Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ hội nhập

Ngành nông nghiệp vẫn luôn giữ tỷ trọng lớn trong GDP, năm 2009 chiếm 45,0% GDP, ngành công nghiệp là cơ sở để tiến hành CNH-HĐH lại chiếm tỷ lệ nhỏ, không phát triển, chưa thể hiện rõ vai trò, vị trí quan trọng của mình trong quá trình CNH-HĐH. Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông, lâm nghiệp. Do đó, cơ cấu kinh tế chưa tạo ra thế và lực cho phát triển kinh tế. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành chuyển dịch nhanh chóng để tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài và hội nhập có hiệu quả.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong thời kỳ hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157 153 PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Hoàng Việt Anh1, Phí Hùng Cường2* 1Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, 2 Trường Đại học Khoa học - ĐHTN TÓM TẮT Ngành nông nghiệp luôn giữ tỷ trọng lớn trong GDP, năm 2009 chiếm 45,0% GDP. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của Bắc Kạn. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng để tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài và hội nhập có hiệu quả. Qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Bắc Kạn, có thể đánh giá hơn 10 năm kể từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu ngành nông nghiệp Bắc Kạn đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên Bắc Kạn đứng trước những khó khăn và thách thức. Diện tích đất nông nghiệp quá ít, chỉ chiếm 7,8% diện tích đất tự nhiên gây khó khăn cho nền kinh tế vốn dựa nhiều vào nông nghiệp. Diện tích đất trồng đồi trọc nhiều và nạn phá rừng còn xảy ra. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, trình độ lao động thấp, thị trường nhỏ bé, vốn đầu tư ít so với cả nước. Bắc Kạn chưa thực sự tạo được môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ khóa: Chuyển dịch, cơ cấu kinh tế, nguồn lực, nông nghiệp, phát triển. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nền kinh tế còn chậm phát triển, cơ cấu kinh tế bất hợp lý. Diện tích đất tự nhiên 486.841ha, trong đó chủ yếu là đất đồi rừng có độ dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 7,8% diện tích đất tự nhiên, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 45,0% với trên 76,4% dân số sống bằng nghề nông. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu hướng tất yếu trong đó việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp lại trở lên ngày càng cấp thiết. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Vị trí địa lý Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc Việt Nam, với hệ toạ độ địa lý: từ 21048’22” đến 22044’17” vĩ độ Bắc và từ 1050 25’08” đến 106014’47” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên ∗ Tel: 0915210558 Quang. Với vị trí địa lý như vậy, Bắc Kạn có khả năng giao lưu với các tỉnh bạn, tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trao đổi hàng hoá. Từ Trung Quốc đến Bắc Kạn qua các cửa khẩu biên giới thuộc hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, đây là thị trường lớn gần Bắc Kạn. Như vậy, Bắc Kạn có những điều kiện nhất định để phát triển kinh tế mở với các vùng trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa. Bắc Kạn còn có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, đã là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Tài nguyên thiên nhiên Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có địa hình cao so với các tỉnh xung quanh. Với nguồn lực về đất đai, sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tạo điều kiện cho tỉnh có nhiều sản phẩm nông - lâm sản của một vùng có khí hậu mang tính cận nhiệt đới và ôn đới. Các nguồn lực đó cũng tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sớm hình thành các vùng nguyên liệu để chế biến thành những hàng hoá đặc sản trên thị trường. Quỹ đất có thể sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp còn tương đối nhiều. Đến năm 2009 vẫn còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157 154 19,8% diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng, đất lâm nghiệp chiếm 68,4%. Đây là điều kiện để Bắc Kạn mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng. Bắc Kạn có nguồn tài nguyên rừng phong phú, năm 2009 có 224.030 ha rừng tự nhiên chiếm 83% diện tích đất lâm nghiệp, rừng trồng là 44.135 ha, trong rừng có 826 loài thực vật, 366 loài động vật. Tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú có ý nghĩa to lớn về kinh tế, du lịch và bảo tồn nguồn gen. Đây là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản. Nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng là cơ sở để hoà vào mạng lưới du lịch vùng Bắc Bộ và Đông Bắc. Nổi bật là hồ Ba Bể, ATK (an toàn khu) Chợ Đồn, Phủ Thông, Đèo Giàng Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số năm 2009 là 295.296 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 67,8%, nguồn lao động trẻ, có sức khoẻ, cần cù và sáng tạo, hiện nay đang được đào tạo để nâng cao tay nghề và trình độ. Bên cạnh những lợi thế đó, Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Bắc Kạn là tỉnh có dân số ít nhất cả nước, mật độ dân số thấp, nhưng trên thực tế do địa hình chia cắt quá lớn (>90% diện tích là đồi, núi, sông, suối), nên bình quân diện tích đất canh tác và đất ở rất cao, Bắc Kạn vẫn thiếu đất canh tác. Cơ sở hạ tầng thấp kém, hội tụ các yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế: không đường biển, không đường thuỷ, không đường sắt, không đường hàng không, không có cảng biển, cách xa các trung tâm kinh tế. Hệ thống đường bộ đang dần dần được nâng cấp. Nguồn lực con người ở trình độ thấp. Để thực hiện thành công mục tiêu CNH, HĐH Bắc Kạn cần phải khắc phục được những khó khăn đó. Đến nay đã có 105/112 xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống điện và mức độ điện khí hoá tương đối phát triển, đủ khả năng cung cấp điện cho sự phát triển kinh tế. Tuy còn rất nhiều khó khăn nhưng sau hơn 10 năm tách tỉnh đến nay Bắc Kạn đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân hàng năm đạt 9,8%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp trong GDP, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung Khi mới tái lập (1997), nền kinh tế Bắc Kạn ở mức thấp và là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước. Vì vậy, việc nhanh chóng xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn để đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm làm giảm dần khoảng cách chênh lệch với các vùng, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo sự công bằng trong xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được đặt ra như là một quan điểm và mục tiêu phát triển của Bắc Kạn. Sau 12 năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền của tỉnh; cùng chung với xu thế phát triển của cả nước, Bắc Kạn đang từng bước CDCCKT theo hướng CNH, HĐH. GDP (tăng từ: 345,3 tỉ đồng năm 1997 lên 2.483 tỉ đồng năm 2009, tăng gấp 7,2 lần); Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng luôn cao hơn cả nước (giai đoạn 1997 - 2000 đạt 7,84%, năm 2009: 14,45%, năm 2010: 13,04%); GDP/người (tăng từ 1,3 triệu đồng/1 người năm 1997 lên 8,4 triệu đồng/người năm 2009); Năng suất lao động (tăng từ 2,7 triệu đồng/1 lao động lên 14,4 triệu đồng năm 2009); Cơ cấu lao động có bước chuyển dịch theo hướng CNH (tỉ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 89,6% năm 1997 xuống 76,4% năm 2009, lao động công nghiệp và dịch vụ có tăng lên); GTSX của các ngành đều tăng lên (khu vực I: tăng gấp 5 lần, khu vực II tăng gấp 20,8 lần); giá trị xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157 155 nhập khẩu/GDP thấp; thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nhưng chậm, còn nặng về nông, lâm nghiệp. Năm 2009 cơ cấu kinh tế Bắc Kạn là Nông nghiệp (45%) - Dịch vụ (35,4%) - Công nghiệp (19,6%), tuy nhiên nội ngành đều có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong nông nghiệp có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi, trong công nghiệp công nghiệp chế biến tăng lên cả về GTSX và tỉ lệ trong cơ cấu ngành công nghiệp, trong ngành dịch vụ dù không có sự tăng nhiều nhưng Bắc Kạn đã xuất hiện các phân ngành dịch vụ của nền kinh tế hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Tiềm năng phát triển nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh khá dồi dào. Diện tích đất rừng tự nhiên chiếm 68,4% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, có thể khai thác nhiều sản phẩm từ rừng phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản. Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 7,8% diện tích đất tự nhiên, nhưng chất lượng đất còn khá tốt. Nhiều nơi tầng đất dày, đất đồi núi có lượng mùn cao, đất bãi bồi thuận lợi cho trồng cây lương thực, hoa màu. Bắc Kạn cũng có tiềm năng phát triển một số loại cây công nghiệp như chè tuyết, hồi, thông và một số cây ăn quả nổi tiếng: lê, đào, hồng không hạt, cam, quýt. Nông, lâm, thuỷ sản là ngành kinh tế chính đóng góp 45,0% vào GDP năm 2009, tập trung 76,4% lao động, đó thực sự là nền tảng của công cuộc CNH-HĐH của tỉnh. Trong xu thế chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của khu vực này trong GDP cũng giảm xuống, từ 62,3% xuống còn 45,0% năm 2009 nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 5%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng là sự chuyển dịch cơ cấu của cả 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Từ năm 1997 đến nay, nhìn chung cả 3 ngành đều có sự thay đổi về tỷ trọng giá trị sản xuất nhưng không lớn, chậm và không ổn định. Ngành nông nghiệp luôn có tỉ trọng lớn, năm thấp nhất chiếm 78,3% (năm 2000) sau đó lại tăng 84,8% (năm 2005) đến năm 2009 chiếm 86,2%. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Ngành thuỷ sản chưa phát triển và tỉ trọng trong giá trị sản xuất không đáng kể. Trong giai đoạn 1997 - 2009, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt không ổn định từ 64,8% năm 1997, tăng lên 69,2% năm 2000, giảm còn 64% năm 2007, năm 2009 tăng lên 69,9%. Ngành chăn nuôi đã góp phần cho nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực (từ 30,4% năm 2000 lên 35,7% năm 2007). Tuy nhiên đến năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn chiếm 29,6% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, Bắc Kạn đang từng bước phát triển chăn nuôi cân đối dần với trồng trọt trong khi vẫn phát triển nhanh ngành trồng trọt theo hướng thâm canh, nhằm bảo đảm an ninh lương thực, tạo khối lượng nguyên liệu, hàng hoá phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Bắc Kạn giai đoạn 1997 - 2009 Qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1997 - 2009, có thể đánh giá một cách khách quan rằng: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp dù đang chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng vẫn lạc hậu, không hợp lý và ở trình độ thấp. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có nhiều hạn chế cần bàn bạc và giải quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH-HĐH. Kể từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu nền kinh tế Bắc Kạn đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong cơ cấu ngành kinh tế có sự tăng lên về giá trị sản xuất, tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp. Trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đang được hình thành, tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng trồng cây đặc sản, cây công nghiệp có giá trị cao như: quýt, hồng, chè Tuyết, Shan, cây nguyên liệu giấy, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157 156 hoa... trong chăn nuôi lai tạo các giống vật nuôi có sản phẩm tốt. Qua phân tích thực tế cho thấy thực trạng cơ cấu kinh tế ở Bắc Kạn còn nhiều bất hợp lý, quá trình chuyển dịch chậm chạp, ngành nông nghiệp vẫn luôn luôn giữ tỷ trọng lớn trong GDP. Năm 2009 chiếm 45,0% GDP, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông, lâm nghiệp. Do đó cơ cấu kinh tế chưa tạo ra thế và lực cho phát triển kinh tế. Qua phân tích cơ cấu kinh tế Bắc Kạn dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, cho thấy rằng tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn so với mức chung của cả nước. Đây là điều đáng lưu ý và phải tiến hành nghiên cứu kỹ để có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Đồng thời, hệ thống các sản phẩm chủ lực chưa hình thành rõ và chưa có sức mạnh. Lợi thế so sánh của tỉnh chưa được phát huy tốt. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế còn quá lỗi thời, lạc hậu, cần phải tiến hành chuyển dịch nhanh chóng để tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài và hội nhập có hiệu quả. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN * Mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011- 2015 đạt 8%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7%/năm; Tỉ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản trong cơ cấu GDP năm 2015 chiếm 37%, năm 2020 đạt 29%; Tăng hệ số sử dụng đất trong năm, nâng cao thu nhập trên 1 ha đất canh tác. * Phương hướng thực hiện: Phát triển mạnh kinh tế nông, lâm, thuỷ sản trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh và đổi mới công nghệ chế biến sản xuất ra các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm, thuỷ sản; Chuyển đổi thời vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất; Chuyển đổi tập quán canh tác, mô hình sản xuất; Chuyển đổi thành phần kinh tế; Chuyển đổi cơ cấu lao động. a. Ngành nông nghiệp Chuyển đổi mạnh cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng công nghệ thích hợp nhằm tạo ra giá trị hàng hoá lớn trên một đơn vị diện tích, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp tăng mạnh giá trị chăn nuôi lên 60%, giá trị trồng trọt 39% và giá trị dịch vụ nông nghiệp 1% vào năm 2020. b. Ngành lâm nghiệp Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh Bắc Kạn, vì vậy định hướng ngành lâm nghiệp phải trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, là ngành chủ lực tạo ra của cải vật chất đóng góp đáng kể vào cơ cấu GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trên 8%/năm, nâng độ che phủ rừng lên 62% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020. Tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, chuyển dịch mạnh sang phát triển rừng sản xuất để chế biến ra các sản phẩm chủ lực như đồ gia dụng, ván nhân tạo, giấy các loại, chiếu trúc và đặc sản rừng; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ lâm nghiệp. Từ đó nâng cao giá trị đóng góp của ngành lâm nghiệp lên trên 5% trong tổng GDP vào năm 2020. Cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp sẽ có sự chuyển dịch theo hướng: xây dựng rừng chiếm 20%; khai thác - chế biến lâm nghiệp chiếm trên 70% và dịch vụ lâm nghiệp đạt khoảng 10% vào năm 2020. Chuyển đổi cơ cấu xây dựng lâm phận, bảo đảm cân đối giữa diện tích, chất lượng của rừng kinh tế (trên 50%) và rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (gần 50%) với chất lượng tốt. Bảo đảm yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì sự cân bằng ổn định về môi trường đất, môi trường nước và khí hậu, phòng, chống thiên tai... kết hợp với phát triển lâm sản ngoài gỗ để có nguồn thu từ rừng, đồng thời gắn với du lịch sinh thái và có thể tạo nguồn thu phí từ dịch vụ về môi trường. c. Ngành thuỷ sản Là tỉnh miền núi nhưng có tiềm năng về thuỷ sản vì có khoảng 2.205 ha diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản (trong đó ao là 1.200 ha, đầm hồ 205 ha, ruộng 800 ha), nên Bắc Kạn phấn đấu sử dụng hết diện tích mặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Hoàng Việt Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 153 - 157 157 nước trên để phát triển sản xuất trong thời gian quy hoạch. Phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp ở các hồ như hồ thuỷ lợi, và một số hồ khác... và đặc biệt phát triển nuôi cá hồi ở những nơi có đầy đủ điều kiện nhằm mang lại hiệu quả cao. KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, có thể đánh giá qua hơn 10 năm kể từ sau khi tái lập tỉnh, cơ cấu nền kinh tế Bắc Kạn đang từng bước có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đang được hình thành, tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng trồng cây đặc sản, cây công nghiệp có giá trị cao như: Quýt, hồng, chè Tuyết, Shan, cây nguyên liệu giấy, hoa... trong chăn nuôi lai tạo các giống vật nuôi có sản phẩm tốt. Ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản đang phát triển tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên Bắc Kạn đứng trước những khó khăn và thách thức. Đó là: Diện tích đất nông nghiệp quá ít, chỉ chiếm 7% diện tích đất tự nhiên gây khó khăn cho nền kinh tế vốn dựa nhiều vào nông nghiệp. Diện tích đất trồng đồi trọc còn nhiều và nạn phá rừng còn xảy ra. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, trình độ lao động thấp, thị trường nhỏ bé, vốn đầu tư ít so với cả nước. Bắc Kạn chưa thực sự tạo được môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngành nông nghiệp vẫn luôn giữ tỷ trọng lớn trong GDP, năm 2009 chiếm 45,0% GDP, ngành công nghiệp là cơ sở để tiến hành CNH-HĐH lại chiếm tỷ lệ nhỏ, không phát triển, chưa thể hiện rõ vai trò, vị trí quan trọng của mình trong quá trình CNH-HĐH. Cơ cấu kinh tế còn nặng về nông, lâm nghiệp. Do đó, cơ cấu kinh tế chưa tạo ra thế và lực cho phát triển kinh tế. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành chuyển dịch nhanh chóng để tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài và hội nhập có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2009, Nxb Thống kê. Hà Nội. [2]. UBND thị xã Bắc Kạn, Báo cáo đánh giá kết quả giữa kỳ thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch 5 năm 2006-2010. [3]. UBND tỉnh Bắc Kạn (8/1998), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010. [4]. UBND tỉnh Bắc Kạn (10/2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020. [5]. UBND tỉnh Bắc Kạn (2001), Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn đến 2010, Đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, Bắc Kạn. [6]. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X, (2010), Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn. SUMMARY AGRICULTURAL RESTRUCTURING ANALYSIS OF BACKAN PROVINCE IN THE PERIOD OF ECONOMIC INTEGRATION Hoang Viet Anh1, Phi Hung Cuong2∗ 1 College of Education - TNU, 2 College of Sciences - TNU According to the analysis results of reality of agricultural restructuring in BacKanprovince, after about 10 years of re-establishment, the economic structure has positive orientation. However, there are still some of the disadvantages which cause the difficulties for economic development and attraction of foreign investmentsuch as the lack of agricultural land, there are a large area of vacant land and barren hills, weak infrastructure, small market, low investment compare to the whole nation. The agriculture always have great proportion in GDP, 45.0%, 2009 those suggested that BacKan should rapidly restructuring in order to make the strength and capacity for long development and effective integration. Key words: restructure, economic structure, human resources, agriculture, development. ∗ Tel:0915210558 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_su_chuyen_dich_co_cau_nong_nghiep_tinh_bac_kan_tro.pdf