3.3. Cảm hứng chủ đạo trong thế giới nhân vật của O’Henry vẫn là cảm hứng bi, bi hài
kịch. Nói vậy liệu có mâu thuẫn chăng khi số phận các nhân vật của O’Henry vẫn đồng
hành với những cái kết có hậu, với tinh thần lạc quan yêu đời. Vấn đề không đơn giản
như vậy. Đọc kỹ tác phẩm của O’Henry, ta thấy đó chỉ là cái bề ngoài, là mong ước chủ
quan của nhà văn. Còn theo logic phát triển của tính cách trong mối quan hệ với hoàn
cảnh, thì số phận các nhân vật không thể tránh khỏi những bi kịch. Truyện của O’Henry
vẫn đầy rẫy những cái chết. Có cái chết mang ý nghĩa thăng hoa (Chiếc lá cuối cùng),
có cái chết mang tính trừ khử (Câu chuyện tỉnh lẻ), và phần đông là những cái chết chua
xót (Bên bị, Căn buồng có sẵn đồ cho thuê, Vì truyền thống ). Bởi vậy đằng sau
những cái kết có hậu, đằng sau tiếng cười hạnh phúc, thế giới nhân vật của O’Henry phần
lớn vẫn chìm đắm trong bi kịch cuộc sống. Đó là bi kịch của những thân phận con người
không có địa vị xã hội. Để vượt lên đời sống vật chất như một cơn ác mộng, O’Henry để
cho các nhân vật của mình gieo ước mơ, khát vọng lên mảnh đất tinh thần màu mỡ. Điều
đó giải thích vì sao, các nhân vật O’Henry tuy nhỏ bé về vị thế xã hội nhưng là những
con người có tâm hồn cao thượng. Nhưng liệu tinh thần của họ có trụ lại trước sự khắc
nghiệt của cuộc sống hay không, và những ước mơ của họ có trở thành hiện thực chăng?
Truyện của O’Henry tuy có kết cục vui nhưng âm hưởng, dư vị lan tỏa lại buồn. Người
đọc xót xa vì bàn tay bị bỏng của Delia, có nghĩa tương lai âm nhạc của cô bị cắt đứt.
Bên cạnh những biểu tượng về sự hi sinh cao đẹp vì tình yêu, Món quà giáng sinh day
dứt người đọc về một sự tính toán đến tội nghiệp của những cặp vợ chồng nghèo khổ.
Trong các truyện về những kẻ lang thang, lừa đảo, tác giả đã rất thành công khi sử dụng
cái chốc lát (moment) để nhân vật làm một cuộc lột xác trong tâm hồn, trở về với cái
nguyên sơ lương thiện của con người. Song thực tế Soapy, Molli có thực hiện được sự
hoàn lương trong tâm hồn khi mà cánh cửa cuộc đời hầu như đóng im ỉm, khi xã hội
không cho họ những cơ hội. Những tình huống bất ngờ, oái ăm trong truyện Tên cớm và
bản thánh ca đã thể hiện sâu sắc bi kịch cuộc đời của những con người nhỏ bé. Khi
muốn vào tù để tránh đói, tránh rét thì mọi cách vẫn không thể, và khi muốn trở về cuộc
sống lương thiện thì lại phải vào tù. Đó cũng là bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn
cùng tên của Nam Cao. Cái nhìn của O’Henry đối với thế giới con người cũng thật nhiều
cung bậc. Yêu thương hết mình và căm thù tột độ, bên cạnh âm điệu ngợi ca là âm điệu
phê phán vừa “sắc nhọn vừa mỉa mai”, “vừa dịu dàng trìu mến” thấm đẫm chất bi nhưng
cũng tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời. Truyện của O’Henry là một sự giải bày, mà nói
như P.H Lawvence “người ta giãi bày những nỗi đau lên trang sách, lặp lại và trình bày
những cảm xúc là để làm chủ được chúng”. Với những gì được đưa lên trang viết,
O’Henry thực sự đã làm chủ ngòi bút của mình.
Tóm lại, dù ở những mức độ và cách thể hiện khác nhau, các nhân vật của
Maupassant, Tchékhov, O’Henry vẫn được xây dựng trên cảm hứng bi kịch, bi – hài kịch.
Chính cảm hứng này thống nhất đề tài (con người nhỏ bé) tư tưởng (nhân đạo) và chi
phối phương thức xây dựng nhân vật của ba tác giả. Nhìn chung, nghĩa là bỏ qua những
ngoại lệ, các nhân vật của O’Henry là kiểu con người cao thượng, mang tính chất nêu
gương, giáo huấn; các nhân vật của Maupassant được thể hiện “với tất cả sự cao quý và
hèn hạ” của con Người; các nhân vật của Tchékhov lại “mang gánh nặng không cùng của
những tư tưởng”, mang ý nghĩa triết lý nhân sinh, nó gợi mở những suy nghĩ về thân phận
con người. Đây chính là điểm làm cho Tchékhov gần gũi với các nhà văn thế kỷ XX. Với
việc thể hiện con người tâm trạng, con người tự ý thức, bút pháp lạnh lùng khách quan dò
tìm những bí ẩn trong tâm hồn con người, đã làm cho truyện của Tchékhov khác về bản
chất so với truyện ngắn truyền thống và gần gũi với truyện ngắn hiện đại.
12 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn Maupassant, Tchékhov, O’Henry dưới góc nhìn so sánh - Dương Thị Ánh Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MAUPASSANT, TCHÉKHOV,
O’HENRY DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH
Dương Thị Ánh Tuyết
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt. Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry là ba bậc thầy truyện ngắn nổi tiếng của các
quốc gia Pháp, Nga, Mỹ, thế kỷ XIX. Kỹ thuật viết truyện ngắn của họ có ảnh hưởng sâu rộng
đến các thế hệ nhà văn sau này. Bài viết tập trung tìm hiểu nhân vật trong sáng tác của ba bậc
thầy truyện ngắn dưới góc nhìn so sánh, nhằm chỉ ra quy luật phổ biến, cũng như điểm đặc thù
trong cách xây dựng nhân vật của ba nhà văn. Từ đó, góp phần xác định phong cách của từng
tác giả cũng như đặc điểm chung của những sáng tác thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa ở các
nước Âu Mỹ.
Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng nhận thức phản ánh của văn
nghệ. Vấn đề con người trong văn học là vấn đề vĩnh cửu. Và trong một tác phẩm văn
học thì nhân vật là yếu tố hàng đầu. Nhân vật là hình thức thể hiện quan điểm của nhà
văn về con người. “Nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật”; Nhân vật
là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ
thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” [5, tr. 365]. Mỗi kiểu nhân
vật có tính quy luật, logic của nó, nằm trong khuôn khổ ý chí của tác giả, nhưng tác giả
không thể vi phạm một cách tùy tiện. “Một khi đã lựa chọn trung tâm miêu tả nhân vật,
tác giả bị ràng buộc bởi logic nội tại của cái được chọn lựa, cái logic mà tác giả phải
khám phá trong quá trình miêu tả. Logic của tự ý thức chấp nhận những phương thức
nghệ thuật nhất định để khám phá và miêu tả nó” [3, tr. 272]. Nghiên cứu thế giới nhân
vật trong truyện ngắn của Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry dưới góc nhìn đối sánh,
chúng tôi thấy nổi lên những vấn đề cơ bản sau:
1. CHÚ TRỌNG CON NGƯỜI NHỎ BÉ
Nhìn lại phương thức miêu tả nhân vật trong tiến trình lịch sử văn chương ta thấy,
nếu chủ nghĩa cổ điển có khuynh hướng lý tưởng hóa và nhấn mạnh ở tính cách nhân vật
những nét cao cả, thậm chí còn cao thượng hóa những đặc tính tiêu cực trong bản tính
của nó, chủ nghĩa lãng mạn nhấn mạnh tính chất khác thường của các nhân vật thì chủ
nghĩa hiện thực lại quan tâm miêu tả những con người nhỏ bé, con người bình thường
trong xã hội. Chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp sáng tác, là sự tái hiện
cuộc sống trong hình thái bản thân cuộc sống, trong muôn ngàn mối tương quan chằng
chịt với nhau và với môi trường cụ thể xung quanh. Tái hiện “những tính cách điển hình
trong hoàn cảnh điển hình” điều đó cũng có nghĩa là chủ nghĩa hiện thực phê phán phản
ánh xã hội trong tính cụ thể và tính lịch sử của nó. Chủ nghĩa hiện thực hoàn toàn xuất
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
phát từ hiện thực “nó không thay thế cái hiện có bằng cái mong ước, mà làm nổi bật cái
mong ước từ cái hiện có”.
Với tấm lòng nhân đạo, với lương tâm trách nhiệm của người nghệ sĩ, Maupassant,
Tchékhov, Ơ Henry không thể thờ ơ với hiện thực cuộc sống của những người dưới đáy
xã hội, cả những con người đang tự đánh mất dần phần Người của mình. “Cái hiện có”
mà cả ba nhà văn đều mong muốn thay đổi là cuộc sống của những con người nhỏ bé.
Hoặc là nhỏ bé về vị thế xã hội khiến con người bị vật hóa, hoặc là nhỏ bé về tâm hồn
khiến họ cam chịu cuộc sống mòn mỏi. Cả hai trường hợp đều được ba nhà văn quan tâm,
thể hiện với những phương cách khác nhau.
1.1. Con người nhỏ bé trong truyện Maupassant là con người tha hóa, thú vật hóa
Con người nhỏ bé về vị thế xã hội trong truyện của Maupassant là thằng ăn mày, kẻ
lang thang, là cô hầu, là cô gái điếm Một thanh niên lương thiện, chăm chỉ, lang thang
40 ngày để kiếm việc làm cuối cùng “anh chỉ còn khoanh đôi cánh tay lực lưỡng lại mà
đành chịu thúc thủ”. Mọi nỗ lực dù để kiếm 20 xu đối với anh cũng khó có thể. Đang cơn
đói khát, gặp được con bò cái bầu vú sữa căng mọng, anh liền mút lấy mút để. Đó là một
chi tiết chẳng thơ chút nào nhưng nó có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Con vật còn không
nỡ lòng với người đang cơn đói khát, vậy mà con người, xã hội lại làm ngơ bỏ mặc đồng
loại. Chính xã hội là thủ phạm đẩy con người thấp cổ bé họng đến những hành động bản
năng “ít tính người”. Một số truyện khác của Maupassant đề cập đến những cô hầu gái bị
lừa dối, bị phỉnh nịnh, để cuối cùng phải mang nặng “những khối tình con” (Cô Rozali
Druy-băng, Một đứa con).
Bị đè bẹp về thân xác chưa đáng ngại bằng sự tha hóa, đánh mất nhân phẩm.
Maupassant ái ngại cho sự biến chất của con người trong xã hội phi nhân tính. Bởi vậy
tác giả mạnh dạn phơi bày sự thật nghiệt ngã về các nhân vật của mình. Đó là những con
người bị vật hóa, hành động theo bản năng. Thằng bé ăn mày ném chết con gà vì cảm
giác trong cơn đói “rằng đem nướng một con gà kia trên đống lửa củi cành rồi ăn thì chắc
là ngon lắm”. Cũng vì quá đói mà Răng đen đã ăn nghiến ngấu như một con vật, và cái
men rượu làm anh nhảy xổ vào cô gái “vì một thứ điên cuồng khác còn mãnh liệt hơn cái
đói”. Cuộc sống đói nghèo đã khiến con người đánh mất nhân phẩm và hành động như
một con vật. Đáng sợ hơn là một người mẹ rất thương yêu con lại phải giết con vì một
bản năng sợ sệt nô lệ cố hữu. Hành động giết con vô ý thức của cô Pruy-đăng có khác gì
với hành động của người bố trong truyện Mò sâm banh của Nam Cao. Có thể nói rằng
cái đói, miếng ăn và sự tha hóa của con người là điểm gặp nhau giữa các nhà văn hiện
thực Maupassant, Tchékhov, O’Henry và Nam Cao Cái đói, miếng ăn oằn trên đôi vai
của những người dân nghèo khổ trong xã hội lúc bấy giờ, và cũng trĩu nặng cuộc đời các
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
văn nghệ sĩ, khiến Nam Cao phải chua chát thốt lên “Giá người ta không ăn thì đời thật
giản dị biết bao”.
Bên cạnh những con người nhỏ bé về vị thế xã hội Maupassant còn lên án gay gắt
những con người nhỏ bé về tâm hồn. Tác giả miêu tả những dạng vẻ khác nhau của sự
thoái hóa nhân cách do sức cám dỗ của vật chất, của lối sống trưởng giả hưởng lạc, dâm
ô. Đó là sự sa đọa của ông Viện sĩ Hàn lâm trong truyện Một đứa con. Đó là sự giằng xé
xung đột giữa đạo đức thông thường và lòng tham, để cuối cùng công chức Lesaf đầu
hàng trong nỗi hân hoan ô nhục trong Món gia tài. Sự tha hóa của con người được tác
giả thể hiện xuất sắc trong truyện Món tư trang. Cái giả, cái thật ở đây được hoán vị cho
nhau. Đồ nữ trang bấy lâu tưởng giả hóa ra thật; đức hạnh, tài đảm đang của vợ bấy lâu
tưởng thật lại hóa giả. Lòng tham vật chất lấn át lương tâm. Bán những đồ nữ trang mà
vợ đổi bằng phẩm giá, Lantin đồng thời bán danh dự người chồng. Đằng sau tiếng cười
châm biếm truyện phảng phất một nỗi phiền muộn chua chát. Ngòi bút của Maupassant
dành nhiều cho cuộc đời của các viên chức nghèo. Họ sống một cuộc sống trống rỗng và
nhàm tẻ. Họ sống ngoan ngoãn, câm lặng, phục tùng, tăm tối. Khi họ thức tỉnh nhận ra
cảnh ngộ của đời mình thì tất cả đã kết thúc. Đi dạo là một truyện ngắn về thời gian, là sự
thất bại của con người trước thời gian. Thời gian trôi qua chỉ để lại những cay đắng, tan
rữa trong các trang văn xuôi của Maupassant.
1.2. Con người nhỏ bé trong truyện Tchekhov là con người sống mòn
Thân phận con người nhỏ bé trong truyện Tchékhov được thể hiện sâu sắc qua các
nhân vật trẻ em. Và chính vì thế mà sức tố cáo xã hội càng thêm sâu sắc. Trong truyện
ngắn Cầu phúc, Lỗ Tấn đã kêu gọi: “Hãy cứu lấy trẻ em”, Tchékhov tuy không trực tiếp
phát biểu như thế, nhưng những gì mà tác giả trình bày cũng nhức nhối không kém.
Nhiều truyện của Tchékhov (Vanka, Buồn ngủ) đã tái hiện thân phận côi cút của
những đứa trẻ Nga lúc bấy giờ. Từ nhỏ đã phải đi ở, làm con sen, ăn không đủ no, ngủ
không đủ giấc, lại còn luôn phải hứng chịu những trận đòn roi vô cớ của ông bà chủ.
Người đọc rơi nước mắt trước những lời tâm tình của cậu bé Vanka với ông của mình
trong đêm Giáng Sinh “Ông thương lấy cháu mồ côi mồ cút khổ sở, người ta cứ đánh
cháu mà cháu thèm được ăn lắm Đời cháu khổ quá, khổ hơn cả con chó”. Hành
động giết người của Vanka là hành động bản năng tất yếu để loại trừ nguyên nhân ngăn
cản giấc ngủ của nó. Đó là đỉnh cao của sự tha hóa. Bàn tay của Vanka đã sớm vấy máu
từ khi còn bé, và đau khổ hơn là nó không ý thức được hành động của mình. Sức tố cáo
xã hội của tác phẩm chính là ở chỗ, xã hội đẩy những đứa trẻ ngây thơ thành kẻ sát nhân.
Không thờ ơ trước số phận của những người dân thấp cổ bé họng, Tchekhov cũng
quan tâm thể hiện sự nhỏ bé tâm hồn của những người tri thức. Đây là điểm gặp gỡ giữa
Maupassant và Tchékhov. Nếu cho rằng Maupassant là bậc thầy trong nghệ thuật dò xét
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
bóng tối trong cuộc đời các viên chức thì Tchékhov cũng xứng đáng với địa vị ấy. Tác
giả lật tẩy triệt để thói tầm thường dung tục, cuộc sống tiểu tư sản ngột ngạt, tù đọng. Đó
là lão quản Prisưbeep hằn học với mọi biểu hiện tự nhiên của con người, là Con kỳ
nhông uốn éo, đổi thay theo hoàn cảnh, nịnh trên nạt dưới. Tác giả phơi bày thói nô lệ,
nhẫn nhục hạ mình – một căn bệnh nặng nề của xã hội Nga lúc bấy giờ. Vì thói nô lệ hạ
mình mà anh gầy “rúm ró” khi gặp anh béo, viên chức “chết đưa ra ngoài đồng” chỉ vì
một cái hắt hơi vô tình vào gáy của một viên tướng. Nô lệ trước quyền uy, hạng người
này cũng nô lệ trước của cải, tiền tài. Vì sức mạnh tiền bạc mà năm vị trí thức phải khép
nép trước nhà triệu phú (Mặt nạ), bác sĩ Ionuts từ bỏ tình yêu, danh vọng chỉ lo tích cóp
làm giàu (Ionưts), hai vợ chồng Ivan to tiếng cãi nhau dù chỉ là tưởng tượng về vé trúng
thưởng (Vé trúng số).
Thói tầm thường dung tục, tự bằng lòng thỏa mãn với cuộc sống tẻ nhạt vô vị cũng
là cái mà Tchékhov phê phán gay gắt. Cả cuộc đời của Nicolai Ivannứts trôi đi vô nghĩa
chỉ để có một trang ấp nhỏ với khóm phúc bồn tử của riêng mình. Cuối cũng lão cũng đạt
được ước mơ tầm thường đó nhưng lão đã trở thành một kẻ hoàn toàn sa đọa về tinh thần.
Tchékhov lên án gay gắt hành động trốn vào “bao” của trí thức. Không dám đấu tranh, sợ
cái mới, thu mình trong vỏ ốc là một phương châm sống của nhiều vị trí thức trong truyện
của Tchékhov. Cuộc sống ngưng đọng, ngột ngạt, tù túng bởi vì con người không dám
đổi thay. Bằng lời của người kể chuyện, tác giả bày tỏ quan điểm của mình “con người
không chỉ cần ba ác sin đất, chỉ cần một trang trại, mà cần cả địa cầu, cả thiên nhiên”.
Không thể tiếp tục sống như thế này, phải cải cách xã hội, vấn đề là cải cách như thế nào?
Tchékhov chống những chính sách giả tạo, chống “ thuyết việc nhỏ”, chủ trương “trị
bệnh phải trị nguyên nhân chứ đừng nhè triệu chứng mà chữa”. Tchékhov cũng chống
cái “bệnh hoạn của thế kỷ” đang thâm nhập vào giới trí thức - thứ triết lí siêu nhân, biện
bạch cho sự lẩn trốn khỏi cuộc sống. Truyện ngắn “Nhà tu hành vận đồ đen” đã thể
hiện một cách xuất sắc vấn đề này.
1.3. Con người nhỏ bé trong truyện O’Henry là con người cao thượng
Truyện ngắn của Tchékhov thiên về thể hiện con người nhỏ bé về tâm hồn, về đời
sống tinh thần thì truyện của O’Henry lại thiên về thể hiện những con người nhỏ bé về
địa vị xã hội. Nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đã thật có lí khi cho rằng: “Thế giới của
O’Henry cơ bản là thế giới của những người nghèo. Nghèo đến tận cùng xã hội. Nhưng
đấy là thế giới thấm đẫm tình thương, giàu lòng vị tha và sẵn sàng làm điều tốt cho
nhau”[2, tr. 115]. Quả thật, nhân vật của O’Henry dù thuộc hạng người nào cũng luôn
cao thượng trong mọi hoàn cảnh. Là nghệ sĩ thì dù nghèo đến mấy, họ vẫn không bán đi
lương tâm nghề nghiệp và luôn sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì nghệ thuật và vì người
khác (Behrman, Sudie, Della, Joe,). Là vợ chồng thì luôn hi sinh bản thân mình vì tình
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
yêu, hạnh phúc (Món quà Giáng sinh, Một sự giúp đỡ của tình yêu). Những cô gái
nghèo, dù thiếu thốn vẫn không đánh mất nhân phẩm của mình (Buồng tầng thượng,
Câu chuyện dở dang, Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu). Những kẻ lang thang, lừa
bịp thì trong sâu thẳm tâm hồn vẫn tiềm ẩn những khát vọng giản dị, rất đáng chia sẻ và
trân trọng (Tên cướp và bản thánh ca, Sự hóa thân của Timmy Valentine, Người
đánh giá sự thành công). Có thể nói, các nhân vật ở O’Henry tuy nhỏ bé về địa vị xã hội
nhưng hầu như không hề nhỏ bé về tâm hồn. Xét theo quan điểm nghệ thuật về con
người, ta có thể gọi kiểu nhân vật của O’Henry là con người cao thượng. Người đọc cảm
phục trước sự hy sinh của họa sĩ Behrman, chấp nhận cái chết để tuổi trẻ tái sinh, để vì
nghệ thuật chân chính. Della sẵn sàng bán đi mái tóc, đồng nghĩa với bán đi sắc đẹp của
mình để làm cho người chồng hạnh phúc. Đi tìm sự cao thượng trong tâm hồn của những
người công dân bình thường chưa đủ, O’Henry còn truy tìm sự cao thượng ấy trong tâm
hồn của những kẻ phá két sắt và những người đại diện cho công lý. Dùng tình yêu thương
để cảm hóa con người, Ben Praisee là mẫu người thực hiện công lí cao thượng, mẫu thám
tử lý tưởng. Tự thức tỉnh lương tâm trước tình yêu, trước cái đẹp, Jimmy là mẫu tội phạm
cao thượng. Đó cũng là sự thức tỉnh của nhân vật Haytinh Môli khi nhìn thấy cô bạn
trong trắng, ngây thơ cùng học hồi phổ thông. Để cuối cùng một kẻ lừa đảo trắng trợn
như Môli cũng phải thốt lên “trời ơi, tôi chỉ muốn chết thôi”. Có thể nói rằng truyện
O’Henry có kiểu con người tự thú, thức tỉnh. Cái thức tỉnh được tác giả thể hiện trong
những khoảnh khắc thần tình, trong “chốc lát” (moment). Bởi vậy, nếu Maupassant và
Tchékhov là những bậc thầy trong nghệ thuật dò xét bóng tối cuộc đời các viên chức, trí
thức, thì O’Henry là bậc thầy trong nghệ thuật dò tìm ánh sáng trong cuộc đời của
“những kẻ lừa đảo lương thiện”. Chính điều này làm cho sáng tác của ƠHenry thấm đẫm
tinh thần nhân đạo cao cả.
Tóm lại, cùng phơi bày những sự thật trần trụi về cuộc sống xã hội và con người
đương thời, cả ba tác giả đều quan tâm thể hiện những con người nhỏ bé. Tuy nhiên tính
chất, mức độ và cách xử lý của ba nhà văn ở đây cũng đi theo những khuynh hướng khác
hẳn nhau. Nếu ở truyện Maupassant con người nhỏ bé về vị thế xã hội và con người nhỏ
bé về tâm hồn đều được quan tâm thể hiện, thì Tchékhov lại chủ yếu thiên về thể hiện sự
nhỏ bé trong tâm hồn con người và O’Henry lại chủ yếu thiên về những con người nhỏ bé
về địa vị xã hội. Mặt khác, nếu con người nhỏ bé của Maupassant và Tchékhov được thể
hiện nhiều dưới dạng con người tha hóa, con người sống mòn, thì con người nhỏ bé của
O’Henry hầu như không bị tha hóa, hoặc họ cố vươn lên cao thượng trong mọi hoàn
cảnh. Vì vậy, bước vào thế giới nhân vật của Maupassant và Tchékhov là bước vào một
thế giới u ám, đầy nước mắt, gợi lên cảm giác bi quan. Ngược lại thế giới nhân vật của
O’Henry lại hồn hậu, thủy chung và tràn đầy tinh thần lạc quan. Chính vì thế mà cả hai
chiều hướng đã bị quy kết hoặc là “bi quan quyết liệt” hoặc là “quá ảo tưởng”. Tất
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
nhiên, cả hai cách đánh giá này đều thiển cận. Văn chương có nhiều cách để “thanh lọc
tâm hồn con người”. Phơi bày cái xấu, cái ác để cảnh tỉnh, răn đe con người. Hoặc thể
hiện cái tốt, cái thiện để cảm hóa, nêu gương con người. Maupassant và Tchékhov đã
chọn con đường thứ nhất, còn O’Henry lại đi vào con đường thứ hai.
2. ĐẶT CON NGƯỜI NHỎ BÉ VÀO CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG
2.1. Điều đầu tiên đập vào mắt độc giả khi đọc tác phẩm của Maupassant, Tchékhov,
O’Henry là họ đều viết về những điều vặt vãnh của đời sống hàng ngày. Đặt nhân vật vào
những mối quan hệ hết sức bình thường, ba nhà văn đều muốn khái quát những bi kịch
đời thường thành bi kịch vĩnh cửu. Truyện của họ hầu như ít đề cập đến những vấn đề lớn
lao. Ở người này là một vụ lừa dối, một chuyện ngoại tình, một niềm hối tiếc, một đám
tang, một cuộc trò chuyện, một cuộc mua bán Ở người nọ là một vụ mất cắp, lá thư của
thằng bé đi ở, vụ xử kiện con chó cắn bậy, một lời nói dối, một lời tỏ tình, một cái hắt
hơi toàn là “những chuyện vặt vãnh” Ở người kia là chuyện tặng quà, chuyện ăn
uống, chuyện kinh doanh, những mẩu bánh mỳ, một cái hôn tỏ tình, một niềm xao
xuyến Ngay cả khi viết về những vấn đề trọng đại, các nhà văn cũng có xu hướng đời
thường hóa. Chiến tranh Pháp – Phổ là một biến động lớn của xã hội nước Pháp nhưng
Maupassant cũng đời thường hóa chiến tranh bằng ứng xử của con người, bằng thái độ
của các tầng lớp trong xã hội, bằng những sinh hoạt hàng ngày của con người. Với “Đôi
bạn”, “ Viên mỡ bò”, “Cô Fifi” có thể nói Maupassant đã tái hiện sâu sắc hậu phương
của cuộc chiến với một cảm quan độc đáo. Thực chất cuộc chiến đối với những tên lính
Phổ tàn bạo chỉ là gái điếm và những “con cá chiên”. Thực chất bọn giai cấp tư sản, quý
tộc Pháp là một lũ hèn nhát, bạc nhược. Chỉ có những người dân Pháp bình thường, thậm
chí là những người dưới đáy xã hội (gái giang hồ) mới có lòng yêu nước và ý thức dân
tộc.
Tchékhov khi viết về đề tài cải cách xã hội chống lại “thuyết việc nhỏ”, chống sự
lẩn trốn cố “thu mình trong bao”, chống tư tưởng “triết lí siêu nhân” cũng đời thường
hóa bằng cách khéo léo lồng vào những tình cảm đời thường của con người: tình yêu,
tình vợ chồng, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp Các truyện Ngôi nhà có căn gác xép,
Người trong bao, Nhà tu hành vận đồ đen đã thể hiện sâu sắc vấn đề này. Đặc biệt
trong truyện Nhà tu hành vận đồ đen, triết lí siêu nhân, con người mắc bệnh vĩ cuồng đã
bị đánh gục, đồng thời với một bi kịch tình cảm vợ chồng chua xót. Chất trữ tình đậm đà
trong những truyện mang tính tư tưởng, triết lý của Tchékhov.
2.2. Xuất phát từ sự trần trụi của cuộc sống là một đặc điểm trong nguyên tắc thi pháp
của ba nhà văn. Tuy nhiên vượt lên trên các nhà tự nhiên chủ nghĩa, họ quan tâm đến
những điều vặt vãnh ấy không chỉ để mà quan tâm. Cái cốt lõi trong sáng tác của họ là ở
cách hiểu cuộc sống phức tạp hơn, biện chứng hơn. Trong những bức tranh đời thường,
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
họ tìm thấy tính liên hoàn tạo nên dòng chảy cuộc đời. “Khắc phục được tính ước lệ,
miêu tả đời thường hàng ngày có thể đạt được ý nghĩa nghệ thuật với điều kiện đằng sau
cái đời thường phải làm rõ tính lịch sử của cuộc sống, có nghĩa là phải xâm nhập được
vào bản chất của nó”[1, tr. 52]. Truyện của họ đã làm được điều này.
Tính khái quát, phê phán sắc bén trong truyện của Maupassant xuất phát từ tài quan
sát và lột tả bản chất của những việc hết sức bình thường. Chỉ trên một chuyến xe ngựa
mà tập trung cả một xã hội thu nhỏ (Viên mỡ bò). Chỉ qua một cuộc mua bán trao đổi,
mà tác giả vạch trần bản chất xã hội, người với người là lang sói (Cái thùng con). Qua
cuộc trò chuyện giữa hai vị tai to mặt lớn mà tác giả vạch trần bản chất hưởng lạc, sa đọa
của tầng lớp quý tộc tư sản (Đứa con bỏ rơi). Đằng sau những việc đơn giản là những bi
kịch ngấm ngầm. Âm điệu phê phán tố cáo toát lên chủ yếu trong tác phẩm. Ngay cả
những kiểu truyện “tâm thần phân lập” viết về cái kinh dị hoang tưởng của Maupassant ở
cuối đời, yếu tố hiện thực đời thường vẫn rất rõ nét. Bởi cái kinh dị ma quái của
Maupassant không đâu xa lạ mà bắt đầu từ cái bình thường hàng ngày. Và kết thúc các
truyện kiểu này là một cái kết rất hiện thực. Xác chết của người đàn bà (Trên mặt nước)
giải tỏa không khí ma quái rùng rợn từ đầu truyện. Ai dám bảo rằng xã hội Pháp lúc bấy
giờ không có những cái chết như vậy.
Ở O’Henry cái đời thường hàng ngày được chọn lọc kỹ càng và dày công sắp xếp
để gây hiệu quả bất ngờ. Thủ pháp tăng cấp, cái chốc lát được tác giả sử dụng thành công
làm nảy sinh những liên tưởng bất ngờ, hấp dẫn. Cái nhìn nhân sinh của tác giả ẩn dưới
những bi kịch đời thường là cái nhìn lạc quan, tin yêu con người. Bên cạnh âm điệu tố
cáo là âm điệu ngợi ca. Và chính vì âm điệu ngợi ca này mà cái bình thường hàng ngày
trong truyện O’Henry được dồn nén, thăng hoa. Về điểm này O’Henry có phần khác với
Tchékhov.
Đọc truyện Tchékhov ta có cảm giác cái bình thường hằng ngày của cuộc sống cứ
thế ùa vào trang sách. Không cầu kỳ, đẽo gọt. Lối miêu tả khách quan, dửng dưng, lạnh
lùng là một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Tchékhov. Từ những truyện hài
hước đả kích đơn giản ở giai đoạn đầu, đến những truyện trữ tình manh tính nghệ thuật
cao ở giai đoạn sau, cái vặt vãnh đời thường vẫn là những cái mà ngòi bút Tchékhov luôn
quan tâm. Đa số các tác phẩm đã thực sự xâm nhập vào bản chất những điều vặt vãnh
thông qua việc miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm lí phức tạp, qua đó làm nổi bật
tính chất bi kịch của đời thường. Chỉ một lời nói đùa, tác giả khơi gợi cảm xúc của độc
giả, nỗi buồn man mác tiếc thương cho cái đẹp đang bị vùi dập giữa vô vàn cuộc sống
vẩn đục, thô trần héo hắt. Chỉ một cuộc gặp gỡ tình cờ trên bãi biển làm nổi lên bi kịch
của tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc. Chỉ qua “những buổi học đắt tiền”, qua sở thích “chui
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
vào bao” tác giả phơi trần căn bệnh của toàn xã hội Nga lúc đó - thói tiểu thị dân - mà
Tchékhov đấu tranh suốt đời không khoan nhượng.
Có thể nói rằng dưới ngòi bút của ba nhà văn “bi kịch đời thường” đã được nâng lên
thành bi kịch vĩnh cửu, bởi họ bắt những điều vặt vãnh nhất cũng phải nói lên tiếng nói
của mình về ý nghĩa của cuộc sống con người. Ở Việt Nam, truyện ngắn của Nam Cao
cũng được triển khai theo xu hướng này.
3. CẢM HỨNG BI - HÀI KỊCH LÀ CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG XÂY DỰNG
NHÂN VẬT
“Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt say đắm xuyên suốt tác phẩm
nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động
đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm” [5, tr. 32]. Cảm hứng chủ đạo là một yếu tố
của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô
tả. Và như vậy cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm, đem lại
cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định thống nhất với tất cả các cấp độ
và yếu tố của nội dung tác phẩm.
Trên tinh thần này, có thể nói rằng cảm hứng bi kịch, bi hài kịch là cảm hứng chủ
đạo trong truyện ngắn của Maupassant, Tchékhov, O’Henry. Đó cũng chính là cảm hứng
chủ đạo trong khi xây dựng nhân vật của ba bậc thầy truyện ngắn.
3.1. Không ở đâu chất bi hài kịch lại được thể hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt và sâu
sắc như trong các trang viết của Maupassant. Có lẽ vì thế mà tác giả được mệnh danh là
tài năng “bi quan quyết liệt nhất trong lịch sử văn chương Pháp”. Mỗi truyện ngắn của
Maupassant là một số phận con người được đặt vào một thời điểm nào đó sáng chói, có
khi nhiều bão tố tai biến, nhưng cũng có khi nhẹ nhàng xúc động như những áng thơ văn
xuôi. Nó là “cánh cửa bí ẩn những đau khổ tinh thần” để lại một nỗi buồn man mác sâu
xa trong lòng người đọc. Các nhân vật của Maupassant sinh ra như một “sai lầm của định
mệnh”, phải sống chết trong đau khổ, buồn chán, cô đơn, kể cả những ngẫu nhiên tai ác
bi thảm. Nỗi cô đơn luôn ám ánh nhức nhối trong các nhân vật của Maupassant. Tác giả
ái ngại cho sự bất lực của ngôn từ, sự yếu đuối của thể xác. Nhân vật dẫu là ai thì bản
chất cô đơn vẫn hiện rõ, cái tốt của người này hoặc bị hiểu lầm hoặc bị lợi dụng; cái xấu
xa nhơ bẩn tồi tệ của kẻ khác; bên cạnh lòng tham, thói vị kỷ tàn nhẫn cũng còn sự yếu
đuối nghèo nàn về tinh thần của chính con người. Với hơn 300 truyện ngắn, chỉ có mảng
truyện viết về cuộc chiến tranh Pháp – Phổ hiện lên như một khoảng sáng đặc biệt với
gam màu trong trẻo rất Pháp ở tấm lòng yêu nước, ở những chiến công bình dị của người
dân Pháp bình thường, thậm chí là những cô gái giang hồ. Còn lại các nhân vật của
Maupassant hầu như chìm trong màu xám xịt, tội lỗi. Kết thúc truyện của Maupassant rất
ít khi có hậu. Nhân vật hoặc là chết (Cô Harriet, Sợi dây, Điên, Đi dạo, Bà Báp – tít)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
hoặc là thoái hóa về nhân cách, sa đọa về tinh thần (Món tư trang, Món gia tài, Một
đứa con, Marôca). Rất nhiều truyện của Maupassant đi sâu phân tích tâm lí tình yêu hôn
nhân, những ám ánh tính dục, để cuối cùng là những tan vỡ ảo ảnh về hạnh phúc. Theo
nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp, trong sáng tác của Maupassant “Tiếng cười hướng vào
mọi khía cạnh của đời sống: tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc, bất hạnh, sự hân hoan và cả
nỗi xót xa cay đắng. Tiếng cười thông cảm ái ngại, tiếng cười châm biếm chế giễu và
đằng sau nó là cả một nỗi chua chát xót xa. () Hình thức của cái khôi hài trong sáng
tác của Maupassant mang trong nó ý nghĩa triết lí sâu sắc về cuộc đời về con người:
Khắp nơi cấu trúc là như nhau, một cấu trúc bên ngoài giản dị, mà, để mang lại sự bất
ngờ còn nguyên vẹn, nó không đưa cả nhân vật lẫn độc giả vào sự cảnh giác, và một cấu
trúc bên trong bởi cái trống rỗng “[6, tr. 122]. Cái trống rỗng của sự biểu hiện có dụng ý
trả lời cho cái hư vô của cuộc đời. Qua thế giới nhân vật này, Maupassant hoài nghi tất
cả: Chúa trời, tôn giáo, niềm tin, tình yêu, sự tiến bộ bởi vì con người vốn đã không thể
hiểu nhau. Cảm hứng bi hài chi phối, khiến các nhân vật của Maupassant phần lớn là
những nhân vật nghịch dị, cả về thể chất lẫn tâm hồn. “Cái giọng mảnh và khẽ kêu lên sự
tan vỡ cuộc đời” trong thế giới nhân vật của Maupassant dẫu bi quan song vẫn mang tính
cảnh báo và không phải không có tính thời sự.
3.2. Cùng chung cảm hứng, nhưng cách xử lý của Tchékhov khác với Maupassant. Chất
bi kịch, bi hài trong truyện của Tchékhov không căng thẳng, nổi cộm trên trang sách như
ở Maupassant. Cái bi kịch ở Tchékhov ẩn chìm bên dưới câu chữ, người đọc phải xuyên
qua lớp vỏ ngôn từ, xuyên qua những sự việc đơn giản mới nắm bắt được. Đó chính là
“mạch ngầm văn bản”, một đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Tchékhov.
Các nhân vật của Tchékhov vì vậy mà không có nhiều “bão tố”, “tai biến”, chỉ là những
hành động bình thường, những suy nghĩ rời rạc, những tâm trạng vẩn vơ Nhưng chính
những cái vô vị, buồn tẻ đó nói lên sự nhạt nhẽo, tầm thường, tan vỡ của cuộc đời. Dưới
ngòi bút của tác giả, những điều xấu xa hèn hạ trở nên ghê tởm gấp ngàn lần. Nhà văn ái
ngại cho những quái thai ở những con người thoạt nhìn tưởng như bình thường. Nhân vật
dầu là ai thì thói tầm thường, dung tục, tiểu thị dân vẫn hiện rõ: nô lệ, hèn nhát, lẩn tránh
cuộc sống, bất lực, lừa dối, thô bạo, chạy theo những hư danh phù phiếm, coi thường dẫm
đạp những giá trị cao đẹp. Cái nhìn thấu thị, tinh tường giúp Tchékhov có khả năng hiếm
hoi, thấy được những điều ẩn náu dưới bề sâu của sự vật. Đằng sau lời nói đùa nho nhỏ là
sự tan vỡ về tình yêu, hạnh phúc. Đằng sau “chuyện đời vặt vãnh” là lời nói dối thô bạo
làm vẩn đục tâm hồn trẻ thơ. Đằng sau phòng số 6, căn gác xép là một xã hội nước Nga –
nhà tù với những chủ trương giả dối để lẩn tránh trách nhiệm. Đằng sau cuộc gặp gỡ tình
cờ trên bãi biển là bi kịch về một cuộc tình vô vọng không lối thoát. Không chỉ dừng lại ở
bi kịch đời thường, Tchékhov còn đi vào những bi kịch tư tưởng mang tầm nhân loại.
Một nhà khoa học sống bằng những ảo tưởng triết lí siêu nhân, sống bằng bệnh vĩ cuồng,
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
dám coi khinh những hạnh phúc đời thường nho nhỏ để cuối cùng phải chết trong niềm
ân hận muộn màng. Kết thúc truyện của Tchékhov cũng ít có hậu, nhiều khi lơ lửng.
Hoặc là bằng cái chết (Cái chết của một viên chức, Một tấn kịch, Nhà tu hành vận đồ
đen, Người đàn bà phù phiếm), hoặc chẳng hé lộ điều gì tươi sáng (Người đàn bà có
con chó nhỏ, Những người đàn bà, Hai kẻ thù, Mưa dầm, Cơn bệnh thần kinh)
Thế giới nhân vật của Tchékhov vì vậy đầy đau khổ, bệnh hoạn. Với Tchékhov “Đời dữ
dội văn học không thể bằng phẳng, tẻ nhạt. Đời gồ ghề, gai góc, văn học không thể đi
mây về gió”[4, tr. 11]. Truyện của Tchékhov làm cho độc giả khắc khoải bởi những bi
kịch ẩn chìm dưới bút pháp khách quan, lạnh lùng, mổ xẻ tận gốc rễ những vấn đề đặt ra
trong xã hội, trong thế giới nội tâm của con người. Chất đa thanh, mạch ngầm văn bản, sự
phân thân đến mức đớn đau của những nhân vật mang gánh nặng không cùng của tư
tưởng, là những cái mà Tchékhov đã kế thừa ở các bậc tiền bối và đẩy lên một sự sáng
tạo cao hơn.
3.3. Cảm hứng chủ đạo trong thế giới nhân vật của O’Henry vẫn là cảm hứng bi, bi hài
kịch. Nói vậy liệu có mâu thuẫn chăng khi số phận các nhân vật của O’Henry vẫn đồng
hành với những cái kết có hậu, với tinh thần lạc quan yêu đời. Vấn đề không đơn giản
như vậy. Đọc kỹ tác phẩm của O’Henry, ta thấy đó chỉ là cái bề ngoài, là mong ước chủ
quan của nhà văn. Còn theo logic phát triển của tính cách trong mối quan hệ với hoàn
cảnh, thì số phận các nhân vật không thể tránh khỏi những bi kịch. Truyện của O’Henry
vẫn đầy rẫy những cái chết. Có cái chết mang ý nghĩa thăng hoa (Chiếc lá cuối cùng),
có cái chết mang tính trừ khử (Câu chuyện tỉnh lẻ), và phần đông là những cái chết chua
xót (Bên bị, Căn buồng có sẵn đồ cho thuê, Vì truyền thống). Bởi vậy đằng sau
những cái kết có hậu, đằng sau tiếng cười hạnh phúc, thế giới nhân vật của O’Henry phần
lớn vẫn chìm đắm trong bi kịch cuộc sống. Đó là bi kịch của những thân phận con người
không có địa vị xã hội. Để vượt lên đời sống vật chất như một cơn ác mộng, O’Henry để
cho các nhân vật của mình gieo ước mơ, khát vọng lên mảnh đất tinh thần màu mỡ. Điều
đó giải thích vì sao, các nhân vật O’Henry tuy nhỏ bé về vị thế xã hội nhưng là những
con người có tâm hồn cao thượng. Nhưng liệu tinh thần của họ có trụ lại trước sự khắc
nghiệt của cuộc sống hay không, và những ước mơ của họ có trở thành hiện thực chăng?
Truyện của O’Henry tuy có kết cục vui nhưng âm hưởng, dư vị lan tỏa lại buồn. Người
đọc xót xa vì bàn tay bị bỏng của Delia, có nghĩa tương lai âm nhạc của cô bị cắt đứt.
Bên cạnh những biểu tượng về sự hi sinh cao đẹp vì tình yêu, Món quà giáng sinh day
dứt người đọc về một sự tính toán đến tội nghiệp của những cặp vợ chồng nghèo khổ.
Trong các truyện về những kẻ lang thang, lừa đảo, tác giả đã rất thành công khi sử dụng
cái chốc lát (moment) để nhân vật làm một cuộc lột xác trong tâm hồn, trở về với cái
nguyên sơ lương thiện của con người. Song thực tế Soapy, Molli có thực hiện được sự
hoàn lương trong tâm hồn khi mà cánh cửa cuộc đời hầu như đóng im ỉm, khi xã hội
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
không cho họ những cơ hội. Những tình huống bất ngờ, oái ăm trong truyện Tên cớm và
bản thánh ca đã thể hiện sâu sắc bi kịch cuộc đời của những con người nhỏ bé. Khi
muốn vào tù để tránh đói, tránh rét thì mọi cách vẫn không thể, và khi muốn trở về cuộc
sống lương thiện thì lại phải vào tù. Đó cũng là bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn
cùng tên của Nam Cao. Cái nhìn của O’Henry đối với thế giới con người cũng thật nhiều
cung bậc. Yêu thương hết mình và căm thù tột độ, bên cạnh âm điệu ngợi ca là âm điệu
phê phán vừa “sắc nhọn vừa mỉa mai”, “vừa dịu dàng trìu mến” thấm đẫm chất bi nhưng
cũng tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời. Truyện của O’Henry là một sự giải bày, mà nói
như P.H Lawvence “người ta giãi bày những nỗi đau lên trang sách, lặp lại và trình bày
những cảm xúc là để làm chủ được chúng”. Với những gì được đưa lên trang viết,
O’Henry thực sự đã làm chủ ngòi bút của mình.
Tóm lại, dù ở những mức độ và cách thể hiện khác nhau, các nhân vật của
Maupassant, Tchékhov, O’Henry vẫn được xây dựng trên cảm hứng bi kịch, bi – hài kịch.
Chính cảm hứng này thống nhất đề tài (con người nhỏ bé) tư tưởng (nhân đạo) và chi
phối phương thức xây dựng nhân vật của ba tác giả. Nhìn chung, nghĩa là bỏ qua những
ngoại lệ, các nhân vật của O’Henry là kiểu con người cao thượng, mang tính chất nêu
gương, giáo huấn; các nhân vật của Maupassant được thể hiện “với tất cả sự cao quý và
hèn hạ” của con Người; các nhân vật của Tchékhov lại “mang gánh nặng không cùng của
những tư tưởng”, mang ý nghĩa triết lý nhân sinh, nó gợi mở những suy nghĩ về thân phận
con người. Đây chính là điểm làm cho Tchékhov gần gũi với các nhà văn thế kỷ XX. Với
việc thể hiện con người tâm trạng, con người tự ý thức, bút pháp lạnh lùng khách quan dò
tìm những bí ẩn trong tâm hồn con người, đã làm cho truyện của Tchékhov khác về bản
chất so với truyện ngắn truyền thống và gần gũi với truyện ngắn hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Tuấn Ảnh (1992), “Tchékhov và Nam Cao - Một sáng tác hiện thực kiểu mới”, Tạp chí văn học
số 1.
[2] Lê Huy Bắc (2000), ƠHenry Chiếc lá cuối cùng, Nxb Văn học.
[3] M. Bakhtine (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du.
[4] Phan Hồng Giang (dịch), (1994), Tuyển tập truyện ngắn Tchékhov, Nxb Văn học, Hà Nội.
[5] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
Giáo dục.
[6] Đào Duy Hiệp (2000), “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Maupassant”, Tạp chí Văn học nước
ngoài, số 4.
[7] Trần Đình Sử (chủ biên), (1987), Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cùng q
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
THE CHARACTER IN MAUPASSANT TCHEKHOV, O’HENRY SHORT
STORIES UNDER THE CONSIDERATION OF COMPARISONS
Duong Thi Anh Tuyet
Quang Binh University
Abstract. Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry are three famous leading authors of short
stories in France, Russia and United States in 19th century. Their composing techniques have
largely influenced on young authors at that time. This article focuses on understanding the
characters in their compositions in term of comparison in order to show the popular rules and
typical characteristics as well in the way of their building characters. Hence, the research result
is contributed to confirm each author’s style and common characteristics of compositions
belonging to the realistism in western American countries.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_duong_thi_anh_tuyet_9618_2024791.pdf