Những nội dung ôn tập cơ bản môn lịch sử tư tưởng chính trị

1. Tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu. - Dùng lực lượng vũ trang để đánh đuổi đế quốc Pháp. - Nhờ ngoại viện để khôi phục độc lập. - Đề cao vai trò của dân là lực lượng cứu nước. - Chủ trương thành lập nhà nước quân chủ lập hiến; có tư tưởng cộng hòa. - Phương thức thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ tư sản, hoạt động công khai, lực lượng chủ yếu là binh lính, dựa vào Nhật.

doc25 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những nội dung ôn tập cơ bản môn lịch sử tư tưởng chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế độ quân chủ, coi nó là ưu việt nhất. Ông đề cao chế độ quý tộc nhưng phê phán chế độ cộng hòa. Ông đề cao vai trò của các công dân sung túc trong chế độ quý tộc. Ông phê phán các chế độ bạo chúa. Mặc dù do hạn chế về thế giới quan, song, ông đã để lại những nghiên cứu khái quát và tổng kết có giá trị về chính trị, quyền lực chính trị, các loại hình thể chế chính trị... * Pôlybe (201-120 tr.CN): là nhà sử học nhưng trong các tác phẩm của ông có nhiều tư tưởng chính trị quan trọng. - Kế thừa cách phân loại chính phủ của Arixtốt, ủng hộ thể chế chính trị hỗn hợp, ở đó vừa có quân chủ, vừa có quý tộc và dân chủ. - Chính phủ tốt nhất là chính phủ liên kết được những kiểu hình thức thuần túy khác nhau trong những tỷ lệ hài hòa nhất. Cơ quan chấp hành tối cao là vua; nguyên lão nghị viện là quý tộc; các hội đồng, các “cơ quan bảo dân” là dân chủ. * Xixêrôn (106-43 tr.CN): ü Thân thế sự nghiệp: sinh ra trong gia đình quý tộc, chủ nô. Ông là luật sư, nhà hùng biện, trí tuệ tối cao của La Mã. ü Tác phẩm: Nước cộng hòa và Các quy luật. ü Nội dung tư tưởng chính trị: - Ông đánh giá cao đạo đức trong chính trị. Chính trị là công việc của những người tốt, là những công việc công cộng. - Ông nghiên cứu nhà nước và các loại luật thích hợp với nhà nước. - Nhà nước được tạo thành không bởi một mình thiên tài mà bởi thiên tài chung ở nhiều công dân, bởi lao động của các thế hệ. - Nhà nước ra đời liên minh, liên kết con người với nhau. - Nhiệm vụ của nhà nước là bảo vệ sở hữu tư nhân. - Công việc nhà nước là công việc của nhân dân. Pháp quyền được lập ra để lập sự thống nhất xã hội. - Ông ủng hộ chế độ quân chủ, phản đối chế độ dân chủ và cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ hỗn hợp. - Ông bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc chủ nô, biện minh cho sự bất công xã hội. - Chính trị, người làm chính trị trước hết phải được xem xét từ nghĩa vụ đạo đức. - Chính trị là công việc của những người thống nhất trong mình tài năng và quyền uy. II. Các trào lưu tư tưởng chính trị phương Tây thời kỳ trung đại? 1. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Thời kỳ trung đại ở phương Tây kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ XVI. - Nét nổi bật của thời kỳ này là sự thống trị của chế độ phong kiến và Thiên Chúa giáo, thế quyền cấu kết với thần quyền đàn áp nhân dân. - Với phương thức sản xuất phong kiến, xuất hiện hai giai cấp chủ yếu trong xã hội là địa chủ và nông dân. Địa chủ chiếm hầu hết ruộng đất, nông dân phụ thuộc hoàn toàn cả về thân thể, kinh tế, chính trị vào địa chủ. - Từ thế kỷ XI, công - thương nghiệp phát triển kinh tế hàng hóa xuất hiện thúc đẩy sự ra đời tầng lớp thị dân, mầm mống của giai cấp tư sản. - Thiên Chúa giáo không chỉ thống trị về tinh thần, đàn áp các tư tưởng khoa học mà còn thống trị cả về kinh tế, chính trị, chi phối các nhà nước phong kiến. - Giai đoạn đầu, các lực lượng thế tục và thần quyền đấu tranh với nhau quyết liệt nhằm tranh giành quyền lực, nhưng sau đó lại kết cấu với nhau để thống trị nhân dân lao động. Chúng đã tiến hành các cuộc “thập tự chinh” xâm chiếm, cướp bóc, chém giết tàn bạo các dân tộc Tây Á - các lực lượng tà giáo. 2. Những tư tưởng chính trị chủ yếu. a) Tư tưởng chính trị Thiên Chúa giáo: - Hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo thống trị xã hội, nó chi phối, đàn áp các trào lưu tư tưởng khác, đặc biệt là những tư tưởng cách mạng khoa học. - Cuộc đấu tranh tư tưởng, quyết liệt giữa thần quyền và thế quyền. - Buổi đầu, Thiên Chúa giáo là tôn giáo của người nghèo khổ, sau trở thành công cụ thống trị về tinh thần của giai cấp thống trị. - Hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo tuyên truyền, lý giải, cố chứng minh về quyền lực tối cao của mình, bắt các nhà nước phong kiến phải lệ thuộc vào Nhà thờ. - Tư tưởng Thiên Chúa giáo thống trị đã áp bức các tư tưởng tự do bình đẳng, bóp nghẹt sự phát triển về tư tưởng, khoa học, kìm hãm xã hội Châu Âu hơn 10 thế kỷ trong “đêm trường trung cổ”. b) Tư tưởng chính trị của các phong trào tà giáo: - Phong trào thánh thiện: Chống nhà thờ và chế độ phong kiến, phục hồi những tư tưởng dân chủ truyền thống của Thiên Chúa giáo sơ kỳ. Các phong trào đấu tranh của quần chúng lao động diễn ra mạnh mẽ ở Ý, Pháp... Các cuộc “thập tự chinh” tàn sát hàng chục vạn tín đồ Hồi giáo và tà đạo khác đã thúc đẩy các phong trào tà giáo. - Phong trào tà giáo thị dân: đấu tranh vì một giáo hội rẻ tiền, đòi chế độ đơn giản của giáo hội, bãi bỏ cac thầy tu, tòa thánh Rôma. - Phong trào tà giáo của nông dân và giới bình dân: đòi tái lập sự bình đẳng trong công xã tôn giáo. - Tư tưởng thị dân: ủng hộ triều đình trung ương tập quyền, chống cát cứ phong kiến và thần quyền. Chống sự can thiệp của nhà thờ vào công việc đời thường. 3. Các nhà tư tưởng tiêu biểu. * Ôguyxtanh (354-430): là giám mục sinh ra ở Bắc Phi. Ông còn là nhà văn, nhà bác học đầu tiên của Thiên Chúa giáo. Tư tưởng chính trị chủ yếu được phản ánh trong tác phẩm Thành bang của Thượng đế. - Tư tưởng chính trị ẩn chứa trong những quan niệm tôn giáo: + Nhà thờ là thành bang của Thượng đế, của cái tốt, là vĩnh cửu, có quyền lực tối cao; nhà nước là thành bang của trần gian, của cái ác, phụ thuộc vào nhà thờ. + Về nguồn gốc và bản chất của quyền lực: quyền lực là sở hữu chung của cộng đồng xã hội. Sứ mệnh của nó là làm cho công bằng được ngự trị. + Về quyền uy: con người cần đến một xã hội, xã hội cần đến một quyền uy, cần có quyền uy để loại trừ sự khủng hoảng nhà nước. Nhà vua phải có uy lực để thực hiện công bằng. + Về người chỉ huy: để có quyền uy, người chỉ huy phải nhìn xa trông rộng, biết bảo vệ lợi ích của những người dưới quyền; tự biết chỉ huy mình trước khi chỉ huy người khác và biết kiềm chế dục vọng. Người cầm quyền phải đặt quyền uy vào phục vụ nhân dân. - Khẳng định chế độ nô lệ là do Chúa định, kêu gọi các hoàng đế phải phục vụ giáo hội, tiêu diệt tà đạo. - Tư tưởng của ông được Giáo hội suy tôn là tư tưởng chính thống, hết sức phản động, tuy nhiên, trong đó cũng có những giá trị vượt trước thời đại. * T.Đacanh (1225-1274): - Là nhà hiền triết uyên bác thời trung đại. - Mười tám cuốn sách trong bộ tuyển tập của ông là bộ “bách khoa thư đặc sắc của hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo”. - Về nguồn gốc và các hình thức của quyền lực, ông cho rằng quyền lực chính trị có nguồn gốc từ Thượng đế, gồm 4 loại: quyền lực chính trị là quyền cai trị theo quy ước, luật lệ; quyền lực độc tài là quyền lực không giới hạn; vương quyền cai trị không theo pháp luật mà theo cảm hứng, sự khôn khéo; quyền lực tôn giáo là cao hơn cả, có thể phế truất những ông vua không trung thành. - Kế thừa tư tưởng phân chia các hình thức chính phủ, ông ủng hộ chính phủ hỗn hợp - kết hợp nền quân chủ, chế độ quý tộc và chính phủ nhân dân. Nhưng lý tưởng của ông vẫn là chế độ quân chủ phong kiến, nhưng nhà thờ có thể kêu gọi nhân dân lật đổ tên độc tài khi cần thiết. - Con người là động vật chính trị, đòi hỏi an ninh và trật tự pháp lý, được sống trong tự do. - Ông phân biệt hai loại luật: thần luật-luật vĩnh cửu của Chúa để điều hành thế giới và nhân luật-pháp luật phong kiến. - Chính trị học là một khoa học thực hành. - Ông quyết liệt chống đối sự bình đẳng xã hội, bảo vệ sự phân chia đẳng cấp, biện minh cho chế độ nô lệ. - Đòi nhà nước phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thờ, cho rằng tôn giáo trường tồn cùng với xã hội loài người. Học thuyết phản động của Đacanh đến nay vẫn còn ảnh hưởng lớn ở Châu Âu. 4. Đánh giá, nhận xét chung. - Tư tưởng chính trị Thiên Chúa giáo giữ vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội phương Tây thời trung cổ. Nó có những giá trị tiến bộ nhất định: nhấn mạnh cuộc sống tinh thần của con người; đề cao những giá trị tinh thần và đạo đức, bổn phận và phẩm hạnh của người cầm quyền và công dân; trong xã hội cần có quyền uy để chỉ huy mọi thành viên vì lợi ích chung. - Tuy nhiên, về cơ bản tư tưởng chính trị đó là phản động, bảo thủ, kìm hãm các giá trị, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Các phong trào tà giáo là sự phản kháng sự thống trị của Thiên Chúa giáo. III. Tư tưởng chính trị của trào lưu chủ nghĩa tự do phương Tây thời kỳ cận đại? 1. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã. Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn. - Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, sự phân hóa xã hội ngày càng rõ rệt à tầng lớp tư sản và những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện. - Nền văn hóa phục hưng phát triển rực rỡ trong suốt thế kỷ XIV-XV. - Sự ra đời và thống trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; các cuộc cách mạng công nghiệp, kinh tế hàng hóa dẫn đến các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. - Hai giai cấp mới ra đời là tư sản và vô sản, ngày càng đấu tranh quyết liệt với nhau. - Về tư tưởng, xuất hiện các trào lưu chống thần quyền, chống chuyên chế phong kiến, đấu tranh đòi tự do, dân chủ và hai trào lưu chính trị: chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội không tưởng. 2. Các đại biểu của trào lưu chủ nghĩa tự do. * G. Lốccơ (1632-1704): - Là nhà tư tưởng lớn người Anh. Tác phẩm chính của ông là Sự luận giải về chính quyền. - Ông cho rằng, tự do là giá trị chủ đạo của chính trị, của pháp quyền tự nhiên. Vì vậy, ông được coi là người thầy của chủ nghĩa tự do. - Ông luận giải về nguồn gốc, bản chất của nhà nước: + Đầu tiên, con người sống trong trạng thái tự nhiên, sau do sự vi phạm quyền của nhau dẫn đến hỗn loạn, mọi người giai ước với nhau bằng “khế ước” để thành lập nhà nước, để bảo vệ quyền tự nhiên của con người. + Bản thân nhà nước không có quyền, mà chỉ thực hiện sự ủy quyền của nhân dân. Bởi vậy, khi nhà nước vi phạm “khế ước”, xâm phạm quyền tự do của nhân dân, thì nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, bầu ra nhà nước khác. - Ông phản đối chế độ chuyên chế, bảo vệ sở hữu tư nhân và cho rằng chế độ quân chủ lập hiến là tốt nhất. - Để chống độc quyền, cần phải phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và liên minh, trong đó quyền lập pháp thuộc về nghị viện, là quyền lực cao nhất; quyền hành pháp thuộc về nhà vua; nhà vua thực hiện cả quyền liên minh: các vấn đề đối ngoại, chiến tranh, hòa bình. * S.L. Môngtéxkiơ (1689-1775): - Nhà tư tưởng vĩ đại Pháp, học luật, là Chủ tịch Nghị viện Boócđô, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp. - Tác phẩm chủ yếu: Tinh thần pháp luật (viết trong 20 năm) và Những bức thư Batư. - Ông phê phán chế độ chuyên chế, mà điển hình là Pháp. Ông phê phán kịch liệt Thiên Chúa giáo, vạch trần bộ mặt giả dối, đểu cáng của giáo sĩ, sự mù quáng và ăn bám của Giáo hội. - Về nhà nước: coi sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật là tự nhiên và có tính lịch sử. Buổi đầu, con người sống bình đẳng và hòa bình, mong muốn kiếm thức ăn cho mình, sống trong cộng đồng... sau chiến tranh buộc con người thiết lập những đạo luật, nhà nước. + Nhà nước như liên minh của các công dân và như tập hợp của những người cai trị. Nó xuất hiện khi tình trạng chiến tranh không thể chấm dứt bằng bạo lực. + Bản chất của nhà nước thể hiện thực chất của quan hệ giữa người cầm quyền và người bị quản lý. Bản chất đó quy định và biểu hiện cơ cấu của chính phủ. + Mỗi hình thức nhà nước đều dựa vào các nguyên tắc cầm quyền: nguyên tắc cầm quyền của chế độ chuyên chế là sợ hãi; của chế độ quân chủ là danh dự; của chế độ cộng hòa là bình đẳng, ái quốc, tình yêu và tự do. - Các hình thức nhà nước còn phụ thuộc vào quy mô lãnh thổ. - Học thuyết tam quyền phân lập để chống độc quyền và lạm quyền. Quyền lực nhà nước phân ra ba loại: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chúng cân bằng nhau và tập trung trong các cơ quan khác nhau. Quyền lập pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia, thuộc về toàn dân được trao cho Quốc hội; quyền hành pháp là thực hiện những luật pháp đã được thiết lập; quyền tư pháp để trừng trị tội phạm và giải quyết xung đột giữa các cá nhân, các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ theo pháp luật. Các cơ quan đại diện nhân dân hạn chế quyền lực của nhà vua. - Nhấn mạnh ảnh hưởng của yếu tố môi trường tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu... đến chính trị. * G.G. Rútxô (1712-1778): - Là nhà văn Pháp, có tư tưởng cấp tiến, cách mạng. - Tác phẩm chính trị lớn của ông là Bàn về khế ước xã hội (1762) gây tiếng vang lớn ở Châu Âu, làm cho các chính phủ chuyên chế hoảng sợ. Chính phủ Pháp ra lệnh đốt sách của ông, truy tìm ông. Ông phải chạy trốn, sống lưu vong và chết trong nghèo khổ. Sau cách mạng tư sản, thi hài ông được đưa vào nơi chôn cất các vĩ nhân Pháp. - Tư tưởng nổi bật của ông là kịch liệt chống chuyên chế phong kiến, bảo vệ chủ quyền của nhân dân, quan tâm đến những người dân bình thường: + Trong trạng thái tự nhiên, con người được tự do, bình đẳng; nhưng thể chất, sức khỏe của mọi người khác nhau. + Bất công xã hội xuất hiện cùng với chế độ tư hữu, kẻ giàu, người nghèo. + Mọi người thỏa thuận với nhau thiết lập ra nhà nước và pháp luật thông qua khế ước xã hội. + Ông phân biệt sự khác nhau giữa xã hội công dân (mới nảy sinh) với chế độ tư hữu. + Mọi người hy vọng được nhà nước bảo vệ, được sống tự do, song ngược lại, họ bị rơi vào vòng nô lệ. + Ông cố gắng tìm những biện pháp hạn chế bất công xã hội, liên kết sức lực chung để bảo vệ nhân cách và tài sản của mỗi thành viên. - Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân: Thể chế chính trị hợp lý khi con người liên kết với nhau thành xã hội thì vẫn không mất đi quyền tự nhiên và duy trì được tự do: + Với khế ước xã hội, mỗi người trao nhân cách của mình cho lãnh đạo tối cao và trở thành thành viên của nó. Toàn bộ quyền lực được chuyển giao cho bộ phận cầm quyền, do đó chủ quyền thuộc về nhân dân. Mọi người bình đẳng do hiệu lực của pháp luật và khế ước. + Chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể. Chủ quyền đó không thể chuyển giao cho cá nhân, nó luôn luôn thuộc về nhân dân và không bị hạn chế bởi bất cứ đạo luật nào. + Cơ quan lập pháp và hành pháp phải riêng biệt, độc lập nhau. + Các đạo luật là những văn bản có ý chí chung, nhà vua không thể cao hơn chúng. Các đại biểu của dân là đày tớ của dân, các quyết định của họ chỉ có thể trở thành luật sau khi thông qua trưng cầu dân ý. - Nhà nước hoàn hảo nhất là có lãnh thổ không lớn quá hoặc nhỏ quá. Các quốc gia nhỏ liên kết với nhau chống ngoại xâm: + Lập pháp có nhiệm vụ bảo đảm hạnh phúc và phúc lợi cho tất cả công dân, tự do và bình đẳng của họ. + Tư sản, không đòi hỏi loại bỏ tư hữu, chỉ đề nghị hạn chế cái ác, chứ không tiêu diệt nó. + Lý tưởng của ông là một nền cộng hòa thực hiện pháp quyền trong đó không có giàu nghèo quá mức, nhân dân làm chủ, là lý tưởng mang tính không tưởng. - Về quyền lực nhà nước: quyền lập pháp là ý chí của tổ chức chính trị, quyền hành pháp là sức mạnh của nó. Quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân, cho nên nhân dân có quyền quyết định hình thức chính phủ: + Ông ủng hộ thể chế cộng hòa - các quan chức do nhân dân bầu ra. Chính quyền lập pháp được thiết lập do khế ước xã hội, chính quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền. Chính điều này quy định vai trò phụ thuộc của chính phủ vào quyền lập pháp. + Để ngăn ngừa việc tiếm quyền từ phía chính phủ, ông đề nghị tiến hành đại hội nhân dân định kỳ, mà ở đó chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo. + Ông đề nghị thiết lập tòa án để bảo vệ pháp luật và quyền lập pháp. - Tư tưởng của ông là cương lĩnh cấp tiến của giai cấp tiểu tư sản, có ảnh hưởng lớn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp. IV. Khái quát chung về tư tưởng chính trị phương Tây. Nhìn lại toàn bộ lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây, có thể nhấn mạnh những giá trị phổ biến sau: (1). Xu thế chi phối toàn bộ các tư tưởng chính trị phương Tây là đi tìm thể chế chính trị hỗn hợp chắt lọc, dung chứa được các yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục được những hạn chế của các thể chế chính trị khác nhau trong lịch sử. Thể chế chính trị hỗn hợp ấy mang lại sức mạnh để điều tiết chung, phối hợp với những công cụ điều tiết khác tạo ra cơ chế vận hành nhanh nhạy, khách quan và có hiệu quả. (2). Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là của dân. Nhà nước tự nó không có quyền, nhà nước chỉ được ủy quyền của dân. Quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực của dân do dân ủy quyền. Vì vậy, quy mô, phương thức hoạt động, mục đích của quyền lực nhà nước đều vì dân, phục vụ dân - là sức mạnh công cộng để điều hòa, phối hợp tạo ra sự ổn định và phát triển chung của toàn xã hội như là môi trường cho từng cá nhân có điều kiện sống hoạt động mưu cầu hạnh phúc. (3). Quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước phải tập trung, nhưng đi đôi với nó, quyền lực phải bị kiểm soát chặt chẽ. Nếu không, quyền lực công cộng sẽ thoái hóa thành quyền lực cá nhân làm tan rã quyền lực chung. (4). Chính trị là lĩnh vực lãnh đạo và điều khiển toàn bộ. Vì vậy, chính trị phải là sự thống trị của trí tuệ tối cao. Thứ chính trị thiếu trí tuệ chỉ còn là bạo lực cưỡng chế đơn giản. Sự cưỡng bức nhà nước phải là sự áp đặt của lý trí phổ biến của trí tuệ phát triển cho mọi người, mọi xã hội. Áp đặt cưỡng bức thô bạo không phải là chính trị chân thật. Muốn có xã hội dân chủ và quản lý được quốc gia thì phải có một trí tuệ ưu việt. (5). Nhà nước không phải là cơ quan quyền lực bên ngoài và bên trên dân, mà là công cụ quyền lực chung của dân. Chức năng cơ bản của nó không phải là áp đặt hoặc là làm thay cho từng công dân, mà là tạo ra môi trường xã hội cho từng cá nhân công dân có thể phát huy cao độ tính tích cực sáng tạo của mình để mưu cầu hạnh phúc. (6). Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân từng con người là quan hệ rất cơ bản trong đời sống chính trị. Vấn đề cá nhân con người và khai thác tính sáng tạo của từng cá nhân con người luôn luôn là đối tượng cơ bản của chính trị, của quyền lực nhà nước. Nhưng cho đến nay chưa có một nhà nước tư sản nào thực hiện đầy đủ những giá trị tư tưởng trên trong hiện thực đời sống chính trị. Điều này được lý giải từ chiều sâu bản chất của chủ nghĩa tư bản: bóc lột giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. è Những giá trị tiêu biểu và những hạn chế cơ bản của tư tưởng chính trị phương Tây thời kỳ cận đại: - Tôn trọng sự phát triển của tự nhiên và xã hội. - Tìm thể chế chính trị hợp lý. - Quyền lực tập trung vào lãnh tụ có đức, tài, uy tín. - Sự tham gia của những người ưu tú vào chính quyền nhà nước. - Quyền lực nhân dân là nền tảng của toàn bộ tổ chức chính quyền. - Phân chia quyền lực nhà nước như là tính tất yếu kỹ thuật. - Quyền lực nhà nước cần được kiểm soát. - Đề cao trí tuệ con người, pháp luật. - Muốn có bình đẳng xã hội nhưng tìm con đường cách mạng cải lương, không tưởng. - Cho quyền lực là của dân nhưng ủng hộ thể chế quân chủ; không hiểu rõ nguồn gốc, bản chất của nhà nước. B. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHƯƠNG ĐÔNG I. Đặc trưng cơ bản của tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại? 1. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. - Đồ sắt xuất hiện, tạo nên cuộc cách mạng về công cụ lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nông nghiệp phát triển mạnh, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp có chuyển biến vượt bậc. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt giữa các giai cấp, tầng lớp thống trị: giữa quý tộc với thương nhân, địa chủ; giữa giai cấp thống trị với nhân dân lao động. - Vua Chu chỉ tồn tại trên danh nghĩa, chiến tranh liên miên giữa các nước chư hầu do tranh giành đất đai, bành trướng lãnh thổ. Đạo đức, trật tự xã hội suy thoái, đảo lộn. Nhân dân đói khổ vì chiến tranh. - Trước tình hình đó, những người có học thức đua nhau tìm giải pháp để lập lại trật tự xã hội à hàng trăm học thuyết, tư tưởng ra đời, trong đó ảnh hưởng nhất là Nho Gia, Mặc Gia, Pháp Gia. 2. Nội dung tư tưởng chính trị cơ bản. - Quan niệm về chính trị: Chính trị là chính đạo, là ngay thẳng, làm chính trị là để dẫn dắt dân, lo cho xã hội thái bình thịnh trị. - Về quyền lực nhà nước: Các trường phái đều thống nhất ở tư tưởng thiết lập một chế độ quân chủ trung ương tập quyền, toàn bộ quyền lực thuộc về nhà vua. Nhân dân là bầy tôi, thảo dân, là đối tượng bóc lột, có nghĩa vụ trung thành, phục vụ nhân dân. - Về phương pháp cai trị: Trong hoàn cảnh loạn lạc, họ đều tìm các biện pháp, cách thức cai trị sao cho có hiệu quả, đất nước cường thịnh. Theo chủ nghĩa “tôn quân”, “trung quân ái quốc”, nhấn mạnh vai trò nhà vua, đề cao thủ thuật, mưu kế trị nước. - Mỗi trường phái đại diện cho một giai cấp, tầng lớp trong xã hội nên có quan điểm trị nước khác nhau: + Nho giao, đại diện cho tầng lớp quý tộc đang sa sút chủ trương đức trị - nhà vua trước hết phải là tấm gương về đạo đức, phải chăm sóc dân, “dưỡng dân, giáo hóa dân, an dân”. + Mặc gia, đại diện cho giới bình dân, chủ trương mọi người phải thương yêu nhau và làm lợi cho nhau, kêu gọi bình đẳng, tất cả mọi người đều phải lao động, thực hành tiết kiệm, chống hình thức, lãng phí. + Pháp gia, đại diện cho tầng lớp thương nhân, địa chủ đang lên, chủ trương dùng hình phạt - pháp luật - để cai trị, thông qua pháp - thuật - thế. - Về xã hội lý tưởng: theo tôn ti trật tự từ vua cho đến thần dân, ai ở yên phận nấy, theo khuôn phép có sẵn, không đấu tranh, không cải biến xã hội. II. Nội dung tư tưởng chính trị Nho gia? Ảnh hưởng của nó ở Việt Nam? 1. Điều kiện kinh tế - xã hội. (như phần I.1) 2. Các đại biểu tiêu biểu. * Khổng Tử (551-478 tr.CN): ü Thân thế, sự nghiệp: Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc nghèo, sa sút ở nước Lỗ; đã từng trông coi trâu, dê, giữ kho, làm quan đến chức Đại tư khấu. Do không được trọng dụng, ông cùng học trò đi sang các nước chư hầu khác, muốn áp dụng học thuyết của mình vào trị nước. Sau 14 năm không thành, ông đành quay về quê viết sách, dạy học. ü Tác phẩm: Ông san định các bộ kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu. Sau khi ông mất, học trò của ông tập hợp những lời nói, sự tích của ông thành bộ Luận ngữ. ü Những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị: - Về chính trị, quyền lực chính trị: + Chính trị là chính đạo, thẳng thắn, cai trị phải ngay thẳng. + Phương pháp cai trị: bằng đạo đức. + Quyền lực nhà nước phải tập trung vào một người là vua. - Học thuyết về nhân, lễ, chính danh: + Nhân: là thương người, yêu người, là nhân đạo, coi người như mình, giúp đỡ người khác, không làm hại người khác; sống ngay thẳng, có đạo đức. + Lễ: là quy tắc, chuẩn mực ứng xử của mỗi người trong xã hội. Cai trị bằng lễ, vì lễ quy định danh phận, thứ bậc mọi người trong xã hội; điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giao tiếp. Tất cả mọi người đối xử với nhau phải theo Lêxxx. + Chính danh: là xác định danh phận, vị trí của mỗi người trong xã hội. Mỗi người phải làm tròn bổn phận, vai trò trách nhiệm của mình theo thứ bậc quy định, không tranh giành, chiếm đoạt ngôi thứ của nhau. Danh phải phù hợp với thực, “danh có chính, ngôn mới thuận”. - Chỉ người cầm quyền mới có nhân, họ thường xuyên phải tu dưỡng bản thân, tuân theo lễ, nêu gương sáng để cai trị thiên hạ, cảm hóa mọi người. - Xây dựng thể chế nhà nước lý tưởng theo mô hình Tây Chu trước đây: vua sáng, tôi hiền; vua quan tâm, chăm sóc dân như cha đối với con. * Mạnh Tử (372-289 tr.CN): ü Thân thế, sự nghiệp: Mạnh Tử là người nước Lỗ, là họ trò của Khổng Cấp (cháu Khổng Tử), mồ côi cha từ nhỏ. Đi chu du nhiều nước khuyên cai trị bằng đạo đức, nhưng không được trọng dụng. ü Tác phẩm: Mạnh Tử. ü Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị: - Về quyền lực chính trị: ông bàn nhiều về phương pháp cai trị, chủ trương vương đạo (cai trị bằng đạo đức), lên án bá đạo (cai trị bằng bạo lực). Nhân chính - chính trị nhân nghĩa là đường lối trị nước của ông. - Giải thích nguồn gốc của quyền lực nhà nước là theo ý trời - lòng dân - nhân đức. Vua phải quan tâm đến dân, giáo hóa dân, phải được lòng dân mới giữ được ngôi. Vua phải chăm lo cho dân “hằng sản” để “hằng tâm” - dân có no đủ mới không loạn lạc, không chống đối vua. - Quan hệ vua - tôi là quan hệ hai chiều, vua đối với bề tôi thế nào, bề tôi đối với vua như thế ấy. Dân là quý nhất, xã tắc đứng thứ hai, còn vua là không đáng trọng. Đây là yếu tố dân chủ sơ khai, đã thấy rõ sức mạnh của nhân dân. - Ông ủng hộ phân biệt đẳng cấp: quân tử lao tâm, tiểu nhân lao lực. - Cho rằng con người sinh ra vốn thiện, đề cao giáo dục để con người xa rời điều ác, quay trở về điều thuận. * Tuân Tử (315-230 tr.CN): ü Thân thế, sự nghiệp: Ông người nước Triệu, sống vào cuối thời Chiến Quốc, từng làm quan, sau về dạy học, viết sách. ü Tác phẩm: Tuân Tử. ü Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị: - Ông phát triển Nho giáo theo hướng đi sâu vào đời sống hiện thực, giải đáp những vấn đề thực tiễn chính trị. - Nhấn mạnh vai trò của người làm vua: vua phải là khuôn mẫu, có đạo đức để mọi người noi theo; biết tập hợp sức mạnh quốc gia; vua phải thấy được sức mạnh của nhân dân. - Về quyền lực: ông chủ trương vương đạo, cai trị theo Pháp hậu vương (các đời vua Hạ Thương, Vũ). - Về phương pháp cai trị: kết hợp cai trị bằng lễ và bằng pháp luật; thưởng phạt công bằng. Đã có xu hướng đề cao pháp luật. 3. Đánh giá, nhận xét chung. - Tư tưởng chính trị Nho gia là tiếng nói của tầng lớp quý tộc đang mất dần quyền lực, muốn khôi phục lại địa vị do lịch sử đã vượt qua. Do hạn chế về thế giới quan nên giải thích không đúng về những nguyên tắc nhân chính của thực trạng xã hội, cho rằng loạn lạc là do “lễ hư, nhạc hỏng”, mọi người không ở yên vị trí của mình, không tuân theo lễ, mà không thấy được tồn tại xã hội đã và đang thay đổi. - Xã hội lý tưởng của Nho gia là xã hội thời Tây Chu - có tôn ti trật tự, mọi người sống có trách nhiệm với nhau, làm đúng chức năng của mình, giúp đỡ lẫn nhau, không xâm phạm nhau; ai cũng phải tu thân, nhất là bậc vua chúa. Xã hội lấy gia đình làm cơ sở, trọng tình cảm, công bằng (không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng), không có người nghèo quá mà cũng không có người giàu quá. Xã hội đó không kích thích lao động sản xuất, làm giàu, coi nhẹ lợi ích vật chất, coi trọng tình cảm, đời sống tinh thần. - Tư tưởng đức trị của Nho gia không phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc thời đó. Tư tưởng đó nhân đạo nhưng ảo tưởng, nó phù hợp với chế độ phong kiến muốn duy trì tôn ti trật tự, ổn định sau này. 4. Ảnh hưởng của Nho gia ở Việt Nam. - Tư tưởng Nho gia xuất hiện ở Việt Nam đầu thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc. Nó trở thành công cụ của các thế lực phong kiến Trung Quốc muốn áp đặt, Hán hóa người Việt. - Buổi đầu, người Việt chống đối quyết liệt, nhưng sau đó đã tiếp nhận những mặt tích cực của Nho gia, làm giàu cho nền văn hóa của dân tộc mình, biến nó thành vũ khí chống ngoại xâm. - Thời kỳ độc lập tự chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho gia như hệ tư tưởng chính thức. Từ thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, là hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến. - Bên cạnh những mặt tích cực như đề cao giáo dục, khuyên sống nhân nghĩa, tu dưỡng bản thân, theo tôn ti trật tự trên dưới... Tư tưởng Nho gia không chú trọng khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, mà chỉ “tầm chương, trích cú”, hoài cổ, mang tính bảo thủ, trì trệ, không thích ứng với xu thế phát triển của lịch sử, đã kìm hãm đất nước ta nhiều thế kỷ. - Hiện nay, chúng ta đang cố gắng khai thác, phát huy mặt tích cực của Nho giáo và hạn chế mặt tiêu cực của nó để xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. III. Nội dung tư tưởng của phái Pháp gia? Ảnh hưởng của nó ở Việt Nam? 1. Điều kiện kinh tế - xã hội (như phần I.1). 2. Các đại biểu và tư tưởng chủ yếu. * Quản Trọng: - Sống vào cuối thế kỷ VI tr.CN ở nước Tề, là đại biểu đầu tiên của phái Pháp gia. Làm tướng quốc nước Tề, nhờ dùng pháp trị mà giúp nước Tề cường thịnh, vua Tề trở thành bá chủ đầu tiên ở Trung Quốc. - Theo ông, vua làm ra pháp luật, các quan trông coi, dân chúng thi hành. - Muốn pháp luật được thực hiện, dân chúng phải biết pháp luật, biết đúng mà làm, biết sai mà tránh. Dân có thể tranh luận pháp luật với các quan trông coi pháp luật. * Thận Đáo (370-290 tr.CN): - Ông là người nước Triệu, đề cao pháp luật trong cai trị, chủ trương dùng thế của người đứng đầu chính thể, đề cao sức mạnh của quyền lực. - Ông đả kích phương pháp nhân trị, nhấn mạnh uy quyền. - Ông cho rằng, người đứng đầu chỉ cần thế lực và địa vị, tài là không đáng mộ. * Thân Bất Hại (410-337 tr.CN): - Ông làm Thượng thư nước Hàn, chủ trương dùng thuật để trị nước. Thuật là phương thuật, mưu mẹo của nhà vua. - Ông đề cao thuật vô vi của Lão Tử. - Ông cho rằng, chỉ có pháp luật mới đặt ra tiêu chuẩn khách quan để điều hành đất nước, duy trì trật tự xã hội. - Thủ thuật của người cầm quyền trong thi hành pháp luật, quản lý xã hội. - Thuật là vận dụng pháp vào trong sự vật, sự việc, phải làm cho nó mù mờ, giấu kín, khiến kẻ bị trị hoặc đối tác không sao nắm được. * Thương Ưởng (thế kỷ III tr.CN): - Ông là người nước Vệ, làm đến chức Tể tướng nước Tần. Theo ông, trị nước phải dùng pháp luật. Pháp luật phải thay đổi cho phù hợp, phải được dân tin, phải được thi hành nghiêm chỉnh. - Chủ trương chế độ quân chủ chuyên chế, vua cai trị bằng pháp luật, bằng quyền lực. - Đặt các quan chuyên trông coi và lo về pháp luật. * Hàn Phi Tử (280-233 tr.CN): ü Thân thế, sự nghiệp: Ông là công tử nước Hàn, dâng sách cho vua Hàn bàn cách làm cho đất nước hưng thịnh nhưng không được trọng dụng. Trong thời gian đi sứ nước Tần, được Tần Thủy Hoàng đánh giá cao, nhưng bị Lý Tư hãm hại. ü Tác phẩm: Hàn Phi Tử. ü Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị: - Ông đã phân tích những ưu điểm, hạn chế của Quản Trọng, Ngô Khởi, Bạch Lý Hề, Thận Đáo và tổng kết, hoàn thiện thành học thuyết pháp trị của mình. Học thuyết đó dựa trên ba nội dung cơ bản: pháp - thuật - thế: + Ông đồng tình với Tuân Tử cho rằng, con người ta có tính ác, nhưng lý giải từ vấn đề lợi ích. Người ta tranh giành nhau, yêu mến nhau cũng chỉ vì lợi ích. Việc cai trị phải căn cứ vào lợi ích để thưởng hay phạt. + Pháp: luật do vua ban ra, trăm quan giám sát, nhân dân thực hiện. Luật phải đúng đắn, phù hợp, công khai trên dưới đều biết. Tất cả cứ đúng mực thước, đúng pháp luật mà làm thì xã hội sẽ ổn định. + Thuật: là nghệ thuật, thủ thuật trị nước. Vua phải luôn cảnh giác với những người xung quanh, biết sử dụng người đúng lúc, đúng chỗ, đúng khả năng; vua phải sáng suốt, không để lộ sự yêu, ghét để quần thần lợi dụng. Dùng thuật để biết rõ người ngay, kẻ gian, để điều khiển bầy tôi. Thực chất đó là thủ đoạn của người làm vua để điều khiển các quan lại, phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh. + Thế: là uy thế, quyền lực của người làm vua. Vua phải triệt để sử dụng quyền của mình để trị nước. Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua, không được trao cho bất cứ ai; phải dùng pháp luật để củng cố quyền lực. Nếu chỉ có pháp luật và thuật mà thiếu quyền lực (thế) để cưỡng bức thì cũng không thể cai trị được. + Pháp, thuật và thế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó pháp là trung tâm, còn thuật và thế là điều kiện để thực hành pháp luật. + Thưởng, phạt là công cụ để thi hành pháp luật. Phạt nặng để răn đe kẻ xấu, thưởng hậu để khuyến khích, động viên mọi người làm việc. Thưởng phạt nghiêm minh, thỏa đáng mới bảo vệ được pháp luật. + Phủ nhận thần quyền. - Hạn chế: - Lý luận về quyền lực nhà nước (thế) chỉ là cái đặt ra để bảo vệ người giàu, giai cấp địa chủ mới. - Ông chỉ nhìn thấy khía cạnh vụ lợi, không thấy được lý tưởng cao đẹp và sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của những người có tâm, có đức. - Quá tuyệt đối hóa pháp luật, không thấy được những công cụ khác kết hợp để trị nước, như đạo đức. 3. Ảnh hưởng của tư tưởng Pháp gia ở Việt Nam. - Tư tưởng cai trị bằng pháp luật xuất hiện ở Việt Nam từ thời nhà Lý (Hình thư), thời Trần và đến thời Lê đã được đề cao. Bộ Luật Hồng Đức là điển hình của tư tưởng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Với bộ Luật Gia Long, nhà Nguyễn cũng coi trọng pháp luật, nhưng do ảnh hưởng của Nho giáo quá lớn nên không thể áp dụng pháp trị. - Hiện nay, chúng ta đang chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, đồng thời nâng cao trình độ làm luật của Quốc hội. IV. Những nét đặc trưng của tư tưởng chính trị Đạo Gia và Mặc Gia? Ảnh hưởng của những tư tưởng đó ở Việt Nam. 1. Điều kiện kinh tế - xã hội (như phần I.1). 2. Đạo gia. - Người khởi xướng là Lão Tử (580-500 tr.CN). Tác phẩm Đạo đức kinh của ông chứa đựng những tư tưởng chính trị đặc sắc. - Ông cho rằng, “đạo” là bản nguyên thế giới, sinh ra vạn vật trong vũ trụ; nó sinh thành, biến hóa theo quy luật tự nhiên. - Tư tưởng chính trị bao trùm của Lão Tử là “vô vi nhi trị”, nghĩa là để cho xã hội tự nhiên như vốn có, không cần can thiệp. - Chủ trương cai trị bằng phương pháp vô vi, ông cho rằng, không dùng trí tuệ vào việc cai trị; không làm phiền hà dân, không gây chiến tranh, không đẩy dân đến chỗ đường cùng. - Nhà nước lý tưởng của ông là dân ít, nước nhỏ, dân sống đơn sơ, không quan hệ với nước láng giềng, chống chiến tranh xâm lược. Ở đó, mọi người giữ được bản chất tự nhiên của mình, phù hợp với tự nhiên. - Trong trị nước phải mềm dẻo, linh hoạt, ứng xử phù hợp với tự nhiên. - Ông chống giai cấp thống trị tàn bạo, ức hiếp quần chúng, đòi quyền bình đẳng, nhưng lại khuyên con người bằng lòng với sự nghèo khổ, ngu dốt để sống thanh thản, yên phận. 3. Mặc gia. - Người khởi xướng là Mặc Tử (478-392 tr.CN), đại diện cho giới bình dân. - Tư tưởng chính trị của ông được phản ánh trong tác phẩm Mặc Tử: + Ông chủ trương “kiêm ái, giao tương lợi”, nghĩa là yêu nhau và làm lợi cho nhau. + Ông cho rằng, xã hội loạn lạc là do mọi người ghét nhau, tranh giành nhau, do vậy phải yêu nhau, giúp nhau, không phân chia đẳng cấp, khi đó xã hội sẽ ổn định. + Kêu gọi sống tiết kiệm trong tất cả các lĩnh vực; mọi người đều phải lao động, kêu gọi bình đẳng, chống áp bức, bất công, chống xa hoa, lãng phí, hình thức. + Chủ trương tôn trọng, sử dụng người hiền tài. 4. Ảnh hưởng của Đạo gia, Mặc gia ở Việt Nam. - Tư tưởng Đạo gia xuất hiện ở Việt Nam, hòa quyện vào đời sống tâm linh, tín ngưỡng bản địa, sau đó phát triển thành đạo giáo thần tiên; thờ cúng thánh thần, phù thủy... - Đa số làng xã Việt Nam thờ thành hoàng làng, thờ các vị thần, các anh hùng dân tộc: Chúa Liễu Hạnh, Thánh Tản Viên, Quan Công, Trần Hưng Đạo... - Thời kỳ Đại Việt, Đạo giáo có ảnh hưởng sâu rộng và làm một trong “tam giáo đồng nguyên”. - Nhiều người có đức, có tài, do bất mãn với chế độ đương thời đã lui về ở ẩn. - Mặc gia, do không phát triển được ở Trung Quốc thời kỳ trung đại, nên hầu như không có ảnh hưởng ở Việt Nam. C. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM I. Những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Việt Nam từ thế kỷ X - XV? Ảnh hưởng của những tư tưởng đó đối với công cuộc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay? 1. Điều kiện kinh tế - xã hội. - Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là nhân dân ta phải liên tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược từ phương Bắc: Tống, Nguyên, Minh. - Các triều đình nhà Lý, Trần, Lê đã huy động được sức mạnh của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Về kinh tế, thời kỳ này nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, công việc khai hoang khẩn hóa, xây dựng các công trình thủy lợi được tiến hành với quy mô lớn. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh; các trung tâm thương mại xuất hiện. - Thời kỳ nhà Hồ đã tiến hành xóa bỏ chế độ điền trang thái ấp của quý tộc, thực hiện chế độ quân điền, nhà nước thu tô thuế. - Thành thị chậm phát triển do chính sách “trọng nông, ức thương”. - Về xã hội, tầng lớp quý tộc nắm quyền trong xã hội, ngày càng khẳng định vai trò của mình; những người nông dân, nông nô, thợ thủ công... chiếm đa số trong xã hội. - Nho giáo ngày càng được coi trọng và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến. Bộ máy quan lại được tuyển chọn thông qua hệ thống thi cử. - Phật giáo là quốc giáo thời Lý, có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống chính trị, xã hội, nhưng sau đó đã giảm dần vai trò. 2. Một số đại biểu tiêu biểu. * Lý Công Uẩn (974-1028): - Là vị vua quyết định rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Tác phẩm Chiếu dời đô đã thể hiện rõ tư tưởng chính trị của ông. - Ông có nhãn quan chính trị sâu sắc, tầm nhìn xa, trông rộng khi chọn Thăng Long làm kinh đô, đặt mốc lịch sử cho sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia độc lập, tự chủ. - Ông còn sớm nhận thức được sức mạnh của nhân dân, tôn trọng ý dân. * Lý Thường Kiệt (1019-1105): - Ông là vị tướng tài của triều Lý, có công đầu trong chiến tranh đánh Tống, bình Chiêm, nâng cao vị thế của đất nước. - Tác phẩm Nam quốc sơn hà của ông được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. * Trần Quốc Tuấn (1228-1300): - Ông là vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Các tác phẩm chính của ông là: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Hịch tướng sĩ..., trong đó, Hịch tướng sĩ thể hiện tư tưởng yêu nước, quyết tâm đánh giặc của ông. Nó kêu gọi quân sĩ hăng hái giết giặc, đập tan tư tưởng sợ địch, khích lệ tướng sĩ dũng cảm chiến đấu bảo vệ danh dự của dân tộc và cá nhân, cổ vũ lòng trung thành với Tổ quốc, với triều đình. - Nét nổi bật trong tư tưởng của ông là tư tưởng “khoan thư sức dân”. Ông chủ trương thân dân, dựa vào dân để đánh giặc, giữ nước, cụ thể: + Ông nêu bật chân lý của chiến tranh giữ nước là “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, mà trước hết phải đoàn kết trong nội bộ triều đình. + Đó là quan tâm đến nhân dân, sử dụng hợp lý sức dân, khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi người dân, chung sức đánh giặc, bảo vệ đất nước. + Khoan dân là biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. + Biết kết hợp hài hòa lợi ích của dân với lợi ích của triều đình phong kiến. + Ông nhận thấy vai trò quyết định của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. * Nguyễn Trãi (1380-1442): - Ông sinh ra trong gia đình nho học, là nhà văn hóa lớn của dân tộc, có công giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho đất nước. - Các tác phẩm chứa đựng tư tưởng chính trị của ông là: Đại cáo bình ngô, Quân trung từ mệnh tập, Ức trai thi tập... - Nội dung tư tưởng chính trị: + Tư tưởng chủ quyền quốc gia: bằng cơ sở khoa học, lịch sử, ông chứng minh Việt Nam là một quốc gia độc lập từ lâu đời, ngang hàng, đối sánh với Trung Quốc. + Tư tưởng nhân nghĩa là nét đặc sắc trong tư tưởng chính trị của ông. Đó là đường lối chính trị, là chính sách cứu nước và dựng nước, là yên dân, diệt trừ bạo ngược; là nhân đạo, yêu hòa bình; là tuyên dương, ghi nhận sức mạnh và vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh giữ nước và xây dựng đất nước. - Ông khuyên các vị vua phải tôn trọng dân, chăm lo đời sống nhân dân; thi hành chính sách “lấy dân làm gốc”. * Lê Thánh Tông (1442-1497): - Là ông vua nổi tiếng thông thái trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Tư tưởng chính trị của ông được thể hiện trong tác phẩm Thiên nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập... và trong thực tiễn trị nước của ông. - Ông cho tiến hành cải cách bộ máy hành chính, xây dựng hệ thống chính trị chặt chẽ từ cơ sở đến trung ương. - Cho thi hành chính sách quân điền, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. - Ban hành bộ Luật Hồng Đức, bước đầu xác lập tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở nước ta. - Đường lối trị nước của ông là sự kết hợp giữa lễ trị với pháp trị trên lập trường dân tộc và yêu nước. - Ông đề cao ý thức độc lập và tự cường trong nhân dân. - Tuy nhiên, ông quá đề cao cá nhân mình, không thấy được vai trò của quần chúng nhân dân, quá coi trọng Nho giáo, thoát ly thực tế; có tư tưởng chuyên quyền, độc đoán... Tóm lại, tư tưởng nổi bật của thời kỳ này là: củng cố, bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia mới giành lại được; là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng dân tộc; tư tưởng thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc, coi nhân dân là lực lượng quan trọng trong xây dựng và bảo vệ đất nước; đề cao đức trị nhưng đã hình thành tư tưởng pháp trị. 3. Ảnh hưởng đến xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay. - Tư tưởng thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc là những giá trị truyền thống của dân tộc. - Chúng ta xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trên cơ sở kế thừa những giá trị trên, có sự phát triển sáng tạo trong điều kiện, hoàn cảnh mới. - Phát huy tư tưởng “pháp trị” của Lê Thánh Tông trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. II. Những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử trước năm 1945. 1. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. - Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở tập hợp, đoàn kết 15 bộ tộc vùng Bắc bộ, xuất phát từ nhu cầu cấp bách của thực tiễn: chống thiên tai và địch họa. Nhu cầu mở rộng sản xuất nông nghiệp, khai phá vùng đồng bằng màu mỡ và chuẩn bị cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc. - Từ khi có nhà nước, ý thức dân tộc và ý thức về chủ quyền quốc gia được hình thành và được thể hiện rõ trong cuộc kháng chiến chống quân Tần. 2. Thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc. - Trong hoàn cảnh đất nước bị quân xâm lược đô hộ, đang có nguy cơ bị đồng hóa, ý thức về cội nguồn dân tộc, về chủ quyền quốc gia trỗi dậy và trở thành chất keo kết dính các tầng lớp nhân dân, các vùng miền trên cả nước. - Tư tưởng chống Hán hóa, khôi phục độc lập dân tộc mở đầu bằng khởi nghĩa Hai Bà Trưng và sau đó được hun đúc, tiếp nối bởi các cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ... và cuối cùng đã giành được thắng lợi vào thế kỷ thứ X, gắn với tên tuổi người anh hùng dân tộc Ngô Quyền. - Trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, nền độc lập được khôi phục, đất nước hồi sinh, nhân dân được sống trong hòa bình, tự chủ. 3. Thời kỳ phục hưng dân tộc. - Từ thế kỷ X-XV, liên tiếp xảy ra các cuộc xâm lược từ phương Bắc. Quân giặc Tống, Nguyên, Minh mạnh hơn chúng ta gấp bội lần, nền độc lập vừa giành lại được đang có nguy cơ bị xóa bỏ. - Đứng trước khó khăn, thử thách đó, các triều đại Lý, Trần, Lê đã biết huy động sức mạnh toàn dân đứng lên chống giặc, cứu nước. - Các nhà vua, các vị tướng tài của các triều đình, đồng thời là những nhà tư tưởng lớn đã biết kêu gọi, động viên nhân dân đoàn kết một lòng đánh giặc, bảo vệ độc lập chủ quyền và xây dựng đất nước, tiêu biểu như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông... - Bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi là những bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, tuyên bố trước thế giới về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, khẳng định sức mạnh của đất nước, lòng tự hào chính đáng của nhân dân Việt Nam. - Tư tưởng nhân nghĩa, nhân nghĩa là yên dân, là trừ bạo tàn, bảo vệ dân; là tư tưởng nhân đạo, nhân văn cao cả. - Đó là tư tưởng thân dân, khoan dân, lấy dân làm gốc. Đó chính là kế sách để giữ nước, tập hợp nhân dân trong kháng chiến chống ngoại xâm. - Đó là tư tưởng đề cao ý thức tự lực tự cường của dân tộc, xây dựng một quốc gia Đại Việt hùng mạnh. 4. Giai đoạn thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX. - Đất nước bị chia cắt, chiến tranh liên miên giữa các thế lực phong kiến. Triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách bảo thủ, nhu nhược đầu hàng Pháp, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng, suy yếu, trì trệ. - Nguyễn Huệ - Quang Trung là vị anh hùng dân tộc đã tiêu diệt các thế lực cát cứ phong kiến, đánh thắng quân xâm lược Thanh, thống nhất đất nước. Tiếc rằng ông mất sớm, nên những tư tưởng cải cách, đổi mới của ông không kịp thực hiện. - Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của các văn thân, sỹ phu, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp. - Nhiều người đề xuất tư tưởng đổi mới, canh tân đất nước như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, nhưng không được triều đình chấp nhận. - Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX có nhiều xu hướng: phong kiến, tư sản, vô sản. - Tư tưởng dân chủ tư sản của phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du... có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào yêu nước. - Các trào lưu phong kiến, tư sản đều nhấn mạnh tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức độc lập dân tộc, tuy nhiên vẫn chủ trương duy trì chế độ áp bức giai cấp, bóc lột nhân dân, nên cuối cùng cũng bị thất bại. Phải chờ đến khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra chân lý đúng - chủ nghĩa Mác-Lênin - vạch ra con đường đấu tranh hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thì những giá trị truyền thống mới có dịp phát huy và tỏa sáng, bắt nhịp với thời đại mới. Tóm lại: Ý thức về cộng đồng dân tộc và chủ quyền quốc gia là tư tưởng chính trị xuyên suốt lịch sử nước ta. Đó là ý thức coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì các triều đại phong kiến đã biết đặt lợi ích đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. --------------------------------------- MỘT SỐ CÂU HỎI LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM Câu 1: Trình bày tư tưởng chính trị thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc? Gợi ý: 1. Cơ sở hình thành tư tưởng chính trị thời Văn Lang - Âu Lạc. - Cơ sở kinh tế. - Cơ sở xã hội và nhu cầu chống ngoại xâm, chống thiên tai. 2. Tư tưởng sơ khai về dân tộc, đoàn kết dân tộc và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 3. Tư tưởng về quyền lực nhà nước và thiết chế nhà nước qua bộ máy nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc. 4. Ý tưởng về liên minh chính trị. 5. Ý tưởng về xây dựng quân đội và quốc phòng. Câu 2: Phân tích những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Gợi ý: 1. Những nội dung cơ bản. - Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền quốc gia. - Đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia. - Đề cao dân, dựa vào dân để dựng nước và giữ nước. - Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hướng theo pháp luật. - Hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng và trên thế giới. 2. Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. - Các nội dung trên thể hiện trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng ta, trở thành hệ giá trị tiêu biểu của dân tộc. - Tiếp tục kế thừa và phát huy các giá trị trên trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay là đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Câu 3: Trình bày nội dung tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi. Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay? Gợi ý: 1. Nội dung tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi. - Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. - Đề cao dân, dựa vào sức mạnh của dân để dựng nước và giữ nước; lấy dân làm gốc. - Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, vì dân (chống tham quan, ô lại). - Hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc; khoan dung với kẻ thù khi chúng đã đầu hàng. 2. Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. - Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi có sức sống mạnh mẽ, luôn mang ý nghĩa thời sự trong đời sống chính trị của dân tộc. - Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi là điểm tựa truyền thống vững chắc của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng ta. - Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân như Nguyễn Trãi mong muốn là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. - Tư tưởng của Nguyễn Trãi về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, gần dân, kiên quyết chống “tham quan ô lại” vẫn còn nguyên giá trị. Câu 4: Tư tưởng chính trị chủ yếu của Minh mệnh và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay? Gợi ý: 1. Minh Mệnh là nhà tư tưởng xuất sắc của triều Nguyễn từ nửa đầu thế kỷ XIX. 2. Tư tưởng về thủ lĩnh chính trị và con người chính trị. - Coi trọng và đề cao vị trí của người làm vua. - Nhấn mạnh đạo đức của người làm vua, đòi hỏi người làm vua phải có phẩm hạnh. - Coi trọng người hiền tài. 3. Tư tưởng về dân. - Coi dân là gốc nước. - Gần dân, quan tâm chăm lo đến cuộc sống của dân. - Trừng phạt nặng tội quan lại nhũng nhiễu, ức hiếp dân. 4. Đề cao luật pháp và xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch. 5. Độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. 6. Ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. - Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đề cao đạo đức và trách nhiệm trong thi hành công vụ. - Chống tham nhũng, lãng phí; đề cao dân, chăm lo bồi dưỡng sức dân, đảm bảo an sinh xã hội. - Giữ vững độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh biên giới, hải đảo. Câu 5: Trình bày tư tưởng đổi mới, canh tân đất nước của Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch dưới triều Nguyễn nửa cuối thế kỷ XIX. Gợi ý: 1. Điều lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. - Xã hội trì trệ, lạc hậu, khủng hoảng trầm trọng. - Bên ngoài thì thực dân Pháp đang từng bước xâm lược. - Xuất hiện xu hướng tư tưởng chính trị của Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. 2. Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ (1825-1874). - Cải cách kinh tế, mở mang văn hóa. - Đề cao đạo đức của quan chức nhà nước trong kinh doanh. - Học tập các nước để canh tân. 3. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871). - Cải cách giáo dục. - Truyền bá khoa học kỹ thuật phương Tây. - Cải cách, mở cửa nền kinh tế với bên ngoài. - Cải cách, đổi mới đất nước để tự cường dân tộc. 4. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898). - Tiếp tục tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ canh tân để chống Pháp. - Cải cách, mở cửa kinh tế làm cho đất nước giàu mạnh. - Tranh thủ viện trợ bên ngoài, thực hiện ngoại giao đa phương. Câu 6: Đồng chí hãy trình bày nội dung chủ yếu tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu (1867-1940) và Phan Châu Trinh (1872-1926)? Gợi ý: 1. Tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu. - Dùng lực lượng vũ trang để đánh đuổi đế quốc Pháp. - Nhờ ngoại viện để khôi phục độc lập. - Đề cao vai trò của dân là lực lượng cứu nước. - Chủ trương thành lập nhà nước quân chủ lập hiến; có tư tưởng cộng hòa. - Phương thức thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ tư sản, hoạt động công khai, lực lượng chủ yếu là binh lính, dựa vào Nhật. 2. Tư tưởng chính trị của Phan Chu Trinh. - Tư tưởng đấu tranh ôn hòa, công khai, thực hiện duy tân đất nước. - Dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến giành độc lập. - Chống bạo động, chống cầu viện của Nhật. - Chủ trương cải lương, thỏa hiệp với Pháp. - Tư tưởng dân chủ tư sản, khai thông dân trí, mở mang dân quyền, dân sinh. ----------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_lich_su_tu_tuong_chinh_tri_8215.doc
Tài liệu liên quan