Ngữ pháp tiếng Việt của Đắc Lộ (1651) và những ảnh hưởng của nó trong việc miêu tả ngữ pháp tiếng Việt - Nguyễn Hoàng Trung

Kết luận Tác giả quyển từ điển Việt - Bồ - La có những đóng góp đáng trân trọng nỗ lực hệ thống hoá một ngôn ngữ vẫn còn quá xa lạ với học giả phương Tây. Sự tiên phong của ông đã cung cấp một hệ thống khái niệm ngôn ngữ giúp việc miêu tả Việt ngữ thuận lợi hơn. Bên cạnh những đóng góp này, và như đã nói ở trên, nỗ lực lý giải ngữ pháp tiếng Việt của ông chỉ nhằm mục đích “phổ cập” ngôn ngữ này cho các nhà truyền giáo khác hoặc những người phương Tây đặt chân đến Việt Nam sau đó, đã sử dụng như một “định đề” cho những miêu tả sau này, khiến ngữ pháp tiếng Việt được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau.

pdf11 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ pháp tiếng Việt của Đắc Lộ (1651) và những ảnh hưởng của nó trong việc miêu tả ngữ pháp tiếng Việt - Nguyễn Hoàng Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Trang 170 Ngữ pháp tiếng Việt của Đắc Lộ (1651) và những ảnh hưởng của nó trong việc miêu tả ngữ pháp tiếng Việt  Nguyễn Hoàng Trung Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma vào 1651. Công trình này dựa trên nghiên cứu về tiếng Việt của nhiều nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, những người khá thông thạo tiếng Việt, trong đó phải kể đến F. Pina và C. Borri. Công trình này của ông gồm 8 chương, trong đó ông dành ra 6 chương để bàn về phân loại từ trong tiếng Việt. Alexandre de Rhodes phân từ tiếng Việt thành bảy từ loại: danh từ (bao gồm cả tính từ), động từ, đại từ, giới từ, trạng từ, thán từ, liên từ. Với nhóm từ loại, ông tiến hành miêu tả dựa trên sự đối sánh với tiếng Latin. Chính vì dựa trên một hệ thống ngôn ngữ được xem là định chuẩn, có thể thấy rằng những miêu tả ngôn ngữ học về tiếng Việt của ông khá thú vị và có nhiều nhận định có giá trị. Tuy nhiên, việc áp đặt các quy chuẩn trong miêu tả ngôn ngữ học của ông, đặc biệt là việc áp định các nhãn ngữ pháp cho các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt để lại nhiều hệ lụy mà dấu vết vẫn còn in đậm trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt ra đời sau đó. Từ khóa: Ngữ pháp Đắc Lộ, ngữ pháp định chuẩn, từ loại Alexandre De Rhodes (1591-1660) là một giáo sĩ Dòng tên, người Pháp và sinh ở Avignon. Ông học hành ở Roma. Ông sống và truyền đạo ở Cochichine (Trung và Nam Kỳ) hơn ba năm (1624- 1627), sau đó ông đi Tonkin (Bắc kỳ) và ở đó khoảng ba năm (1627-1630). Ông rời Annam đến sống ở Macao mười năm (1630-1640). Ông trở lại Cochichine sau 13 năm và ở lại đó bốn năm (1640- 1645) trước khi ông sang Ba Tư. Alexandre De Rhodes viết nhiều tác phẩm về Việt Nam, trong đó có hai tác phẩm quan trọng là Catechismus (Phép giảng tám ngày) (1651) và Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt - Bồ - La) (1651). Đây là những công trình tác giả xây dựng dựa trên các nghiên cứu của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Italia đặt chân đến Việt Nam trước ông, trong đó phải kể đến Francisco de Pina và Cristoforo Borri, đây là những nhà truyền giáo sử dụng tiếng Việt rất lưu loát. 1. Sơ lược Ngữ Pháp Đắc Lộ Trong Dictionarium, Alexandre De Rhodes dành phần lớn nội dung 6 trên 8 chương) để xử lý vấn đề phân loại từ trong tiếng Việt. Ngoài chương 1 (Chữ và Âm tiết trong tiếng Việt) và chương 2 (Thanh và các dấu khác trong các nguyên âm), sáu chương còn lại, De Rhodes luận bàn đến những nội dung sau: chương 3: Danh từ, chương 4: Đại từ, chương 5: Các đại từ khác, chương 6: Động từ, chương 7: Các từ loại phi biến cách khác và chương 8: các nguyên tắc liên quan đến cú pháp. Như vậy, tác giả đã phân định bảy từ loại trong tiếng Việt: danh từ (bao gộp cả tính từ), động từ, đại từ, giới từ, TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Trang 171 trạng từ, thán từ và liên từ. Dưới đây, chúng tôi trình bày cách thức cũng như cơ sở mà De Rhodes sử dụng để xác lập bảy kiểu từ loại trên của tiếng Việt. Từ loại được xác định dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng latin. Tiêu chí này được xác lập dựa trên sự chuyển dịch tiếng Việt sang tiếng Latin. 1.1. Danh từ Theo tác giả, tiếng Việt có những từ luôn luôn là danh từ như blời = coelum, đất = terra, người = homo Bên cạnh đó, còn những từ lưỡng khả, và cương vị từ loại của những đơn vị này được xác định bằng ngữ cảnh. Tác giả đưa ra ví dụ về từ “chèo”: a.1. Thuièn nầy có hai chèo (cymba haec habet duos remos) a.2. Tôi chèo thuièn nầy (ego remigo cymbam hanc) Từ “chèo” trong (a.1.) là danh từ, còn từ “chèo” trong (a.2.) là động từ. Liên quan đến các phạm trù ngữ pháp của danh từ như số đơn, số phức, tác giả cho biết muốn nói số nhiều hay số ít thì “đặt thêm từ ở trước hay ở sau vì trong danh từ không có biến cách, không có số, không có cách...”(Plurale et singulare ex adiunctis antecedentibus et consequentibus colligitur; neque enim in nominibus sunt ullae declinationes, vel numeri, vel casus...). Tuy nhiên, tác giả lại cho rằng “những phạm trù này có thể được lý giải bằng một sự tương đồng nào đó với ngôn ngữ của chúng ta” (Possunt tamen haec omnia ex quadam analogia ad nostras explicari linguas) (tr.11). Tác giả cho rằng để diễn đạt ý nghĩa số tiếng Việt sử dụng các tiểu từ có nghĩa phổ quát như coên (quân), các, mọi, nhềo (nhiều), muân (muôn), hết, hoặc sử dụng các từ chỉ về một loại hay một giống sinh vật nào đó không cần thêm tiểu từ mà vẫn chỉ số nhiều: mua gà, lợn (emere gallinas, porcos), hoặc hai danh từ cùng loại kết hợp với nhau cũng chỉ số nhiều: cây cối, hoa quả, anh em, hoặc thêm vào trước hay vào sau danh từ một từ khác: người: homo (số ít); người ta: homines (số nhiều). Về giống của danh từ, De Rhodes cho rằng chỉ có những vật hữu sinh mới có. Một số từ chỉ dùng để chỉ giống đực, và một số từ chỉ dùng để chỉ giống cái: - Đối với danh từ chỉ gia cầm: gà mái (mái: fēmĭna): gallīna; gà trống (trống: mascŭlus): gallus - Đối với danh từ chỉ gia súc: bò cái (cái: fēmĭna): vacca; bò đực (đực: mascŭlus): bōs Về cách, mặc dù De Rhodes đã phát biểu rằng danh từ tiếng Việt không có cách (casus), nhưng ông vẫn đưa ra một danh sách bao gồm các cách (dẫn theo Nguyễn Khắc Xuyên, tr.88) vốn tồn tại rất lâu trong ngữ pháp tiếng Pháp: Cách/Cāsŭs Số ít/Singŭlāris Số nhiều/Plūrālis Danh cách Nominativus thàng nầy (pŭĕr istĕ) những thàng nầy omnes pueri isti Thuộc cách Genitivus cha thàng nầy (pătĕr pueri huius) cha hai thàng pater duorum puerorum Tặng cách Dătīvus cho thàng nầy áo (do puero huic vestem) cho nón thàng do galerum tribus pueris Đối cách Accūsātīvus Keo (kêu thàng nầy (voca puerum hunc) dạy thàng nầy doceo omnes pueros Hô cách Vocativus ơ thàng kia (ò puer ille) ơ bốn thàng kia o quatuor illi pueri Trạng (Ly) cách Ablātīvus bởy thàng nầy (à puero hoc) bởy các thàng ab omnibus pueris SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Trang 172 Nhận xét: Như vậy, dễ dàng nhận ra việc miêu tả từ loại danh từ cùng với những phạm trù liên quan đến từ loại này của De Rhodes hoàn toàn dựa trên từ loại danh từ của tiếng Latin và hoàn toàn dựa trên nghĩa sở chỉ của danh từ liên quan. 1.2. Tính từ (adiectīvum) Từ loại này không được tác giả khảo sát thành chương riêng như danh từ, đại từ hay động từ, mà ông chỉ khảo sát tính từ nằm trong kết hợp biểu thị ý nghĩa so sánh hay so sánh cực cấp. Ý nghĩa so sánh và so sánh cực cấp được đánh dấu bằng các biến cách của tính từ trong tiếng Latin (altus: cao và dạng so sánh: altior: cao hơn; altissimus: cao nhất hay rất cao). Nếu tính từ nào không có biến cách so sánh hay so sánh cựa cấp, trạng từ magis (hơn) được sử dụng (pius: sùng đạo, dạng so sánh: magis pius; so sánh cực cấp: maxime pius: sùng đạo nhất; rất sùng đạo). Tác giả sử dụng nghĩa của hệ thống biến cách hay các trạng từ so sánh trong tiếng Latin áp vào tiếng Việt để khảo sát tính từ mà không hề đưa ra bất kỳ định nghĩa nào: Hoa nầy tốt hơn hoa kia: flos hic pulcher magis flor illo Blái (Trái) này lành hơn blái nọ: fructus hic est magis bonus fructuristo (Trong tiếng Latin, từ magis chỉ dùng khi tính từ không có biến cách so sánh, nhưng tính từ pulcher có dạng so sánh là pulchrior. Không biết tại sao A.De Rhodes lại dùng magis.) Để miêu tả so sánh cực cấp trong tiếng Việt, De Rhodes dùng hai tiểu từ cực và rứt (rất) : cau (cao): altus, rứt cau: altissimus; mlớn (lớn): magnus, cực mlớn: maximus, v.v.. Theo tác giả “rứt” (rất) dùng với nghĩa tích cực, còn “cực” dùng với nghĩa tiêu cực, được phóng đại (tr.13): Tôi đã cực : ego iam perveni ad summam miseriam (tôi đã đạt đến đỉnh của sự cùng cực). Ngoài ra, theo tác giả một số trạng từ như lám (lắm), ráp, thay, v.v. (valde) có nghĩa là rất tốt, rất nhiều và bao giờ cũng đặt sau tính từ (tr.14): mlớn thay: magnus valde; đẹp lám: pulcher valde Nhận xét : Từ loại này trong tiếng Việt được A. De Rhodes miêu tả, cũng như danh từ ở phần trên, dựa trên từ loại tính từ tiếng Latin và vì vậy có nhiều chỗ mang tính áp định, không lý giải một cách tường minh. 1.3. Đại từ De Rhodes nhận ra sự phức tạp của lớp từ xưng hô trong tiếng Việt do gắn liền với sự phân chia giai tầng xã hội phức tạp. Do đó, ông dành ra đến hai chương để nói về từ loại này. Ông phân đại từ tiếng Việt thành hai loại: đại từ nguyên thuỷ và các đại từ khác. 1.3.1. Đại từ nguyên thuỷ (Primitivorum prominum) Cách sử dụng loại đại từ này gắn liền với địa vị và giai tầng xã hội. Tác giả phân loại đại từ này thành ba ngôn như trong tiếng Latin: Số Ngôi thứ nhất Ngôi thứ hai Ngôi thứ ba Địa vị XH cao thấp cao thấp cao thấp Số ít tao, ta, qua, tôi, tớ  mày, ngươi  nó Số nhiều min (mình) chúng + các từ số ít  bay  chúng nó Nhận xét: - Với việc sử dụng những từ mà De Rhodes gọi là đại từ nguyên thuỷ ngôi thứ nhất, người ta dễ dàng nhận thấy tác giả có một sự quan sát tinh tế về phương diện ngôn ngữ học xã hội và nhận biết được sự thay đổi của những từ này tuỳ vào địa vị xã hội hay quyền lực của người phát ngôn trong quan hệ với người nghe. - Riêng về những đại từ, theo thuật ngữ của tác giả, ngôi thứ hai, có một sự bất cân đối: những từ để xưng hô với người nghe có vị trí xã hội thấp hơn người nói được ghi nhận một cách rất rõ ràng. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Trang 173 Tuy nhiên, trong việc xưng hô với người nghe có địa vị ngang bằng hay cao hơn của người Việt, tác giả nhận thấy người Việt sử dụng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc, các danh từ chỉ chức tước Như vậy, tác giả không phân định đại từ nhân xưng và danh từ thân tộc hay danh từ tước vị. Hạn chế này không giảm nhẹ giá trị của phát kiến người Việt dùng từ thân tộc để xưng hô. - Tình hình tương tự với đại từ ngôi thứ ba. Ngoài “nó” và “chúng nó”, tác giả cũng rất tinh ý khi nhận xét rằng người Việt khi nói về người khác “bằng vai” với mình, họ dùng danh từ “người” với nghĩa “con người ấy”. Về số nhiều của đại từ ngôi thứ ba, De Rhodes nhận thấy cần phải áp dụng những quy tắc dành cho việc hình thành danh từ số nhiều đã nói ở trên, tức là, cần phải thêm các tiều từ như các, những vào trước danh từ “người ấy”: những người ấy - Điều quan trọng nhất trên bình diện ngữ học là tác giả không phân định đại từ nhân xưng và danh từ chỉ quan hệ thân tộc dùng để xưng hô, cũng như việc chuyển nghĩa của các từ như “tôi”, “tớ”, theo chúng tôi đây là những từ phái sinh từ “tôi tớ” trong tiếng Việt. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc quan niệm tiếng Việt có đại từ nhân xưng về sau này. Ngoài ra, các đại từ nguyên thuỷ còn bao gồm đại từ tương hỗ (Tác giả dùng thuật ngữ “đại từ hỗ tương” (rĕcīprŏca), nhưng ví dụ lại là đại từ phản thân (theo ngôn ngữ học hiện đại) và đại từ chỉ định (Demonstrativa). De Rhodes cho rằng tiếng Việt dùng từ “mình”như trong ai néy lo sự mình hoặc lặp lại danh từ cho lo viẹc cha, con lo viẹc con Hoặc các đại từ chỉ định như nầy, nấy, éy (ấy) hay nọ, kia, te (tê) luôn đặt sau danh từ như đàng nọ đàng kia, viẹc này viẹc nọ Sự miêu tả các tiểu loại đại từ như vậy cho thấy tác giả nhoàn toàn dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa, nói cách khác tác giả lấy tiếng Latin soi rọi cho việc miêu tả tiếng Việt. 1.3.2. Đại từ khác Những đại từ khác được De Rhodes miêu tả trong chương V của từ điển bao gồm những từ có cách dùng tương ứng với tiếng Latin được tác giả gọi là đại từ quan hệ và những từ nghi vấn mà tác giả gọi là đại từ nghi vấn. Về đại từ quan hệ, De Rhodes cho rằng tiếng Việt không có đại từ quan hệ thật sự như tiếng Latin (qui, quae, quod), nhưng người ta có thể hiểu việc đặt danh từ ở đầu câu để tạo ra câu bị động được De Rhodes xem là một kiểu biểu thị đại từ quan hệ trong tiếng Việt: từ câu mày đăọc sách (tu legis librum), nếu chuyển sách ra đầu câu sách mày đăọc (liber a te lectus) hoặc sách mà mày đăọc (liber quem tu legis) được hiểu là câu bị động và trật tự như vậy được xem là tương đương với trật tự của câu có đại từ quan hệ. Người ta cũng dễ dàng bắt gặp quan điểm này khi đọc tác phẩm của Alexandre De Rhodes: ngoài việc chuyển danh từ ra đầu câu như trên, tác giả còn cho rằng mô hình Ai + VT + thì + VT trong tiếng Việt hành chức như câu có đại từ quan hệ trong tiếng Latin hoặc tiếng Pháp: Ai muấn thì làm (qui vult is faciat); Ai có cơm thì ăn (qui habet coctam orizam, is edat) hoặc dùng DT – nào – VT – thì – VT: Bò nào bèo thì mạnh (Bos qui est pinguis, is est fortis); Thàng nào lành thì deạy (puerum est bonus sive bonae indolis, hunc doce) Ngoài ra, De Rhodes cũng miêu tả đại từ nghi vấn trong tiếng Việt dựa trên hệ thống Latin tương ứng. Tác giả miêu tả đại từ nghi vấn thông qua từ “ai” và các ví dụ có “ai” nhưng đặt trong hệ thống cách của tiếng Latin. Do đó, tác giả cho rằng “ai có thể chia theo biến cách để hỏi” (dẫn theo NKX, tr.102): Danh cách: ai đến? quis venit ? Thuộc cách : áo ai ? vestis cuius ? Tặng cách : cho ai ? datur cui? Đối cách: keo (kêu) ai? Vocas quem? Trạng cách: đi cŭ (cùng) ai? Is cum quo? Tác giả còn bổ sung “về số nhiều thì có thể thêm tiểu từ những hay dững” (dẫn theo NKX, tr.102). Trong phần này, tác giả cũng đề cập đến những từ SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Trang 174 nghi vấn khác như nào, gì, mấy, v.v. và tất nhiên những từ này được miêu tả trong tương quan với đại từ nghi vấn tiếng Latin. Nhận xét: Việc miêu tả các đại từ trong tiếng Việt càng làm rõ việc tác giả chú giải cách dùng những từ mà tác giả gọi là đại từ trong tiếng Việt hoàn toàn dựa trên hệ thống cách của tiếng Latin. Tương tự như trên, việc miêu tả đại từ tiếng Việt được thực hiện qua việc chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Latin, qua đó tác giả xác định quan hệ tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng Latin. Sự miêu tả như vậy tỏ ra thiếu chính xác và không đáng tin cậy: trật tự từ là phương tiện cú pháp chứ không phải phương tiện xác định từ loại như chính ví dụ về từ “ai” của tác giả là minh chứng cho nhận định này. 1.4. Động từ Alexandre De Rhodes khi miêu tả động từ trong tiếng Việt không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về động từ mà ông chỉ sử dụng các khái niệm biểu thị các phạm trù ngữ pháp liên quan mật thiết với động từ tiếng Latin. 1.4.1. Về số (nŭmĕrus), ngôi (persona) của động từ: tác giả cho rằng hai phạm trù ngữ pháp này của động từ này được xác định dựa trên các đại từ đi trước: Ngôi thứ nhất thứ hai thứ ba Số đơn tôi iêo: ego amo mày iêo: tu amas nó iêo: ille amat Số phức chúng tôi iêo: nos amamus chúng mày iêo: vos amatis chúng nó iêo: illi amant Tác giả còn lưu ý đến nguyên tắc danh dự đã nói ở phần liên quan đến đại từ nhân xưng. Nhận xét: Tác giả không phân biệt khái niệm “ngôi” với tư cách là vai giao tiếp với “ngôi với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của động từ. Việc xác định “số” cũng dựa hoàn toàn trên cứ liệu ngữ nghĩa trong tiếng Latin. 1.4.2. Về thì (tempora): tác giả miêu tả cái gọi là “thì” trong tiếng Việt dựa hoàn toàn trên hệ thống khái niệm tiếng Latin, nhưng ông cũng nhận thấy là động từ tiếng Việt không thay đổi hình thái hay không biến hình như tiếng Latin nên ông cho rằng để biểu thị “thì” tiếng Việt thêm “mấy tiểu từ” vào. Tuy nhiên, ông cũng rất “tinh ý” khi cho rằng khi biểu thị thì hiện tại (Præsens) không cần phải thêm tiểu từ vào: Tôi mạc việc bây giờ : ego occupor negotio nunc Tác giả cho rằng “mạc việc” ở thì hiện tại vì động từ “occŭpor” trong tiếng Latin là hình thái hiện tại của nguyên mẫu động từ “occŭpo”. Tương tự, tác giả cho rằng “thời quá khứ chưa hoàn thành” (imperfectum) trong tiếng Việt cũng không cần thêm tiểu từ vào: Hôm qua tôi mạc chép thư, nói chảng được Hĕrī occŭpābar scribendis literis, lŏqui non poteram. Hĕrī occŭpābar scribendi literis lŏqui non poteram Trạng từ : hôm qua occŭpo: bận ngôi thứ 1, số ít, thì quá khứ chưa hoàn thành. (scrībo: viết) vị danh từ, thuộc cách literă: thư ly cách (ablatif), số nhiều “nói”, động từ nguyên mẫu trạng từ: không động từ nguyên mẫu “possum”: có thể, ngôi thứ 1, số ít, thì quá khứ chưa hoàn thành. Còn thì quá khứ hoàn thành (perfectum), khi muốn diễn đạt cần phải thêm tiểu từ “đã” vào: đã về : iam rediit (iam: đã; rediit: về, ngôi thứ 3, thì quá khứ hoàn thành của rĕdĕo) đã nói: iam (đã) loquutus est TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Trang 175 (iam: đã; loquutus est (ngôi thứ ba, thì quá khứ hoàn thành của lŏquor: nói) Ngoài ra, tác giả còn dùng khái niệm “thì tiền quá khứ” để miêu tả sự việc kết thúc trước một sự việc khác trong quá khứ : Hôm kia khi oũ (ông) đến, đã chép thư đoạn. (Hôm kia, khi anh đến, tôi đã viết thư xong) Nūdĭus tertĭus cum venisti, epistolas iam scripsĕram. Nūdĭus tertĭus cum venisti epistolas iam Scripsĕram Trạng từ : Hôm kia trạng từ : khi vĕnĭo : đến ngôi thứ 2, số ít, thì quá khứ hoàn thành (perfectum) ĕpistola: thư đối cách, số nhiều trạng từ : đã scrībo: viết ngồi thứ 1, số ít, thì tiền quá khứ (plusquam perfectum) Khi diễn tả thời tương lai (Futurum), tiếng Việt dùng “sẽ”: sẽ đi: ego statim ibo (ego: đại từ ngôi thứ nhất, số ít, danh cách ; statim: trạng từ: sớm ; ibo là động từ, thì tương lai, ngôi thứ 1, số ít của động từ ĕo: đi) Trường hợp không có các tiểu từ, cần phải dựa vào cách nói. Chẳng hạn “ai làm?” tương ứng với Quis fecit? (fecit ở ngôi thứ 3, số ít, thì quá khứ hoàn thành của făcĭo). Ngoài ra, việc đặt “bao giờ” ở đầu hay cuối câu hỏi cũng cho biết thì tương lai (ở đầu) hay thì quá khứ (ở cuối) 1.4.3. Về thức (Modi) Liên quan đến một phạm trù ngữ pháp khác của vị từ, De Rhodes cũng cho rằng tiếng Việt cũng có thức (modi) và cũng phân chia phạm trù ngữ pháp này thành những thức như sau : Thức trần thuật ( indicativus modus) Theo tác giả, thức này trong tiếng Việt được đánh dấu khi ngôi đi liền với động từ và không thêm bất kỳ tiểu từ nào khác: tôi đi : ego eo. Thức cầu khiến (imperativus modus ) Thức này được đánh dấu bằng các tiểu từ đi, hãy, chớ, đừng Ngoài ra, tác giả còn cho rằng thức mệnh lệnh còn được thì bằng hai động từ ra và bveào (vào) đặt ở sau động từ chính: léy (lấy) áo ra (affer vestem), cất sách bveào (renconde librum) Thức ước vọng (optativus modus) Thức này được biểu thị bằng chớ gì: chớ gì tôi kính mến Chúa tlên hết mọi sự (utinam amen Dominum super omnia). Thức giả định (coniunctivus modus) Thức này được biểu thị bằng các tiểu từ nếo (nếu: si): nếo hăọc thì biét (nếu họ thì biết: si didiceris tunc scies), cóthì: có đi thì đến (si ivenis pervenis), dù hay dầu: dù mà co tài thì phải hăọc (dẫu/dù có tài vẫn phải học: etiamsi habeas ingenium debes studere). Thức vô định (infinitivus modus) Tác giả cho rằng thức vô định được biểu thị kghi động từ đứng một mình mà không có đại từ đứng trước hoặc khi hai động từ đi liền nhau, động từ đi sau thuộc thức vô định: Kính mến Chúa tlên hết mọi sự (Amare Deun super omnia) Mày phải làm : tibi convenit ăgĕre (tibi tặng cách của tu, ăgĕre là dạng vô định của động từ ăgo). Trường hợp hai động từ đi liền nhau cùng có nghĩa gần nhau thì động từ theo sau không nhất thiết phải ở thức vô định (tr.25): thầy deạy deổ (dạy dỗ) người ta (magister docet homines). Thức vị danh từ (gerundium modus) Tác giả sử dụng hệ thống biến cách của thức vị danh từ trong tiếng Latin để miêu tả cái gọi là “thức vị danh từ” trong tiếng Việt. Trong tiếng Latin, gerundia đều có ba biến cách để biểu thị bốn cách SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Trang 176 sau: thuộc cách: Tempus legendi (giờ đọc sách), dữ/tặng cách: Inutilis scribendo (viết cũng vô ích), đối cách: Legit ad addiscendum (đọc để học), và ly cách: Legendo doctus eris (Đọc sách giúp ta trở nên uyên bác).  Thức vị danh từ tương đương với thức vị danh từ tiếng Latin có biến cách –di (thuộc cách): đã đến giờ hăọc: advenit hora addiscendi (học là định ngữ của danh từ giờ nên thức vị danh từ addiscendi ở thuộc cách.  Thức vị danh từ tương đương với thức vị danh từ tiếng Latin có biến cách –do (ly cách) được đánh dấu bằng tiểu từ thì: an thì mới no: edendo saturaberis, làm thì mới giàu: faciendo ditaberis (trong tiếng Latin edo/ăn hay făcĭo/làm biểu thị điều kiện hoặc cách thức nên được đánh dấu biến tố -do).  Thức vị danh từ tương đương với thức vị danh từ tiếng Latin có biến cách –dum (đối cách) được giải thích rõ ràng nhờ tiểu từ mà : Tôi ngồi mà nghe : ego sedeo ad audiendum; mà đôi khi được hiểu ngầm : mầy đi (mà) làm việc : ito ad faiendum opus (trong tiếng Latin, các động từ biểu thị mục đích đứng sau ad được chia ở đối cách và được đánh dấu bằng biến cách –dum). 1.4.4. Về thái hay dạng bị động Tác giả cho rằng động từ tiếng Việt không có thái bị động (Passiva propriè non dantur, tr.28). Người ta có thể nói việc này đã đoạn : hoc opus iam factum est mà không cần thêm bất kỳ tiểu từ nào vào. Nhận xét: - Hệ thống khái niệm dùng để miêu tả khái niệm các phạm trù ngữ pháp của động từ như thì, thức, thái là những thuật ngữ của ngữ pháp Latin được tác giả sử dụng để miêu tả động từ tiếng Việt. Sự áp định những nhãn ngữ pháp này không thích hợp và chỉ có một mục đích là giúp cho những người biết tiếng Latin hiểu rõ hơn về động từ và các phạm trù ngữ pháp liên quan đến nó khi phải chuyển dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ này. Để dễ hình dung hơn, chúng ta có thể nói Alexandre De Rhodes mượn tiếng Việt để thuyết giảng về tiếng Latin. Bằng chứng rõ ràng nhất, thuyết phục nhất là việc ông miêu tả thức vị danh từ “bằng” tiếng Việt mà chúng tôi vừa giới thiệu ở phần trên. - Sự áp định nhãn ngữ pháp kiểu này cho thấy tác giả không phân biệt hình thức và nghĩa của ngôn ngữ. Tất nhiên, nói như vậy không phải để phê phán tác giả mà để thấy được khuynh hướng nghiên cứu ngữ học thời bấy giờ đều lấy ngữ pháp tiếng Latin làm chuẩn mực. Không riêng gì với tiếng Việt mà kể cả những thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Anh - Việc miêu tả động từ tiếng Việt dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa nhưng sử dụng các nhãn ngữ pháp của tiếng Latin, tức một thứ tiếng biến hình đặc trưng, đã dẫn đến những nhận định thiếu chính xác về động từ tiếng Việt và đặc biệt là về những phạm trù liên quan đến động từ. Hay nói cách khác là tác giả khi đề cập đến những phạm trù hay hiện tượng ngữ pháp nhưng không dựa trên cơ sở ngữ pháp mà lại dùng tiêu chí ngữ nghĩa để biện giải. - Mặc dù vậy, tác giả cũng có những quan sát rất thú vị, chẳng hạn như tác giả cho rằng động từ tiếng Việt không có thái bị động và không có vị tính từ (phân từ). Đây là nhận định hoàn toàn chính xác. Một phần, có lẽ tác giả không tìm thấy một hình thái hay một kiểu cấu trúc nào đó tương đương với thái bị động trong tiếng Latin nên tác giả mới đưa ra nhận định như vậy. Nhận xét chung - Việc lý giải chi tiết cách sử dụng từ ngữ tiếng Việt trong phần dẫn nhập của từ điển Việt - Bồ - La cho thấy A. De Rhodes đã tiếp cận rất sát cách sử dụng ngôn ngữ thường nhật của người Việt, và đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ gắn với giai tầng xã hội được đề cập khá chi tiết (một nội dung được ngôn ngữ học xã hội khảo cứu trong ngôn ngữ học hiện đại). Điều này cho thấy tác giả am hiểu phong tục, tập quán của người Việt và tác giả đã áp dụng triệt để mô hình miêu tả của ngữ pháp định TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Trang 177 chuẩn (prescriptive grammar) của tiếng Latin trong việc miêu tả tiếng Việt. - Đối tượng khảo sát của tác giả có vẻ hạn chế, không mang tính đại diện, trong đó có lẽ phải kể đến các nhà truyền giáo nước ngoài có khả năng sử dụng tiếng Việt với mục đích hoàn thành sứ mệnh của mình. Điều này đã dẫn đến rất nhiều sự thiếu chính xác trong việc miêu tả tiếng Việt. - Dấu ấn tiếng Latin rất rõ trong việc A. De Rhodes miêu tả từ loại tiếng Việt, khiến người ta có cảm giác tiếng Việt rất giống tiếng Latin. Tác giả từ điển Việt - Bồ - La miêu tả tiếng Việt bằng cách đưa tất cả các từ tiếng Việt cần miêu tả vào trong một cái khung ngữ pháp-từ vựng định sẵn trong tiếng Latin. Vì lẽ đó, người ta dễ dàng bắt gặp trong tác phẩm này các nhãn ngữ pháp dùng cho tiếng Latin như cách, thì, thức, số, giống, v.v.. Thao tác này cũng không khiến người ta ngạc nhiên vì dưới sự ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Latin - một kiểu ngữ pháp mà thời bấy giờ được xem là chuẩn mực để miêu tả các ngôn ngữ khác, trong đó có cả các thứ tiếng châu Âu. 2. Ảnh hưởng của Ngữ pháp Đắc Lộ đối với việc miêu tả ngữ pháp tiếng Việt 2.1. Hệ thống khái niệm miêu tả từ loại tiếng Việt Các khái niệm được A. De Rhodes sử dụng miêu tả các đơn vị từ loại trong tiếng Việt có vai trò rất quan trọng với các nhà ngữ học sau ông vì những khái niệm này đã cung cấp một hệ thống nhãn ngữ pháp định sẵn và người ta chỉ việc gán những nhãn đó cho các đơn vị từ vựng có nghĩa tương đương với tiếng Latin hoặc tiếng Pháp về sau này. Sự xuất hiện của khái niệm từ loại dựa trên tiếng Latin trong tiếng Việt là “nguồn cảm hứng” cho những nhà ngữ pháp sau A. De Rhodes như Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, v.v.. Theo những nhà ngữ pháp này, tiếng Việt có từ loại và phạm trù này chia thành hai loại: từ biểu thị ý nghĩa từ vựng (thực từ) và từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (hư từ), và trong mỗi loại có nhiều tiểu loại khác nhau, có ý nghĩa riêng biệt. Việc xác định từ loại dựa trên ngữ nghĩa đã bộc lộ nhiều hạn chế vì một đơn vị ngôn ngữ có thể xuất hiện ở hơn một vị trí cú pháp hay đảm nhận hơn một chức năng cú pháp (điều mà chính A. De Rhodes đã đề cập đến khi ông giải thích về từ “chèo” trong tiếng Việt). Sự bất cập này đã dẫn đến sự hình thành quan điểm xác định từ loại theo chức năng cú pháp của đơn vị từ vựng ở cấp độ ngữ đoạn (Lê Văn Lý, Nguyễn Tài Cẩn, và Nguyễn Phú Phong) và sau này là cấp độ câu (Nguyễn Tài Cẩn). Tuy nhiên, những tồn tại trong việc xác định từ loại vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các nhà ngữ pháp học từ cuối thế kỷ XX đến nay có một hướng tiếp cận mang tính “thoả hiệp”: kết hợp hai tiêu chí nội dung và hình thức để xác định phân từ tiếng Việt thành thực từ và hư từ, sau đó, sử dụng đặc trưng cú pháp để phân định một đơn vị từ vựng nào đó thuộc loại nào. Thoạt nhìn, hướng tiếp cận này có vẻ rõ ràng và khách quan, nhưng sự rối rắm lại nảy sinh khi tiêu chí phân định một đơn vị ngôn ngữ là thực từ hay hư từ không nhất quán. Chẳng hạn, về “đại từ” có tác giả xem là danh từ, tức là thực từ (Nguyễn Kim Thản 1963; Lê Cận-Phan Thiều 1983), có tác giả xem là từ loại trung gian giữa thực từ và hư từ (UBKHXH 1983; Đinh Văn Đức 1986; Lê Biên 1993, Diệp Quang Ban 1996). Gần đây, kế thừa hướng tiếp cận nội dung-hình thức, Nguyễn Hồng Cổn (TCNN số 2, 2003) đưa ra tiêu chí phân định từ loại dựa trên Ngữ pháp cách của Fillmore (1968) và Ngữ pháp chức năng (Dik 1989, Cao Xuân Hạo 1991, v.v.). Nội dung của tiêu chí này là các tham tố (tác giả gọi là đối tố) trong mệnh đề/phát ngôn được xác định trong quan hệ với vị từ trong một khung ngữ nghĩa, và về mặt hình thức những tham tố này được biểu thị bằng từ, ngữ hoặc một liên hợp. Cho ví dụ sau đây: SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Trang 178 Trời đẹp Thành tố đối tố vị tố Nghĩa (Vai nghĩa) đương thể trạng thái Hình thức từ từ Nó chưa đọc quyển sách này Thành tố đối tố 1 vị tố đối tố 2 Nghĩa (Vai nghĩa) tác thể hành động đối thể Hình thức từ ngữ ngữ Tôi đã gửi thư và ảnh cho các bạn ấy Thành tố đối tố 1 vị tố đối tố 2 đối tố 3 Vai nghĩa tác thể hành động đối thể nhận thể Hình thức từ ngữ liên hợp (giới) ngữ Qua ba ví dụ trên, ta thấy sự phân định trở nên phức tạp hơn, song hiệu lực của nó vẫn chưa rõ ràng. Ở đây, ta thấy có sự trộn lẫn các đơn vị thuộc bình diện ngôn ngữ với tư cách là hệ thống và bình diện ngôn ngữ với tư cách là lời nói vì nếu xét ở phương diện câu, các thành tố cấu tạo câu phải là ngữ đoạn chứ không phải là từ. Một ngữ đoạn được định nghĩa bằng chức năng cú pháp của nó mà không cần quan tâm đến cấu trúc nội tại của nó. Như vậy, việc xác định X thuộc từ loại nào vẫn là một vấn đề chưa có lời đáp thoả đáng. Theo chúng tôi, sự bế tắc còn đó là do vẫn áp dụng bộ máy khái niệm của các ngôn ngữ biến hình để miêu tả các đơn vị của ngôn ngữ phi hình thái như tiếng Việt. Vẫn còn đó những bất đồng về từ loại : tiếng Việt có đại từ nhân xưng hay không? Từ loại trạng từ không tồn tại trong tiếng Việt, và chức năng của nó do tình từ đảm nhận. Vậy, phải giải thích thế nào về phương diện ngôn ngữ học đại cương khi cho rằng tính từ bổ nghĩa cho động từ? 2.2. Hệ thống khái niệm biểu thị các chức năng ngữ pháp Như một hệ luỵ của khái niệm chủ-vị, hệ thống khái niệm biểu thị các phạm trù ngữ pháp của động từ trong tiếng Latin được A. De Rhodes sử dụng miêu tả những hiện tượng tương ứng về mặt ngữ nghĩa với những hình thái động từ trong tiếng Latin. Ông nhận thấy ngay sự khác biệt giữa động từ tiếng Việt và đơn vị tương ứng trong tiếng Latin, song vì mục đích miêu tả hệ thống ngữ pháp là dành cho người nước ngoài mà có thể chủ yếu là các nhà truyền giáo hay các nhà thám hiểm nên việc miêu tả nghĩa của câu tiếng Việt, hay cụ thể hơn là nghĩa của động từ bằng các công cụ ngữ pháp tiếng Latin là chuyện không tránh khỏi. Tuy nhiên, các khái niệm ngữ pháp sử dụng miêu tả tiếng Việt như vậy để lại nhiều hệ lụy về sau. Những hệ lụy này càng nặng nề với sự ảnh hưởng của tiếng Pháp, một mô hình tiếng Latin điển hình. Những hệ lụy đó là sự bất đồng có thể không bao giờ két thúc trong giới Việt ngữ. Người ta có thể nói đến những bất đồng ấy qua những nội dung sau: - Tiếng Việt là thứ tiếng “hữu thể vô thì” hay có “thì”? - Thái bị động có hay không có trong tiếng Việt? - Ngôi, thức có tồn tại hay không? - Từ đó, đại từ nhân xưng của tiếng Việt có hay không có? - Danh từ tiếng Việt có số đơn, số phức hay không? TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Trang 179 - Đơn vị bổ nghĩa cho động từ gọi là trạng từ hay tính từ? Hệ lụy quan trọng nhất là sự nhập nhằng giữa nội dung và hình thức, giữa nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp của một đơn vị ngôn ngữ. Điều này khiến việc tìm kiếm một cách thức miêu tả ngữ pháp tiếng Việt hoàn toàn dựa trên loại hình của tiếng Việt, chứ không thể áp định những đặc trưng được cho là “phổ quát” vào việc miêu tả. Không ai có thể bác bỏ tính phổ quát của một số phạm trù ngôn ngữ, chẳng hạn như phạm trù danh từ và phạm trù động từ. Tuy nhiên, cần phải đứng trên “mảnh đất tiếng Việt” để miêu tả tiếng Việt mới có thể có một hệ thống ngữ pháp phù hợp với tiếng Việt. Kết luận Tác giả quyển từ điển Việt - Bồ - La có những đóng góp đáng trân trọng nỗ lực hệ thống hoá một ngôn ngữ vẫn còn quá xa lạ với học giả phương Tây. Sự tiên phong của ông đã cung cấp một hệ thống khái niệm ngôn ngữ giúp việc miêu tả Việt ngữ thuận lợi hơn. Bên cạnh những đóng góp này, và như đã nói ở trên, nỗ lực lý giải ngữ pháp tiếng Việt của ông chỉ nhằm mục đích “phổ cập” ngôn ngữ này cho các nhà truyền giáo khác hoặc những người phương Tây đặt chân đến Việt Nam sau đó, đã sử dụng như một “định đề” cho những miêu tả sau này, khiến ngữ pháp tiếng Việt được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau. The Vietnamese grammar by A. De Rhodes (1651) and its impacts on the description of modern Vietnamese grammar  Nguyen Hoang Trung University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM ABSTRACT: Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum composed by A. De Rhodes was published in Roma in 1651. This work was a collection of several researches on the Vietnamese language carried out by Portugal missionaries who spoke Vietnamese well. Among them, Francisco De Pina and Cristoforo Bori were the first teachers of Vietnamese to foreign missionaries in Vietnam. In this work, A. De Rohdes reserved six of eight chapters to talk about the definition of parts of speech in Vietnamese. He described the Vietnamese parts of speech on the basis of Latin grammar. It’s this Latin grammar-based description which resulted in later opposing points of view on grammatical categories in Vietnamese some of whose issues are still strongly engraved in the heart of linguistic discussions. Keywords: A. De Rhodes’ Vietnamese grammar, prescriptive grammar, parts of speech SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Trang 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. A. De Rhodes (1651). “Linguae annamiticae seu Tunchinensis brevis Declaratio”, in Dictionarium annnamiticum [sic pour annamiticum] lusitanum et latinum, ope Sacrae congregationis de propaganda fide in lucem editum ab Alexandro de Rhodes..., Romae, typis et sumptibus ejusd. Sacr. Congreg. [2]. Bernard, D. Colombat (1998-2000). Corpus représentatif des grammaires et des traditions linguistiques, Histoire épistémologie langage, hors- série 2 & 3, Paris. [3]. Bùi Đức Tịnh (1952). Văn phạm Việt Nam. P. Văn Tươi, Sài Gòn. [4]. Cao Xuân Hạo (2004). Tiếng việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nxb Giáo Dục, Tp.HCM. [5]. Charles, J. Fillmore (1968). “The Case for Case". Trong Bach and Harms (Ed.): Universals in Linguistic Theory. New York: Holt, Rinehart, and Winston, tr. 1-88. [6]. Charles. N. Li & Sandra. A. Thompson (1976) Subject and topic. New York: Academic Press. [7]. Diệp Quang Ban (1996). Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Giáo dục, Hà Nội. [8]. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại’, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [9]. Édouard, Diguet (1892). Éléments de la grammaire annamite, Imprimerie Nationale, Paris. [10]. Gabriel, Aubaret (1867). Grammaire annamite, suivie d'un vocabulaire françaisannamite et annamite-français, Imprimerie Impériale, Paris. [11]. Léopold Cadière (1958). Syntaxe de la langue viêtnamienne, Publications de l'école française d'extrême-orient, Paris. [12]. Lê Biên (1995), Từ loại tiếng Việt hiện đại, ĐHQGHN, Hà Nội. [13]. Lê Cận, Phan Thiều (1983). Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (tập1). Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. [14]. Lê Văn Lý (1948). Le Parler vietnamien: essai d'une grammaire vietnamienne. Paris, Huong Anh. [15]. Lê Văn Lý (1972). Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn. [16]. Maurice Grammont & Lê Quang Trinh (1912). « Étude sur la langue annamite », Mémoires de la Société de Linguistique de Paris, t. 17, 201-241 et 295-310, Librairie, Paris. [17]. Murray, B. Emeneau (1951). Studies in Vietnamese (Annamese) grammar. Barkeley and Los Angeles. [18]. Nguyễn Tài Cẩn (1975). Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng. Từ ghép. Đoản ngữ, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. [19]. Nguyễn Tài Cẩn (1987). Ngữ pháp tiếng Việt, tiếng, từ ghép, đoản ngữ, NXB. Ðại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [20]. Nguyễn Phú Phong (1976). Le syntagme verbal en vietnamien, Paris-La Haye, Mouton. [21]. Nguyễn Kim Thản (1964). Ngữ pháp tiếng Việt, tập I. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [22]. Simon. M. Dik (1989). The Theory of Functional Grammar, Part 1: The Structure of the Clause. Dordrecht, Foris. [23]. Talmy Givón (1979). On Understanding Grammar. Academic Press New York. [24]. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1940). Grammaire Annamite, Nxb Lê-thang, Hà Nội. [25]. Trương, Jean baptiste Pétrus Vĩnh Ký (1867). Abrégé de la Grammaire Annamite, Imprimerie Impériale, Sàigon. [26]. Trương, Jean baptiste Pétrus Vĩnh Ký (1883). Grammaire de la langue annamite, Guillaud et Martinon, Saigon. [27]. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1983). Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. [28]. Victor Barbier (1924 /1925). Grammaire Hnnamite, imprimerie d'extrême-orient, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23968_80288_1_pb_1922_2037442.pdf