Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết ethanol từ cây lá dứa (Pandanus amaryllifolius Roxb.) trên mô hình chuột bệnh đái tháo đường - Đái Thị Xuân Trang

SUMMARY Diabetes with many dangerous complications is a major threat to global health. In this study, we evaluated the anti-diabetic potential of ethanol extract from Pandanus amaryllifolius leaves by determining their antioxidant ability. In the first step, mice were induced to be diabetes by using alloxan monohydrate (AM) solution. In the end of experiment, their kidneys, hearts and lungs were used to investigate the antioxidant activity of ethanolic extracts from P. amaryllifolius leaves by Total Antioxidant Status (TAS) assay. The extracts of P. amaryllifolius plant showed the percentage of free radical combine antioxidant in kidneys, hearts and lungs equivalent to those of normal mice treated with distilled water. However, the anti-diabetic effect of ethanolic extract of P. amaryllifolius leaves was higher than commercial available anti-diabetic drug glucofast.

doc7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết ethanol từ cây lá dứa (Pandanus amaryllifolius Roxb.) trên mô hình chuột bệnh đái tháo đường - Đái Thị Xuân Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAP CHI SINH HOC 2015, 37(1se): 231-237 DOI: 10.15625/0866-7160/v37n1se. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT ETHANOL TỪ CÂY LÁ DỨA (Pandanus amaryllifolius Roxb.) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Đái Thị Xuân Trang*, Ninh Khắc Huyền Trân Trường Đại học Cần Thơ, *dtxtrang@ctu.edu.vn TÓM TẮT: Bệnh đái tháo đường (BĐTĐ) với nhiều biến chứng nguy hiểm đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Hiệu quả điều trị BĐTĐ của dịch chiết ethanol lá cây lá dứa được khảo sát thông qua khả năng kháng oxy hóa. Chuột được gây BĐTĐ bằng dung dịch alloxan monohydrate (AM). Chuột BĐTĐ được điều trị bệnh với dịch chiết ethanol lá cây lá dứa (Pandanus amaryllifolius Roxb.) trong 20 ngày. Kết thúc thí nghiệm, thận, tim và phổi của các nhóm công thức được khảo sát khả năng kháng oxy hóa tổng số của cao chiết cây lá dứa bằng phương pháp TAS (total antioxidant status (TAS) assay). Phần trăm lượng gốc tự do kết hợp với chất kháng oxy hóa ở thận, tim và phổi của nhóm chuột BĐTĐ được điều trị bằng dịch chiết ethanol lá cây lá dứa có hiệu quả tương đương với chuột bình thường và cao hơn ở nhóm chuột BĐTĐ uống thuốc điều trị thương mại glucofast. Từ khóa: Bệnh đái tháo đường, cây lá dứa, hạ glucose huyết, kháng oxy hóa, TAS. MỞ ĐẦU Stress oxy hóa là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường (BĐTĐ). Stress oxy hóa là hiện tượng gia tăng các gốc tự do và chất hoạt động chứa oxy (reactive oxygen species, ROS) ảnh hưởng đến các cấu trúc sinh học như màng tế bào, vật liệu di truyền và các enzyme, gây mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do và hoạt động của các chất kháng oxy hóa [4]. Nghiên cứu của Aydin et al. (2001) [1] cho rằng chất oxy hóa là nguyên nhân gây các biến chứng ở BĐTĐ như các biến chứng vi mạch và đại mạch, bệnh tim, tổn thương thận và thần kinh. Cây lá dứa được chứng minh có công dụng lợi tiểu, trợ tim và điều trị BĐTĐ [9]. Nghiên cứu của Wang et al. (2012) [10] cũng đã chứng minh dịch chiết của cây lá dứa có dược tính kháng oxy hóa. Ngoài ra, nghiên cứu của Đào Hùng Cường và nnk. (2010) [2] cho thấy thành phần hoá học của lá dứa bao gồm alkaloid như Padamarilactonine-A, các hợp chất phenol và flavonoid, có tác dụng kháng oxy hoá cũng đã được xác định. Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết cây lá dứa (Pandanus amaryllifolius Roxb.) trên chuột BĐTĐ đã được chứng minh trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy dịch chiết ethanol lá cây lá dứa có tác dụng hạ glucose huyết trên chuột BĐTĐ cũng như khả năng kháng oxy hóa ở tim, thận và phổi của chuột BĐTĐ. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu từ lá cây lá dứa được thu hái ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; chuột nhắt trắng cái Mus musculus var. albino khỏe mạnh, sạch bệnh, khoảng 8-10 tuần tuổi do viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh cung cấp. Phương pháp gây chuột bệnh ĐTĐ và điều trị bệnh Chuột được gây BĐTĐ bằng cách tiêm dung dịch alloxan monohydrate (AM) nồng độ 130 mg/kg khối lượng chuột. Chuột được xem là BĐTĐ khi có nồng độ glucose huyết > 250 mg/dl. Sau khi chuột ủ bệnh 7 ngày, chuột BĐTĐ được điều trị bằng thuốc thương mại glucofast (150 mg/kg khối lượng/ lần 2 lần/ngày) hoặc cao chiết lá cây lá dứa (400 mg/kg khối lượng/ lần 2 lần/ngày) trong thời gian 20 ngày. Khảo sát khả năng kháng oxy hoá tổng số của cao chiết cây lá dứa in vivo (total antioxidant status (TAS) assay) Chuột được chia ngẫu nhiên thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 6 con. Các công thức được bố trí gồm nhóm chuột bình thường uống nước cất, chuột bình thường uống dịch chiết ethanol lá cây lá dứa, chuột BĐTĐ không điều trị (uống nước cất), chuột BĐTĐ được điều trị bằng thuốc thương mại glucofast (150 mg/kg khối lượng/ lần × 2 lần/ngày) và chuột BĐTĐ được điều trị bằng dịch chiết ethanol lá cây lá dứa (200 mg/kg khối lượng/ lần × 2 lần/ngày). Sau 20 ngày điều trị bệnh, thận, tim và phổi của 6 chuột ở tất cả các công thức được giải phẫu để tiến hành thí nghiệm khảo sát khả năng kháng oxy hóa; riêng nhóm chuột BĐTĐ không điều trị bệnh (uống nước cất) chuột được theo dõi và giải phẫu khi chuột có dấu hiệu hôn mê. Cách xử lý mẫu như sau: 100 mg thận (hoặc tim hoặc phổi) được tách ra nghiền mịn với 200 l dung dịch đệm phosphate lạnh 100 mM pH 7,4. Sau khi ly tâm trong 10 phút ở 10.000 vòng/phút, phần dịch nổi ở trên được sử dụng cho việc nghiên cứu hoạt động kháng oxy hóa. TAS được xác định theo phương pháp của Koracevic et al. (2000) [6] có hiệu chỉnh như sau: 30 l dung dịch mẫu đồng nhất được pha loãng trong 470 l dung dịch đệm phosphate natri 100 mM pH 7,4 được cho vào hỗn hợp gồm 0,5 ml dung dịch benzoate natri 10 mM với 0,2 ml Fe - EDTA (2 ml Fe - EDTA được pha từ 2 mM dung dịch EDTA với 2 mM dung dịch Fe(NH4)2(SO4)2). Sau đó, 0,2 ml H2O2 10 mM được cho vào hỗn hợp phản ứng, lắc đều và ủ ở 37oC trong 60 phút. Sau khi ủ, 1 ml acid acetic 20% và TBA (thiobarbituric acid) 0,8% trong NaOH được thêm vào ống nghiệm. Hỗn hợp phản ứng sau khi ủ ở 100oC trong 30 phút được để nguội ở nhiệt độ phòng. Độ hấp thu quang phổ của phản ứng được đo ở bước sóng 532 nm. Khả năng kháng oxy hóa trong thận hoặc tim hoặc phổi được tính theo hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương nồng độ chất kháng oxy hóa chuẩn Trolox [3], với đuờng chuẩn Trolox được thực hiện ở nồng độ là 0,125 mM, 0,175 mM, 0,35 mM, 0,5 mM, 0,625 mM, 0,875 và 1,25 mM. Hiệu quả kháng oxy hóa được tính dựa theo công thức sau: Hiệu quả kháng oxy hóa = 100% - [(Amẫu – Ađối chứng)/ Ađối chứng] × 100. Trong đó, Amẫu là độ hấp thu quang phổ của mẫu thí nghiệm ở bước sóng 532 nm; Ađối chứng là độ hấp thu quang phổ của mẫu đối chứng ở bước sóng 532 nm. Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp ANOVA bằng phần mềm Minitab 16.0. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khả năng kháng oxy hóa (TAS) ở thận của chuột nhắt trắng Kết quả về khả năng kháng oxy hóa của dịch chiết ethanol từ lá cây lá dứa được tính tương đương theo mM Trolox và hiệu quả loại bỏ gốc tự do được trình bày trong bảng 1. Kết quả ở bảng 1 cho thấy có sự tương quan nghịch giữa nồng độ glucose huyết và khả năng kháng oxy hóa ở thận của chuột trong quá trình thí nghiệm. Nhóm chuột BĐTĐ không điều trị có nồng độ glucose huyết cao nhất 589,00±15,56 mg/dl khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tất cả các nhóm công thức còn lại (P<0,05). Nhóm chuột BĐTĐ uống thuốc glucofast và nhóm chuột BĐTĐ uống cao lá dứa có nồng độ glucose huyết lần lượt là 198,50±33,73 và 125,50±29,86 mg/dl và tương đương với glucose huyết của chuột bình thường (148,75±12,74 mg/dl). Glucose huyết của các nhóm chuột BĐTĐ được điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm BĐTĐ không được điều trị. Như vậy, cao lá cây lá dứa cho thấy khả năng hạ glucose huyết sau 20 ngày điều trị ở chuột BĐTĐ. Mặt khác, ở nhóm chuột BĐTĐ không được điều trị bệnh, chuột bắt đầu chết từ ngày thứ 9 (chết 1 con trong tổng số 6 con); đến ngày thứ 14 của thí nghiệm có thêm 3 con bị chết và đến ngày thứ 20 chuột còn sống 2 con tương ứng tỷ lệ sống sót là 33,33%. Ở các nhóm công thức khác tỷ lệ sống sót của chuột là 100%. Sự thay đổi khối lượng của chuột ở các nhóm công thức được trình bày trong hình 1 cho thấy chuột bình thường có sự tăng trọng trong suốt quá trình thí nghiệm. Sau 7 ngày và 20 ngày thí nghiệm, nhóm chuột BĐTĐ không điều trị có khối lượng giảm lần lượt là 8,1 và 12,7%; nhóm chuột BĐTĐ điều trị bằng glucofast có khối lượng giảm lần lượt là 0,7 và 12,24%; riêng nhóm chuột BĐTĐ uống dịch chiết ethanol lá dứa tỷ lệ giảm khối lượng là 5,58 và 3,95%. Kết quả này cho thấy, cao chiết cây lá dứa sau 20 ngày điều trị có khả năng cải thiện khối lượng chuột cao hơn thuốc thương mại glucofast. Hình 1. Sự thay đổi khối lượng chuột của các công thức trong quá trình điều trị Bảng 1. TAS trong thận các nhóm công thức Công thức Nồng độ glucose huyết (mg/dl) Hàm lượng kháng oxy hóa (mM Trolox) Khả năng kháng oxy (%) Bình thường 148,75bc±12,74 1,19a±0,01 78,31±1,33 Bình thường + Lá 110,00c±58,36 1,22a±0,04 81,29±4,03 BĐTĐ + nước 589,00a±15,56 0,91b±0,01 47,18±0,56 BĐTĐ + Glucofast 198,50b±33,73 1,17a±0,01 75,60±0,60 BĐTĐ + Lá 125,50bc±29,86 1,21a±0,02 80,47±2,07 Các số liệu có cùng mẫu tự theo sau trong cùng một cột thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hình 2. Khả năng kháng oxy hóa ở thận phụ thuộc vào nồng độ glucose huyết Khả năng kháng oxy hóa ở thận của chuột giảm phụ thuộc vào tình trạng tăng glucose huyết được thể hiện ở hình 2 và bảng 1. Hàm lượng chất kháng oxy hóa tính tương đương mM Trolox của nhóm chuột BĐTĐ uống cao lá dứa (1,21±0,02) tương đương với nhóm chuột bình thường uống cao lá dứa (1,22±0,04), nhóm bình thường uống nước cất (1,19±0,01) và nhóm chuột BĐTĐ uống glucofast (1,17±0,01). Khả năng kháng oxy hóa của nhóm BĐTĐ uống nước cất thấp nhất là 0,91±0,01 mM Trolox, giảm một cách khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các nhóm còn lại. Kết quả bảng 1 và hình 2 cho thấy, khi glucose huyết thấp, khả năng kháng oxy hóa cao và ngược lại. Điều này được giải thích khi chuột bình thường (không bị BĐTĐ) có glucose huyết thấp, khi đó trong thận gốc tự do được tạo ra ít và lượng chất kháng oxy hóa có sẵn nhiều. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước đó của Đái Thị Xuân Trang và nnk. (2012) [8]. Kết quả ở bảng 1 cho thấy, phần trăm lượng gốc tự do kết hợp với chất kháng oxy hóa cao nhất là nhóm chuột bình thường uống cao lá là 81,29%. Hiệu quả loại bỏ gốc tự do của nhóm chuột BĐTĐ uống cao lá (80,47%) tương đương nhóm chuột bình thường uống nước cất (78,31%) và cao hơn nhóm chuột BĐTĐ uống glucofast (75,60%). Khả năng loại bỏ gốc tự do của nhóm chuột BĐTĐ không được điều trị thấp nhất (47,18%). Các kết quả được trình bày ở trên cho thấy, chuột BĐTĐ được điều trị bằng cao lá cây lá dứa cho thấy khả năng kháng oxy hóa tương đương chuột bình thường sau 20 ngày điều trị. Khả năng kháng oxy hóa (TAS assay) trên tim của chuột nhắt trắng Sự phát sinh các gốc tự do hoạt động quá cao, chủ yếu là do tăng glucose huyết, gây ra stress oxy hóa, từ đó làm cho BĐTĐ trở nên nghiêm trọng hơn và là nguyên nhân của các biến chứng về tim mạch [5]. Khả năng kháng oxy hóa ở tim của các nhóm chuột thí nghiệm được khảo sát sau 20 ngày chuột BĐTĐ được điều trị. Nồng độ glucose huyết và hàm lượng chất kháng oxy hóa ở tim của các nhóm chuột thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. TAS trong tim các nhóm công thức Công thức Nồng độ glucose huyết (mg/dl) Hàm lượng chất kháng oxy hóa ( mM Trolox) Khả năng kháng oxy hóa (%) Bình thường 148,75bc±12,74 1,15ab±0,01 68,78±1,26 Bình thường + Lá 110,00c±58,36 1,17a±0,03 71,31±3,57 Bệnh + nước 589,00a±15,56 1,04c±0,01 55,95±1,60 Bệnh + Glucofast 198,50b±33,73 1,12b±0,01 65,79±1,60 Bệnh + Lá 125,50bc±29,86 1,16ab±0,01 70,57±1,38 Các số liệu có cùng mẫu tự theo sau trong cùng một cột thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả ở bảng 2 cho thấy, hàm lượng chất kháng oxy hóa giữa công thức chuột BĐTĐ uống nước cất thấp khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nhóm còn lại. Hàm lượng chất kháng oxy hóa ở các nhóm chuột còn lại trong thí nghiệm tương đương nhau (khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, chuột BĐTĐ điều trị bằng glucofast có nồng độ glucose huyết là 198,50±33,73 mg/dl tương ứng hàm lượng kháng oxy hóa tính theo mM Trolox là 1,12±0,01 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chuột BĐTĐ uống cao lá (1,16±0,01 mM Trolox), chuột bình thường uống nước cất (1,15±0,01 mM Trolox) và chuột bình thường uống cao lá (1,17±0,03 mM Trolox). Hàm lượng chất kháng oxy hóa tổng số trong tim ở nhóm chuột BĐTĐ uống cao lá khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với chuột bình thường uống nước cất. Như vậy, dịch chiết ethanol của lá cây lá dứa có khả năng cải thiện tình trạng stress hóa ở chuột BĐTĐ đưa về tương đương với chuột bình thường. Khả năng kháng oxy hoá giảm khi glucose huyết tăng (hình 3), nghĩa là giữa nồng độ glucose huyết và hàm lượng chất kháng oxy hóa có mối tương quan nghịch. Khi chuột bị BĐTĐ, glucose huyết tăng cao (589±15,56 mg/dl) kèm theo sự kháng oxy hóa giảm (0,84±0,01 mM Trolox). Khi chuột không bị bệnh, hoặc đã được điều trị khỏi bệnh, lượng glucose huyết ở giới hạn bình thường (< 250 mg/dl), khả năng kháng oxy hóa tăng lên (bảng 2). Kết quả ở bảng 2 cho thấy, sự cân bằng giữa việc loại bỏ và tạo ra gốc tự do ở chuột BĐTĐ không điều trị giảm rất thấp (29,65%). Sau 20 ngày, chuột BĐTĐ được điều trị bệnh, thì hiệu quả loại bỏ gốc tự do cải thiện tương đương với nhóm chuột bình thường uống cao lá dứa (lần lượt là 70,57% và 71,31%). Hiệu quả loại bỏ gốc tự do của nhóm chuột BĐTĐ được điều trị bằng lá dứa cao hơn so với nhóm chuột bình thường uống nước cất (68,78%) và nhóm chuột BĐTĐ uống glucofast (65,79%). Bảng 3. TAS trong phổi các nhóm công thức Công thức Nồng độ glucose huyết (mg/dl) Hàm lượng chất kháng oxy hóa ( mM Trolox) Khả năng kháng oxy hóa (%) Bình thường 148,75bc±12,74 1,04a±0,01 63,87±0,68 Bình thường + Lá 110,00c±58,36 1,05a±0,01 64,22±0,63 Bệnh +nước 589,00a±15,56 0,80b±0,01 38,53±0,80 Bệnh + Glucofast 198,50b±33,73 1,03a±0,005 62,11±0,44 Bệnh + Lá 125,50bc±29,86 1,05a±0,004 64,16±0,40 Các số liệu có cùng mẫu tự theo sau trong cùng một cột thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hình 3. Khả năng kháng oxy ở phổi phụ thuộc vào nồng độ glucose huyết Khả năng kháng oxy hóa (TAS assay) trên phổi của chuột nhắt trắng Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết cây lá dứa ở phổi được xác định dựa trên hàm lượng chất kháng oxy hóa tính theo mM Trolox (bảng 3). Kết quả thí nghiệm cho thấy, hàm lượng chất kháng oxy hóa ở nhóm chuột BĐTĐ không được điều trị là 0,8±0,01 mM Trolox thấp khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nhóm còn lại. Hàm lượng chất kháng oxy hóa ở các nhóm còn lại tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả ở bảng 3 cho thấy, phần trăm lượng gốc tự do kết với chất kháng oxy hóa cao nhất ở nhóm chuột bình thường uống cao lá là 64,22%; và thấp nhất là nhóm BĐTĐ uống nước cất 38,53%. Đối với ở nhóm BĐTĐ uống cao lá 64,16%; giảm dần ở nhóm chuột bình thường uống nước cất 63,87% và nhóm BĐTĐ uống glucofast 62,11%. Sự tăng glucose huyết kèm theo sự giảm khả năng kháng oxy hóa ở phổi cũng tương tự như ở thận và tim (hình 4). Kết quả ở hình 4 cho thấy, khi glucose huyết tăng cao khả năng kháng oxy hóa thấp (chuột BĐTĐ không được điều trị). Ngược lại, khi glucose huyết trong giới hạn bình thường, khả năng kháng oxy hóa sẽ được cải thiện như chuột khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Kusirisin et al. (2009) [7] khi nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp TBARS trên huyết tương của bệnh nhân BĐTĐ được điều trị bằng một trong năm loại thực vật gồm Phyllathus emblica, Terminalia chebula, Morinda citrifolia, Kaempferia parviflora và Houttuynia cordata. Nghiên cứu của Erejuwa et al. (2011) [3] cũng chứng minh rằng khi chuột BĐTĐ được điều trị bằng mật ong kết hợp với thuốc thương mại có hiệu quả kháng oxy hóa ở thận cao hơn so với chuột BĐTĐ chỉ được điều trị bằng thuốc thương mại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc thực vật có thể được sử dụng như nguồn bổ sung chất kháng oxy hóa nhằm hạn chế các biến chứng của bệnh đái tháo đường. KẾT LUẬN Hiệu quả kháng oxy hóa ở thận của nhóm chuột thí nghiệm theo thứ tự giảm dần như sau: chuột BĐTĐ uống cao lá dứa (80,47%), nhóm chuột BĐTĐ uống glucofast (75,60%), nhóm chuột bình thường uống cao lá (81,29%), nhóm chuột bình thường uống nước cất (78,31%), chuột BĐTĐ không điều trị (47,18%). Hiệu quả kháng oxy hóa ở tim của nhóm chuột BĐTĐ uống cao lá (70,57%) cao hơn ở nhóm chuột BĐTĐ được điều trị bằng thuốc thương mại glucofast (65,79%), và tương đương với nhóm chuột bình thường uống nước cất (68,78%). Hiệu quả kháng oxy hóa tổng số ở phổi của nhóm chuột BĐTĐ uống cao lá (64,16%) và nhóm chuột BĐTĐ uống glucofast (62,11%) tương đương với nhóm chuột bình thường uống cao lá (64,22%) và nhóm chuột khỏe mạnh (63,87%). TÀI LIỆU THAM KHẢO Aydın A., Orhan H., Sayal A., Özata M., Sahin G., Işımer A., 2001. Oxidative stres and nitric oxide related parameters in type II diabetes mellitus: effects of glycemic control. Clinical Biochem., 34: 65-70. Đào Hùng Cường, Nguyễn Thị Thanh Tú, 2010. Nghiên cứu và xác định thành phầnhóa học của lá dứa thơm ở huyện Đại Lộc - Quảng Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 1(36). Erejuwa O. O, Sulaiman S. A, Wahab M. S. A., Salam S. K. N., Salleh M. S. M., Gurtu S., 2011. Comparison of antioxidant effects of honey, glibenclamide, metformin, and their combinations in the kidneys of streptozotocin-induced diabetic rats. Int J Mol Sci., 12(1): 829-843. Halliwell B., Gutteridge J. M. C., 1989. Free Radicals in Biology and Medicine, 2nd ed., Clarendon Press, Oxford. Johansen J. S.,  Harris A. K.,  Rychly D. J., Ergul A., 2005. Oxidative stress and the use of antioxidants in diabetes: Linking basic science to clinical practice, Cardiovasc Diabetol., DOI:10.1186/1475-2840-4-5. Koracevic D., Koracevic G., Djordjevic V., Andrejevic S., Cosis V., 2000. Method for the measurement of antioxidant activity in human fluids. J. Clinical. Pathol., 54: 356-361. Kusirisin W., Srichairatanakool S., Lerttrakarnnon P., Lailerd N., Suttsjit M., Jaikang C., Chaiyasut C., 2009. Antioxidant activity, polyphenolic content and anti-glycation effect of some Thai medicinal plants traditionally used in diabetic patients. Med. Chem., 5(2): 139-147. Đái Thị Xuân Trang, Nguyễn Thị Mai Phương, Võ Thị Ngọc Diễm, Quách Tú Huê, 2012. Khảo sát hiệu quả hạ glucose huyết và chống oxy hoá của cao chiết cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) ở chuột bệnh tiểu đường. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 23b: 115-124. Ravindran P. N., Balachandran I., 2005. Underutilized medicinal species-III. Spice India., 18(2): 16-24 Wang H., Luo Y., Mei W., Tan L., Xu X., Dai H., 2012. Antioxidant properties of Pandanus amaryllifolius Leaves. China Academic Journal Electronic Publishing House, 24: 219-223. ANTIOXIDANT ACTIVITY OF ETHANOL EXTRACT FROM Pandanus amaryllifolius Roxb. PLANT ON DIABETIC MICE Dai Thi Xuan Trang, Ninh Khac Huyen Tran Can Tho University SUMMARY Diabetes with many dangerous complications is a major threat to global health. In this study, we evaluated the anti-diabetic potential of ethanol extract from Pandanus amaryllifolius leaves by determining their antioxidant ability. In the first step, mice were induced to be diabetes by using alloxan monohydrate (AM) solution. In the end of experiment, their kidneys, hearts and lungs were used to investigate the antioxidant activity of ethanolic extracts from P. amaryllifolius leaves by Total Antioxidant Status (TAS) assay. The extracts of P. amaryllifolius plant showed the percentage of free radical combine antioxidant in kidneys, hearts and lungs equivalent to those of normal mice treated with distilled water. However, the anti-diabetic effect of ethanolic extract of P. amaryllifolius leaves was higher than commercial available anti-diabetic drug glucofast. Keywords: Pandanus amaryllifolius, antioxidant, diabetic, hypoglycemic, Total Antioxidant Status (TAS) assay. Ngày nhận bài: 22-10-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6115_22203_1_pb_5329_1977_2018007.doc
Tài liệu liên quan