Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường

(2). Công nghệ sản xuất gạch nung ở Phổ Yên chủ yếu là công nghệ là thủ công, gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm việc sản xuất gạch nung thủ công đã làm 114.000 m3 đất nông nghiệp bị đào bới và thải ra môi trường 11.250.000 tấn CO2/năm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe của người dân địa phương và nảy sinh nhiều bất cập cần giải quyết. (3). Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên nên khảo nghiệm và áp dụng công nghệ mới, công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng thân thiện hơn với môi trường. Để chuyển đổi theo công nghệ này huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch vùng nguyên liệu và vùng sản xuất; thực hiện trình diễn công nghệ lò nung liên tục; tạo các điều kiện thuận lợi cần thiết để chuyển đổi công nghệ như hỗ trợ vốn; đào tạo chuyển giao công nghệ .

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138 133 PHÁT TRIỂN NGHỀ SẢN XUẤT GẠCH NUNG Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Đỗ Xuân Luận1*, Dương Thanh Tình 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN, 2Trường Đại học KT&QTKD - ĐHTN TÓM TẮT Phổ Yên là huyện có tiềm năng về sản xuất gạch nung. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất gạch nung ở Phổ Yên chủ yếu là công nghệ là thủ công, gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm việc sản xuất gạch nung thủ công đã làm 114.000 m3 đất nông nghiệp bị đào bới và thải ra môi trường 11.250.000 tấn CO2/năm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe của người dân địa phương và nảy sinh nhiều bất cập cần giải quyết. Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên nên khảo nghiệm và áp dụng công nghệ mới, công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng thân thiện hơn với môi trường. Để chuyển đổi theo công nghệ này huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch vùng nguyên liệu và vùng sản xuất; thực hiện trình diễn công nghệ lò nung liên tục; tạo các điều kiện thuận lợi cần thiết để chuyển đổi công nghệ như hỗ trợ vốn; đào tạo chuyển giao công nghệ. Từ khóa: ô nhiễm môi trường, sản xuất gạch nung, Phổ Yên, Thái Nguyên. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Phổ Yên có gần 300 cơ sở sản xuất gạch đất nung trong đó có 3 cơ sở sản xuất công nghiệp, còn lại đều là các cơ sở sản xuất thủ công. Bên cạch những mặt tích cực như tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, các lò gạch thủ công đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và sản xuất nông nghiệp. Với mong muốn tìm hiểu hiện trạng sản xuất nghề sản xuất gạch nung thủ công, những tác động của nó đến môi trường, phân tích và đề xuất một hướng phát triển mới thân thiện hơn với môi trường, người nghiên cứu đã lựa chọn đề tài:“Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên theo hướng thân thiện môi trường”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê so sánh; các công cụ thu thập và phân tích thông tin như thu thập thông tin thứ cấp, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc và phân tích SWOT. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Hiện trạng sản xuất gạch đất nung thủ công ở Phổ Yên Huyện Phổ Yên có những lợi thế riêng biệt về sản xuất gạch đất nung. Ngoài lợi thế về vị trí ∗ Tel: 0985 946507, Email: doxuanluan@gmail.com địa lý thuận lợi và nguồn lao động dồi dào, huyện còn có lợi thế đặc biệt về nguồn nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất gạch đất nung. Huyện có khoảng 4 mỏ đất sét với trữ lượng khoảng 19 triệu m3 (bao gồm hai loại sét là phong hóa và trầm tích), chất lượng sét tốt, đủ tiêu chuẩn để sản xuất gạch. Với trữ lượng đã thăm dò, dự kiến đến năm 2020 huyện Phổ Yên mới chỉ sử dụng khoảng 7 triệu m3, chiếm 37% nguồn nguyên liệu hiện có để sản xuất gạch nung. Phổ Yên ở gần các mỏ than lớn như Núi Hồng và Khánh Hòa với trữ lượng khoảng 63 triệu tấn nên việc vận chuyển than từ các mỏ tới địa bàn các xã là tương đối thuận tiện [3]. Sản xuất gạch nung thủ công là một nghề truyền thống của địa phương, đã được phát triển từ những năm 1960. Hiện tại nghề này được phát triển ở hầu hết các xã trong huyện (15/18 xã, thị trấn có cơ sở sản xuất gạch đất nung), tập trung chủ yếu ở các xã Đắc Sơn, Trung Thành, Vạn Phái, Tiên Phong, Đông Cao, Thành Công, Nam Tiến [1]. Tính đến hết năm 2009, Phổ Yên có tổng số 290 cơ sở sản xuất gạch nung thủ công, 3 cơ sở sản xuất gạch Tuynel. Sản lượng gạch nung trên địa bàn huyện chủ yếu là gạch nung thủ công. Hàng năm các lò gạch này cho ra lò khoảng 75 triệu viên/năm, chiếm tới 75% sản lượng gạch nung toàn huyện. Sản phẩm gạch nung được tiêu thụ chủ yếu trong huyện (70% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138 134 sản lượng) để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong huyện do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, còn lại là cung cấp cho các huyện lân cận như Sóc Sơn, Hiệp Hòa, Đại Từ, Phú Bình [4]. Mỗi vỏ lò giải quyết công ăn việc làm cho 30- 40 lao động, thu nhập bình quân một lao động khoảng 1000.000-1.200.000 đồng/tháng. Lao động tham gia và nghề này chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm 85% (kết quả điều tra của tác giả). Lao động trong các lò gạch thủ công là lao động trong môi trường không an toàn, có không ít tai nạn do máy ép gạch, ép đất gây ra; người lao động làm việc trong điều kiện nóng bức, khói bụi. Công nghệ sản xuất thủ công nên các công việc xếp gạch vào lò, nung, làm nguội được tiến hành gián đoạn theo từng mẻ đốt. Theo đó các giai đoạn sấy, gia nhiệt, nung và làm nguội diễn ra một cách độc lập trong buồng đốt nên quá trình nung kéo dài, khả năng tận dụng nhiệt kém, hơn nữa nhiệt tích trữ trong vỏ lò cũng bị mất mà không tận dụng được. Bởi vậy nhiên liệu bị tiêu hao nhiều và gây ô nhiễm môi trường. Chất lượng gạch không đồng đều giữa các mẻ đốt và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người đốt lò. Đây là một thách thức đối với sản phẩm gạch nung thủ công bởi xu hướng chung hiện nay, nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng gạch của các nhà máy sản xuất theo công nghệ tiên tiến với những ưu thế về kích thước gạch đạt tiêu chuẩn, chất lượng gạch lại được kiểm định, không gây ô nhiễm môi trường. Tác động của sản xuất gạch nung thủ công đến môi trường, sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng Với 290 vỏ lò gạch thủ công, hoạt động trên diện tích 709.000m2, mỗi năm những vỏ lò này sẽ cho ra lò khoảng 75 triệu viên gạch, tương đương khoảng 114.000 m3 đất nông nghiệp bị đào bới. Công tác phục hồi môi trường sinh thái ở những nơi khai thác không tốt dẫn tới ảnh hưởng xấu tới môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Sản xuất gạch nung thủ công thải ra môi trường một lượng CO2 tương đối lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cứ sản xuất ra một triệu viên gạch nung, các lò gạch ở Phổ Yên sẽ thải ra môi trường khoảng 150.000 tấn khí CO2. Như vậy, nếu trung bình một năm các lò gạch sản xuất được 75 triệu viên sẽ thải ra môi trường 11.250.000 tấn CO2/năm. Theo phản ánh của các chủ lò và người dân địa phương, nếu khí thải CO2 từ lò gạch bị gió lùa xuống vườn cây ăn trái và ruộng lúa, thì lúa và vườn cây ăn trái đó sẽ bị lép hạt, không cho trái hay cho năng suất thấp. Các ruộng ngô, ruộng khoai thường bị cháy do ảnh hưởng của khói lò. Tuy nhiên, việc này tùy thuộc vào lượng khói và thời kỳ sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng. Ngoài ra, khí thải còn làm cho người dân trong vùng mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phổi,... con số này vẫn chưa được thống kê. Bảng 1. Phân tích SWOT cho nghề sản xuất gạch nung thủ công Điểm mạnh - Tính truyền thống; - Nguyên liệu; - Nhiên liệu; - Lao động dồi dào. Điểm yếu - Công nghệ thủ công; - Ô nhiễm môi trường; - Phát triển tự phát, gần khu dân cư; - Lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Cơ hội - Hỗ trợ chuyển đổi công nghệ thân thiện môi trường; - Thu hút đầu tư để sản xuất theo công nghệ tiên tiến; - Tiếp cận thị trường do nhu cầu thị trường về gạch nung lớn. Thách thức - Quy định của nhà nước đến hết 2010 xóa bỏ dần các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường - Nguồn lực để chuyển đổi công nghệ thân thiện môi trường - Nhu cầu tiêu thụ gạch chất lượng cao, cạnh tranh. (Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu hiện trạng sản xuất gạch nung thủ công) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138 135 Sản xuất lò gạch thủ công đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đã có nhiều vụ khiếu kiện đông người xảy ra gây mất đoàn kết trong nội bộ làng xóm. Hằng năm, các chủ lò gạch đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng đền bù thiệt hại hoa mầu bị chết hoặc giảm năng suất do khí thải CO2 từ lò gạch thủ công. Những đánh giá chung về nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên Qua quá trình thu thập thông tin thứ cấp, phỏng vấn lãnh đạo địa phương, chủ lò gạch nung, người dân địa phương kết hợp với kết quả điều tra, người nghiên cứu đã tổng hợp những nhận xét, đánh giá về nghề này qua Bảng 1. Như vậy, nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên có nhiều lợi thế và cơ hội phát triển nhưng còn tồn tại rất nhiều bất cập và thách thức, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Do vậy, để phát triển nghề này vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi công nghệ theo hướng tiên tiến hơn, thân thiện hơn với môi trường và phù hợp với điều kiện địa phương. Công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng (VSBK), một hướng phát triển mới thân thiện hơn với môi trường Lò gạch thủ công ở Phổ Yên cùng với nhược điểm vốn có của nó đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trên địa bàn huyện hiện có 3 lò nung Tuynel nhưng vẫn chưa phổ biến được rộng rãi do chi phí đầu tư xây dựng quá tốn kém, không phù hợp với các hộ sản xuất vừa và nhỏ. Lò nung gạch liên tục kiểu đứng đã cho thấy nhiêu ưu điểm và là một giải pháp có tính khả thi cao trong giai đoạn hiện nay. Công nghệ lò liên tục kiểu đứng phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được áp dụng thành công ở rất nhiều tỉnh như Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đắc Lắk, Bến Tre, Đồng Nai, Phú Quốc.. Đối với huyện Phổ Yên, kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện cho thấy lò liên tục kiểu đứng có nhiều ưu điểm so với lò nung thủ công. So sánh hai công nghệ lò liên tục và công nghệ lò nung thủ công còn được thể hiện chi tiết hơn ở các chỉ tiêu sau: Công suất của lò VSBK: Công suất lò VSBK được thiết kế theo mô đun, mỗi mô dun có công suất khoảng 1,5 triệu viên gạch đặc có kích thước 215x100x60mm hoặc khoảng 3 triệu viên gạch thông tâm 25% có kích thước 215x100x60mm trong một năm. Vốn đầu tư : Vốn đầu tư phổ biến hiện nay đối với các cơ sở sản xuất gạch thông tâm 25% công suất 1 triệu viên gạch thành phẩm trong năm vào khoảng 350-400 triệu đồng. Tiết kiệm năng lượng, Giảm ô nhiễm môi trường (Bảng 3). Bảng 2. So sánh hai công nghệ qua một số chỉ tiêu cơ bản Tiêu chí so sánh Lò nung thủ công Lò nung liên tục kiểu đứng Lượng khí thải Lượng khí thải nhiều hơn, nhiệt độ khí thải cao. Lưu lượng khí thải giảm 11,5 lần. Lượng SO2 và CO2 giảm 6 lần. Nhiệt độ khí thải thấp. Nhiên liệu Tốn nhiên liệu hơn Tiết kiệm nhiên liệu 45% so với lò thủ công đốt than và 35% so với lò thủ công đốt củi Chất lượng gạch Bình quân đạt 85% gạch loại A, tỷ lệ hao vỡ khoảng 15%. Đạt trên 95% gạch loại A, tỷ lệ hao vỡ dưới 5%. Chủng loại sản phẩm Chủng loại chủ yếu là: Gạch không lỗ và hai lỗ. Gạch hai lỗ, gạch bốn lỗ, gạch sáu lỗ, gạch đặc. Bố trí lao động Lao động thời vụ Do sản xuất liên tục nên dễ bố trí việc làm, lao động. (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138 136 Bảng 3. So sánh thông số đầu vào của lò gạch liên tục kiểu đứng với lò thủ công tính cho 1000 viên gạch đặc (2kg/viên) Thông số Đơn vị Lò liên tục Lò thủ công Tiêu hao than cám 6 kg 100 220 Nhân công công 2,1 3,1 Tỷ lệ hưu hao % <5% 15% Đất nguyên liệu m3 2,1 2,2 Chất lượng sản phẩm TCVN 6355-98 đạt kém đạt (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Bảng 4. Nồng độ một số khí thải trên mặt lò gạch VSBK Thông số Đơn vị Giá trị đo Tiêu chuẩn CO mg/m3 13,5 40* 40# CO2 mg/m3 0,06 0,1 - NO2 mg/m3 0,19 10 0,4 SO2 mg/m3 0,40 10 0,5 Bụi mg/m3 0,25 6 0,3 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Ghi chú: * - Tiêu chuẩn 373/2002/ QĐ/ BYT# - Tiêu chuẩn: TCVN 5937-1995. Bảng 5. Kết quả thí nghiệm gạch đất sét nung, gạch 2 lỗ Thông số Đơn vị Lò liên tục Tiêu chuẩn Độ bền nén N/mm2 52,35 TCVN1450-1998 Độ bền uốn N/mm2 30,42 Độ hút nước % 12,18 Mức độ nung - Đạt (Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Qua những phân tích trên cho thấy, công nghệ lò nung thủ công có nhiều ưu việt và đã được thực tế áp dụng thành công ở nhiều địa phương trên cả nước. Trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện nay phần lớn vẫn là lò nung thủ công truyền thống, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng phù hợp với điều kiện tài chính, cung ứng nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất của các chủ lò gạch trên địa bàn huyện. Vậy nghề sản xuất gạch nung thủ công ở Phổ Yên sẽ phát triển theo định hướng nào? Hướng phát triển nghề sản xuất gạch nung ở huyện Phổ Yên Kết quả phân tích trên đã hướng người nghiên cứu đề xuất hướng phát triển nghề sản xuất gạch nung Phổ Yên theo công nghệ mới, thân thiện môi trường. Cụ thể: (1). Huyện cần tiến hành quy hoạch chi tiết các nguồn nguyên liệu và khu vực sản xuất gạch nung, tránh tình trạng khai thác sản xuất bừa bãi gây lãng phí tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138 137 (2). Huyện có kế hoạch cụ thể để xóa bỏ dần các lò gạch thủ công, gây ô nhiễm môi trường theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai công việc này cần có lộ trình cụ thể vì nó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người dân địa phương. Trước mắt, địa phương cần triển khai các biện pháp như: cấm đốt gạch, khai thác đất ở những khu vực gần dân cư, hành lang bảo vệ đê điều...; thành lập quỹ bảo vệ môi trường để bồi thường thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do khói lò gạch hoặc phục hồi môi trường tại địa phương. (3). Huyện nên tổ chức mô hình trình diễn công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng. Thông qua xây dựng mô hình, tổ chức tập huấn, tuyên truyền từng bước nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền từ huyện đến các xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư ở các địa phương có điều kiện sản xuất gạch nung về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và góp phần phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. (4). Huyện cần có các biện pháp tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để chuyển đổi công nghệ; huyện cần có các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, như mô hình lò liên tục kiểu đứng. Hiện nay, vướng mắc chủ yếu để chuyển đổi sang công nghệ này đó là vốn và công nghệ. Hiện tại, vốn và trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công ở Phổ Yên chưa đáp ứng được vốn chuyển đổi công nghệ để phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Huyện cần có các biện pháp như tuyên truyền; tạo điều kiện thuận về vay vốn ưu đãi ngân hàng, khuyến khích các hộ góp vốn liên kết, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài địa bàn... Đồng thời, cần có biện pháp chuyển giao công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng cho các hộ sản xuất gạch nung, thay thế lò thủ công truyền thống. KẾT LUẬN (1). Phổ Yên là huyện có tiềm năng về sản xuất gạch nung. (2). Công nghệ sản xuất gạch nung ở Phổ Yên chủ yếu là công nghệ là thủ công, gây ô nhiễm môi trường. Hàng năm việc sản xuất gạch nung thủ công đã làm 114.000 m3 đất nông nghiệp bị đào bới và thải ra môi trường 11.250.000 tấn CO2/năm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe của người dân địa phương và nảy sinh nhiều bất cập cần giải quyết. (3). Phát triển nghề sản xuất gạch nung ở Phổ Yên nên khảo nghiệm và áp dụng công nghệ mới, công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng thân thiện hơn với môi trường. Để chuyển đổi theo công nghệ này huyện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như quy hoạch vùng nguyên liệu và vùng sản xuất; thực hiện trình diễn công nghệ lò nung liên tục; tạo các điều kiện thuận lợi cần thiết để chuyển đổi công nghệ như hỗ trợ vốn; đào tạo chuyển giao công nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đức Quyền (2005), “Công nghệ lò nung liên tục kiểu đứng”. Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt – Lạnh, Hà Nội. [2]. Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương (2006), “Dự án xây dựng mô hình trình diễn lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển bền vững ở tỉnh Hải Dương, Hải Dương. [3]. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2009), “Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2008”, Phổ Yên. [4]. Uỷ ban nhân dân huyện Phổ Yên (2008), “Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2007”, Phổ Yên. [5]. Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên (2006), “Đề án phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề huyện Phổ Yên giai đoạn 2006 – 2010”, Phổ Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đỗ Xuân Luận và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 133 - 138 138 SUMMARY ENVIRONMENTAL FRIENDLY DEVELOPMENT OF BRICK MANUFACTURE IN PHO YEN DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Do Xuan Luan1∗, Duong Thanh Tinh 1College of Economics & Business Administration - TNU, 2College of Agriculture and Forestry - TNU Manufacture of bricks is a potential in Pho Yen district, Thai Nguyen province. Besides its contributions to the locality, such as creating jobs and increasing incomes for local people, the development of this profession also revealed many shortcomings such as spontaneous development, environmental pollution, waste of land resources; obsolete technology. To develop this manufacture towards environmentally friendly directions, solutions proposed as planning of raw materials and production areas; supports to change production technology. Key words: environmental pollution, brick manufacture, Pho Yen, Thai Nguyen. ∗ Tel: 0985 946507, Email: doxuanluan@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nghe_san_xuat_gach_nung_o_huyen_pho_yen_tinh_thai.pdf