức, giải quyết vấn đề. Nghiên cứu có thể là một thiết kế, ra quyết định, tìm hiểu vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề hay các quy trình xây dựng mô hình. Tuy nhiên, để được xem xét như một dự án của DHTDA, các hoạt động trung tâm của dự án phải liên quan đến sự xây dựng kiến thức mới (theo định nghĩa: sự hiểu biết mới, kỹ năng mới) của người học. Nếu các hoạt động trung tâm của dự án không khó khăn đối với học sinh hoặc có thể thực hiện được với sự trợ giúp của công nghệ thông tin hay các kỹ năng đã được học thì việc thực hiện dự án đó không phải là ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 135 DHTDA. Tiêu chí này có nghĩa là việc thực hiện một dự án dịch vụ đơn giản như trồng một khu vườn hoặc làm sạch một con đường là những dự án nhưng không phải là DHTDA [4]. Vì công việc của các dự án đó quá dễ, không mang tính thách thức. Học sinh không cần tư duy, sáng tạo, không cần thực hiện hoạt động nghiên cứu cũng có thể thực hiện được dự án. - Dự án tạo cơ hội cho người học được tự giải quyết vấn đề và tư duy độc lập Học tập theo dự án có nghĩa là học sinh phải tự mình tìm kiếm thông tin, phân tích dữ liệu để đưa ra cách giải quyết vấn đề phù hợp. Đặc biệt, học sinh phải tư duy độc lập, có sự sáng tạo trong công việc chứ không phải thực hiện công việc dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của giáo viên hay các tài liệu có sẵn [4]. DHTDA phải phát huy được quyền tự chủ, tự do trong công việc, thời gian làm việc không có giám sát và trách nhiệm so với dạy học truyền thống. - Dự án phải mang tính thực tế Dự án phải mang tính thực tế, không mang tính lý thuyết, giáo điều [4]. Dự án phải gắn với đời sống thực của học sinh. Học sinh có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông tin thông qua công nghệ hiện đại. Đặc điểm này của dự án đem lại cho người học sự hứng thú trong học tập. Ngoài các đặc điểm trên, một số tài liệu còn nêu thêm các đặc điểm của DHTDA như sau [3]: - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được rà soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá khác nhau. Học sinh sẽ được xem mẫu, xem các tiêu chí đánh giá để tự định hướng, tự đánh giá nhóm và bản thân trong quá trình thực hiện dự án để thực hiện công việc có chất lượng nhất và đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Giáo viên cần phải tạo cơ hội để học sinh phản hồi, chia sẻ thông tin hay tự điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án thông qua các phương tiện đánh giá đa dạng. - Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm Một trong những đặc điểm đặc trưng dùng để nhận biết DHTDA là sản phẩm có thể trưng bày, giới thiệu dưới mọi hình thức khi dự án kết thúc. Đó là kết quả của cả một quá trình nỗ lực, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để vượt qua thách thức mà dự án đặt ra. Sản phẩm dự án là sự kết tinh của kiến thức bài học liên quan đến thực tế mà các em tự chiếm lĩnh được và các kỹ năng tư duy bậc cao cũng như các kỹ năng thế kỉ 21 mà các em đã hình thành thông qua quá trình hoạt động thực hiện dự án. Sản phẩm dự án sẽ được giáo viên và tập thể học sinh đánh giá dựa vào các tiêu chí đánh giá khi kết thúc dự án. - Kỹ năng tư duy bậc cao và các kỹ năng thế kỉ 21 là không thể thiếu trong DHTDA PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY 136 Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao cho học sinh như hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi định hướng sẽ kích thích học sinh tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. Ngoài ra, khi thực hiện dự án, học sinh còn có cơ hội hình thành và rèn luyện các kỹ năng thế kỉ 21. Đó là những kỹ năng thiết yếu để con người có thể thành công trong thế kỉ 21. - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh Học sinh khi được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau sẽ được hỗ trợ để phát triển kỹ năng tư duy, tạo ra sản phẩm dự án. Với sự trợ giúp của công nghệ, học sinh tự chủ hơn trong việc thực hiện dự án, có cơ hội “cá nhân hoá sản phẩm”. Học sinh có thể “vươn” ra khỏi bốn bức tường lớp học bằng cách cộng tác với các lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày việc học của mình qua các chương trình đa phương tiện. 3. KẾT LUẬN Như vậy, theo thống kê từ các tài liệu, DHTDA có chín đặc điểm như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, không phải mọi dự án đều thể hiện rõ nét tất cả các đặc điểm đó. Tùy thuộc vào mức độ quan trọng của các đặc điểm mà ta có thể xem xét những đặc điểm nào cần phải có hoặc không nhất thiết phải có trong DHTDA. Công nghệ thông tin có tác dụng hỗ trợ và tăng tính hiệu quả của DHTDA. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở một số trường không có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, học sinh và giáo viên không có điều kiện sử dụng công nghệ thông tin nhưng DHTDA vẫn có thể thực hiện được tuy nhiên hiệu quả không cao. Điều đó chứng tỏ rằng đặc điểm công nghệ thông tin là cần thiết đối với DHTDA nhưng không phải là đặc điểm bắt buộc phải có trong DHTDA. Bộ câu hỏi định hướng là một trong những đặc điểm quan trọng của DHTDA. Bộ câu hỏi định hướng không những có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh nắm được nội dung bài học mà nó còn có một vai trò hết sức quan trọng: giúp học sinh có sự tự định hướng trong suốt quá trình thực hiện dự án và kích thích học sinh tư duy. Với phương pháp dạy học truyền thống, mọi sự chủ động đều thuộc về giáo viên: từ xác định mục tiêu, định hướng các hoạt động cũng như thực hiện các hoạt động dạy học. Nhưng đối với DHTDA, học sinh có được mọi sự chủ động, dân chủ trong học tập. Học sinh có thể tự quyết định, lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề, lựa chọn các hình thức hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra theo cách của các em. Trong trường hợp này, nếu không có bộ câu hỏi định hướng, học sinh khi tìm kiếm thông tin sẽ sa đà vào một khía cạnh nào đó không thuộc mục tiêu đã đặt ra hay xây dựng sản phẩm không đúng với tiêu chí của dự án. Lấy lại ví dụ 1 ở phần Dự án phải tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn học tập, nếu không có bộ câu hỏi định hướng, sản phẩm của học sinh có thể thiên quá nhiều về phần maketing cho nhà máy sản xuất thép chứ không tập trung vào giải quyết vấn đề là tìm hiểu quy trình, công nghệ sản xuất thép Ngoài ra, một dự án tốt phải đề ra được nhiệm vụ nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh được tự giải quyết vấn đề, ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 137 tư duy độc lập và kết quả làm việc của học sinh phải được thể hiện qua sản phẩm có thể giới thiệu được Nắm được các đặc điểm cốt yếu của DHTDA, giáo viên sẽ linh động trong việc xây dựng các dự án dạy học một cách hiệu quả tùy vào đặc thù của từng bộ môn, đối tượng học sinh và tùy điều kiện cơ sở vật chất sẵn có. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barron, B. J. S., Schwartz, D. L., Vye, N. J., Moore, A., Petrosino, A., Zech, L., Bransford, J. D., & The Cognition and Technology Group at Vanderbilt (1998). Doing with understanding: Lessons from research on problem- and project-based learning. The Journal of the Learning Sciences. [2] Blumenfeld, P., Soloway, E., Marx, R., Krajcik, J., Guzdial, M., & Palincsar, A. (1991). Motivating project-based learning: Sustaining the doing, supporting the learning. Educational Psychologist. [3] Intel (2011). Designing Effective Projects: Characteristics of Projects Benefits of Project-Based Learning. Intel Corporation, 4/2011. [4] Thomas, J. W. (2000). A review of reseach on Project-based learning. San Rafael, CA: The Autodesk Foundation. [5] Tretten, R. & Zachariou, P. (1997). Learning about project-based learning: Assessment of project-based learning in Tinkertech schools. San Rafael, CA: The Autodesk Foundation. Title: SOME CHARACTERISTICS OF PROJECT-BASED LEARNING Abstract: “Project” concept has been moved from business and social science to education. It is not only education project but also used as a teaching or training method. The theory of project- based learning (PBL) was built on the knowledge of general project management and educational science foundation; therefore, not all projects which are implemented in the campus are projects of PBL. Therefore, the problem is what are characteristics of a project used in teaching? This article will clarify and help us to understand characteristics of PBL which guide teachers’ implementation effectively. ThS. PHAN ĐỒNG CHÂU THUỶ Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_209_phandongchauthuy_19_phan_dong_chau_thuy_hoa_6421_2020992.pdf
Tài liệu liên quan