Huyện Vị Xuyên thuộc vùng núi thấp của tỉnh
Hà Giang nhƣng có địa hình phức tạp, chia
cắt mạnh, độ dốc lớn đã tạo ra các tiểu vùng
khí hậu đặc thù: Tiểu vùng núi cao, tiểu vùng
núi trung bình, tiểu vùng thung lũng và núi
thấp. Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hƣởng của
khí hậu vùng đông bắc với chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là
22,60C, độ ẩm không khí trung bình năm đạt
85%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm cao
(2000-2400mm/năm). Với điều kiện vị trí địa
lý, địa hình, khí hậu nhƣ vậy, đó là điều kiện rất
thuận lợi cho thảm thực vật nói chung và rừng
nói riêng phát triển đa dạng và phong phú.
Kết quả điều tra về thảm thực vật đã xác định
đƣợc 4 kiểu thảm thực vật chính là: Kiểu rừng
kín thƣờng xanh trên núi đá vôi; Kiểu rừng
kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới; Kiểu
rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm núi thấp; Kiểu
rừng thứ sinh nhân tác. Hệ thực vật khá
phong phú và đa dạng, bƣớc đầu đã thống kê
đƣợc 315 loài, 231 chi, 84 họ thuộc 4 ngành
thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Cỏ tháp
bút, Dƣơng xỉ, Mộc lan). Trong đó có 16 loài
thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ
IUCN (2007) và 4 loài có tên trong Nghị định
32/2006 NĐ-CP của Chính phủ.
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 41 - 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
NGHIÊN CỨU THẢM THỰC VẬT VÀ HỆ THỰC VẬT
Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công,Phạm Hùng Cường,
Bùi Thị Dậu, Nguyễn Thị Thu Hà
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vị Xuyên là huyện miền núi thấp của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện là thị trấn Vị Xuyên nằm
trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang khoảng 20km về phía nam. Huyện Vị Xuyên có địa
hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc thù: Tiểu vùng núi cao,
tiểu vùng núi trung bình, tiểu vùng thung lũng và núi thấp. Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hƣởng của
khí hậu vùng Đông Bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C,
độ ẩm không khí trung bình năm đạt 85%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm cao (2000-
2400mm/năm). Với điều kiện vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nhƣ vậy là điều kiện rất thuận lợi cho
thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng của huyện Vị Xuyên phát triển đa dạng và phong phú.
Kết quả điều tra về thảm thực vật đã xác định đƣợc 4 kiểu thảm thực vật chính là: Kiểu rừng kín
thƣờng xanh trên núi đá vôi; Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới; Kiểu rừng kín
thƣờng xanh mƣa ẩm núi thấp; Kiểu rừng thứ sinh nhân tác. Hệ thực vật khá phong phú và đa
dạng, bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 315 loài, 231 chi, 84 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch
(Thông đất, Cỏ tháp bút, Dƣơng xỉ, Mộc lan). Trong đó có 16 loài thực vật quý hiếm có tên trong
Sách Đỏ Việt Nam (2007), 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2007) và 4 loài có tên trong
Nghị định 32/2006 NĐ-CP của Chính phủ.
Từ khoá: Rừng kín thường xanh, rừng thứ sinh, hệ thực vật, thảm thực vật, huyện Vị Xuyên.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Vị Xuyên là huyện miền núi thấp của tỉnh Hà
Giang, có vị trí địa lý nằm trong khoảng
104
023’ đến 105009’ kinh độ đông và từ
22
029’ đến 23002’ vĩ độ bắc. Trung tâm huyện
là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2,
cách Thành phố Hà Giang khoảng 20km về
phía nam. Huyện có địa giới hành chính nhƣ
sau: phía bắc giáp Thành phố Hà Giang,
huyện Quản Bạ và Trung Quốc. Phía nam
giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp huyện
Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp
huyện Hoàng Su Phì. Huyện Vị Xuyên tuy
nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang
nhƣng có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ
dốc lớn đã tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc thù:
- Tiểu vùng núi cao: bao gồm 8 xã Lao Chải,
Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thuỷ, Thƣợng
Sơn, Cao Bồ, Quảng Ngần, Phƣơng Tiến.
Vùng này có độ cao trên 1000m thuận lợi cho
việc phát triển cây đặc sản nhƣ chè Shan, quế,
chăn nuôi đại gia súc và phát triển lâm nghiệp.
- Tiểu vùng núi trung bình: có độ cao trung
bình từ 500-800m, bao gồm các xã Linh Hồ,
Việt Lâm, Thuận Hoà, Minh Tân, Ngọc Linh,
*
Tel: 0982.558559
Ngọc Minh, Bạch Ngọc, Trung Thành. Vùng
này thuận lợi cho việc phát triển các loại cây
công nghiệp, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia
súc và trồng rừng.
- Tiểu vùng thung lũng và núi thấp: bao gồm
các xã Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh,
Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Thị trấn Vị
Xuyên, Thị trấn Việt Lâm. Vùng này có độ
cao trung bình dƣới 500m, thuận lợi cho phát
triển lúa nƣớc, hoa màu, cây công nghiệp
ngắn ngày và chăn nuôi.
Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hƣởng của khí hậu
vùng đông bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Mùa hè có gió mùa đông nam và tây
nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết
nóng ẩm, mƣa nhiều (2000-2400mm/năm).
Mùa đông có gió mùa đông bắc kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh,
khô, ít mƣa. Nhiệt độ trung bình năm là
22,6
0C, độ ẩm không khí trung bình năm đạt
85% [7]. Với điều kiện vị trí địa lý, địa hình,
khí hậu nhƣ vậy, đó là điều kiện rất thuận lợi
cho thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng
của huyện Vị Xuyên phát triển đa dạng và
phong phú.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 41 - 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
- Đối tƣợng: Là toàn bộ các kiểu thảm thực
vật và hệ thực vật rừng của huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang.
- Phƣơng pháp: Thu thập số liệu trực tiếp
ngoài thực địa trên các tuyến điều tra (TĐT)
và ô tiêu chuẩn (OTC). Tại mỗi kiểu thảm
thực vật bố trí TĐT có hƣớng vuông góc với
đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song
với tuyến đầu. Khoảng cách giữa hai tuyến
tùy theo từng kiểu thảm và địa hình cụ thể (từ
50-100m). Chiều rộng tuyến điều tra là 2m,
chạy xuyên suốt và cắt ngang qua các vùng
đại diện cho các quần xã nghiên cứu. Trên
TĐT đặt các OTC theo phƣơng pháp của
Hoàng Chung (2008)[5], diện tích OTC là
400m
2
(20 x 20m) cho tất cả các kiểu thảm
nghiên cứu. Trong OTC lập 5 ô dạng bản
(ODB), mỗi ô có diện tích 4m2 (2 x 2m) đƣợc
bố trí ở 4 góc và điểm giao nhau của hai đƣờng
chéo. Trong OTC và ODB tiến hành xác định
tên các loài, những loài chƣa biết tên thì thu
mẫu về định loại. Xác định tên khoa học các
loài theo Nguyễn Tiến Bân và CS (2005) [1],
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000) [2], “Sách
Đỏ Việt Nam” (2007) [3], Phạm Hoàng Hộ
(1991-1993) [6], Danh lục đỏ IUCN (2007)
[8], Nghị định 32/2006 NĐ-CP [4].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các kiểu thảm thực vật ở huyện Vị Xuyên
Kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vôi
Đây là kiểu rừng tự nhiên chủ yếu còn lại
do địa hình hiểm trở nên ít bị tác động khai
thác của con ngƣời. Rừng thƣờng có cấu
trúc 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ.
Tầng trên gồm các loài cây gỗ có chiều cao
từ 15-20m với ƣu hợp phổ biến là Nghiến
(Excentrodendron tonkinense), Trai
(Garcinia fragraeoides), Lát hoa
(Chukrasia tabularis)Tầng cây gỗ thấp
chủ yếu là các loài Ôrô (Taxotrophis
ilicifolius), Mạy tèo (Streblus
macrophyllus)Tầng cây bụi là đại diện
của các họ Đơn nem (Myrsinaceae), Đậu
(Fabaceae), Na (Annonaceae)Tầng thảm
tƣơi thƣờng gặp các loài thuộc họ Ráy
(Araceae), Gừng (Zingiberaceae), Dƣơng
xỉ (Polypodiaceae)Thực vật ngoại tầng
có một số loài phụ sinh nhƣ Phong lan,
Dây leo
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m.
Rừng thƣờng có 2 tầng cây gỗ nhƣng sự phân
biệt không rõ ràng, chiều cao trung bình từ
15-20m. Do ảnh hƣởng của độ cao, của gió và
nhiệt độ nên càng lên cao cây gỗ có chiều cao
càng giảm, thực vật thân leo rất ít, dƣơng xỉ
chiếm ƣu thế, thực vật phụ sinh rất nhiều. Có
thể phân thành 2 loại rừng chính:
+ Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới:
Tổ thành thực vật trong kiểu rừng này khá
phong phú, bao gồm các loài thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Xoan
(Meliaceae)
+ Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm: Thƣờng
gặp các loài cây lá rộng và cây lá kim chiếm
ƣu thế.
Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm núi
thấp
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dƣới 700m. Do
ảnh hƣởng của khí hậu thuận lợi, rừng sinh
trƣởng liên tục, thƣờng có 2-3 tầng cây gỗ thuộc
họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae)Tầng
cây bụi chủ yếu là các loài thuộc họ Cà phê
(Rubiaceae). Lớp thảm tƣơi thuộc họ Cỏ
(Poaceae), Dƣơng xỉ (Polypodiaceae) phát
triển mạnh. Thực vật phụ sinh phong phú.
Kiểu rừng này đang bị tác động mạnh mẽ có
nguy cơ bị nghèo kiệt, thoái hoá. Cần có các
biện pháp bảo vệ để phát triển bền vững.
Kiểu rừng thứ sinh nhân tác
Do các hoạt động khai thác, đốt nƣơng, làm
rẫy nên thảm thực vật ở kiểu rừng này rất
phong phú về thành phần loài cũng nhƣ cấu
trúc hình thái. Vì vậy kiểu rừng này xuất
hiện các ƣu hợp sau:
+ Rừng phục hồi sau nƣơng rãy: Tổ thành loài
gồm các loài cây ƣa sáng, phát triển nhanh nhƣ
Sau sau (Liquidambar formosana), Thành
ngạnh (Cratoxylum formosum), Bùng bục
(Mallotus barbatus), Ba soi (Macaranga
Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 41 - 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
denticulata), Trám trắng (Canarium
album)Rừng chƣa phân tầng rõ ràng, kích
thƣớc cây nhỏ. Tầng thảm tƣơi là Lau
(Saccharum arundinaceum), Chít
(Thysanolaena maxima), Cứt lợn (Ageratum
conyzoides)
+ Rừng tre nứa: Hình thành sau khai thác
rừng, chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tổ hợp thành
phần loài đơn giản, chủ yếu là Nứa
(Neohouzeauna dulloa), Giang
(Dendrocalamus patellaris) chiếm ƣu thế. Lác
đác có một số loài cây thân gỗ phẩm chất kém
nhƣ Dẻ (Castanopsis indica), Trâm Syzygium
wightianum), Kháo (Machilus odoratissima).
Do các loài Nứa, Giang mọc dày đặc nên cây
gỗ tái sinh rất hiếm.
+ Kiểu rừng trồng: Gồm các loài nhƣ Thông
(Pinus merkusiana), Mỡ (Manglietia glauca)
và rừng trồng cây lâu năm, cây ăn quả.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất nông nghiệp
ngƣời nông dân đã tạo ra thảm thực vật gồm
các loài cây trồng chủ yếu nhƣ Lúa, Ngô,
Khoai lang, Sắn, Mía, Rau xanh
Hệ thực vật của huyện Vị Xuyên
Kết quả điều tra thành phần thực vật của
huyện, chúng tôi đã lập đƣợc danh sách với
315 loài, 231 chi, 84 họ thuộc 4 ngành thực vật
bậc cao có mạch. Sự phân bố của các taxon
đựơc trình bày ở bảng 1.
Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy trong 4 ngành
thực vật điều tra đƣợc thì ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) có số họ, số chi và số loài
phong phú nhất (gồm 77 họ chiếm 91,67%,
223 chi chiếm 90,00%, 304 loài chiếm
96,51%). Tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ
(Polypodiophyta) với 4 họ (chiếm 4,76%), 5
chi (chiếm 6,25%), 7 loài (chiếm 2,22%).
Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (chiếm
2,38%), 2 chi (chiếm 2,50%), 3 loài (chiếm
0,95%). Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có
số họ, số chi và số loài thấp nhất: 1 họ (chiếm
1,19%), 1 chi (chiếm 1,25%), 1 loài (chiếm
0,32%). Trong ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) thì lớp Mộc lan
(Magnoliopsida) có 67 họ (chiếm 87,01% số
họ), 207 chi (chiếm 92,83% số chi) và 285 loài
(chiếm 93,75% số loài), lớn hơn rất nhiều so
với số họ (10 họ), số chi (16 chi), số loài (19
loài) của lớp Hành (Liliopsida). Trong số 84
họ thực vật có 29 họ chỉ có 1 loài, 37 họ có từ
2-5 loài, 16 họ có 6 loài trở lên. Kết quả đƣợc
trình bày ở bảng 2.
Bảng 1. Sự phân bố của các taxon thực vật ở huyện Vị Xuyên
TT
Ngành thực vật
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2,38 2 2,50 3 0,95
2 Cỏ tháp but (Equisetophyta) 1 1,19 1 1,25 1 0,32
3 Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 4 4,76 5 6,25 7 2,22
4 Mộc lan (Magnoliophyta) 77 91,67 223 90,00 304 96,51
4.1 Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 67 87,01 207 92,83 285 93,75
4.2 Lớp Hành (Liliopsida) 10 12,99 16 7,17 19 6,25
Tổng cộng 84 100 231 100 315 100
Bảng 2. Những họ thực vật có từ 6 loài trở lên ở huyện Vị Xuyên
(Xếp theo thứ tự số loài giảm dần)
TT Tên họ Số loài TT Tên họ Số loài
1 Euphorbiaceae 31 9 Tiliaceae 8
2 Rubiaceae 15 10 Sterculiaceae 8
3 Lauraceae 15 11 Myrsinaceae 8
4 Moraceae 14 12 Meliaceae 7
5 Caesalpiniaceae 10 13 Rutaceae 7
6 Asteraceae 9 14 Sapindaceae 6
7 Fabaceae 9 15 Uticaceae 6
8 Verbenaceae 9
Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 41 - 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Số liệu ở bảng 2 cho thấy trong 15 họ này thì
họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là phong phú
nhất (có 31 loài); tiếp theo là các họ Cà phê
(Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae) đều có
15 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) có 14 loài; ba
họ có 9 loài là họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu
(Fabaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae);
Ba họ Đay (Tiliaceae), Trôm (Sterculiaceae)
và Đơn nem (Myrsinaceae) mỗi họ có 8 loài.
Họ Xoan (Meliaceae) và họ Cam (Rutaceae)
đều có 7 loài. Họ Bồ hòn (Sapindaceae) và họ
Gai (Uticaceae) mỗi họ có 6 loài.
Những loài thực vật quý hiếm ở huyện
Vị Xuyên
Từ kết quả điều tra chúng tôi đã xác định
đƣợc 16 loài thực vật quý hiếm (chiếm
5,08% tổng số loài) có tên trong Sách Đỏ
Việt Nam (2007), 1 loài có tên trong Danh
lục Đỏ IUCN (2007) và 4 loài có tên trong
Nghị định 32/2006 NĐ-CP của Chính phủ.
Danh sách các loài thực vật quý hiếm đƣợc
ghi trong bảng 3.
KẾT LUẬN
Huyện Vị Xuyên thuộc vùng núi thấp của tỉnh
Hà Giang nhƣng có địa hình phức tạp, chia
cắt mạnh, độ dốc lớn đã tạo ra các tiểu vùng
khí hậu đặc thù: Tiểu vùng núi cao, tiểu vùng
núi trung bình, tiểu vùng thung lũng và núi
thấp. Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hƣởng của
khí hậu vùng đông bắc với chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là
22,6
0C, độ ẩm không khí trung bình năm đạt
85%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm cao
(2000-2400mm/năm). Với điều kiện vị trí địa
lý, địa hình, khí hậu nhƣ vậy, đó là điều kiện rất
thuận lợi cho thảm thực vật nói chung và rừng
nói riêng phát triển đa dạng và phong phú.
Kết quả điều tra về thảm thực vật đã xác định
đƣợc 4 kiểu thảm thực vật chính là: Kiểu rừng
kín thƣờng xanh trên núi đá vôi; Kiểu rừng
kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới; Kiểu
rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm núi thấp; Kiểu
rừng thứ sinh nhân tác. Hệ thực vật khá
phong phú và đa dạng, bƣớc đầu đã thống kê
đƣợc 315 loài, 231 chi, 84 họ thuộc 4 ngành
thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Cỏ tháp
bút, Dƣơng xỉ, Mộc lan). Trong đó có 16 loài
thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ
IUCN (2007) và 4 loài có tên trong Nghị định
32/2006 NĐ-CP của Chính phủ.
Bảng 3. Các loài thực vật quý hiếm ở huyện Vị Xuyên
TT Tên khoa học Tên địa phương Giá trị bảo tồn
SĐVN IUCN NĐ 32
1 Annamocarya sinensis J.Leroy. Chò đãi EN
2 Ardisia silvertris Pitard. Khôi tía VU
3 Canarium tramdenum Dai&Yakovl. Trám đen VU
4 Castanopsis hystrix A.DC. Dẻ gai đỏ VU
5 Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa VU LR
6 Cinnamomum balansae Lecomte. Gù hƣơng VU II.A
7 Cinnamomum parthenoxylon Meisn. Re hƣơng CR II.A
8 Diospyros mun A.Chev.ex Lecomte. Mun EN
9 Dipterocarpus retusus Blume. Chò nâu VU
10 Drynaria fortunei T.Moore. Cốt toái bổ EN
11 Excentrodendron tonkinense Chang Nghiến EN II.A
12 Fallopia muntiflora (Thunb).Haraldson. Hà thủ ô đỏ VU
13 Garcinia fagraeoides A.Chev. Trai lý II.A
14 Manglietia dandyi (Gagnep.) Dandy. Vàng tâm VU
15 Quercus platycalyx Hickel&A.Camus Sồi đĩa VU
16 Tinospora sagittata (Oliv.) Gagnep. Củ gió VU
Ghi chú:
- SĐVN 2007: Sách Đỏ Việt Nam, 2007: trong đó: CR là rất nguy cấp; EN là nguy cấp; VU là sẽ nguy
cấp.
- Danh lục Đỏ IUCN, 2007: LR là ít nguy cấp.
- Nghị định 32/2006 NĐ-CP: Nghị định của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật,
động vật rừng, trong đó nhóm II.A cần hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 41 - 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tiến Bân và CS (2003-2005), Danh lục các
loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội.
[2]. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Tên cây rừng
Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam. Nxb
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[4]. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị
định 32/2006 NĐ-CP, Hà Nội.
[5]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên
cứu quần xã thực vật. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam.
Nxb Montreal.
[7]. Viện Thổ nhƣỡng Nông hoá (2008), Nghiên cứu tài
nguyên đất vùng kinh tế trọng điểm, đề xuất giải pháp
sử dụng hợp lý để phát triển vùng cây hàng hoá và cây
nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ, giấy ở Hà
Giang. Báo cáo đề tài khoa học.
[8]. IUCN (2007), Red list threatened Plants. Website:
red list.org.
SUMMARY
STUDY ON VEGETATION AND FLORA SYSTEM IN VI XUYEN DISTRICT, HA GIANG
PROVINCE
Do Khac Hung
*
, Le Ngoc Cong, Pham Hung Cuong,
Bui Thi Dau, Nguyen Thi Thu Ha
College of Education - TNU
Vi Xuyen is a low mountainous district of Ha Giang province with complex fragmented terrain, createing unique
sub-climate regions: midium mountains, high mountains, northeast valley and low mountains. Vi Xuyen district
is affected by the climate regime monsoon climate. The annual average temperature is 22.6
0
C, average humidity
reaches 85%, average annual rainfall is high (2000-2400mm/year). Thank to these features of geography,
topography, climate, thus it is very favorable conditions for vegetation in general and in particular the
development of forest diversity and richness
Results of vegetation survey identified four main vegetation types: evergreen forest on limestone; Type moist
evergreen tropical rain; Type moist evergreen lowland rain ; secondary forest type of work. The flora is quite rich
and varied, we initially listed 315 species, 231 genera and 84 families in 4 vascula plant phyla: Lycopodiophyta,
Equisetophyta, Polypodiophyta, Magnoliophyta. Of which there were 16 rare plant species listed in Vietnam Red
Book (2007), a species listed in IUCN Red List (2007) and four species listed in Decree 32/2006 ND-CP of the
Government
Key words: Closed evergreen forest, secondary forest, vegetation, flora, Vi Xuyen district.
*
Tel: 0982.558559
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32603_36394_1582012141423nghiencuuthamthucvat_098_2052767.pdf