NHẬN ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM & CƠ HỘI ĐẦU Tư NĂM 2011
1. NHẬN ĐỊNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2011
TÌNH HÌNH KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI CUỐI NĂM 2010
Kết thúc năm 2010, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục và đạt được tốc độ tăng trưởng
khá tốt. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế cả năm 2010 của thế giới sẽ đạt 4.8% từ mức
giảm 0.6% trong năm 2009. Những dự đoán về nguy cơ khủng hoảng kép, khả năng sụp
đổ của khối kinh tế EU hay khả năng chiến tranh tiền tệ giữa các nước về cơ bản đã
không xảy ra trong năm 2010. Tuy nhiên, xét một cách tổng quan, năm 2010 thế giới vẫn
chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản về phát triển bền vững và nguy cơ nợ công vẫn là
rủi ro lớn nhất ảnh hưởng tới sức khỏe của kinh tế toàn cầu.
KINH TẾ MỸ: Tập trung giải pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất
nghiệp
Tăng trưởng kinh tế quý IV.2010 ước đạt 3.1%, so với mức tăng 2.6% trong quý III và
1.7% trong quý II. Dự ước tăng trưởng cả năm 2010 của Mỹ có thể đạt 2.6%. Tỷ lệ thất
nghiệp tháng 12.2010 tăng 9.4%, mặc dù có giảm so với tháng 11.2010 (9.8%) và giảm
so với cùng kỳ năm 2009 (10%) nhưng so với năm 2008, thời điểm xảy ra khủng hoảng
kinh tế toàn cầu thì tỷ lệ thất nghiệp của các tháng năm 2010 vẫn ở mức cao trên 9%.
Tăng trưởng trong tiêu dùng trở lại bắt đầu từ quý III.2009, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp
cho thấy có 1 sự cắt giảm lớn trong chi tiêu tiêu dùng.
Tháng 11.2010, Fed đưa ra kế hoạch mua lại 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn (2 –
10 năm) trong vòng 8 tháng (kết thúc vào tháng 6/2011) theo mức độ 75 tỷ USD/tháng và
có điều chỉnh. Gói kích thích này được đưa ra trong bối cảnh gói kích thích lần 1 (QE1)
trị giá 1,700 tỷ USD kết thúc nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Tăng trưởng
kinh tế quý II.2010 chỉ đạt 1.7% - giảm so với mức tăng 3.7% trong quý I, tỷ lệ thất
nghiệp vẫn ở mức cao trên 9%, doanh số mua bán nhà và mua xe chưa có dấu hiệu cải
thiện so với hồi cuối năm 2009, lạm phát đầu năm duy trì ở mức trên 2%/tháng và có dấu
hiệu giảm dần sang những tháng cuối năm 2010. Chỉ số chứng khoán DJ index phục hồi
yếu ớt trong 6 tháng đầu năm và có tháng chỉ số này chỉ được giao dịch dưới mức 10,000
điểm. Ngoài việc đưa ra gói kích thích kinh tế lần 2, Mỹ còn hỗ trợ nền kinh tế bằng việc
duy trì lãi suất ở mức gần 0% để kích thích đầu tư và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa nhằm
vực dậy nền sản xuất trong nước. Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng để khẳng định gói
QE2 lần này của Fed có phải là bước đi đúng đắn và kịp thời hay không. Nhiều ý kiến
cho rằng gói kích thích kinh tế của Fed sẽ không mang lại tác dụng phục hồi chắc chắn
cho kinh tế Mỹ mà trái lại, sẽ làm mất giá mạnh đồng đô la Mỹ, nguy cơ lạm phát bùng
phát và khiến nước Mỹ thêm ngập sâu vào nợ nần. Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ,
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận định kinh tế Việt Nam & cơ hội đầu tư năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM
& CƠ HỘI ĐẦU TƢ NĂM 2011
TS.Đinh Thế Hiển
& VFA GROUP
Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm Phân tích tài chính đầu tư VFA group nhằm cung cấp
cho các nhà đầu tư tham khảo tóm lược tình hình kinh tế - tài chính quý IV/2010 và các
dự báo cơ hội đầu tư năm 2011. Các dữ liệu sử dụng trong báo cáo được sử dụng từ các
báo cáo của các Tổ chức kinh tế tài chính trong và ngoài nước và nguồn thống kê của
nhóm.
A. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 2010 & DỰ BÁO NĂM 2011
1. NHẬN ĐỊNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2011
TÌNH HÌNH KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI CUỐI NĂM 2010
Kết thúc năm 2010, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục và đạt được tốc độ tăng trưởng
khá tốt. Theo IMF, tăng trưởng kinh tế cả năm 2010 của thế giới sẽ đạt 4.8% từ mức
giảm 0.6% trong năm 2009. Những dự đoán về nguy cơ khủng hoảng kép, khả năng sụp
đổ của khối kinh tế EU hay khả năng chiến tranh tiền tệ giữa các nước về cơ bản đã
không xảy ra trong năm 2010. Tuy nhiên, xét một cách tổng quan, năm 2010 thế giới vẫn
chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản về phát triển bền vững và nguy cơ nợ công vẫn là
rủi ro lớn nhất ảnh hưởng tới sức khỏe của kinh tế toàn cầu.
KINH TẾ MỸ: Tập trung giải pháp để kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất
nghiệp
Tăng trưởng kinh tế quý IV.2010 ước đạt 3.1%, so với mức tăng 2.6% trong quý III và
1.7% trong quý II. Dự ước tăng trưởng cả năm 2010 của Mỹ có thể đạt 2.6%. Tỷ lệ thất
nghiệp tháng 12.2010 tăng 9.4%, mặc dù có giảm so với tháng 11.2010 (9.8%) và giảm
so với cùng kỳ năm 2009 (10%) nhưng so với năm 2008, thời điểm xảy ra khủng hoảng
kinh tế toàn cầu thì tỷ lệ thất nghiệp của các tháng năm 2010 vẫn ở mức cao trên 9%.
Tăng trưởng trong tiêu dùng trở lại bắt đầu từ quý III.2009, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp
cho thấy có 1 sự cắt giảm lớn trong chi tiêu tiêu dùng.
Tháng 11.2010, Fed đưa ra kế hoạch mua lại 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn (2 –
10 năm) trong vòng 8 tháng (kết thúc vào tháng 6/2011) theo mức độ 75 tỷ USD/tháng và
có điều chỉnh. Gói kích thích này được đưa ra trong bối cảnh gói kích thích lần 1 (QE1)
trị giá 1,700 tỷ USD kết thúc nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Tăng trưởng
kinh tế quý II.2010 chỉ đạt 1.7% - giảm so với mức tăng 3.7% trong quý I, tỷ lệ thất
nghiệp vẫn ở mức cao trên 9%, doanh số mua bán nhà và mua xe chưa có dấu hiệu cải
thiện so với hồi cuối năm 2009, lạm phát đầu năm duy trì ở mức trên 2%/tháng và có dấu
hiệu giảm dần sang những tháng cuối năm 2010. Chỉ số chứng khoán DJ index phục hồi
yếu ớt trong 6 tháng đầu năm và có tháng chỉ số này chỉ được giao dịch dưới mức 10,000
điểm. Ngoài việc đưa ra gói kích thích kinh tế lần 2, Mỹ còn hỗ trợ nền kinh tế bằng việc
duy trì lãi suất ở mức gần 0% để kích thích đầu tư và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa nhằm
vực dậy nền sản xuất trong nước. Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng để khẳng định gói
QE2 lần này của Fed có phải là bước đi đúng đắn và kịp thời hay không. Nhiều ý kiến
cho rằng gói kích thích kinh tế của Fed sẽ không mang lại tác dụng phục hồi chắc chắn
cho kinh tế Mỹ mà trái lại, sẽ làm mất giá mạnh đồng đô la Mỹ, nguy cơ lạm phát bùng
phát và khiến nước Mỹ thêm ngập sâu vào nợ nần. Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ,
tổng nợ chính phủ cho năm tài khoá kết thúc vào 30/9/2010 đã vượt qua tổng tài sản tới
13,473 tỷ USD, năm 2009 con số này đã lên tới 11,456 tỷ USD. Bộ tài chính Mỹ ước tính
giới hạn nợ có thể được chạm tới vào ngày 31/3/2011.
KINH TẾ CHÂU ÂU: Kinh tế khối châu Âu có dấu hiệu hồi phục nhưng áp lực nợ công
vẫn còn lớn. Việc áp dụng chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách đang khiến đà tăng
trưởng của nhiều nước trong khối bị ảnh hưởng.
Nguồn: US Bureau of labor Statistics
Nguồn: National Association of REALTORS®
Nguồn: US Bureau of labor Statistics
Nguồn: inflationdata.com
Tăng trưởng kinh tế của khối EA16 đạt 0.3% và khối EU27 đạt 0.5% trong quý III.2010
(theo VP thống kê của EU). Trong quý III, tăng trưởng kinh tế của cả 2 vùng đều đạt
1.0%. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng kinh tế đạt 1.9% tại khu vực EA16 và 2.2%
tại khu vực EU27. Chỉ tiêu này trong quý II.2010 ở cả 2 khu vực là 2.0%. Trong quý III,
Thụy Điển là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất (2.1%), tiếp theo là
Luxembuorg (1.5%) và Ba Lan (1.3%). Chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình tăng 0.1% ở khu
vực EA 16 và tăng 0.2% ở khu vực EU27. Tổng chi phí đầu tư giảm 0.3% ở khu vực
EA16 nhưng lại tăng 0.3% ở khu vực EU27. Xuất khẩu tăng 1.9% ở cả 2 khu vực trong
khi nhập khẩu tăng 1.5% ở khu vực EA16 và tăng 1.7% ở khu vực EU27. Lạm phát của
khối tăng 2.2% trong tháng 12 so với mức tăng 1.9% trong tháng 11.
Tăng trƣởng kinh tế châu Âu tính tới quý 3/2010
Q4-
2008
Q1-
2009
Q2-
2009
Q3-
2009
Q4-
2009
Q1-
2010
Q2-
2010
Q3-
2010
EU -2.1 -5.1 -5.1 -4.3 -2.2 0.6 2.0 2.2
Đức -2 -6.6 -5.5 -4.4 -2 2.1 3.9 3.9
Anh -2.7 -5.4 -5.9 -5.3 -2.8 -0.3 1.6 2.7
Ý -3.3 -6.5 -6.1 -4.7 -2.8 0.5 1.2 1.1
Pháp -1.9 -3.9 -3.1 -2.7 -0.5 1.2 1.6 1.7
Ireland -9.1 -9.2 -7.7 -7.7 -5.6 -1.1 -1.8 -0.7
Hy lạp -2 -6.6 -5.5 -4.4 -2 2.1 3.9 3.9
Nguồn: OECD
Về cơ bản tăng trưởng kinh tế của toàn khối đã có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010
nhưng khủng hoảng nợ kéo dài đang là thách thức đáng ngại nhất đối với đồng euro. Sau
nhiều tháng gây tranh cãi, cuối cùng EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã thống nhất thông
qua gói cứu trợ 110 tỷ euro (tương đương 145 tỷ USD) cho Hy Lạp, nhằm ngăn chặn
nguy cơ lây lan của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp. Ngoài việc yêu cầu các nước trong
khối mạnh tay với thắt chặt chi tiêu công EU cũng thành lập 1 quỹ cứu trợ trị giá 750 tỷ
euro (tương đương 986 tỷ USD) để giúp các thành viên Eurozone khác tránh rơi vào tình
trạng như Hy Lạp. Tuy nhiên, tình hình nợ công vẫn tiếp tục đeo bám các nước trong
khối khi cuối năm Ireland trở thành nước thứ 2 tuyên bố mất khả năng trả nợ và phải xin
cứu trợ trong tháng 11. Dự báo nguy cơ tiếp theo đến từ những nước thành viên có tỷ lệ
nợ công cao hơn như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italya…
Dự báo, tình hình khủng hoảng nợ công châu Âu có thể sẽ nghiêm trọng hơn trong năm
2011. Theo ngân hàng Italia UniCredit, trong năm 2011, các nước Eurozone sẽ phải trả
nợ 560 tỷ euro (736 tỷ USD) - một khoản đáo nợ kỷ lục trong lịch sử 11 năm của đồng
euro và nhiều hơn tới 45 tỷ euro (59 tỷ USD) so với khoản nợ phải thanh toán của năm
2010. Trong đó, riêng Bồ Đào Nha - “mắt xích” yếu nhất tiếp theo của Eurozone - sẽ phải
trả khoản nợ 20 tỷ euro (26 tỷ USD) vào giữa năm 2011 tới.
KINH TẾ NHẬT: Tăng trưởng kinh tế của
N
Nhật Bản vẫn đang ở dưới mức so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng. Các biện
pháp kích thích kinh tế và sự phục hồi thương mại toàn cầu cùng sự bùng nổ về nhu cầu
tại các nước châu Á đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật kể từ quý IV.2009, nhưng tình
hình có vẻ đi xuống trở lại trong quý II.2010.
Tăng trưởng kinh tế quý III.2010 của Nhật đạt 1.1%, mức tăng khá so với tăng trưởng
0.37% trong quý II.2010 và so với mức tăng trưởng âm (-0.09%) trong cùng kỳ năm
2009. Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2010 của Nhật sẽ đạt 2.8% so với sự tụt giảm
mạnh -5.2% hồi năm 2009. Mặc dù, kinh tế Nhật Bản đã tạo được đà phát triển trong quí
III.2010, nhưng đà tăng trưởng này đang mất đi do nhu cầu của nước ngoài giảm sút. Dự
báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 của Nhật tiếp tục bị ảnh hưởng do chính sách thắt chặt
tiền tệ của Trung Quốc cùng chỉ số chi tiêu tiêu dùng tại nhiều nước có dấu hiệu chững
lại, đặc biệt nhu cầu về xe hơi và các thiết bị điện tử vốn là những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Nhật. Đồng Yên mạnh ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm phát tiếp tục cản trở
tốc độ phục hồi. Từ đầu năm đến nay, Yên Nhật đã tăng 11% so USD, GDP trong năm tài
khóa bắt đầu từ ngày 01/04/2011 chỉ tăng 1,5% sau khi tăng 3,1% trong năm nay. Vì thế,
NHTW Nhật Bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản 0-0,1% và duy trì quỹ thu mua
tài sản trị giá 5,000 tỷ yên được công bố hồi tháng 10. Gần đây nhất nước này đã thông
qua gói chi tiêu ngân sách kỷ lục, với giá trị lên tới 92,400 tỷ Yên, tương đương 1,110 tỷ
USD và dự kiến thông qua vào tháng 3.2011. Gói chi tiêu ngân sách này có mục đích tạo
thêm nhiều việc làm và kích thích kinh tế, phát triển năng lượng sạch. Tuy nhiên, giống
Tăng trưởng chi tiêu công. Nguồn: Eurostat
Tăng trưởng đầu tư. Nguồn: Eurostat
như Mỹ, Nhật cũng đang phải đối mặt với tình hình nợ công tăng cao kỷ lục. Theo dự
báo, nợ công của nước này sẽ lên con số 891,000 tỷ Yên, tương đương 184% GDP tính
đến cuối tháng 3/2010. Đây là tỷ lệ nợ công cao nhất trong số các nước phát triển.
KINH TẾ TRUNG QUỐC: Tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng so với các nền kinh tế khác.
Tuy nhiên, tăng trưởng nóng với lãi suất thấp và CPI tăng cao đang gây áp lực bong bóng
tài sản lên các kênh đầu tư của nước này như TTCK và BĐS. Đây là mội nguy cơ lớn đe
dọa sự phát triển của TQ sang năm 2011
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong cả năm 2010 có thể đạt 10.5% đứng
đầu thế giới. Điều này tạo ra động lực kích thích các nền kinh châu Âu và Nhật Bản hồi
phục. Tuy nhiên tỷ lệ lạm phát liên tục gia tăng của Trung Quốc từ 1,5% lên 5,1% trong
năm 2010, trong khi tại Mỹ CPI giảm từ 2,6% xuống còn 1,1%, cho thấy tăng trưởng quá
nóng khiến kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với lạm phát cao. Bên cạnh đó TQ
cũng đang đối mặt với tình hình bong bóng trên TTBĐS. Giá cả nhà đất tháng 11.2010
tăng 7.7%, tăng liên tiếp trong 18 tháng làm xuất hiện nguy cơ đổ vỡ quy mô lớn trên thị
trường BĐS của Trung Quốc. NHTW Trung Quốc đã tăng lãi suất trong tháng 10, lần
tăng đầu tiên trong 3 năm qua, nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng và hạ nhiệt TTBĐS.
Tuy nhiên lãi suất này chưa thực sự hấp dẫn (lạm phát 5,1% trong khi lãi suất tiền gửi
2,5%/tháng) khiến cho nguồn vốn vào thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ khó hạ
nhiệt TTBĐS .
Nguồn:Economic & Social Research
Nguồn:Economic & Social Research
NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI 2011
Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF), mức tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2010 là khoảng 4.8% và năm 2011 sẽ hạ
xuống 4.2%.
Các nền kinh tế mới nổi có thể tăng trưởng 2.7% trong năm 2010, và 2.2% trong năm
2011 sau khi sụt giảm 3.2% vào năm 2009. Các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục chứng
kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ, có thể vượt mức 7.1% trong năm 2010 và đạt 6.4% trong
năm tới, ghi nhận bước tiến đáng kể so với mức mở rộng khiêm tốn 2.5% trong năm
2009.
Kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2.6% trong năm 2010 và 2,3% trong năm 2011 sau khi sụt
giảm -2.6% vào năm 2009. Tỷ lệ tăng GDP năm 2010 và 2011 của Eurozone lần lượt là
1,7% và 1,5%. Về phần Nhật Bản, IMF nhận định GDP nước này tăng 2,8% trong năm
2010 và 1,5% trong năm 2011, sau khi sụt giảm tới -5.2% vào năm ngoái. GDP năm 2010
và 2011 của Trung Quốc được dự báo tăng lần lượt 10,5% và 9,6%. Thúc đẩy tiêu dùng,
đề phòng lạm phát cùng thay đổi phương thức tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục là những
“thử thách trí tuệ” giới hoạch định chính sách Bắc Kinh.
Tốc độ tăng GDP của Trung Đông và Bắc Phi sẽ là 4,1% năm 2010 và 5,1% năm 2011,
so với mức 2% năm 2009. IMF cũng dự báo năm 2011, Ấn Độ sẽ tăng trưởng 8,4%; Nga
sẽ tăng trưởng 4,3%; và Braxin sẽ tăng trưởng 4,1%.
Trong khi đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự đoán kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 2,4
- 2,5% trong năm 2010 và sang năm 2011 sẽ tăng trưởng 3 - 3,6%. Lạm phát được cho là
sẽ tăng 1,1% năm 2010 lên 1,7% năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến vẫn là gần 10%
cho đến đầu năm 2011, sau đó giảm nhẹ xuống còn 9,2% vào cuối năm 2011.
Một số dự báo cho thấy năm 2011, trên phạm vi thế giới, chính sách của các quốc gia về
cơ bản vẫn tích cực. Các chương trình cứu trợ tài chính đang được rút dần tuỳ theo tín
hiệu của thị trường. Giá nguyên liệu có thể giảm mạnh, làm tăng lợi nhuận ở các nền kinh
tế phát triển. Lạm phát và bong bóng tài sản thương mại đang tăng lên, nhưng chỉ xuất
hiện ở một số nước, chứ không lan rộng ra quy mô toàn cầu.
TÓM LẠI NHẬN ĐỊNH KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2011
Mặc dù mức độ hồi phục vẫn chưa đồng đều và vẫn còn nhiều rủi ro ảnh hưởng tới đà hồi
phục của kinh tế toàn cầu, nhất là vấn đề nợ công đang ảnh hưởng khá nặng nề lên một số
nước thuộc khối liên minh châu Âu và đe dọa tới tính ổn định của toàn hệ thống; bong
bóng BĐS và lạm phát cao của TQ đe dọa sự phát triển của TQ và ảnh hưởng tới động
lực phát triển kinh tế các nước. Tuy nhiên Kinh tế thế giới trong năm 2010 đã có dấu hiệu
hồi phục khi tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế đều là con số thực dương so với tăng
trưởng âm năm 2009. Điều này sẽ giúp cho kinh tế thế giới đi vào chu kỳ tăng trưởng
trong năm 2011. Dự báo kinh tế năm 2011 của IMF cho thấy mức độ tăng trưởng có giảm
hơn năm 2010, nhưng điều đó cho thấy quan ngại về tái khủng hoảng là rất thấp. Sự phục
hồi của nền kinh tế Mỹ có thể làm đồng USD tăng giá, giá vàng sẽ mất động lực vào cuối
năm 2011 và một nguồn vốn sẽ chuyển tới các nước đang phát triển tạo ra nhiều cơ hội
đầu tư và tăng trưởng.
Báo cáo kinh tế thế giới năm 2011
GDP 2008 2009 2010f 2011e
World output 2.8% -0.6% 4.8% 4.2%
Mỹ 0.0% -2.6% 2.6% 2.3%
Nhật -1.2% -5.2% 2.8% 1.5%
EU 0.5% -4.1% 1.7% 1.5%
Trung Quốc 9.6% 9.1% 10.5% 9.6%
ASEAN-5 4.7% 1.7% 6.6% 5.4%
Nguồn: IMF
2. NHẬN ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2011
TÓM LƢỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 2010
Kết thúc năm 2010, kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá tốt. Cụ thể một
số kết quả thực hiện được trong năm 2010 như sau:
Sản xuất công nghiệp
Nguồn: TCTK
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay chiếm tỷ trọng tới 42% toàn ngành công
nghiệp và đạt tốc độ tăng cao nhất 17.2% (trong đó dầu mỏ và khí đốt ước đạt 31.7 nghìn
tỷ đồng, giảm 1.7%; các ngành khác ước đạt 301.6 nghìn tỷ đồng, tăng 19.5%). Tiếp
theo, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 35.9% và tăng 14.7%. Khu vực kinh tế nhà
nước chiếm tỷ trọng thấp nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng rất hạn
chế, lần lượt là 22.1% và 7.4%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 ước
tính đạt 1561.6 nghìn tỷ đồng, tăng 24.5% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá thì
tăng 14%).
Giá trị sản xuất công
nghiệp cả năm 2010
ƣớc đạt 794.2 nghìn tỷ
đồng, tăng 14% so với
năm 2009, gần gấp đôi
mức tăng trƣởng của
năm 2009 so với năm
2008 (7.6%).
Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, kinh doanh
thương nghiệp đạt 1229.3 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng
đạt 172.4 nghìn tỷ đồng, tăng 21.8%; dịch vụ đạt 144.6 nghìn tỷ đồng, tăng 23.8%; du
lịch đạt 15.3 nghìn tỷ đồng, tăng 28.5%.
Nguồn: TCTK
Đầu tƣ
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3
nghìn tỷ đồng, tăng 17.1% so với năm 2009 và bằng 41.9% GDP, trong đó có 1980 tỷ
đồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487.5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính
phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một
số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực
hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nước là 316.3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38.1% tổng vốn và
tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299.5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36.1% và tăng 24.7%;
khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214.5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25.8% và tăng
18.4%.
Kinh tế phục hồi cùng tăng
trƣởng cao trong đầu tƣ là
động lực kích thích nhu cầu
tiêu dùng của Việt Nam.
Tuy nhiên, do hiệu quả đầu
tƣ chƣa cao nên đã ảnh
hƣởng tới chất lƣợng tăng
trƣởng. Tăng trƣởng 24.5%
nhƣng nếu loại trừ yếu tố
giá thì mức tăng này chỉ có
14%.
Nguồn: Bộ KH – ĐT
Xuất – Nhập khẩu
Nhập siêu hàng hóa năm 2010 ước tính 12.4 tỷ USD, bằng 17.3% tổng kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu, giảm 5.2 điểm phần trăm so với năm 2009. Nếu loại trừ vàng, kim loại
quý và sản phẩm thì nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính 14.2 tỷ USD, tương đương
20.7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12/2010 ước tính đạt mức cao nhất so với các tháng
trong năm với 7,1 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 29,9% so với cùng kỳ
năm 2009, trong đó các mặt hàng tăng mạnh là: Cao su tăng 92,8%; hạt điều tăng 50,7%;
gạo tăng 42,4%. Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 71,6 tỷ USD,
tăng 25,5% so với năm 2009, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD,
tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng
27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12/2010 ước tính đạt 8,5 tỷ USD, tăng 7% so với
tháng trước, chủ yếu do đơn giá bình quân của nhiều mặt hàng tăng. Tính chung năm
2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao
gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%.
Tăng trƣởng kinh tế
năm 2010 đạt 6.78%
trong khi đầu tƣ lên
đến 42%GDP, hệ số
ICOR lên đến gần 7 so
với Trung Quốc và Ấn
Độ là 4 – 5 đang cho
thấy hiệu suất sử dụng
vốn của Việt Nam rất
thấp.
Nguồn: TCTK
Thu chi ngân sách Nhà nƣớc
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng 109.3% dự toán
năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ dầu thô bằng 99.7%; thu cân đối
ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123.1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực
doanh nghiệp Nhà nước bằng 103.1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(không kể dầu thô) bằng 100.6%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà
nước bằng 101%; thuế thu nhập cá nhân bằng 121.2%; thu phí xăng dầu bằng 101%; thu
phí, lệ phí bằng 100.7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng 98.4% dự toán
năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 98.4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng
97.9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước,
Đảng, đoàn thể bằng 99.6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 114.1%. Như vậy, bội chi NSNN
năm 2010 bằng 5.8% GDP. Giảm 0.4% so với mục tiêu đặt ra.
XK có xu thế tăng cho
thấy VN đang hƣởng lợi
từ sự phục hồi kinh tế
thế giới. Tuy nhiên NK
lại có xu hƣớng tăng
mạnh hơn khiến nhập
siêu cao. Vấn đề không
chỉ do VN nhập nhiều
hàng tiêu dùng xa xỉ mà
do cơ cấu SX đòi hỏi
nhập nhiều vật tƣ, giá trị
gia tăng không lớn. Điều
này sẽ tạo ra căng thẳng
ngoại tệ, áp lực tỷ giá
tăng.
Bội chi NS trên GDP đã
giảm từ 6.9% của năm
2009 xuống còn 5.8%
năm 2010 là một dấu
hiệu tốt. Tuy nhiên mức
bội chi mày vẫn còn ở
mức cao so với các năm
trƣớc cho thấy sức tăng
trƣởng của nền kinh tế
còn phụ thuộc quá lớn
vào nguồn vốn đầu tƣ
nhà nƣớc.
Nguồn: TCTK
Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 1.98% so với tháng trước, mức tăng cao nhất
trong năm nay đồng thời là tháng thứ 4 liên CPI tháng của cả nước tăng trên 1%. Như
vậy, lạm phát cả năm 2010 của Việt Nam đã lên tới 11.75%, vượt xa so với mục tiêu
kiềm chế lạm phát dưới 8% của chính phủ. Xét tới các nguyên nhân tác động tới CPI cuối
năm, giá cả hàng hóa và sản phẩm công nghiệp tăng là những nguyên nhân chính gây ra
tình trạng lạm phát tăng cao. Với một nền kinh tế mở cửa (tỷ trọng thương mại so với
GDP lên đến 150%) và đồng tiền đang mất giá. Giá cả hàng hóa thế giới tăng cao cũng
ảnh hưởng tới mặt bằng giá cả trong nước. Ngoài ra, giá lương thực trong nước tăng cũng
do các cú sốc cung, trong đó có nguyên nhân thiên tại lụt lội nghiêm trọng ở các tỉnh
miền Trung cùng việc Hà Nội tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Nguồn: TCTK
Về cơ bản, thống kê trong 10 năm trở lại đây, CPI của Việt Nam luôn cao hơn các nước
trong khu vực. Ví dụ lạm phát trung bình của Việt Nam trong 10 năm qua là khoảng
8.8% trong khi chỉ tiêu này ở Thái Lan là 2.7%, của Philipines là 5.1%. Chính phủ vẫn
ưu tiên cho việc tăng trưởng bằng cách đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ mạnh cho khối DNNN.
Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải, kém hiệu quả đang khiến chi phí đầu tư của Việt Nam bị
đẩy lên cao tạo áp lực lên lạm phát. Và khi phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao hơn dự
kiến, chính phủ Việt Nam lại sử dụng các cơ chế hành chính như kiểm soát giá cả và sử
Diễn tiến CPI 2010
tƣơng tự năm 2009
nhƣng ở mức cao hơn.
Nguyên nhân có thể do
độ trể của nguồn vốn
kích cầu năm 2009 tác
động đến CPI cao trong
quý 1.2010 cũng nhƣ
hiệu quả sử dụng vốn
thấp
dụng các quỹ bình ổn giá. Đây được coi là giải pháp tình thế và không thật sự giải quyết
được nguyên nhân chính.
TÌNH HÌNH LÃI SUẤT 2010
Mặc dù năm 2010 các chính sách tiền tệ vẫn mang dấu ấn thắt chặt và nhiều dự báo hồi
đầu năm cho rằng tăng tưởng tín dụng năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn và tăng trưởng
tín dụng cả năm sẽ khó đạt được mục tiêu 25%. Tuy nhiên, theo NHNN thì tính đến ngày
25/12/2010, tín dụng tăng 27.65% (đã loại trừ hư số tăng của tỷ giá vàng), tín dụng bằng
tiền đồng tăng 25.34%, bằng ngoại tệ tăng 37.76%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng cả
năm 2010 đã vượt chỉ tiêu đặt ra 2.65%.
Nguồn: NHNN
Thị trường lãi suất quý IV/2010 biến động trước áp lực lạm phát. Sau 11 tháng duy trì
mức lãi suất không đổi thì ngày 5/11/2010 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành
Quyết định số 2619/QĐ-NHNN và Quyết định số 2620/QĐ-NHNN quy định các mức lãi
suất. Cụ thể, tăng 1% lên lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm
(từ 8% lên 9%); lãi suất tái chiết khấu (từ 6% lên 7%). Ngay lập tức các NHTM đã đồng
loạt áp mức lãi suất mới từ 11% lên 12%/năm. Không dừng ở đó, lãi suất huy động vẫn
tiếp tục tăng theo từng ngày từ 13% lên 14% và đỉnh điểm là việc NH Techcombank
công bố lãi suất huy động lên tới 17% trong ngày 8/12/2010. Thông tin này đã nhanh
chóng trở thành đề tài nóng trong giới ngân hàng vì trước động thái bất ngờ của
Techcombank, nhiều ngân hàng đã đồng loạt nâng lãi suất huy động lên 17 thậm chí là
18%. Không chỉ làm rối loạn thị trường mà hành động của Techcombank được cho là
Tăng trƣởng tín
dụng 2010 không
tƣơng đồng với năm
2009. Tăng trƣởng
mạnh vào các tháng
cuối năm là nguyên
nhân quan trọng
khiến LS huy động
tăng cao.
hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì đã làm thiệt hại lớn đến các NH khác. Người gửi
tiền thi nhau rút tiền ở các NH có mức lãi suất dưới 17% để gửi vào Techcombank khiến
nguồn vốn huy động từ khách hàng của các NH bị giảm sút rõ rệt. Tình hình chỉ tạm thời
dịu xuống khi có sự can thiệp mạnh tay của NHNN cùng văn bản cảnh cáo
Techcombank. Lãi suất huy động tạm thời được đưa về mức đồng thuận là 14%, tuy
nhiên hầu hết các ngân hàng đều cộng thêm 1% vào khoản tiền gửi của khách hàng. Như
vậy ngầm hiểu lãi suất huy động của các NH đến hết năm 2010 là 15%. Trong khi đó lãi
suất cho vay ra thị trường khoảng 18 – 20% (Đối với KH cá nhân) và khoảng 16 – 19%
(Đối với KH doanh nghiệp).
Nguồn: TCTK, NHNN
Lãi suất VN năm
2010 rất cao, một
phần do CPI cao,
một phần do sự
thâm dụng vốn
của nền kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận định kinh tế việt nam & cơ hội đầu tư năm 2011.pdf